PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
TRƯỜNG THCS CÁT LINH
Địa chỉ: 31 – Cát Linh – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438434473
Email:
BÀI VIẾT DỰ THI
“CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ”
TÊN TÌNH HUỐNG
“VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC MÔN
SINH HỌC, HÓA HỌC, LÝ HỌC, GDCD TRONG VẤN ĐỀ GÓP PHẦN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỌC SINH THCS”
Môn chính: Sinh học
Họ và tên học sinh (nhóm HS) dự thi:
1/ Lê Hoàng Thanh Phương
Ngày sinh: 8/ 11/ 2000 Lớp 9A2
2/ Phạm Doãn Phương
Ngày sinh: 2/ 8/ 2000
Lớp 9A2
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
1. Tên tình huống:
“VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC MÔN SINH HỌC, HÓA HỌC, LÝ HỌC,
GDCD TRONG VẤN ĐỀ GÓP PHẦN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỌC
SINH THCS”
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Bằng những kiến thức môn học như: Sinh học, Hóa học, Lý học, GDCD và kiến
thức thực tế để thuyết trình, hùng biện cho các bạn thấy được tác hại của môi
trường bị ô nhiễm đã và đang hủy hoại môi trường sống, hủy hoại hệ sinh thái, hủy
hoại chất lượng cuộc sống của nhân loại và đe dọa nguồn tài sản vô cùng quí giá
của con người – đó là sự sống của con người.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Tham khảo trên các báo chí, kênh hình và thực tế về tình hình thiên tai đang
xảy ra thường xuyên, tình hình về sự ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng
hiện nay.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Tìm hiểu về hậu quả của môi trường sống bị ô nhiễm, mà cụ thể là tác hại của
các tác nhân lí học, hóa học và sinh học có trong tự nhiên đối với sức khỏe con
người -> đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể -> gây hậu quả nghiêm trọng là dẫn
đến các bệnh tật di truyền, có thể tử vong. Tác hại của môi trường ô nhiễm dẫn đến
thiên tai, lũ lụt, khí hậu trái đất nóng lên -> băng tan -> nước biển dâng cao…
Dưới hình thức thuyết trình, hùng biện để cho học sinh thấy rõ hậu quả nghiêm
trọng khi môi trường sống bị ô nhiễm, từ đó học sinh có ý thức và đề ra được các
biện pháp phù hợp với lứa tuổi của mình để góp phần bảo vệ môi trường sống.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Ô nhiễm môi trường là một đề tài nóng, rất nóng trong xã hội ngày nay. Thực
trạng môi trường sống của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã và đang bị
ô nhiễm một cách trầm trọng.
Ô nhiễm môi trường xuất hiện ở tất cả các nơi trên thế giới, chỉ khác là các mức
độ khác nhau, riêng ở Việt Nam thì đang xảy ra rất nghiêm trọng.
Nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, song song với sự tiến hóa
của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của kinh tế xã hội, cũng như việc lạm dụng
quá mức các nguồn tài nguyên… con người đã làm cho môi trường sống của chính
mình bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và sinh vật trên trái
đất, nó pha loãng độ tinh khiết của tài nguyên thiên nhiên. Nếu chúng ta làm ô
nhiễm một phần hệ sinh thái (không khí, nước, đất…) gây mất cân bằng trong tự
nhiên.
Mưa axit ngấm vào đất làm đất “vô dụng” đối với sự sinh trưởng và phát triển
của cây.
Sự hiện diện của tầng ozone trong tầng lớp trên của khí quyển là cần thiết để
bảo vệ con người và sinh vật khỏi các tia cực tím của mặt trời. Tuy nhiên ô nhiễm
không khí làm tầng khí ozone trong khí quyển thấp dẫn đễn có hại cho con người
và sinh vật.
Ô nhiễm nước biển ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh.
Cá và các sinh vật thủy sản phụ thuộc vào các nhà máy thức ăn này. Quang hợp
của thực vật thủy sinh giảm sút làm ảnh hưởng xấu đến sự cân bằng hệ sinh thái
đại dương.
Ô nhiễm đất làm tăng hàm lượng các chất độc hại trong đất -> ảnh hưởng đến
cây trồng -> ảnh hưởng đến con người. gây các bệnh tật di truyền, ung thư…
Ngoài ra, ô nhiễm đất gây thiệt hại cho não trong giai đoạn phát triển của trẻ em.
Nhiễm độc chì, thủy ngân làm hư thận. Thuốc trừ sâu làm hại gan do thuốc trừ sâu
qua thực phẩm xâm nhập vào cơ thể.
Ô nhiễm nguồn nước đẫn đến các bệnh cho con người như: thương hàn, viêm
gan, viêm dạ dày, tiêu chảy, viêm não, giun đũa. Vấn đề hô hấp, phát ban da là một
trong số những vẫn đề khác của sức khỏe do ô nhiễm nước.
Vẫn đề sức khỏe do ô nhiễm không khí chủ yếu là liên quan đến đường hô hấp:
viêm phế quản, hen suyễn… làm giảm chức năng của phổi. Ngoài ra còn gây nên
các bệnh chóng mặt, đau đầu, vấn đề về tim mạch, thậm chí chết sớm trong những
trường hợp nặng. Hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozone, làm tia cực tím chiếu
xuống trái đất, gây ung thư da.
Hầu hết các con sông ở nước ta đang bị chết dần chết mòn vì bị ô nhiễm.
Ở Hà Nội, các hồ lớn nhỏ, các sông rãnh trong các thành phố thì bị ô nhiễm
trầm trọng (sông Tô Lịch…). Nồng độ bụi và các loại khí độc lớn gấp vài lần đến
vài chục lần cho phép. Nghiêm trọng hơn cả là lượng rác thải khổng lồ mà hàng
ngày người dân thải ra tràn lan khắp nơi. làm ô nhiễm đất, nước và làm mất mỹ
quan thành phố.
Vậy nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường từ đâu? Khách quan và chủ quan đều
có.
Nguyên nhân khách quan: Sự gia tăng dân số, sự phát triển của xã hội kéo theo
sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế liên
quan. Dân số phát triển làm nhu cầu tiêu dùng tăng -> rác và khí thải tăng. Kinh tế
phát triển làm các ngành công nghiệp phát triển -> lượng rác, khí, nước thải tăng.
Nguyên nhân chủ quan: Sự yếu kém trong quản lý của các nhà lãnh đạo, của
các cơ quan, công ty: ví dụ như công ty Vedan đã thải trực tiếp nước thải ra môi
trường liên tục trong 14 năm…. Sự qui hoạch các khu công nghiệp không quan
tâm và bỏ quên yếu tố môi trường. Lợi nhuận được đặt lên trên sức khỏe cộng
đồng và môi trường sống. Chính điều này là nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường
ngày càng phổ biến và nghiêm trọng. Các doanh nghiệp chỉ chú tâm đến lơi nhuận
không quan tâm đến môi trường sống xung quanh, không đầu tư cho việc xử lý rác,
khí và nước thải. Bên cạnh đó, ý thức của người dân chưa cao, vứt rác, xả nước
thải tràn lan, bừa bãi…
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Tình huống và cách giải quyết tình huống nêu lên ý nghĩa:
Để các bạn học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung nhận thức được hiểm
họa của môi trường bị ô nhiễm đối với cuộc sống của nhân loại trên toàn thế giới.
Ngoài ra còn có ý nghĩa nữa là chính các bạn học sinh sẽ là những tuyên truyền
viên để mọi người trong gia đình, bạn bè và ngoài xã hội hiểu được rõ hơn về hiểm
họa này. Đó chính là mục tiêu mà chương trình hướng đến. Hãy chung tay bảo vệ
môi trường sống, bảo vệ Trái Đất, chính là bảo vệ cuộc sống của tôi, cuộc sống của
bạn, của mọi người trên Trái Đất này !