Tải bản đầy đủ (.ppt) (36 trang)

SIÊU ÂM TRONG CẤP CỨU BỤNG NHI KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 36 trang )

SIÊU ÂM TRONG CẤP CỨU
BỤNG NHI KHOA
Ths Nguyễn thị Cẩm Vân


I. Đại cương
• Cấp cứu bụng nhi khoa là bệnh lý thường gặp
đứng thứ 3 sau các cấp cứu về đường hô hấp
và chấn thương.
• Lâm sàng có thể là đau bụng, sốt, nôn mữa, tiêu
chảy, đi cầu ra máu…
• Thái độ xử trí phải nhanh chóng, kịp thời trong
vòng 24h.
• Chẩn đoán đặc biệt là chẩn đoán hình ảnh phải
là cần thiết và phải thực hiện nhanh chóng.
• Phương pháp CĐHA được chọn lựa hàng đầu
vẫn là siêu âm vì những đặc tính ưu việt của nó


II. Phương pháp siêu âm
• Chọn lựa đầu dò: Convert 3.5 – 5MHz.
Linear: 7.5 – 13 Mhz.
• Tư thế khám: Nằm ngữa.
Nằm nghiêng (T) hay (P).
Ngồi chồm ra trước.
• Kỹ thuật quét:


III. Các bệnh lý cấp cứu bụng nhi
khoa thường gặp
• Tuổi từ 15 ngày - 3 tháng: Hẹp phì đại môn vị,


Xoắn ruột và ruột quay không hoàn toàn,
• Tuổi từ 3 tháng - 5 năm: Lồng ruột cấp, Dị dạng
ruột đôi.
• Tuổi trẻ lớn và thiếu niên (6t – 15t): Ruột thừa
viêm, Ban xuất huyết dạng thấp (HenochSchönlein), Viêm hạch mạc treo, Viêm dạ dày
ruột và viêm đoạn cuối hồi tràng, U bạch mạch
dạng nang ở mạc treo ruột (Lymphgiome
kystique mesenterique), Bệnh lý do ký sinh trùng
đường ruột và đường mật tuỵ, Bệnh Crohn.


IV. Hình ảnh siêu âm chẩn đoán
bệnh lý











Hẹp phì đại môn vị.
Xoắn ruột và ruột quay không hoàn toàn.
Lồng ruột.
Ruột thừa viêm.
Ban xuất huyết dạng thấp.
Viêm hạch mạc treo.

Viêm dạ dày ruột cấp – Viêm đoạn cuối hồi tràng.
U bạch mạch dang nang ở mạc treo ruột
Bệnh lý do ký sinh trùng.
Bệnh Crohn.


1. Hẹp phì đại môn vị
• Môn vị bình thường
(mm)
- Chiều dài: 3 – 15.
- Đường kính: 5,5 – 14.
- Bề dày cơ: 0,8 – 2,9


• Hẹp phì đại môn vị
(mm).
- Chiều dài: > 15
- Đường kính: > 10
- Bề dày cơ: > 3
- “Col sign”
- Động học: không có dấu
hiệu mở môn vị, dạ dày
ứ dịch.


2. Xoắn ruột và ruột quay không hoàn toàn
Vị trí giãi phẫu của động mạch – tĩnh mạch mạc treo tràng trên


• Chẩn đoán siêu âm xoắn ruột trên ruột quay bất

thường dựa vào hai dấu hiệu chính :
- Hiện diện một khối mạc treo bất thường ở
trước cột sống (độ đặc hiệu 92% và độ nhạy
89%)
- Dấu hiệu xoắn (signe du tourbillon – whirlpool
sign): trên nhát cắt ngang qua thượng vị, hiện
diện hình ảnh xoắn của TM MTTT và mạc treo
ruột quanh ĐM mạc treo tràng trên theo chiều
kim đồng hồ (độ nhạy 75-89% và độ đặc hiệu
92%)


Ruột quay không
hoàn toàn

Dấu hiệu xoắn trên
doppler

Khối bất thường
trước cột sống

Hình ảnh siêu âm của xoắn trên ruột quay bất toàn


3. Lồng ruột
• Trên nhát cắt ngang là khối tròn nhiều vòng
đồng tâm gồm thành ruột giảm âm và mạc treo
ruột tăng âm (dấu cocard) đường kính 2,5-4cm.
• Trên nhát cắt dọc sẽ có hình sandwich chiều dài
trên 3cm đến hàng chục cm, tạo nên hình giả

thận.
• Búi lồng thường được tìm thấy ở bên phải
đường giữa, dọc theo vị trí của đại tràng phải
thường đến tận góc lách, hiếm hơn có thể đến
tận đại tràng sigma.


Búi lồng cắt ngang
Búi lồng cắt dọc

Hình ảnh giảm tưới máu thành ruột

Hình ảnh lồng ruột cấp


3. Lồng ruột (tt)
• Siêu âm giúp xác định bệnh nguyên của lồng ruột:
thương tổn thành ruột, u lympho, dị dạng ruột đôi...
• Siêu âm có thể giúp tìm ra các biến chứng do lồng ruột:
như giãn lớn các quai ruột, tăng nhu động, thiếu máu
ruột non gây phù nề thành ruột, xuất tiết dịch ổ bụng.
• Siêu âm doppler màu có thể khảo sát tình trạng tưới
máu của ruột non trong và ngoài búi lồng: tăng tưới
máu, tình trạng giảm tưới máu hoặc vô mạch.
• Thủng ruột non do hoại tử thể hiện trên siêu âm là hình
ảnh ruột non phù nề nhiều, tràn dịch ổ bụng với dịch lợn
cợn hồi âm và hiện diện khí tự do trong ổ bụng.
• Siêu âm kiểm tra thường tỏ ra rất hiệu quả để khẳng
định kết quả tháo lồng.



3. Lồng ruột (tt)
• Cần phân biệt lồng ruột cấp với lồng ruột chức
năng (lồng ruột thoáng qua) hay còn gọi là lồng
hồi- hồi tràng.
• Búi lồng hồi - hồi tràng có đường kính <2cm,
chiều dài <3cm.
• Hình ảnh cắt ngang cũng tạo nhiều vòng đồng
tâm nhưng cấu trúc thành ruột non rất rõ, cả
quai ruột trong và ngoài của búi lồng đều nhu
động.
• Đoạn ruột trên và dưới búi lồng đều không giãn,
không có dấu tắc ruột và thường nằm hông trái
hoặc quanh rốn.


Hình ảnh lồng ruột chức năng


4. Ruột thừa viêm
• Các dấu chứng tại ruột thừa :
- Đường kính trước sau có đè ép >6mm ,Ruột
thừa đè không xẹp
- Lòng RT chứa dịch, sỏi phân: (±).
- Thành RT dày > 3mm, tăng tưới máu: (±)
• Các dấu ngoài RT :
- Phì đại mô mỡ quanh RT
- Dày thành manh tràng
- Dịch ổ bụng, Hạch vùng hố chậu phải



Hình ảnh ruột thừa viêm cấp

Hình ảnh abscess ruột thừa

Hình ảnh ruột thừa viêm cấp
+ sỏi phân trong RT


5. Ban xuất huyết dạng thấp (HenochSchönlein)
• Lâm sàng đau bụng dữ dội, nhiều khi rất cấp
tính, nôn nhiều, và xuất huyết tiêu hoá.
• Thương tổn có thể gặp từ dạ dày đến trực tràng
nhưng nhiều nhất là ở tá tràng và hổng tràng.
• Biến chứng có thể có là lồng ruột, thủng ruột,
nhồi máu ruột. Một số trường hợp có thể có khối
máu tụ trong cơ thành bụng , gây tình trạng giả
bụng ngoại khoa.
• Thương tổn thận thường gặp trong lần khởi
phát, biểu hiện tiểu máu vi thể và protein niệu.


• Hình ảnh siêu âm của thương tổn tiêu hoá: dày thành
ống tiêu hoá do phù nề hoặc do khối máu tụ trong thành.
• Dày thành do phù nề: dày đồng tâm, đồng nhất, giảm
âm, thường mất phân biệt cấu trúc lớp nhất là giai đoạn
muộn, tăng tưới máu vùng ngoại vi, thường gặp nhất ở
vùng tá tràng và đoạn đầu hổng tràng.
• Dày thành do khối máu tụ: dày không đồng tâm, thường
ở bờ mạc treo, hồi âm mạnh hoặc không đồng nhất.

• Thương tổn thành ống tiêu hoá có thể thay đổi vị trí,
mức độ lan toả qua các lần khám.


Hình ảnh dày ruột non với sự tăng sinh mạch máu


6. Viêm hạch mạc treo
• Rất hay gặp ở trẻ em.
• Hình ảnh siêu âm:
- Hạch số lượng nhiều ở vùng HCP và rễ mạc treo.
- Hạch có đk trên 6mm,bờ tròn đều.
- Tăng sinh mạch máu trong hạch và không có bất
thường nào khác khi khám siêu âm bụng đầy đủ.
• Phản ứng viêm bạch mạch trong bệnh cảnh viêm hạch
mạc treo viêm phù nề niêm mạc đoạn cuối hồi tràng,
thậm chí cả niêm mạc ruột thừa, gây xuất tiết dịch lượng
ít ở vùng HCP và túi cùng Douglas.
• Trong những trường hợp này , việc chẩn đoán gián biệt
với viêm đoạn cuối hồi tràng không đặc hiệu là không
thể được


Hình ảnh viêm hạch mạc treo


7. Viêm dạ dày ruột và viêm đoạn cuối
hồi tràng
• Gặp ở tất cả các lứa tuổi nhưng thường có triệu
chứng rầm rộ ở lứa tuổi nhũ nhi và trẻ nhỏ.

• Biểu hiện lâm sàng kinh điển là nôn và tiêu chảy.
• Hình ảnh viêm dạ dày ruột: thành dạ dày phù
nề, các quai ruột giãn, ứ dịch, thành ruột không
phù nề hoặc phù nề nhẹ cùng với nhiều hạch
mạc treo và không có hình ảnh tắc ruột hoặc bất
thường nào khác của ổ bụng.
• Hình ảnh siêu âm viêm đoạn cuối hồi tràng: dày
thành manh tràng và đoạn cuối hồi tràng, hạch
mạc treo và hình ảnh ruột thừa bình thường.


Viêm dạ dày ruột cấp + Phản ứng hạc mạc treo

Viêm đoạn cuối hồi tràng + phản ứng hạch mạc treo


8.U bạch mạch dạng nang ở mạc treo ruột
(Lymphgiome kystique mesenterique)
• Đây là thương tổn dạng nang hay gặp nhất của
mạc treo ruột, là một bất thường bẩm sinh của
sự nối thông giữa hệ bạch huyết quanh ruột non
và hệ bạch mạch dẫn lưu.
• Lâm sàng là khối u ổ bụng kích thước lớn, có
thể gây nên những đợt tắc hoặc bán tắc ruột
hoặc đau bụng cấp ở trẻ lớn hoặc trẻ dậy thì.
• Hình ảnh siêu âm là một nang lớn, một hoặc
nhiều thuỳ, có thành mỏng, dịch bên trong
thường vách hoá hoặc lợn cợn do xuất huyết
thường định vị vùng quanh hổng tràng.



×