1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRẦN THỊ MINH THANH
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TÍN HIỆU THẨM MỸ
HƢỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU
THƠ XUÂN QUỲNH TRONG CHƢƠNG TRÌNH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ VIỆT HÙNG
HÀ NỘI - 2011
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. GD – ĐT
Giáo dục – Đào tạo
2. BDTX
Bồi dưỡng thường xuyên
3. ĐHGD
Đại học Giáo dục
4. ĐHQGHN
Đại học Quốc gia Hà Nội
5. ĐHSP
Đại học Sư phạm
6. GV
Giáo viên
7. HS
Học sinh
8. KG
Khá giỏi
9. KHXH
Khoa học xã hội
10. K1
Khổ 1
11. K2
Khổ 2
12. K42
Khóa 42
13. Nxb
Nhà xuất bản
14. PGS. TS
Phó giáo sư. Tiến sĩ
15. SĐH
Sau đại học
16. Sđ d
Sách đã dẫn
17. SGK
Sách giáo khoa
18. SGV
Sách giáo viên
19. THTM
Tín hiệu thẩm mỹ
20. THCN
Trung học chuyên nghiệp
21. THCS
Trung học cơ sở
22. THPT
Trung học phổ thông
23. TB
Trung bình
24. YK
Yếu kém
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử vấn đề
3
3. Mục đích nghiên cứu
9
4.Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
9
5.Mẫu khảo sát
12
6.Nhiệm vụ nghiên cứu
12
7.Vấn đề nghiên cứu
12
8.Gỉa thuyết khoa học
12
9. Đóng góp mới của luận văn
12
10. Cấu trúc luận văn
13
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ
14
1.1. Cơ sở lý luận
14
1.1.1. Cơ sở Ngôn ngữ - Văn học
14
1.1.2. Cơ sở Tâm lý học
33
1.1.3. Cơ sở Phương pháp Dạy Văn
35
1.2. Cơ sở thực tế
36
1.2.1. Thực tế chương trình
36
1.2.2. Thực tế đối tượng tiếp nhận
37
1.2.3. Khảo sát thực tế giảng dạy bài thơ
37
Chƣơng 2: KHẢO SÁT VÀ ĐỊNH HƢỚNG KHAI THÁC GIÁ
TRỊ THẨM MỸ THƠ XUÂN QUỲNH TRONG CHƢƠNG
TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA BÀI SÓNG
40
2.1. Quan điểm vận dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ vào việc khảo sát
và định hướng khai thác giá trị thẩm mỹ trong bài học
40
2.2. Khảo sát và định hướng phát hiện tín hiệu thẩm mỹ ở bài thơ Sóng
41
2.2.1. Khảo sát
41
2.2.2. Định hướng
43
2.3. Khảo sát và định hướng khai thác phương thức cấu tạo tín hiệu
thẩm mỹ và giá trị của nó trong bài Sóng
43
2.3.1. Khảo sát
43
2.3.2. Định hướng
44
5
2.4. Khảo sát và định hướng khai thác tính chất của tín hiệu thẩm mỹ
trong bài Sóng
45
2.4.1. Tính hai mặt
45
2.4.2. Tính nhân loại, lịch sử, dân tộc
48
2.4.3. Tính phi vật thể và phi trực quan
50
2.5. Khảo sát và định hướng khai thác chức năng của tín hiệu thẩm mỹ
trong bài thơ Sóng
52
2.5.1. Chức năng biểu hiện
52
2.5.2. Chức năng tác động
56
2.5.3. Chức năng hệ thống
58
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT PHƢƠNG PHÁP, THIẾT KẾ GIÁO ÁN
THỰC NGHIỆM
62
3.1. Quan điểm triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu
62
3.2. Đề xuất phương pháp
63
3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm
64
3.3.1. Những vấn đề chung
64
3.3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm
64
3.4. Giáo án đối sánh (xin xem phần phụ lục 1)
82
3.5. Kiểm tra kết quả thực nghiệm
82
3.6. Đối chiếu hai cách khai thác
84
3.6.1. Điểm gặp gỡ
84
3.6.2. Nét khác biệt
85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
90
1. Kết luận
90
2. Khuyến nghị
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
95
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi lấy ngôn từ làm chất liệu để sáng tác văn học, người sáng tạo, như
một lẽ hiển nhiên, phải trở thành nghệ sĩ của ngôn từ. Anh ta phải trải qua
một quá trình cần lao, tích lũy, chế tạo và sáng tạo đầy nặng nhọc đèo bòng,
như một người “phu chữ” trên hành trình đi tìm “vân chữ” (chữ dùng của Lê
Đạt). Ngay đến phẩm chất công dân của người sáng tạo, có người cho rằng,
nó cũng gắn với việc “cúc cung tận tụy bảo vệ và mở mang bờ cõi chữ của
dân tộc mình” [10; tr8]. Tuy nhiên, cái độc đáo của “vân chữ”, cái mênh
mang vô bến nơi “bờ cõi chữ của dân tộc” mà anh ta sáng tạo ra kia không
chỉ là sự độc đáo và phong phú về hình thức lẫn nội dung. Sự độc đáo và
phong phú ấy có giá trị khi và chỉ khi nó là hiện thân của những giá trị thẩm
mỹ, mang đến những rung cảm thẩm mỹ có khả năng “thanh lọc” tâm hồn và
làm “bừng tỉnh” nhận thức [11; tr229] nơi người đọc. Do đó, trong sự sáng
tạo của anh ta, ngôn ngữ vừa được sử dụng như những tín hiệu thẩm mỹ, vừa
là cái biểu đạt cho các tín hiệu thẩm mỹ. Đến lượt mình, tác phẩm văn học
cũng chính là một tín hiệu thẩm mỹ. Nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ là một
công việc cần thiết đối với người làm công tác nghiên cứu văn học nói chung
bởi “sẽ không hiểu được đặc trưng của văn học nếu bỏ qua đặc điểm thể hiện
nghệ thuật của ngôn từ” [42; tr183].
Khai thác tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học là một trong những
điểm thể hiện sự đổi mới trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở nhà trường
phổ thông. Sau nhiều lần cải cách, bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ
thông hiện nay có những đổi mới về: quan điểm, chương trình, sách giáo
khoa và phương pháp giảng dạy. Đổi mới về quan điểm là sự đổi mới mang
tính tiên quyết, trong đó có đổi mới từ quan điểm về người dạy – việc dạy,
người học – việc học, về bản chất của tác phẩm văn học trong nhà
trường… Ở những giai đoạn trước, do chưa có một quan niệm đúng đắn về
bản chất tác phẩm văn chương nên việc dạy có xu hướng xã hội học dung tục,
2
xu hướng tách rời kiến thức với phương pháp, nội dung và hình thức văn
bản……Dưới ánh sáng của lý luận và phương pháp dạy học hiện đại, lý
thuyết thông tin, lý thuyết tiếp nhận….bên cạnh quan niệm về người học và
việc học, người dạy và việc dạy, quan niệm về văn bản văn chương cũng có
nhiều đổi mới. Một trong những điểm đổi mới trong quan niệm về tác phẩm
văn chương cho rằng, chúng tồn tại với “tư cách là một hệ thống tín hiệu” [8;
tr3] đòi hỏi phải có phương pháp giảng dạy phù hợp. Nhận thức được vai trò
của tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học và chú ý khai thác nó trong quá
trình giảng dạy, chúng tôi hi vọng đó là một trong những việc làm đáp ứng
những yêu cầu đổi mới về quan điểm và phương pháp dạy học bộ môn.
Sinh năm 1942, mất năm 1988, cuộc đời tuy không dài nhưng Xuân
Quỳnh có cách nối dài sự sống bằng sáng tạo nghệ thuật. Không chỉ là một
nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ chống Mỹ, Xuân Quỳnh còn là một gương
mặt thơ rất đáng chú ý của nền thơ Việt Nam hiện đại. Đọc thơ chị, nhà phê
bình Lại Nguyên Ân nhận thấy: “Có lẽ là từ thời Hồ Xuân Hương qua các
chặng đường phát triển, phải đến Xuân Quỳnh, nền thơ ấy mới thấy lại một
nữ thi sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ
đáng kể như vậy, dồi dào, phong phú như vậy” [2; tr8]. Thống nhất với ý
kiến trên, nhiều người chung một nhận xét khi đến với thơ Xuân Quỳnh “
Thơ Xuân Quỳnh bộc lộ một cái tôi trữ tình đam mê sống, đam mê yêu, đam
mê trong thiên chức làm vợ làm mẹ” [33; tr2103].
Với một tâm hồn “dồi dào, phong phú”, một cái tôi trữ tình hết mình
trong những thiên chức khác nhau của một người phụ nữ, dễ hiểu vì sao thơ
Xuân Quỳnh có sự gần gũi, gắn bó đặc biệt với tuổi thơ và tuổi trẻ, với học
sinh phổ thông từ Tiểu học qua Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông.
Qua nhiều lần thay sách giáo khoa, đổi mới chương trình, sáng tác của Xuân
Quỳnh vẫn có mặt, gắn bó, để lại những ấn tượng đẹp cho lứa tuổi đẹp nhất
đời người – tuổi học trò. Ấy là Sắc màu em yêu, Ngày em vào đội trong
chương trình Tiếng Việt Tiểu học; là Chuyện cổ tích loài người, Tiếng gà
3
trưa trong chương trình Ngữ văn THCS. Sóng là bài thơ đặc sắc của Xuân
Quỳnh, là tác phẩm hấp dẫn trong chương trình Ngữ văn THPT, cho học sinh
thêm một cơ hội để hiểu hơn chân dung trái tim và tâm hồn người nghệ sĩ ấy.
Cùng với Thuyền và biển, Sóng là một trong hai “ bài thơ tình vào loại hay
nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và của thơ Việt Nam hiện đại nói chung” [39;
tr228] nên bài thơ không chỉ chiếm được tình cảm yêu mến của độc giả, của
người học mà còn thu hút cả người nghiên cứu, giảng dạy trong việc tìm ra
con đường chiếm lĩnh. Nhìn từ góc độ tín hiệu thẩm mỹ, Sóng là bài thơ thể
hiện rõ nét, sinh động bản chất tín hiệu nghệ thuật. Khai thác tác phẩm từ
việc vận dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ theo chúng tôi, là một trong những
hướng tiếp cận phù hợp.
Việc cảm hiểu tác phẩm văn học nói chung và giảng dạy nói riêng chỉ
thực sự hiệu quả khi người dạy thấy được mối quan hệ có tính liên ngành
giữa nó với các khoa học khác, mà gần gũi và trực tiếp hơn cả là Lý luận văn
học, Phương pháp dạy học, đặc biệt là Ngôn ngữ học. Khai thác bài Sóng từ
góc độ lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ chính là sự cụ thể hóa một trong những
mối liên hệ đó.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ
Là một vấn đề liên quan đến rất nhiều ngành nghệ thuật, tín hiệu
thẩm mỹ từ lâu đã được các ngành nghiên cứu nghệ thuật khác nhau, trong đó
có nghiên cứu ngôn ngữ và văn học đề cập đến. Trong giới hạn phạm vi tư
liệu mà chúng tôi bao quát được, tạm thời có thể nêu một vài cách hiểu và
quan niệm của một số tác giả từ những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau có đề
cập đến.
2.1.1. Từ góc độ lý luận văn học
Khi nghiên cứu về ngôn từ với tư cách là chất liệu của văn học, nhà
nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng, là một trong những đặc trưng của văn
học, ngôn từ phải có “ đặc điểm thể hiện nghệ thuật” riêng. Đặc điểm đó,
4
theo tác giả, là cái “mã”, là “hệ thống các phương thức, phương tiện tạo
hình, biểu hiện, hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mỹ” [42;
tr185]. Ý niệm về tín hiệu thẩm mỹ dưới cái nhìn của các nhà lý luận văn học
Việt Nam, xuất hiện qua sự phân biệt ngôn từ nghệ thuật – yếu tố được “sử
dụng với tất cả phẩm chất thẩm mỹ và khả năng nghệ thuật”, nó có khả năng
“đưa ta thâm nhập vào thế giới của những cảm xúc, ấn tượng, suy tưởng” với
“ngôn ngữ thông thường” – những yếu tố không có phẩm chất và khả năng
đó [Trần Đình Sử, Sđd]. Cùng quan điểm với tác giả, nhà nghiên cứu Hà
Minh Đức cũng chỉ ra một trong những phương thức, phương tiện làm nên
phẩm chất thẩm mỹ và khả năng nghệ thuật của ngôn từ trong tác phẩm “Tác
phẩm nghệ thuật là một chỉnh thể thẩm mỹ, lấy ngôn từ làm chất
liệu…….Ngôn từ trong tác phẩm càng giàu có thêm nhờ các biện pháp khai
thác ngữ nghĩa… trong đó có phương thức chuyển nghĩa. Thuộc về phương
thức này có ẩn dụ, hoán dụ” [12; tr152].
Tuy vậy, do sự chi phối của mục đích nghiên cứu, lý luận văn học
vẫn chưa đi đến một khái niệm chặt chẽ về tín hiệu thẩm mỹ.
Chúng tôi tìm thấy sự đồng cảm với quan điểm của các nhà nghiên
cứu thi pháp, thi học khi các tác giả cho rằng nghiên cứu thi pháp là “nghiên
cứu cấu tạo của tác phẩm văn học với các nguyên tắc, phương thức, phương
tiện của nó” [33; tr1667]. Làm rõ hơn nữa quan điểm trên, nhà nghiên cứu
Lại Nguyên Ân chỉ rõ “Mục đích của thi học là xác lập một hệ thống thủ
pháp (các yếu tố có tác động thẩm mỹ) bao quát ngữ âm, từ vựng, hình tượng
của văn bản” [1; tr297]. Tuy nhiên, “ do chỗ mọi phương tiện biểu hiện trong
văn học rốt cuộc đều quy được về ngôn ngữ, cho nên có thể định nghĩa thi
pháp như khoa học về nghệ thuật sử dụng các phương tiện ngôn ngữ” [Sđd;
tr296]. Nghệ thuật sử dụng các phương tiện ngôn ngữ theo cách hiểu của
chúng tôi cũng là nghệ thuật tạo ra các tín hiệu thẩm mỹ.
5
2.1.2. Từ góc độ Ngôn ngữ học
Do mọi phương tiện biểu hiện trong văn học rốt cuộc đều quy được về
ngôn ngữ cho nên tín hiệu thẩm mỹ là vấn đề được các chuyên ngành nghiên
cứu ngôn ngữ cùng quan tâm. Và nhìn ở góc độ nào của khoa học ngôn ngữ,
chúng tôi cũng thấy có những điểm gặp gỡ khi đề cập đến vấn đề này.
Trước hết là phong cách văn bản. Đứng từ góc độ phong cách văn bản,
các nhà nghiên cứu từ Đinh Trọng Lạc đến Nguyễn Thái Hòa, từ Nguyễn
Văn Dân đến Mai Ngọc Chừ, nhìn chung, đều thống nhất quan điểm “ Ngôn
ngữ trong tác phẩm văn học như là một chỉnh thể thẩm mỹ được cấu tạo lại từ
ngôn ngữ chung. Nếu coi hệ thống tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên là hệ thống cơ
sở thì hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật là hệ thống thứ hai được xây dựng trên
cơ sở hệ thống thứ nhất có sự biến đổi về bản chất tín hiệu: hệ thống thứ nhất
là hệ thống vật biểu (biểu nghĩa trực tiếp), hệ thống thứ hai là hệ thống hàm
nghĩa (biểu nghĩa gián tiếp) [9; tr441].
Xét mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học, giáo sư Đỗ Hữu Châu
cho rằng tín hiệu thẩm mỹ là “ tất cả các yếu tố hiện thực được đưa vào trong
tác phẩm văn học, kể cả những yếu tố hiện thực được xây dựng lại trong tác
phẩm khi nó mang một ý nghĩa khái quát nào đó” [7; tr18]. Cái “ ý nghĩa khái
quát” trong quan niệm của tác giả Đỗ Hữu Châu, chúng tôi hiểu đó là sự tổng
hợp của hai hệ thống: vật biểu (biểu nghĩa trực tiếp) và hàm nghĩa (biểu
nghĩa gián tiếp) như cách diễn đạt của tác giả Mai Ngọc Chừ nêu trên. Trong
công trình Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học (Ngôn từ
- Tác giả - Hình tượng), hai tác giả Đỗ Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa
đã có cái nhìn bao quát, hệ thống khá sâu về tín hiệu thẩm mỹ. Xuất phát từ
những vấn đề chung về tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nghệ thuật
(nhận diện ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ nghệ thuật, nghiên cứu ngôn ngữ
nghệ thuật trong hoạt động giao tiếp, nghiên cứu chức năng của ngôn ngữ,
đề ra phương pháp phân tích tu từ học và phân tích ngôn ngữ trong tác phẩm
nghệ thuật), các tác giả đã có những khảo sát toàn diện về: nguồn gốc,
6
phương thức cấu tạo, tính chất, đặc trưng và các biến thể của tín hiệu thẩm
mỹ. Đây là công trình công phu, không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý
nghĩa về mặt phương pháp luận đối với việc nghiên cứu tác phẩm văn học từ
góc độ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học. Đây cũng là tài liệu quan
trọng mà chúng tôi tiếp thu, vận dụng làm cơ sở lý luận cho đề tài luận văn.
Quán triệt quan điểm lý thuyết giao tiếp vận dụng vào ngôn ngữ trong
tác phẩm văn học, xét ngôn ngữ không chỉ như một hệ thống cấu trúc mà còn
là một hệ thống hành chức, giáo sư Hoàng Phê và nhiều nhà nghiên cứu ngữ
nghĩa học khác cùng thống nhất khi phát hiện ra sự khác biệt giữa ý và nghĩa.
Dù cùng là nội dung tinh thần trong lớp vỏ vật chất tín hiệu song ý và nghĩa
có nhiều khác biệt. Nghĩa có trong từ điển, ý không có trong từ điển. Nghĩa
được xác định trong cấu trúc, trong khi ý phải đặt trong chu cảnh, tức hoàn
cảnh giao tiếp hẹp và rộng. Nghĩa có tính ổn định trong khi ý chỉ có tính lâm
thời, linh hoạt và khả biến. Sự phát hiện đó cho phép các tác giả khám phá ra
cấu trúc ngữ nghĩa của lời, từ đó tiến tới những suy ý, hàm ý đằng sau lớp
nghĩa hiển ngôn. Trong tác phẩm văn chương, nhiều khi cái hàm ý sau hiển
ngôn, cái vô hình sau cái hữu hình, cái diện đằng sau cái điểm kia mới là
thông điệp thẩm mỹ mà người nghệ sĩ muốn trao gửi. Cái suy ý, hàm ý mà
các tác giả nói đến gần với tín hiệu thẩm mỹ trong cách hiểu của chúng tôi.
2.1.3. Từ góc độ Phương pháp giảng dạy Văn
Bộ môn Phương pháp giảng dạy Văn học tuy chưa có quan niệm riêng
có tính lý luận về tín hiệu thẩm mỹ nhưng trong khi lưu ý người dạy, các nhà
khoa học Phương pháp cũng rất quan tâm đến vấn đề này, xem nó như một
biểu hiện của sự đổi mới về quan điểm và phương pháp giảng dạy.
Tác giả Phan Trọng Luận trong công trình Đổi mới giờ học tác phẩm
văn chương ở trường Trung học phổ thông cùng quan điểm với lý thuyết
thông tin, lý thuyết tiếp nhận văn học, coi tác phẩm như một loại thông điệp
đặc biệt, nhấn mạnh đặc trưng biểu cảm của văn học và nguyên tắc phân tích
tác phẩm chính là “mở nếp gấp”, phải bám sát vào các yếu tố giàu giá trị
7
thẩm mỹ như “ các ký hiệu thẩm mỹ” , “những hình thức có tính nội dung”
[26; tr106 – 107] .
Chia sẻ với quan niệm trên, tác giả Nguyễn Viết Chữ khi nói đến
phương pháp giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường cũng cho
rằng: tác phẩm văn chương là một cấu trúc nhiều tầng nghĩa. “Tầng thứ nhất
là ngữ nghĩa do hệ thống ngôn ngữ trực tiếp đưa lại. Tầng thứ hai là tầng hình
dung tưởng tượng. Tầng này từ hình ảnh, hình tượng của tác phẩm tạo nên sự
lung linh trong tâm trí người đọc. Sứ mệnh của tác phẩm nghệ thuật là ở tầng
này, cái hay cái đẹp cũng ở tầng này mà ra. Tầng thứ ba là tầng ý được suy ra
từ hai tầng trên” [8; tr.9]. Theo đó, hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản văn
chương phải chú ý không chỉ đọc “theo dòng”, “trên dòng”, “trong dòng” mà
còn phải đọc “giữa dòng” như quan niệm của các nhà khoa học phương pháp.
Chú ý tới điều đó, theo giáo sư Trần Đình Sử cũng chính là phải “
khám phá cái mã văn hóa đa dạng đằng sau các hình tượng nghệ thuật”. Có
như thế, “bộ môn giảng văn trong nhà trường mới khắc phục phương pháp
suy diễn giản đơn dễ dãi” [43; tr18 – 26].
Tất cả những lưu tâm trên đây của các nhà khoa học, theo chúng tôi
hiểu, đều liên quan gần gũi và trực tiếp tới vấn đề mà đề tài quan tâm: tín
hiệu thẩm mỹ.
2.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu thuộc đề tài hẹp của luận văn
Do tín hiệu thẩm mỹ là một trong những vấn đề quan trọng của tác
phẩm nghệ thuật ở cả hai mức độ cấu trúc bộ phận và chỉnh thể nên đó cũng
là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người khi đến với tác phẩm văn học.
Những đề tài tốt nghiệp Đại học, sau Đại học bảo vệ ở khoa Ngôn ngữ,
trường ĐHSP những năm gần đây đã khai thác tương đối phong phú và sâu
sắc tín hiệu thẩm mỹ trong tác phẩm văn học.
Luận văn tốt nghiệp Đại học K42 của Nguyễn Thị Hạnh “ Hoa trong
thơ Xuân Quỳnh” đã khảo sát tương đối đầy đặn hình tượng hoa cũng như ý
nghĩa biểu trưng của nó trong thế giới nghệ thuật Xuân Quỳnh. Tuy nhiên,
8
chỉ ra được đặc trưng cũng như giá trị của yếu tố đó một cách hệ thống với tư
cách là một tín hiệu thẩm mỹ thì luận văn này chưa bao quát được.
Luận văn sau Đại học “Một số vấn đề tín hiệu thẩm mỹ và giá trị thẩm
mỹ của một số từ chỉ vật thể nhân tạo trong ca dao Việt Nam” của Trương
Thị Nhàn và “Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thơ tình của Xuân Quỳnh” của
Lê Thị Tuyết Hạnh đều là những luận văn có giá trị trong việc tìm hiểu về tín
hiệu thẩm mỹ. Hai tác giả đã tiến tới một cách hiểu khá rõ ràng về khái niệm
tín hiệu thẩm mỹ bằng cách phân biệt nó với tín hiệu ngôn ngữ thông thường
trong tác phẩm văn học, chỉ ra những đặc trưng tiêu biểu của tín hiệu thẩm
mỹ, vận dụng phương pháp hệ thống và lý thuyết về tín hiệu thẩm mỹ vào
việc phân tích các tín hiệu thẩm mỹ khá sâu sắc. Đặc biệt, tác giả Lê Thị
Tuyết Hạnh đã tìm hiểu hệ thống tín hiệu thẩm mỹ trong thơ tình Xuân
Quỳnh và phát hiện ra: thơ tình Xuân Quỳnh có “những tín hiệu chung cho cả
một thể loại (thuyền, biển, sóng, mận, đào); cho cả một trào lưu (mùa thu,
buổi chiều, đảo hồn, sầu) và tín hiệu đặc trưng cho một tác giả” [13; tr74].
Luận văn đã đi sâu khảo sát một số tín hiệu đặc trưng trong thơ Xuân Quỳnh
như “bàn tay”, “bầu trời”, “trái tim” và cả những từ chỉ hiện tượng thiên
nhiên thể hiện cảm quan về thời gian cũng hiện lên như những tín hiệu thẩm
mỹ: “màu”, “mùa”, “buổi chiều”. Qua đó, tác giả đã “nắm bắt được một vài
phương diện trong bản sắc nhà thơ” [13; tr72].
Riêng bài thơ Sóng, có rất nhiều người, trong đó có người là độc giả
yêu thích bài thơ, có người làm công việc nghiên cứu phê bình, có người làm
công tác nghiên cứu giảng dạy, đã quan tâm khám phá. Tác giả Trần Nho
Thìn, nhận thấy “sóng là biểu tượng tình yêu người phụ nữ, một tình yêu đậm
chất nữ quyền” [37; tr76 - 78]. PGS.TS Nguyễn Thị Bình trong khi hướng
dẫn đọc hiểu tác phẩm văn học thuộc chương trình nâng cao, một mặt cho
rằng nét đặc sắc của bài thơ “không phải ở cách lấy sóng để nói chuyện tình
yêu, vì điều này các cụ đã làm từ đời nào”, mặt khác, tác giả khẳng định “ cái
khác biệt đáng kể nhất ở đây là tác giả đã mượn sóng để bộc bạch tình yêu
của người phụ nữ thành công nhất: thi sĩ đã tạo hình một con sóng mang tính
9
nữ” [3; tr67]. Chia sẻ với ý kiến nêu trên, hai tác giả Nguyễn Xuân Lạc và
Nguyễn Mai Hiền trong bài viết Đối diện với sóng và Song hành: sóng và em
cũng khẳng định “ Xuân Quỳnh có một trái tim khao khát yêu đương, mong
muốn được yêu và được sống trong tình yêu vĩnh viễn. Rất tự nhiên, chị đã
bắt gặp sóng như gặp chính mình, đã tìm ra trong hình ảnh sóng những âm
vang của nhịp đập trái tim mình” [40; tr316]; “Chị nhận thấy tất cả những đặc
tính tự nhiên cua sóng đều mang những nét tương đồng với mình đến kì lạ.
Nghĩa là trong muôn trùng sóng bể, cũng có một “ngọn sóng Xuân Quỳnh” [
40; tr319]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Hoàn đã khái quát “ Sóng vừa
được chọn làm đối tượng, nội dung miêu tả, vừa là phương thức thể hiện nỗi
khát vọng tình yêu” [34; tr172]. Tất cả các tác giả trên, ở mức độ khác nhau,
tuy không trực tiếp chỉ ra, song trong sự cảm hiểu của họ, chúng tôi nhận
thấy giữa họ có sự thống nhất ở sự ngầm hiểu “sóng” là một tín hiệu mang
giá trị thẩm mỹ. Tuy vậy, khai thác tín hiệu thẩm mỹ ấy từ góc độ lý thuyết
tín hiệu thẩm mỹ thì hầu như chưa được chú ý trọn vẹn.
3. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ hướng dẫn học sinh đọc hiểu thơ
Xuân Quỳnh ở THPT qua bài Sóng, trước hết, người viết hướng tới mục đích
tìm hiểu về tín hiệu thẩm mỹ; thử nghiệm một hướng tiếp cận mới. Bởi lẽ,
như trên đã nói, có thể thấy sự đồng thuận hoàn toàn khi cho sóng là một tín
hiệu thẩm mỹ ở tất cả những người đã tìm hiểu bài thơ nhưng phân tích tín
hiệu ấy từ góc độ lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ là một hướng tiếp cận chưa
được chú ý. Từ hướng tiếp cận đó, chúng tôi hi vọng có điều kiện thực hành
đổi mới phương pháp và trong một chừng mực nào đó, có thể vận dụng cho
các đơn vị bài học khác, nhằm tăng hiệu quả giảng dạy.
4. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi
Là một hồn thơ “dồi dào, phong phú” (Lại Nguyên Ân, Sđd), là người
đam mê sống, đam mê yêu, đam mê trong thiên chức làm vợ, làm mẹ, dễ hiểu
vì sao thơ Xuân Quỳnh đã thành tiếng hát tâm hồn chung của nhiều lứa tuổi,
10
gắn với học trò từ những năm phấp phới khăn quàng đỏ đến khi gắn trên
ngực áo chiếc huy hiệu Đoàn viên. Tuy nhiên, khi đưa những tác phẩm của
Xuân Quỳnh vào từng cấp học là soạn giả đã tính đếm đến sự phù hợp giữa
trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi của học sinh với văn bản văn chương. Mặt
khác, chúng tôi nhận thức rằng: trong dạy học nói chung, trong dạy Văn nói
riêng, không có phương pháp độc tôn cho nhiều đơn vị bài học cũng như cho
từng lứa tuổi. Người dạy phải chú ý đến “tính vừa sức” cũng như “tầm đón
nhận” mà lý luận dạy học cũng như lý luận văn học đã chỉ ra. Tín hiệu thẩm mỹ
trong tác phẩm là vấn đề giáo viên có thể hướng dẫn học sinh phát hiện trong
cảm thụ văn chương từ cấp Tiểu học. Song, vận dụng lý thuyết về tín hiệu thẩm
mỹ như một hướng khai thác bài học có hệ thống thì khó có thể tiến hành với
học sinh khi chưa bước vào bậc THPT. Bởi lẽ đó, ở phạm vi đề tài này, chúng
tôi chỉ đi vào thử nghiệm với đối tượng thuộc trách nhiệm giảng dạy của chúng
tôi là học sinh lớp 12 và đối tượng bài học là bài thơ Sóng.
Lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ là vấn đề tính liên ngành. Trong phạm vi
đề tài này, chúng tôi chỉ khảo sát lý thuyết đó ở góc độ ngôn ngữ học là chủ
yếu để làm cơ sở lý luận cho việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ. Mặt
khác, đây là vấn đề phong phú và có tính chuyên sâu, trong khi thời gian quy
định cho việc giảng dạy bài thơ Sóng chỉ có 2 tiết học, học sinh lớp 12 không
phải là sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ học hay văn học nên chúng tôi cũng
chỉ vận dụng có chừng mực lý thuyết này sao cho phù hợp đối tượng và đạt
hiệu quả giảng dạy bài thơ.
4.2. Phương pháp
Phương pháp phân tích. Phân tích là thao tác của tư duy đồng thời
cũng là phương pháp nhận thức, lấy việc chia nhỏ đối tượng ra thành nhiều
khía cạnh, nhiều bình diện để xem xét và nhận thức về đối tượng. Muốn tìm
hiểu tín hiệu thẩm mỹ và vận dụng nó vào việc đọc hiểu một văn bản văn
chương, nhất thiết phải xem xét bản chất tín hiệu thẩm mỹ trong văn bản đó
nên không thể không dùng thao tác này. Dưới ánh sáng của lý thuyết về tín
11
hiệu thẩm mỹ, chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích tín hiệu thẩm mỹ trong
bài thơ Sóng. Từ đó, có những định hướng cụ thể cho việc hướng dẫn học
sinh khai thác tác phẩm này (chương 2). Phương pháp phân tích còn được
chúng tôi tiếp tục sử dụng trong quá trình thiết kế giáo án thực nghiệm, cụ thể
hóa việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ Sóng (chương 3). Các bước
nêu trên chỉ có thể tiến hành sau khi phân tích cơ sở thực tế (chương trình,
đối tượng và thực tế giảng dạy bài thơ). Sau khi đã có hai giờ thực nghiệm
trên hai cách khai thác cũ và mới, chúng tôi tiến hành phân tích đối sánh để
rút ra những kết luận cần thiết.
Phương pháp hệ thống. Phân tích là chia nhỏ đối tượng để khảo sát.
Điều đó không có nghĩa là làm nát vụn đối tượng ra thành từng mảnh tách
rời, biệt lập. Tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng là một chỉnh thể thống nhất,
nên việc phân tích chỉ có ý nghĩa khi nó gắn liền với việc tổng hợp và hệ
thống lại vấn đề. Do đó, sau khi phân tích xong những vấn đề ở chương 2,
chúng tôi sẽ tiến hành tổng hợp, hệ thống lại những khía cạnh của lý thuyết
tín hiệu thẩm mỹ sẽ được vận dụng vào việc phân tích bài thơ. Chỉ trên cơ sở
đó, chúng tôi mới có thể thiết kế các câu hỏi, các bước lên lớp cũng như các
phương pháp một cách có hệ thống, đảm bảo tính khoa học, có hiệu quả trong
việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức và rèn kỹ năng, rèn tư duy.
Phương pháp thực nghiệm. Sau khi thiết kế giáo án, chúng tôi sẽ tiến
hành thực nghiệm bằng cách tiến hành hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ
Sóng theo hai hướng khai thác (một hướng cũ, có giáo án đi kèm) và một
hướng chúng tôi đề xuất ở hai lớp học khác nhau, cùng đối tượng và tương
đương về trình độ. Sau mỗi giờ học, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả thực
nghiệm bằng cách cho hai lớp làm một bài kiểm tra bằng hình thức trắc
nghiệm khách quan trong thời gian 15 phút. Kết quả thực nghiệm sẽ được thể
hiện cụ thể bằng những con số sau khi chúng tôi chấm bài.
Phương pháp đối chiếu. Qua hai hướng thực nghiệm, chúng tôi sẽ tiến
hành đối chiếu và rút ra những kết luận cần thiết.
12
Phương pháp nghiên cứu theo hướng thi pháp học.
5. Mẫu khảo sát
Học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định).
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chọn đề tài này, chúng tôi nhận thức nhiệm vụ nghiên cứu của mình
gồm những vấn đề sau.
Trước hết là tìm hiểu tín hiệu và tín hiệu thẩm mỹ. Ở phần này, luận
văn phải giải quyết được những vấn đề có tính lý thuyết làm cơ sở lý luận
cho việc nghiên cứu bằng việc phải chỉ ra được bản chất của: khái niệm tín
hiệu (tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ, tín hiệu thẩm mỹ, tín hiệu thẩm mỹ trong
ngữ cảnh tu từ cụ thể); nguồn gốc, tính chất, chức năng của tín hiệu thẩm mỹ.
Nhiệm vụ tiếp theo là khảo sát tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Xuân
Quỳnh ở THPT (bài thơ Sóng). Từ đó, chúng tôi định hướng khai thác bài
thơ từ góc độ lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ trên tinh thần phù hợp với đối tượng
tiếp nhận.
Sau khi khảo sát và có những định hướng cụ thể, nhiệm vụ tiếp theo
của luận văn là đề xuất phương pháp, thiết kế giáo án và thực nghiệm
Nhiệm vụ cuối cùng là phân tích kết quả và rút ra kết luận.
7. Vấn đề nghiên cứu
Tín hiệu thẩm mỹ là gì? Tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Xuân Quỳnh ở THPT
(bài Sóng ) và vận dụng nó vào việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ
như thế nào?
8. Gỉa thuyết khoa học
Vận dụng lý thuyết tín hiệu thẩm mỹ vào việc hướng dẫn học sinh đọc
hiểu bài thơ Sóng là một hướng tiếp cận có hiệu quả.
9. Đóng góp mới của luận văn
Với nhận thức rằng, phương pháp là con đường, cách thức, mà trên thực
tế, để chiếm lĩnh một đối tượng, có rất nhiều con đường, phương hướng khác
nhau, vận dụng lý thuyết tín hiệu vào việc hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài
13
thơ, chúng tôi không có tham vọng rằng đó là hướng tiếp cận duy nhất có giá
trị. Trong khả năng của mình, chúng tôi chỉ hi vọng đưa ra một hướng tiếp
cận mới, có hiệu quả mới đối với việc giảng dạy bài thơ Sóng trong chương
trình Ngữ văn 12.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục nôi dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tế
Chương 2: Khảo sát và định hướng khai thác giá trị thẩm mỹ thơ Xuân
Quỳnh trong chương trình Trung học phổ thông qua bài Sóng.
Chương 3: Đề xuất phương pháp, thiết kế giáo án thực nghiệm
14
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở Ngôn ngữ - Văn học
Là một vấn đề có tính liên ngành, những năm gần đây, việc nghiên cứu
tín hiệu thẩm mỹ được nhiều nhà nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác
nhau của khoa học về nghệ thuật ngôn từ quan tâm. Trên cơ sở những thành
tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, chúng tôi trình bày tóm tắt các
quan điểm về tín hiệu thẩm mỹ để làm cơ sở cho việc khảo sát của luận văn.
1.1.1.1. Tín hiệu
Điều kiện đầu tiên đảm bảo cho sự tồn tại khái niệm tín hiệu thẩm mỹ
là những điều kiện tín hiệu học.
“Tín hiệu là những dấu hiệu có thuộc tính vật chất có khả năng kích
thích vào giác quan con người, làm con người cảm nhận được và liên tưởng
đến một điều gì đó” [19; tr270]
Pier Guiraud cho rằng “ một tín hiệu….là một kích thích mà tác động
của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác” [Dẫn theo
Đỗ Hữu Châu 7; tr51]. Theo cách hiểu này, mọi hình thức vật chất không
phân biệt tự nhiên hay nhân tạo, có chức năng giao tiếp hay không…đều
được coi là tín hiệu, nếu nó gợi ra trong kí ức con người một hình ảnh nào đó.
Các nhà nghiên cứu về lý thuyết thông tin gọi đó là yếu tố mang tin, còn các
nhà nghiên cứu ngữ nghĩa học gọi đó là những yếu tố mang nghĩa. Nhà
nghiên cứu Đỗ Hữu Châu cũng chỉ ra những điều kiện cần cho một sự vật
(hay thuộc tính vật chất, hiện tượng) trở thành tín hiệu. Thứ nhất, nó phải
được cảm nhận bới các cảm giác (phải có một hình thức cảm tính – cái biểu
hiện). Thứ hai, nó phải gợi ra, đại diện cho cái gì đó khác với chính nó (phải
có một “ý nghĩa” – cái được biểu hiện). Thứ ba, nó phải được thừa nhận, lĩnh
hội bởi một chủ thể và cuối cùng, nó phải được nằm trong một hệ thống nhất
định [6; tr52 – 53].
15
Tín hiệu rất phong phú, đa dạng nên các nhà nghiên cứu cũng đưa ra
nhiều cách phân loại khác nhau dựa vào tiêu chí khác nhau. Peirce chia các
tín hiệu thành 10 loại lớn, mỗi loại chia thành nhiều loại nhỏ trong đó quy về
3 loại chính: biểu trưng (symboles), hình hiệu (icones) và dấu hiệu (indices).
Morris lại chia thành hai loại: chỉ hiệu (signe index) và định hiệu (signes
caracterisant) dựa vào quan hệ giữa tín hiệu và các loại sự vật mà nó biểu thị.
A.Schaff do chỉ xem tín hiệu là những yếu tố có chức năng giao tiếp nên đã
phân ra hai loại lớn: tín hiệu tự nhiên và tín hiệu nhân tạo. Còn P. Guiraud có
sự phân biệt tín hiệu tự nhiên với tín hiệu nhân tạo, tín hiệu biểu hiện và tín
hiệu giao tiếp nhưng ông không tách tín hiệu giao tiếp với tín hiệu tự nhiên
mà đặt chúng trong mối quan hệ giữa thực tế với nhận thức của con người, từ
đó nhận ra những khả năng khác nhau của các tín hiệu khi đặt chúng vào các
mối quan hệ khác nhau. Lấy bảng phân loại tín hiệu của P.Guiraud làm trục
chính, trên cơ sở bổ sung thêm kết quả phân loại của các tác giả khác, Đỗ
Hữu Châu đã đưa ra kết quả phân loại như sau: Căn cứ vào nguồn gốc để
chia thành tín hiệu tự nhiên và tín hiệu nhân tạo; căn cứ vào đặc tính của cái
biểu đạt có thể phân loại thành tín hiệu thị giác, tín hiệu vị giác; căn cứ vào
quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt có thể quy thành các loại: dấu
hiệu, hình hiệu và ước hiệu; căn cứ vào chức năng xã hội, có thể chia thành
các tín hiệu giao tiếp và phi giao tiếp [6; tr62 – 64].
1.1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ
Trong công trình nghiên cứu Ngôn ngữ và văn học, hai tác giả Đỗ Việt
Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa đã khảo sát một cách có hệ thống tín hiệu
ngôn ngữ và chỉ ra mối quan hệ gắn bó giữa tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu
ngôn ngữ nghệ thuật. Từ đó lưu ý đến việc khai thác các tín hiệu ngôn ngữ
nghệ thuật với tư cách là phương tiện quan trọng bậc nhất của văn chương.
Theo hai tác giả, ngôn ngữ có bản chất tín hiệu. Tính chất tín hiệu của
ngôn ngữ, trước hết được thể hiện ở tính hai mặt của nó: mặt biểu đạt của tín
hiệu ngôn ngữ là âm thanh nghe được, còn mặt được biểu đạt là ý nghĩa, khái
16
niệm về sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất…mà âm thanh đó gọi tên
[19; tr5].
Tuy nhiên, so với các tín hiệu khác, mối quan hệ giữa hai mặt của
ngôn ngữ đa dạng, phức tạp hơn nhiều. Chẳng hạn, lấy từ làm đơn vị trung
tâm của ngôn ngữ thì trong mỗi trường hợp sử dụng, ngoài nghĩa vốn có, nó
có thể biểu thị cho những đối tượng khác nhau. Mối quan hệ giữa hai mặt của
tín hiệu nói chung và tín hiệu ngôn ngữ nói riêng là mối quan hệ võ đoán,
tức tính không có lý do. Song, trong ngôn ngữ, có những trường hợp mà
giữa mặt biểu đạt và mặt được biểu đạt có tính lý do. Tính có lý do thể
hiện rõ ở những trường hợp biểu vật theo lối miêu tả. Theo Đỗ Hữu Châu
thì “ biểu vật theo lối miêu tả là biểu vật theo lối phân tích. Ở đây, nhận
thức về đặc điểm đi trước nhận thức về sự vật” [5; tr98]. Và “đây chính là
một trong những phương tiện được khai thác khá triệt để trong các tác
phẩm văn học” [19; tr7].
Tín hiệu ngôn ngữ còn có tính đa trị. Đây là điểm khác biệt giữa tín
hiệu ngôn ngữ và các tín hiệu thông thường khác. Tính đa trị của tín hiệu
ngôn ngữ thể hiện ở: một tín hiệu ngôn ngữ biểu thị nhiều nội dung khác
nhau (trường hợp các từ đồng âm, từ nhiều nghĩa); nhiều tín hiệu ngôn ngữ
biểu thị một nội dung (trường hợp các từ đồng nghĩa); nội dung của mỗi tín
hiệu ngôn ngữ, ngoài phần hiện thực khách quan, còn có thể gợi ra những
tình cảm, cảm xúc, thái độ, cách đánh giá…đối với sự vật hiện tượng được
nói tới (nghĩa biểu cảm, biểu thái).
Tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến, tức là các đơn vị ngôn ngữ bị
giới hạn trong một trật tự thời gian. Điều này giúp cho các nhà nghiên cứu
nhận diện được các đơn vị ngôn ngữ, các quy tắc cấu tạo từ, đặt câu, dựng
đoạn và tạo lập văn bản, có tác dụng tạo nghĩa lớn mà “ nếu không chú ý đến
mối quan hệ này của các đơn vị ngôn ngữ, quá trình giải mã các tác phẩm văn
học sẽ không đến được cái đích cần đến” [19; tr9].
17
1.1.1.3. Tín hiệu thẩm mỹ
* Khái niệm
Từ góc độ thông tin – tín hiệu học, có người xem tác phẩm nghệ thuật
như một loại thông điệp đặc biệt chứa đựng trong nó “những nhận thức thẩm
mỹ về hiện thực, đồng thời chứa đựng những sức mạnh tinh thần tham gia
vào sự chiếm hữu hiện thực về mặt thẩm mỹ. Những sức mạnh này được
hiểu như là những phương tiện nghệ thuật được sử dụng vào mục đích
thẩm mỹ” [ 31; tr17]. Tín hiệu thẩm mỹ là những phương tiện nghệ thuật
được sử dụng vào mục đích thẩm mỹ, “thực hiện chức năng thẩm mỹ: xây
dựng hình tượng tác phẩm nghệ thuật” [19; tr270] . Trong nhiều đề tài nghiên
cứu về tín hiệu thẩm mỹ, các tác giả đều thống nhất ở chỗ coi tín hiệu thẩm
mỹ là yếu tố thuộc phương tiện biểu hiện của nghệ thuật, chúng phải có ý
nghĩa thẩm mỹ, phục vụ cho mục đích thẩm mỹ của tác giả và khơi dậy tình
cảm thẩm mỹ của người đọc. Trên cơ sở tiếp thu lý thuyết của các tác giả,
chúng tôi thống nhất cách hiểu về tín hiệu thẩm mỹ như sau “ Tín hiệu thẩm
mỹ là tín hiệu thuộc hệ thống các phương tiện biểu hiện của các ngành nghệ
thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố của hiện thực, của tâm trạng (những chi
tiết, nhưng sự việc, hiện tượng, những cảm xúc…thuộc đời sống hiện thực và
tâm trạng), những yếu tố của chất liệu (các yếu tố của chất liệu ngôn ngữ với
văn học; các yếu tố của chất liệu màu sắc với hôi họa; âm thanh, nhịp điệu,
tiết tấu với âm nhạc….) được lựa chọn và sáng tạo trong các tác phẩm nghệ
thuật vì mục đích thẩm mỹ” [Dẫn theo 41; tr11].
* Nguồn gốc
Trong thực tế khách quan, mọi sự vật, đối tượng, thực thể đều trở thành
tín hiệu nếu hình thức biểu hiện của nó chứa đựng một nội dung thông tin
nhất định. Khi những tín hiệu đầu tiên đi vào trong tư duy và giao tiếp con
người, mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt là mối quan hệ có
tính lý do. Sau đó, trong quá trình thay đổi của những biểu hiện cảm tính và
nội dung ý nghĩa trong những biểu hiện cảm tính đó, ta có tín hiệu mang tính
18
võ đoán. Sự tổ chức lại các tín hiệu tự nhiên thành các tín hiệu thẩm mỹ để
nâng cấp hoạt động nhận thức và biểu hiện thế giới trong đời sống tinh thần
của con người là bước tiến quan trọng nhất của tư duy con người, biểu hiện
sự kiết hợp giữa tư duy lý tính và tư duy biểu tượng “ Con người khác xa con
vật ở chỗ không chỉ nhận biết ý nghĩa mối liên hệ của các sự vật riêng biệt
mà luôn cố gắng sáng tạo, phủ định, điều chỉnh lại sự diễn đạt bằng biểu
tượng” [Dẫn theo 19; tr62 – 63]. Như vậy, biểu tượng là dạng nguyên thủy
nhất, là nguồn gốc phát sinh các tín hiệu thẩm mỹ mang tính truyền thống của
các ngành nghệ thuật. Những tín hiệu này có nguồn gốc từ hiện thực, từ mẫu
gốc của một nền văn hóa. Ví dụ, “cau – trầu” là một cặp tín hiệu có nguồn
gốc từ văn hóa dân gian Việt Nam, vào thơ Nguyễn Bính như một ẩn dụ về
khát vọng hạnh phúc trăm năm:
Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?
(Tương tư)
Một tín hiệu thẩm mỹ của một nền văn hóa có thể chuyển hóa vào
nhiều ngành nghệ thuật khác nhau qua chất liệu đặc thù của ngành đó. Người
ta gọi, đó là “tính đẳng cấu của tín hiệu thẩm mỹ trong các ngành nghệ thuật”
[Dẫn theo 19; tr64].
Mặt khác, trong quá trình phát triển của các ngành nghệ thuật, do sự
giao lưu tiếp xúc văn hóa, các tín hiệu thẩm mỹ của một nền văn hóa này có
thể gia nhập vào một nền văn hóa khác. Đó là các tín hiệu thứ cấp, phái sinh.
Những hình ảnh “chim hồng”, “cánh nhạn” trong thơ Nguyễn Đình Chiểu,
Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều thuộc nền thơ ca trung đại Việt Nam
chính là những thi liệu có được do sự tiếp xúc với nền văn hóa Trung Hoa cổ:
Mây giăng ải bắc trông tin nhạn
Ngày xế non nam bặt tiếng hồng
(Xúc cảnh)
19
Thấy nhàn (nhạn) luống tưởng thư phong
Nghe hơi sương, sắm áo bông sẵn sàng
(Chinh phụ ngâm)
Ngày sáu khắc tin mong nhạn vắng
Đêm năm canh tiếng lắng chuông rền
(Cung oán ngâm)
Tóm lại, tín hiệu thẩm mỹ có nguồn gốc hoặc từ hiện thực, hoặc từ ảnh
hưởng của các nền văn hóa. Tuy nhiên, khi vào trong tác phẩm văn học, khi
thực hiện chức năng thẩm mỹ, các tín hiệu được cấu tạo lại, tổ chức lại trong
mối quan hệ với các nhân tố của quá trình giao tiếp đặc biệt.
* Các đơn vị tín hiệu thẩm mỹ
Tín hiệu đơn (tín hiệu cơ sở) là loại tín hiệu tương đương với loại đơn
vị hai mặt nhỏ nhất của ngôn ngữ.
Tín hiệu phức (tín hiệu xây dựng) là loại tín hiệu tương đương với kết cấu
ngôn ngữ có sự tham gia của từ hai đơn vị tín hiệu thẩm mỹ trở lên, mang ý nghĩa
tương đối độc lập so với ý nghĩa của từng tín hiệu riêng lẻ tham gia trong nó.
* Phương thức cấu tạo tín hiệu thẩm mỹ
Thông tin thẩm mỹ mà chúng ta thu nhận được phải được tạo ra từ yếu
tố ngôn từ có giá trị thẩm mỹ. Phương thức để tạo ra cái giá trị thẩm mỹ ấy
cho từ, cho tín hiệu nghệ thuật chính là các biện pháp nghệ thuật tu từ mà tiêu
biểu là ẩn dụ và hoán dụ.
Ẩn dụ và hoán dụ là hai phương thức chuyển nghĩa cơ bản của ngôn
ngữ. Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa trên mối quan hệ tương đồng,
nghĩa là giống nhau về một nét nào đó giữa hai đối tượng.
Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa trên mối quan hệ kế cận,
tức là thường xuyên đi đôi, gần gũi với nhau.
Không chỉ là phương thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên, ẩn dụ
và hoán dụ là các phương thức để cấu tạo lại các tín hiệu thẩm mỹ của ngôn
ngữ nghệ thuật.
20
Ẩn dụ và hoán dụ có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo các tín hiệu
thẩm mỹ trong ngôn ngữ nghệ thuật
Các thủ pháp cấu tạo tín hiệu thẩm mỹ, tức ẩn dụ và hoán dụ có liên
quan chặt chẽ đến phong cách các trường phái, các khuynh hướng sáng tác
như lãng mạn, hiện thực hay tượng trưng. Chẳng hạn, chủ nghĩa lãng mạn ưa
dùng ẩn dụ, chủ nghĩa hiện thực ưa dùng hoán dụ và chủ nghĩa tượng trưng
hay dùng ẩn dụ. Chủ nghĩa tượng trưng sử dụng ẩn dụ là chủ yếu trong khi
chủ nghĩa siêu thực lại sử dụng hoán dụ làm phương thức chính. Trong thơ
Xuân Diệu trước cách mạng, những “ngọn núi” (Hy mã lạp sơn), “con nai”
(Khi chiều giăng lưới), “chiếc đảo”( Nguyệt cầm), “kỹ nữ” (Lời kỹ nữ) đều
là ẩn dụ tượng trưng cho một cái tôi cô đơn rợn ngợp. Mặt khác, những hình
ảnh thiên nhiên bao giờ cũng được thi sĩ đa tình nhìn bằng cặp mắt của một
khách tình si với giai nhân để thể hiện một tình yêu trần thế cũng như niềm khát
khao giao cảm với đời của một tâm hồn thèm giao cảm. Thể hiện những điều
đó, bao giờ nhà thơ cũng sử dụng những ẩn dụ tượng trưng: đóa hồng nhung
thắm đỏ như làn môi thiếu nữ nên gọi là “đóa hôn”, “mây” thì “đa tình như thi
sĩ”, “lá liễu” thì “dài như một nét mi”, “gió canh khuya hay nghìn ngón tay ôm”,
“biển” là một tình nhân với trái tim nồng nàn sục sôi không bao giờ mỏi mệt,
“tháng giêng” hấp dẫn, gọi mời, quyến rũ như một “cặp môi gần” và ánh sáng
buổi mai trong trẻo dịu dàng như cái “chớp mi” của người kiều nữ.
Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo, một bài thơ viết theo
phong cách siêu thực có màu sắc tượng trưng, đã được tác giả sử dụng hàng
loạt các nghệ thuật hoán dụ:
Những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li la li la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
21
Với những hình ảnh hoán dụ, với cách sắp xếp theo nguyên tắc gián cách
(tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng), câu thơ có khả
năng tạo ra những hình ảnh lạ hóa, biên độ ý nghĩa hình ảnh thơ được mở rộng,
mỗi hình ảnh, câu thơ, đoạn thơ tựa như khối vuông rubic, như viên xúc xắc,
như kính vạn hoa lấp lánh sắc màu. Do đó, đoạn thơ có khả năng gợi ra hình ảnh
người nghệ sĩ tự do, phiêu lãng và cô đơn trong bối cảnh sục sôi, căng thẳng của
thực tại đương thời Tây Ban Nha hay trái tim sục sôi của người nghệ sĩ chứa
đầy khát vọng: khát vọng tự do trong một chế độ thù địch với tự do; khát vọng
cách tân giữa một nền nghệ thuật đã già nua, cằn cỗi?
Ẩn dụ và hoán dụ có thể sử dụng trong mọi trường phái, mọi thời kỳ
lịch sử, chỉ có điều chúng được tổ chức lại trong những tín hiệu thẩm mỹ
dưới những hình thức kết hợp khác nhau.
Bài thơ Cô gái trộm sen của Lê Đạt được tác giả mượn ẩn dụ trong
bài Trì thượng (Trên ao) của Bạch Cư Dị rồi tổ chức lại trong những tín hiệu
thẩm mỹ dưới hình thức kết hợp khác (đổi từ cấu trúc thẳng sang cấu trúc
nổi, từ kết cấu liên tiếp sang kết cấu gián đoạn) để diễn tả những thông tin
thẩm mỹ khác (vẻ đẹp hồn nhiên, ngây thơ của thiếu nữ trong thơ Bạch Cư
Dị vào thơ Lê Đạt lại là vẻ phơi phới, trẻ trung và rất đỗi gợi tình của người
con gái đương thì chanh cốm)
Cô gái trộm sen về ủ tuổi
Lỏng khuy cài, gió thổi một dòng hương
Chân dại, bước e, tình ấp lôi
Bướm cờ non, màu í ới lòng đường
Ngay cả trong văn xuôi, ẩn dụ và hoán dụ cũng là một tín hiệu thẩm
mỹ đầy hiệu quả giúp nhà văn biểu đạt tư tưởng sâu xa và ý nhị, khiến tác
phẩm có sức gợi mở lớn lao, vừa thách thức vừa gọi mời, hấp dẫn độc giả.
Tác phẩm Vòng sóng đến vô cùng của Nguyễn Khải, ngay tên gọi của nó đã
là một ẩn dụ nghệ thuật. Ban đầu, người ta dễ dàng liên tưởng đến vòng sóng
luân hồi trong quan niệm của nhà Phật, song cái tín hiệu văn hóa tâm linh ấy