Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện sìn hồ, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.93 KB, 113 trang )

PĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯU ANH VÕ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
CÓ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÌN HỒ
TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯU ANH VÕ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
CÓ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÌN HỒ
TỈNH LAI CHÂU
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Thị Thanh Thủy


Thái Nguyên - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Lưu Anh Võ


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân
dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Tài nguyên, khoa Môi trường, Khoa Trồng
trọt, Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS.Vũ Thị Thanh Thủy - người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cám ơn lãnh đạo UBND huyện Sìn Hồ và tập thể
phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, phòng Tài chính – kế hoạch huyện Sìn Hồ đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi cho tôi về thời gian, tinh thần, vật chất để học tập và
nghiên cứu đề tài trên địa bàn.
Tôi xin cám ơn các tập thể, cơ quan, ban, ngành đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin cám ơn
tập thể lớp Cao học Quản lý đất đai K21b đã cùng chia sẻ với tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin cám ơn đến gia đình, người thân, các đồng nghiệp và bạn bè bà con
nông dân, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Sìn Hồ đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này.Một
lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng10 năm 2015
Học viên

Lưu Anh Võ


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................... 3
2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................ 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 3
2.3 Ý nghĩa của đề tài .......................................................................... 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam .... 4
1.1.1. Trên Thế giới .......................................................................... 4
1.1.2. Tại Việt Nam .......................................................................... 6
1.2. Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ......................... 9
1.2.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất............................................... 9
1.2.2. Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp .............................................................................. 12
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp13
1.3. Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hoá .......... 14
1.3.1. Sản xuất hàng hoá ................................................................. 14
1.3.1. Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên Thế giới ......... 17
1.3.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam .................. 20
1.4. Xác định các loại hình sử dụng đất bền vững ............................. 22
1.4.1. Loại hình sử dụng đất ........................................................... 22
1.4.2. Cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững trong sản
xuất nông nghiệp ............................................................................ 23
1.5. Một số kết quả nghiên cứu đánh giá về sử dụng đất bền vững ở
Việt Nam ........................................................................................... 24


iv
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................28
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................... 28
2.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................. 28
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tác động đến sử
dụng đất trồng cây hàng năm của huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu ....... 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 29
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................... 29
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ..................................... 29

2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................. 29
2.3.4. Phương pháp chuyên gia ....................................................... 30
2.3.5. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất ................................ 30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................33
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sử dụng
đất trồng cây hàng năm của huyện Sìn Hồ ......................................... 33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................ 33
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................... 41
3.1.3. Những lợi thế và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội của huyện Sìn Hồ.................................................................................54
3.1.4. Đánh giá tình hình sử dụng đất ............................................. 62
3.2. Xác định và đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất trồng cây
hàng năm trên địa bàn huyện Sìn Hồ ................................................. 67
3.2.1. Xác định các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm trên
địa bàn huyện ................................................................................. 67
3.2.2. Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trồng cây
hàng năm ........................................................................................ 71
3.3. Thị trường tiêu thụ hàng hoá nông sản phẩm ........................... 80
3.4. Đề xuất các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm trên địa bàn
huyện Sìn Hồ ..................................................................................... 81
3.4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp huyện Sìn Hồ ................ 81
3.4.2. Đề xuất các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm có hiệu
quả ................................................................................................. 82
3.4.3. Đề xuất các giải pháp thực hiện ............................................ 85
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................92


i
LỜI CAM ĐOAN


- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Lưu Anh Võ


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tổng hợp các loại đất của huyện Sìn Hồ ......................................... 41
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu dân số qua một số năm ........................................... 42
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội qua các năm.................... 44
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu so sánh của huyện Sìn Hồ với tỉnh Lai Châu ......... 48
Bảng 3.5: Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua các năm ......................... 50
Bảng 3.6: Biến động quỹ đất của huyện Sìn Hồ giai đoạn năm 2012 – 2014 ........ 63
Bảng 3.7: Hiện trạng sử dụng đất huyện Sìn Hồ năm 2014 ............................ 64
Bảng 3.8: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Sìn Hồ năm 2014 .... 65
Bảng 3.9: Phân vùng kinh tế sinh thái theo đơn vị hành chính ....................... 67
Bảng 3.10: Các loại hình sử dụng đất ruộng của huyện Sìn Hồ ...................... 68
Bảng 3.11: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất trồng
cây hàng năm.................................................................................. 72
Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính (tiểu vùng 1) ............... 72
Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng
năm (tiểu vùng 1) ........................................................................... 73
Bảng 3.14: Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất trồng cây
hàng năm (tiểu vùng 1) .................................................................. 74

Bảng 3.15: Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính (tiểu vùng 2) ................ 75
Bảng 3.16: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng
năm (tiểu vùng 2) ........................................................................... 75
Bảng 3.17: Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất trồng cây
hàng năm (tiểu vùng 2) .................................................................. 76
Bảng 3.18: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả xã hội sử dụng đất trồng
cây hàng năm.................................................................................. 77
Bảng 3.19: Đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất trồng cây
hàng năm ........................................................................................ 78
Bảng 3.20: Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đất
trồng cây hàng năm ........................................................................ 80


vii
Bảng 3.21: So sánh mức sử dụng phân bón của các nông hộ với quy
trình kỹ thuật .................................................................................. 76
Bảng 3.22: Lượng thuốc bảo vệ thực vật thực tế sử dụng và khuyến cáo ....... 77
Bảng 3.23: Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất ...................... 78
Bảng 3.24: Đánh giá khả năng lựa chọn của các loại hình sử dụng đất
trồng cây hàng năm tại huyện Sìn Hồ ............................................ 79
Bảng 3.25: Đề xuất các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm huyện
Sìn Hồ đến năm 2020 ..................................................................... 84


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất là tài sản của quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao
động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất còn là vật mang của các hệ
sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái canh tác, đất là mặt bằng để phát triển

nền kinh tế quốc dân. Trong lĩnh vực nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất
đặc biệt đồng thời cũng là môi trường sản xuất ra lương thực, thực phẩm, là
một nhân tố quan trọng của môi trường sống và nhiều trường hợp lại chi
phối sự phát triển hay huỷ diệt các nhân tố khác của môi trường. Vì vậy,
chiến lược sử dụng đất hợp lý là một phần của chiến lược nông nghiệp sinh
thái bền vững của tất cả các nước trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay.
Do sự gia tăng dân số nhanh, nhu cầu phát triển ngày càng nhiều, con
người đã khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là
tài nguyên đất đai dẫn đến nguy cơ giảm dần về số lượng và chất lượng của
nguồn lực tài nguyên này. Trong sản suất nông nghiệp, đất đai không
những là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể
thay thế được.
Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, con người khai thác các
nguồn lợi tự nhiên từ đất để đảm bảo các nhu cầu về lương thực và vật dụng
của xã hội. Vì vậy sản xuất nông nghiệp là một hệ thống có vai trò quan trọng
trong mối quan hệ của tự nhiên với kinh tế - xã hội. Quan điểm phát triển
nông nghiệp bền vững đã định hướng những đề tài nghiên cứu cùng những
ứng dụng quan trọng và cấp bách trong sản xuất nông nghiệp của thế giới nói
chung và của Việt Nam nói riêng.
Đối với các địa phương miền núi, điều kiện giao thông khó khăn, việc
lưu thông hàng hoá với các địa phương khác không thuận lợi thì việc sản xuất
ra lương thực tại chỗ để đảm bảo an ninh lương thực là vấn đề luôn được đề
cao; do vậy đất nông nghiệp, đặc biệt là đất ruộng càng có vai trò quan trọng.


2
Mặt khác đất nông nghiệp nói chung và đất ruộng nói riêng ở các tỉnh
miền núi thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích tự nhiên, khả năng
mở rộng cũng rất hạn chế, nên việc tìm ra hướng sử dụng hợp lý, hiệu quả,
phát huy được tiềm năng đất đai và phát triển bền vững cho nông nghiệp miền

núi là việc làm có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với các địa phương miền núi.
Sìn Hồ là một huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lai Châu có 12,673
km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, địa hình phức tạp, bị chia
cắt bởi các núi cao, tạo thành 03 vùng; tổng diện tích tự nhiên là
152.696,03 ha. gồm 14 dân tộc sinh sống, dân số toàn huyện là 77.951
người, trong đó trẻ em dưới 16 tuổi khoảng 28.000 người. Phía Đông Bắc
giáp huyện Phong Thổ; phía Đông Nam giáp huyện Than Uyên (tỉnh Lai
Châu), phía Nam giáp huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) và huyện Quỳnh
Nhai (tỉnh Sơn La); phía Tây giáp huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu); phía
Tây Nam giáp thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên); phía Bắc giáp tỉnh Vân
Nam (Trung Quốc).
Trong thời gian những năm gần đây huyện đã thực hiện một số biện
pháp để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất như: Đưa các giống mới vào
sản xuất nông nghiệp, giao quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ổn định
lâu dài…. Tuy nhiên do trình độ dân trí còn thấp, khả năng áp dụng khoa học
kỹ thuật trong sản xuất còn nhiều hạn chế nên năng suất cây trồng chưa cao,
quỹ đất nông nghiệp và đất ruộng chưa được khai thác hiệu quả, chưa xây
dựng được các loại hình sử dụng đất thích hợp với tiềm năng đất đai và điều
kiện kinh tế - xã hội cụ thể của địa phương.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất Nông Nghiệp có
hiệu quả trên địa bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu”.


ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân
dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến:

Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Tài nguyên, khoa Môi trường, Khoa Trồng
trọt, Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS.Vũ Thị Thanh Thủy - người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cám ơn lãnh đạo UBND huyện Sìn Hồ và tập thể
phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, phòng Tài chính – kế hoạch huyện Sìn Hồ đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi về thời gian, tinh thần, vật chất để học tập và
nghiên cứu đề tài trên địa bàn.
Tôi xin cám ơn các tập thể, cơ quan, ban, ngành đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin cám ơn
tập thể lớp Cao học Quản lý đất đai K21b đã cùng chia sẻ với tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin cám ơn đến gia đình, người thân, các đồng nghiệp và bạn bè bà con
nông dân, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Sìn Hồ đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận văn này.Một
lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng10 năm 2015
Học viên

Lưu Anh Võ


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam
1.1.1. Trên Thế giới

Bước vào thế kỷ XXI mặc dù khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển
như vũ bão song với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi
trường sinh thái thì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm
cơ bản đối với loài người. Đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đối
với sản xuất nông nghiệp. Trên thế giới tuy nền sản xuất nông nghiệp của các
nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con
người thì quốc gia nào cũng thừa nhận. Hầu hết các nước đều coi sản xuất
nông nghiệp là cơ sở nền tảng của sự phát triển. Khi dân số ngày một tăng
nhanh thì nhu cầu con người ngày càng lớn nên nhu cầu lương thực thực
phẩm là một sức ép nặng nề lên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Để đảm bảo
an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai hoang đất
đai. Do đó đã phá vỡ cân bằng sinh thái của nhiều vùng, đất đai bị khai thác
triệt để, các biện pháp gìn giữ độ phì nhiêu cho đất không được coi trọng. Kết
quả là hàng loạt diện tích đất bị thoái hoá trên phạm vi toàn cầu qua các hình
thức bị mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, bị xói mòn, bị nhiễm mặn và bị
phá hoại cấu trúc của tầng đất… Đất nông nghiệp bị suy thoái, biến chất và
ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản.
Tổng diện tích đất trên thế giới 14.700 triệu ha, trừ diện tích đóng băng
vĩnh cửu là 1.360 triệu ha thì diện tích đất còn lại chỉ có 13.340 triệu ha.
Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất đó là khô, quá lạnh, dốc,
nghèo dinh dưỡng, quá mặn, quá phèn, hay bị ô nhiễm, bị phá hoại do các
hoạt động sử dụng đất không hợp lý của con người… Diện tích đất có khả
năng canh tác còn 3.030 triệu ha, hiện con người mới khai thác hơn 1.500


5
triệu ha đất canh tác, trên thế giới hiện có 2000 triệu ha đất đã và đang bị
thoái hoá, trong đó có 1260 triệu ha tập chung ở châu Á, Thái Bình Dương,
bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn
0,23 ha, ở nhiều quốc gia châu Á Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha. Theo tính

toán của tổ chức lương thực thế giới (FAO) với trình độ sản xuất trung bình
như hiện nay trên thế giới để có đủ lương thực, thực phẩm thì mỗi người cần
có 0,4 ha đất canh tác [2]. Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nước phát
triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36% trong đó những loại đất tốt,
thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ
chiếm khoảng 12,6%; những loại đất quá xấu như vùng băng tuyết, hoang
mạc, đất núi chiếm 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc
trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng…Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm
khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên
đầu người toàn thế giới là 0,12 ha. Ở các nước khác nhau thì bình quân diện
tích đất nông nghiệp cũng khác nhau như ở Mỹ là 0,25ha/ người; Bungari 0,7
ha/người; ở Pháp 0,64ha/người; ở Nhật 0,065ha/ người [6].
Ngày nay, thoái hoá đất và hoang mạc hoá là một trong những vấn đề
môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt và
giải quyết nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực,
đất bị thoái hoá có ở khắp nơi trên thế giới; châu Á chiếm 38%; châu Phi
25,2%; châu Mỹ 20,5% ; châu Âu 11,1%; châu Đại Dương 5,2%. Thoái hoá
đất có nhiều dạng và do nhiều nguyên nhân gây ra. Các dạng thoái hoá: xói
mòn nước chiếm 55%; xói mòn gió 28%; …Tác động của con người đối với
sự thoái hoá đất; chặt phá rừng 29,5%; chăn thả quá mức 34,5%; quản lý kém
28%; hoạt động công nghiệp 1,2% [6]. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến
sản xuất nông nghiệp trên đất.
Theo tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc ( FAO) cho biết, tình trạng
thoái hoá đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe doạ tới


6
tình hình an ninh lương thực đối với khoảng ¼ dân số thế giới sống phụ thuộc
trực tiếp vào đất. Thoái hoá đất ngoài vấn đề đe doạ tới an ninh lương thực
còn là mối nguy cơ phá hoại các nguồn tài nguyên và sinh thái làm mất đa

dạng sinh học và các nguy cơ khác.
Việc con người khai thác và sử dụng bừa bãi không có khoa học làm cho
đất nông nghiệp giảm cả về số lượng và chất lượng. Nhiều vùng đất trên thế giới
đã trở thành sa mạc không thể canh tác được, các hệ sinh thái đất khô cằn rất
nhạy cảm với việc khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý. Nghèo đói,
mất ổn định chính trị, phá rừng, chăn thả quá mức và các hoạt động tưới tiêu
nghèo nàn đều đóng góp vào sa mạc hoá. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn
mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có nguy
cơ làm giảm 10-20% sản lượng lương thực thế giới trong 20 năm tới. Khoảng
1,2 tỷ người của hơn 110 nước đang bị đe doạ bởi vấn đề này.
1.1.2. Tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có diện tích tự nhiên nhỏ. Bình quân
diện tích tự nhiên trên đầu người là 0,38 ha/người, đứng thứ 203 trong số hơn
218 nước trên thế giới. Bình quân đất nông nghiệp 0,11 ha/ người, đứng thứ
205 trong số 218 nước [30]. Đặc biệt là trong số đất đó có tới 2/3 diện tích là
đất đồi núi dốc, còn lại 1/3 là đồng bằng.
Theo Luật đất đai năm 2003, đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục
đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng
thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ và phát triển rừng.
Tổng diện tích tự nhiên nước ta là 331.051,4 Km2 (theo số liệu của Tổng
cục thống kê năm 2009), dân số là 86.024 nghìn người mật độ dân số là 260
người/km2. Bình quân diện tích đất tự nhiên 3.848m2/người đứng thứ 9 trong
khu vực. Trong đó đất nông nghiệp 25.127,3 nghìn ha (chiếm 75,90% diên
tích đất tự nhiên). Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên người là
2.921m2/người. Đất sản xuất nông nghiệp là 9.598,8 nghìn ha.


7
Trong đó đất sản xuất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu vào các mục
đích như trồng cây hàng năm và cây lâu năm. Sơ bộ năm 2009, đất trồng cây

hàng năm có diện tích là 11188,6 ha, trong đó: đất trồng cây lương thực có hạt
là 8528,4 nghìn ha, cây công nghiệp hàng năm là 758,6 nghìn ha. Diện tích
đất trồng cây lâu năm là 2760,6 nghìn ha, trong đó diện tích cây ăn quả là
774,0 nghìn ha, cây công nghiệp lâu năm 1936,2 nghìn ha [31].
Thực tế mấy năm trở lại đây, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại đặc biệt
là diện tích đất trồng lúa ngày càng giảm do chuyển sang xây dựng đô thị và
các khu công nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong
10 năm (2000-2010), bình quân diện tích đất nông nghiệp giảm 50m2/người,
đây là con số còn rất khiêm tốn. Đáng báo động hơn là tình trạng suy giảm
chất lượng đất nông nghiệp do rửa trôi, xói mòn, khô hạn, sa mạc, mặn hoá,
phèn hoá, chua hoá, thoái hoá lý hoá học đất, ô nhiễm … suy thoái chất lượng
đất dẫn đến giảm khả năng sản xuất, giảm đa dạng sinh học và nhiều hậu quả
khác. Những tác động tiêu cực trên đây ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 50% diện
tích đã và đang sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là thách thức to lớn đối
với sự phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta [2]. Thoái hoá đất đang là
xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta, đặc biệt là vùng rừng
núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất. Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng
đồng bằng và trên 60% diện tích đất (13 triệu ha) ở vùng miền núi có những
vấn đề liên quan tới công trình suy thoái hoá đất, nguyên nhân suy thoái có
nhiều, song chủ yếu do phương thức canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu
của các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá đốt rừng bừa bãi, khai thác tài
nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng các chất hữu cơ trong sản xuất, việc
triển khai các công trình giao thông, nhà ở khu đô thị mới… Sự suy thoái môi
trường đất kéo theo sự suy giảm các quần thể động, thực vật và chiều hướng
giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động [10].


8
Ở Việt Nam hiện có 15,7 triệu ha đất bi xói mòn, rửa trôi mạnh, chua, 9

triệu ha đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu ha đất thường bị khô hạn và
sa mạc hoá, 1,9 triệu ha đất bị phèn hoá, mặn hoá. Ngoài ra còn các tình trạng
ô nhiễm do phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị,
khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất dịch vụ, chất độc hoá học để lại sau
chiến tranh [2]… Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và thách thức lớn
với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay.
Vì vậy đối với đất nông nghiệp nước ta hiện nay khi sử dụng cần đảm
bảo các nguyên tắc đã được nêu tại Điều 11 Luật đất đai năm 2003 có 3
nguyên tắc phải đảm bảo khi sử dụng đất: (1) Đúng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; (2) Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ
môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng
đất xung quanh; (3) Người sử dụng đất phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ
của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và các quy
định khác có liên quan.
Ngoài 3 nguyên tắc trên cần thêm các nguyên tắc “Đầy đủ, hợp lý, hiệu
quả và bền vững” và phải có các quan điểm đúng đắn theo xu hướng tiến bộ,
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương để làm cơ sở
cho việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả về cả mặt kinh tế, xã hội, môi
trường.
Sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay cần hướng tới mục tiêu
nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực, thực
phẩm, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và hướng tới xuất khẩu. Sử
dụng đất nông nghiệp dựa trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm
ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để
đảm bảo cho khai thác và sử dụng bến vững tài nguyên đất đai.


9
1.2. Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.2.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất
Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả, khi nhận thức con người còn
hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả và hiệu quả là một. Sau này khi
nhận thức con người phát triển cao hơn, người ta nhận thấy rõ sự khác nhau
giữa hiệu quả và kết quả.
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi hướng tới, nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có
nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi
nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh
giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc
bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian [1].
Kết quả là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích con người, được
biểu hiện bằng những tiêu chí cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa
nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem
xét kết quả đó đã được tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra bao nhiêu? Có đưa
lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh
giá chất lượng hoạt động tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động
sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả.
Trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá
kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm,
lượng giá trị thu được bằng tiền. Đồng thời các mặt hiệu quả xã hội là thể hiện
mức thu hút lao động trong quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng
đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và
hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu
quả về mặt hiện vật là lượng nông sản thu hoạch được, nhất là những loại
nông sản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm
bảo sự ổn định về kinh tế- xã hội của đất nước [1].



10
Vậy hiệu quả của sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp
tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc
phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ
thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân,
gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế [1].
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu
cây trồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết
các nước trên thế giới. Không những chỉ là vấn đề quan tâm của nhà khoa
học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn
mong muốn của nông dân những người tham gia trực tiếp sản xuất nông
nghiệp. Hiện nay các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả sử
dụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó,
mà phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội và hiệu quả môi trường.
1.2.1.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền
sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau.
Vì hiệu quả kinh tế phải đáp ứng 3 vấn đề:
- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo
quy luật “tiết kiệm thời gian”;
- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết
hệ thống;
- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ lợi
ích của con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết
quả đạt được là giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là
phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Vậy bản chất của phạm trù kinh tế sử



11
dụng đất là với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của
cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả và có vai
trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác. Hiệu quả kinh tế là loại hiệu quả
có khả năng lượng hoá, được tính toán tương đối chính xác và biểu hiện bằng
các hệ thống chỉ tiêu.
1.2.1.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã
hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ
mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất. Theo Nguyễn Duy Tính
(1995) [29]. Hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu
được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông
nghiệp. Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu
nhập của nhân dân. Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển,
phát huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân.
Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương, thì sử
dụng đất bền vững hơn.
1.2.1.3. Hiệu quả môi trường
Đây là hiệu quả được các nhà môi trường học rất quan tâm trong điều
kiện hiện nay. Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ; loại hình sử dụng
đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá bảo
vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ rừng tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn
sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài. [13].
Hiệu quả môi trường được phân ra theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu
quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường [11].
Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá

thông qua mức độ sử dụng của chất hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử
dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho


12
cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô
nhiễm môi trường, hiệu quả sinh học của môi trường được thể hiện qua mối
tác động qua lại giữa cây trồng và đất, giữa cây trồng với các loài dịch hại
nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được
mục tiêu đề ra. Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi
dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các
kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
Hiệu quả môi trường vừa đảm bảo lợi ích trước mắt vì phải gắn chặt với
quá trình khai thác, sử dụng đất vừa đảm bảo lợi ích lâu dài tức là bảo vệ môi
trường đất và môi trường sinh thái.
1.2.2. Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp
- Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp:
+ Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
+ Nhu cầu của địa phương về phát triển hay thay đổi loại hình sử dụng
đất nông nghiệp.
- Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp:
+ Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ
thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính
so sánh có thang bậc [15], [26].
+ Để đánh giá chính xác toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơ bản
biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quan
điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ

bản, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn [14].
+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông
nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối
ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu.


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................... 3
2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................ 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 3
2.3 Ý nghĩa của đề tài .......................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam .... 4
1.1.1. Trên Thế giới .......................................................................... 4
1.1.2. Tại Việt Nam .......................................................................... 6
1.2. Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ......................... 9
1.2.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất............................................... 9
1.2.2. Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp .............................................................................. 12
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp13
1.3. Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hoá .......... 14

1.3.1. Sản xuất hàng hoá ................................................................. 14
1.3.1. Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên Thế giới ......... 17
1.3.2. Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam .................. 20
1.4. Xác định các loại hình sử dụng đất bền vững ............................. 22
1.4.1. Loại hình sử dụng đất ........................................................... 22
1.4.2. Cơ sở đánh giá các loại hình sử dụng đất bền vững trong sản
xuất nông nghiệp ............................................................................ 23
1.5. Một số kết quả nghiên cứu đánh giá về sử dụng đất bền vững ở
Việt Nam ........................................................................................... 24


14
+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của nông dân;
+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng;
+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân;
+ Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.
1.2.3.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường
Theo Đỗ Nguyên Hải ( Đỗ Nguyên Hải 1999) [11], chỉ tiêu đánh giá chất
lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp
được tưới là:
+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;
+ Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;
+ Đánh giá quản lý đất đai;
+ Đánh giá hệ thống cây trồng;
+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và
bảo vệ cây trồng;
+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;
+ Sự thích nghi của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
Các tiêu chí và chỉ tiêu thuộc 3 lĩnh vực trên được dùng để xem xét đánh
giá hiệu quả của một hệ thống sử dụng đất. Tuy nhiên, theo từng đặc tính và

mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa
khác nhau. Vì vậy khi đánh giá xem xét trong từng trường hợp cụ thể mà đặt
cho chúng có các trọng số khác nhau.
1.3. Xu hướng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hoá
1.3.1. Sản xuất hàng hoá
Hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra không phải để cho người sản
xuất tiêu dùng mà nó được sản xuất ra để bán. Hàng hoá bán ra thị trường.
Hàng hoá là sản phẩm do lao động của con người tạo ra để trao đổi. Sản
xuất ra các sản phẩm để bán trao đổi với tiêu dùng. Xét về phương diện lao động
đó là hoạt động trao đổi cho nhau. Cơ sở của sự trao đổi là sự phân công và hợp


15
tác lao động. Phân công và trao đổi phát triển dựa trên cơ sở phát triển của lực
lượng sản xuất trước hết là công cụ lao động, phản ánh trình độ xã hội hoá sản
xuất trên cả 3 mặt: kinh tế- xã hội, kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - tổ chức [22].
Như vậy sản suất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm để bán. Đó là hình
thức tổ chức nền sản xuất xã hội trong đó mối quan hệ kinh tế giữa những
người sản xuất biểu hiện qua thị trường qua việc mua bán sản phẩm lao động
của nhau, đối với hệ thống trồng trọt nếu mức hàng hoá sản xuất được bán ra
thị trường dưới 50% thì gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hoá một phần,
nếu trên 50% thì gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hóa ( sản xuất theo
hướng hàng hoá) [4].
Trong lĩnh vực nông nghiệp, hàng hoá nông nghiệp được sản xuất ra
không chỉ để thoả mãn nhu cầu tự cung tự cấp mà nó được trao đổi, giao
lưu với nhau thông qua thị trường và được thị trường quyết định tính chất
của hàng hoá đó. Nếu thị trường chấp nhận thì sản phẩm nông nghiệp đó
sẽ trở thành sản phẩm hàng hoá. Do đó có thể hiểu: Nông nghiệp hàng hoá
là một bộ phận của nền kinh tế hàng hoá, là kiểu tổ chức kinh tế xã hội
sản xuất ra nông sản phẩm, không phải để mình tự tiêu dùng, mà để trao

đổi mua bán trên thị trường nhằm để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã
hội, vừa có lợi nhuận cho người sản xuất ra nó để tái sản xuất mở rộng và
hiện đại hoá nền nông nghiệp.
1.3.2. Cơ sở lý luận của sản xuất nông nghiệp hàng hoá
Nông nghiệp là một hoạt động sản xuất mang tính chất cơ bản của mỗi
quốc gia [15]. Nhiều nước trên thế giới có nền kinh tế phát triển, tỷ trọng của
sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc dân chiếm phần lớn,
nông nghiệp chỉ là một phần nhỏ, nhưng những khó khăn, trở ngại trong nông
nghiệp đã sảy ra không ít những xáo động trong đời sống xã hội và ảnh hưởng
sâu sắc đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung. Để
nông nghiệp có thể thực hiện vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế
quốc dân đòi hỏi nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc.


16
Sản xuất hàng hoá là một tất yếu khách quan, là thuộc tính cơ bản và
mang tính phổ biến của nền nông nghiệp phát triển.
Nghiên cứu sự phát triển của nền nông nghiệp, nhiều nhà kinh tế đã chia
nông nghiệp ra làm ba giai đoạn: nông nghiệp tự cung tự cấp, nông nghiệp đa
dạng hoá, nông nghiệp chuyên môn hoá cao.
Giai đoạn tự cung tự cấp: sản xuất nông nghiệp chỉ phục vụ cho nhu cầu
của chính mình, sản xuất hoàn toàn dựa vào tự nhiên, quy mô nhỏ độ rủ ro
cao, chưa có sản phẩm hàng hoá.
Giai đoạn đa dạng hoá sản xuất: chủng loại cây trồng vật nôi đã phong phú
hơn, hạn chế được tình trạng bấp bênh, sản phẩm nông nghiệp một phần tiêu dùng
cho gia đình, một phần để trao đổi, từ giai đoạn này đã có hàng hoá nông sản.
Giai đoạn ba: nông nghiệp được chuyển sang sản xuất chuyên môn hoá, sử
dụng máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khối lượng sản phẩm lớn
năng suất lao động cao, sản phẩm hàng hoá cho thị trường [22]
Theo ông Marcel Mazoyer giáo sư Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc

gia Pari – người chuyên nghiên cứu sâu về hệ thống nông nghiệp trên thế giới
thì chỉ có tiến lên hệ thống canh tác thâm canh cơ giới hoá vốn đầu tư lớn, khả
năng đảm nhận diện tích lớn thì mới có năng suất lao động và thu nhập cao,
sản phẩm hàng hoá tạo ra nhiều. Điều đó chứng tỏ rằng chỉ khi nào thực hiện
công nghiệp hoá, sản xuất trên một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tư liệu
sản xuất bằng máy móc mới đưa lại năng suất lao động cao, có lượng hàng
hoá lớn để bán, khi đó mới thúc đẩy nền sản xuất phát triển [22].
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có những ưu thế đặc biệt. Nó
thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã
hội. Trong kinh tế hàng hoá có sự tác động của quy luật giá trị, sự nghiệt ngã
của cạnh tranh, sự khắt khe của thị trường và quy luật cung cầu bộc người
nông dân phải năng động và biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm, nâng cao
chất lượng các sản phẩm nông nghiệp cho phù hợp với nhu cầu của xã hội. Khi


×