Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

giáo án tích hợp liên môn ngữ văn 9 bài đoàn thuyền đánh cá – huy cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.8 KB, 38 trang )

Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS LONG BIÊN
----------

HỒ SƠ DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN

TÊN CHỦ ĐỀ:
VẺ ĐẸP VÀ GIÁ TRỊ CỦA BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

- Môn học chính của chủ đề: Văn học lớp 9
- Bài dạy chính: “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận
- Các môn được tích hợp: Địa lí, Mĩ thuật

Hà Nội - Tháng 12/2014
1

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học
Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam
Thời lượng: 3- 4 tiết học chính khóa khối 9
2. Mục tiêu dạy học
Để thực hiện nội dung của chủ đề đề ra là: “ Vẻ đẹp và giá trị của biển


đảo Việt Nam” HS cần vận dụng kiến thức, kĩ năng của ba môn học Địa lí. Ngữ
văn, Mĩ thuật
Học xong chủ đề này, HS có thể:
2.1. Kiến thức
a. Môn Ngữ văn
- Thấy được vẻ đẹp lộng lẫy, rực rỡ, phong phú của biển cả miền Bắc nói riêng,
biển cả Việt Nam nói chung.
- Cảm nhận được sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động trong cuộc
sống mới, từ đó thấy được cảm xúc mới của nhà thơ đối với đát nước và con
người lao động.
-Thấy rõ được tư tưởng thống nhất của cảm hứng thiên nhiên, vũ trụ và cảm
hứng về lao động đã tạo nên những hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ, giàu màu sắc lãng
mạn trong khúc tráng ca “ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy cận.
- Hiểu được bút pháp lãng mạn và sức tưởng tượng của nhà thơ bay bổng đã
làm giàu thêm cách nhìn cuộc sống với niềm say mê và ước mơ chinh phục thiên
nhiên.
b. Môn Địa lí:
- Biết diện tích, giới hạn của vùng biển Việt Nam trong Biển Đông , giới hạn
của biển Quảng Ninh trong vùng biển Việt Nam (Bài 24: Vùng biển Việt Nam Địa lí lớp 8).
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên (khí hậu và hải văn), tài nguyên thiên nhiên
của biển, đảo Việt Nam (Bài 24: Vùng biển Việt Nam - Địa lí lớp 8).
- Hiểu được ý nghĩa của nguồn tài nguyên biển đối với sự phát triển các ngành
kinh tế biển, gồm:
2

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam


+ Giao thông vận tải biển.
+ Khai thác và chế biến khoáng sản biển.
+ Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
+ Du lịch biển – đảo.
(Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
Bài 38, 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biểnđảo kinh tế - Địa lí lớp 9).
- Phân tích được những khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế biển,
đảo và vấn đề môi trường biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng (Bài 24: Vùng
biển Việt Nam - Địa lí lớp 8).
c. Môn Mĩ thuật
- Hiểu được cách thể hiện nội dung đề tài
- Diễn tả được các ý tứ của đề tài
- Hiểu kĩ hơn về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong tranh
2.2. Kĩ năng
a. Môn Ngữ văn
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Biết khai thác tranh, ảnh về người lao động trên biển để hiểu được nét đẹp của
con người lao động mới
- Phát hiện và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật chính
- Có khả năng làm việc cá nhân và tập thể; phát huy tính tích cực học tập; phát
huy năng lực và sự sáng tạo của HS.
b. Môn Địa lí:
- Xác định được vị trí, phạm vi vùng biển Việt nam trên lược đồ khu vực Biển
Đông (Bài 24: Vùng biển Việt Nam - Địa lí lớp 8)
- Sử dụng Átlat Địa lí Việt Nam, các lược đồ nhiệt độ nước biển tầng mặt, dòng
biển theo mùa trên Biển Đông, các sơ đồ (Bài 24: Vùng biển Việt Nam - Địa
lí lớp 8) để xác định và trình bày:
+ Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng biển Việt Nam

3


Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

+ Phạm vi một số bộ phận trong vùng biển chủ quyền của nước ta (nội
thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền
kinh tế...)
- Phân tích bản đồ (lược đồ), sơ đồ, tranh ảnh, video để nhận biết tình hình phát
triển các ngành kinh tế biển của Việt Nam.( Bài 9: Sự phát triển và phân bố
lâm nghiệp, thủy sản
Bài 38, 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biểnđảo kinh tế - Địa lí lớp 9)
c. Môn Mĩ thuật
- Vẽ được tranh theo nội dung bài học với các yêu cầu:
+ Bố cục hợp lí
+ Phản ánh được nội dung đề tài
+ Có tỉ lệ hợp lý
+ Hình tượng tiêu biểu
+ Màu vẽ gợi được ánh sáng, đậm nhạt, hài hòa
2.3. Thái độ
- Nhận thức được vẻ đẹp, sự giàu có và tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam
đối với sự phát triển toàn vẹn đất nước, từ đó có ý thức và những đóng góp thiết
thực góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
- Thêm yêu mến đất nước và tôn trọng quyền độc lập, tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ
của quốc gia.
- Có tinh thần yêu lao động và biết trân trọng những người lao động
- Yêu thích môn học và say mê tìm tòi, khám phá.
2.4. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung: Hợp tác, giao tiếp, sáng tạo, sử dụng CNTT, giải quyết vấn

đề
b.Năng lực chuyên biệt:
- Ngữ văn: năng lực ngôn ngữ, năng lực cảm thụ thơ
- Địa lí: Năng lực sử dụng tranh ảnh, video, lược đồ, năng lực tư duy tổng hợp
theo lãnh thổ
- Mĩ thuật: Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
4

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

3. Đối tượng dạy học của bài học
- Dự án thực hiện với học sinh khối 9 - Trường THCS Long Biên, quận Long
Biên, thành phố Hà Nội.
+ Tổng số lớp: 03 lớp (lớp 9A, lớp 9B, lớp 9C)
+ Tổng số HS: 105
4. Ý nghĩa của bài học
4.1.Đối với thực tiễn dạy học
- Sau khi thực hiện chủ đề “ Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam ”
theo hướng tích hợp liên môn, GV và HS rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức
của nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt ra. Từ đó, GV và HS có hiểu biết
sâu sắc về vẻ đẹp, giá trị của biển, đảo Việt Nam, ý nghĩa của biển, đảo đối với
kinh tế và an ninh quốc phòng, từ đó hun đúc tình yêu quê hương, đất nước, có ý
thức và hành động thiết thực góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng
của Tổ quốc Việt Nam.
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS đối với môn học. Phát huy
tính tự lực, tính trách nhiệm, sáng tạo của HS.
- Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, mang tính tích

hợp. Phát triển năng lực cộng tác làm việc và kĩ năng giao tiếp. Rèn luyện tính
bền bỉ, kiên nhẫn.
- Phát triển năng lực đánh giá của GV và HS.
- Góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho GV.
4.2. Đối với thực tiễn đời sống xã hội
- HS được phát triển nhiều kĩ năng, năng lực. Đây là những kĩ năng, năng
lực cần thiết của người lao động trong thời đại mới.
- HS biết cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học để giải quyết một
vấn đề trong thực tiễn. Từ đó có cái nhìn sâu sắc, đa chiều hơn về các vấn đề
trong xã hội.
- HS hiểu sâu sắc hơn về sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước mình, tầm
quan trọng của biển đảo đối với kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước. Từ
đó, có ý thức và những hành động thiết thực cho việc xây dựng và bảo vệ chủ
quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
5

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

5.1. Các thiết bị, đồ dùng dạy học
- Máy vi tính.
- Máy chiếu.
- Át lát địa lí Việt Nam
- Bảng phụ, giấy A0, bút dạ, phấn màu.
5.2. Học liệu
- Sách giáo khoa: môn Địa lí lớp 8; môn Địa lí lớp 9; môn Mĩ thuật lớp
8; môn Ngữ văn lớp 9; môn Lịch sử 9

- Át lát địa lí Việt Nam
- Các bài viết về biển đảo Việt Nam, Luật biển Việt Nam, tác giả Huy
Cận, tình hình Việt Nam giai đoạn 1954 - 1960 trên internet:
* Khái quát về biển đảo nước ta
Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam
là một phần biển Đông.
- Bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy cứ l00 km 2 thì
có l km bờ biển (trung bình của thế giới là 600km 2 đất liền/1km bờ biển). - Biển
có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích
trên 1 triệu km (gấp 3 diện tích đất liền: l triệu km2/330.000km2).
- Trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và 2.577 đảo lớn, nhỏ, gần và
xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển.
- Có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương,
châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Giao lưu quốc tế thuận lợi, phát
triển ngành biển.
- Có khí hậu biển là vùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển, tồn
tại tốt.
- Có tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, quý hiếm.
* Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã
hội, có liên quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất nước, đến văn minh và hạnh
phúc của nhân dân.
* Tiềm năng và tầm quan trọng của biển

6

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam


+ Về kinh tế.
- Hải sản: Ở vùng biển nước ta đến nay có khoảng 2.040 loài cá gồm nhiều bộ,
họ khác nhau, trong đó có giá trị kinh tế cao khoảng 110 loài. Trữ lượng cá ở
vùng biển nước ta khoảng 3 triệu tấn/năm.
- Rong biển: Trên biển nước ta có trên 600 loài rong biển là nguồn thức ăn có
dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu phong phú.
- Khoáng sản: Dưới đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý như: thiếc, ti
tan, đi-ri-con, thạch anh, nhôm, sắt, măng gan, đồng, kền và các loại đất hiếm.
Muối ăn chứa trong nước biển bình quân 3.500gr/m2.
- Dầu mỏ: Vùng biển Việt Nam rộng hơn l triệu km2 trong đó có
500.000km2 nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngoài
khơi miền Nam Việt Nam có thể chiếm 25% trrữ lượng dầu dưới đáy biển Đông.
Có thể khai thác từ 30-40 ngàn thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít) khoảng 20 triệu
tấn/năm. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10
tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khoảng ba
nghìn tỷ m3/năm.
- Du lịch: Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vụng, vịnh, hang động tự nhiên
đẹp, là tiềm năng du lịch lớn của nước ta.
* Đảo và quần đảo nước ta và tầm quan trọng của nó
- Đảo và quần đảo:
Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó:
+ Vùng biển Đông Bắc có trên 3.000 đảo.
+ Bắc Trung Bộ trên 40 đảo.
+ Còn lại ở vùng biển Nam Trung Bộ, vùng biển Tây Nam và hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
- Việt Nam có hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.
- Đảo và quần đảo nước ta có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vai trò lớn lao trong công cuộc bảo vệ chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta.

Theo Những điều cần biết về biển - đảo Việt Nam

7

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

* Luật số 18/2012/QH13 của Quốc hội : LUẬT BIỂN VIỆT NAM
(Một số điều luật cơ bản)
QUỐC HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Luật số: 18/2012/QH13

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LUẬT
BIỂN VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
CHƯƠNG III
HOẠT ĐỘNG TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Điều 22. Quy định chung
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phải tôn trọng chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích
quốc gia của Việt Nam, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật
quốc tế có liên quan.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tàu thuyền, tổ
chức, cá nhân hoạt động trong vùng biển Việt Nam phù hợp với quy định của
pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.
Điều 26. Vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải
1. Để bảo vệ chủ quyền, quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia hoặc an toàn
hàng hải, bảo vệ tài nguyên, sinh thái biển, chống ô nhiễm, khắc phục sự cố, thảm
họa môi trường biển, phòng chống lây lan dịch bệnh, Chính phủ thiết lập vùng
cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải Việt Nam.
2. Việc thiết lập vùng cấm tạm thời hoặc vùng hạn chế hoạt động trong lãnh hải
Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được thông báo rộng rãi
trong nước và quốc tế trong “Thông báo hàng hải”, theo tập quán hàng hải quốc
tế, chậm nhất là 15 ngày trước khi áp dụng hoặc thông báo ngay sau khi áp dụng
trong trường hợp khẩn cấp.
8

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

Điều 27. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam
1. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài chỉ được đi vào nội thủy,
neo đậu tại một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc công
trình cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam
theo lời mời của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam với quốc gia mà tàu mang cờ.
2. Tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài khi ở trong nội thủy, cảng,
bến hay nơi trú đậu trong nội thuỷ hoặc các công trình cảng, bến hay nơi trú đậu
của Việt Nam ở bên ngoài nội thủy Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật

này, quy định khác của pháp luật có liên quan và phải hoạt động phù hợp với lời
mời của Chính phủ Việt Nam hoặc thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam.
Điều 35. Gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
1. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải
tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan
đến việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
2. Khi vận chuyển, bốc, dỡ các loại hàng hóa, thiết bị có khả năng gây hại đối
với tài nguyên, đời sống của con người và ô nhiễm môi trường biển, tàu thuyền,
tổ chức, cá nhân phải sử dụng thiết bị và các biện pháp chuyên dụng theo quy
định để ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho người, tài nguyên
và môi trường biển.
3. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được thải, nhận chìm hay chôn lấp các
loại chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác
trong vùng biển Việt Nam.
4. Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và
pháp luật quốc tế có liên quan làm ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường biển
trong vùng biển, cảng biển, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam thì bị xử lý theo
quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; nếu gây thiệt hại thì phải làm sạch, khôi
phục lại môi trường và bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ nộp
thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp về bảo vệ môi trường biển theo quy định
của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên.
9

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội



Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

Điều 37. Quy định cấm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt
Nam
Khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiến hành các
hoạt động sau đây:
1. Đe dọa chủ quyền, quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
2. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép;
3. Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật
khác;
4. Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo;
5. Khoan, đào trái phép;
6. Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;
7. Gây ô nhiễm môi trường biển;
8. Cướp biển, cướp có vũ trang;
9. Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và
pháp luật quốc tế..
CHƯƠNG VI
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 51. Biện pháp ngăn chặn
1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam; tàu
thuyền được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm có thể bị tạm giữ nhằm ngăn
chặn việc vi phạm pháp luật hoặc để bảo đảm việc xử lý theo pháp luật.
2. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật, việc tạm giữ
tàu thuyền được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 52. Thông báo cho Bộ Ngoại giao
Khi tiến hành bắt, tạm giữ, tạm giam người có hành vi vi phạm pháp luật, hoặc
tạm giữ tàu thuyền nước ngoài, lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ Ngoại

giao để phối hợp xử lý.
Điều 53. Xử lý vi phạm
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính,
10

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi
phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Điều 55. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong
Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(Đã ký)
Nguyễn Sinh Hùng
* Tư liệu văn học :
+ Tiểu sử
Huy Cận sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919, trong một gia đình nhà nho nghèo
gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng
nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức
Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Ngày sinh hiện nay là
do ông cậu của ông khai khi vào học ở Huế, còn ngày sinh chính xác là ngày 29
tháng Chạp năm Bính Thìn (dương lịch là ngày 22 tháng 1 năm 1917).

Ông lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà
Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố
Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh
viên yêu nước vàMặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở
Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính
phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực
Văn Đoàn.
+ Sáng tác
Trước tháng 8 năm 1945
Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa
thiêng năm 1940 (gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936 -1940) và trở thành
một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Bao
trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ
11

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng thường buồn. Nỗi buồn đó dường như vô
cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp
người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự
hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu
tự (1942, văn xuôi triết lí) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940-1942), Huy Cận đã
tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi
bế tắc.
Sau tháng 8 năm 1945
Các tập thơ của Huy Cận sau Cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại
sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (thơ

thiếu nhi, 1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến
trường xa (1973), Họp mặt thiếu niên anh hùng (1973), Những người mẹ, những
người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ(1975), Ngôi nhà giữa
nắng (1978), Hạt lại gieo (1984)...
+ Danh hiệu
Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật (đợt I - năm 1996).
Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.
Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao
Vàng. Ở một số thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận. Ở
huyện Vụ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (quê ông), có Trường Trung hoc phổ thông
mang tên Cù Huy Cận
Tình hình Miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1954-1959 là một phần của Chiến tranh
Việt Nam, (Xem Hiệp định Genève). Đây là thời kỳ miền Bắc phục hồi các vết
thương chiến tranh, xây dựng tổ chức lại đất nước, và tích lũy để chuẩn bị cho
cuộc chiến tranh sắp tới.
Sau Kháng chiến chống Pháp và Hiệp định Genève, nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa được thành lập sau Cách mạng Tháng Tám chỉ còn quyền lực trên
miền Bắc. Các thế lực chống Cộng và thân Pháp đã rời miền Bắc vào tập trung
tại miền Nam. Do đó, chính trị ở miền Bắc vững mạnh, dân chúng tuyệt đối tin
tưởng ủng hộ chính quyền.
Chiến tranh chủ yếu diễn ra trên miền Bắc trước đây đã tàn phá nặng nề cơ sở
vật chất, các công trình cầu đường bị phá hủy, nhiều làng xóm bị đốt trụi. Sau
năm 1954, miền Bắc đứng trước những khó khăn rất lớn về kinh tế, vượt qua
12

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam


được chỉ bởi sự ủng hộ hết lòng của dân chúng và sự lãnh đạo của chính phủ.
Lúc này viện trợ nước ngoài chưa nhiều, chủ yếu dừng ở mức đào tạo.
5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin
- Phần mềm soạn thảo văn bản: Microsoft Word.
- Phần mềm tạo bài trình chiếu: Microsoft powerpoint.
- Phần mềm tổng hợp điểm các phần trình bày của học sinh: Microsoft Excel.
- Phần mềm tạo video: Ultra video joiner, Ultra video spliter, Wonder share
DVD slides.
- Tìm kiếm thông tin trên mạng
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
(Tổ chức dạy học theo hình thức “bài lên lớp” )
Những kiến thức học sinh đã biết liên
quan đến bài học
Môn Địa lí:
- Việt Nam là một quốc gia toàn vẹn, có cả
vùng đất, vùng trời và vùng biển trong đó
biển Việt Nam là một bộ phận của Biển
Đông
- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên của biển, đảo Việt
Nam. Ảnh hưởng của các điều kiện này
đến phát triển kinh tế biển, đảo
- Trong vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo
lớn nhỏ trong đó 2 quần đảo lớn nhất là
Trường Sa và Hoàng Sa.Tỉnh Quảng Ninh
có 2 quần đâỏ lớn là Vân Đồn và Cô Tô.
- Vùng biển nước ta là nơi cung cấp các
nguồn lợi hải sản như: tôm, cá, mực, muối,
dầu khí,….cho người dân vùng biển nói

riêng và dân cư cả nước nói chung.
- Ý nghĩa của việc phát triển kinh tế biển,
đảo đối với việc phát triển kinh tế và an
ninh quốc phòng của đất nước
- Quần đảo Hoàng Sa từng bị Trung Quốc
đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép,
xâm phạm chủ quyền lãnh thổ nước ta từ

Những kiến thức mới trong bài
cần hình thành
- Cảm nhận được vẻ đẹp lộng lẫy,
rực rỡ và phong phú của Biển
Quảng Ninh nói riêng và biển Việt
Nam nói chung qua tác phẩm:
“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận
(Ngữ văn 9)
- Thấy được bút pháp lãng mạn và
sức tưởng tượng bay bổng của nhà
thơ đã làm giàu thêm cách nhìn
cuộc sống với niềm say mê và ước
mơ chinh phục thiên nhiên.
- Từ đó thể hiện được vẻ đẹp của
biển, đảo, tình yêu đối với biển,
đảo đất nước qua tranh vẽ của
mình.
- Nhận thức đúng đắn, sâu sắc được
ý nghĩa chủ quyền biển ,đảo thiêng
liêng của tổ quốc để từ đó có ý thức
và hành động thiết thực góp phần
bảo vệ chủ quyền biển đâỏ thiêng

liêng của tổ quốc.
- Sự phát triển các ngành kinh tế
biển
13

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

ngày 2.5.2014 và chủ trương của chính phủ
ta: Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. (Đã
được GV cập nhật)
- Ngày 16/7/2014 Trung Quốc đã rút hết
tàu và giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi
vùng biển của Việt Nam, ngừng việc xâm
phạm
Môn Mĩ thuật:
-Hiểu được cách thể hiện nội dung đề tài và
có thể diễn tả được các ý tứ của đề tài theo
bố cục rõ ràng.
Môn ngữ văn:
-Biết các thể loại thơ , các biện pháp nghệ
thuật và tác dụng
*Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
- Chủ đề được thực hiện theo hình thức “bài lên lớp” . Được diễn ra trong 3 tiết
học tự chọn khối 9 : dưới sự dẫn dắt của giáo viên, HS được giao nhiệm vụ theo
nhóm và tự tìm kiếm, thu thập, xử lí thông tin, viết báo cáo ở nhà và trình bày
sản phẩm của mình trong từng tiết học.

- Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được áp dụng: Vận dụng dạy
học giải quyết vấn đề, vận dụng dạy học theo tình huống, vận dụng dạy học định
hướng hành động, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông
tin hợp lí hỗ trợ dạy học, chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn.
TIẾT 1: TÌM HIỂU VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN HÙNG VĨ
I. MỤC TIÊU
Sau tiết học, HS đạt được:
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về tự nhiên của vùng biển Việt Nam (bài 24: Vùng biển
Việt Nam- Địa lý 8; Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản- Địa lí
9)
- Cảm nhận và thể hiện được vẻ đẹp của biển, đảo Việt Nam qua tranh vẽ (Mĩ
thuật 8 – bài 24: Vẽ theo chủ đề)
- Hiểu biết về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Đoàn thuyền
đánh cá” – Huy Cận.
14

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

- Thấy được sự thống nhất của cảm hứng thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao
động đã tạo nên những hình ảnh đẹp đẽ, tráng lệ giàu màu sắc lãng mạn trong
khúc tráng ca “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích bản đồ địa lý; phân tích, đánh giá sự kiện lịch
sử.
- Biết vẽ tranh theo chủ đề và có bố cục hợp lý.
- Biết cách tìm hiểu về tác giả, tác phẩm; cảm thụ chi tiết, hình ảnh đặc sắc.

- Có kĩ năng hợp tác nhóm để hoàn thành công việc được giao.
3. Thái độ.
- Yêu thiên nhiên, tự hào về vẻ đẹp biển đảo và quê hương
- Yêu lao động, tôn trọng người lao động.
- Yêu thích các môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Hợp tác, giao tiếp, sáng tạo, sử dụng CNTT
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ, năng
lực sử dụng tranh ảnh, lược đồ, số liệu thống kê, video.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy và tài liệu phục vụ dạy học.
- Bảng phụ, bút dạ để HS thảo luận.
- Các tài liệu: SGK, sách GV, sách tham khảo, Át lát địa lí Việt Nam, bản
đồ, lược đồ, tranh ảnh,...
- Máy tính, máy chiếu,...
2. Học sinh:
- Sách, vở, đồ dùng học tập.
- Át lát địa lí Việt Nam
- Các tư liệu cần tìm hiểu.
- Giấy A0, bút dạ, bảng phân công nhiệm vụ nhóm.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm theo nhiệm vụ đã được giao
và hình thức báo cáo
Nhóm 1: Tìm hiểu về tác giả Huy Cận: tiểu sử, sự nghiệp sáng tác
Nhóm 2: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
– Huy Cận qua bối cảnh lịch sử nước ta giai đoạn 1954 – 1960 (dựa vào kiến
thức bài 28 – lịch sử 9 )
15


Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

Nhóm 3: Tìm hiểu vài nét về tự nhiên vùng biển nước ta :
- Giới hạn
- Đặc điểm khí hậu: Chế độ gió, chế độ nhiệt, chế độ triều
- Đặc điểm hải văn: Dòng biển, độ muối, thủy triều
- Tài nguyên biển: Khoáng sản, sinh vật, cảnh quan, địa hình ven biển
(Dựa vào bài 24 – Địa lý 8; bài 9- Địa lí 9)
Nhóm 4: Trình bày về cảnh biển được miêu tả trong bài thơ theo hành trình
chuyến đi biển đánh cá ngoài khơi qua tranh vẽ của em, gồm:
- Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá khởi hành.
- Cảnh biển đêm.
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong bình minh
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: (1 phút)
Toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam gồm vùng đất liền, vùng trời và vùng biển.
Diện tích biển Việt Nam gấp ba lần diện tích đất liền, vì thế Việt Nam được coi
là quốc gia biển. Biển Việt Nam không chỉ có ý nghĩa tới việc phát triển kinh tế
mà còn giữ vai trò quan trọng đối với an ninh quốc phòng. Đặc biệt trong bối
cảnh hiện nay khi tranh chấp trên Biển Đông diễn ra phức tạp, việc giáo dục tình
yêu quê hương đất nước, bảo vệ chủ quyền biển - đảo đang là một vấn đề được
Đảng - Nhà nước và cả xã hội quan tâm, và đây cũng là mục đích của chuyên đề
ngày hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung (13 phút)
Phương pháp: thảo luận nhóm, thuyết trình, đàm thoại gợi mở.
Hình thức dạy học: nhóm, cặp, cá nhân.

Hoạt động
Nội dung
của học sinh
cần đạt
- GV: Yêu cầu nhóm 1 báo - Đại diện nhóm 1 I. Tìm hiểu chung
cáo: Trình bày những hiểu biết báo cáo
1. Tác giả:
của em về tác giả Huy Cận?
- Trước CM: hồn thơ
- Các nhóm khác giàu chất triết lí và
lắng nghe, nhận xét, thấm đẫm nỗi buồn.
đặt câu hỏi
- Sau CM: dạt dào
- Các thành viên niềm vui về cuộc sống
trong nhóm 1 trả lời mới, con người mới.
- GV nhận xét kết quả làm việc các câu hỏi của các
của nhóm 1, chốt kiến thức
nhóm
Hoạt động của giáo viên

16

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

Tích hợp môn Sử
GV: Yêu cầu nhóm 2 báo cáo:
Trình bày hoàn cảnh đất nước

ta giai đoạn 1954 - 1960. Bối
cảnh lịch sử này có tác động
như thế nào đối với cảm hứng
sáng tác của Huy Cận?
(Dựa vào kiến thức bài 28 –
lịch sử 9)
- GV nhận xét kết quả làm việc
của nhóm 2
- GV giới thiệu lời tâm sự của
Huy Cận khi sáng tác bài thơ
(Huy Cận – Cuộc đời và sự
nghiệp văn học).
- GV hướng dẫn cách đọc:
giọng đọc vui tươi, phấn chấn,
nhịp vừa phải. Các khổ 2,3,7 đọc
cao lên một chút và nhịp nhanh
hơn.
- GV gọi HS đọc thơ
- Gọi HS giải thích một số từ
khó (Tên các loài cá)
- GV yêu cầu HS làm việc theo
cặp trả lời các câu hỏi sau:
? Tác phẩm được viết theo thể
thơ nào? Thể thơ ấy có tác dụng
gì trong việc miêu tả và bộc lộ
cảm xúc?
? Bài thơ viết về chủ đề gì?
? Nêu cảm hứng bao trùm trong
bài thơ? Cảm hứng ấy được vận
động theo mạch cảm xúc như thế

nào?

- Đại diện nhóm 2
trình bày
- Các nhóm khác
lắng nghe và đặt câu
hỏi
- Các thành viên
trong nhóm 2 trả lời
các câu hỏi của các
nhóm khác.

2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Năm 1958, thời kì
miền Bắc xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
- Nhân chuyến đi thăm
vùng biển Quảng Ninh

- HS làm việc cá
nhân đọc thơ theo
hướng dẫn của GV

- Trả lời về:
+ Thể thơ
+ Chủ đề
+ Mạch cảm xúc
với cảm hứng về
thiên nhiên vũ trụ

và cảm hứng về con
người lao động mới
trong thời kỳ miền
- GV gọi HS trả lời và chốt kiến Bắc xây dựng
thức, ghi bảng
CNXH.
- HS ghi vở
? Từ việc xác định mạch cảm - Trả lời cá nhân
xúc, hãy cho biết bài thơ có thể
chia làm mấy phần? Nội dung
chính từng phần?
- GV gọi HS trả lời và chốt kiến - HS ghi vở

b. Thể thơ : 7 chữ
c. Chủ đề: Ca ngợi biển
cả quê hương và con
người lao động mới.
d. Mạch cảm xúc: Theo
hành trình một chuyến
ra khơi của đoàn
thuyền
e. Bố cục: 3 phần.
- Phần 1 (2 khổ đầu):
Cảnh đoàn thuyền đánh
cá ra khơi trong buổi
hoàng hôn
17

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội



Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

thức, ghi bảng

- Phần 2 (4 khổ tiếp):
Cảnh đoàn thuyền đánh
cá giữa biển trời ban
đêm
- Phần 3 (khổ cuối):
Cảnh đoàn thuyền đánh
cả trở về trong buổi
bình minh rực rỡ

- GV chuyển ý: Không khí vui
tươi của những năm tháng miền
Bắc xây dựng CNXH đã ùa vào
thơ Huy Cận, tạo nên khúc tráng
ca ca ngợi con người trong lao
động với niềm vui dạt dào, tinh
thần làm chủ. Bài thơ là sự kết
hợp giữa hiện thực và lãng mạn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản ( 23 phút)
Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp, sử dụng phương tiện trực quan.
Hình thức dạy học: nhóm, cá nhân.
-Tích hợp môn Địa
- GV yêu cầu nhóm 3: Trình bày
vài nét về tự nhiên vùng biển
nước ta.
- Giới hạn

- Đặc điểm khí hậu, đặc điểm
hải văn
-Tài nguyên biển: Khoáng sản,
sinh vật, cảnh quan, địa hình
ven biển
(Dựa vào bài 24 – Địa lý
8 và bài 9 – địa lý 9)
- GV nhận xét kết quả làm việc
của nhóm, chốt kiến thức
- GV chuyển ý: Biển và con
người đã trở thành một phần máu
thịt trong nhau. Dưới con mắt của
nhà thơ Huy Cận, biển thật nên
thơ, huyền diệu.
- Tích hợp môn mỹ thuật: GV
yêu cầu nhóm 4 thuyết trình
tranh về thiên nhiên và lao động

- Nhóm 3 báo cáo
- Các nhóm khác
lắng nghe và đặt câu
hỏi (nếu có)
- Các thành viên
trong nhóm 3 trả lời
các câu hỏi của các
nhóm khác
- Có thể nhờ sự hỗ
trợ của GV

II. Tìm hiểu chi tiết

văn bản
1. Vài nét về tự nhiên
vùng biển Việt Nam.
- Biển Việt Nam là một
bộ phận của Biển Đông
- Giới hạn: Chí tuyến
Bắc tới Xích đạo
- Diện tích: 1 triệu km2
- Khí hậu: Nhiệt đới
gió mùa
- Tài nguyên phong
phú, đa dạng

- Đại diện nhóm 4
trình bày bằng các
bức tranh tự vẽ

2. Bức tranh đẹp về
thiên nhiên và lao
động
18

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

theo hành trình đánh cá ngoài
khơi mà em cảm nhận được qua
bài thơ (Bài 7: Vẽ theo chủ đềMĩ thuật lớp 8)


- Các nhóm khác
theo dõi, đặt câu hỏi
- Các thành viên
trong nhóm 4 trả lời
các câu hỏi của các
nhóm

- GV: Đặt câu hỏi liên quan đến
kiến thức môn Mỹ thuật: Em
hãy kể những màu sắc mà tác - Trả lời cá nhân
giả Huy Cận đã “vẽ”cảnh biển
trong bài thơ? Theo em tác giả
dùng màu sắc và bố cục bức
tranh có hài hòa và đẹp không?
Tại sao?
- HS đọc
- GV nhận xét kết quả làm việc
của nhóm 4
- Trả lời cá nhân
? Từ những bức tranh ấy, hãy nêu
ấn tượng của em về cảnh biển
trong bài thơ?
- Gọi HS đọc diễn cảm hai khổ
đầu.
? Phát hiện những biện pháp nghệ
thuật đặc sắc ở khổ thơ thứ nhất
và phân tích tác dụng?
GV giảng: Cảnh hoàng hôn trên
biển thật độc đáo. Mặt trời như

một hòn lửa đỏ rực khổng lồ.
Sóng biển cồn lên, cài chặt then,
nhốt ánh sáng bằng một động tác
“sập cửa” thật mau lẹ. Thiên
nhiên đi vào trạng thái nghỉ ngơi
vừa lớn lao lại gần gũi với con
người.
? Từ “lại” và hình ảnh “câu hát - Trả lời cá nhân
căng buồm” có ý nghĩa như thế
nào? Nội dung lời hát gợi mơ ước
gì của người đánh cá?
? Nhận xét về vẻ đẹp bức tranh - Trả lời cá nhân
thiên nhiên ở hai khổ thơ đầu?

a. Cảnh hoàng hôn
trên biển và đoàn
thuyền đánh cá khởi
hành:
- Hình ảnh: so sánh,
nhân hoá, ẩn dụ

 Cảnh ra khơi với khí
thế huy hoàng, bức
tranh thiên nhiên lung
linh, kì diệu.
19

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội



Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

GV chốt ý: Hai câu thơ với nhịp
điệu nhanh, mạnh, dứt khoát như
một chất keo gắn kết các hình
ảnh cánh buồm, gió khơi, câu hát
của người chài lưới. Lời thơ văng
vẳng, chất chứa niềm vui. Sự
phấn chấn của người lao động
như một sức mạnh vô hình đẩy
con thuyền băng băng vượt sóng
với niềm tin về một chuyến ra
khơi đầy ắp cá.
- GV yêu cầu học sinh đọc bốn
khổ tiếp theo.
? Cảnh đánh cá được miêu tả
như thế nào? Hình ảnh“lái gió
buồm trăng” gợi cho em liên
tưởng gì?
GV giảng: Cảnh buông lưới
như dàn đan thế trận. Gió, mây
hoà nhập với con thuyền → hình
ảnh lãng mạn hào hùng.
Con thuyền đánh cá vốn nhỏ
bé trước biển cả bao la đã trở
thành con thuyền kì vĩ khổng lồ
hoà nhập với kích thước rộng lớn
của thiên nhiên vũ trụ.
? Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên
trên biển đêm hiện ra như thế nào

qua cách miêu tả các loài cá?
GV chốt kiến thức
GV gọi HS đọc khổ thơ cuối.
? Kết cấu khổ thơ cuối có điểm
nào đặc biệt? Phân tích những đặc
sắc nghệ thuật trong khổ thơ?

- HS đọc

b. Cảnh biển đêm và
hoạt động đánh cá:

- Trả lời cá nhân

-Trả lời cá nhân

- Trả lời cá nhân

- Các tính từ chỉ màu
sắc, nhân hóa, ẩn dụ.
-> Bức tranh sơn mài
nên thơ và đầy chất
lãng mạn
c. Cảnh bình minh
trên biển và đoàn
thuyền đánh cá trở
về:
- Kết cấu đầu cuối
tương ứng, nhân hóa,
nói quá

-> Vẻ đẹp hào hùng,
rực rỡ, tráng lệ, huy
hoàng.

GV giảng: Kết cấu đầu cuối
tương ứng, cùng hình ảnh nhân
20

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

hóa giàu chất lãng mạn và điểm
nhìn linh hoạt khiến hình ảnh mặt
trời vốn xa xôi, khắc nghiệt thành
hiền hòa, gần gũi. Thêm vào đó
là nhịp thơ cổ điển cân đối, trang
trọng, toát ra âm hưởng lãng
mạn, ngợi ca, hùng tráng.
GV tổ chức thảo luận nhóm
- Hình thức: nhóm nhỏ
- Thời gian: 3 phút
- HS
- Trình bày ra giấy, đại diện nhóm nhóm
phát biểu ý kiến

thảo

luận


- Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng:
Tình yêu thiên nhiên và cảm hứng
dạt dào trước cuộc sống mới đã
chắp cánh cho ngòi bút Huy Cận
sáng tạo ra những hình ảnh liên
tưởng độc đáo để ca ngợi biển
đảo quê hương.
Em có đồng ý với ý kiến đó
không? Vì sao?
GV bình, chốt: Đoàn thuyền
ra khơi trong những câu hát thổi
căng cánh buồm lộng gió của
những con người nao nức xây
dựng cuộc sống mới. Cảnh biển,
thuyền, công việc đều được nhìn
từ góc độ lãng mạn, đẹp giàu và
mơ mộng. Biển hiền hòa, phẳng
lặng như tấm gương soi cảnh trời
mây. Nhà thơ thi vị hóa, lãng
mạn hóa cảnh biển và đoàn
thuyền đánh cá. Hiện thực hòa
với lãng mạn.
Phải nặng lòng lắm với quê
hương, đất nước, Huy Cận mới
biểu hiện một cách thấm thía
sảng khoái đến thế niềm vui, lòng
mến phục và tự hào trước thiên
nhiên kì ảo, trước sức sống và
bàn tay lao động của con người.

21

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

4. Luyện tập (4 phút)
Bài tập trắc nghiệm
GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm trên màn hình
- HS đọc - Đáp án: A, B
Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đoàn câu hỏi và
thuyền đánh cá” của Huy Cận diễn ra vào:
làm
trên
A. Thời kỳ miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa máy.
xã hội
- HS còn lại
B. Năm 1958
theo dõi, cổ
C. Năm 1959

D. Thời kì chống Pháp.
Câu 2: Chủ đề của bài thơ là?
A. Ca ngợi tình cha con thắm thiết.
- Đáp án: B, C
B. Ca ngợi người lao động mới
C. Ca ngợi sự giàu đẹp của Tổ quốc, quê hương.
D. Nhắc nhở con người về đạo lí “Uống nước
nhớ nguồn”

Câu 3: Trong những đặc điểm của Biển Đông
sau đây, đặc điểm nào có ảnh hưởng đến ý
nghĩa chiến lược về phát triển kinh tế và bảo
vệ chủ quyền của Việt Nam?
- Đáp án: A
A. Diện tích và giới hạn của Biển Đông
B. Đặc điểm khí hậu của Biển Đông
C. Đặc điểm hải văn của Biển Đông
D. Cả 3 đặc điểm trên
Câu 4:Những màu sắc nào được tác giả Huy
- Đáp án: A, D
Cận “vẽ” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá?
A. Đỏ rực
B. Đỏ thẫm
C. Vàng nhạt
D. Vàng chóe
Câu 5: Bài thơ được viết cùng thời kì với
- Đáp án: B, C
những tác phẩm nào sau đây?
A. Làng
B. Bếp lửa
C. Chiếc lược ngà
D. Ánh trăng
5. Dặn dò (3 phút)
- Ôn lại bài học.
- Chuẩn bị tiết sau: Tìm hiểu giá trị biển đảo Việt Nam.
- Giao bài tập và hướng dẫn HS tự học về nhà: Dựa vào Át lát địa lí Việt
Nam và SGK địa lí 9 bài 38, 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên
môi trường biển-đảo hãy hoàn thành bảng sau
22


Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

Các ngành KT Khai thác
biển
nuôi trồng và
chế biến hải
sản
Tiểm năng

Du lịch biển – Khai thác và
đảo
chế biến
khoáng sản
biển

Giao thông
vận tải biển

Tình
hình
phát triển
Khó khăn
* RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

*************************************

23

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

TIẾT 2: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA BIỂN ĐẢO
I. MỤC TIÊU
Sau tiết học, HS đạt được:
1. Kiến thức
- Thấy được sự giàu có của biển Việt Nam với sự phát triển các ngành kinh
tế biển (bài 38, 39 – địa 9)
- Hiểu giá trị của các biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm
- Thấy được cảm hứng ca ngợi sự giàu có của biển cả, vẻ đẹp người lao
động và tình cảm gắn bó giữa biển cả với con người.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích bản đồ (Địa lý), kĩ năng tự học
- Biết phân tích các biện pháp nghệ thuật trong văn bản, cảm thụ chi tiết
hay, hình ảnh đặc sắc.
3. Thái độ
- Yêu thiên nhiên và đất nước, con người Việt Nam; ý thức bảo vệ môi
trường biển, bảo vệ nguồn tài nguyên, chủ quyền biển đảo...
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Hợp tác, giao tiếp, sáng tạo, sử dụng CNTT.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ,

năng lực sử dụng tranh ảnh, lược đồ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy và tài liệu phục vụ dạy học.
- Át lát địa lí Việt Nam
- Bảng phụ, bút dạ để HS thảo luận.
- Các tài liệu cần thiết để giới thiệu cho HS (SGK, sách GV, sách tham
khảo, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh,...)
- Máy tính, máy chiếu,....
2. Học sinh:
- Sách, vở, đồ dùng học tập.
- Át lát địa lí Việt Nam
- Các tư liệu cần tìm hiểu.
- Giấy A0, bút dạ, bảng phân công nhiệm vụ nhóm.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)Vẻ đẹp của biển nước ta được miêu tả như thế
nào trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá và trong nguồn tài nguyên biển?
3. Bài mới ( 41 phút )
24

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


Dạy học tích hợp liên môn theo chủ đề: Vẻ đẹp và giá trị của biển đảo Việt Nam

* Giới thiệu bài: (1 phút)
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá mà tác giả Huy Cận vẽ ra cho chúng ta thấy
một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của vùng biển Quảng Ninh- một góc của tổ
quốc thiêng liêng. Qua đó chúng ta cảm nhận được vùng biển nước ta thật đẹp!

Cái đẹp của biển hiện hữu trong cảnh thực với các nguồn tài nguyên của biển.
Cái đẹp của biển được thể hiện qua ngôn từ thơ ca. Và tất cả cái đó tạo nên giá
trị của biển đảo quê hương. Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu chủ đề “Vẻ đẹp và
giá trị biển đảo Việt Nam” qua bài học tiếp theo
Hoạt động 1:
Tìm hiểu tiềm năng và sự phát triển các ngành kinh tế biển
- Thời gian: 8 phút
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, phát vấn, đàm thoại.
- Hình thức dạy học: cá nhân
Hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Nội dung cần đạt
của học sinh
- GV kiểm tra phần làm bài tập về nhà
Vùng biển nước ta
đã giao của HS
có nhiều tiềm
năng (sinh vật,
Tích hợp môn Địa lí: GV gọi 2 HS lên - HS lên bảng trình cảnh quan, khoáng
bảng trả lời phần bài tập về nhà: Trình bày
sản, vị trí...) để
bày tiềm năng, tình hình phát triển và - HS khác bổ sung ý phát triển tổng hợp
khó khăn trong phát triển các ngành kiến,
các ngành KT biển
kinh tế biển ở nước ta?(dùng máy - HS chữa vào bài
chiếu hắt)
của mình
- GV nhận xét, cho điểm
- GV chốt kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản (tiếp)

- Thời gian: 25 phút
- Phương pháp dạy học: thuyết trình, phát vấn, đàm thoại.
- Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm
Hoạt động của giáo viên
- GV chuyển ý trên thực tế các nguồn lợi
từ biển cho chúng ta phát triển nhiều
ngành kinh tế. Còn trong bài thơ Đoàn
thuyền đánh cá sự giàu có của biển thể
hiện ở vẻ đẹp và sự đa dạng của các loài
cá. Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần 3. Vẻ

Hoạt động
của học sinh

Nội dung cần đạt
II. Tìm hiểu chi
tiết văn bản (tiếp)

25

Trường THCS Long Biên - Quận Long Biên - Thành phố Hà Nội


×