Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TỔ CHỨC THI CÔNG HỐ MÓNG ĐẬP TRÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.66 KB, 26 trang )

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TỔ CHỨC THI CÔNG HỐ MÓNG ĐẬP TRÀN
I. CƠ SỞ LẬP THIẾT KẾ KỸ THUẬT TỔ CHỨC THI CÔNG:
-

Căn
Căn
Căn
Căn
Căn

cứ
cứ
cứ
cứ
cứ

vào
vào
vào
vào
vào

các quy trình, quy phạm kỹ thuật thi công theo tiêu chuẩn Việt Nam.
các tài liệu khảo sát địa chất, thủy văn, các tài liệu đo đạc thiết kế do Công ty tư vấn thiết kế điện 2 lập.
hồ sơ thiết kế kỹ thuật giai đoạn I và bản vẽ thi công hố móng đập tràn đợt I do Ban quản lý dự án thủy điện 5 cấp.
công tác khảo sát đo đạc tại hiện trường của đơn vị thi công.
khả năng hiện có của nhà thầu về nhân lực và thiết bị thi công.

II. QUY MÔ HẠNG MỤC:
Hạng mục công trình công trình đầu mối: Đập tràn và Đập dâng nằm trong tổng thể của dự án thủy điện Buôn Kuốp. Đồ án do Công ty tư vấn xây
dựng điện 2 thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thiết kế.


Đây là một trong những công trình trọng điểm của Chính phủ. Chính phủ đã phê duyệt tổng dự toán đầu tư và thiết kế kỹ thuật. Đồng ý cho triển
khai thi công.
Các hạng mục công việc chính là: đào đất đá hố móng Đập tràn và Đập dâng, đổ bê tông cốt thép Đập tràn, công tác khoan phụt chống thấm và gia
cố .v.v.. Trong đó khối lượng thi công đào hố móng Đập tràn đợt I đã được chủ đầu tư phê duyệt ngày 15 tháng 3 năm 2003 như sau:
III. TIẾN ĐỘ THI CÔNG:
1. Tiến độ thi công công trình:
Tổng tiến độ thi công đào móng đập tràn là: 270 ngày trong đó: Tiến độ thi công đào hố móng đợt I là: 54 ngày ( kể cả ngày lễ và chủ nhật ).
Trong trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu gấp rút hơn về tiến độ thi công, nhà thầu có thể huy động thêm nhân lực và thiết bị thi công công trình và
tăng số ca làm việc trong ngày kể cả những ngày nghỉ.
Trong thời gian thi công, nếu gặp phải thời tiết xấu không thể lường trước được, nhà thầu sẽ có báo cáo bằng văn bản gửi cho chủ đầu tư. Tất cả
những thời gian phải tạm hoãn thi công vì lý do trên cũng được ghi chép cẩn thận vào Nhật ký thi công của Giám sát A.
2. Các biện pháp bảo đảm tiến độ thi công:
- Nghiên cứu kỹ thiết kế, các yêu cầu của dự án, điều kiện thi công thực tế để điều chỉnh biện pháp thi công hợp lý đảm bảo kế hoạch thi công trên
công trường.
- Tổ chức thi công các công việc theo đúng trình tự, sát với tiến độ thi công, lập kế hoạch cung cấp vật tư, vật liệu tiến độ huy động thiết bị phù hợp
với tình hình thực tế trên công trường đảm bảo đầy đủ các điều kiện để công việc trên công trường được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn do
các yếu tố chủ quan.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các yếu tố khách quan để có biện pháp đề phòng hoặc khắc phục kịp thời để không làm chậm
tiến độ đề ra.
- Bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, thi công vào các công việc chủ chốt trên công trường. Đồng thời tăng cường sự hỗ trợ
từ cấp công ty về Tổng công tyđể đảm bảo công tác điều hành sản xuất tại hiện trường được thuận lợi.


- Sử dụng công nhân với số lượng và tay nghề phù hợp với khối lượng và tính chất của từng loại hình công việc trên công trường.
- Trong trường hợp tiến độ thi công trên công trường gấp rút, Tổng công ty có thể tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công trường thiết bị, nhân lực, tài
chính để đảm bảo đạt mục tiêu đề ra về tiến độ công việc trên công trường. Ngoài ra trên công trường áp dụng các hình thức như

hát động thi

đua nhằm nâng cao tiến độ chất lượng và hiệu quả. Biểu dương, khen thưởng đối với các đơn vị và các cá nhân có thành tích tốt trên công

trường.v.v...
3. Bảng tiến độ thi công chi tiết thi công đào hố móng đập tràn:
IV. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG.
A.Sơ đồ tổ chức hiện trường .
Xem sơ đồ hiện trường.
1. Thuyết minh sơ đồ hiện trường :
1.1. Giám đốc điều hành và phó giám đốc điều hành ( Kỹ sư trưởng ):
Giám đốc điều hành và Phó Giám đốc điều hành là các kỹ sư nhiều kinh nghiệm công tác xây dựng và quản lý, có đủ thẩm quyền quyết định mọi
công việc liên quan để đảm bảo thi công đạt tiến độ, chất lượng, kỹ-mỹ thuật, an toàn lao động theo yêu cầu của bản vẽ thiết kế được duyệt và phù
hợp với các quy định của nhà nước. Ban điều hành công trình quản lý công việc thông qua hệ thống các bộ phận hành chính, kỹ thuật, phục vụ và
quản lý chất lượng.
Ban điều hành công trình chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về chỉ đạo điều hành và tổ chức thi công công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng
an toàn, Ban điều hành có đủ thẩm quyền quyết vấn đề liên quan đến sản xuất hàng ngày để đảm bảo công tác thi công an toàn, nhịp nhàng, đạt
tiến độ và chất lượng.
Hàng ngày Ban điều hành báo cáo về Tổng công ty toàn bộ hoạt động trên công trường , căn cứ tiến độ nhu cầu vật tư , tài chính và các thiết bị thi
công để Tổng công ty chỉ đạo và giải quyết kịp thời.
Phó Giám đốc điều hành ( Kỹ sư trưởng ) là người giám sát kỹ thuật và tổng tiến độ toàn công trường. Các giải pháp thi công chủ yếu. Giám sát kỹ
thuật chất lượng công trình và tập hợp tất cả các nhu cầu về vật tư, nhân lực trên công trường từ kỹ sư giám sát, Ban giám đốc và các cơ quan chức
năng có phương án giải quyết kịp thời để đảm bảo tiến độ thi công .
1.2.Các bộ phận giúp việc cho ban chỉ huy công trường .
Giúp việc cho ban chỉ huy công trường có các bộ phận: Quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình, quản lý tiến độ khối lượng và công tác an toàn lao
động; quản lý tài chính và công tác phục vụ...
Các bộ phận này phối hợp với nhau nhằm giúp Ban điều hành chỉ huy thi công nhịp nhàng, kinh tế với chất lượng cao, thực hiện tốt quy trình thi
công theo quy định chung của ngành và nhà nước.
(Xem chi tiết trong sơ đồ tổ chức hiện trường)


a, Phòng quản lý thi công:
Là bộ phận giúp việc trực tiếp cho Ban điều hành công trình, bộ phận này có trách nhiệm giám sát toàn bộ tình hình thực hiện các nội quy, quy định
về đảm bảo chất lượng trong từng khâu của quá trình thi công các hạng mục công trình để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trên

toàn bộ phạm vi công trường .
Đối với công tác đảm bảo chất lượng, Phòng thi công có trách nhiệm giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình mua sắm, chuẩn bị vật tư, vật liệu, quá
trình theo tiêu chuẩn ISO 9002 và ISO 9003. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hạng mục thi công, lấy các mẫu vật liệu theo qui định về quản lý
chất lượng. Làm thí nghiệm xác định chất lượng của vật liệu và lập các báo cáo, đề nghị trình lên ban chỉ huy công trường, công ty và chủ đầu tư .
Các kỹ sư giám sát được phân công nhiệm vụ theo hạng mục công việc (phụ trách công tác cốp pha, công việc cốt thép, hoàn thiện, lắp đặt điện,
nước, ATKĐ..). Các viêc thi công ngoài công trường sẽ được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý, tránh được tình trạng chồng chéo của các tổ đội. Nhiệm
vụ cụ thể của các kỹ sư giám sát là nghiên cứu kỹ bản vẽ, tiến độ và giải pháp kỹ thuật thi công để hướng dẫn và giám sát các đơn vị thi công trên
công trường, ra các bản vẽ chi tiết cho từng công việc, tính toán, dự trù vật tư cho các công việc giám sát và trình lên kỹ sư trưởng.
b, Phòng Kế Hoạch:
Bộ phận này trực tiếp nhận lệnh thi công từ Ban điều hành công trình và kỹ sư trưởng chỉ huy công trình để chỉ đạo các đội thi công thực hiện tốt các
kế hoạch ngày kế hoạch tuần cũng như tổng tiến độ đã đề ra.
Căn cứ theo tiến độ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt để đề ra các kế hoạch thi công cụ thể cho từng công tác, từng hạng mục; lập kế hoạch
cung ứng vật tư, thiết bị cho từng giai đoạn nhằm đảm bảo các công việc sẽ được thi công một cách nhanh nhất nhưng tất cả các công việc, các
hạng mục vẫn phải được thi công phối hợp một cách hợp lý theo đúng trình tự công nghệ đảm bảo chất lượng công trình . Thực hiện công tác nghiệm
thu thanh toán với chủ đầu tư và các đơn vị thi công.
Thực hiện việc tổng hợp khối lượng thi công theo từng kỳ rồi trình lên chủ đầu tư , công ty để làm thủ tục thanh quyết toán cho các công việc đã
hoàn thành.
Giám sát công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường cho việc thi công tại từng hạng mục cũng như trên toàn bộ công trường.
Hàng tuần lập báo cáo, đề xuất biện pháp an toàn trình lên ban chỉ huy công trường để có cơ sở ra các quyết định chỉ đạo đối với các công việc đang
tiến hành và có định hướng chỉ định các công việc tiếp theo .
c. Phòng Tài Chính Kế Toán:
Bộ phận hành chính bao gồm văn thư, kế toán, bảo vệ ...Bộ phận này có trách nhiệm giải quyết các thủ tục Tài chính và hành chính, căn cứ vào khối
lượng ( do kỹ sư trưởng tập hợp ) để giải quyết các khoản tạm ứng, thanh quyết toán với các đơn vị và với bên chủ đầu tư ( thông qua Tổng công ty)
Bộ phận này đảm bảo các công việc :
- Giữ gìn an ninh chung cho công trường thi công.
- Đảm bảo việc thông tin liên lạc giữa công trường với chủ đầu tư , với công ty và với các cơ quan chức năng có liên quan khác
- Thực hiện công tác BHXH , BHYT và kiểm tra công tác y tế cần thiết .
d, Phòng Thí Nghiệm :
- Lấy mẫu thí nghiệm và số liệu hiện trường.



- Phân tích đánh giá kết quả thí nghiệm Hiện trường đối với vật liệu sản phẩm hoàn thành như: Đất đắp, đá, cát, xi măng, thép, bê tông, nền đắp,
khối xây, khoan phụt.v.v.
- Thiết kế các mẫu và thí nghiệm Hiện trường phục vụ cho sản xuất.
- Hoàn thành tất cả các thủ tục và chứng chỉ thí nghiệm cho công tác nghiệm thu kỹ thuật, chất lượng và hoàn công công trình.
1.3. Các đơn vị thi công
Bên dưới Ban điều hành là các công ty thi công chuyên ngành theo các hạng mục, do các kỹ sư có kinh nghiệm trực tiếp chỉ huy. Công ty quản lý các
xí nghiệp và đội thi công làm việc trong các khu vực hoặc hạng mục công trình được phân công. Đội trưởng chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ,
an toàn trong khu vực của mình và quyết toán lương của đội gửi cho bộ phận giúp việc để thanh toán lương và khối lượng hàng tháng.
Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ-mỹ thuật và thi công đúng quy trình quy phạm kỹ thụât hiện hành, nhà thầu sẽ tập trung lực lượng gồm các
kỹ sư giỏi, có kinh nghiệm thi công cùng với đội ngũ công nhân có tay nghề cao, đã từng tham gia các công trình xây dựng lớn để bố trí trong các đội
thi công.
Bố trí với một tổ thi công chuyên môn sẽ đảm nhiệm toàn bộ các công tác lắp đặt các hệ thống điện, nước phục vụ thi công.
Bộ phận cơ giới quản lý các máy móc, thiết bị thi công hiện đại, phù hợp với yêu cầu thi công cụ thể của công trình để tiến hành các công việc đòi hỏi
công tác cơ giới hoá cao hoặc hỗ trợ các đội xây dựng trong quá trình thi công. Căn cứ theo yêu cầu công việc của từng khu vực, từng hạng mục để
bố trí các máy móc thiết bị thi công nhằm đáp ứng tối đa khả năng thi công cơ giới nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và nâng cao chất lượng, hiệu
quả công việc.
Số lượng công nhân được huy động theo từng thời điểm thi công trên công trường và tuỳ thuộc vào khối lượng công việc. Số lượng công nhân cần
thiết cho công trình sẽ được tính toán trước và dự trù thời gian huy động, danh sách cán bộ và công nhân sẽ được trình lên chủ đầu tư để xin cấp
giấy phép ra vào công trình.
Căn cứ theo tiến độ thi công, được lập nhà thầu sẽ tiến hành huy động và bố trí nhân lực,thiết bi đáp ứng các yêu cầu công việc, Số lượng nhân lực,
thiết bị được chuẩn bị và huy động kịp thời để đảm bảo tiến độ công việc và không gây lãng phí ( xem biểu đồ nhân lực thiết bị kèm theo bản tiến độ
thi công).
2. Quan hệ giữa Tổng công ty và việc quản lý tại hiện trường:
Tiến độ và các biện pháp thi công chi tiết phải được phê duyệt trước khi thi công .
Tổng công ty sẽ giám sát toàn bộ quá trình thi công qua các báo cáo ngày để chỉ đạo thường xuyên trong quá trình thi công và cử cán bộ xuống
công trường kiểm tra thực tế thi công, các biện pháp an toàn và tiến độ thi công và cùng ban chỉ huy công trường giải quyết những vướng mắc trong
thi công.
Ban điều hành công trường có trách nhiệm báo cáo định kỳ cho Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc phụ trách Dự án và các cơ quan chức năng
Tổng Công Ty về tiến độ chất lượng và các vướng mắc cần giải quyết. Tổng công ty căn cứ vào báo cáo của chỉ huy trưởng công trường để trực tiếp

chỉ đạo cho các phòng chức năng của Tổng công ty hỗ trợ Ban điều hành công trường giải quyết các vướng mắc lớn về biên chế, tổ chức, huy động
lực lượng thiết bị, huy động vốn.v.v... Để công trình thi công đúng kế hoạch đã định. Tổng công ty sẽ thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất tại
hiện trường để có chỉ đạo sát với thực tế diễn biến tại hiện trường và thường xuyên quan hệ chặt chẽ với chủ đầu tư, cơ quan tư vấn để cùng giải
quyết những vấn đề phát sinh.
Ban điều hành công trường sẽ tổ chức giao ban hàng tuần với các đơn vị thi công để kiểm điểm tiến độ, chất lượng thi công trong tuần, đặt kế hoạch
cho tuần tới, báo cáo và đề xuất những vấn đề mà chủ đầu giải quyết.


3. Trách nhiệm và thẩm quyền của người quản lý hiện trường:
Giám đốc điều hành và kỹ sư trưởng là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, Tổng công ty về việc quản lý thi công tại hiện trường, có
đủ thẩm quyền quyết định mọi vấn đề trong phạm vị dự án để đảm bảo thi công đạt tiến độ, chất lượng, kỹ mỹ thuật, an toàn lao động theo yêu cầu
của bản vẽ thiết kế được duyệt và phù hợp với các quy định của nhà nước.
B- TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG THI CÔNG:
Công trình được thi công gồm nhiều hạng mục, mặt bằng thi công và địa hình đồi núi phức tạp. Do đó tổ chức mặt bằng thi công hợp lý sẽ đảm bảo
cho quá trình thi công được thuận lợi và hiệu quả cao.
1. Giải phóng mặt bằng:
Sau khi được chủ đầu tư ký hợp đồng thi công và bàn giao mặt bằng xây dựng. Đơn vị thi công sẽ tiến hành phát quang mặt bằng thi công.
Tất cả những vật cản đều được đưa ra khỏi khu vực thi công như: gốc cây, cành cây và thân cây đổ, phát quang rừng toàn bộ mặt bằng thi công.
2. Công tác trắc địa:
Xác định chính xác vị trí của công trình được xây dựng, đây là nội dung quan trọng: đảm bảo thi công công trình đúng đồ án được duyệt, tránh lãng
phí do xác định không đúng tim tuyến công trình.
Trước khi tiến hành thi công các công việc của hố móng Đập tràn thì đơn vị thi công chúng tôi đã phải khảo sát thực địa.
* Nội dung công tác khảo sát thực địa:
- Xác định vị trí tim mốc tuyến đập và tim mốc đập tràn.
- Định vị biên hố móng đập tràn đợt I và đợt II.
- Dấu tim mốc đập tràn và đập chính ra ngoài phạm vị thi công ở vị trí ổn định, thông thoáng, không bị ảnh hưởng trong quá trình thi công công
trình.
- Định vị các vị trí mặt cắt và cắm cố định ra ngoài phạm vi thi công.
- Lập số liệu và sơ đồ báo cáo chủ đầu tư kiểm tra xác nhận trước khi thi công.
- Riêng hệ thống lưới khống chế thi công do chủ đầu tư lập và bàn giao cho nhà thầu.

3. Cắm ranh giới đường biên Đập tràn:
Dựa và tọa độ các điểm được giao và các bản vẽ thiết kế mặt cắt ngang, dọc hố móng để xác định góc quay, chiều dài tia ngắm từ điểm đứng máy
đến điểm dựng gương ( điểm biên của các mặt cắt ngang ).
Ra thực địa, dựa vào các mốc kết hợp với số liệu tính toán, dùng máy toàn đạc điện tử để cắm các mốc ranh giới đường biên của hố móng Đập tràn.
Ranh giới đường biên được cắm theo 17 mặt cắt ngang, bao gồm 34 cọc mốc. Các mốc ranh giới đường biên hố móng được chôn bằng cọc thép D18
và treo cờ. Chiều dài cọc bằng 1m.
4. Phát quang phạm vi hạng mục:


Công tác phát quang được tiến hành bằng thủ công. Những cây có đường kính nhỏ, các cây bụi được phát quang bằng dao phát rẫy, những cây có
đường kính lớn được chặt đốn bằng máy cưa chạy xăng.
Trình tự phát quang được tiến hành từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Cây phát quang được vận chuyển bằng thủ công ra bãi chứa.
Phạm vi phát quang trong phạm vi hố móng.
5. Bãi thải, bãi chứa:
Bãi thải:
Được đặt tại khu vực (1a) và (1b) ( xem bản vẽ kèm theo ).
Diện tích bãi thải khoảng: 426.198,00m2 - Dung tích chứa khoảng: 1.335.000m3 chặt đất đá thải.
Khoảng cách trung bình từ các vị trí đào đất đến bãi thải = 2,0 km.
Bãi chứa:
Được đặt tại vị trí theo tọa độ: (T1: 167.271,60; 1.387.199,00; T2: 167.297,60; 1.387214,15; T3: 167.360,22; 1.387.048,72; T4: 167.427,06;
1.387.069,40; T5: 167.417,01; 1.386.803,70; T6: 167.543,80; 1.386.842,66 ).
Diện tích bãi chứa khoảng 30.030m2, dung tích bãi chứa khoảng 100.000m3. Chiều cao đắp trung bình 5m.
Khoảng cách trung bình từ vị trí đào đến bãi đất chứa = 2,0km.
Bãi thải đảm bảo không để đất đá tràn xuống lòng sông.
( Xem mặt bằng bố trí bãi thải và các mặt cắt ngang )
6. Rào chắn và biển báo thi công:
Nhà thầu sẽ lắp dựng rào chắn tại phía trước khu vực thi công khoan nổ mìn, tại vị trí này lắp đặt các biển báo thi công. Trong quá trình thi công nổ
phá tại các vị trí đường giao thông, đường mòn và các khu vực có người qua lại... có người cảnh giới để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và gia
súc.
7. Văn phòng Ban điều hành công trường:

Văn phòng được xây dựng trong khu lán trại gần vị trí thi công (xem bố trí mặt bằng thi công), để chỉ đạo trong quá trình thi công. Văn phòng này
có đầy đủ phương tiện liên lạc với bên ngoài như: điện thoại, fax, máy tính và là nơi làm việc của các cán bộ kỹ thuật quản lý điều hành, chỉ huy mọi
hoạt động trên công trường.
Nhà thầu sẽ thông báo đến Chủ đầu tư để dễ dàng thông tin liên lạc trong suốt quá trình thi công giám sát công trình. Ngoài ra trong văn phòng
trang bị một số thiết bị cần thiết như: bình cứu hỏa, dụng cụ an toàn lao động...
8. Nhà vệ sinh công trường:
Xây dựng nhà vệ sinh tự hoại và cung cấp nước đầy đủ để không ảnh hưởng đến môi trường và điều kiện ăn ở của cán bộ công nhân viên.
Thoát nứơc sau khi qua bể phốt nước đảm bảo tiêu chuẩn thải ra ống thoát nước chung của khu vực.
9. Nhà ở cán bộ, công nhân viên:


Được bố trí tập trung ( có bản vè thiết kế kèm theo ).

10.Bãi tập kết thiết bị:
Được bố trí tập trung ( có bản vè thiết kế kèm theo).
11. Nước phục vụ thi công: ( tính cho cường độ cao nhất )
11.1, Mục tiêu của hệ thống cấp nước :
* Mục tiêu chung :
- Hệ thống cấp được xây dựng như sau:
+ Nước sạch dùng cho sinh hoạt: 1.298 các bộ chiến sỹ.
+ Nước dùng cho thi công: Trộn bê tông, rửa xe máy.
* Nước sạch chi sinh hoạt:
- Tiêu chuẩn dùng nước trong một ngày đêm cho cán bộ chiến sỹ chọn 150l/người/ngày đêm.
- Lượng nước sinh hoạt cần thiết trong một ngày đêm:
Q = 0,15x1.298 = 194,7 m3/ ngày đêm.
- Lượng nước thất thoát ( 10 % ) = 19,5 m3/ ngày đêm.
- Tổng lượng nước cần trong một ngày đêm: 214 m3/ ngày đêm.
- Một ngày trạm bơm làm việc 2 ca ( 12 giờ / ngày. Lượng nước cần trong một giờ là:
Qh = 214 m3/12 = 17,8 m3/ giờ.
Qs = 17,8 x 1000/3600 = 4,95 l/s.

* Nước dùng trong thi công:
-

Lượng nước cần để phục vụ thi công: trạn bê tông, rửa xe máy là 300 m3/ ngày đêm.
Lượng nước thất thoát 10% : 30 m3 ngày đêm.
Tổng lượng nước cần trong một ngày đêm: 330 m3 / ngày đêm.
Thời gian làm việc: 8 giờ / ngày.
Lượng nước cần bơm trong một giờ là: Qh= 330m3/8 giờ = 41,25 m3/ giờ.

11-2, Phương án cấp nước:
Phương án cấp nước tính toán căn cứ vào nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất của 2 khu phụ trợ như sau:
- Khu phụ trợ số 1: Gồm: 4 khu nhà ở công nhân; 1 khu Ban ĐH,1 xưởng sửa chữa xe máy,1 trạm trộn bê tông,1 kho vật tư.Tổng diện tích 4,036


ha(Khu PT số 1 GĐI và Khu PT số 1 GĐ II).
- Khu phụ trợ số 2: Gồm 6 khu nhà công nhân, 1 khu trạm nghiền sàng và bãi chứa vật liệu, 1 bãi đỗ xe máy, 1 trạm xăng dầu. Tổng diện tích 7,59
ha.
* Nước dùng cho sinh hoạt :
- Khối lượng 2 giếng khoan ( Tính cả khảo sát, dự phòng ) với chiều sâu 150m trong đá GK1 là 75m, GK2 là 75m.
- Giếng khoan 1:
+ Công suất dự kiến: 120 m3/ ngày đêm.
+ Đường kính ban đầu: 152 mm từ 0 -:- 65m, kết thúc 132mm.
+ Ống chống đặc 140 mm từ 0 -:- 12 m.
+ Ống chống lọc đục lỗ 140 mm từ 12 -:- 65 m.
- Giếng khoan 2:
+ Công suất dự kiến: 100 m3/ ngày đêm.
+ Đường kính ban đầu: 152 mm từ 0 -:- 65m, kết thúc 132mm.
+ Ống chống đặc 140 mm từ 0 -:- 12 m.
+ Ống chống lọc đục lỗ 140 mm từ 12 -:- 65 m.
Điều kiện thi công: thuận lợi.

* Nước dùng trong sản xuất : Khai thác nước sông Srêpok sau đó lọc qua lắng và đưa ra phục vụ sản xuất: đổ bê tông, rửa xe máy.
11-3, Quy mô, kết cấu và giải pháp hệ thông cấp nước:
* Hệ thống nước sinh hoạt :
- Giếng khoan thăm dò và khai thác nước ngầm: 02 giếng.
- Lắp đặt thiết bị máy bơm nước giếng khoan và bơm đẩy lên bể chứa.
- Xây dựng 2 bể chứa 100 m3.
- Công nghệ trạm bơm và lắp đặt đường ống từ máy bơm lên bể chứa và từ bể chứa đến các điểm dùng nước.
- Lắp đặt hệ thống điện cho trạm bơm.
- Giếng khoan:
Để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dùng nước ta căn cứ vào thông số lưu lượng
Q ( l/s ) = 5,8 l/s có nghĩa là giếng phải đảm bảo lưu lượng này. từ kết quả khảo sát đo điện vật lý và căn cứ vào địa hình của khu vực thiết kế 02
giếng khoan co Q = 6 l/s sẽ thoả mãn nhu cầu trên.
Giếng khoan được thiết kế như sau:
- Số lượng giếng khoan: 02 giếng.
- Chiều sâu: Giếng số 1 là 75m, giếng số 2 là 75m.
- Năng suất giếng số 1: Q = 3,0 l/s.
- Năng suất giếng số 2: Q = 3,0 l/s.
- Kết cấu ống chống, ống lọc PVC D140 mm.
- Chiều sâu ống chống: 65 m.
- Thiết bị máy bơm và công nghệ lắp đặt:


Tại mỗi giếng khoan lắp đặt một máy bơm chìm để bơm nước từ giếng khoan lên bể chứa. Việc lựa chọn thông số kỹ thuật máy bơm dựa trên cơ sở
tính toán thuỷ lực EPANET và chương trình WINPUMS cho các chỉ tiêu kỹ thuật như sau: Công suất, lưu lượng, cột áp ... được lựa chọn tối ưu, chỉ số
tính toán như sau:
- Lưu lượng: Q = 3,2 l/s.
- Cột áp: H ( m) = 75 m.
- Công suất: Pe = 5,5 KW.
Chọn máy bơm Capari của Ý có.
- Lưu lượng: Q = 18 – 7,2 m3/h.

- Cột áp: H(m) = 50 -:- 12- m.
- Công suất Pe = 5,5 KW. Hiệu suất: Eta = 65,5%.
+ Bể chứa nước:
- Căn cứ vào tính toán thuỷ lực đường ống vị trí đặt bể có cao trình 415m.
- Yêu cầu kỹ thuật: dung tích 100m3, kiến trúc hợp lý phù hợp với cảnh quan xung quanh, không thấm rỉ nước, dễ sử dụng bảo quản và bảo dưỡng,
kết cấu gọn, sử dụng lâu dài.
- Hệ thống đường ống:
Trên cơ sở tính toán lựa chọn đường ống chính để dẫn nước đến các điểm cần dùng nước có đường kính D90. để dễ thao tác và hiệu quả nên dùng
ống PVC có đường kính D90 mm, dày 3,8 mm. Tổng chiều dài đường ống khoảng 1000m. ống nhánh dùng ống PVC D60 chiều dài 1200m.
- Hệ thống điện:
Công suất tiêu thụ của trạm bơm với 2 máy bơm là 11 KW được lấy từ đường điện có sẵn tại khu phụ trợ.
* Hệ thống nước phục vụ cho sản xuất:
- Lắp đặt thiết bị máy bơm nước từ sông Srê pok và bơm đẩy lên bể chứa.
- Xây dựng 2 bể chứa 100 m3 ( một bể lọc và một bể chứa nước đã lọc).
- Công nghệ trạm bơm và lắp đặt đường ống từ máy bơm lên bể chứa và từ bể chứa đến các điểm dùng nước.
- Lắp đặt hệ thống điện cho trạm bơm.
- Nhà quản lý.
- Thiết bị máy bơm và công nghệ lắp đặt:
Lắp đặt 2 máy bơm ( 1 máy dự phòng ) để bơm nước từ sông Srê pok lên bể chứa. Việc lựa chọn thông số kỹ thuật máy bơm dựa trên cơ sở tính
toán thuỷ lực EPANET và chương trình WINPUMS cho các chỉ tiêu kỹ thuật như sau: Công suất, lưu lượng, cột áp... được lựa chọn tối ưu, chỉ số tính
toán như sau:
- Lưu lượng: Q = 50 m3/h.
- Cột áp: H (m) = 40m.
Chọn máy bơm Ebara của Nhật có:
- Lưu lượng: Q = 50 m3/h.
- Cột áp : H ( m ) = 40 m.
- Công suất: Pe = 10 KW. Hiệu suất: Eta = 72 %.
+ Bể chứa nước:
- Căn cứ vào tính toán thuỷ lực đường ống vị trí đặt bể có cao trình.
+ Yêu cầu kỹ thuật: Xây dựng 2 bể dung tích mỗi bể 100 m3 ( bể lọc và bể chứa nước sạch ), kiến trúc hợp lý phù hợp với cảnh quan xung quanh,

không thấm rỉ nước, dễ sử dụng bảo quản và bảo dưỡng, kêt cấu gọn, sử dụng lâu dài.


+ Hệ thống đường ống:
Trên cơ sở tính toán lựa chọn đường ống chính để dẫn nước đến các điểm cần dùng nước có đường kính D 90. Dễ thao tác và hiệu quả nên dùng ống
PVC có đường kính D 90 mm, dày 3,8mm. Tổng chiều dài đường ống 800m. ống nhánh dùng đường ống PVC D 60 chiều dài 500m
+ Hệ thống điện:
Công suất tiêu thụ của trạm bơm cho 2 máy 120 KW lấy từ nguồn điện có sẵn tại khu đầu mối.
12, Thiết kế hệ thống cấp điện :
12.1 Công suất sử dụng điện:
12.2 Trạm biến thế:
Căn cứ vào nhu cầu điện năng tiêu thụ nêu trên chọn trạm biến thế như sau:
- 1 Trạm biến áp = 750 KVA đặt tại khu phụ trợ số 1.
- 1 trạm biến áp = 560 KVA đặt tại hạ lưu bên phải đập tràn (gần khu vực đầu cầu sang bờ trái). Cung cấp điện năng cho khu phụ trợ số 2
( Xem bản vẽ bình đồ tổng thể )
13. Thoát nước hố móng:
Việc xử lý thoát nước hố móng là thoát nước mưa và nước mặt trong hố móng ( nước ngầm chẩy ra từ các khe nứt, lỗ rồng .. ). Dự kiến dùng máy
bơm, bơm từ đáy móng lên hố thu đã đặt sẵn đường ra ống thoát nước khu vực. Hệ thống thoát nước này được làm ngay từ khi bắt đầu thi công
công trình.
14. Đường thi công :
Đường vận thi công chính được thiết kế và thuyết minh riêng do nhà thầu tự khảo sát thiết đường thi công chính gồm có : đường từ đập chính đi mỏ
đất H, đường đi kho thuốc mổ...
Đường thi công trong hố móng được thiết kế thuận lợi để phục vụ thi công công tác đào đất trong hố móng thuận lợi cho việc bố trí dây truyền đào
đất.
V. BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐÀO HỐ MÓNG ĐẬP TRÀN:
A. BIỆN PHÁP CHUNG:
1. Công tác đào đất:
Ngay sau khi có đường thi công vào khu vực đập tràn nhà thầu sẽ tiến hành làm ngay các công trình phụ trợ, tập kết thiết bị thi công. Công tác
chuẩn bị được tiến hành trong vòng một tháng.
Nhà thầu sử dụng máy đào bánh xích dung tích gầu 1,25m3 đến 2,3m3 để đào đất, đất được đào theo từng cấp dọc theo sườn đồi với độ dốc không

quá 18%. Đất đào đến đâu được vận chuyển bằng ô tô tải 12T đến bãi thải ( hoặc bãi trữ ) ngay đến đó.
Sơ đồ bố trí 1 khoang đào: 2 máy đào, 1 máy ủi, 10 xe vận chuyển.
Tổng số thiết bị thi công chính: ( xem bảng dưới )
Cự ly vận chuyển trung bình = 1km.


2. Công tác khoan nổ mìn:
Khi có mặt bằng thi công đào đá, tiến hành triển khai công tác khoan nổ mìn.
Kế hoạch nổ mìn: Nhà thầu sẽ thông báo lịch nổ mìn cho Ban QLDA, các đơn vị liên quan trên công trường và địa phương bằng văn bản và trên
phương tiện thông tin đại chúng. Thời gian nổ mìn hàng này từ 11h30 đến 12h30 và từ 16h30 đến 18h30.
Biện pháp khoan: Máy khoan Tam Roock là máy chủ đạo để khoan nổ phá nổ khối lượng chính kết hợp nhân công và máy khoan cầm tay để khoan
phá những vị trí mặt bằng hẹp và khoan phá tạo phẳng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thiết kế.
Lắp đặt thuốc nổ: thuốc nổ được chế tạo sẵn dạng thỏi với 2 lọai đường kính phù hợp với 2 loại hố khoan ( 64 và 105mm ). Sau khi khoan xong,
dùng thủ công để đặt thuốc nổ vào lỗ khoan, lắp kíp, rải dây và gây nổ.
Biện pháp gây nổ: dùng kíp vi sai và gây nổ bằng điện. Mỗi ngày tiến hành 2 đợt nổ vào 11h30 và 16h30 hàng ngày.
Thiết bị thi công chính:
- Máy khoan đá 105mm + khoan phụt: 5-:-11 bộ.
3. Công tác xúc và vận chuyển đá:
Ngay sau mỗi đợt nổ, đá nổ mìn được hất trả xuống phía dưới móng sau mỗi đợt nổ. Nhà thầu tiến hành dùng máy đào 2,3m3 máy ủi để san ủi và
xúc lên xe vận chuyển đến bãi thải. Nhà thầu sẽ tập trung toàn bộ nhân lực và thiết bị giải phóng phía dưới hố móng trước khi tiến hành đợt nổ tiếp
theo.
Thiết bị thi công chính ở thời kỳ cao điểm nhất:
B. BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT
1. Đào móng đập tràn đợt I:
1.1. Công tác chuẩn bị:
Sau khi nhận mặt bằng công trình ( Hố móng Đập tràn đợt I ), tổ chức phân chia khu vực thi công, chuyển cất dấu tim mốc, cắm cọc biên, tiến hành
phát quan toàn khu vực.
Thi công lắp đặt lán trại tạm và các khu phụ trợ, làm đường thi công, làm đường thoát nước mưa, tiến hành các biện pháp đảm bảo an toàn như làm
trạm bảo vệ, cổng bảo vệ, đặt các bảng hiệu công trình, biển báo hiệu, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng...
a. Tổ chức công trường thi công:

- Tổ chức 2 đơn vị thi công đào hố móng đập tràn gồm: Công ty xây dựng 384 và công ty xây dựng 470.
- Phân chia theo phương án cắt ngang hố móng đập tràn tại mặt cắt số 12 ( k0+88 ) tại khe tụ thủy cuối sân tiêu năng Hạ lưu đập tràn ( Theo bản
vẽ thiết kế kỹ thuật giai đoạn I )
- Công ty xây dựng 384 thi công từ mặt cắt số 12 ( K0+88 ) về phía thượng lưu đập tràn.
- Công ty xây dựng 470 thi công từ mặt cắt số 12 ( K0+88 ) về phía hạ lưu đập tràn.
- Mỗi đơn vị tổ chức một dây truyền thi công đào hố móng hoàn chỉnh và phối hợp chặt chẽ với nhau, thông qua sự chỉ đạo thống nhất của Ban điều
hành và tuân thủ các phương án, giải pháp thi công chủ yếu nhằm tổ chức thi công nhịp nhàng có hiệu quả.
- Nhu cầu nhân lực: 180 người - bố trí mỗi đơn vị 90 người.
1.2. Tổ chức định vị công trình:
Trước khi thi công phải tiến hành bàn giao tim mốc và lưới khống chế thi công giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công. Cọc mốc chuẩn phải được làm
bằng bê tông đặt ở vị trí không vướng vào công trình và được bảo vệ trong suốt quá trình thi công.
Trên cơ sở mặt bằng quy hoạch được phê duyệt, tiến hành định vị công trình. Dùng máy trắc đạc để định vị tim trục, định vị biên hố móng, các mặt
cắt ngang và dấu tim mốc ra ngoài phạm vi thi công. Kiểm tra lại kích thước mặt bằng thực tế trước khi tiến hành thi công.


1.3. Công tác đào đất đá:
Biện pháp đào đất đá hố móng công trình sử dụng cơ giới kết hợp với thủ công. Sử dụng máy đào gầu nghịch bánh xích có dung tích gầu từ 1,25 -:2,3 m3 ( đào đá dùng máy đào 2,3 m3 ) kết hợp với ô tô vận chuyển và máy ủi để ủi gom đống, đào bốc xúc lên xe v/c.
- Đối với các khu vực sườn đồi dốc, áp dụng giải pháp thi công đào cắt tầng từ trên xuống theo mặt cắt thiết kế, vận chuyển ra bãi thải.
- Đối với các Tầng địa chất đất hoặc đất đá xen kẽ, gồm các tầng edQ+eQ, IA1, IA2 áp dụng biện pháp thi công đào trực tiếp bằng máy đào, bốc xúc
lên xe vận chuyển ra bãi thải quy định, thiết bị thi công gồm máy đào, máy ủi và xe vận chuyển.
- Khi thi công đến các Tầng địa chất là các lớp đá liên tục gồm các tầng IB, II tiến hành xác định biên và cao độ tầng đá ( Mặt lớp IB ). Áp dụng biện
pháp khoan nổ kết hợp đào bốc xúc lên xe vận chuyển ra bãi thải, theo phương pháp cắt tầng tạo mặt thoáng. Chia thành các khu vực khoan nổ và
bốc xúc, thường xuyên luân chuyển trong quá trình thi công. Chiều sâu mỗi tầng nổ pháp từ 4m-:-5m, khoan xiên đối với khu vực gần mái ta luy,
theo thiết kế nổ phá chi tiết kèm theo.
- Đối với khối lượng đất đá từ cao trình 420 trở lên, do địa hình cao và dốc xe vận chuyển không lên được, áp dụng biện pháp: Sử dụng máy đào kết
hợp với nổ phá và máy ủi để đào ủi đất đá xuống cơ 415,0m, cự ly vận chuyển = 50m, sau đó mới bốc xúc lên xe vận chuyển ra bãi thải 1a và 1b.
Tổng khối lượng đào đất đá áp dụng biện pháp này ( đào, bốc xúc 2 lần =41.188m3 . )
- Đối với khối lượng đất đá từ cao trình 420,0m trở xuống sử dụng máy đào, kết hợp nổ phá bốc xúc lên xe vận chuyển ra bãi thải 1a và 1b theo
đường thi công.
- Đối với các khu vực sườn đồi thoải, có tầng đất đắp tận dụng tiến hành bóc hữu cơ vận chuyển ra bãi thải, sau đó đào đất đắp tận dụng vận chuyển

ra bãi trữ, các tầng đất đá còn lại tiến hành thi công như trên.
- Khối lượng đất đá đào hố móng đợ I vận chuyển ra bãi thải 1a = 150.000m3 cự ly vận chuyển = 1.000 m. ( Tính từ trọng tậm hố móng đợt I đến
trọng tâm bãi thải 1a ).
- Khối lượng đất đáđào hố móng đợ I vận chuyển ra bãi thải 1b = 157.140m3 cự ly vận chuyển = 1.000 m. ( Tính từ trọng tậm hố móng đợt I đến
trọng tâm bãi thải 1b ).
Sau khi đào xong tiến hành công tác định vị tim mốc, cao độ công trình để chuẩn bị cho công tác thi công phần việc tiếp theo.
1.4 .Công tác khoan phá đá nổ mìn:
a. Phạm vi công việc:
-

Thiết kế nổ phá và trình duyệt.
Lập hộ chiếu nổ mìn.
Đào ủi vận chuyển đá ra khỏi phạm vi tuyến công trình.
Hoàn thiện và lập mạng nổ tiếp theo cho đến kết thúc.

b. Thiết kế biện pháp tổ chức thi công:
-

Xác định cắm tuyến thi công từ tim đến 2 bên chỉ giới.
Chia đoạn lập thiết kế lỗ khoan nổ và chiều sâu tác dụng.
Tổ chức khoan lỗ nổ mìn theo thiết kế đã định.
Nhồi thuốc nổ mìn.
Kiểm tra an toàn và cho ủi xúc đoạn dẹp đá sau khi nổ của một đợt.

c. Tổ chức thi công:
- Sử dụng công nhân đã được đào tạo về khoan nổ mìn để thi công phá nổ.
- Sử dụng máy khoan đá để khoan lỗ tra mìn.


- Kiểm tra xác nhận lỗ khoan theo thiết kế đã lập.

- Công nhân tra thuốc, lắp kíp điện và gây nổ bằng điện.
d. An toàn trong nổ phá:
-

Thông báo giờ nổ mìn trên phương tiện thông tin đại chúng.
Bố trí gác chắn hai đầu cách xa bằng chiều dài an toàn đã thiết kế ( đá bay xa nhất ).
Bảng nội quy nổ mìn quy định dựng ở hai đầu đoạn tuyến thi công.
Có kho thuốc nổ kíp nổ được cơ quan quản lý phê duyệt.
Lập hộ chiếu và duyệt chiếu nổ mìn từng ngày, mỗi đợt nổ và hình thức nổ.
Bố trí cán bộ chỉ huy nổ và kiểm tra an toàn sau nổ.
Khi có mìn phải tuân thủ: cấm người và các phương tiện qua lại theo đúng thời gian quy định.
Xử lý mìn theo đúng quy trình, quy định.

e. Làm các thủ tục trước khi thi công:
- Tờ trình xin cấp phép được thi công nổ phá với các cơ quan quản lý địa phương thi công.
- Đăng ký cho công nhân đi đào tạo nổ phá hoặc hợp đồng thuê người làm công tác nổ mìn chuyên nghiệp.
- Lập kho thuốc nổ, kíp nổ trình duyệt cơ quan quản lý địa phương chấp nhận gồm: khối lượng kho chứa kíp, thuốc nổ, giấy phép cáp phép của địa
phương cho xây dựng kho; thời gian chứa thuốc cho thi công và tiến độ thực hiện; các biện pháp chống cháy, chống sét cho kho.
1.5.Bãi thải và bãi trữ đất .
- Bố trí bãi thải của đập tràn ở 2 khu vực: Bãi thải bên phải thượng lưu đập tràn và bãi thải dọc theo bên phải đường thi công đập tràn đi mỏ đất H
đến mép bờ sông - kỹ hiệu (1a) và (1b).
( Xem mặt bằng bố trí tổng thể )
- Bãi thải thượng lưu đập tràn đổ đá đến cao độ 391,0m đối với khu vực nằm trong phạm vi dẫn dòng của thượng lưu đập tràn và chứa đá thải đến
cao độ 407,0m đối với khu vực còn lại, cách biên dẫn dòng 20,0m. đất thải chứa bên dưới, đá thải phủ trên bề mặt và chùm mái ta luy với độ dốc
1/1,5. - Cự ly vận chuyển trung bình ra bãi thải số 1a = 1.000m, trữ lượng bãi thải = 200.000m3 đất đá rời, tương đương 150.000 m5 chặt.
( Xem mặt cắt ngang chi tiết )
- Bãi thải dọc theo bên trái đường thi công đập tràn đi mỏ H – chứa đất đến cao độ 395,0m. phương pháp chứa đất đá thải như trên. Cự ly trung
bình ra bãi thải = 1.000 m. Trữ lượng bãi thải = 1.337.245 m3 rời, tương đương: 1028.650 m3 chặt.
( Xem mặt cắt ngang chi tiết )
- Tổng diện tích bãi thải = 32,62 ha. Tổng khối lượng chứa đất đá thải = 1.537.245 m3 rời tương đương 1.198.650 m3 chặt. Khối lượng đất đá thải

Giai đoạn 1 ( đào móng tràn đợt I ) chứa đầy bãi thải số 1a được 150.000m3 khối lượng còn lại vận chuyển ra bãi thải số 1b = 150.000m3.
- Bãi trữ đất: Bố trí bên trái đường thi công đập tràn đi mỏ H – Ký hiệu (2). Nằm ở bên phải đường thi công vào cửa nhận nước diện tích bãi trữ 3,0
ha, khối lượng trữ đất tận dụng 100.000 m3.
1.6.Đường vận chuyển đất đá ra bãi thải và bãi trữ:
* Đường vận chuyển đất đá hố móng đập tràn giai đoạn I:
- Bố trí đường vận chuyển thành 3 trục trong khu vực hố móng đập tràn ở các cao trình: 415,0m; 407,0m; và 396,0m. Các trục đường này được nối
với nhau bằng hệ thống các đường lên xuống theo sườn đồi và nối với đường thi công đập tràn đi mỏ đất H đi về các khu vực bãi thải 1a và 1b.
- Ngoài ra còn bố trí các hệ thống đường nhánh từ đường thi công đi vào các nhu vực bãi thải và bãi trữ: 1a, 1b và 2.
( Xem mặt cắt ngang bãi thải ).
- Chiều dài đường vận chuyển đất đá đào hố móng đợt I đến bãi thải 1a ( tính từ trọng tâm hố móng đến trọng tâm bãi thải 1a) = 1.000m.


- Chiều dài đường vận chuyển đất đá đào hố móng đợt I đến bãi thải 1b (từ trọng tâm hố móng đến trọng tâm bãi thải 1b) = 1.000m.
- Đối với đất đào tận dụng được vận chuyển ra bãi trữ số 2 theo đường thi công đập tràn đi mỏ H - chiều dài đường vận chuyển = 1.000m.
1.7.Thoát nước hố móng:
- Hố móng đập tràn đợt I đào đến cao trình 396,0m và ở trên sườn đồi cao hơn các khu vực lân cận nên có khả năng thoát nước tốt. Vì vậy chỉ cần
bố trí hệ thống rãnh thoát nước mặt và thoát nước ngầm thải ra sông và các khe suối, chưa cần sử dụng hệ thống máy bơm ở giai đoạn đào hố móng
đợt I.
- Trong quá trình đào hố móng đợt I, tạo độ dốc nang và dốc dọc mặt bằng của các tầng thi công từ 2-:-3%, về phía sông và các khe suối, kết hợp
với các hệ thống rãnh dọc và ngang để dảm bảo khả năng thoát nước mặt và nước ngầm tốt.
1.8.Công tác thải và trữ đất đá
Đất hữu cơ và đá được đào bóc và xúc lên xe vận chuyển đến bãi thải. Tại vị trí bãi thải bố trí 2 máy ủi và đầm đất thải. Chiều cao đắp trung bình
khoảng 5m.
Đường vận chuyển đất đến bãi thải có kết cấu rộng 10m, lớp đất nền đầm chặt dày 0,5m, lớp mặt bằng đá thải tận dụng từ hố móng tràn được lu lèn
chặt.
Đất đồi được đào và vận chuyển đến bãi trữ tại đây bố trí 1 máy ủi để san ủi. Chiều cao bãi đất dự trữ khoảng 5m.
2: Đào móng đập tràn đợt II:
2.1. Công tác chuẩn bị:
Sau khi nhận mặt bằng công trình ( hố móng Đập tràn đợt II ), tổ chức phân chia khu vực thi công, chuyển cất dấu tim mốc, cắm cọc biên, tiến hành
phát quan toàn khu vực.

Thi công lắp đặt lán trại tạm và các khu phụ trợ, làm đường thi công, làm đường thoát nước mưa, tiến hành các biện pháp đảm bảo an toàn như làm
trạm bảo vệ, cổng bảo vệ, đặt các bảng hiệu công trình, biển báo hiệu, lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng...
1.1 Nhân lực: 600 người.
1.2 Thiết bị thi công:
- Máy đào 1,25 -:- 2,5 m3 : 10 cái.
- Máy ủi 110 -:- 180 CV : 6 cái.
- Ô tô 12 tấn : 40 cái.
- Máy khoan D65-:-105 : 10 cái.
1.3 Vật tư:
- Thuốc nổ và bộ phận gây nổ: 343,0 tấn thuốc nổ và các bộ phận đi kèm.
2.2. Tổ chức định vị công trình:
Trước khi thi công phải tiến hành bàn giao mốc chuẩn và cao độ chuẩn giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công. Cọc mốc chuẩn phải được làm bằng bê
tông đặt ở vị trí không vướng vào công trình và được bảo vệ trong suốt quá trình thi công.
Trên cơ sở mặt bằng quy hoạch được phê duyệt, tiến hành định vị công trình. Dùng máy trắc địa trắc đạc để định vị tim trục, kiểm tra lại kích thước
mặt bằng thực tế trước khi tiến hành thi công.
2.3. Công tác đào đất đá:
Biện pháp đào đất đá hố móng công trình sử dụng cơ giới kết hợp với thủ công. Sử dụng máy đào gầu nghịch bánh xích có dung tích gầu từ 1,2 -:2,3 m3 ( đào đá dùng máy đào 2,3 m3 ) kết hợp với ô tô vận chuyển và máy ủi để ủi gom đống, đào bốc xúc lên xe v/c.
- Đối với các khu vực sườn đồi dốc, áp dụng giải pháp thi công đào cắt tầng từ trên xuống theo mặt cắt thiết kế, vận chuyển ra bãi thải.


- Đối với các Tầng địa chất hoặc đất đá xen kẽ, đào trực tiếp bằng máy đào, bốc xúc lên xe vận chuyển ra bãi thải quy định – sử dụng máy đào, máy
ủi và xe vận chuyển.
- Đối với các Tầng địa chất là các loại đá liên tục, xác định biên và cao độ tầng đá. Tiến hành khoan nổ kết hợp đào bốc xúc lên xe vận chuyển ra bãi
thải, theo phương pháp cắt tầng tạo mặt thoáng. Chia thành các khu vực khoan nổ và bốc xúc và luân chuyển trong quá trình thi công. Chiều sâu
mỗi tầng nổ pháp từ 4m -:- 5m, khoan xiên đối với khu vực gần mái ta luy, theo thiết kế nổ phá chi tiết kèm theo. Cự ly trung bình ra bãi thải =
1.000 m.
- Đối với các khu vực sườn đồi thoải, có tầng đất đắp tận dụng tiến hành bóc hữu cơ vận chuyển ra bãi thải, sau đó đào đất đắp tận dụng vận chuyển
ra bãi trữ, các tầng đất đá còn lại tiến hành thi công như trên. Cự ly trung bình ra bãi thải = 1.000 m.
Sau khi đào xong tiến hành công tác định vị tim mốc, cao độ công trình để chuẩn bị cho công tác thi công phần việc tiếp theo.
2.4.Công tác khoan phá đá nổ mìn:

a. Phạm vi công việc:
-

Thiết kế nổ phá và trình duyệt.
Lập hộ chiếu nổ mìn.
Đào ủi vận chuyển đá ra khỏi phạm vi tuyến công trình.
Hoàn thiện và lập mạng nổ tiếp theo cho đến kết thúc.

b. Thiết kế biện pháp tổ chức thi công:
-

Xác định cắm tuyến thi công từ tim đến 2 bên chỉ giới.
Chia đoạn lập thiết kế lỗ khoan nổ và chiều sâu tác dụng.
Tổ chức khoan lỗ nổ mìn theo thiết kế đã định.
Nhồi thuốc nổ mìn.
Kiểm tra an toàn và cho ủi xúc đoạn dẹp đá sau khi nổ của một đợt.

c. Tổ chức thi công:
-

Sử dụng công nhân đã được đào tạo về khoan nổ mìn để thi công phá nổ.
Sử dụng máy khoan đá để khoan lỗ tra mìn.
Kiểm tra xác nhận lỗ khoan theo thiết kế đã lập.
Công nhân tra thuốc, lắp kíp điện và gây nổ bằng điện.

d. An toàn trong nổ phá:
- Thông báo giờ nổ mìn trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Bố trí gác chắn hai đầu cách xa bằng chiều dài an toàn đã thiết kế ( đá bay xa nhất ).
- Bảng nội quy nổ mìn quy định dựng ở hai đầu đoạn tuyến thi công.
- Có kho thuốc nổ kíp nổ được cơ quan quản lý phê duyệt .

- Lập hộ chiếu và duyệt chiếu nổ mìn từng ngày, mỗi đợt nổ và hình thức nổ.
- Bố trí cán bộ chỉ huy nổ và kiểm tra an toàn sau nổ.
- Khi có mìn phải tuân thủ: cấm người và các phương tiện qua lại theo đúng thời gian quy định.
- Xử lý mìn theo đúng quy trình, quy định.
e. Làm các thủ tục trước khi thi công:
- Tờ trình xin cấp phép được thi công nổ phá với các cơ quan quản lý địa phương thi công.


- Đăng ký cho công nhân đi đào tạo nổ phá hoặc hợp đồng thuê người làm công tác nổ mìn chuyên nghiệp.
- Lập kho thuốc nổ, kíp nổ trình duyệt cơ quan quản lý địa phương chấp nhận gồm: khối lượng kho chứa kíp, thuốc nổ, giấy phép của địa phương cho
xây dựng kho; thời gian chứa thuốc cho thi công và tiến độ thực hiện; các biện pháp chống cháy, chống sét cho kho.
2.5. Bãi thải và bãi trữ đất .
- Dọc theo bên trái đường thi công đập tràn đi mỏ H - chứa đất đến cao độ 395,0m. phương pháp chứa đất đá thải như trên. Trữ lượng bãi thải =
1.337.245 m3 rời, tương đương: 1028.650 m3 chặt.
- Bãi trữ đất: Bố trí bên trái đường thi công đập tràn đi mỏ H – Ký hiệu (2). Nằm ở bên phải đường thi công vào cửa nhận nước diện tích bãi trữ 3,0
ha, khối lượng trữ đất tận dụng 100.000 m3.
2.6. Đường thi công:
Đường thi công công tác đào đất đá hố móng đập tràn giai đoạn II:
- Hố móng đập tràn phía thượng lưu ( do công ty 384 phụ trách ) có đường thi công đi thẳng từ hố móng đập tràn ra đường công vụ đổ ra bãi thải số
số 1 nằm trên dọc 2 bên phải tuyến đường đi mỏ đất H - phía bờ sông hoặc đổ ra bãi trũ số 2 theo đường công vụ đã thiết kế. (có chọn lọc đá đào từ
hố móng đập tràn để phục vụ cho công tác làm mặt đường công vụ, công tác đổ đập chính. )
( đường đi mỏ đất H - đã được thiết kế ).
- Hố móng đập tràn phía hạ lưu đập ( do công ty 470 phụ trách ) có đường thi công đi trên mặt đê quây dọc ra đường công vụ đến bãi thải số 1 nằm
trên dọc 2 bên phải tuyến đường đi mỏ đất H - phía bờ sông hoặc đổ ra bãi trữ số 2 theo đường công vụ đã thiết kế. (có chọn lọc đá đào từ hố móng
đập tràn để phục vụ cho công tác là mặt đường công vụ, công tác đổ đập chính. )
- Đối với khối lượng đất đá ở trên cao do điều kiện địa hình dốc và bị giới hạn bởi mái đào hố móng đợt I, nên áp dụng biện pháp thi công thi công
mở đường lên cao, dọc theo sườn đồi để vận chuyển đất xuống bãi thải. ở những vị trí đường thi công không lên được sử dụng máy đào kết hợp nổ
phá và máy ủi đào đất đá ủi xuống đường thi công sau đó mới bốc xúc lên xe vận chuyển ra bãi thải.
- Chiều dài đường vận chuyển đất đá đào hố móng đợt I đến bãi thải 1a ( tính từ trọng tâm hố móng đến trọng tâm bãi thải 1a) = 1.000m.
- Chiều dài đường vận chuyển đất đá đào hố móng đợt I đến bãi thải 1b (từ trọng tâm hố móng đến trọng tâm bãi thải 1b) = 1.000m.

- Đối với đất đào tận dụng được vận chuyển ra bãi trữ số 2 theo đường thi công đập tràn đi mỏ H - chiều dài đường vận chuyển = 1.000m.
2.7.Thoát nước hố móng:
- Thoát nước hố móng đợt II vào mùa khô: mực nước thược lưu là 385,1m thì ta tiến hành thoát nước hồ móng bằng cách đào rãnh thoát nước có độ
dốc dốc dần ra sông với cao trình đầo hố móng > 385,1m.
- Thoát nước hố móng đập tràn đợt II: Vào mùa mưa, mực nước sông dâng cao trên cao trình hố móng, lượng nước thấm và nước mặt tăng cao, cần
sử dụng biện pháp tháo thoát nước bằng hệ thống máy bơm từ đáy móng lên hố thu đã được đặt sẵn đường thoát ra ống nước thoát khu vực. Hệ
thống thoát nước được làm ngay từ lúc bắt đầu thi công công trình.
Nhà thầu hoàn thành công tác đào đất đá hố móng và cuối năm 2004 nên việc thi công phải tiến hành qua cả mùa mưa nên việc thi công thoát nước
và thi công trên công trường rất phức tạp. Do đó để tính toán công suất máy bơm thoát nước hố móng theo lượng mưa trong mùa lũ. Với lưu lượng
khoảng 900 m3/ngày = 37,5 m3/h, Nhà thầu chọn công suất máy bơm là 2 máy công suất mỗi máy là 20 m3/h.
2.8.Công tác thải và trữ đất đá
Đất hữu cơ và đá được đào bóc và xúc lên xe vận chuyển đến bãi thải. Tại vị trí bãi thải bố trí 2 máy ủi và đầm đất thải. Chiều cao đắp trung bình
khoảng 5m.
Đường vận chuyển đất đến bãi thải có kết cấu rộng 10m, lớp đất nền đầm chặt dày 0,5m, lớp mặt bằng đá thải tận dụng từ hố móng tràn được lu lèn
chặt.
Đất đồi được đào và vận chuyển đến bãi trữ tại đây bố trí 1 máy ủi để san ủi. Chiều cao bãi đất dự trữ khoảng 5m.


__________________
VI.BIỆN PHÁP ATLĐ, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ, CÔNG TÁC BẢO HIỂM, AN TOÀN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.
1. Biện pháp bảo đảm an toàn lao động:
Công tác bảo đảm an toàn lao động luôn được đặc biệt chú trọng trên công trường và được tiến hành thực hiện tuân theo tiêu chuẩn và quy định
hiện hành:
- TCVN - 2287 - 78: Hệ thống tiêu chuẩn ATLĐ. Quy định cơ bản.
- TCVN 5308 - 1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng.
Để bảo đảm cho công tác an toàn lao động được tiến hành hiệu quả, Nhà thầu sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp sau:
1.1 Thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát chuyên trách về công tác an toàn lao động.
Ban chuyên trách ATLĐ công ty được thành lập gồm:
- Phó giám đốc phụ trách xây dựng : Trưởng ban.
- Trưởng phòng kế hoạch : ủi viên thường trực.

- Các trưởng phó phòng ban khác : ủi viên.
Ban chuyên trách của công ty có nhiệm vụ đề ra các chính sách, chế độ về ATLĐ và giám sát thực thi của các đơn vị thi công tại các công trường.
Công ty thường xuyên tổ chức các lớp học, hướng dẫn về việc lập nội quy ATLĐ, nhằm phổ biến đầy đủ và rộng rãi đến mọi công nhân, cán bộ trên
công trường.
Chuyên trách an toàn công trường là kỹ sư trực thuộc phòng quản lý kỹ thuật, an toàn về KCS trong ban chỉ huy công trường. Đây chính là người
trực tiếp giám sát chỉ đạo công tác ATLĐ tại công trường và đồng thời tập hợp thông tin báo cáo định kỳ về công ty.
Tất cả cán bộ và công nhân làm việc trên công trường đều phải quan tâm một cách tối đa đến sự an toàn của bản thân và của người khác. Cán bộ
công nhân trước khi tham gia thi công trên công trường sẽ đươc học và cam kết thực hiện nghiêm túc nội quy về ATLĐ về các quy định chung của
công ty trên công trường. Việc kiểm tra sức khỏe phù hợp và điều kiện sức khỏe tại công trường, mọi người đều được trang bị bảo hộ lao động trong
khi làm việc (Quần áo, giầy, mũ , dây an toàn, làm việc nơi ẩm ướt thợ điện phải có ủng, gang tay cách điện ...)
1.2.Xây dựng các nội quy ATLĐ trên công trường:
Ban chuyên trách về ATLĐ của nhà thầu đề ra các nội quy, qui định để đảm bảo công tác ATLĐ trong tổ chức thi công và tiến hành từng công việc.
- Mọi người tham gia thi công trên công trường đều được phát thẻ và phải trình báo bảo vệ khi ra vào công trường.
- Nhà thầu sẽ bố trí hàng rào tạm, lưới che để ngăn cách công trường với vên ngoài để đảm bảo an toàn cà an ninh cho công trường .
- Trên công trường sẽ bố trí biển baó , biển cấm và các biển hướng dẫn , khẩu hiệu thông báo phục vụ cho công tác an toàn. Những vị trí xét thấy
nguy hiểm cần cử người cảnh giới ban đêm cần có điện chiếu sáng báo hiệu.
- Toàn bộ công nhân làm việc trên công trường được học nội qui ATLĐ khi làm việc phải đội mũ bảo hộ, mặc quần áo đồng phục, đi giầy bảo hộ, đeo
kính bảo vệ và đeo dây an toàn khi cần thiết. Tuyệt đối cấm những người uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích thi công trên công trượng. Ai vi
phạm sẽ bị sử phạt theo đúng qui định.
- Nhà thầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thiết bị về an toàn lao động cho công trường và có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết cách sử dụng cho
từng công nhân.
- Ngoài ra tại công trường nhà thầu sẽ bố trí một trạm y tế có đầy đủ tủ thuốc cấp cứu và có cán bộ y tế thường trực để đảm bảo công tác sơ cấp
cứu trong các trượng hợp tai nạn xảy ra.


- Nhà thầu có thể kiểm tra định kỳ về sức khỏe, công tác bảo hộ và an toàn lao động tại từng công trường.
- Chỉ những người có chuyên môn, hiểu biết về máy móc và có sức khỏe mới được sử dụng máy móc thi công. Phải thường xuyên kiểm tra, bảo
dưỡng máy móc trước khi sử dụng, nếu thấy vấn đề gì phải báo cáo cho kỹ sư phụ trách để xử lý kịp thời. Sau mỗi ca làm việc phải cắt điện và thu
dọn, che đậy các thiết bị.
- Chỉ có thợ điện đủ trình độ mới được lắp đặt và giải quyết những vấn đề về điện.mọi trang thiết bị chạy điện đều phải được kiểm tra, bảo dưỡng

định kỳ về an toàn. Các thiết bị điện, dây dẫn điện phải được đấu cần thận và thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng đúng kỳ hạn. phải có biện pháp tiếp
đất cho các thiết bị điện nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng. Các dây nguồn trong công trường dẫn đến các vị trí khác nhau được chôn xuống đất
hoăc treo lên cao tránh không được vướng đường đi lại. Các hộp điện được đặt trên giá cao hơn mặt đất ít nhất là 50m kèm theo biển báo nguy hiểm
và chỉ có người có trách nhiệm mới được quyền sử dụng . Không được tùy tiện đấu điện, nhất thiết kỹ sư điện của công trường mới được cho phép
đấu điện.
1.3.Biện pháp thi công an toàn.
Nhà thầu sẽ lập biện pháp thi công chi tiết từng hạng mục để phổ biến cho người thi công trước khi tiến hành. Đồng thời song song với biện pháp thi
công, Kỹ sư cũng đưa ra các yêu cầu về công tác đảm bảo ATLĐ cần thiết cho từng công việc để tiến hành.
1.3.1.Một số nguyên tắc cơ bản khi thi công.
- Khi thi công trên cao phải có lan can và lưới an toàn.
- Thi côngphải đảm bảo cốp pha, sàn công tác, cần nghiệm thu xong mới đưa vào sử dụng.
- Vật liệu thu dọn được đổ vào đúng vị trí, cấm ném các vật từ trên cao xuống đất hơặc từ dưới lên.
- Thường xuyên theo dõi thời tiết để có kế hoạch phòng chống mưa bão.
1.3.2.Biện pháp thi công an toàn của một số công việc chính
a. Biện pháp an toàn khi hàn điện, hàn cắt hơi
Khi thi công công tác hàn, cắt kim loại cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Các máy cắt hàn có đầu nối dây và phải được che bọc cẩn thận.
- Khi hàn phải có biển hiệu và được che chắn.
- Thợ hàn được trang bị an toàn: như mặt nạ, gang tay...
- Chỉ được hàn trên cao khi có biện pháp chống cháy và biện pháp an toàn cho người đi lại phía dưới như đặt biển báo hiệu và căng lưới tại những vị
trí nguy hiểm, không đặt các vật liệu dễ cháy dưới khu vực đang thi công hàn cắt .
Do đặc điểm công tác thực hiện trong môi trường có nhiệt độ cao nên biện pháp ATLĐ và phòng chống cháy nổ sẽ đặc biệt quan tâm.
b. Biện pháp an toàn điện:
Khi sử dụng các thiết bị điện và khi công hệ thống điện cần tiến hành các biện pháp đảm bảo an toàn như sau:
- Công nhân điện cũng như công nhân vận hành các thiết bị điện phải được học tập, kiểm tra cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn
điện.
- Công nhân điện làm việc ở khu vực nào trên công trường phải nắm vững sơ đồ cung cấp điện ở khu vực đó.
- Sử dụng điện trên công trường có sơ đồ mạng điện, có cầu dao chung và các cầu dao phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công
trình khi cần thiết .
- Điện động lực và điện chiếu sáng phải làm hai hệ thống riêng, lắp đặt hệ thống cầu dao chống giật.

- Các đầu dây dẫn , cáp hở phải được cách điện, bọc kín , hoặc treo cao.


- Các dây dẫn phục vụ thi công ở từng khu vực công trình có dây bọc cách điện.
- Các dây đó phải mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn và ở độ cao ít nhất là 2.5m đối với mặt bằng thi công 5.0m đối với nơi có xe cộ qua lại. Các
dây dẫn điện có độ cao dưới 2.5m , kể từ mặt nền hoặc mặt sàn thao tác phải dùng dây cáp bọc cao su cách điện.
- Các thiết bị đóng cắt điện dùng để đóng cắt lưới điện chung tổng hợp và các đường dây phân đoạn cấp điện cho từng khu vực trên công trường
phải được quản lý chặt chẽ sao cho người không có trách nhiệm không thể tự động đóng cắt điện .
- Các cầu dao cấp điện cho từng thiết bị hoặc cho từng nhóm thiết bị có khóa chắc chắn.
- Các thiết bị đóng cắt điện , cầu dao. .. phải được để trong hộp kín , đặt nơi khô ráo an toàn và thuận tiện cho thao tác và xử lý sự cố .
- Khi cắt điện, phải đảm bảo sao cho các cầu dao hoặc các thiết bị cắt điện khác không thể đóng mạch . Trường hợp mất điện phải ngắt cầu dao đề
phòng nguy hiểm khi có điện trở lại.
c. Biện pháp an toàn nổ mìn:
- Thông báo giờ nổ mìn trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Bố trí gác chắn hai đầu cách xa bằng chiều dài an toàn đã thiết kế ( đá bay xa nhất ).
- Bảng nội quy nổ mìn quy định dựng ở hai đầu đoạn tuyến thi công.
- Có kho thuốc nổ kíp nổ được cơ quan quản lý phê duyệt.
- Lập hộ chiếu và duyệt chiếu nổ mìn từng ngày, mỗi đợt nổ và hình thức nổ.
- Bố trí cán bộ chỉ huy nổ và kiểm tra an toàn sau nổ.
Khi có mìn phải tuân thủ: cấm người và các phương tiện qua lại theo đúng thời gian quy định
1.4. Trang thiết bị phục vụ công tác ATLĐ
1.4.1. Trang thiết bị bảo hộ lao động
a, Phương tiện bảo vệ đầu
Để chống chấn thương ở đầu do vật rơi từ trên cao xuống, do va quệt, đập vào những vật treo lơ lửng , vật chướng ngại sắc nhọn ngang tầm đầu
công nhân làm việc trên công trường được trang bị mũ cứng bằng nhựa, trong khu vực thi công, bất cứ khi nào công nhân và kỹ sư cũng phải đội mũ
bảo hộ, đặc biệt tại những khu vực đang có tổ chức thi công trên cao. Mũ bảo hộ có quai đeo chắc chắn và được sản xuất bởi công ty có uy tín
Trong văn phòng công trường có thêm một số mũ dự trữ để khi có người ngoài đến làm việc có sẵn mũ trong trường hợp cần thiết.
b. Phương tiện bảo vệ mắt .
Nhà thầu trang bị cho công nhân các loại kính và tấm chắn , trong đó có hai loại chính :
Kính trắng .

Có tác dụng ngăn ngừa bụi, các vật rắn và hóa chất lỏng văng vào mắt trong khi làm việc như đập phá, chặt, cắt , khoan , đẽo, đục, mài nhẵn ,
đánh bóng vật liệu, vận chuyển, rót chất lỏng nóng , hóa chất.
Kính lọc sáng
Chống tia hồng ngoại, tử ngoại, tia sáng mặt trời khi làm việc như hàn điện , hàn hơi, làm việc ngoài trời nắng chói..
Khi thi công và các thao tác cần bảo vệ mắt luôn phải đeo kính.Những người làm việc ở các khu vực xung quanh nếu khôngcó biện pháp phòng tránh
, bảo vệ mắt hữu hiệu thì cũng phải đeo kính.
c. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp


Phương tiện lọc bụi
Khẩu trang được phát cho tất cả các kỹ sư, công nhân hoạt động trên công trường, số lượng và định kỳ phát được tiến hành theo các đặc thù công
việc trên công trường.
Phương tiện lọc khí
Mặt nạ, bán mặt nạ. Nhà thầu trang bị cho những trường hợp phải làm việcvới hóa chất như công tác sơn hoặc những công tác mà có lượng bụi quá
mức qui định .
d. Phương tiện bảo vệ tay
Để đề phòng chấn thương tay cho người lao động nhà thầu cấp phát các dụng cụ thủ công cầm tay có chất lượng tốt, dùng trang bị bảo hộ tay phù
hợp như găng tay được làm bằng vải dày vải bò vải bạt. riêng găng tay cách điện là găng tay cao su.
e. Phương tiện bảo vệ chân
Để chống tác động cơ học ( dẫm đinh và các vật sắc nhọn đâm , rơi vào chân ) dùng giầy da có lót kim loại ở gan bàn chân và bọc thép mũi chân .
Công nhân làm việcở những chỗ lầy lội luôn tiếp xúc với những chất ăn mòn như vôi , vữa,bê tông được phát ủng cao su .
Trong môi trường nguy hiểm về điện thì đượcphát giầy ủng cách điện.
1.4.2. Cấp phát bảo vệ cho công nhân
Tất cả các phương tiện như giầy, ủng, găng tay , quần áo bảo hộ ...Được nhà thầu cáp phát định kỳ cho các tổ đội lao động trước khi thi công theo
danh sách công nhân của từng tổ , đội
Các phương tiện bảo vệ đặc biệt như dây đai an toàn khi làm việc trên cao, kính hàn đặc biệt, quần áo chống cháy, ủng cách điện... Được thủ kho
cấp trực tiếp cho từng công nhân theo yêu cầu cuả kỹ sư phụ trách an toàn lao động của công trường và đề nghị của tổ, đội trưởng
1.4.3. Phòng y tế công trường:
Để đảm bảo sơ cấp cứu các tai nạn có thể xảy ra, các nhà thầu bố trí một phòng y tế tại công trường với đầy đủ dụng cụ y tế thuốc men và có y tá
thường trực

2. An ninh công trường.
- Để đảm bảo công tác an ninh trên công trường cũng như suốt quá trình thi công nhà thầu chúng tôi sẽ thực hiện các nội dung sau:
- Nhà thầu sẽ trình cho chủ đầu tư danh sách các cán bộ và công nhân làm việc hàng ngày tại công trình, chỉ có người có tên trong danh sách mới
được phép ra vào cổng công trình theo thời hạn qui định trong trường hợp cần phải thay đổi người nhà thầu sẽ gửi công văn trình chủ đầu tư phê
duyệt.
- Nhà thầu sẽ liên kết chặt chẽ với công an khu vực để đề ra các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự của khu vực công trường đang thi công được ổn
định, tránh trường hợp xảy ra gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công chung của công trường.
- Ban chỉ huy công trường sẽ cử ra một bộ phận chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn bảo vệ, nhóm này chuyên đưa ra các chỉ thị và
đưa ra các biện pháp bảo vệ cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn các tình huống xấu xảy ra trong công trường, chịu hoàn toàn trách nhiệm bảo quản
công trình, nguyên vật liệu, máy móc đưa vào sử dụng trong thời gian thi công.
- Sau giờ làm việc toàn bộ cán bộ công nhân viên không còn nhiệm vụ phải rời khỏi công trường để dễ dàng cho công tác đảm bảo an ninh trên công


trường.
3. Phòng chống cháy nổ.
3.1. Công tác phòng cháy nổ.
Không sử dụng chất nổ để phá vỡ cấu kiện trên công trường. Xăng dầu được chứa trong các bồn kín và được tập kết tại khu vực qui định.
Khi mài các dụng cụ kim loại không để trở thành nguồn phát nhiệt gây cháy nổ, nghiêm cấm việc đốt lửa sưởi ấm, đun nước, nấu ăn trong công
trường.
Tất cả các cán bộ , công nhân viên trên công trường được huấn luyện thực hành đề phòng hỏa hoạn.
Biện pháp hạn chế đám cháy lan rộng: trước khi tiến hành xây dựng công trình liên lạc và đặt quan hệ ngay với trạm PCCC gần nhất.
Khi có đám cháy hạn chế không cho lan rộng, tổ chức chữa cháy kịp thời.
3.2 Biện pháp chữa cháy:
a. Dập lửa.
Ngay từ khi phát hiện có cháy, lực lượng chữa cháy tại các công trường và các lực lượng thi công khác cần tiến hành ngay các công tác dập lửa. Sử
dụng các dụng cụ như: bình chữa cháy, cát, vải, chăn ướt, nước để dập lửa.
b. Dọn dẹp:
Sau khi ngọn lửa được dập tắt, kỹ sư phụ trách ATLĐ điều động nhân công dọn dẹp sạch sẽ khu vực bị cháy, các chi tiết, thiết bị, máy móc bị hỏng
cũng được tháo dỡ và vận chuyển ra khỏi khu vực.
d. Báo cáo điều tra nguyên nhân và rút kinh nghiệm:

Ngay sau khi phát hiện cháy, cần báo cáo ngay với cơ quan hữu quan để phối hợp trong công tác chữa cháy.
Sau đó nhà thầu cùng với cơ quan hữu quan sẽ cùng tiến hành công tác điều tra xác định nguyên nhân và lập thành báo cáo gửi các bên có liên
quan. Ngoài ra Nhà thầu cùng Chủ đầu tư sẽ tiến hành công tác đánh giá thiệt hại, xác định những hư hại và phần cần sửa chữa để có kế hoạch cụ
thể cho công tác thi công tiếp theo.
4. Đảm bảo an toàn giao thông:
Lập phương án vận chuyển thiết bị máy móc vật tư trong quá trình thi công theo đúng yêu cầu của Chủ đầu tư.
Trong công trường xe phải chạy theo đúng tốc độ quy định và tuân thủ nghiêm túc các hướng dẫn an toàn. Thiết bị máy móc thi công khi hết ca làm
việc phải tập trung đúng vị trí tránh gây ùn tắc, cản trở giao thông đi lại.
VII. BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
Công tác bảo đảm chất lượng công trình đựơc thực hiện thông qua việc kiểm tra , giám sát chất lượng các hạng mục, công tác xây lắp của hệ thống
quản lý chất lượng của nhà thầu và được tổ chức như sau:
1, Hệ thống quản lý chất lượng cấp công ty.


Đảm bảo kỹ thuật trong công tác thi công là vấn đề cốt lõi của chất lượng công trình , nhà thầu đã áp dụng theo mô hình quản lý hệ chất lượng
trong xây dựng TCXD ( hướng dẫn chung về áp dụng các tiêu chuẩn TCVN/ISO9000 cho các đơn vị thi công xây lắp trong xây dựng). Các thành viên
tham gia hệ chất lượng của nhà thầu được tổ chức theo cơ cấu sau:
- Giám đốc công ty.
- Phó Giám đốc phụ trách xây lắp .
- Trưởng phòng kỹ thuật công ty.
- Các chuyên viên theo dõi chất lượng.
- Chủ nhiệm công trình.
- Đội trưởng sản xuất.
- Cán bộ kỹ thuật thi công và công nhân kỹ thuật.
2, Hệ thống kiểm tra chất lượng tại hiện trường
Trước khi bắt đầu triển khai xây dựng công trình. Ban điều hành công trường sẽ được thành lập với nòng cốt là các cán bộ có kinh nghiệm và trình độ
chuyên môn cao. Ban chỉ huy công trường hoạt động theo sự chỉ đạo của Tổng công ty và đại diện cho các công ty trong việc thi công, điều phối
công việc và giám sát chất lượng công trình. Trong đó :
- Giám đốc điều hành
Chịu trách nhiệm quản lý thi công công trình và phân công các bộ phận giám sát, thực hiện các yêu cầu về chất lượng công việc

- Phó giám đốc - Kỹ sư trưởng
- Chịu trách nhiệm về vấn đề kỹ thuật thi công , thiết lập các phương án thi công và tổ chức giám sát chất lượng công việc
- Kỹ sư giám sát công trường
Chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên công việc trên công trình theo sự phân công được giao, hướng dẫn và hỗ trợ các tổ đội công nhân thực hiện
các biện pháp thi công và đảm bảo chất lượng công việc.
Đồng thời , để đảm bảo việc kết quả kiểm tra chất lượng của các công việc được khách quan và chính xác, bên cạnh việc chủ động giám sát chất
lượng công trình. Ban điều hành công trường sẽ thường xuyên phối hợp kiểm tra, đánh giá chất lượng thi công tại hiện trường cùng với các bộ phận
liên quan của các bên :
- Đại diện giám sát của nhóm thiết kế
- Đại diện của chủ đầu tư
- Đại diện tư vấn giám sát
- Phòng thí nghiệm hiện trường
3, Nội dung kiểm tra tại hiện trường:
a, Nội dung kiểm tra chất lượng:
- Kiểm tra vật liệu xây dựng ( Bằng các kết quả thử nghiệm cho thất là đạt yêu cầu chất lượng)
- Kiểm tra từng công đoạn thi công xây lắp
- Kiểm tra việc làm đúng theo những yêu cầu của thiết kế vẽ hình khối , kích thước công trình, chủng loại số lượng, chất lượng của vật liệu và thiết bị
lắp đặt


- Kiểm tra sự phù hợp theo các tiêu chuẩn , quy phạm hiện hành.
b, Kiểm tra và nghiệm thu kỹ thuật:
Tất cả các công việc, các hạng mục công trình đều được kiểm tra và nghiệm thu theo từng giai đoạn thi công tại các điểm dừng kỹ thuật. Việc kiểm
tra và nghiệm thu kỹ thuật được thực hiện tại hiện trường và thành phần gồm có đại diện của chủ đầu tư, đơn gị tư vấn giám sát, đơn vị thi công xây
lắp tại hiện trường, đơn vị lắp đặt thiết bị liên quan.
- Nghiệm thu công tác đất
- Nghiệm thu công tác đá
- Nghiệm thu cốt thép trước khi ghép cốp pha.
- Nghiệm thu cốp pha trước khi đổ bê tông .
- Nghiệm thu đáy móng trước khi đổ bê tông .

- Nghiệm thu đáy móng trước khi thi công móng.
- Nghiệm thu công tác đất trước khi làm móng.
- Nghiệm thu móng trước khi lấp đất.
- ......
d, Tổng kiểm tra nghiệm thu:
Trước khi bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình , hình thức tổng kiểm tra nghiệm thu được áp dụng với việc kiểm tra và lập biên bản nghiệm
thu đối với các vấn đề sau:
- Chất lượng công trình so với thiết kế.
- Chất lượng của các thiết bị lắp đặt trong công trình (nếu có).
- Điều kiện đảm bảo an toàn công trình và vệ sinh môi trường.
- Chất lượng hồ sơ thi công xây dựng và lắp đặt công trình.
VIII. CÔNGTÁC ĐO ĐẠC NGHIỆM THU
1, Công tác đo đạc mặt đá trước khi nổ mìn
Công tác đào đất được tiến hành theo từng khoang đào, sau khi dùng máy đào bóc hết lớp đất bề mặt khoang đào. Nhà thầu tiến hành đo đạc mặt
bằng máy toàn đạc hoặc kinh vĩ, sau đó trình kết quả lên chủ đầu tư để tiến hành nghiệm thu bề mặt đào đá. Sau khi được chủ đầu tư cho phép Nhà
thầu tiến hành thi công khoan phá nổ mìn.
Công tác đo đạc mặt đá được tiến hành như sau:
+ Viết phiếu yêu cầu nghiệm thukèm theo sơ đồ vị trí nghiệm thu.
+ Lập biên bản nghiệm thu với kỹ thuật giám sát A Hiện trường.
+ Thống nhất số liệu và kết quả nghiệm thu – Ban A xác nhận.
- Sau khi đào đất xong một khoang đào, tiến hành xác định vị trí 4 góc của khoang đào dựa vào các mốc lưới khống chế thi công từ đó tính ra diện
tích bề mặt đào đá.
- Dùng máy toàn đạc điện tử đo vẽ bình đồ mặt đá của từng khoang đào để từ đó tính ra chiều sâu đào phá đá.


- Công tác nổ phá đá cũng được tiến hành theo từng khoang đào cho đến cao độ thiết kế.
- Sau khi kết thúc thiết kế thi công toàn bộ các khoang đào, tiến hành ghép mảnh kết quả đo đạc các khoang đào từ đó vẽ ra bình đồ hoàn công
tổng thể mặt đá đào
2, Đo đạc đường đào cuối cùng:
Ở thực địa, dựa vào lưới thi công ta dùng máy toàn đạc điện tử để cắm các mốc của đường biên và chân mái dốc theo từng mặt cắt thiết kế, từ đó

tiến hành thi công từ trên xuống dưới theo đúng độ dốc mái taluy thiết kế.
Sau khi đào phá đá và hoàn thiện mái dốc, tiến hành đo đạc đường đào cuối cùng.
Công tác đo đạc được tiến hành như sau:
- Từ máy khống chế thi công, tiến hành đo cắm tại tim mốc cửa nhận nước và lòng kênh, dùng máy toàn đạc điện tử đo kiểm tra chân mái dốc.
- Dùng nivô, ke đo độ, thước thép cùng với công tác tính toán để kiểm tra mái dốc taluy.
- Xác định tọa độ mặt đường cơ, đường công vụ bằng máy toàn đạc điện tử.
3, Tổ chức nghiệm thu:
- Nghiệm thu mặt đá trước khi nổ mìn: tiến hành nghiệm thu theo từng khoang đào (đo mặt cắt hiện trạng khoang nổ ), bao gồm các bên : Kỹ thuật
Ban A, Kỹ thuật Ban điều hành Tổ hợp. Kỹ thuật đơn vị thi công .
- Nghiệm thu kỹ thuật đường đào cuối cùng: sau khi kết thúc công tác đào đất đá, tiến hành nghiệm thu kỹ thuật đường đào cuối cùng ( đo nghiệm
thu theo mặt cắt thiết kế ). Thành phần gồm: Kỹ thuật ban A, Kỹ thuật ban điều hành Tổ hợp, Kỹ thuật đơn vị thi công. Sau khi nghiệm thu và chỉnh
sửa những yêu cầu do ban A đưa ra tiến hành nghiệm thu chuyển bước thi công .
- Nghiệm thu chuyển bước thi công :được tiến hành sau khi có biên bản nghiệm thu kỹ thuật và biên bản hoàn thiện bổ sung (nếu có) tiến hành
nghiệm thu chuyển bước thi công . Thành phần gồm: đại diện bên A, đại diện Tổ hợp nhà thầu, đại diện Tổng công ty Xây Dựng Trường Sơn.
IX. THIẾT KẾ HỘ CHIẾU NỔ MÌN
Với chiều sâu đào và khối lượng nổ phá không lớn , do đó Nhà thầu chọn phương pháp nổ lỗ nhỏ (lỗ mìn)
Hộ chiếu có hai loại:
- Nổ tạo biên và mái dốc: dùng lỗ mìn loại D42 với chiều sâu khoan <=2m.
- Nổ đào hố móng: dùng lỗ mìn loại D105 với chiều sâu khoan 2-5m.
1. Thiết kế phá nổ lỗ khoan nhỏ D65mm:
a. Tính lượng thuốc nổ 1 lỗ:
Theo công thức : q = q.a.W.H (kg)
- Trong đó: q : Lượng thuốc nổ đơn vị = 0,5 kg/m3.
H: Chiều sâu lỗ khoan = 4m.
W: đường cản nhỏ nhất = ( 0,5 -:-0,75 ).H = 0,6.4 = 2,4m.
a : khoảng cách 2 lỗ khoan = ( 0,6 -:-0,8 ).H = 0,7.4 = 2,8m.
q = 0,5.2,8.2,4.4=13,44 kg.
b.Tính khoảng cách giữa các hàng mìn:
b = 0,87.a = 0,87.2,8 = 2,436 m



c. Tính khối lượng cho 1 đợt nổ:
Diện tích bãi mìn: dài 51m, rộng 10,5 m: 51x10,5 = 535,5 m2;
Số hàng khoan theo chiều dài: 51/2,8 - 1 = 18 hàng.
Số hàng khoan theo chiều rộng: 10,5/2,436 = 4 hàng.
Tổng số lỗ khoan: 18x4 - 2 = 70 lỗ.
Khối lượng thuốc một đợt nổ lớn nhất Q= 13,44x70 = 940,8 kg.
d. Bán kính an toàn:
* Bán kính an toàn mảnh văng cá biệt:
rmax=KA.20.n2.W.
Trong đó: KA: hệ số an toàn = 1,5.
n : chỉ số nổ = 0,75 ( nổ Om )
W: đường kháng nhỏ nhất = 2,4m.
rmax = 1,5.20.0,752.2,4 = 40,5m.
*Khoảng cách an toàn chấn động khi nổ mìn:
Xác định khoảng cách an toàn do chấn động của đất đá khi nổ mìn đối với nhà, công trình theo công thức:
rc=Kc.3 .Q
Trong đó: Q - trọng lượng khối thuốc nổ Q = 940,8 (kg).
- hệ số phụ thuộc vào chỉ số tác dụng của sự nổ =1.
Kc - Hệ số phụ thuộc vào tính chất đất nền của công trình được bảo vệ Kc = 7.
rc = 7.1. =214,7m.
* Khoảng cách an toàn theo tác dụng của sóng không khí:
Xác định khoảng cách an toàn tránh tác dụng phá hoại của sóng không khí do thuốc nổ nổ trên mặt đất gây ra xác định theo công thức:
rb=Kb.Q
Trong đó:- Q Trọng lượng khối thuốc nổ Q = 940,8 (kg).
- Kb Hệ số phụ thuộc vào điều kiện bố trí kho thuốc và mức độ hư hại Kb = 5
rb = 5. =153,4m.
2. Thiết kế nổ phá lỗ khoan D105mm:
a. Tính lượng thuốc nổ 1 lỗ khoan:
- Theo công thức: q=q.a.W.H (kg).

Trong đó: - q: lượng thuốc nổ đơn vị = 0,5kg/m3.
- H: chiều sâu lỗ khoan = 5m.
- W: đường cản nhỏ nhất = ( 0,5 -:-0,75 ).H = 0,6.5 = 3m.
- a : khoảng cách 2 lỗ khoan = ( 0,6 -:-0,8 ).H = 0,7.5 = 3,5m.
Thay vào công thức, ta có: q=0,5.3,5.3.5 = 26,25 kg.
b. Bán kính an toàn:
Bán kính an toàn mảnh văng cá biệt: rmax=KA.20.n2.W.
Trong đó: KA: hệ số an toàn = 1,5.
n: chỉ số nổ = 0,75 ( nổ Om )
W: đường kháng nhỏ nhất = 2,4m.
rmax = 1,5.20.0,752.3 = 50,625m.


×