Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT các TÌNH HUỐNG (ngữ văn 9) bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo bên cạnh đó cần có ý thức đấu tranh vì một thế giới hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.06 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH THCS

- Trường: THCS Quang Trung
- Địa chỉ: 100 – Trần Quang Diệu – Đống Đa – Hà Nội
- Điện thoại: 043 857 2465
- Email: C2 Quang Trung –
- Tên tình huống: Bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới biển,
đảo. Bên cạnh đó cần có ý thức đấu tranh vì 1 thế giới hòa bình.
- Môn học chính được học sinh vận dụng trong giải quyết
tình huống: môn Ngữ văn.
- Các môn học tích hợp: Ngữ văn, Sử, Giáo dục công dân, Âm
nhạc, Toán.
- Thông tin về học sinh:
Họ và tên: Phạm Phương Bắc
Ngày sinh : 5/5/2000

Lớp: 9G


LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực
tiễn là một cuộc thi hay và bổ ích. Bài thi đòi hỏi vận dụng kiến thức các môn
học một các sâu sắc hơn, qua đó đã giúp em tìm hiểu được nhiều điều mới lạ
đang có và xảy ra trong thực tiễn. Qua những bài giảng bổ ích của thầy cô
cùng với sự tìm tòi, khám phá em đã tự đặt ra cho mình một vấn đề cần giải
quyết và theo em vấn đề và mình đưa ra sẽ giúp ích cho cộng đồng, em nghĩ


đây là nhiệm vụ, ước mơ, khát vọng của toàn nhân loại.
1. Tên tình huống (vấn đề cần giải quyết)
Bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo. Bên cạnh đó cần có ý
thức đấu tranh vì một thế giới hòa bình.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống.
- Giúp mọi người cùng bạn bè trên thế giới hiểu hơn về việc bảo vệ chủ
quyền quốc gia và hơn hết mọi người cùng có ý thức đấu tranh vì một thế giới
hòa bình.
- Bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền, ta cần phải giữ vững nền hòa bình ở
đất nước mình cũng như nước bạn bằng những việc làm thiết thực nhất.
- Khơi gợi ý thức trách nhiệm của mỗi người trong sự nghiệp đấu tranh
vì hòa bình.
- Nâng cao tinh thần yêu nước, chiến đấu để bảo vệ tổ quốc.
- Giúp con người Việt Nam cùng bạn bè trên thế giới hiểu và gần nhau
hơn, giúp tình hữu nghị và hợp tác giữa các nước diễn ra tốt đẹp, mọi người
cùng chung tay bảo vệ một cuộc sống bình yên không xảy ra chiến tranh hay
xung đột vũ trang.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống.
Để mọi người cùng các bạn bè trên thế giới hiểu rõ hơn về vấn đề bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ và việc thực hiện khát vọng của toàn nhân loại vì một thế
giới không có chiến tranh, em đã vận dụng kiến thức các môn học sau:
2


- Lịch sử: Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II

- Môn ngữ văn: Bài đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
- Môn giáo dục công dân: Bảo vệ hòa binh, tình hữu nghị giữa các dân

tộc trên thế giới, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.
- Môn toán: Những con số toán học trên thức tế về sự thiệt hại của chiến
tranh gây ra cho nhân loại.
- Ứng dụng công nghệ thông tin : tra trên google.
- Ngữ văn: Viết bức thư gửi tổng thống Barack Obama

3


- Môn âm nhạc: Bài hát “Chúng em cần hòa bình” nhạc và lời Hoàng
Long – Hoàng Lân.
4. Giải pháp và thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
- Sử dụng kiến thức môn giáo dục công dân: Bài 4,5(SGK lớp 9) Bảo vệ
hòa bình, tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới để thấy được:
+ Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là
mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia – dân
tộc, giữa con người với con người và là khát vọng của toàn nhân loại.
+ Chiến tranh đem đến sự đau thương, mất mát, bệnh tật, bất hạnh, buồn
đau,… cho con người.
+ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới cùng hợp tác để phát triển
về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học,… hơn hết tích cực
ủng hộ và giúp đỡ nhau góp phần vào cuộc đấu tranh chung của toàn nhân
loại vì một thế giới hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Sử dụng kiến thức môn lịch sử:
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu
người chết, hơn 20 triệu người bị thương, máy bị phá hủy. Số tiền các nước
tham chiến chi phí cho chiến tranh lên đến 85 tỉ đô la.
+ Chiến tranh thế giới thứ 2: đây là cuộc chiến tranh khốc liệt nhất, tàn
phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người. 60 triệu người chết, 90 triệu người
bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất,

bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Thấy được thảm họa mà chiến tranh để lại ta cần phản đối và có ý thức
đấu tranh vì một thế giới hòa bình.
- Môn ngữ văn:
+ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
+ Hơn 50000 đầu đạn hạt nhân – 4 tấn thuốc nổ/người (8/8/1986)
+ Đe dọa tính mạng loài người và mọi sự sống trên trái đất.
+ Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con người, phản lại sự tiến hóa
4


+ Cùng các dẫn chứng xác thực.
Cho ta thấy được thảm họa chiến tranh gây ra.
- Môn toán: Con số tính toán về thảm hại của chiến tranh gây ra cho con
người.
Ví dụ: 10 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật,…
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Tình hình biển Đông, sự kiện 11/9/2001
(áp dụng vào bài văn).
5. Bài viết văn vận dụng kiến thức lên môn giải quyết tình huống.
Bài viết thư gửi tổng thống Barack Obama.
Chào ngài, tôi không chắc ngài sẽ đọc bức thư này của tôi nhưng nếu
những dòng chữ này hiện diện trước mắt ngài thì tôi rất mong ngài sẽ dành
chút ít thời gian của mình để đọc nó. Hẳn là ngài sẽ thắc mắc rằng tôi là ai và
viết thư cho ngài với mục đích gì? Tôi là một học sinh trung học bình thường
ở một đất nước nhỏ bé. Vâng, tôi là một cô gái 15 tuổi đến từ nước Việt Nam.
Hôm nay tôi viết thư cho ngài để bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề bảo vệ
chủ quyền quốc gia về biên giới biển, đảo, bên cạnh đó tôi muốn bày tỏ tư
tưởng đấu tranh của mình vì một thế giới hòa bình. Tôi mong ý kiến của tôi sẽ
giúp ích cho ngài trong tương lại.
Tôi được biết ngài là vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Và tôi

cũng biết ngài đã vượt qua biết bao ứng cử viên sáng giá để có được ngày
hôm nay. Ắt hẳn ngài rất giỏi, tôi khâm phục bởi ý chí và con người của ngài.
Như ngài cũng biết vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới biển đảo là
một vấn đề vô cùng quan trọng. Là một người con đất Việt tôi không thể
không chú ý tới điều này. Qua nhiều thông tin chắc ngài cũng biết về Việt
Nam chúng tôi. Việt Nam là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa, nước tôi là một
nước có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải
đảo, vùng trời và vùng biển.

5


Nước Việt Nam đã có mặt trên bản đồ thế giới và được rất nhiều nước
bạn yêu thích. Nhưng hiện nay dân tộc Việt Nam tôi đang bị xáo trộn bởi tình
hình biển Đông. Ngài cũng hiểu rồi đấy, trong những ngày vừa qua, Trung
Quốc liên tục đe dọa nền độc lập của chúng tôi bằng việc xâm phạm chủ
quyền một cách bất hợp pháp và vô lí. Nổi bật là việc Trung Quốc hạ đặt giàn
khoan trái phép vào khu vực biển của Việt Nam, tiêu biểu là giàn khoan Hải
Dương 981. Bên cạnh việc vi phạm trái phép, Trung Quốc đã liên tục đe dọa
cùng khiêu khích Việt Nam.

6


Gần 100 con tàu bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 đã gây cản trở cán
bộ Việt Nam rất nhiều, Trung Quốc đã phun vòi rồng, đam va tàu cảnh sát
biển và tàu kiểm ngư Việt Nam khiến cho một số kiểm ngư viên bị thương và
gây thiệt hại về vật chất làm hư hỏng tàu. Sự mất mát đó vẫn chưa là gì so với
những mất mát của những cuộc chiến tranh xưa kia. Nhưng tôi không muốn
một lần nữa chiến tranh lại xảy ra với đất nước tôi. Chúng tôi đã phải chịu

biết bao mất mát đau thương, đã bao nhiêu lớp cha anh của chúng tôi đã ngã
xuống để giữ vững lấy từng tấc đất của mình, giữ vững nền độc lập cho chúng
tôi một cuộc sống bình yên. Bao bà mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha,
đâu có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau này. Chúng tôi càng nhượng bộ thì Trung
Quốc càng lấn tới, tôi kịch liệt phản đối hành vi của Trung Quốc. Không chỉ
riêng Việt Nam tôi mà các nước lân cận cũng chịu sự đe dọa của Trung Quốc.
Là một thành viên của Liên hợp quốc chắc ngài cũng đã có những kiến
nghị, đề nghị Trung Quốc dừng ngay hành động của mình. Nhưng tôi mong
ngài sẽ phản đối quyết liệt hơn nữa, để chúng tôi có được cuộc sống bình yên
và mau chóng chấm dứt tình trạng này. Bởi vậy, tôi hiểu được bảo vệ chủ
quyền quốc gia về biên giới biển đảo là sự nghiệp của tất cả chúng ta để giữ
vững nền độc lập đất nước, nó là nghĩa vụ thiêng liêng và là quyền cao quý
của mỗi con người.
Bên cạnh vấn đề bảo vệ chủ quyền, tôi luôn có ý thức đấu tranh bảo vệ
hòa bình. Hơn bao giờ hết tôi hiểu những tác hại mà chiến tranh đem tới cho
con người. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi được giáo dục
rằng: Cuộc sống vốn có nhiều khó khăn, thử thách cản trở bước phát triển của
nhân loại nhưng chiến tranh là điều vô cùng tồi tệ đã cản trở bước tiến của
nhiều nước khiến hàng thế kỉ sau mới đứng lên được. Cuộc sống luôn công
bằng. Trở ngại và bất hạnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà chẳng hề báo
trước. Chiến tranh cũng vậy, nó đem tới nỗi bất hạnh cho con người mà
không ai biết trước được. Chiến tranh không chỉ thiệt hại về tài sản, đẩy cho
nền kinh tế đất nước bị kiệt quệ mà nó còn làm mất đi tính mạng con người.
7


Hẳn ngài cũng hiểu rằng tự đáy lòng mỗi con người đều tồn tại một khát
vọng mãnh liệt – đó là khát vọng được sống, và hơn thế là được sống hạnh
phúc. Biết bao nhiêu nhà khoa học, biết bao nhiêu người dân thường vô tội,
biết bao nhiêu doanh nhân tài giỏi,… họ đã phải chết oan uổng dưới ngòi nổ

chiến tranh. Không ai muốn điều đó xảy ra cả, chiến tranh – đau thương – mất
mát, nó đem đến cho con người sự sợ hãi. Và tôi tin chắc rằng, nhân loại
không muốn có chiến tranh, họ muốn có một cuộc sống hòa bình, đơn giản
mà ấm no hạnh phúc. Hòa bình và chiến tranh, hai vấn đề hoàn toàn trái
ngược nhau. Muốn có được nền hòa bình chúng ta cần phải xây dựng mối
quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, thân thiện giữa con người với con
người; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc
gia trên thế giới. Điều này chắc hẳn ngài không thể không biết. Tôi nghĩ trong
một vài thập kỉ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh, nhưng chiến tranh cục
bộ, xung đột vũ trang hay xung đột tôn giáo, dân tộc, khủng bố còn xảy ra ở
nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Không đâu xa, ngay trong
chính đất nước Mỹ mà ngài đang đức đầu đã có tình trạng xảy ra xung đột với
sự kiện 11-9-2001, đứng đầu là ông trùm khủng bố Osama bin la den, đây là
một vụ khủng bố liên hoàn đã khiến khoảng 3000 người thuộc 90 quốc gia
khác nhau thiệt mạng. Đã 13 năm trôi qua nhưng những con người Mỹ nói
riêng và cả thế giới nói chung vẫn bàng hoàng khi nhớ lại 102 phút nghiệt ngã
đã cướp đi bao tính mạng con người, 102 phút chấn động lịch sử toàn nước
Mỹ.

8


Đây là vết thương không bao giờ lành, kể từ “ ngày đen tối của nước
Mỹ” hàng trăm thi thể nạn nhân vẫn chưa được nhận dạng. Không chỉ thiệt
hại về tính mạng con người mà vụ khủng bố còn để lại nhiều di chứng, bụi từ
tháp đôi chứa các hóa chất độc hại như chì, dioxin, thủy ngân,… và lượng khí
chất thải của hàng trăm nghìn gallon dầu diesel bốc cháy. Ước tính khoảng
90.000 người đã tiếp xúc với đám bụi độc này. Ngài thử nghĩ xem họ đã làm
gì mà phải hứng chịu nỗi đau mất mát này cơ chứ, họ hoàn toàn vô tội. Chiến
tranh thật vô nghĩa , chỉ vì sự ích kỉ của một số con người đã kéo bao người

dân vào cuộc chiến bạo lực. Tôi rất buồn, tôi mong một ngày nào đó sẽ không
còn khủng bố hay xung đột gì nữa , sẽ sông hòa bình và tôn trọng lẫn nhau .
Đây là chủ nghĩa khủng bố man rợn nhất trong mọi sự man rợn, con người đã
bị quyền lực che phủ đến mất nhân tính và tàn ác. Còn bao nhiêu chiến tranh
ác liệt mà tôi không tiện nói hết. Chúng tôi – con người và toàn nhân loại liên
hợp lại quyết tâm vì một mục đích : phòng ngừa cho các thế hệ tương lai khỏi
thảm họa chiến tranh đã hai lần xảy ra trong lịch sử ( đại chiến thế giới lần
thứ nhất và đại chiến thế giới lần thứ hai), gây cho nhân loại đau thương
không kể xiết. Để đạt được mục đích này ta cần : bày tỏ mong muốn cùng
chung sống hòa bình trên tinh thần láng giềng thân thiện, cùng giúp đỡ lẫn
nhau để phát triển, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, dùng thương lượng
đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn,…Ngay từ bây giờ hãy ngăn chặn
9


chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, các dân
tộc và của toàn nhân loại. Tôi cũng sẽ tích cực tham gia vào sự nghiệp đấu
tranh vì hòa bình và công lí trên thế giới. Tôi mong ngài cũng sẽ có những
suy nghĩ và ước muốn như tôi vậy. Hãy cùng chung tay bảo vệ một thế giới
hòa bình. Sóng không thể tự sinh ra, chúng luôn sát bước từ những cơn gió
trên mặt đại dương. Con người cũng thế, không ai có thể tồn tại trên đời lẻ loi
một mình. Vì vậy cúng ta phải sông hòa đồng trong sự hỗ trợ , giúp đỡ của
cộng đồng xã hội về mọi mặt.
Tôi chỉ có thể nói tới đây. Tôi hi vọng vào những hành động đúng đắn
của ngài trong tương lai để bảo vệ một thế giới hòa bình. Chúc ngài có nhiều
thành công hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng đất nước của mình . Còn tôi,
tôi sẽ cố gắng học thật tốt để sau này xây dựng đất nước tôi ngày càng lớn
mạnh. Chào ngài!
Ký tên
Bắc

Phạm Phương Bắc

CHÚNG TA CÙNG CHUNG TAY ĐỂ BẢO VỆ THẾ GIỚI HÒA BÌNH

10



×