Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

noi dung on tap tai chinh doanh nhiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.62 KB, 8 trang )

1

KHOA KT-TC-NH

5/2015
NỘI DUNG ÔN TẬP
HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1
(KHÓA 12,13,14)
I. HÌNH THỨC ĐỀ THI
1. Thi trắc nghiệm khách quan.
2. Số lượng câu hỏi là 25-30 được chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi, đảm bảo đầy đủ các bài
học và mức độ từ dễ đến khó.
3. Thời gian: 60 phút, không sử dụng tài liệu.
II. LƯU Ý ĐỐI VỚI THÍ SINH
Để đạt được kết quả tốt trong kỳ thi, thí sinh cần chuẩn bị:
1. Tham khảo kỹ nội dung ôn tập tại mục III dưới đây.
2. Đọc kỹ lý thuyết và làm đầy đủ câu hỏi, bài tập trong Tài liệu học tập “Tài chính doanh nghiệp
1”, PGS.TS. Phan Đình Nguyên (chủ biên), Hutech, 2014.
3. Tham khảo tài liệu giảng dạy của giảng viên, gồm:
 Slide bài giảng
 Giáo trình Tài chính doanh nghiệp căn bản, TS. Phan Đình Nguyên (chủ biên) NXB Tài
chính, 2013.
 Một số bài đọc của giáo trình “Financial Management”, Brigham-Ehrhardt (file kèm theo
gói giảng dạy).
 Các tài liệu khác trong đề cương môn học.
4. Ghi nhớ các công thức cốt lõi (mục IV), luyện tập và sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi, đặc
biệt là các chức năng thống kê và giải phương trình.
III. NỘI DUNG ÔN TẬP
Bài 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Phân biệt các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh,
công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Ưu và nhược điểm của từng loại hình doanh


nghiệp.
2. Vì sao tài chính của công ty cổ phần được nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp?
3. Vấn đề xung đột lợi ích giữa chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp. Hướng giải quyết
xung đột.


2

Khái niệm, bản chất và đặc điểm của tài chính doanh nghiệp
Phân biệt chức năng, nhiệm vụ của Tài chính và Kế toán.
Các mục tiêu của doanh nghiệp. Mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp.
Phân loại các mục tiêu tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp; mục tiêu của từng đối
tượng có liên quan đến doanh nghiệp.
8. Nội dung và mối quan hệ của các quyết định của tài chính doanh nghiệp gồm: quyết định đầu
tư, quyết định tài trợ, quyết định phân phối lợi nhuận và các quyết định khác.
9. Chi phí lãi vay, khấu hao và thuế.
10. Doanh nghiệp và thị trường tài chính.
4.
5.
6.
7.

Bài 2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. Khái niệm và phân loại BCTC.
2. Cấu trúc, nội dung của các BCTC: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ.
3. Ý nghĩa của các khoản mục trên BCTC. Phân tích sự biến động của khoản mục sẽ ảnh hưởng
thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp.
4. Mối quan hệ (về số liệu) giữa các BCTC.
5. Điều chỉnh BCTC  các chỉ tiêu nhằm phục vụ phân tích tài chính: tài sản ngắn hạn hoạt

động, nợ ngắn hạn hoạt động, vốn lưu chuyển hoạt động thuần (NOWC), tổng vốn hoạt động
thuần (TOC).
6. Ý nghĩa và tính toán các chỉ tiêu: lợi nhuận hoạt động (EBIT), lợi nhuận hoạt động sau thuế
(NOPAT), dòng tiền hoạt động (OCF), dòng tiền tự do (FCF).
7. Ý nghĩa các chỉ tiêu đánh giá hoạt động: tỷ suất lợi nhuận trên vốn hoạt động thuần (ROIC),
giá trị kinh tế tăng thêm (EVA), giá trị thị trưởng tăng thêm (MVA).
8. Ý nghĩa và tính toán các chỉ tiêu liên quan đến phân phối kết quả hoạt động: lợi nhuận một cổ
phần (EPS), cổ tức một cổ phần (DPS), giá trị ghi sổ một cổ phần (BVPS); dòng tiền một cổ
phần (CFPS).
Bài 3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Ý nghĩa, công thức tính của các tỷ số tài chính.
2. So sánh các tỷ số giữa các công ty khác nhau, giữa công ty với ngành. Ý nghĩa?
3. Sự thay đổi của khoản mục, của nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tính toán tỷ số tài
chính, sẽ làm tỷ số thay đổi thế nào?
4. Sự thay đổi của mỗi tỷ số ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp thế nào?
5. Cho biết các khoản mục trên báo cáo tài chính, các tỷ số tài chính  Tính tỷ số tài chính theo
yêu cầu.


3

6. Cho biết các tỷ số tài chính  tính giá trị của một khoản mục trên báo cáo tài chính theo yêu
cầu.
Bài 4. THỜI GIÁ TIỀN TỆ
1. Vì sao giá trị của tiền thay đổi theo thời gian?
2. Các khái niệm và ứng dụng: lãi, lãi suất; lãi đơn, lãi kép (lãi ghép); lãi suất trung bình; lãi suất
danh nghĩa, lãi suất thực; lãi suất chiết khấu, lãi suất tích lũy; lãi suất thị trường, lãi suất tái đầu
tư;…
3. Vẽ đường thời gian để tóm tắt bài toán.
4. Phân biệt: một số tiền (một khoản tiền) – dòng tiền; Phân biệt dòng tiền đầu kỳ - dòng tiền cuối

kỳ; Phân biệt giá trị hiện tại (hiện giá) – giá trị tương lai.
5. Các công thức tính giá trị thời gian của tiền theo lãi đơn, lãi kép.
 Xác định giá trị tương lai, giá trị hiện tại, lãi suất, số kỳ hạn đối với một số tiền.
 Xác định giá trị tương lai, giá trị hiện tại, lãi suất, số kỳ hạn, số tiền mỗi kỳ hạn đối với
dòng tiền đều đầu kỳ, dòng tiền đều cuối kỳ.
 Chuyển đổi giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực, chuyển đổi lãi suất tương đương giữa
các kỳ hạn khác nhau  Xác định thời giá của tiền đối với lãi suất đã quy đổi.
 Mối quan hệ giữa các biến số trong công thức tính giá trị thời gian của tiền.
6. Ý nghĩa của mô hình chiết khấu dòng tiền.
7. Các ứng dụng của lý thuyết thời giá tiền tệ.
Bài 5. LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO
1. Khái niệm lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, rủi ro.
2. Vì sao nhà đầu tư thường ngại rủi ro?
3. Phân loại rủi ro: rủi ro hệ thống (không thể tránh) – rủi ro phi hệ thống (có thể tránh). Phương
pháp đo lường từng loại rủi ro.
4. Tác dụng của đa dạng hóa đầu tư.
5. Có thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro phi hệ thống không, vì sao?
6. Ý nghĩa và tính toán các chỉ tiêu về đo lường lợi nhuận và rủi ro của một tài sản đầu tư: tỷ suất
lợi nhuận kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên.
7. Ý nghĩa các chỉ tiêu trong đo lường lợi nhuận và rủi ro của danh mục đầu tư: tỷ suất lợi nhuận
kỳ vọng, đồng biến thiên (covariance), hệ số tương quan, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến
thiên.
8. CAPM: Giải thích quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận và rủi ro. Ý nghĩa của beta, đường thị trường
chứng khoán (SML); Tính toán các chỉ tiêu trong công thức CAPM. Các yếu tố ảnh hưởng đến
các chỉ tiêu trong CAPM. Sự thay đổi của các chỉ tiêu trong CAPM ảnh hưởng đến lợi nhuận
chứng khoán.


4


9. Ứng dụng của CAPM trong định giá chứng khoán.
Bài 6. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU
1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, các yếu tố của trái phiếu.
2. Định giá trái phiếu có kỳ hạn thanh toán lãi hằng năm, nửa năm, không thanh toán lãi định kỳ;
trái phiếu kèm quyền mua lại.
3. Các yếu tố tác động đến giá trái phiếu.
4. Phân biệt và tính toán các lợi suất trái phiếu: lợi suất danh nghĩa, lợi suất thực; lợi suất đáo hạn
trái phiếu (yield to maturity - YTM), lợi suất hiện hành (current yield - CY), lợi vốn (capital
gain yield - CGY); lợi suất mua lại trái phiếu (yield to call - YTC).
5. Quan hệ giữa giá trái phiếu, tỷ suất lợi nhuận trái phiếu và thời gian nắm giữ trái phiếu.
6. Rủi ro của trái phiếu: các loại rủi ro và tác động của từng loại rủi ro đến trái phiếu.
7. Xếp hạng trái phiếu.
Bài 7. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại, các yếu tố của cổ phiếu.
2. Các yếu tố tác động đến giá cổ phiếu, lợi tức từ cổ phiếu.
3. Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng cổ tức, xác định tỷ suất chiết khấu bằng
CAPM, xác định cổ tức qua mô hình tăng trưởng cổ tức Gordon (1 giai đoạn), mô hình tăng
trưởng cổ tức 2 giai đoạn.
4. Phân biệt lợi suất đầu tư cổ phiếu, lợi suất cổ tức kỳ vọng (expected dividend yield) và lợi vốn
(capital gain yield).
5. Tính toán lợi suất đầu tư cổ phiếu. So sánh lợi suất của các cổ phiếu khác nhau.
6. Định giá cổ phiếu bằng phương pháp hệ số P/E
7. Định giá cổ phiếu ưu đãi.
IV. TÓM TẮT CÔNG THỨC


5

BÀI 2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1. Trình tự xác định lợi nhuận và dòng tiền

Doanh thu
- Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
- Chi phí hoạt động (không gồm khấu hao)
Lợi nhuận trước khấu hao, lãi vay, thuế (EBITDA)
- Khấu hao
Lợi nhuận trước lãi vay, thuế (LN hoạt động, EBIT)
- Lãi vay
Lợi nhuận trước thuế
- Thuế (thuế suất x Lợi nhuận trước thuế)
Lợi nhuận sau thuế
- Cổ tức ưu đãi
Lợi nhuận thuần dành cho cổ đông thường
Dòng tiền thuần (NCF) = Lợi nhuận thuần + Khấu hao
2.2. Một số chỉ tiêu giá trị trên mỗi cổ phần

2.3. Điều chỉnh các chỉ tiêu tài sản, vốn và lợi nhuận
Tài sản hoạt động: Tài sản không sinh lãi

Tài sản ngắn hạn hoạt động: Tài sản ngắn hạn không sinh lãi

Nợ hoạt động: Nợ không phải trả lãi

Nợ ngắn hạn hoạt động: Nợ ngắn hạn không phải trả lãi

Vốn lưu chuyển hoạt động thuần (NOWC) = Tài sản ngắn hạn hoạt động – Nợ ngắn hạn hoạt động
Vốn hoạt động: Nguồn tài trợ cho tài sản hoạt động
Vốn hoạt động thuần (TOC) = Nguồn tài trợ ngắn hạn hoạt động thuần + Nguồn tài trợ dài hạn hoạt động thuần
Vốn hoạt động thuần (TOC) = NOWC + Tài sản cố định thuần
Lợi nhuận hoạt động sau thuế (NOPAT) = EBIT x (1- thuế suất)

Dòng tiền tự do (FCF) = NOPAT – TOC (TOC = TOC2 – TOC1)
Dòng tiền tự do (FCF) = NOPAT + Khấu hao – (TOC + Khấu hao)
Dòng tiền tự do (FCF) = OCF – (TOC + Khấu hao)
2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động
NOPAT
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn hoạt động: ROIC 
TOC
Giá trị thị trường tăng thêm: MVA = Thị giá của vốn chủ – Thư giá của vốn chủ
Giá trị kinh tế tăng thêm: EVA = (ROIC – WACC) x TOC = NOPAT – WACC x TOC
BÀI 3. CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN


6

1. Tỷ số thanh khoản (Liquidity Ratio)
Khả năng thanh toán ngắn hạn
(current -CR)

=

Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh
(quick - QR)

=

Tài sản ngắn hạn– Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn (current liabilities)


2. Tỷ số quản trị tài sản (Asset Management Ratio)
=

Giá vốn hàng bán (1)
Hàng tồn kho bình quân

=

Doanh thu thuần (2)
Hàng tồn kho bình quân

Kỳ thu tiền bình quân
(days sales oustanding - DSO)

=

Khoản phải thu bình quân
Doanh thu thuần / 365 (360)

Vòng quay tài sản cố định
(fixed assets turnover)

=

Doanh thu thuần
Tài sản cố định thuần bình quân

Vòng quay tổng tài sản
(total assets turnover)


=

Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân

Vòng quay hàng tồn kho
(inventory turnover)

3. Tỷ số quản trị nợ (Debt Management Ratio)
Tỷ số Nợ
(debt ratio)

=

Tổng nợ
Tổng tài sản

Khả năng trả lãi vay
(times-interest-earned - TIE)

=

EBIT
Lãi vay

Khả năng trả nợ
(EBITDA coverage)

=


EBITDA + Tiền thuê tài chính
Lãi vay + Nợ gốc + Tiền thuê tài chính

4. Tỷ số khả năng sinh lợi (Profitability Ratio)
Biên lợi nhuận thuần
(profit margin)

=

LN thuần dành cho cổ đông phổ thông
Doanh thu thuần

Sức sinh lợi cơ bản
(basic earning power - BEP)

=

EBIT
Tổng tài sản bình quân

Sức sinh lợi của tài sản
(return on total assets - ROA)

=

LN thuần dành cho cổ đông phổ thông
Tổng tài sản bình quân

Sức sinh lợi của vốn cổ phần phổ thông

(return on common equity - ROE)

=

LN thuần dành cho cổ đông phổ thông
Vốn cổ phần phổ thông

5. Tỷ số giá trị thị trường (Market Value Ratio)
Giá / Thu nhập
(price/earnings – P/E)

=

Giá thị trường một cổ phần
Thu nhập một cổ phần (EPS)


7

Giá / Dòng tiền
(price/cash flow – P/CF)

=

Giá thị trường một cổ phần
Dòng tiền một cổ phần (CFPS)

Giá thị trường / Giá ghi sổ
(market/book – M/B)


=

Giá thị trường một cổ phần
Giá ghi sổ một cổ phần (BVPS)

BÀI 4. THỜI GIÁ TIỀN TỆ
Giá trị tương lai của một số tiền:

FVn  PV(1  i)n

Giá trị hiện tại của một số tiền:

PV0  FVn

 FV 
ln

PV 
Kỳ hạn của một số tiền: n  
ln(1 i)

1
n

Lãi suất của một số tiền:

 FV 
i
 1
 PV 


Lãi suất hiệu dụng năm:

 i 
EAR  1  nom   1
m 


m

EAR  1  im   1
m

 i 
Giá trị tương lai của một số tiền với lãi suất hiệu dụng: FVn  PV 1  nom 
m 


mn

Giá trị tương lai của một dòng tiền đều cuối kỳ:

(1  i)n  1
FVA n  PMT 
i

Giá trị tương lai của một dòng tiền đều đầu kỳ:

FVAD n  FVA n  (1  i)


Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều cuối kỳ:

PVA 0  PMT 

Giá trị hiện tại của một dòng tiền đều cuối kỳ:

PVAD 0  PVA 0  (1  i)

1  (1  i)-n
i

BÀI 5. LỢI NHUẬN – RỦI RO
n

Lợi nhuận kỳ vọng của một khoản đầu tư: rˆ   Piri
i1

n

Rủi ro của một khoản đầu tư:



n

 (r  rˆ) P
2

i 1


i

i


n

Lợi nhuận và rủi ro của một danh mục đầu tư:

rˆP   w irˆi
i1

 (r

t

 r Avg )2

t 1

n 1

CV 




n

P   w ii

i1

Quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro - công thức CAPM: SML : ri  rRF  (rM  rRF )i  rRF  RPMi

1
(1  i)n


8

BÀI 6. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU
Định giá trái phiếu thường niên (thanh toán lãi định kỳ hằng năm):

1  (1  rd )N
INT
M
M


INT


t
N
(1  rd )
rd
(1  rd )N
t 1 (1  rd )
N


VB  

Định giá trái phiếu bán niên (thanh toán lãi định kỳ 6 tháng):
2N

INT 2
M

t
(1  rd 2)2N
t 1 (1  rd 2)

VB S  

BÀI 7. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
Định giá cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng đều:

D1
Pˆ 0 
rs  g

Ước lượng tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư:

rs  rRF  (RPM )Firm

Ước lượng tốc độ tăng trưởng cổ tức: g = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư (lợi nhuận giữ lại / lợi nhuận thuần)

D1 Pˆ1  P0

P0

P0

D1
g
DN 1
P0
r g
D1
D2
DN
Định giá cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng không đều: ˆ
P0 

 ... 
 s
1
2
N
1  rs  1  rs 
1  rs  1  rs N
Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng:

rˆs 

rˆs 

Định giá cổ phiếu bằng P/E: P0 = EPS x P/E

TRƯỞNG NGÀNH TÀI CHÍNH
TH.S. NGUYỄN TRỌNG NGHĨA




×