Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

GIỚI THIỆU VỀ CÁC ĐỒNG TIỀN CHỦ CHỐT TRÊN THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.65 KB, 4 trang )

GIỚI THIỆU VỀ CÁC ĐỒNG TIỀN CHỦ CHỐT TRÊN THẾ GIỚI
Các đồng tiền được coi là chủ chốt là do chúng chiếm tỷ trọng lớn trong các giao
dịch quốc tế và sự biến động của chúng sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến thị trường
tiền tệ thế giới. Hiện nay các đồng tiền chủ chốt trên thế giới được công nhận bao gồm
USD, EUR, JPY, GBP. Bằng chứng là, năm 1996 tổng vốn đầu tư của tư nhân trên thị
trường quốc tế, phần đầu tư bằng USD chiếm 40%, bằng tiền của EU chiếm 37%, bằng
Yên Nhật chiếm 12%. Theo các tài liệu của Ngân hàng thanh toán quốc tế, phần vay
bằng Đôla Mỹ của các ngân hàng trên thị trường quốc tế chiếm 30% và bằng Yên Nhật
13%, còn phần tiền gửi bằng ngoại tệ tương ứng là 43%, 34% và 8%. Tính đến thời
điểm năm 2008, gần 50% giá trị xuất nhập khẩu của thế giới thanh toán qua đồng USD
và USD chiếm 40% khối lượng buôn bán ngoại tệ, các đồng tiền Châu Âu chiếm 35%
và đồng Yên Nhật là 10%
1
. SDR được định nghĩa theo các điều kiện của một rổ tiền tệ,
bao gồm các loại tiền tệ chính được sử dụng trong thương mại và tài chính quốc tế. Tỷ
lệ mỗi loại tiền tệ tạo ra một SDR được chọn theo tầm quan trọng tương đối của nó
trong thương mại và tài chính quốc tế. Việc xác định loại tiền tệ trong rổ SDR và tỷ lệ
của nó do Ban lãnh đạo của IMF thực hiện sau mỗi 5 năm.
Bảng : Tỷ lệ của các loại tiền tệ trong giai đoạn từ 2000 tới 2010
2
USD EUR JPY GBP
2001–2005 45% 29% 15% 11%
2006–2010 44% 34% 11% 11%
1. Đồng đô la Mỹ (USD)
Từ đô la không có ý nghĩa nào trong bất cứ ngôn ngữ la tinh nào, lúc đầu nó xuất
hiện ở Châu Âu, sau đó 06/1775 Đại hội quốc dân Mỹ quyết định lấy đồng Đôla bằng
kim loại hỗn hợp giữa bạc và vàng và cho đến thời kỳ nội chiến 1861-1865 đồng tiền
đô la giấy mới xuất hiện. Nhưng những đồng Đôla này được đảm bảo bằng vàng và tự
do chuyển đổi thành vàng 35USD/ 1 ounce. Đồng Đôla Mỹ trong lịch sử phát triển của
mình đều tăng giá, mãi đến 1934 lần đầu tiên nó bị mất giá và liên tục trong 60 năm qua
đồng đô la Mỹ bị mất giá đến 10 lần (1 đô la Mỹ năm 1993 chỉ bằng 10 xu Mỹ năm


1 GS, TS Võ Thanh Thu, Giáo trình Quan hệ tài chính quốc tế, NXB Thống Kê 2008, trang 385
2 IMF
1933). Năm 1971 chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ chế độ đổi đô la lấy vàng và tỷ giá cố
định của đồng đô la bị bãi bỏ.
Những năm cuối thế kỷ 20 dưới thời tổng thống Mỹ Bill Clinton nền kinh tế Mỹ
mạnh hơn, đồng đô la Mỹ lên giá so với các loại tiền tệ khác. Nhưng sang đầu thế kỷ
21, dưới thời tổng thống Bush, đặc biệt sau cuộc khủng bố tấn công vào nước Mỹ
11/9/2001, thị trường tài chính Mỹ lâm vào khó khăn kinh tế tài chính. Sau gần 8 năm
mở cuộc chiến tranh tại Iraq, Mỹ đã bỏ gần 3000 tỷ USD cho cuộc chiến, thêm vào đó
do chính sách cho vay tiền để xây nhà và đầu cơ vào bất động sản dễ dãi trong 5 năm
(2003-2008), đồng đô la Mỹ bị mất giá bình quân 25% so với các đồng ngoại tệ mạnh
cơ bản khác. Ngoài ra, chính phủ Hoa Kỳ cố ý chủ trương duy trì đồng đô la yếu nhằm
kích thích xuất khẩu, giảm nhập siêu, thu hút khách du lịch đến Mỹ,... cũng là những
nhân tố quan trọng làm mất giá USD.
Biểu đồ : % thay đổi giá trị của GBP, EUR, JPY so với USD giai đoạn 2000 - 2010
(Nguồn : www.oanda.com)
Đồng Đôla Mỹ yếu thúc đẩy xu hướng đa dạng hóa sử dụng các đồng tiền ngoại
tệ mạnh khác và vàng làm dự trữ tiền tệ quốc gia và quốc tế. Tuy vậy, đồng USD yếu sẽ
ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng
không chỉ đến các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển.
Đặc biệt nếu USD yếu, khả năng phục hồi kinh tế của châu Âu sẽ gặp rất nhiều
khó khăn. Vì vậy, ngân hàng trung ương các nước đều thống nhất là tìm cách phục hồi
dần giá trị của USD.
2. Đông Yên Nhật (JPY)
Đồng Yên được ngân hàng Nhật Bản phát hành năm 1895 có thể đổi lấy bạc
trong giai đoạn 1897-1917, có thể đổi lấy vàng trong giai đoạn 1929- 1933. Ngày nay
đồng Yên Nhật không thể trực tiếp quy đổi ra vàng nhưng đồng Yên ngày càng lên giá
(lên giá gần 4 lần so với cách đây 20 năm). Cùng với sự phát triển của kinh tế Nhật, vị
trí đồng Yên ngày càng có vai trò lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới, đặc biệt các nước
trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Năm 1997-1998 nên kinh tế Nhật Bản bị suy thoái nặng nề, chỉ riêng 6 tháng đầu
năm 1998 đồng Yên Nhật bị mất giá 15% so với đồng đô la Mỹ. Sự mất giá của đồng
Yên Nhật đe dọa kinh tế đối ngoại của nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Ba năm gần đây 2006-2008, kinh tế Nhật Bản đã bước ra khỏi trì trệ kéo dài và
tăng trưởng ở mức 2-3% và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai sau Hoa Kỳ. Đồng Yên
Nhật lên giá mạnh so với đồng đô la Mỹ đã tác động nhất định đến hoạt động xuất nhập
khẩu của Nhật Bản.
3. Đồng Bảng Anh (GBP)
Cuối thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ 20 cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Anh, đồng Bảng Anh là đồng tiền mạnh được đảm bảo bằng vàng và được tự do chuyển
đổi. Nhưng ngày nay sau nhiều năm liên tục nền kinh tế Anh bị suy thoái thì uy tín và
vai trò của đồng Bảng Anh trên thị trường tiền tệ thế giới bị giảm sút, đặc biệt từ khi
đồng Bảng Anh rút ra khỏi hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS). Từ năm 2000 đến 2008
đồng Bảng Anh lên giá mạnh so với đồng đô la Mỹ , thời điểm cao nhất vào tháng
11/2007 tỷ giá USD/GBP là 2.0907, và đến nay GBP mất giá so với USD.
4. Đồng Euro (EUR)
Thập niên 70 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ, hệ thống bản vị lấy
vàng làm gốc bảo đảm giá trị tiền tệ bị xóa bỏ, 2 nước Đức và Pháp đề xuất thành lập
‘hệ thống tiền tệ Châu Âu ‘ lập ra tiền tệ thanh toán chung của 9 nước thành viên EEC
lúc bấy giờ gọi là đồng ECU ( European Currency Unit). Đồng Ecu được hình thành
năm 1979 từ nhiều đồng tiền tệ của các nước hội viên theo phương pháp rổ tiền tệ.
Chức năng nhiệm vụ của đồng Ecu lúc bấy giờ tương tự như đồng SDR, nó chỉ là một
chỉ số cho biết tỷ giá chuyển đổi giữa các đồng tiền của các quốc gia thuộc EMU (liên
minh tiền tệ kinh tế). Năm 1995 tại hội nghị thượng đỉnh Madrid quyết định cho
ra đời đồng Euro thay thế đồng Ecu. Tháng 5/1998, tại Bruxell, Hội đồng Châu Âu đã
công bố sự ra đời liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu (EMU) gồm 11 nước thành
viên , thành lập Ngân hàng trung ương Châu Âu chính thức chịu trách nhiệm vận hành
một chính sách tiền tệ chung của Liên minh từ ngày 1/1/2009. Từ ngày 1/1/1999, đồng
Euro chính thức đi vào lưu hành với đầy đủ tư cách của 1 đồng thực, chung và duy nhất
cho 11 quốc gia thuộc EMU. Từ tháng 1/2000, Hy Lạp là thành viên thứ 12 gia nhập

EMU. Tuy nhiên các giao dịch bằng đồng Euro chỉ giới hạn trong các giao dịch ngân
hàng không dùng tiền mặt đối với tất cả các nước thành viên.
Giai đoạn từ 1/1/1999 đến 1/1/2000 là giai đoạn chuyển đổi của đồng Euro trong
lưu thông không dùng tiền mặt, được tiến hành thông qua tỷ giá chuyển đổi song
phương cố định vĩnh viễn từ các đồng bản tệ thuộc 12 nước thành viên sang Euro. Từ
ngày 1/1/2002, đồng Euro được chính thức đưa vào lưu thông. Khoảng 60 tỷ đồng tiền
giấy và 37 tỷ tiền xu đã được phát hành trên khắp 12 nước thuộc khu vực EMU. Công
cuộc đổi tiền đã được diễn ra liên tục trong 6 tháng và kết thúc vào 30/6/2002. Trong
vòng 6 tháng, tại 12 nước thuộc khu vực đồng tiền trong lưu thông tiền tệ : đồng bản tệ
và đồng Euro. Tuy nhiên các đồng bản tệ chỉ được coi là một biểu hiện khác của đồng
Euro. Kể từ ngày 1/7/2002, các đồng bản tệ của 12 nước thành viên đã kết thúc lịch sử
tồn tại của mình, rút khỏi lưu thông và chính thức nhường chỗ hoàn toàn duy nhất cho
đồng Euro lưu hành hợp pháp. Đến nay đồng Euro đã chính thức tồn tại ở 16 quốc gia
và sử dụng không chính thức tại 3 quốc gia.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, dự trữ ngoại tệ của thế
giới ở đồng Euro liên tục gia tăng : năm 2001 là 13%, năm 2002 là 16,4%, năm 2003 là
18,7%, tháng 9/2007 là 26,4%
3
. Sự ra đời của đồng Euro làm thay đổi cục diện của các
đồng tiền mạnh trên thế giới, làm cho hoạt động tài chính và thương mại thế giới ít lệ
thuộc hơn vào đồng đô la Mỹ.
3 GS, TS Võ Thanh Thu, Giáo trình Quan hệ tài chính quốc tế, NXB Thống Kê 2008, trang 385

×