Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Thơ võ quảng trong chương trình tiểu học (LV00552)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.96 KB, 98 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học sư phạm hà nội 2

Nguyễn thị phượng

Thơ Võ Quảng trong chương trình Tiểu học

Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc Tiểu học)
Mã số: 06 14 01

Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học

Hà nội, 2011


2
Công trình được hoàn thành tại
trường đại học sư phạm hà nội 2

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh
Phản biện 1:
Phản biện 2:

Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ họp tại Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 vào hồi .................. giờ........................................
Ngày ........ tháng .......... năm 2011.

Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện trường
đại học sư phạm hà nội 2




3

Lời cảm ơn

Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, dưới
sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới cô giáo hướng dẫn đã chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, các
thầy, cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy và giúp đỡ
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,

tháng 06 năm 2011

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phượng


4

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nghiên cứu này không trùng với một công trình có sẵn nào. Nếu sai,
tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội,

tháng 06 năm 2011

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phượng


5

Mục lục

Mở đầu

Trang
1

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

5. Phương pháp nghiên cứu

4

6. Đóng góp của luận văn

4

Chương 1: Về tác giả Võ Quảng

5

1.1.Tiểu sử, con người

5

1.2.Sự nghiệp sáng tác

7

1.3.Vị trí của Võ Quảng trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam

14

Chương 2: Thế giới nghệ thuật thơ Võ Quảng


21

2.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật

21

2.2. Thế giới nghệ thuật thơ Võ Quảng

21

2.2.1. Thế giới thiên nhiên, cảnh vật sinh động, hấp dẫn

21

2.2.2. Thế giới loài vật phong phú, đa dạng

26

2.2.3. Thế giới trẻ thơ vui tuơi, ngộ nghĩnh

32

2.2.3.1. Thế giới trẻ thơ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

32

2.2.3.2. Thế giới trẻ thơ trong hoàn cảnh chiến tranh

38


2.2.4. Thời gian và không gian nghệ thuật gắn bó với tuổi thơ

40

2.2.4.1. Thời gian nghệ thuật gắn bó với thế giới tuổi thơ

40

2.2.4.2. Không gian nghệ thuật gần gũi với tuổi thơ

47

2.2.5. Nghệ thuật miêu tả tinh tế

50

2.2.5.1. Miêu tả đối tượng bằng phép nhân hoá

50

2.2.5.2. Miêu tả đối tượng bằng phép so sánh

56


6
2.2.5.3. Miêu tả đối tượng bằng phép lặp

59


2.2.6. Ngôn ngữ giàu tính nhạc

62

Chương 3: Thơ Võ Quảng trong chương trình

67

Tiểu học
3.1. Cấu trúc thơ Võ Quảng trong chương trình Tiểu học

67

3.1.1. Thống kê

67

3.1.2. Nhận xét

68

3.2. Vẻ đẹp của thơ Võ Quảng trong chương trình Tiểu học

69

3.3. ý nghĩa giáo dục của thơ Võ Quảng đối với học sinh Tiểu học

72

3.3.1. Giáo dục đạo đức


74

3.3.2. Giáo dục trí tuệ

80

3.3.3. Giáo dục thẩm mĩ

84

Kết luận

89

Danh mục tài liệu tham khảo

91


7

Mở đầu
1. Lí do chọn đề t i
Nh

văn Võ Quảng (1920 - 2007), quê ở xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc,

Quảng Nam. Năm 1957, sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở
Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học thiếu nhi. Ông là một trong

những người tham gia sáng lập và từng giữ chức vụ Tổng biên tập Nhà xuất
bản Kim Đồng.
Võ Quảng đã từng viết trên Tạp chí Văn học số 5 - 1993: Văn học
thiếu nhi có một nhiệm vụ chính yếu, đó l

giáo dục trẻ em trở th nh người

tốt . Hơn nữa văn học thiếu nhi là một bộ phận có vị trí đặc biệt trong nền
văn học dân tộc. Nó có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách con người ngay từ thuở ấu thơ, là hành trang cho mỗi
người trên suốt đường đời, bởi lẽ cái gì đã lưu giữ được trong thời niên thiếu
thường rất khó phai mờ. Trong văn học Việt Nam, văn dĩ tải đạo là một
phẩm chất luôn được đề cao và coi trọng. Có thể nói, đó là một chất đạo
truyền thống của văn học nước ta. Tiếp thu và kế tục truyền thống đó, Võ
Quảng đã hiến dâng tất cả tâm sức và bút lực cho các em.
Nếu những cây bút như Tô Ho i, Huy Cận, Nguyễn Huy Tưởng
ngoài viết cho thiếu nhi còn sáng tác cho nhiều đối tượng độc giả khác thì nhà
văn Võ Quảng chỉ viết cho một lứa tuổi duy nhất: thiếu niên - nhi đồng. Đó là
những câu chuyện giản dị hay những bài thơ xinh xắn, nhẹ nhàng nhưng mang
ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Đây chính là sự độc đáo và ông đã đóng góp to lớn
cho sự hình thành và phát triển của nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
Thơ và tuổi thơ vốn là hai khái niệm gần nhau. Võ Quảng quan niệm:
Thơ, theo đúng nghĩa của nó, dù là thơ bộc lộ tâm tư hay vẽ lên một cảnh
đẹp, hoặc vẽ lên một cuộc sống, hay phản ánh một thời đại, tất cả cuối cùng
đều xuất phát từ những rung động chân thật của nhà thơ. Chính những rung
động sâu sắc đó đã làm cho chất thơ có sự sống, có hơi thở, làm cho hiện thực


8
phản ánh hóa sinh động, làm cho chủ đề tư tưởng của thơ cũng phát huy mạnh

mẽ hơn [26].
Tuổi thơ là giai đoạn đẹp và nên thơ nhất của đời người. Thật thú vị khi
Võ Quảng dâng hiến cả đời cho tuổi thơ và thơ. Cuộc đời ông vì vậy cũng đẹp
như một bài thơ. Võ Quảng thường sáng tác vào tinh mơ, khi trẻ con đang ngủ
với bao giấc mơ đẹp thì người thơ Võ Quảng đã dậy để biến mơ ước làm được
thơ hay cho thiếu nhi thành hiện thực. Làm thơ cho thiếu nhi cũng là giấc mơ
thi vị và kì lạ ẩn chứa trong đời ông.
Võ Quảng viết văn và làm thơ. ở lĩnh vực nào ông cũng có nhiều tác
phẩm được thiếu nhi yêu thích. Ngoài thơ, Võ Quảng cũng viết nhiều tiểu
luận, phê bình, kinh nghiệm sáng tác và bài giảng về lí luận, sáng tác văn học
thiếu nhi... đóng góp lớn vào sự hình thành và phát triển nền văn học thiếu nhi
Việt Nam. Võ Quảng coi việc làm thơ cho trẻ là công việc giản dị. Một việc
bé nhỏ thôi nhưng cần thiết, làm thơ cho trẻ là định vị cái đẹp thơ ca trong hồn
trẻ, tạo nên cái đẹp nơi con trẻ, góp phần hoàn thiện tâm hồn cho các em, giúp
các em lớn lên và hoàn thiện chính mình. ông từng quan niệm Một quyển
sách tốt có lúc mở ra cho các em thấy một ước mơ cao đẹp, ước mơ đó các em
theo đuổi mãi cho đến khi khôn lớn[25]. Từ quan điểm đó, Võ Quảng đã
dâng toàn bộ cuộc đời và tâm huyết của mình cho thiếu nhi.
Nói về các tác phẩm thơ viết cho các em, Võ Quảng cho rằng: Các em
yêu thơ hay không là do chúng ta, là do trách nhiệm người làm ra thơ và
những người đưa thơ đến cho các em. Về phần các em, vốn rất nhạy bén sẵn
sàng tiếp đón thơ, thơ đối với các em rất cần thiết [8]. ý kiến đó phải chăng
cũng chính là những trăn trở, những mong muốn chung cho những ai quan
tâm đến cuộc sống trẻ thơ?
Thơ Võ Quảng được giảng dạy trong nhà trường Tiểu học khá nhiều và
phong phú ở các dạng bài. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình
khoa học nào nghiên cứu về thơ Võ Quảng trong nhà trường Tiểu học. Rải rác


9

trên các báo, tạp chí có một số bài giới thiệu hay đánh giá khái quát về các
sáng tác của ông. Một vài khoá luận, luận văn tìm hiểu chung sự nghiệp thơ
của Võ Quảng mà chưa dành sự quan tâm thoả đáng đối với những bài thơ của
Võ Quảng được dạy trong nhà trường Tiểu học. Vì vậy đề tài Thơ Võ Quảng
trong chương trình Tiểu học của chúng tôi là một công trình khoa học đầu
tiên nghiên cứu một cách hệ thống vẻ đẹp đa diện của thơ Võ Quảng, đặc biệt
là vẻ đẹp và giá trị giáo dục toàn diện ở những bài thơ của Võ Quảng được
giảng dạy trong nhà trường Tiểu học. Việc làm này có ý nghĩa và thiết thực
đối với bản thân tác giả luận văn - một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở nhà
trường Tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu
- Chọn đề tài Thơ Võ Quảng trong chương trình Tiểu học chúng tôi
mong muốn tìm hiểu vị trí, vai trò và đóng góp quan trọng trong những tác
phẩm thơ của Võ Quảng được dạy ở chương trình Tiểu học hiện nay.
- Đề tài là một tài liệu tham khảo hữu ích giúp cho giáo viên và học sinh
Tiểu học tiếp cận dễ hơn với thơ Võ Quảng. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu
quả cho công tác dạy và học những bài thơ Võ Quảng trong chương trình Tiểu
học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của chúng tôi là khảo sát, thống kê, phân tích, tìm hiểu giá trị
giáo dục toàn diện của những tác phẩm thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi, đặc
biệt là những bài thơ của Võ Quảng được dạy trong nhà trường Tiểu học. Từ
đó, thấy được đóng góp to lớn của Võ Quảng đối với nền văn học thiếu nhi
Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những bài thơ Võ Quảng được
giảng dạy trong chương trình Tiểu học.
- Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ thơ ca của Võ Quảng viết cho thiếu
nhi. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những bài thơ của Võ Quảng được giảng
dạy trong nhà trường Tiểu học- nơi chứa đựng vẻ đẹp giáo dục toàn diện đối



10
với việc hoàn thiện nhân cách và bồi đắp tâm hồn cho lứa tuổi học sinh tiểu
học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
6. Đóng góp mới của luận văn
- Về lí luận:
Làm rõ vị trí và đóng góp quan trọng của Võ Quảng trong nền văn học
thiếu nhi Việt Nam v

đặc biệt là giá trị đa diện trong những tác phẩm thơ

của Võ Quảng được dạy ở chương trình Tiểu học hiện nay.
- Về thực tiễn:
Từ hiểu biết về thơ Võ Quảng trong chương trình Tiểu học hiện nay,
vận dụng hiệu quả vào quá trình dạy học các phân môn Tập đọc, Chính tả,
Luyện từ và câu, Tập làm văn, đặc biệt là quá trình bồi dưỡng năng lực cảm
thụ văn học cho học sinh Tiểu học.


11

Chương 1
Về tác giả Võ Quảng
1.1.

Nh
nh

Tiểu sử, con người
văn Võ Quảng (1920 - 2007), sinh ra và lớn lên trong một gia đình

nho trung lưu ở xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, bên dòng sông Thu Bồn,

Quảng Nam. Từ nhỏ, ông đã được kế thừa lòng say mê văn học từ người cha một nhà nho yêu nước. Đó chính là nền tảng vững chắc cho thành công trong
nghiệp viết văn của ông sau này.
Năm 15 tuổi, Võ Quảng rời quê ra học ở trường Quốc học Huế. Năm
17 tuổi, ông tham gia phong trào học sinh yêu nước và gia nhập đoàn thanh
niên Dân chủ. Năm 1939, ông gia nhập Đoàn thanh niên Phản đế và được bầu
l m tổ trưởng tổ Thanh niên Phản đế, hoạt động ở Huế. Tháng 9 năm 1941,
Võ Quảng bị chính quyền Pháp bắt giam ở nh

lao Thừa phủ, sau đó bị đưa đi

quản thúc tại quê nh . Có thể nói, xứ Huế là nơi đã ghi dấu bao kỉ niệm một
thời học sinh sôi nổi, khát khao đổi thay và hướng tới Cách mạng của Võ
Quảng. Những ngày hoạt động tại Huế và thời gian bị quản thúc ở quê nhà,
ông đã tranh thủ đọc nhiều và nhờ đó vốn hiểu biết của ông cũng được mở
rộng ở nhiều lĩnh vực.
Sau khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Võ Quảng được chính quyền Việt
Minh cử l m ủy viên Tư pháp th nh phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp chiếm
Nam Bộ, ông được cử v o chức vụ Phó chủ tịch ủy ban H nh chính kháng
chiến th nh phố Đà Nẵng. Từ năm 1948, ông được cử làm phó Chánh án tòa
án quân sự miền Nam Việt Nam, sau đó là Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân
dân liên khu V. Trong suốt chín năm nền dân chủ cộng hòa, Võ Quảng đã
khẳng định được năng lực hoạt động của mình trên hai lĩnh vực hành chính và

pháp luật. Thời gian này, ông cũng có sáng tác một số tác phẩm thơ dành cho
thiếu nhi.


12
Sau năm 1954, Võ Quảng tập kết ra Bắc và được điều về công tác ở
chức vụ ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi.
Ông đã từ chối con đường hoạt động chính trị - một con đường đầy thuận lợi
và triển vọng đối với ông lúc bấy giờ - để đi theo nghề viết, đúng ra là viết văn
cho thiếu nhi. Đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Võ Quảng. Kể từ
đó, ông chỉ chuyên tâm với nghề viết, hết mình vì trẻ thơ. Ông là một trong
những người đã bỏ nhiều công sức để xây dựng nền móng đầu tiên cho nền
văn học thiếu nhi dưới chế độ mới. Năm 1957, Võ Quảng l
người tham gia sáng lp v

từng giữ chức Giám đốc Nh

một trong những
xuất bản Kim

Đồng. Tại đây, ông đã quy tụ được nhiều tài năng, nhiều chuyên gia, nhà văn,
nhà giáo tâm huyết với việc sáng tác cho trẻ em. Sáng tác của ông đi vào nhà
trường, đến với các em học sinh qua những trang sách giáo khoa, và có khi
đến sớm hơn với thiếu nhi từ khi các em còn ở nhà trẻ, mẫu giáo qua câu
chuyện kể của các cô giáo Mầm non. Đây là một trong những cống hiến to lớn
của Võ Quảng đối với sự nghiệp giáo dục.
Không chỉ dừng lại ở việc viết văn, Võ Quảng mong muốn vươn đến
nghệ thuật tạo hình cho trẻ em. Năm 1964, ông được cử l m Giám đốc xưởng
phim hoạt hình Việt Nam. Cũng trong năm này, tên tuổi Võ Quảng nổi lên
như một hiện tượng mà nhà nghiên cứu Phong Lê gọi ông là người hết mình

và trọn đời cho thiếu nhi . Năm 1965, Võ Quảng được kết nạp v o Hội viên
Hội Nhà văn Việt Nam. Là người tâm huyết với nghề, ông rất coi trọng việc
bồi dưỡng đạo đức, tình cảm và giáo dục tư cách làm người cho các em ngay
từ thuở ấu thơ. Và đặc biệt từ 1971, được phân công làm chủ tịch Hội đồng
Văn học Thiếu nhi và giữ chức vụ này đến khi về hưu, Võ Quảng dành toàn bộ
tâm huyết cho lứa tuổi thần tiên của đất nước. Năm 2007, ông được nhà
nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Võ Quảng qua
đời ngày 15 tháng 6 năm 2007 tại Hà Nội.
Có thể nói, cuộc đời của Võ Quảng trải qua rất nhiều biến cố thăng
trầm. Ông sinh trưởng trong một giai đoạn lịch sử đầy sóng gió của đất nước,


13
của lịch sử cách mạng Việt Nam. Đặc biệt trong đời mình, Võ Quảng đã có
hai bước ngoặt quan trọng: Sau khi tập kết ra Bắc, ông đã từ bỏ con đường
hoạt động chính trị đang rộng mở để chuyển sang cầm bút viết văn vì tình yêu
đối với văn học luôn cháy bỏng trong tâm hồn. Ngã rẽ thứ hai là gác việc sáng
tác cho độc giả lớn tuổi cũng đang đầy hứa hẹn để chuyên tâm viết cho thiếu
nhi bằng tình cảm trìu mến, yêu thương. Hai cuộc phiêu lưu của Võ Quảng
đều là vì tình yêu thơ văn và tình yêu con trẻ. Nó hấp dẫn không kém chuyện
phiêu lưu mạo hiểm của phương Tây, nhưng lại cũng phảng phất bóng dáng
của triết học cổ phương Đông ở chỗ, đó là thứ tình yêu gắn liền với triết lý của
đạo Phật.
Tìm hiểu cuộc đời Võ Quảng mới thấm thía hết sự hi sinh của một nhà
văn yêu trẻ. Từ Quảng Nam tập kết ra Bắc, Võ Quảng có những cơ hội để
thăng tiến trên con đường chính trị. Thế nhưng, ông lại chọn con đường kết
bạn với trẻ em. Ông muốn sống giữa thế giới hồn nhiên, trong trẻo. Đường
cách mạng - đường văn của ông cuối cùng lại là con đường đến với trẻ em.
1.2.


Sự nghiệp sáng tác

Giáo sư Phong Lê đã có lần viết về Võ Quảng:

Đường đời của ông rất

có thể chuyển theo một hướng khác với nghiệp viết, và như vậy xem ra là
thuận, là hợp lẽ với số đông người. Thế nhưng rồi ông đã chọn nghề viết. ấy là
điều xem ra không bình thường. Lại viết cho thiếu nhi khi chớm vào tuổi 40,
trong bối cảnh một nền văn học thiếu nhi còn trong buổi đầu thanh vắng. ấy
là một chuyện càng không bình thường nữa [18].
Với những đóng góp lớn lao trong việc sáng tác thơ văn cho trẻ em, có
thể gọi Võ Quảng là

ông Bụt

mà không quá lời. Ông đã tạo ra một thiên

đường mới mẻ và đầy màu sắc cho lớp lớp thế hệ thiếu nhi. Viết cho thiếu
niên - nhi đồng là công việc đầy gian khổ mà người cầm bút phải vượt lên trên
những ham muốn đời thường, kể cả nhu cầu thường nhất trong trái tim nhạy


14
cảm của một nghệ sĩ mới có thể làm được. Nếu không yêu trẻ thơ bằng một
tình yêu nguyên vẹn thì khó có được những thành công viên mãn như ông.
Khát khao làm văn chương của Võ Quảng được hun đúc từ thời còn trẻ.
Sau 9 năm kháng chiến chống Pháp, tập kết ra Bắc, Võ Quảng mới có điều
kiện thực hiện được ước mơ của mình. Khởi đầu sự nghiệp của ông là thơ và
rồi tiếp theo là truyện. Cũng thật thú vị khi ngay trong lĩnh vực lý luận phê

bình văn học thiếu nhi, Võ Quảng cũng là người đầu tiên góp phần hình thành
các quan niệm cơ bản đặc trưng cho văn học thiếu nhi Việt Nam như là sự
trong sáng, tươi vui, hóm hỉnh, giàu tính giáo dục, sự phù hợp theo đối tượng
lứa tuổi... ông có nhiều bài viết hay và chuyên sâu về việc làm thơ, viết văn
cho thiếu nhi, cũng như nhiều bài viết động viên khích lệ các tác giả trẻ viết
cho thiếu nhi. Đó là những đóng góp bước đầu định hình một nền văn học
thiếu nhi Việt Nam thực sự chuyên nghiệp. Có một điều cũng rất đặc biệt, Võ
Quảng là người đầu tiên, dưới cái tên Hoàng Huy, dịch kiệt tác Đôn Kihôtê
của Xecvantet sang tiếng Việt cho các em từ năm 1959. Đó là bản dịch phóng
tác hợp với thiếu nhi mà vẫn giữ được cái hồn và tiếng cười của nhà văn Tây
Ban Nha thiên tài này. Thật thú vị là người thơ Võ Quảng hiền lành ít nói,
thậm chí sinh thời ông còn tự coi mình là chậm chạp, chậm tiến , nhưng ông
đã lặng lẽ làm được rất nhiều việc cho văn học thiếu nhi và qua đó đóng góp
cũng thật nhiều cho văn học Việt Nam.
Sinh thời, Xuân Diệu nói với Võ Quảng

chúng mình cùng đi đến nơi

về đến chốn . Văn chương vốn có cả vạn ngả đường, nhưng đều hướng về
chốn Chân, Thiện, Mỹ. Và Võ Quảng cũng như Xuân Diệu đều là những
con người tài năng. Trong khi các nhà thơ khác lấy việc làm thơ cho người lớn
là chính và thỉnh thoảng mới viết cho thiếu nhi như Huy Cận với tập thơ Đôi
bàn tay em, Tú Mỡ có thơ về ông và cháu, Xuân Quỳnh có tập thơ Bầu trời
trong quả trứng thì Võ Quảng lại dành phần lớn tâm huyết, tài năng và trái
tim cho thơ văn thiếu nhi. Ông từng tâm sự:

Hãy dành cho con trẻ những gì

đẹp đẽ và tinh khiết nhất ngay từ khi trẻ bước vào đời [6, 33]. Ông đã dành



15
trọn đời mình để chắt lọc những tinh túy nhất của cuộc sống dành cho con trẻ.
Điều đó lắng đọng trong những trang viết như là sự kết tinh toàn bộ tài năng
và tâm huyết của ông.
1.2.1. Thơ Võ Quảng có nội dung phong phú, nghệ thật đặc sắc và
mang ý nghĩa giáo dục cao. Ông kể về quê hương, viết về những gì gần gũi với
cuộc sống của trẻ thơ. Đặc biệt, ông có lối viết dí dỏm, hóm hỉnh, giàu nhạc
điệu. Khi viết về một thế giới loài vật phong phú, đa dạng xung quanh cuộc
sống trẻ thơ ông quan niệm:

Tác phẩm văn học viết cho các em là một công

trình sư phạm. Người viết cần cân nhắc nên nói cái gì, nói như thế nào để có
lợi cho tâm hồn các em mà không ảnh hưởng đến sự thể hiện nghệ thuật [25].
Trong thơ ông, có đầy đủ những con vật nuôi trong nhà, rất gần gũi với con
người, những con vật sống trong rừng, cả những con vật có thể bay trên trời
hay lội dưới nước, đúng như nhà thơ Ngô Quân Miện nhận xét: đó là một
vườn bách thú. Miêu tả về loài vật hay cây cỏ bao giờ Võ Quảng cũng lồng
vào đó những bài học thật giản dị. Những tác phẩm thơ của ông bao gồm:
- Gà mái hoa (1957)
- Thấy cái hoa nở (1962)
- Nắng sớm (1965)
- Anh Đom Đóm (1970)
- Măng tre (1971)
- én hát và đu quay (in chung - 1972)
- Quả đỏ (1980)
- ánh nắng sớm ( 1993)
Thơ Võ Quảng thấm đẫm chất trữ tình, nhẹ nhàng và thân mật như nước
ngầm tươi mát nuôi dưỡng tâm hồn ngây thơ của các em, mở ra cho các em cả

một chân trời nhận thức về thế giới xung quanh, khơi dậy những tình cảm tốt
đẹp. Võ Quảng thường khám phá ra nhiều điều bất ngờ từ những sự vật rất


16
bình thường. Nhờ đó, ngòi bút Võ Quảng đã tạo được một cá tính riêng qua
những trang viết dành cho thiếu nhi.
Nhìn vào vườn thơ Việt Nam mà đặc biệt là thơ thiếu nhi ta không thể
không để ý đến những đốm hoa nhỏ nhắn, bình dị mà đầy chất men say: đó là
những đốm hoa thơ của Võ Quảng. Thơ và văn cho tuổi thơ là hai lĩnh vực mà
Võ Quảng chuyên tâm sáng tạo nhất, tại đây ông có nhiều bài thơ, những
trang văn chứa chan cảm xúc. Trong mỗi trang thơ của ông, thế giới xung
quanh dường như bừng sáng và rực rỡ hơn. Cỏ cây, mây nước, muông thú cho
đến những đồ vật bình dị như cái mai, cái cuốc, cái bồ tre... cũng trở nên sống
động, cũng có tâm hồn, tình cảm, có ước mơ, có suy tư và đôi khi có cả một
triết lí rõ rệt giải thích cho sự tồn tại của bản thân mình. Ông quan niệm:
Thơ có nhiệm vụ phải ghi sâu vào tâm hồn các em tất cả bức tranh đậm đà
của đất nước, từ những sự kiện to lớn nhất, cho đến những việc nhỏ nhất, bóng
dáng một cánh cò bay, hình ảnh sóng lúa dập dờn, cây đa, bến nước, tất cả vẻ
đẹp của núi sông, đó là lớp phù sa mỡ màng, trên đó mọc lên xanh tươi tình
yêu Tổ quốc [11, 201].
Người duy mĩ và kĩ tính bậc nhất trong văn chương Việt Nam là nhà
văn Nguyễn Tuân từng viết:

Nếu tôi nhớ không đúng thì Võ Quảng bắt đầu

nói chuyện với độc giả nhỏ bằng tập thơ Măng tre. Thơ măng là những bài
thơ đẹp như tranh tĩnh vật. Tranh vẽ những hình dáng tĩnh nhưng lại sống
động, và Võ Quảng đã thổi vào đấy cái tâm hồn trong trắng của mình [13,
354].

Trong thơ Võ Quảng, thế giới nhân vật là những con vật, đồ vật, cỏ cây,
hoa lá... mà ẩn chứa trong đó là bài học nhận diện, phát hiện đặc thù của mỗi
con vật, mỗi hiện tượng trong cuộc sống đối với trẻ em. Với các em ở lứa tuổi
lớn hơn đó là bài học về tình bạn, nhu cầu muôn thuở của con trẻ. Còn với
người lớn là biểu tượng cho sự quảng giao tình bè bạn, của giao lưu cộng
đồng, đó là tiếng nói của thời đại thế giới hội nhập mà Võ Quảng đã sớm cảm
nhận và thể hiện trong thi phẩm của mình. Còn với các nghệ sĩ, thơ Võ Quảng


17
lại mang hàm nghĩa, nó là khát vọng gõ cửa lâu đài nghệ thuật đến với trẻ em
và quan trọng nhất là mỗi người bước vào đó phải có một phong cách nghệ
thuật độc đáo.
1.2.2. Mảng văn xuôi viết cho thiếu nhi của Võ Quảng khá phong phú.
Có một điều khác với thơ, ngoài những tác phẩm viết cho trẻ lứa tuổi nhi
đồng, truyện của ông còn hướng đến đối tượng thiếu nhi. Đề tài bao trùm
trong văn xuôi của Võ Quảng có thể gói gọn trong mấy chữ bức tranh
quê[3, 165]. Khi dự định viết về quê hương mình, nhà văn Võ Quảng đã cố
gắng thể hiện bằng được sự đổi đời của cả một vùng quê hương Cánh mạng
tháng Tám, theo cách nói vắn tắt của tác giả là Bừng lên một làng. Có thể
nhận ra tình yêu quê hương của Võ Quảng qua những trang sách miêu tả thiên
nhiên và con người xứ Quảng, với những tác phẩm tiêu biểu như:
- Cái Thăng ( 1961)
- Chỗ cây đa làng ( 1964)
- Quê nội ( 1973)
- Tảng sáng ( 1976)
- Vượn hú ( 1993)
- Kinh tuyến, vĩ tuyến ( 1995)...
Ngót 50 năm cầm bút, Võ Quảng để lại cho văn học thiếu nhi Việt Nam
một di sản đồ sộ. Trong đó, về văn xuôi, nhà nghiên cứu Phong Lê đánh giá,

Quê nội và Tảng sáng của ông xứng đáng xếp vào loại hay nhất trong kho tàng
văn học thiếu nhi Việt Nam. Cùng với những tác phẩm như Dế Mèn phiêu lưu
ký (Tô Hoài), Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), hai tập sách của Võ Quảng
là một phần của kho sách thiếu nhi kinh điển. Với sự quan sát tinh tế và nghệ
thuật miêu tả chi tiết, hóm hỉnh, truyện của ông đưa người đọc đến với thế giới
tâm hồn trẻ thơ, trong trẻo, hồn nhiên. Họa sĩ Ngô Mạnh Lân cho rằng, truyện
thiếu nhi của Võ Quảng rất giàu triết lý, mang đậm ý nghĩa nhân văn và giàu
giá trị lịch sử. Những đứa trẻ trong Quê nội của ông lớn lên trong những ngày


18
đạn bom và trải qua tuổi thơ vừa nhọc nhằn, lam lũ vừa thiết tha gắn bó với
quê hương.
Võ Quảng được biết đến với tư cách một nhà văn chuyên viết cho thiếu
nhi. Ngoài tiểu thuyết và thơ, Võ Quảng còn là tác giả của nhiều truyện đồng
thoại rất được bạn đọc nhỏ tuổi yêu thích. Những câu chuyện đồng thoại của
Võ Quảng nhẹ nhàng mà thấm thía. Nó mang đến cho trẻ em những bài học
bổ ích, giúp trẻ vững vàng hơn trong quá trình hoàn thiện nhân cách của mình.
Những quan sát và tri thức đời sống đã được nhà văn chuyển hóa rất tài tình
trên trang viết, để các em nhỏ tiếp cận một cách dễ dàng và dễ hình dung nhất.
Truyện đồng thoại của Võ Quảng hẳn sẽ làm các em mến yêu hơn các loài
động vật gần gũi trong đời sống, cho các em những kiến thức sinh vật thú vị
và cũng mở ra cho các em một thế giới tâm hồn phong phú, đầy tưởng tượng
và những sắc màu. Toàn bộ truyện đồng thoại của Võ Quảng được tập hợp
trong ba tập:
- Cái Mai ( 1967)
- Bài học tốt ( 1982)
- Những chiếc áo ấm ( 1987)
Với nhiều tác phẩm tiêu biểu như Chuyến đi thứ hai, Trong một hồ
nước, Mắt Giếc đỏ hoe, Những chiếc áo ấm, Đò ngang, Anh Cút lủi, Đêm biểu

diễn... từ nhiều năm nay tên tuổi của Võ Quảng đã trở nên quen thuộc với
nhiều thế hệ bạn đọc tuổi thơ.
1.2.3. Ngoài phần sáng tác thơ văn, Võ Quảng còn viết nhiều tiểu luận,
phê bình, kinh nghiệm sáng tác và bài giảng lí luận sáng tác văn học thiếu
nhi... Võ Quảng có nhiều bài viết hay và chuyên sâu về việc làm thơ viết văn
cho thiếu nhi, cũng như nhiều bài viết động viên khích lệ các tác giả trẻ viết
cho thiếu nhi. Đó là những đóng góp bước đầu định hình một nền văn học
thiếu nhi Việt Nam thực sự chuyên nghiệp. Những bài viết tiêu biểu về tiểu
luận - phê bình bao gồm:
- Chung quanh vấn đề sáng tác văn thơ cho thiếu nhi


19
- Làm thơ cho thiếu nhi
- Truyện đồng thoại cho thiếu nhi
- Thơ cho thiếu nhi
- Nói về ngôn ngữ văn học đi vào nhà trường
- Một số ý nghĩ chung quanh vấn đề sách viết cho thiếu nhi
Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Võ Quảng cho thiếu nhi là những thành
tựu quý giá của văn học Việt Nam. Võ Quảng là một người có chủ kiến về văn
học thiếu nhi, ông đã ấp ủ một tư tưởng thẩm mỹ về một nền văn hóa cho trẻ
em. ở vị trí người làm quản lý văn học, ông luôn vì lợi ích của văn học thiếu
nhi nước nhà, vì lợi ích chính đáng của các nhà văn trong việc xuất bản những
tác phẩm văn học thiếu nhi có giá trị. Không chỉ độc giả nhỏ tuổi ở trong nước
biết đến, văn thơ của Võ Quảng còn được chọn dịch và giới thiệu ở nước ngoài
qua các thứ tiếng khác nhau như Nga, Pháp, Anh, Đức... ở đâu tác phẩm của
ông cũng được hưởng ứng nhiệt tình của độc giả. Chính điều này đã một lần
nữa giúp chúng ta khẳng định vị trí cũng như ảnh hưởng của Võ Quảng đối
với nền văn học thiếu nhi và trong sự nghiệp trồng người của nước nhà.
Dành trọn cuộc đời mình cống hiến cho thiếu nhi, Võ Quảng đã để lại

một khối lượng tác phẩm lớn mà đến nay các em thiếu nhi vẫn yêu thích. Với
trẻ em, một cuốn sách hay bao giờ cũng đem đến cho các em những điều tốt
đẹp, luôn là một gia tài trong hành trang vào đời của các em. Vì vậy, người
viết văn phải có trách nhiệm, phải có nghề và thực sự tâm huyết. Đó là quan
niệm và cũng là tâm sự sáng tác của đời văn Võ Quảng. Miệt mài gần nửa thế
kỉ sáng tạo, Võ Quảng đã có một sự nghiệp văn học giá trị với đủ mọi thể loại
thơ, tiểu thuyết, truyện đồng thoại, kịch bản phim hoạt hình và lý luận phê
bình. Đó thực sự là những công trình sư phạm

mang đậm bản sắc Võ

Quảng, đậm chất dân gian, ngắn gọn, giàu triết lí và tình yêu thương. Mỗi
trang viết của Võ Quảng người đọc đều thấy thấm đẫm một tình yêu đằm
thắm mà ông đã dành cho độc giả nhỏ tuổi. Trải qua nhiều thập kỉ, những


20
sáng tác của Võ Quảng vẫn luôn được các em đón nhận một cách hào hứng,
trở thành hành trang theo các em khôn lớn vào đời.
Với những thành tựu đặc biệt về văn học thiếu nhi, Võ Quảng được trao
tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông xứng đáng được tôn
vinh là một tài năng văn học viết cho thiếu nhi.
1.3.

Vị trí Võ Quảng trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam

Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát
triển toàn bộ nhân cách con người ngay từ thuở ấu thơ. Văn học không chỉ góp
phần làm giàu có tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, mà còn giúp
cho trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu

lòng nhân ái.
Văn học thiếu nhi là một bộ phận có vị trí đặc biệt trong nền văn học
dân tộc. Nó đã hình thành và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đầy biến
động của đất nước. Trong chế độ phong kiến, ở nước ta chưa có sáng tác văn
học cho trẻ em. Mãi đến đầu thế kỉ XX, dưới chế độ thực dân phong kiến, qua
những cuộc cách tân văn học theo xu hướng hiện đại hóa, văn học trẻ em mới
bắt đầu được chú ý. Đến giữa những năm miền Bắc bắt tay vào xây dựng hòa
bình và miền Nam tiến hành đấu tranh vũ trang thống nhất đất nước thì văn
học thiếu nhi mới có bước phát triển ngay trong cao trào thực hiện hai nhiệm
vụ chiến lược của cả đất nước. Văn học thiếu nhi đã dần hình thành với đủ các
bộ môn và thể loại như: truyện, thơ, kịch, ký, tranh... bao trùm các chủ đề lớn
về truyền thống lịch sử, cách mạng, kháng chiến; về sinh hoạt gia đình, xã hội,
học tập, lao động và chiến đấu... làm nên một sắc thái phản ánh mới của văn
học. Đây là chặng đường mở đầu cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Mặc
dù trong hoàn cảnh khó khăn, tất cả những thành tựu trên đã ghi nhận những
cố gắng của các văn nghệ sĩ. Nó chứng tỏ nền văn học viết cho các em rất có
cơ sở và điều kiện để phát triển trong tương lai. Điều quan trọng hơn là văn
học thiếu nhi đã tập hợp được một đội ngũ đông đảo với hàng trăm nhà văn,
nhà giáo và họa sĩ thuộc nhiều lứa tuổi mà có hứng thú viết và vẽ vì trẻ em. Để


21
có những thành tựu như vậy phải kể đến công sức của lớp người khai sơn phá
thạch đầu tiên mà Võ Quảng là một trong số rất ít những nhà văn ấy.
Qua ba mươi năm (1945 - 1975) trải dài trong hai cuộc kháng chiến,
xen kẽ chiến tranh và hoà bình, nền văn học thiếu nhi Việt Nam xuất hiện
hàng loạt cây bút chuyên nghiệp. Nhiều người đã tạo dựng được tên tuổi cho
riêng mình như: Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Nguyễn Kiên, Phan Thị Thanh Nhàn,
Ma Văn Kháng... Từ sau 1975, nhất là từ sau thời kì đổi mới, văn nghệ đã có
một sự ra quân khá sôi nổi. Nhiều tác giả cũ, tuổi đã cao nhưng vẫn dành tâm

huyết viết cho các em. Nhiều người, chuyên viết cho người lớn nay lại viết
những tác phẩm sáng giá cho thiếu nhi (Phùng Quán, Duy Khán...), nhiều cây
bút nổi tiếng có những truyện mà trong đó nhân vật thiếu nhi là nhân vật mang
tư tưởng xã hội lớn (Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng...). Đặc biệt là sự xuất hiện
của nhiều cây bút trẻ mang đến nhiều mới mẻ, táo bạo, mạnh dạn trong sáng
tác: Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc... và nổi bật là Nguyễn Nhật ánh. Thời
gian này, Võ Quảng cũng đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm đặc sắc trên nhiều
lĩnh vực. Tiêu biểu như các truyện: Cái Thăng (1961), Chỗ cây đa làng
(1964), Cái mai (1967), Những chiếc áo ấm (1970), Quê nội (1973), Bài học
tốt (1975), Tảng sáng (1976) và hàng loạt tập thơ: Gà mái hoa (1957), Thấy
cái hoa nở (1962), Nắng sớm (1965), Anh Đom Đóm (1970), Măng tre
(1971)... Vậy là, cùng với Quê nội in trước đó, Võ Quảng đã đưa người đọc
vào một thế giới đa màu sắc của trẻ thơ với những câu chuyện về một làng quê
cụ thể thuộc đất Quảng Nam, quê hương tác giả, ở vào cái thời điểm lịch sử rất
đặc trưng cho sự bừng tỉnh và chuyển mình của đất nước là Cách mạng Tháng
Tám năm 1945. Cũng thời gian này còn có một số tác phẩm đáng chú ý của
các tác giả khác như: Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Tuổi thơ êm đềm của
Võ Hồng, Tuổi Thơ dữ dội của Phùng Quán, Côi cút giữa cảnh đời của Ma
Văn Kháng... Và thời kì này chúng ta đã có một phong trào sáng tác cho
thiếu nhi như những gì mà Võ Quảng đã trăn trở.


22
Nhìn chung thơ viết cho thiếu nhi nằm trong nghệ thuật sáng tác văn
học và văn học thiếu nhi nói chung, vì thế, nó cũng mang đầy đủ những đặc
điểm của sáng tác nghệ thuật ngôn từ. Thơ viết cho các em thường ngắn gọn,
rõ ràng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Đặc biệt, vì đối tượng tiếp
nhận là trẻ em nên các sáng tác thường sử dụng những từ ngữ rất chọn lọc,
giản dị, trong sáng, dễ hiểu. Khác với thơ viết cho người lớn, thơ dành cho lứa
tuổi thiếu nhi hầu như chỉ thuần túy những hình ảnh cảm xúc với nhiều yếu tố

truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện. Mỗi câu chuyện viết cho các em
thường là những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc. Chất thơ của truyện sẽ làm
cho những

bài học ấy không bị khô khan cứng nhắc. Cùng với chất thơ bay

bổng, ý nghĩa của câu chuyện có thể sẽ còn theo các em mãi trong suốt cuộc
đời.
Là một bộ phận của văn học thiếu nhi Việt Nam, thơ cho lứa tuổi măng
non cũng mang những dấu ấn lịch sử của đất nước. Sự chuyển mình của kinh
tế- xã hội mang đến cho mảng sáng tác này những chuyển biến đáng kể trên
cả hai mặt nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Từ sau Cách mạng, thơ viết cho
các em là sự tiếp nối những quan niệm nghệ thuật sâu sắc của giai đoạn trước
theo một phương thức phản ánh sáng tạo trong cái nhìn ấm áp, nhân hậu và
đầy tinh thần trách nhiệm về một thế hệ trẻ thơ của thời đại mới. Thơ viết cho
thiếu nhi ở giai đoạn này mang dáng vóc của những nét chạm khắc tinh tế,
những ấn tượng sâu sắc về hình tượng nhân vật thiếu nhi - những con người
mới, những mầm non mới. Sục sôi trong không khí của đất nước đang có
chiến tranh, thơ thiếu nhi đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ gắn liền với nhiều
tên tuổi như Tô Hoài, Phạm Hổ, Định Hải, Huy Cận, Vũ Tú Nam, Xuân
Quỳnh... Đặc biệt cũng trong thời kì này nổi lên hiện tượng các em bé làm thơ
với những tên tuổi nổi bật như: Trần Đăng Khoa, Chu Hồng Quý, Nguyễn
Hồng Kiên... mở đầu cho phong trào sáng tác thiếu nhi cho chính tuổi mình.
Xuất hiện trong trào lưu của thời đại, Võ Quảng hiểu rất rõ tâm sinh lí
của lứa tuổi thiếu nhi, vì thế ông đã đến với trẻ em bằng thơ, truyện, kịch bản


23
phim hoạt hình. ở thể loại nào, ông cũng để lại ấn tượng lắng đọng trong tâm
hồn bạn đọc, đặc biệt là thơ. Thơ văn Võ Quảng có nội dung phong phú, nghệ

thuật đặc sắc và ý nghĩa giáo dục cao. Ông thường kể chuyện về quê hương
hoặc viết về những gì gần gũi với cuộc sống của trẻ thơ. Giọng thơ của ông dí
dỏm, giàu nhạc điệu, không lẫn với bất cứ nhà thơ nào khác. Vào nghề cầm
bút khi bước sang tuổi 37, nhưng từ đây mở đầu một thời kỳ sung sức nhất viết
cho thiếu nhi của Võ Quảng. Thời kỳ này ông cho in tập thơ đầu tay Gà mái
hoa. Đây là câu chuyện được viết bằng thơ kể về một chị gà mái hoa, từ lúc
chị ta biết đỏ mặt, rồi chị ta nhảy ổ, đẻ trứng, ấp trứng, rồi trứng nở ra cả một
đàn gà con. Những vần thơ trẻ trung, hóm hỉnh, với những cố gắng tìm tòi
biểu hiện, qua cách dùng nhiều vần trắc và từ tượng thanh, Gà mái hoa hé lộ
ra những đường nét và màu sắc thuộc phẩm chất tâm hồn tác giả và có thể là
ngoài ý muốn, nó cũng là lời cam đoan, lặng lẽ rằng từ nay mình sẽ chuyển
hướng trọn vẹn vào hoạt động văn học thiếu nhi. Và Võ Quảng đã lựa chọn
cho mình con đường viết cho thiếu nhi trong suốt sự nghiệp của mình. Cùng
với lựa chọn đó, ông cũng là người góp phần tích cực tạo dựng ra một lực
lượng, xây dựng nên một đội ngũ văn học chuyên tâm viết cho thiếu nhi. Khi
bàn về chức năng, nhiệm vụ của văn học thiếu nhi, Võ Quảng cho rằng: Văn
học thiếu nhi phải là những đốm lửa thắp sáng những khía cạnh nhân đạo
của con người. Nó phải làm cho các em biết sung sướng, xót xa, yêu thương,
căm giận, ghét mọi biểu hiện xấu xa, yêu mọi biểu hiện vị tha trung thực ,
làm được như vậy tức là người viết đã

đánh thức được trong các em những

tình cảm cao quý [11, 200].
Võ Quảng là một trong những người viết vào loại sớm nhất, lâu dài nhất
cho tuổi thơ, và cũng là người có ý thức nhất, có tâm huyết nhất vì các em
trong lao động nghệ thuật. Nhà văn luôn khao khát sáng tạo ra cái hay, cái độc
đáo trong mỗi tác phẩm của mình. Tài nghệ của Võ Quảng là ở chỗ biết chọn
lọc những gì tinh túy nhất để kể cho trẻ em, nhờ đó mà tác phẩm tạo dựng
được một không gian nghệ thuật, đạt được tính văn học và vì thế đã có sức



24
sống lâu dài, ví như các bài

Mời vào ;

Anh Đom Đóm ; Ai dạy sớm ...

Điều mà nhà văn Võ Quảng gửi gắm lại cho chúng ta là ngọn lửa tình yêu trẻ
em, lòng ham học hỏi văn học dân tộc và văn học thế giới và niềm đam mê
sáng tạo.
Sự lao động cần mẫn và nghiêm túc đã đưa Võ Quảng đến thành công.
Giáo sư Phong Lê đã viết:

Trên con đường chưa phải là rộng rãi lắm của

văn học thiếu nhi Việt Nam thể kỉ XX, Võ Quảng là hình ảnh một bộ hành
chung thuỷ trong một cuộc đi vẫn còn là vắng vẻ và vất vả, vắng vẻ nhưng ông
vần là người trong số hiếm hoi, gắn nối văn mạch dân tộc và khơi tiếp cho nó
một dòng chảy mới sau năm 1945 [21, 336]. Để có được một đời sống nghệ
thuật như vậy là do tài năng và hơn cả là một tình yêu sâu nặng dành cho trẻ
thơ. Nét dung dị, tinh khôi thấm đẫm trong hồn thơ Võ Quảng đích thực là
báu vật mà dường như số phận đã cắt đặt cho ông một thiên chức vừa như là
người mẹ, lại vừa như một cô giáo dịu hiền. Văn xuôi cho thiếu nhi của Võ
Quảng cũng vậy: một văn phong có hồn phách trẻ thơ, bát ngát cảm giác khi
xây dựng từng nhân vật trong truyện. Ông đã ngược dòng về với bến bờ ấu thơ
bên những câu chuyện, với từng sự vật quanh mình.
Không chỉ được trẻ em yêu thích, Võ Quảng còn đề lại nhiều ấn tượng
tốt đẹp trong lòng bạn bè đồng nghiệp đương thời. Nhà văn Nguyễn Kiên cho

biết:

Võ Quảng là người hiền lành, nhỏ nhẹ nhưng ẩn chứa bên trong là

những trải nghiệm sống động về thiếu nhi. Còn họa sĩ Ngô Mạnh Lân tâm sự:
Võ Quảng có tầm nhìn xa, rất dũng cảm bênh vực cho những trang văn có
giá trị mà có thể chúng chưa nhận ra lúc đương thời . Còn nhà văn Đoàn
Giỏi lại viết

Không phải chỉ tấm lòng mà bằng kiên trì lao động không mệt

mỏi, đã khiến anh thêm già dặn, có bản lĩnh trở thành một tài năng . Nói như
Kinh Thánh: sung sướng thay kẻ khát thì Võ Quảng là một người sung
sướng. Bởi anh không lúc nào tự bằng lòng với mình, không tự mãn, lúc nào
cũng thấy chưa đủ, cần phải vươn tới [21, 362]. Nhà văn, nhà thơ Phạm Hổ,


25
người bạn gần gũi của Võ Quảng trên con đường văn học thiếu nhi đã nói lên
cảm nghĩ của mình khi đọc thơ Võ Quảng:

Thơ Võ Quảng thường có những

cái hay trong sự mộc mạc, hồn nhiên có khi đến vụng về, một sự vụng về đến
đáng yêu. Và như Pi - cát - xô đã nói - có đôi khi chính sự vụng về kia là một
yếu tố góp phần tạo nên phong cách [14, 119].
Không chỉ là người sáng tác thuần túy, ở góc độ sư phạm, Võ Quảng
còn thực hiện xuất sắc vai trò một nhà tâm lí, một nhà giáo dục đối với không
chỉ một thế hệ thiếu nhi, không chỉ một lứa tuổi bạn đọc. Bởi chính ông đã
tâm niệm:


Văn học thiếu nhi có mục đích chủ yếu là giáo dục các em biết

sống tốt đẹp, biết cảm thông, biết yêu thương, biết quý trọng cái đẹp, hiểu rõ
nghĩa vụ làm người.
Quả thực, Võ Quảng đã thực hiện xuất sắc thiên chức của nhà tâm lí khi
viết văn cho thiếu nhi. Ông đã nhập vào trẻ em, hóa thân vào nhân vật trẻ em
để có thể nghĩ, có thể cảm như các em. Viết cho thiếu nhi, Võ Quảng chú ý
đến mọi lứa tuổi: có sách cho tuổi mầm non, có sách cho nhi đồng, thiếu niên,
có sách cho tuổi mới lớn, tuổi đã lớn. ông nhận thức rất rõ và thực hiện thành
công trách nhiệm giáo dục trực tiếp của văn học cho các em. Tìm hiểu và
nghiên cứu về những tác phẩm của Võ Quảng, nhà văn Ngô Thị Nhất đã đưa
ra nhận xét:

Đọc các tập Măng tre, Anh Đom Đóm, Những chiếc áo ấm,

Bài học tốt, Cái thăng, Cái mai... và có thể nói là tất cả các tập thơ và truyện
ngắn của Võ Quảng, từ những em bé lớp một, lớp hai cho đến các em thiếu nhi
những lớp trên đều thấy như vừa được uống cốc nước dừa thơm, được ăn que
kem ngọt, một cảm giác tươi mát tràn ngập tâm hồn khiến các em sẵn sàng
muốn làm một điều gì đó tốt đẹp và có ích, sẵn sàng yêu thương và trân trọng
mọi vật, mọi người xung quanh [8, 131].
Võ Quảng yêu thương trẻ em trong tình yêu thương con người. Ông đặt
nơi các em lòng yêu mến và thương cảm, sự trân trọng và tin tưởng hết mực.
Tất cả những gì ông viết cho các em đều bắt nguồn từ một trái tim nhân hậu.


×