Tải bản đầy đủ (.doc) (611 trang)

TL ôn thi môn lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 611 trang )

HÀ THÁI SƠN



1


HÀ THÁI SƠN


ĐÔI LỜI GỬI CÁC E

Xin chào tất cả các e, chúng ta đang chuẩn bị bước vào 1 năm học mới cũng
là 1 mùa thi mới bắt đầu, với các e bắt đầu học ôn thi môn lịch sử thì sẽ phải làm
quen dần từ kiến thức cơ bản đến nâng cao, còn các e thi lại sẽ xem lại kiến thức
mới và tìm thêm tài liệu tham khảo. Các e ở thành phố hoặc nơi có điều kiện sẽ có
thể dễ dàng tìm kiếm sách tham khảo nhưng các e ở những nơi khó khăn sẽ rất vất
vả để tìm được 1 cuốn tài liệu tham khảo, đổi lại các e sẽ theo dõi các bài đăng trên
các nhóm, các trang ôn thi đại học khối C để chép lại, ghi lại để học. Nhiều ngày đi
học thấy bài đăng hay chỉ kịp chia sẻ về tường để tối về xem lại hoặc chép lại, có
những e thi khối C mà trường không dạy thì ngày đi học, tối học rồi thức rất khuya
đến 1 2 giờ sáng để chép lại tài liệu nhất là môn sử. Nhiều e bảo a gửi tài liệu tham
khảo cho nhưng đa số trước đó đều là tài liệu lẻ không thành bộ, nhiều e bảo a tag
vào bài đăng để tiện theo dõi hoặc nhiều e không kết bạn được với a nên chỉ theo
dõi để xem bài đăng của a về môn sử. Qua 4 mùa thi đại học và kết hợp với kiến
thức hiện có, thêm vào là tình cảm cũng như sự hiếu học, yêu thích môn lịch sử của
các e nên a quyết định soạn ra 1 bộ tài liệu tham khảo cho tất cả các e.
Bộ tài liệu này, a không bán không kinh doanh, a soạn cho tất cả các e có
được 1 tài liệu tham khảo chất lượng dù kiến thức của a cũng còn non kém và hiếu
biết còn hạn chế so với các thầy cô soạn ra các cuốn sách tham khảo bán trên thị
trường nhưng a vẫn quyết định soạn. Bộ tài liệu này a cũng đã ấp ủ soạn ra rồi


nhưng nay mới có điều kiện cũng như thời gian để biên soạn ra nó, đó là tất cả, tình
cảm, kiến thức cũng như tâm huyết a dồn vào đó, dù rằng nó không phải là “tất cả
trong 1” nhưng a nghĩ rằng nó đủ cho các e tham khảo trên khía cạnh câu hỏi. Có 1
số phần nữa a sẽ soạn rời rồi gửi các e sau, bộ này chỉ có câu hỏi thôi.
Đa số các câu hỏi trong cuốn tài liệu đều bám sát với chương trình thi hiện tại
của bộ Giáo Dục, với các dạng câu hỏi theo 4 cấp độ trong đề thi hiện nay là nhận
biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Ngoài ra, các e ôn thi HSG cũng
có thể tham khảo thêm phần kiến thức 12 vì rất nhiều câu hỏi nâng cao và khó hơn
mức thi THPT hiện tại phù hợp với các e thi HSG, các câu hỏi được trích ra từ các
đề thi HSG của các tỉnh, các đề thi thử HSG quốc gia, đề thi Olympic….
Về cấu trúc thì bộ tài liệu gồm có 2 phần là Thế Giới và Việt Nam
+ Phần Thế Giới gồm 114 câu được chia thành 11 bài theo SGK hiện hành
2


HÀ THÁI SƠN



+Phần Việt Nam gồm 300 câu được chia thành 26 chủ đề thuộc 5 giai đoạn
của lịch sử Việt Nam
A cũng xin nói rằng nó rất dày (614 trang ) nên các e ôn thi THPT nên chọn lựa
các câu hỏi phù hợp với mục đích ôn thi của mình để tham khảo, không nên học tất
cả mà mất rất nhiều thời gian, và muốn hiểu được nhiều câu hỏi trong này các e nên
học chắc kiến thức cơ bản SGK trước, cuốn này hãy để sau khi học kiến thức cơ bản
xong rồi tham khảo sau sẽ tốt hơn là. Dù bất cứ 1 tài liệu tham khảo nào hay đến
đâu đi nữa cũng phải bám theo SGK mà ra nên muốn học trời đất, biển cả gì nữa thì
phải chắc cái gốc từ SGK, không chắc gốc mà cứ đòi lên cao thì sớm ngày sụp đổ
rơi vào trạng thái sợ sử thôi.
Hi vọng rằng với cuốn tài liệu này sẽ giúp các e có 1 bộ tài liệu tham khảo hữu

ích với số lượng câu hỏi cũng như kiến thức phong phú nhiều loại khác nhau đáp
ứng được mục đích của các e. Việc biên soạn cuốn tài liệu không tránh được sự sai
sót nên rất mong nhận được sự góp ý từ các quý thầy cô, các bạn, các e và từ những
người yêu thích môn sử !
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về :
Fb : />Hoặc
Email:

Xin chân thành cảm ơn !

3


HÀ THÁI SƠN



LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ 1945-2000
Bài 1 SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh, những quyết định quan trọng của Hội nghị
Ianta và hệ quả của những quyết định đó.
a. Hoàn cảnh
- Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.nhiều
vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh
+ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
+ Phân chia thành qủa chiến thắng giữa các nước thắng trận
- Từ ngày 4 – 11 / 2 / 1945 những người đứng đầu 3 cường quốc ( Liên Xô, Anh
và Mỹ) họp hội nghị ở Ianta ( LX )
b. Nội dung hội nghị

- Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ
nghĩa quân phiệt Nhật. Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.
- Thành lập tổ chức Liên Hiệp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới.
- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít,
phân
chia phạm vi chiếm đóng và ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
c. Hệ quả: những qui định của hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ của trật tự thế
giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta

Câu 2 Trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai
như thế nào ?
a)
Sự hình thành trật tự thế giới mới.
Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn cuối, nhiều tranh
chấp, mâu thuẫn trong nội bộ phe Đồng minh nổi lên gay gắt với 3 vấn đề lớn:
4


HÀ THÁI SƠN



+ Nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương .
+ Phân chia khu vực đóng quân theo chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận
và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận ở các khu vực trên thế
giới.
+ Tổ chức lại trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
- Trong bối cảnh đó, hội nghị cấp cao 3 cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh đã họp
từ ngày 4/2/1945 đến ngày 11/2/1945 tại Yalta (Liên Xô cũ)
- Tham dự hội nghị có Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô Stalin, Tổng thống

Mỹ Rooseven và Thủ tướng Anh Soc Xin .
- Sự kiện này có liên quan mật thiết tới hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau
này.
- Hội nghị đã quyết định những vấn đề sau đây:
* ) Về việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Ở châu Âu và châu Á – Thái Bình Dương: 3 cường quốc đã thống nhất mục
đích là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật,
nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á- Thái Bình Dương sau khi chiến
tranh ở châu Âu kết thúc.
*) Phân chia khu vực đóng quân.
+ Ở châu Âu:
- Quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông Đức, Đông Berlin và các nước Đông
Âu sẽ do Hồng quân Liên Xô giải phóng.
- Quân đội Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Berlin, Italia và một số
nước Tây Âu khác.
- Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm
vi ảnh hưởng của Mỹ trong đó Áo, Phần Lan trở thành 2 nước trung lập..
*) Tổ chức lại trật tự thế giới.
- Ba cường quốc đã thống nhất việc thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc, dựa trên
nguyên tắc cơ bản là sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và
Trung Quốc để gìn giữ hòa bình, và an ninh thế giới mới sau chiến tranh .
=>Những thỏa thuận của Hội nghị cấp cao ialta 2/1945 và những quyết định
sau đó của Đồng minh đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau chiến
tranh, từng bước được thiết lập trong những năm 1945-1947 được gọi là “Trật tự 2
cực ianta”.
5


HÀ THÁI SƠN




Câu 3: Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động , vai trò
và các cơ quan chính của Tổ chức Liên Hợp quốc. Những cơ quan chuyên môn
của Liên Hợp Quốc đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam?Mối quan hệ
giữa Việt Nam và tổ chức LHP.
a / Hoàn cảnh ra đời :
- Đầu năm 1945 các nước đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng gìn
giữhoà bình, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh
- Tại hội nghị Ianta ( 2/1945 ) đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế để gìn giữ
hoà bình, an ninh và trật tự thế giới.
- Từ 25/4 – 26/6/1945 đại biểu của 50 nước họp ở Xanphrãnixcô ( Mĩ ) thành lập
li Liên Hợp Quốc. Ngày 24/10/1945, đại biểu hơn 50 nước nhất trí thông qua hiến
chương liên hợp quốc
b) Mục đích:
- Duy trì nền hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc
tế
giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết các
dân tộc.
c) Nguyên tắc hoạt động:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và tự quyết của các dân tộc;
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước;
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào;
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình;
- Chung sống hòa bình và nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô ( Nga ), Mĩ, Anh,
Pháp,
Trung Quốc.
d) Vai trò :

- Là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hòabình,
an ninh quốc tế,
- Giải quyết các tranh chấp, xung đột khu vực,
- Thú đẩy sự phát triển của các mốiquan hệ giao lưu giữa các nước thành viên.
e) Các cơ quan chính:
6


HÀ THÁI SƠN



- Đại hội đồng:Hội nghị của tất cả các nước thành viên mỗi năm họp một lần.
- Hội đồng bảo an: Cơ quan chính trị cao nhất, chịu trách nhiệm về gìn giữ hòa
bình, an ninh quốc tế.
- Ban thư kí: Cơ quan hành chính của Liên Hợp quốc, đứng đầu là tổng thư kí do
đại hội đồng bầu ra 5 năm một lần theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an.
g) Những cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc đang hoạt động có hiệu quả
tạiViệt Nam:
- Chương trình lương thực ( PAM )
- Quỹ nhi đồng ( UNICEF )
- Tổ chức lương thực và nông nghiệp ( FAO )
- Chương trình phát triển ( UNDP )
- Tổ chức văn hoá – giáo dục (UNESCO )
- Tổ chức y tế thế giới ( WHO )
- Quỹ tiền tệ ( IMF )
h) Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hiệp Quốc
- Từ năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến việc ủng hộ Tuyên ngôn
Liên
Hiệp Quốc ở Xan Phranxixcô. Để chống việc Pháp tái xâm lược, Bác Hồ gửi đơn

xin gia
nhập Liên Hiệp Quốc nhưng không được chấp nhận.
- Năm 1975, Việt Nam xin gia nhập nhưng Mỹ dùng quyền phủ quyết chống lại.
- Năm 1977, Mĩ rút lại phủ quyết và muốn bình thường hoá quan hệ với Việt
Nam –
Ngoại trưởng Mĩ tuyên bố : “sẵn sàng bình thường hoá quan hệ với Việt Nam”,
chấp nhận
Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc.
Ngày 20 - 9 - 1977, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc là thành viên thứ 149 của
tổ chức này. Các tổ chức Liên hợp quốc hoạt động tại Việt Nam :
+ UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc).
+ UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc).
+ UNFPA (Quỹ Dân số Liên hợp quốc).
+ UNESCO (Tổ chức Văn hoá – Khoa học – Giáo dục Liên hợp quốc).
+ WHO (Tổ chức Y tế thế giới)
+ FAO (Tổ chức Lương – Nông).
+ IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế).
7


HÀ THÁI SƠN



+ ILO (Tổ chức Lao động quốc tế).
+ ICAO (Tổ chức Hàng không quốc tế).
+ IMO (Tổ chức Hàng hải quốc tế).
- 16/10/2007, Đại hội đồng đã bầu Việt Nam trở thành thành viên không
thườngtrực của Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2008 - 2009 (1/1/2008 – 31 / 12 / 2009 ).
CÂU 4 . Tại sao có thể khẳng định sự ra đời của Liên hợp quốc là một thành

công to lớn trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?
Sự ra đời của Liên hợp quốc là một thành công to lớn trong quan hệ quốc tế
sauChiến tranh thế giới thứ hai bởi vì :
- Tại Hội nghị Ianta (2 - 1945), Liên Xô, Mĩ, Anh nhất trí thành lập một tổ
chứcquốc tế để gìn giữ hoà bình, an ninh và trật tự thế giới…. Từ ngày 25 - 4 đến
26 - 6 1945,Hội nghị đại biểu của 50 nước đã họp tại Xan Phranxixcô để thông qua
Hiến chương vàthành lập Tổ chức Liên hợp quốc.
- Ngày 24 - 10 - 1945, Liên hợp quốc chính thức thành lập (ngày Hiến chương
Liênhợp quốc bắt đầu có hiệu lực). Trụ sở đặt tại Niu Oóc (Mĩ)
- Hiến chương Liên hợp quốc nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình
và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ
sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
+ Với tư cách là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, Liên Hiệp Quốc đã tạo diễn
đànquốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh để giải quyết các vụ tranh chấp và xu đột ở
nhiều khu vực, duy trì hoà bình, an ninh thế giới, tiến hành giải trừ quân bị, hạn chế
chạy đua vũ trang và nhất là các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt ; giải quyết những
tranh chấp xung đột (thành công ở Namibia, Môdămbích, Campuchia, Đông Timo,
…).
+ Thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc : Năm 1960
ra“Tuyên ngôn về việc thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân và trao trả độc lập cho
các quốc gia và dân tộc thuộc địa”; Năm 1963 ra “Tuyên ngôn về việc thủ tiêu tất cả
các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc”.
+ Thúc đẩy các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các quốc gia, dân
tộcđang phát triển về kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế, nhân đạo với phương châm
“Giúp người để người tự cứu lấy mình”...thông qua hàng loạt các chương trình khá
hiệu quả của các tổ chức của Liên hợp quốc xây dựng và triển khai như các chương
8


HÀ THÁI SƠN




trình của Quỹ Nhi đồng (UNICEF), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO), Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục (UNESCO)

Câu 5 Trình bày những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp
quốc.Tại sao Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là
giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình? Từ nguyên tắc
này, hãy liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay.
a. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc:
- Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị.
- Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
- Đảm bảo nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, (hiện nay là Nga), Mỹ,
Anh, Pháp, Trung Quốc.
- Không can thiệp vào nội bộ của các nước .
b . Liên hợp quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết
các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình với mục đích và tôn chỉ của Liên
Hiệp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Đây là vấn đề xuyên suốt của
Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cũng như thể hiện rõ ràng trong các hoạt động của
Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Trong duy trì hòa bình và an
ninh, giải quyết các tranh chấp, các quốc gia phải tuyệt đối tôn trọng Hiến chương
Liên Hiệp Quốc nhằm gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế; phát triển quan hệ hữu
nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng, dân tộc tự quyết; tăng
cường hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị - an ninh,
văn hóa - xã hội, nhân đạo... Hiến chương Liên Hiệp Quốc quy định: "Tất cả các
thành viên từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống
lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc bằng
cách khác trái với những mục đích của Liên Hiệp Quốc".

- Từ nguyên tắc trên, liên hệ với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
hiện nay :
- Việc Trung Quốc sử dụng các phương tiện quân sự như: Tàu chiến, máy bay hộ
tống giàn khoan Hải Dương - 981; dùng các tàu hải cảnh, kiểm ngư, tàu cá bọc sắt
chủ động đâm va, dùng vòi rồng cản phá các tàu cảnh sát biển, kiểm ngư đang làm
9


HÀ THÁI SƠN



nhiệm vụ của Việt Nam, tàu cá của ngư dân đang hoạt động trong vùng biển đặc
quyền kinh tế của Việt Nam là hành động sử dụng vũ lực. Những hành động này của
Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc
là một thành viên.
- Là một thành viên ký Công ước Luật Biển, nên Trung Quốc phải có trách nhiệm
thực hiện đầy đủ Công ước, cần có thiện chí, sự sẵn sàng hợp tác và sự nhượng bộ
trong giải quyết các tranh chấp, bất đồng. Trong quan hệ với ASEAN, ngoài việc
tuân thủ nghiêm Công ước Luật Biển, Trung Quốc cần phải thực hiện đầy đủ Tuyên
bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), Quy tắc hướng dẫn thực thi DOC
mà Trung Quốc là một bên đối tác, tiến tới xây dựng COC giữa ASEAN và Trung
Quốc.
- Trong giải quyết các tranh chấp, cần kiên trì, kiềm chế, xử lý bình tĩnh, trên tinh
thần đoàn kết và hợp tác; tuyệt đối không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ
lực. Cần phát huy hiệu quả của các cơ chế an ninh khu vực, giải quyết vấn đề bất
đồng, tranh chấp từ dễ đến khó, từ ít phức tạp đến phức tạp hơn. Các nước cần chủ
động cung cấp thông tin công khai, minh bạch, chính xác để thế giới biết ai đúng ai
sai để họ có tiếng nói ủng hộ chính nghĩa, không lôi kéo, tập hợp lực lượng để
chống lại hay đối trọng với các nước khác

Câu 6 Tại sao trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai
mang tên "Trật tự hai cực Ianta" ? Phân tích hệ quả của những quyết định
quan trọng tại Hội nghị cấp cao Ianta.
a. Tại sao trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai mang
tên “Trật tự hai cực Ianta” ?
a.1 Hoàn cảnh lịch sử :
– Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan
trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh:
+ Việc nhanh chóng đánh bại phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Việc phân chia thành quả chiến thắng.
– Từ ngày 4 đến ngày 11 – 2 – 1945, Mỹ, Anh, Liên Xô họp hội nghị quốc tế ở
Ianta (Liên Xô) để thỏa thuận việc giải quyết những vấn đề bức thiết sau chiến tranh
và hình thành một trật tự thế giới mới.
10


HÀ THÁI SƠN



– Thành phần tham dự : bao gồm nguyên thủ của ba quốc gia có vai trò
quatrọng nhất trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, đó là Xtalin (Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng Liên Xô), Rudơven (Tổng thống Mĩ) và Sớcsin (Thủ tướng Anh).
a.2. Nội dung của hội nghị :
– Xác định mục tiêu quan trọng là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ
nghĩa quân phiệt Nhật, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Liên Xô sẽ tham chiến
chống Nhật ở châu Á.
– Thành lập tổ chức Liên hiệp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới
– Thỏa thuận việc đóng quân, giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh

hưởng của các cường quốc thắng trận ở châu Âu và Á .
+ Ở châu Âu : Liên Xô chiếm Đông Đức, Đông Âu; Mỹ, Anh, Pháp chiếm Tây
Đức, Tây Âu.
+ Ở châu Á : Vùng ảnh hưởng của Liên Xô: Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Nam
Xakhalin, 4 đảo thuộc quần đảo Curin;
– Vùng ảnh hưởng của Mỹ và các nước tư bản phương Tây: Nhật Bản, Nam Triều
Tiên; Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á …
a.3. Ý nghĩa :
- Những quyết định của hội nghị Ianta về cơ bản đã trở thành khuôn khổ của trật
tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Vì vậy, tên của Hội nghị
còn được dùng để chỉ trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai
– “Trật tự hai cực Ianta”.
b. Phân tích hệ quả của những quyết định quan trọng tại Hội nghị cấp cao Ianta.
-Việc giải quyết vấn đề các nước phát xít và khu vực phát xít chiếm đóng, thành
lập tổ chức Liên hợp quốc và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước thắng trận
tại Hội nghị Ianta đã tạo ra khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, hoàn toàn khác
trước (không còn hoàn toàn bị chủ nghĩa đế quốc chi phối, mà đã có sự tham gia
tích cực của các lực lượng dân chủ đứng đầu là Liên Xô và việc giải quyết các vấn
đề an ninh thế giới dựa trên cơ chế an ninh tập thể thông qua Liên hợp quốc…).
– Khuôn khổ trật tự thế giới này chịu sự chi phối sâu sắc của hai siêu cường Mĩ
và Liên Xô.
-Thế giới phân thành hai cực, hai phe : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ->
hiện tượng đầu tiên trong Lịch sử thế giới. Quan hệ thù địch Mĩ với Liên Xô và các
nước xã hội chủ nghĩa…
11


HÀ THÁI SƠN




– Những biến đổi to lớn và sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và
Liên Xô những năm 1989 – 1991 đã dẫn tới việc chấm dứt “Trật tự thế giới hai cực
Ianta” và một trật tự thế giới mới đang hình thành
Câu 7 Căn cứ vào quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
thì lịch sử thế giới được phân chia làm mấy thời kỳ ? Hãy cho biết đặc điểm nổi
bật của từng thời kỳ. Tại sao có thể khẳng định sự ra đời của Liên hợp quốc là
một thành công to lớn trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ
hai ?
a. Căn cứ vào quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay thì lịch sử
thế giới được phân chia làm 2 thời kỳ :
– Thời kì trong “Chiến tranh lạnh” (1945 – 1989) : là thời kì trên thế giới đã
hình thành “trật tự hai cực Ianta” và từ 1947 là thời kỳ Chiến tranh lạnh do Mĩ phát
động làm cho tình hình thế giới ở trong tình trạng căng thẳng, gay gắt, phức tạp với
các cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp và đấu tranh giữa hai 2 cực đối lập
Xô – Mĩ và hai khối Đông – Tây.
– Thời kì sau “Chiến tranh lạnh” (từ sau năm 1989) : là thời kì một trật tự thế
giới mới đang hình thành theo hướng đa cực, nhiều trung tâm. Từ xu thế đối đầu
chuyển sang xu thế đối thoại.
+ Từ cuối năm 1989 đến năm 1991: Cuộc “chiến tranh lạnh” kéo dài trên 40
năm đã chấm dứt (cuối năm 1989), trong quan hệ quốc tế từ xu thế đối thoại, hợp
tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau cùng tồn tại hoà bình. Tình
hình thế giới trở nên dịu hơn, các cuộc tranh chấp và xung đột khu vực đã và đang
dần dần được giải quyết (vụ xung đột ở Nam Phi có liên quan đến Namibia và cuộc
nội chiến kéo dài ở Ăngôla, vấn đề Ápganitxtan, vấn đề Campuchia, vấn đề
Nicaragoa ở Trung Mĩ, vấn đề hoà bình và ổn định ở Trung Cận Đông…
+ Từ năm 1991 đến nay : “Trật tự hai cực Ianta” bị sụp đổ, Mĩ ra sức vươn
lên “thế một cực” trong trật tự thế giới mới, còn các cường quốc khác cố gắng duy
trì “thế đa cực”, trong đó, Đức và Nhật Bản đang đòi hỏi trở thành hai cực nữa trong
thế giới “đa cực” này.

-> Từ đầu những năm 90, một trật tự thế giới mới, đang dần dần hình thành và
đã xuất hiện một số đặc điểm và xu thế phát triển. Xu thế đối thoại hợp tác trên cơ
sở hai bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hoà bình đang ngày càng trở
thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế; 5 nước lớn là uỷ viên thường
12


HÀ THÁI SƠN



trực hội đồng bảo an Liên hợp quốc tiến hành thương lượng, thoả hiệp và hợp tác
với nhau trong việc duy trì trật tự thế giới; tất cả các quốc gia dân tộc đều đang
đứng trước những thử thách những thời cơ để đưa vận mệnh đất nước mình tiến lên
kịp với thời đại.
b. Sự ra đời của Liên hợp quốc là một thành công to lớn trong quan hệ quốc tế
sau Chiến tranh thế giới thứ hai bởi vì:
– Tại Hội nghị Ianta (2 – 1945), Liên Xô, Mĩ, Anh nhất trí thành lập một tổ
chức quốc tế để gìn giữ hoà bình, an ninh và trật tự thế giới…. Từ ngày 25 – 4 đến
26 – 6 – 1945, Hội nghị đại biểu của 50 nước đã họp tại Xan Phranxixcô để thông
qua Hiến chương và thành lập Tổ chức Liên hợp quốc.
– Ngày 24 – 10 – 1945, Liên hợp quốc chính thức thành lập (ngày Hiến chương
Liên hợp quốc bắt đầu có hiệu lực). Trụ sở đặt tại New York (Mĩ).
– Hiến chương Liên hợp quốc nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa
bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước
trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
+ Với tư cách là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới, Liên Hiệp Quốc đã tạo diễn
đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh để giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở
nhiều khu vực, duy trì hoà bình, an ninh thế giới, tiến hành giải trừ quân bị, hạn chế
chạy đua vũ trang và nhất là các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt ; giải quyết những

tranh chấp xung đột (thành công ở Namibia, Môdămbích, Campuchia, Đông Timo,
…).
+ Thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc:
Năm 1960 ra “Tuyên ngôn về việc thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân và trao
trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa”; năm 1963 ra “Tuyên ngôn về
việc thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc”.
+ Thúc đẩy các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các quốc gia, dân
tộc đang phát triển về kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế, nhân đạo với phương châm
“Giúp người để người tự cứu lấy mình”…thông qua hàng loạt các chương trình khá
hiệu quả của các tổ chức của Liên hợp quốc xây dựng và triển khai như các chương
trình của Quỹ Nhi đồng (UNICEF), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO), Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục (UNESCO).

13


HÀ THÁI SƠN



Câu 8 Liên hợp quốc được thành lập nhằm những mục đích gì? Hãy nêu
những hoạt động của Liên hợp quốc mà em biết (qua báo, đài hoặc tại địa
phương em).
* Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên
tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các quốc gia.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo...
* Liên hệ
- Tháng 5/2008, đất nước Trung Quốc gánh chịu thảm họa kinh hoàng của trận

động đất (7,8 độ richte) đã cướp đi sinh mạng hàng trăm nghìn người và đẩy hàng
vạn gia đình vào cảnh tang thương, màn trời chiếu đất.
- Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban Ki Moon đã ra lời kêu gọi các quốc gia, các tổ
chức nhân đạo trên thế giới hãy có những hoạt động thiết thực giúp nhân dân Trung
Quốc sớm vượt qua thử thách khắc nghiệt này.
- Chính Liên hợp quốc đã sớm cử các phái đoàn chuyên gia thuộc Ủy ban tìm
kiếm và cứu hộ hỗ trợ tìm kiếm người bị nạn, cử các phái đoàn viện trợ nhân đạo
mang thuốc men, lương thực và nhu yếu phẩm cần thiết giúp đỡ Trung Quốc.
- Với tư cách không chỉ là thành viên của Liên hợp quốc mà còn là Ủy viên không
thường trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kì 2008 – 2009, Việt Nam đã tổ chức quyên
góp sâu rộng trong nhân dân và cử đoàn cứu trợ khẩn cấp sang Trung Quốc.
- Những công việc nhân đạo mà Liên hợp quốc tiến hành với Trung Quốc
không chỉ giúp nước này vượt qua thảm họa thiên tai mà còn gắn kết và phát
triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia vì một thế giới hòa bình, tiến
bộ và phát triển.

14


HÀ THÁI SƠN



LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991)
LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
Câu 1: Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 đạt được những thành
tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH. Ý nghĩa của những thành tựu
đó?
a) Hoàn cảnh
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân dân Liên Xô phải gánh chịu những hi

sinh và tổn thất hết sức to lớn: hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn
70.000 làng mạc bị thiêu huỷ, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
- Các nước phương Tây bao vây kinh tế và tiến hành chiến tranh lạnh nhằm tiêu
diệt Liên Xô và các nước XHCN.
- Phong trào giải phóng dân tộc phát triển.
15


HÀ THÁI SƠN



b) Thành tựu
- Về kinh tế:
+ Nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946-1950) trước
thờihạn 9 tháng. Công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, nông nghiệp cũng
vượt mức trước chiến tranh, năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.
+ Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên xô đã thực hiện thắng lợi nhiều kế hoạch dài
hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của CNXH.
+ Về công nghiệp: đến nữa đầu những năm 1970, Liên Xô là cường quốc công
nghiệp đứng thứ hai trên thế giới ( sau Mĩ )
+ Về nông nghiệp: Sản lượng nông phẩm trong những năm 1960 tăng trung
bìnhkhoảng 16%/năm.
- Về khoa học- kĩ thuật:
+ Chế tạo thành công bom nguyên tử ( 1949 )
+ Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
+ Năm 1961, phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng
quanhTrái Đất
- Về mặt xã hội: có thay đổi rõ rệt về cơ cấu giai cấp và dân trí.
+Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% lao động.

+Trình độ học vấn của người dân nâng cao: ¾ số dấn có trình độ trung học và đại
học
- Về quân sự
+ Năm 1972, chế tạo thành công tên lửa hạt nhân.
+ Đầu những năm 70, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh
quân sự nói chung và tiềm lực hạt nhân nói riêng so với các nước phương Tây.
c) Ý nghĩa
- Chứng tỏ tính ưu việt của CNXH ở mọi lĩnh vực xây dựng kinh tế, nâng cao đời
sống nhân dân, củng cố an ninh quốc phòng .
- Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ .

CÂU 2 : Trong hoàn cảnh Liên bang CHXHCN Xô viết đã tan vỡ, anh ( chị )
có suy nghĩ gì về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô trong giai đoạn
từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 ?
16


HÀ THÁI SƠN



- Khẳng định những thành tựu đó là có thật
- Không vì sự tan vỡ của Liên Xô hiện nay mà phủ định sạch trơn những thành
tựu đó .Bởi vì trong suốt thời gian đó, Liên Xô là thành trì của hoà bình là chỗ dựa
của phong trào cách mạng thế giới
- Mặc dù Liên Xô không còn tồn tại nữa, nhưng những thành tựu nói trên vẫn có
ýnghĩa rất lớn đối với lịch sử phát triển của Liên Xô nói riêng và nhân loại nói
chung.
-Làm đảo lộn “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ.
Thểhiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội xây dựng và phát triển kinh tế, quốc

phòngvững mạnh, nâng cao đời sống của của nhân dân.
- Chính những thành tựu đó là điều kiện để Liên Xô trở thành nước đứng đầu
hệthống chủ nghĩa xã hội và là thành trì vững chắc của cách mạng thế giới, củng
cốhoà bình, tăng thêm sức mạnh của lực lượng cách mạng thế giới. Những thành
tựumà Liên Xô đạt được là vô cùng to lớn và không thể phủ định được.

CÂU 3 Nhận xét về các thành tựu mà liên xô đã đạt được trong gđ 1945- nửa
đầu những năm 70 ?
Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội ở mọi lĩnh vực: kinh tế, nâng cao
đờisống, cũng cố quốc phòng.
- Những thành tựu đó là vĩ đại, sức mạnh thực sự của Liên Xô và các nước Đông
Âu, nhờ đó mà có thể giữ được thế cân bằng trong “trật tự thế giới hai cực Ianta”
suốt 40năm qua.
- Thành tựu là vĩ đại, nhưng sự sụp đỗ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu và sự tan
vỡ của nhà nước Liên Xô là sự đỗ vỡ của một mô hình chủ nghĩa xã hội không phù
hợp, chứ không phải là sự đổ vỡ của một lý tưởng, một phương thức sản xuất.

CÂU 4. Trình bày vai trò quốc tế của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991?
( cách hỏi khác : Có ý kiến cho rằng từ năm 1945 đến nữa đầu những năm 70
của thế kỷ XX, Liên Xô là thành trì của hoà bình và là chỗ dựa của phong trào
cách mạng thế giới. Anh/chị có đồng ý với ý kiến đó không ? Hãy lý giải và
chứng minh?)
17


HÀ THÁI SƠN



- Liên Xô là nước có vai trò quan trọng trong việc đánh bại phát xít Đức vào

tháng5 - 1945, kết thúc chiến tranh ở mặt trận châu Âu... Theo tinh thần của những
quyết định của Hội nghị Ianta, Hồng quân Liên Xô đã đánh bại đội quân Quan
Đông của Nhật vào ngày 8 - 8 - 1945 và đến ngày 14 - 8 - 1945, Liên Xô cùng với
quân Đồng minh đánh bại hoàn toàn phát xít Nhật ở mặt trận châu Á – Thái Bình
Dương, kết thúc Chiến tranh thế giớithứ hai....
- Sau năm 1945, mặc dù giúp nhiều khó khăn, song Liên Xô vẫn vừa tiến hành
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa giúp các nước Đông Âu hoàn thành cuộc
cách mạng dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội....
Liên Xô là nước đại diện cho hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, đại diện cho
phong trào giải phóng dân tộc chống lại cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động,
chống lại cuộc chạy đua vũ trang của Mĩvà các cường quốc tư bản...
- Liên Xô luôn luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới... Tại
Liênhợp quốc, với vị thế là nước sáng lập Liên hợp quốc và là Ủy viên thường trực
của Hội đồng bảo an, Liên Xô đã đề ra nhiều sáng kiến quan trọng trong việc cũng
cố hoà bình, tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc, phát triển sự hợp tác quốc
tế... Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 (thế kỷ XX), Liên Xô được xem là
thành trì của hòa bình và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
- Sự ra đời và hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV - 1949), cùng với
sựthành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) mà Liên Xô vừa là thành viên của tổ
chức này vừa là nước đóng vai trò chủ chốt trong quá trình hoạt động của các nước
thành viên...
- Đến năm 1991, khi Liên Xô bước vào thời kì khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ,
vai trò quốc tế của Liên Xô giảm sút

Câu 5 Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở liên xô ? Anh, chị có
nhận xét gì về sự sụp đổ đó?
*. Nguyên nhân sụp đổ:
-Xây dựng mô hình CNXH chưa phù hợp với qui luật khách quan (cơ chế quan
lưu bao cấp, thủ tiêu tính sáng tạo của cá nhân …), chủ quan duy ý chí, chưa dân
chủ, chưa công bằng, chưa nhân đạo..

18


HÀ THÁI SƠN



-Các nước Đông Âu áp dụng mô hình của LX một cách máy móc, không phù
hợp với thực tế đất nước.
-Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại,
đưa đến sự trì trệ khủng hoảng kinh tế - xã hội.
-Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng
thêm nặng nề.
-Các nhà lãnh đạo Đông Âu cho rằng, CNXH là ưu việt, song khi thay đổi lại xa
rời nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lenin.
-Một số lãnh đạo tha hoá ,biến chất.
-Các thế lực chống CNXH hoạt động cả trong và ngoài nước gây tác động
không nhỏ làm cho tình hình ngày thêm rối loạn.
-Liên Xô bị lôi cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang làm suy sụp tiềm lực kinh tế.
-Ngoài ra còn có những sai lầm trong chính sách dân tộc của Đảng cộng sản.
*Bài học kinh nghiệm
+Đây là thất bại tạm thời của CNXH trên phạm vi thế giới, nhưng đã làm tan vỡ
hệ thống XHCN.
+Đây là sự sụp đổ mô hình XHCN chưa khoa học, bước lùi tạm thời của
CNXH. vì vậy cần phải xây dựng CNXH khoa học, nhân văn, phù hợp với khách
quan, phù hợp với hoàn cảnh của mỗi quốc gia.
+Phải luân nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, đồng thời cảnh giác
với sự phá hoại từ bên ngoài.
+Để lại nhiều bài học cho các nước XHCN đang tiến hành công cuộc cải cách và
đổi mới, nhằm xây dựng chế độ XHCN nhân văn hơn, vì hạnh phúc của con người

Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình CNXH chưa khoa học, chưa nhân văn, là
một bước lùi của CNXH chứ không phải là sự sụp đổ của lý tưởng XHCN của loài
người. Ngọn cờ của CNXH đã từng tung bay trên khoảng trời rộng lớn, từ bên bờ
sông En-bơ đến bờ biển Nam Hải rồi vượt trùng dương rộng lớn đến tận hòn đảo
Cu-Ba nhỏ bé anh hùng. Ngọn cờ ấy tuy có dừng tung bay ở bầu trời Liên Xô và
một số nước Đông Âu nhưng rồi sẽ lại tung bay trên nhiều khoảng trời mênh mông
xa lạ: Bầu trời Đông Nam Á, bầu trời châu Phi, Mỹ La-tinh và ngay cả trên cái nôi
ồn ào, náo nhiệt của CNTB phương Tây… Đó là ước mơ của nhân loại tiến bộ và
đó cũng là quy luật phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người

19


HÀ THÁI SƠN



Câu 6: Trình bày những nét chính về Liên bang Nga từ 1991-2000
Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc
tế.
- Về kinh tế: từ 1990 – 1995, tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP là số âm.
Giaiđoạn 1996 – 2000 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi (năm 1990 là -3,6%, năm 2000
là 9%).
- Về chính trị:
+ Tháng 12/ 1993, Hến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế
Tổngthống Liên bang.
+ Từ năm 1992, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh chấp giữa các
đảngphái và xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở Tréc-ni-a.
- Về đối ngoại: Một mặt thân phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển các
mốiquan hệ với châu Á.

* Từ năm 2000, tình hình nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: kinh tế
dầnhồi phục và phát triển, chính trị và xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao.
Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức: nạn khủng bố, li khai,
việc khôi phục và giữ vững vị thế cường quốc Á – Âu …
Câu 7 . Nêu một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với
nước ta trong những năm 1954 - 1991 và cho biết sự giúp đỡ đó có ý nghĩa như
thế nào đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam
1. Một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trong
những năm 1954 - 1991.
- Trên cơ sở tổ chức Hiệp ước Vácsava (5 - 1955) và Hội đồng tương trợ kinh tế
-SEV (1 - 1949), Liên Xô đã trở thành 1 nước có vai trò quan trọng trong tổ chức để
giúpcác nước Chủ nghĩa xã hội cùng phát triển cụ thể đối với Việt Nam sau:
- Ủng hộ Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, ủng hộ về
tinh thần vì Việt Nam đang chiến đấu trong vùng vây kẻ thù Liên Xô là hậu phương
quốc tế, đặc biệt là ủng hộ về vũ khí, phương tiện chiến tranh.
+ Giai đoạn chống Mĩ (1954 - 1975) :
- Viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam
20


HÀ THÁI SƠN



- Đào tạo chuyên gia kĩ thuật cho Việt Nam
- Các công trình kiến trúc và bệnh viện lớn: cầu Long Biên (Hà Nội), bệnh viện
Việt Xô...
+ Giai đoạn 1975 - 1991
- Công trình thuỷ điện Hoà Bình (500 Kw) :
- Dàn khoan dẫn khí mỏ Bạch Hùng, Bạch Hổ (Vũng Tàu)

- Đào tạo chuyên gia, tiến sĩ, kĩ sư thường xuyên.
- Hợp tác xuất khẩu lao động
- Hàn gắng vết thương chiến tranh.
2. Ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta :
- Tăng thêm sức mạnh cho dân tộc ta đánh Pháp, Mĩ và xây dựng Chủ nghĩa xã
hội .- Giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản
- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị kinh tế trên con đường Việt Nam công
nghiệphoá, hiện đại hoá (dầu khí Vũng Tàu, thuỷ điện Hoà Bình

Bài 3 CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
CÂU 1 Nêu những chuyển biến to lớn của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến
tranh thế giới thứ hai. Tại sao nói từ nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt
đượcsự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế ?
a) Các nước Đông Bắc Á : Là những nước có vị trí nằm ở phía đông - bắc châu
Á.Bao gồm các nước : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản
và Trung Quốc.
b) Đặc điểm khu vực : Là khu vực rộng lớn (Hơn 10 triệu km²). Dân số đông
nhấtthế giới (Khoảng 1 tỉ 510 triệu người). Có tài nguyên thiên nhiên phong phú…
Truớc Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước này (trừ Nhật Bản) đều bị nô dịch…
c) Sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á.
* Sự biến đổi về mặt chính trị :
+ Bốn sự kiện đánh dấu sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á là:
- Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1 - 10 - 1949)
21


HÀ THÁI SƠN




- Sự xuất hiện nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (8 - 1948)
- Sự thành lập nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên (9 - 1948).
- Dân chủ hoá nước Nhật.
+ Hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên ra đời là hệ quả của cuộc “Chiến tranh
lạnh”.
+ Quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ chuyển từ quan hệ Đồng minh sang đối đầu.
+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa chuyển từ quan hệ đồng minh sang đối đầu.
+ Mĩ và đồng minh của Mĩ nhận thấy cần phải ngăn chặn chủ nghĩa xã hội và
ảnhhưởng của nó, nên đã chia cắt Triều Tiên, không thực hiện những thoả thuận
trướcđó với Liên Xô,...
* Sự biến đổi về mặt kinh tế : Đây là khu vực có sự tăng trưởng kinh tế nhanh
chóng,đời sống của nhân dân được cải thiện.

*) Từ nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng nhanh
chóng về kinh tế :
+ Hiện nay, “4 con rồng” kinh tế châu Á thì Đông Bắc Á có 3 “con Rồng” là
HànQuốc, Hồng Công, Đài Loan…
+ Nhật Bản vươn lên trở thành nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. (Tốc độ tăng
trưởng bình quân hằng năm từ 1960 đến 1969 là 10,8%...).
+ Trong những năm 80 – 90 (thế kỉ XX) và những năm đầu của thế kỉ XX, nền kinh
tếTrung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới…(GDP tăng
trungbình hằng năm trên 8%...)
+ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng đạt được những thành tựu trong
xâydựng đất nước…
Câu 2: Sự thành lập nước CHDCND Trung hoa ? ý nghĩa ?
a. hoàn cảnh
* Chủ quan: Sau chiến tranh chống Nhật (1945), cục diện CM do Đảng Cộng Sản
TQ lãnh đạo lớn mạnh; (khu giải phóng chiếm ¼ đất đai và 1/3 dân số, quân chủ lực
phát triển lên 120 vạn người, phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao)
22



HÀ THÁI SƠN



* Khách quan: -Sự giúp đỡ của Liên Xô (tiếp quản vùng giải phóng, vũ khí đạn
dược thu được của Nhật…)
-Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á.
-Được Mỹ ủng hộ (trong 2 năm nhận viện trợ của Mỹ khoảng 4,5 tỉ USD) chính
quyền THDQ phát động cuộc nội chiến.
-Ngày 20/7/1946 Quốc dân đảng dùng 160 vạn quân tấn công vùng giải phóng.
b.Diễn biến; (chia làm 2đợt)
+Giai đoạn phòng ngự (7/1946 - 6/1947):
Quân giải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự, tích cực xây dựng và củng cố
lực lượng CM.
-Kết quả: Quân cách mạng tiêu diệt 1.112.000 quân THDQ, lực lượng giải phóng
phát triển lên tới hơn 2 triệu người.
+Giai đoạn phản công (6/1947-4/1949):
-Quân giải phóng mở nhiều cuộc phản công, vượt qua lưu vực sông Hoàng Hà ,áp
sát quân THDQ và giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
-Cuối năm 1948 đầu năm 1949, qua 3 chiến dịch lớn (Liêu - Thẩm, Hoài - Hải,
Bình - Tân), quân giải phóng đã tiêu diệt 1540.000 quân THDQ.
-Ngày 21/4/1949 quân cách mạng đã vượt lưu vực sông Trường Giang.
-Ngày 23/4/1949 giải phóng Nam Kinh, nền thống trị của Quốc dân đảng bị sụp
đổ.
-Ngày 1/10/1949 nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là
là Chủ tịch Mao Trạch Đông.
c.Ý nghĩa:
- Cuộc cách mạng Dân tộc dân chủ đã hoàn thành, đưa TQ sang kỉ nguyên mới:

Độc lập, tự do tiến lên CNXH, góp phần vào sự hình thành hệ thống XHCN
-Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã chấm dứt hơn 100 năm bị đế quốc nô
dịch, xâu xé,, xóa bỏ tàn dư phong kiến,
- Là một quốc gia rộng lớn, đông dân (lãnh thổ bằng ¼ châu Á, dân số bằng ¼
thế giới), thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã nối liền chủ nghĩa xã hội từ châu
Âu sang châu Á, làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng có lợi cho hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

23


HÀ THÁI SƠN



Câu 3:Tại sao cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ?
a. Hoàn cảnh
* Chủ quan: Sau chiến tranh chống Nhật (1945), cục diện CM do Đảng Cộng
Sản TQ lãnh đạo lớn mạnh; (khu giải phóng chiếm ¼ đất đai và 1/3 dân số, quân
chủ lực phát triển lên 120 vạn người, phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao)
* Khách quan: -Sự giúp đỡ của Liên Xô (tiếp quản vùng giải phóng, vũ khí đạn
dược thu được của Nhật…)
-Ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á.
-Được Mỹ ủng hộ (trong 2 năm nhận viện trợ của Mỹ khoảng 4,5 tỉ USD) chính
quyền THDQ phát động cuộc nội chiến.
-Ngày 20/7/1946 Quốc dân đảng dùng 160 vạn quân tấn công vùng giải phóng.
b.Diễn biến; (chia làm 2đợt)
+Giai đoạn phòng ngự (7/1946 - 6/1947):
Quân giải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự, tích cực xây dựng và củng cố

lực lượng CM.
-Kết quả: Quân cách mạng tiêu diệt 1.112.000 quân THDQ, lực lượng giải
phóng phát triển lên tới hơn 2 triệu người.
+Giai đoạn phản công (6/1947-4/1949):
-Quân giải phóng mở nhiều cuộc phản công, vượt qua lưu vực sông Hoàng
Hà ,áp sát quân THDQ và giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
-Cuối năm 1948 đầu năm 1949, qua 3 chiến dịch lớn (Liêu - Thẩm, Hoài - Hải,
Bình - Tân), quân giải phóng đã tiêu diệt 1540.000 quân THDQ.
-Ngày 21/4/1949 quân cách mạng đã vượt lưu vực sông Trường Giang.
-Ngày 23/4/1949 giải phóng Nam Kinh, nền thống trị của Quốc dân đảng bị sụp
đổ.
c) Cuộc cách mạng ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ bởi vì :
- Mặc dù cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến giữa hai đảng phái –
đạidiện cho hai lực lượng chi phối đời sống chính trị - xã hội Trung Quốc là Đảng
Cộng sản vàQuốc dân đảng.

24


HÀ THÁI SƠN



- Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân Trung Quốc, đại diện
choquyền lợi của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Trung
Quốc.
- Quốc dân đảng là chính đảng của giai cấp tư sản, do Tưởng Giới Thạch đứng
đầu, đại diện cho quyền lợi của tư sản, phong kiến, từng bước thực hiện chính sách
phản động đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân và lợi ích dân tộc. Vì

quyền lợi giai cấp đã sẵn sàng cấu kết với Mĩ đang muốn can thiệp và đưa Trung
Quốc vào vòng nô dịch.
- Như vậy Đảng Cộng sản đánh đổ sự thống trị của Quốc dân đảng, thực chất là
đánh đổ giai cấp phong kiến, tư sản đế quốc can thiệp, tức là thực hiện nhiệm vụ của
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đang đặt ra đối với Trung Quốc sau thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Nhật (1945)

CÂU 4. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946 – 1949) thành
công đã có ảnh hưởng như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng Trung Quốc
nói riêng và cách mạng thế giới nói chung ?
+ Ý nghĩa của sự kiện đó đối với Cách mạng Trung Quốc:
- Đánh dấu Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc đã thành công.
Thắng lợi này kết thúc sự nô dịch và thống trị của Đế Quốc, phong kiến, tư sản
mại bản kéo dài hơn 100 năm.
- Mở ra cho nhân dân Trung Quốc một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do
và tiến lên chủ nghĩa xã hội trong lịch sử Trung Quốc.
- Từ sau thắng lợi đó, nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Trung Quốc đã liên tiếp giành nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng đất nước.
Đặc biệt, từ năm 1978 đến nay, với đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản và nhân dân
Trung Quốc đã thu được nhiều thành tựu, nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có thể nói, Trung Quốc là nước chủ nghĩa
xã hội đầu tiên tiến hành cải cách mở cửa thành công.
+ Thành công của Cách mạng Trung Quốc có ảnh hưởng đến sự nghiệp cách
mạng thế giới nói chung.
- Với diện tích bằng ¼ diện tích châu Á và chiếm ¼ dân số toàn thế giới, thắng
lợi của Cách mạng Trung Quốc có tác động to lớn đến Cách mạng thế giới , mà
trước hết là tăng cường lực lượng cho phe chủ nghĩa xã hội và động viên cổ vũ
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×