Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

69 bài tập có lời giải về các biện pháp tu từ nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.99 KB, 47 trang )

PHẦN TIẾNG VIỆT
Câu 1: Hãy chỉ ra nét độc đáo trong cách diễn đạt của các nhà thơ qua những
câu thơ sau :
a. Chiều đi trên đồi êm

1


như tơ
Chiều đi trong lòng êm như mơ ( Xuân Diệu )
b. Đoạn trường chia lúc phân kì
Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh ( Nguyễn Du)
c. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo ( Nguyễn Khuyến)
Hướng dẫn:
- Nhận xét chung: Đặc sắc trong nghệ thuật diễn đạt của các nhà thơ là sử
dụng nghệ thuật điệp thanh và cách gieo vần độc đáo tạo nên tính nhạc trong thơ,
gợi lên sự ngân vang có tác dụng sâu sắc trong việc bộc lộ cảm xúc
- Nét riêng :
a. Hai câu thơ sử dụng dụng toàn thanh bằng có tác dụng trong việc diễn tả
cảm giác êm ái, nhẹ nhàng, mỏng manh của không gian buổi chiều êm đềm, mênh
mang.
b. Câu thơ của Nguyên Du lại sử dụng toàn thanh trắc gợi tả cái khó khăn,
trúc trắc, gập ghềnh của đường đi, nghe như có tiếng vó ngựa đang rong ruổi ...
c. Nguyễn Khuyến lại đem đến chất nhạc trong cách gieo vần “eo” khá thú
vị. Câu thơ có hình ảnh của làn nước trong lạnh lẽo, chiếc thuyền bé tẻo teo của
làng quê.Cảnh mùa thu êm đềm xinh xắn trong veo qua cái nhìn của nhà thơ.
Câu 2: Vẻ đẹp độc đáo của hai câu thơ sau:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu (Sang thu – Hữu Thỉnh)
Hướng dẫn :


- Câu thơ là cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước không gian giao mùa từ hạ sang
thu .
- Nghệ thuật nhân hoá kết hợp với liên tưởng tưởng tượng hợp lí đầy sáng
tạo làm nên hình ảnh thơ đẹp: “ đám mây mùa hạ, vắt nửa mình..”
- Nhà thơ đã lấy cái hưũ hình “đám mây”để diễn tả cái vô hình “không gian
và thời gian chuyển mùa từ hạ sang thu”. Không gian vào thu vẫn còn chút mây
vương của mùa hạ.
- Đám mây như chiếc cầu nối hữu tình: mềm mại điệu đà duyên dáng giữa
đôi bờ “ hạ- thu”. Người đọc cảm nhận được thời khắc chuyển mùa thật đẹp : hạ
chưa đi hẳn mà thu cũng chưa thực sự vào mùa ,chỉ mới chớm sang.
Câu 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của 2 câu thơ:
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
(“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- Phạm Tiến Duật)
Hướng dẫn:
- Câu chủ đề: Hoàn cảnh kháng chiến khó khăn và niềm lạc quan tin tưởng
của những người lính lái xe.
2


- Từ láy "chông chênh": đu đưa không vững chắc, gợi ra hình ảnh con đường
gập ghềnh khó đi . Thể hiện sự gian khổ, khó khăn nguy hiểm trên con đường ra
trận của những người lính lái xe.
- Điệp ngữ "lại đi" gợi nhịp sống thường nhật của tiểu đội xe không kính,
đoàn xe cứ nối tiếp nhau ra trận.
- Trên đầu họ, trong tâm hồn họ "trời xanh thêm" chứa chan hy vọng, lạc
quan dạt dào. Không một sức mạnh nào của giặc Mỹ có thể ngăn cản → khẳng định
ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam, khẳng định tình yêu nước nồng nhiệt ở
tuổi trẻ.
Câu 4: Phân tích cái hay của việc sử dụng từ “ treo” trong “ sương treo”:

Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh ( Trần Hữu Thung)
Hướng dẫn:
Tác giả đã lựa chọn và sử dụng ngôn từ rất đặc sắc. Nếu viết “ sương đọng”,
chỉ gợi được hình khối, ánh sắc bề mặt của giọt sương. Cách viết “ sương rơi” gợi
sự tan biến, tàn lụi. Từ “ sương treo” sử dụng tinh tế hơn, gợi trước mắt ta giọt
sương như tinh nghịch treo mình trên ngọn cỏ và sắc màu của nó cũng đẹp hơn, ta
có thể nhìn thấy giọt sương và chiêm ngưỡng vẻ đẹp óng ánh của nó từ bốn phía.
Hạt sương trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, cảnh vật như có hồn, bộc lộ được cảm
xúc, niềm vui của con người trước cảnh đẹp của đồng lúa chín, hứa hẹn mùa vàng.
Câu 5: Phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc,
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng.
(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)
Hướng dẫn:
a. Chỉ ra (xác định) phép tu từ so sánh:
- Mặt nước sông được so sánh với mặt gương trong (nước trong như gương)
- Hàng tre được so sánh với những người thiếu nữ(tóc những hàng tre). Hàng
tre được hình dung như đang rũ tóc soi mình vào mặt gương trong.
- Tâm hồn tác giả được so sánh với buổi trưa hè: Buổi trưa ấm áp, tỏa nắng
quyện lấp dòng sông, thể hiện sự gắn bó của tác giả với con sông.
b. Phân tích: (Hình ảnh con sông quê hương và tình cảm gắn bó của tác giả).
Cách miêu tả bằng so sánh làm cho câu thơ có hình ảnh cụ thể. Tác giả tả con sông
quê hương qua hồi ức tuổi thơ. Con sông quê hương đã hiện về và được vẽ lên bằng
sắc màu hiền diệu: hàng tre xanh in bóng dưới lòng sông. Trời mùa hè cao rộng;
nắng gắt được dòng nước gương trong phản chiếu lấp loáng. Tình cảm gắn bó, hòa

3


quyện với con sông quê hương là tình cảm của tác giả khi xa quê. Vì vậy, qua miêu
tả bằng so sánh, con sông quê miền Trung thân thương đã hiện lên rất đẹp, hiền hòa
và nên thơ. Tình cảm về quê hương, về con sông rất chan thật và mãnh liệt, nó hòa
quyện vào lòng sông, ôm ấp, bao trùm cả con sông. Đó là sự gắn bó không bao giờ
phai mờ trong kí ức tác giả.
Câu 6:
Cảm nhận của em về nghệ thuật diễn tả âm thanh trong những câu thơ sau:
a. “Tiếng bìm bịp bập bềnh trong đêm nước lên” ( Hữu Thỉnh)
b. “ Tiếng ve màu đỏ
Cháy trong vòm cây” (Thanh Thảo )
Hướng dẫn:
Trình bày được đó là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở cả 2 câu thơ.
- Câu thơ 1: nghệ thuật ẩn dụ lấy tính chất của nước, qua từ láy “bập bềnh”
để miêu tả tiếng chim bìm bịp. Khiến tiếng chim trở lên có hình khối, có chuyển
động. Do đó diễn tả được sự lan toả của âm thanh tiếng chim trong một không gian
rộng lớn, tĩnh lặng.
- Câu thơ 2: Cũng là ẩn dụ, lấy tính chất của lửa chỉ cho tính chất của tiếng
ve. Âm thanh ở đây không được cảm nhận bằng thính giác mà bằng thị giác. Nên
câu thơ diễn tả được trực tiếp âm thanh, màu sắc sôi động, hừng hực của mùa hè.
Câu thơ không tả nắng mà ta thấy được sự chi phối của nó lên cảnh vật.
Câu 7: Nét đặc sắc, cái hay của đoạn thơ:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng, bỗng gặp cánh tay đưa ( Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)
Hướng dẫn:
- HS phải phân tích được nét đặc sắc của những biện pháp tu từ so sánh được

sử dụng trong đoạn thơ.
- Cảm nhận được cái hay về nội dung mà giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật tu
từ đem lại:
Câu 8:
Chỉ rõ và phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ có trong bài ca dao sau:
Đến đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
Hướng dẫn: Phép tu từ được sử dụng trong bài ca dao: ẩn dụ (0, 5 điểm)
- Mận-Đào: là ẩn dụ để nói chuyện đôi ta (chàng trai và cô gái) (0,5 điểm)
4


- Vườn hồng có lối: là chuyện tình yêu. (0,5 điểm)
Tác giả dân gian mượn hình ảnh của sự vật để nói chuyện tình yêu nam nữ:
cách nói tế nhị đầy gợi hình, gợi cảm. (0,5 điểm)
Câu 9:
Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau
a. Miệng cười buốt giá.
(Chính Hữu)
b. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
(Phạm Tiến Duật)
Hướng dẫn:
Học sinh phân tích được điểm giống và khác nhau ở hai câu thơ
- Giống nhau : Đều cùng miêu tả âm vang tiếng cười của người chiến sĩ. Ý
nghĩa tiếng cười biểu hiện niềm lạc quan vượt mọi khó khăn nguy hiểm, là nét đẹp
phẩm chất cuả người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến.
- Khác nhau: Trong câu thơ của Chính Hữu “buốt giá” gợi cho người đọc
cảm nhận được thời tiết khắc nghiệt, tiếng cười của người chiến sĩ đã sưởi ấm

không gian, thể hiện tình đồng chí đồng đội gắn bó. Trong câu thơ của Phạm Tiến
Duật “cười ha ha” là cười to, sảng khoái, trẻ trung, lấy khó khăn vất vả “mặt lấm”
để vui đùa -> nét riêng trong thơ Phạm Tiến Duật
- Đánh giá:
Cả hai nhà thơ đã tạo nên được nét trẻ trung sôi nổi lạc quan yêu đời của người chiến sĩ qua tiếng cười -> đó chính là sức mạnh làm nên chiến thắng.
Câu 10:
Hai câu sau, mỗi câu nói về nhân vật nào, thuộc tác phẩm nào?
“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
“Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Hai cách miêu tả sắc đẹp của hai nhân vật ấy có gì giống và khác nhau? Sự
khác nhau ấy có liên quan gì đến tính cách và số phận của mỗi nhân vật?
Hướng dẫn:
- “Chị em Thuý Kiều” là đoạn thơ miêu tả nhân vật vô cùng đặc sắc trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du, một trong những nét đặc sắc ấy là việc sử dụng từ
ngữ.
+ Miêu tả ngoại hình hai chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du dùng bút pháp ước
lệ truyền thống của văn học cổ điển, dùng hình tượng thiên nhiên đẹp : trăng, hoa,
ngọc, tuyết,...để nói về vẻ đẹp con người.
+ Cách sử dụng ngôn ngữ để miêu tả hai nhân vật có điểm khác. Với Thuý
Vân thì dùng “thua”, “nhường”:
5


Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Còn Thuý Kiều thì dùng “ghen”, “hờn”:
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
* Vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, một vẻ đẹp mà thiên nhiên
(mây, tuyết) cũng phải chịu thua, nhường! Nhưng chỉ đến mức ấy thôi, nghĩa là ở
trong vòng trời đất, vẫn trong qui luật tự nhiên. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hoà hợp, êm
đềm với xung quanh . Vẻ đẹp này báo hiệu tính cách ,số phận cuộc đời sau này của

Thuý Vân là một cuộc đời êm ả, bình lặng.
* Vẻ đẹp của Thuý Kiều là vẻ đẹp sắc sảo mặn mà, khác nhiều với vẻ đẹp
trang trọng hiền hoà của Vân. Một vẻ đẹp đến độ “hoa ghen”, “liễu hờn”. Điều đó
chứng tỏ nhan sắc Thuý Kiều đã vượt ra ngoài khuôn khổ, ngoài tưởng tượng,
ngoài qui luật tự nhiên. Thiên nhiên, tạo hoá có sự ganh ghét, đố kị, báo hiệu một
sự trả thù sau này của trời đất (thiên nhiên) đối với số phận của Kiều. Hai từ ghen,
hờn đã báo trước cuộc đời Kiều chắc sẽ trải qua nhiều tai ương, bất hạnh.
Trong miêu tả, Nguyễn Du đã dự cảm về thân phận mỗi người trong
tương lai: Thuý Vân thì êm đềm phẳng lặng, còn tương lai Thuý Kiều đầy sóng gió
bất trắc.
Câu 11:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
a. Hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác?
b. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình ảnh thơ trên?
Bài làm: a, H/s tự làm:
b, Hình ảnh “Trái tim” mang ý nghĩa biểu tượng....thể hiện lòng yêu nước,
tình cảm vì miền Nam ruột thịt của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ......
Câu 12:
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng và ý nghĩa của chúng trong các câu
thơ sau:
a.
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu” (Ông đồ, Vũ Đình Liên)
b.
Để miêu tả cảnh biệt li của Thúy Kiều với gia đình, đại thi hào
Nguyễn Du viết:
“Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm”

(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
c.“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
6


Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
(Bếp lửa, Bằng Việt)
Hướng dẫn: Yêu cầu học sinh trả lời được các câu hỏi:
a. Biện pháp tu từ: nhân hóa (buồn, sầu).
Ý nghĩa: Nỗi buồn tủi, cô đơn của ông đồ trong buổi suy tàn của nền Hán
học. (1.0 điểm)
b. Biện pháp tu từ: tiểu đối (kẻ ở-người đi), nói quá (lệ rơi thấm đá), ẩn dụ
(tơ chia rũ tằm).
Ý nghĩa: Nỗi đau đớn đến đứt ruột của Thúy Kiều khi phải giã biệt gia
đình, đồng thời thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du dành cho nhân vật. (2.0
điểm)
c. Biện pháp tu từ: Điệp từ (nhóm).
Ý nghĩa: Hình ảnh người bà quen thuộc bên bếp lửa không chỉ nhóm
những gì thân thuộc hữu hình mà còn nuôi dưỡng những kí ức tuổi thơ của cháu.
(1.0 điểm)
Câu 13:
Cùng đề tài tình mẹ, nhà thơ Chế Lan Viên viết:
"...Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con..."
(Con cò- Chế Lan Viên- Ngữ văn 9)
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:
"...Em ngủ ngoan đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng..."
(Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ- Nguyễn Khoa Điềm-Ngữ
văn 9)
Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ nổi bật trong 2 đoạn thơ trên. Chỉ ra
nét độc đáo trong cách sử dụng phép tu từ đó của mỗi tác giả.
Câu 14:
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
a)
Hãy chỉ ra cái hay của từ “thốt” trong đoạn thơ trên.
b) Xác định và nói lên tác dụng các biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ
trên.
Câu 15: Cho đoạn văn sau:
7


Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại,
rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt
sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại
dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng
cái sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa
bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu
Trang)
a) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ từ vựng chính được dùng
trong đoạn văn trên.
b) Chỉ rõ tính liên kết của đoạn văn.
Câu 17: Phân tích hiệu quả của phép tu từ so sánh trong bài thơ sau:
Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Bầu trời rừng rực ráng treo
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.
=> Không khí của buổi chiều tháng ba – gợi hồi ức về 1 quá khứ lịch sử oai
hùng: chiến công của Thánh Gióng: có lá tre đỏ vì ngựa phun lửa, có hình ảnh ngựa
sắt bay... Nền trời trở thành 1 bức tranh, biểu lộ trí tưởng tượng bay bổng của nhà
thơ TĐK và niềm tự hào về quá khứ hào hùng oanh liệt trong không khí của thời
đại chống Mĩ.
Câu 18: (2, điểm) Chỉ rõ và phân tích giá trị của các phép tu từ có trong đoạn
thơ sau:
…“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”…
(trích Bếp lửa - Bằng Việt - SGK Ngữ văn - lớp 9 - tập 1).
Bài làm:
a) Xác định được các phép tu từ chủ yếu: (0,5 điểm)
-

Điệp từ: nhóm

-


Ẩn dụ: bếp lửa

-

Hoán dụ: khoai, sắn, nồi xôi gạo mới

* Lưu ý: Nếu HS chỉ ra đúng 1 hoặc 2 phép tu từ nêu trên cho tối đa 0,25
điểm, HS chỉ gọi tên được các biện pháp tu từ mà không chỉ ra cụ thể cho 0,25
điểm)
8


b) Phân tích được tác dụng của các phép tu từ:
+ Điệp từ nhóm: nổi bật hình ảnh người bà tần tảo, giàu đức hy sinh với công
việc nhóm lửa hàng ngày và nhóm lên những nét đẹp trong tâm hồn tuổi thơ của cháu.
(0,5 điểm)
+ Ẩn dụ bếp lửa: vừa là hình ảnh thực vừa là ngọn lửa của tình yêu thương,
đức hy sinh và niềm tin vào con người, cuộc đời mà bà đã nhóm lên trong lòng
cháu. (0,5 điểm)
+ Hoán dụ khoai, sắn, nồi xôi gạo mới: gợi ra tình cảm gắn bó với những gì
giản dị, gần gũi của quê hương và tình làng nghĩa xóm. (0,5 điểm)
Câu 19: Cho đoạn thơ:
“Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian?
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi”. trích Tiếng ru - Tố Hữu).
Chỉ rõ và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ
trên. (2,0 điểm).
Câu 20: (2,0 điểm)

Cho đoạn thơ sau:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
(Bằng Việt - Bếp lửa, Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2010)
So sánh sự việc xảy ra và lời dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy một phương
châm hội thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm hội thoại nào? Sự không tuân
thủ phương châm hội thoại như vậy có ý nghĩa gì?
Bài làm:
Phương châm hội thoại bị vi phạm (0,5 điểm)
Xác định đúng phương châm hội thoại bị vi phạm là phương châm về chất.
Ý nghĩa của sự không tuân thủ phương châm hội thoại (1,5 điểm)
9


- Sự không tuân thủ ấy là để thực hiện mục đích khác: Không muốn cháu thông báo
những khó khăn ở nhà để bố yên tâm công tác
- Thấy được sự hi sinh của bà vì con cháu và tình cảm của bà đối với kháng
chiến, đối với đất nước.
Câu 21: ( 4điểm)
a) Huy Cận đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn
về con người lao động trên biển khơi bao la trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
Hãy chép lại các câu thơ đầy sáng tạo ấy?
b) Đọc hai câu thơ sau:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa” (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)

Cho biết nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong hai câu thơ trên?
Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy?
Bài làm:
Nội dung
(4 điểm)
a) Chép đúng và đủ các câu thơ viết về con người lao động trên biển khơi
bao la bằng bút pháp lãng mạn:
- Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
- Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng.
- Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
b) Hai câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: So sánh và nhân hoá.
- “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”.
-> “Mặt trời” được so sánh như “hòn lửa”.
- “Sóng đã cài then đêm sập cửa”.
-> Biện pháp nhân hoá, gán cho sự vật những hành động của con người:
sóng “cài then”, đêm “sập cửa”.
- Tác dụng của biện pháp so sánh: Khác với hoàng hôn trong các câu thơ cổ
(so sánh với thơ của Bà Huyện Thanh Quan – Qua Đèo Ngang), hoàng hôn trong
thơ Huy Cận không buồn hiu hắt mà ngược lại: rực rỡ, ấm áp.
- Tác dụng của biện pháp nhân hoá: Gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà
lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài
cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình.
Thiên nhiên, vũ trụ bắt đầu đi vào trạng thái nghỉ ngơi, con người lại bắt đầu vào
công việc của mình, cho thấy sự hăng say và nhiệt tình xây dựng đất nước của
người lao động mới.
Câu 22: (4 điểm)
10



Trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố nhân vật chị Dậu nói với nhân vật
cai Lệ bằng ba lượt lời:
- Lượt lời thứ nhất: - “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc,
ông tha cho!”
- Lượt lời thứ hai: - “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”
- Lượt lời thứ ba: - “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!”
Từ ba lượt lời trên em hãy cho biết:
a) Từ ngữ xưng hô đã làm cho vai xã hội của các nhân vật thay đổi như thế
nào?
b) Sự tuân thủ và không tuân thủ phương châm lịch sự của người nói được
thể hiện ra sao?
c) Ý nghĩa của sự thay đổi từ ngữ xưng hô của nhân vật?
Bài làm:
: (4 điểm)
a) Từ ngữ xưng hô của nhân vật chị Dậu trong mỗi lượt lời thay đổi đã làm
cho vai xã hội của các nhân vật thay đổi:
- Lượt lời thứ nhất: Xưng hô “cháu”, “ông”=> chị Dậu vai dưới, cai lệ vai
trên.
- Lượt lời thứ hai: Xưng hô “tôi”, “ông” => chị Dậu ngang vai với cai
lệ.
- Lượt lời thứ ba: Xưng hô “bà”, “mày” => chị Dậu vai trên, cai Lệ vai
dưới.
b) Chỉ ra sự tuân thủ và không tuân thủ phương châm lịch sự trong các lượt
lời :
- Lượt lời thứ nhất: Nhân vật đã tuân thủ phương châm lịch sự, thể hiện ở
từ ngữ xưng hô “cháu”, “ông” và lời lẽ mang tính chất van xin tha thiết phù hợp với
thân phận của chị Dậu trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
- Lượt lời thứ hai và lượt lời thứ ba: Nhân vật đã không tuân thủ phương
châm lịch sự, thể hiện ở từ ngữ xưng hô “tôi”, “ông”; “bà”, “mày” và lời lẽ mang
tính chất ra lệnh, thách thức không phù hợp với thân phận của chị Dậu trong hoàn

cảnh giao tiếp cụ thể.
c) Sự thay đổi về từ ngữ xưng hô đã thể hiện sự thay đổi trong thái độ và sự
phản ứng quyết liệt của nhân vật, từ đó góp phần khắc hoạ rõ diễn biến tâm trạng và
tính cách của chị Dậu.
.Câu 23: (3,0 điểm) Cảm nhận của em về những cõu thơ sau trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du:
- Cỏ non xanh tận chõn trời,
Cành lờ trắng điểm một vài bụng hoa.
11


- Buồn trụng nội cỏ rầu rầu,
Chõn mõy mặt đất một màu xanh xanh.
Bài làm:
Học sinh cú thể cú cỏch trỡnh bày khỏc nhau, nhng phải cảm nhận đợc vẻ
đẹp riờng biệt của hai cõu thơ. Về cơ bản, bài viết phải:
- Giới thiệu vị trớ hai cõu thơ trong Truyện Kiều.
- Chỉ ra nột tơng đồng: hai cõu thơ đều mở ra bức tranh phong cảnh với một
khụng gian mờnh mụng từ mặt đất đến chõn mõy, ngập tràn sắc cỏ.
- Chỉ ra nột riờng biệt:
+ Cõu thơ:
Cỏ non xanh tận chõn trời,
Cành lờ trắng điểm một vài bụng hoa.
* Là bức tranh mựa xuõn tơi đẹp, trong sỏng, hài hũa, tràn đầy sức sống
(màu xanh của cỏ gợi sức sống, màu trắng của hoa gợi sự trong sỏng). Đằng sau
bức tranh ấy là tõm trạng vui tơi của Thỳy Kiều.
* Nghệ thuật thể hiện: bỳt phỏp chấm phỏ, kế thừa tinh hoa của văn học cổ,
từ ngữ giàu chất tạo hỡnh.
+ Cõu thơ:
Buồn trụng nội cỏ rầu rầu,

Chõn mõy mặt đất một màu xanh xanh.
* Là bức tranh thiờn nhiờn mờng mang, hộo ỳa, đơn điệu (“rầu rầu” thể hiện
sự hộo ỳa của cảnh, “xanh xanh” gợi sự mờng mang, mờ mịt). Đằng sau bức tranh
ấy là tõm trạng cụ đơn, hoảng loạn của Thỳy Kiều.
* Bỳt phỏp tả cảnh ngụ tỡnh, từ ngữ giàu sức gợi.
- Giải thớch lớ do tạo nờn sự khỏc biệt ấy:
+ ở cõu đầu:
* Thiờn nhiờn là đối tợng miờu tả.
* Thiờn nhiờn đụợc cảm nhận qua con mắt của ngời con gỏi tài sắc, đang
sống trong những thỏng ngày tơi đẹp.
+ ở cõu sau:
* Thiờn nhiờn là phương tiện, là cỏch thức để thể hiện tõm trạng nhõn vật.
* Thiờn nhiờn đợc cảm nhận qua con mắt của một ngời trong tõm trạng của
kẻ tha hương, biết mỡnh bị lừa bỏn vào chốn lầu xanh
Câu 23: ( 4 điểm)
Nhà thơ Nguyễn Duy kết thúc bài thơ “Ánh trăng” bằng hình ảnh”:
“ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Theo em, cái “giật mình” ấy cho ta hiểu gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ trên?
12


Bài làm:
4 điểm)
Học sinh cần nêu ra được những ý sau:
- Tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Duy trước vầng trăng tình nghĩa, hiền dịu
và trang nghiêm xuất hiện một cách đột ngột.
- Tình cảm và thái độ của nhà thơ trong cái “giật mình” ở cuối bài: giật
mình trước sự vô tình dễ quên ở mình, ở một thế hệ từng trải qua chiến tranh nay

được sống trong hòa bình có thể lãng quên nghĩa tình quá khứ.
- Nêu lên suy nghĩ về tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình: trân trọng sự
thức tỉnh.
- Nêu cảm nhận, bài học của bản thân qua bài thơ nói chung và hai câu thơ
nói riêng: thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá
khứ.
Câu 24: (4 điểm)
Phân tích giá trị biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
(Quê hương – Tế Hanh)
Bài làm:
(4 điểm)
- Học sinh chỉ ra được biện pháp tu từ nhân hóa và các từ nhân hóa chiếc
thuyền: im, mỏi, trở về, nằm, nghe.
- Phân tích được giá trị của biện pháp tu từ nhân hóa:
+ Biến chiếc thuyền vô tri trở nên sống động, có hồn.
+ Các từ: im, mỏi, trở về ... giúp ta cảm nhận được giây lát nghỉ ngơi, thư
giãn của con thuyền giống như con người sau chuyến ra khơi vất vả.
+ Tác giả nói về con thuyền để qua đó nói về người dân chài miền biển ở
khía cạnh vất vả, cực nhọc, từng trải trong cuộc sống hàng ngày. Ở đây hình ảnh
con thuyền đồng nhất với cuộc đời, cuộc sống của dân chài.
Câu 25: (2 điểm): Trong một chiều thanh minh, bên dòng suối nhỏ, Thuý
Kiều gặp mộ Đạm Tiên, Nguyễn Du miêu tả :Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Và cũng không gian cảnh ấy nhưng khi chia tay với Kim Trọng, tác giả
Truyện Kiều lại viết :
Dưới cầu nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
Em hãy nêu nét đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và nghệ thuật tả

cảnh ngụ tình của Nguyễn Du ở hai đoạn thơ trên.
Bài làm: (2 điểm):a) So sánh hai đoạn thơ:

13


* Giống nhau:- Hai đoạn thơ trích trong "Truyện Kiều"- Nguyễn Du đều
miêu tả cảnh thiên nhiên ( hình ảnh cây cầu, dòng nước) trong cùng một thời điểm:
buổi chiều xuân trong tiết Thanh minh.
- Đều sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình với những từ láy giàu giá trị biểu
đạt, biểu cảm.
* Khác nhau - Đoạn thơ thứ nhất: Là cảnh được miêu tả tại nơi Thuý Kiều
cùng hai em gặp nấm mộ của Đạm Tiên- một nấm mộ vô chủ bên đường lạnh lẽo,
không có người hương khói. Qua tâm hồn đa sầu, đa cảm của giai nhân cảnh vật
cũng mang nét buồn bâng khuâng, man mác.
Lúc Thuý Kiều gặp mộ Đạm Tiên: Tâm trạng nao nao, bồn chồn như có dự
báo về sự gặp gỡ của hai con người có cùng cảnh ngộ ( cảnh hướng về số phận )
- Đoạn thơ thứ hai: Là cảnh được miêu tả gắn liền với cuộc kì ngộ và chia
tay giữa người quốc sắc (Thuý Kiều) và kẻ thiên tài (Kim Trọng) trong buổi chiều
du xuân trở về ấy. Qua tâm hồn của người đang yêu cảnh trở nên thơ mộng, hữu
tình và đầy thi vị.
Lúc Thuý Kiều chia tay Kim Trọng: Tâm trạng quyến luyến, vương vấn
(cảnh hướng về phía tình yêu)
b)Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo:
- Đoạn thơ thứ nhất: + Tác giả sử dụng các từ láy: nao nao, nho nhỏ một
cách tinh tế, chính xác gợi nhiều cảm xúc cho người đọc, vừa gợi tả được sắc thái
của cảnh vật vừa thể hiện tâm trạng con người.
+ Các từ láy: nao nao, nho nhỏ gợi tả cảnh sắc chiều xuân thanh tao, trong
trẻo, êm dịu và cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn
mà sự linh cảm về một điều gì đó sắp xảy ra đã xuất hiện.

- Đoạn thơ thứ hai: + Tác giả sử dụng từ láy thướt tha, tính từ trong veo một
cách tinh tế, chính xác gợi nhiều cảm xúc cho người đọc, vừa gợi tả được sắc thái
của cảnh vật vừa thể hiện tâm trạng con người.
+ Từ láy thướt tha, tính từ trong veo gợi tả cảnh sắc chiều xuân thanh dịu,
thơ mộng, hữu tình và cảm xúc bồi hồi, xao xuyến, tha thiết trong tâm hồn nhân
vật.
Câu 26: (2,0 điểm)
Cho hai câu thơ sau: Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Có người nhận xét: “Hai câu thơ là bức hoạ tuyệt đẹp về thiên nhiên mùa
xuân”. Em suy nghĩ như thế nào về điều đó?
Bài làm: * Giải thích: thế nào là bức họa tuyệt đẹp về thiên nhiên mùa xuân.
* Khẳng định: Hai câu thơ thực là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân: “Cỏ non
xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

14


- Ở đây, Nguyễn Du học tập hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên
thiên bích - Lê chi sổ điểm hoa”, nhưng khi đưa vào bài thơ của mình, tác giả đã
rất sáng tạo.
- Câu thơ Trung Quốc dùng hình ảnh “cỏ thơm” (phương thảo) thiên về mùi
vị thì Nguyễn Du thay bằng “cỏ xanh”, cộng thêm sắc trắng của hoa lê tạo cho bức
tranh thiên về màu sắc.
Trong bức tranh ấy của ND có thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời là gam
màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết sắc trắng của
một vài bông hoa lê khiến cho màu sắc có sự hài hoà đền mức tuyệt diệu. Chữ
“điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại.
- Tất cả đều gợi nên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức
sống, khoáng đạt mà trong trẻo, nhẹ nhành mà thanh khiết.

- Hai câu thơ tả cảnh thiên nhiên của NDu quả là tuyệt bút! Ngòi bút của
NDu tài hoa, giàu chất tạo hình ngôn ngữ biểu cảm, gợi tả. Qua đó, ta thấy tâm
hồn con người tươi vui, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn, hồn
nhiên, nhạy cảm tha thiết với vẻ đẹp thiên nhiên.
Câu 27:(2 điểm)
... Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya,
chợt đứa con nói rằng:
- Cha Đản lại đến kia kìa!
Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:
- Đây này!
Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo
là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã
qua rồi!
a. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Do ai sáng tác?
b. Chi tiết nào trong đoạn văn là quan trọng nhất? Nêu ý nghĩa của chi tiết
đó?
Bài làm: (2 điểm)
a. Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. (0,5 điểm)
b. - Chi tiết cái bóng. (0,5 điểm)
- Ý nghĩa của chi tiết cái bóng: (1 điểm)
+ Tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ, hấp dẫn.
+ Là biểu tượng của tình yêu thương, lòng chung thuỷ, là nguyên nhân trực
tiếp của nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nhân vật Vũ Nương.
+ Làm nên sự hối hận của Trương Sinh và giải oan cho Vũ Nương.
+ Làm tăng giá trị tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với
người phụ nữ.
Câu 28: ( 3 điểm) Đọc và trả lời câu hỏi:
15



Trong Truyện Kiều, đoạn Thúy Kiều nhờ Thúy Vân chắp mối duyên tình
cùng Kim Trọng, Nguyễn Du viết:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
? Hãy tìm những từ ngữ đồng nghĩa với các từ in đậm trên. So sánh để thấy
được giá trị đặc sắc trong cách dùng từ của Nguyễn Du.
Bài làm: Trong cơn gia biến giữa hiếu và tình, Kiều tôn thờ cả hai và muốn
vẹn đôi đường. Dù đã bán mình chuộc cha, Kiều còn nhờ Thúy Vân chắp mối
duyên tình cùng Kim Trọng:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
- Cậy đồng nghĩa với nhờ, phiền ; chịu (lời) tương đương với: bằng lòng,
nhận lời, đồng ý... (1 điểm)
- Từ cậy với ý: Kiều hoàn toàn nhờ vả, cậy trông, phó thác cho Vân, với
niềm tin tưởng tuyệt đối Vân sẽ đáp lại. Hơn nữa nàng đã hạ mình thấp hơn em
mong có một sự chở che, ban ơn. Chắc chắn rằng Vân sẽ khó lòng từ chối. (1 điểm)
- Chịu : là bằng lòng cho dù Vân không muốn, không thích. Dù có vì: “cốt
nhục tình thâm” mà chấp nhận thì Vân vẫn là người thiệt thòi trong cuộc hôn nhân
bất đắc dĩ này. Dùng từ chịu, Kiều muốn chia sẻ sự mất mát, thiệt thòi, hy sinh của
Vân. (1 điểm)
->Bởi vậy, không một từ đồng nghĩa nào có thể thay thế được 2 từ đó.
Câu 29: (2 điểm)Tìm và phân tích giá trị của các phép tu từ nổi bật trong
các câu sau:
a/
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
b/


Trong đạn bom đổ nát
Bừng tươi nụ ngói hồng.
c/

d/

Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố.
Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.

Hướng dẫn trả lời:
a/
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
16


Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
- Phép tu từ so sánh: Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao/ Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh. Không dùng quan hệ từ mà dùng lối ngắt giọng
(gạch ngang) để tạo nên hình thức so sánh có âm điệu nhịp nhàng. Hình ảnh vừa
đúng, vừa đẹp, vừa lạ...(0,5 điểm)
b/

Trong đạn bom đổ nát
Bừng tươi nụ ngói hồng.
- Phép tu từ ẩn dụ: nụ ngói hồng (B) chỉ “ ngôi nhà mới lợp ngói đỏ tươi”
(A) , nụ ngói hồng là cách so sánh ngầm giữa ngôi nhà lợp ngói đỏ với nụ hoa.
Làm nổi bật ý thơ rất đẹp: đối lập với đổ nát do bom đạn gây ra là những công trình

xây dựng đẹp như hoa, thể hiện sức sống mạnh mẽ của nhân dân ta. (0,5 điểm)
c/

Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố.
- Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Ướt thuộc xúc giác kết hợp với tiếng
cười thuộc thính giác, tạo cảm giác lạ lùng, thú vị, hình ảnh vừa sinh động, vừa
lãng mạn. Thể hiện sự lạc quan của người bố nơi chiến trường. (0,5 điểm)
d/

Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
- Phép tu từ đảo ngữ: Lặng thầm thay có tác dụng nhấn mạnh vào cảm xúc
trong hành trình của bầy ong. (0,5 điểm)
Câu 30: (3.0 điểm):
Xác định và phân tích giá trị thẩm mĩ của các biện pháp tu từ có trong
đoạn thơ:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miềnNamphía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - SGK
Ngữ văn 9, tập 1)
17


Bài làm: - Điệp ngữ: không có ( lặp lại 3 lần) nhấn mạnh thêm tính chất
khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như
chiếc xe không thể chạy được nữa.(1.0đ)
- Tương phản: Giữa không và có đó là sự đối lập giữa phương tiện

vật chất và tinh thần của người chiến sĩ. .(1.0đ)
- Hoán dụ:

+ miềnNam ( chỉ nhân dân miềnNam)

+ một trái tim: chỉ người lính lái xe với một tấm
lòng, một tình yêu nước, một khát vọng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
và đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước. .(1.0đ)
Câu 31: (3.0 điểm):
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
(Hữu Thỉnh – Sang thu, SGK Ngữ văn 9, tập II)
Bài làm:
- Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn
gió se mang theo hương ổi đang vào độ chín (0,25đ)
- Động từ phả gợi lên cảm giác về sự lan tỏa dịu ngọt của hương ổi vào đất
trời và vào lòng người(0,5đ)
- Từ láy chùng chình gợi tả sự chuyển động của sương chầm chậm, bịn rịn,
nhẹ nhàng , giăng mắc nơi đường thôn ngõ xóm. Sương được nhân hóa trở nên
sinh động, có hồn. (0,5đ)
- Tâm trạng ngỡ ngàng , cảm xúc bâng khuâng của tác giả được thể hiện
qua các từ : bỗng , hình như (0,5đ)
- Chỉ có sự tinh tế của nhà thơ mới nhận ra được sự chuyển mùa nhẹ nhàng
lúc cuối hạ sang đầu thu.( 0, 75đ)

18



Câu 32: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 13 đến 15 câu) nêu cảm nhận của
em sau khi đọc phần trích sau: "Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân
của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong
đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê
tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
.... Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc
Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng
giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không
mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man
mác." (Mùa xuân của tôi - Trích: "Thương nhớ mười hai" - Vũ Bằng)
Bài làm: 1. Nội dung:
Hai đoạn văn là những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của Vũ Bằng về
mùa xuân thiên nhiên trong sáng, tràn đầy hương vị và sức sống của đất trời xứ
Bắc.
- Đoạn 1: Tác giả gợi tả những nét đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào
xuân ở Miền Bắc nước ta. Đó là vẻ đẹp của tiết trời mùa xuân có khí lạnh của "mưa
riêu riêu, gió lành lạnh", có âm thanh của vạn vật và cuộc sống con người: "tiếng
nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, câu hát huê tình...". Không khí mùa
xuân như đang tràn ngập khắp đất trời miền Bắc.
- Đoạn 2: Nhà văn tập trung miêu tả nét riêng của thiên nhiên, của
không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng. Đó là những phát hiện và cảm nhận
vẻ đẹp đất trời vào xuân với sự hồi sinh của vạn vật, cỏ cây trổ lộc, đơm hoa kết
trái: "Đào hơi phai nhưng nhuỵ còn phong, cỏ không mướt xanh nhưng nức mùi
hương man mác...". Thiên nhiên không sôi động, rực rỡ mà như đang cựa mình,
đang tích tụ sức sống mùa xuân để tiếp nối cuộc tuần hoàn kì diệu trong đời sống
con người và cảnh vật. Vẻ đẹp mùa xuân khiến lòng người không ghìm được xúc
động phải thốt lên: "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi...Tôi yêu mùa xuân nhất là...". Đó là
tình yêu mến, say đắm "rạo rực niềm vui sáng sủa" khi xuân về. Đó cũng là tình
yêu cuộc sống, yêu con người, khát khao gắn bó với quê hương, với thiên nhiên đất

Bắc của tác giả.
2. Nghệ thuật:
- Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, tràn đầy cảm xúc.
- Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu.

19


- Nghệ thuật so sánh mới lạ, độc đáo; những câu văn dài...góp phần làm
rõ vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc, khơi dậy tình yêu thiên nhiên, lòng thương nhớ
quê hương, lòng yêu Tổ quốc của nhà văn Vũ Bằng.
Câu 33: ( 2 điểm)
“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
….
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
Viết đoạn văn phân tích tác dụng của cách sử dụng từ “ngọn lửa” trong hai
câu cuối của đoạn thơ trên?
Bài làm:
- Ý nghĩa của hình ảnh bếp lửa trở nên trừu tượng và khái quát hơn: hình ảnh
bếp lửa đã được chuyển hóa thành sức mạnh tình cảm, tâm hồn của bà. Bà không
chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa, mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống,
niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
- “Ngọn lửa” là hình ảnh ẩn dụ chỉ niềm tin, tình yêu của bà với kháng chiến
với Đảng
Câu
34:
(
1,5
điểm
)

Phân tích ý nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ:
"
Nao
nao
dòng
nước
uốn
quanh
Dịp
cầu
nho
nhỏ
cuối
ghềnh
bắc
ngang


nắm
đất
bên
đường,
Rầu
rầu
ngọn
cỏ
nửa
vàng
nửa
xanh

"
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Bài làm: Học sinh phát hiện các từ láy nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu và
thấy tác dụng của chúng : vừa chính xác, tinh tế, vừa có tác dụng gợi nhiều cảm
xúc trong người đọc. Các từ láy vừa gợi tả hình ảnh của sự vật vừa thể hiện tâm
trạng con người.
- Từ láy ở hai dòng đầu : gợi cảnh sắc mùa xuân lúc chiều tà sau buổi hội vẫn
mang cái nét thanh tao trong trẻo của mùa xuân nhưng nhẹ nhàng tĩnh lặng và
nhuốm đầy tâm trạng. Từ láy "nao nao" gợi sự xao xuyến bâng khuâng về một
ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều gì đó sắp xảy ra đã xuất hiện.
- Từ láy ở hai câu sau báo hiệu cảnh sắc thay đổi nhuốm màu u ám thê
lương. Các từ gợi tả được hình ảnh nấm mồ lẻ loi đơn độc lạc lõng giữa ngày lễ tảo
20


mộ thật đáng tội nghiệp khiến Kiều động lòng và chuẩn bị cho sự xuất hiện của
hàng loạt những hình ảnh của âm khí nặng nề trong những câu thơ tiếp theo.
Câu
35:
(
1,5
điểm)
Chép lại ba câu thơ cuối trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và phân tích ý
nghĩa
của
hình
ảnh
kết
thúc
bài

thơ.
Bài làm:
"Đêm

nay

Đứng
cạnh
bên
Đầu
súng
(Đồng chí - Chính Hữu)

rừng

hoang
nhau

chờ
trăng

sương
giặc

muối
tới
treo".

Phân tích ý nghĩa của hình ảnh "đầu súng trăng treo" được 1 điểm.
Học sinh cần làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ như sau :

- Cảnh thực của núi rừng trong thời chiến khốc liệt hiện lên qua các hình
ảnh : rừng hoang, sương muối. Người lính vẫn sát cánh cùng đồng đội : đứng
cạnh bên nhau, mai phục chờ giặc.
Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã
nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng : Đầu súng trăng
treo. Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu
trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút
giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến
đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm
tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.
Câu 35: ( 3 điểm)
Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa."
Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."
a. Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề.
Hãy
chỉ
ra

tưởng
chung
đó.
b. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên.
Bài làm: a. Khác nhau và giống nhau :
- Khác nhau :
21



+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng
hiến cho cuộc đời.
+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng,
tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng
Bác Hồ.
- Giống nhau :
+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà
nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân... Ước nguyện khiêm
nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng
thể hiện ước nguyện của mình.
b. HS tự chọn đoạn thơ để viết nhằm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý
tưởng thể hiện trong đoạn thơ.
Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca , đặc
biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện
đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết
khi bộc bạch những tâm niệm của mình. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được
sống có ích, cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót.
Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đề cập đến một vấn đề lớn : ý
nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng.
Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp
từ muốn làm, giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu
vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà
thơ khi phải xa Bác. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn mãi ở bên lăng Bác và
chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên
lăng : làm con chim cất tiếng hót.
Câu 37: ( 1,5 điểm )
Phân tích giá trị của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau :
"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì tiếng gà thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ." (Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
Bài làm: Điệp ngữ trong đoạn thơ là từ vì, được sử dụng nhằm thể hiện mục
đích chiến đấu của cháu - anh chiến sĩ trong bài thơ. Những Tổ quốc bắt nguồn từ
tình cảm chân thực giản dị : tình gia đình với những kỉ niệm mộc mạc đáng yêu đã
hun đúc và là động lực giúp anh thêm sức mạnh vượt qua gian khó, chiến đấu và
22


chiến thắng kẻ thù. lí do anh đưa ra rất giản dị : vì tiếng gà, vì bà, vì lòng yêu Tổ
quốc. Mỗi từ vì nhằm nhấn mạnh một mục đích của anh, thể hiện tình yêu thiêng
liêng với
Câu 38: ( 1,5 điểm )
Có bạn chép hai câu thơ như sau :
"Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu buồn kém xanh."
Bạn đã chép sai từ nào ? Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng lớn đến ý
nghĩa của đoạn thơ, em hãy giải thích điều đó ?.
Bài làm: Chép sai từ "buồn" - đúng là từ "hờn". Chép sai ảnh hưởng nghĩa
của câu như sau : "buồn" là sự chấp nhận còn "hờn" thể hiện sự tức giận có ý thức
tiềm tàng sự phản kháng. Dùng "hờn" mới đúng dụng ý của Nguyễn Du về việc
miêu tả nhan sắc Kiều thống nhất trong quan niệm hồng nhan bạc phận. Kiều đẹp
khiến thiên nhiên hờn ghen để rồi sau này Kiều chịu số phận lênh đênh chìm nổi
với mười lăm năm lưu lạc.
Câu 39: ( 4 điểm)
Ca ngợi sự hi sinh cao đẹp của người lính trong chiến dịch Thành CổQuảng Trị, nhà thơ Lê Bá Dương đã viết :
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.
Cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau :
Về nội dung :
- Hai dòng thơ đầu là lời nhắn chủ của tác giả với những người hôm nay như
sợ mái chèo xuôi dòng Thạch Hãn làm đau hài cốt của những người chiến sĩ vẫn
còn nằm lại nơi đáy sông.
- Hai dòng thơ tiếp nêu lên sự khốc liệt của chiến tranh và sự hi sinh cao đẹp
của người lính, có cả những người lính vô danh vẫn chưa tìm được hài cốt. Đồng
thời thể hiện thái độ trân trọng, tri ân của những người hôm nay về sự hi sinh cao
đẹp đó.Tác giả đã khái quát nâng cao tầm vóc cao đẹp của sự hi sinh : Những người
lính hi sinh đã hóa thân vào dáng hình xứ sở. Ý nghĩa của sự hi sinh đó, vì thế tồn
tại vĩnh hằng trong lòng nhân dân, đi mãi cùng thời gian và không gian đất nước,
dân tộc.
Về nghệ thuật:
Cảm nhận được một số đặc sắc về nghệ thuật : Giọng thơ tha thiết mà sâu
lắng nhịp thơ thay đổi từ nhịp 2/2/3 sang 4/3; thủ pháp hoán dụ ( tuổi 20 ), ẩn dụ
( thành sóng nước, vỗ yên bờ bãi )
Câu 40: (3.0 điểm)
Phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau đây :
23


“ … Khi trời trong gió nhẹ nắng mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

(Quê hương, Tế Hanh)
Bài làm:( 3.0 điểm )
Cần trình bày thành một đoạn văn ngắn
- Giới thiệu được vài nét về tác giả, tác phẩm
- Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật : So sánh; đảo ngữ; nhân hóa
Phân tích được tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật
+ So sánh : “ Chiếc thuyền nhẹ…. Như con tuấn mã” chiếc thuyền được ví
như con ngựa chiến, cảnh ra khơi trở thành một cuộc ra trận với niềm khát khao
chinh phục biển khơi của người dân chài.
“ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” lấy cái hữu hình so sánh với
cái vô hình, cánh buồm biểu tượng yêu thương của dân chài, nơi căng rộng những
ước vọng xa xôi cao đẹp; Mảnh hồn làng là cái vô hình đó là mảnh hồn quê hương ,
mảnh hồn của những con người suốt đời gắn bó với biển, muốn chinh phục biển để
phục vụ cho đời sống con người…
+ Đảo ngữ : Phăng mái chèo; mạnh mẽ vượt trường giang, nhằm thể hiện
quyết tâm và sức mạnh của trai làng chài trong lao động sản xuất…
+ Nhân hóa : Rướn thân trắng bao la thâu góp gió, chiếc thuyền như người
bạn , như một thành viên thân thuộc của dân chài cùng hòa chung khí thế chinh
phục thiên nhiên.
Câu 41: ( 2 điểm)
Ngòi bút tinh diệu của bậc thầy Nguyễn Du được thể hiện như thế nào ở hai
câu thơ sau :
“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ”
Bài làm: Học sinh đảm bảo các ý sau đây:
-Hai câu thơ không hoàn toàn là sáng tạo của Nguyễn Du mà ông đã tiếp thu
và đổi mới từ 2 câu thơ cổ Trung Quốc : “Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa” (0,25đ)
-Nhà thơ vẫn kế thừa hình ảnh về các sự vật để dệt lên bức tranh mùa xuân :
cỏ ,trời và hoa lê nhưng ông không lặp lại một cách dễ dãi mà có những sáng tạo

rất tài hoa :((0,25đ)
+ ông đã thay đổi một số từ ngữ : cỏ thơm ->thành cỏ non xanh khiến cho
người đọc không chỉ thấy được sắc xanh mơn mởn tươi non mà con cảm nhận được
24


hương thơm ngào ngạt và sức sống mãnh liệt của thảm cỏ ; liền -> tận đã khiến cho
màu xanh của cỏ và trời không có đường biên giới hạn tạo thành một biển xanh
ngút ngàn bất tận . Điểm xuyết trong không gian xanh mát ấy là sắc trắng tinh khôi
của hoa lê trên cành làm cho bức tranh mùa xuân có màu sắc hài hoà tuyệt
diệu(0,5đ)
- Nhà thơ còn đảo ngược cách dùng từ thông dụng :biến “điểm hoa ” thành
“trắng điểm”
đã tạo nên một yếu tố bất ngờ,một sự chủ động thật dễ thương –cành lê đang
dần hé nở như tự đem màu trắng rắc lên cái nền xanh vô tận của cỏ...sự đảo ngược
tinh tế ấy đã khiến cho cảnh vật mùa xuân không tĩnh tại mà thât sống động có hồn
và đồng thời cũng làm tăng thêm sự tinh khôi thanh khiết cho khung cảnh ngày
xuân . (0,5đ)
->Những sự thay đổi như vậy đã dệt lên một bức tranh mùa xuân tuyệt diệu :
hài hoà ,khoáng đạt ,trong trẻo,mới mẻ tinh khôi ,dào dạt sức sống,sinh động hữu
tình mà ở hai câu thơ cổ TQ không có được . Vì vậy nó đã được đánh giá là hai câu
thơ tuyệt bút khi tả cảnh ngày xuân (0,5đ).
Câu 42. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn, trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau:
“...Cái cò... sung chát đào chua
Câu ca mẹ hát, gió đưa về trời.
Ta đi trọn kiếp con người,
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”
( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy )
Bài làm: HS viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu (có nhiều cách cảm nhận

khác nhau, miễn là hợp lý) song cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
* Về nội dung:
Thấy được cuộc đời của mẹ vất vả, lam lũ, hy sinh cho hạnh
phúc của đời con như hình ảnh cái cò trong câu ca dao xưa. Tình yêu
1
thương, lời dạy dỗ, nhắn gửi của mẹ trong lời ru, bên vành nôi thủa nhỏ
,0 đ
mà đến trọn đời con vẫn ghi lòng tạc dạ.
Tác giả đã vận dụng sáng tạo ca dao, dân ca, biện pháp nghệ
0
thuật ẩn dụ, thể thơ lục bát... làm cho đoạn thơ giàu sức truyền cảm.
,5 đ
* Về hình thức:
0
Đoạn văn diễn đạt mượt mà, trong sáng, rõ ràng, không sai
,5 đ
mắc các lỗi.
Câu 43: (3điểm)
a/ Theo em tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm trong bài thơ “ Ánh trăng ”
của Nguyễn Duy được thể hiện rõ nhất trong khổ thơ nào của bài? Hãy chép lại
theo trí nhớ khổ thơ đó.
25


×