SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO HUYỆN MỸ ĐỨC
BÀI THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC
LIÊN MÔN VÀO GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ THỰC TIỄN
TÌNH HUỐNG: “BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT
NAM-NHỮNG CHỨNG CỨ LỊCH SỬ VÀ PHÁP LÝ”
-Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
-Phòng giáo dục và đào tạo huyện Mỹ Đức
-Trường THCS Xuy Xá
-Địa chỉ: Xã Xuy Xá- Mỹ Đức- TP Hà Nội
-Email:vanthuthcsxuyxa
-Môn học chính: địa lý
-Các môn học tích hợp: Môn lịch sử,ngữ văn, giáo dục công dân.
-Thông tin về tác giả:
1. Nguyễn Thanh Thu
Sinh ngày 18/04/2000
-Đơn vị: Học sinh lớp 9A trường THCS Xuy Xá- Mỹ Đức –TP Hà Nội.
1
TÊN TÌNH HUỐNG: “BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM- NHỮNG
CHỨNG CỨ LỊCH SỬ VÀ PHÁP LÝ”
1/TÌNH HUỐNG:
Trong thời gian vừa qua,tình hình biển Đông đã trở nên căng thẳng với những
hành động ngang ngược độc đoán của Trung Quốc.Chúng đã triển khai hàng loạt các
hành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.Trung
Quốc đã cho thành lập thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của
Việt Nam, xây dựng tàu sân bay và các căn cứ quân sự trên biển Đông.Đơn phương
công bố bản đồ đường lưỡi bò trên biển với âm mưu độc chiếm biển Đông.Đặc biệt đầu
tháng 5/ 2014 Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan 981 vào vùng biển nằm sâu
trong thềm lục địa của Việt Nam.Chúng còn có những hành động khiêu khích,gây hấn
với tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam.Những hành động ngang ngược của
Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.Trong thời gian
qua, cả dân tộc Việt Nam luôn hướng về biển đảo thân yêu.Từ thực tế đó, trường em có
tổ chức một buổi sinh hoạt ngoại khóa với chủ đề:Chủ quyền biển đảo Việt Nam- những
căn cứ lịch sử và pháp lý.
Em rất vinh dự được thay mặt cho các bạn học sinh lớp 9A lên phát biểu thảo
luận.Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về vấn đề trên.
2/ MỤC TIÊU:
Bài giới thiệu đảm bảo các yêu cầu về :
- Vị trí địa lý của vùng biển Việt Nam
- Đặc điểm các giá trị kinh tế , chính trị, an ninh, quốc phòng
- Giới thiệu về các đảo và quần đảo
- Giới thiệu về tình hình biển Đông trong giai đoạn hiện nay .
- Giới thiệu về những căn cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của
Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .
3/ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN GIẢI QUYẾT TÌNH
HUỐNG:
Cần vận dụng những kiến thức của các môn học có liên quan để giải quyết các vấn đề
về:
- Vị trí địa lý của biển
- Các giá trị của biển
- Nguồn gốc lịch sử của các đảo và quần đảo . Đặc biệt hai quần đảo lớn
Hoàng Sa và Trường Sa.
4/ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Vận dụng các kiến thức liên môn
- Môn địa lý : giới thiệu về vị trí địa lý , đặc điểm của vùng biển Việt Nam
2
- Môn lịch sử : Giới thiệu về nguồn gốc lịch sử của quá trình hình thành và đấu
tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
- Môn giáo dục công dân : Thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân
đối với việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Môn Ngữ văn : Sử dụng ngôn ngữ diễn đạt và phương thức biểu đạt cho phù
hợp . Qua đó bồi đắp tình yêu quê hương đất nước , niềm tự hào dân tộc .
5/ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
* Thu thập thông tin tài tiệu từ các nguồn :
+ Kiến thức học được từ các môn học có liên quan trong nhà trường.
+ Những tri thức từ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
+ Sưu tầm thông tin liên quan từ mạng Intenet.
* Viết các ý chính
* Viết thành bài văn
* Giới thiệu đến mọi người .
Kính thưa các thầy cô giáo!
Thưa toàn thể các bạn học sinh!
Việt Nam là một đất nước hình chữ S nằm ở khu vực Đông Nam Á. Điểm
cực Bắc ở vĩ độ 23 độ 23 phút B ở Lũng Cú – Hà Giang . Điểm cực Nam từ vĩ độ
8 độ 34 phút B tại Cà Mau . Điểm cực Tây ở kinh độ 102 độ 09 phút Đ của tỉnh
Điện Biên và điểm cực Đông ở kinh độ 109 độ 24 phút Đ tại tỉnh Khánh Hòa .
Phía Bắc giáp Trung Quốc ; Phía tây giáp Lào, Cam Pu Chia ; Phía Đông giáp
biển Đông ; phía Nam giáp biển Đông .Việt Nam là một bộ phận của khu vực
Đông Nam Á là chiếc cầu nối liền giữa khu vực Châu Á và Thái Bình Dương.
Lãnh thổ Việt Nam gồm 2 phần: Đất liền và vùng biển.
3
Bản đồ Việt Nam đất liền và vùng biển
*Những nét khái quát về vùng biển Việt Nam
Vùng biển Việt Nam nằm trên con đường trung chuyển giữa Châu Á với các khu
vực khác trên thế giới. Việt Nam là một đất nước hình chữ S nằm giáp Biển Đông và hai
mặt giáp Biển : đó là phía Đông và phía Nam . Biển Việt Nam rộng lớn và là một phần
của biển Đông .
Bờ biển Việt Nam dài 3260 km kéo dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang ,với S trên
1 triệu Km2 bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Diện tích vùng biển rộng lớn gấp ba lần đất liền .
Trong vùng Biển Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và 2577 đảo
lớn nhỏ gần và xa bờ hợp thành phòng tuyến bảo vệ , kiểm soát và làm chủ vùng Biển.
Biển Việt Nam có một vị trí chiến lược quan trọng nối liền Thái Bình Dương và
Ấn Độ Dương ; Châu Á với Châu Âu ; Châu Úc với Trung Đông . Vị trí địa lý chiến
lược đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu và hợp tác quốc tế đặc biệt là hợp
tác về ngành vận tải đường biển.
Biển Việt Nam có khí hậu nhiệt đới tạo điều kiện thuận cho các sinh vật biển phát
triển . Vì vậy Biển Việt Nam là vùng biển có nguồn sinh vật phong phú đa dạng có
nhiều loài sinh vật quý hiếm và nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào .
Với vị trí và đặc điểm trên, vùng biển và hải đảo Việt Nam có vị trí chiến lược to
lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc . Có ý nghĩa quyết
định đến sự phồn vinh của dân tộc . Vì thế có thể khẳng định biển Việt Nam có tiềm
năng và tầm quan trọng đặc biệt .
4
*Trước hết là giá trị kinh tế: Đây là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng
sản phong phú đa dạng : Riêng hải sản ước tính có khoảng 2040 loài cá trong đó có
khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao ; Về thực vật có trên 600 loài rong biển có giá trị
kinh tế cao và là nguồn dược liệu quý. Dưới đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý
và đặc biệt nước biển có độ mặn cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất muối .
Vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2 trong đó có 500.000 km2 nằm trong vùng
có dầu khí trữ lượng lớn, có thể chiếm tới 25% trữ lượng dầu dưới đáy biển Đông . Có
thể khai thác từ 30 – 40 ngàn thùng dầu /1 ngày vào khoảng 20 triệu tấn /1 năm . Dự báo
trữ lượng dầu trên thềm lục địa Việt Nam có khoảng 10 tỷ tấn . Ngoài ra còn có khí đốt
với trữ lượng khoảng 3.000 tỷ m3/ năm .Với nguồn tài nguyên giàu có phong phú trên,
biển Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt trong sự phát triển kinh tế đối với nước ta .
Bờ biển nước ta chạy dọc từ Bắc vào Nam theo chiều dài đất nước với 3260 km bờ
biển, có nhiều cảng , vịnh rất thuận tiện cho giao thông và đánh bắt hải sản .Biển Việt
Nam nằm trên trục giao thông đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Đại Tây
Dương ,đây là tiềm năng cho ngành kinh tế dịch vụ trên biển đặc biệt là ngành vận tải
biển, sửa chữa và đóng tàu .
Bờ biển Việt Nam dài có nhiều bãi cát , vịnh đẹp , có nhiều bãi tắm nổi tiếng,là tiềm
năng du lịch lớn của nước ta.
*Bên cạnh giá trị kinh tế biển nước ta còn có vị trí đặc biệt quan trọng trong lĩnh
vực an ninh quốc phòng : Biển nước ta nằm trên đường giao thông quốc tế từ Đông
sang Tây, từ Bắc xuống Nam . Vì vậy có vị trí quân sự hết sức quan trọng . Đứng trên
vùng biển đảo nước ta có thể quan sát và khống chế các đường giao thông huyết mạch
trên biển của khu vực Đông Nam Á.
*Các đảo và quần đảo : Vùng biển nước ta có trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó vùng
biển Đông – Bắc có trên 3000 đảo ; Bắc – Trung Bộ có trên 40 đảo , còn lại các đảo nằm
trong vùng biển Nam Trung Bộ , Tây Nam Bộ ,và 2 quần đảo Trường Sa , Hoàng Sa .
Thưa các bạn!
Nói đến biển đảo nước ta, là người Việt Nam có lẽ không ai không biết đến 2 quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.Từ lâu, hai quần đảo này đã trở thành một phần thiêng
liêng không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Quần đảo Hoàng Sa: nằm trong kinh độ 111độ đến 113 độ Đông ,vĩ tuyến 15 độ 45
phút ; đến 17 độ 15 phút ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng . Hoàng Sa nằm phía Bắc
biển Đông trên đường biển Quốc tế từ Châu Âu đến các nước phía Đông và Đông Bắc Á
và giữa các nước Châu Á với nhau .
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000km2 chia
ra làm 2 nhóm : phía Đông có tên là Vĩnh An gồm 12 đảo nhỏ và một số đảo san hô .
Trong đó có 2 đảo lớn là đảo Phú Lâm và Linh Côn .Nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp
vòng cung trong có các đảo Hoàng Sa, Chim Yến …
Quần đảo Trường Sa: Cách quần đảo Hoàng Sa 200 hải lý về phía Nam . Bao
gồm 100 đảo nhỏ, bãi , bãi San Hô nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng
5
180.000km2 từ 6độ 30 phút Bắc đến 12 độ Bắc . Từ 111độ 30 phút Đông đến 117 độ 20
phút Đông cách Cam Ranh 248 hải lý cách đảo Hải Nam ( Trung Quốc ) 595 hải lý.
Quần đảo Trường Sa có điều kiện tự nhiên và khí hậu khắc nghiệt là vị trí quân sự
chiến lược ở phía Đông Nam nước ta cũng là vùng biển có nguồn tài nguyên khoáng sản
phong phú
Như vậy với vị trí chiến lược, vùng biển Việt Nam có giá trị đặc biệt về kinh tế ,
quân sự, an ninh quốc phòng không chỉ với Việt Nam mà còn với khu vực Đông Nam
Châu Á . Chính vì thế nó đã trở thành mục tiêu nhòm ngó của các nước xung quanh đặc
biệt là Trung Quốc . Với chứng cớ lịch sử và pháp lý rõ ràng, Việt Nam đã khẳng định
chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Song với ý đồ
độc chiếm biển Đông, trong lịch sử, Trung Quốc đã có nhiều hành động sai trái xâm
phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng
Sa . Đặc biệt vào thời gian đầu tháng 5 / 2014 ,Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan 981 trái
phép vào vùng biển nằm sâu trong thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam .Trước hành
động sai trái của Trung Quốc,cả thế giới đã lên tiếng phản đối những hành động ngang
ngược của Trung Quốc tại biển Đông .Về phía Việt Nam, chúng ta đã đấu tranh vừa kiên
quyết vừa mềm dẻo với thiện chí hòa bình. Đến ngày 21 tháng 7 năm 2014 Trung Quốc
đã rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam .
Vậy chúng ta đã đấu tranh như thế nào để bảo vệ chủ quyền biển đảo?
Vốn là một đất nước yêu chuộng hòa bình, Việt nam đã nỗ lực đấu tranh bằng ngoại
giao trong đó chúng ta đã đưa ra những chứng cứ lịch sử và pháp lý xác thực , tạo cơ
sở vững chắc để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này.
* Về lịch sử :Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xác lập thuộc chủ quyền của
Việt Nam .Từ khoảng thế kỉ 15 .Điều đó được xác lập trong các văn bản Hán Nôm ,văn
bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở
Đông Dương ban hành . Đăc biệt, đến triều đại nhà Nguyễn (từ năm 1802 -1945) từ triều
vua Gia Long đến triều đại Bảo Đại đã ban hành những văn bản về vấn đề khai thác
quản lý và xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa .
Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi , tỉnh Quảng Nam.
Năm 1961 gọi là quận Hòa Vang ,Quảng Nam .Năm 1982 chính phủ ta thành lập huyện
Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng.
6
Sắc chỉ nhà Nguyễn phái quân ra Đảo Hoàng Sa
Năm 1945 cách mạng tháng 8 thành công ,lật đổ chế độ phong kiến nhà Nguyễn ,
lật đổ chính quyền đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật,đánh đuổi Nhật, Pháp ra
khỏi bờ cõi , lập lên nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa .Lúc này mọi hiệp ước do
triều đình nhà Nguyễn kí kết với Pháp không có hiệu lực .Người Pháp đã phải trả lại
chủ quyền và toàn bộ lãnh thổ Việt Nam ( trong đó có 2 quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa ) cho chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Lợi dụng sự khó khăn của chính quyền non trẻ đang phải đối phó với thù trong
giặc ngoài ,ngày 26/10/1946 Trung Quốc đã điều bốn chiến hạm và 59 binh sỹ đến
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam . Đến ngày 29/11/1946 chúng đổ bộ
lên đảo Phú Lâm . Trước hành động của Trung Quốc, chính phủ Pháp và chính phủ
Việt Nam đã lên tiếng phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút binh khỏi Hoàng Sa và
Trường Sa .Tuy nhiên Trung Quốc đã không thực hiện yêu cầu .Ngày 1/12/1947
Trung Quốc đã đơn phương công bố 2 quần đảo TRường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ
quyền của Trung Quốc .Mặc dù vậy trong bất cứ tình huống nào, người Việt Nam
vẫn luôn khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo này bằng những chứng
cứ lịch sử và pháp lý trong sự ủng hộ của quốc tế .
Tháng 4 /1949 cựu hoàng Bảo Đại trong 1 cuộc họp báo tại Sài Gòn đã công khai
khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đã có từ lâu đời trên 2 quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa . Ngày 14/11/1950 chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Việt Nam
(chính phủ Bảo Đại ) quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .
7
Ngày 7/9/1951 tại hội nghị San Francusco thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao
của Việt Nam đã tuyên bố về chủ quyền của Việt Nam đốivới 2 quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa trước sự chứng kiến của 51 quốc gia trên thế giới và lời tuyên bố đó
đã được ghi vào văn kiện của Đại hội mà không có sự phản ứng nào của các quốc gia
tham dự .
Năm 1954 tại hội nghị Giơneve bàn về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình
trên bán đảo Đông Dương, đã tiếp tục khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .
Như vậy, dựa trên tư liệu về lịch sử có thể khẳng định rằng, muộn nhất là từ thế kỉ
15 đến nay, 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã thuộc chủ quyền của người Việt
Nam .
Tuy nhiên năm 1956 Trung Quốc đem quân chiếm phần phía Đông của quần đảo
Hoàng Sa. Đến tháng 1 /1974 lợi dụng lúc quân và dân ta đang tiến hành cuộc chiến
tranh chống Mỹ,Trung Quốc đã đem quân đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa
của Việt Nam .
* Về pháp lý: Theo công ước quốc tế về luật biển năm 1982 ,các quốc gia ven biển
có đặc quyền kinh tế , quyền chủ quyền và quyền tài phán trong khu vực thềm lục địa
cách bờ biển 200 hải lý . Tuy nhiên trong thời gian vừa qua ,Trung Quốc đã đặt giàn
khoan 981 vào sâu trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam hơn 80 hải
lý.
.
Giàn khoan 981 của Trung Quốc đặt sâu trong vùng biển của Viêt Nam
Hành động của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của Việt Nam , vi phạm công ước quốc tế về luật biển năm 1982, vi phạm bộ quy tắc
ứng xử trên biển Đông trong đó Trung Quốc là thành viên đã tham gia ký kết.Trước
hành động của Trung Quốc ,Việt Nam đã kiên trì đấu tranh ngoại giao, tuyên truyền và
yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan 981 ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt
Nam .Với mưu đồ độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố chủ
quyền bằng cách đưa ra bản đồ đường lưỡi bò trên biển dưới sự phản đối của cộng đồng
8
quốc tế . Hơn nữa, cậy vào thế lực của một nước lớn, Trung Quốc đã có những hành
động khiêu khích gây hấn trên Biển Đông đối với tàu thuyền của chúng ta.
Tàu Trung quốc phun vòi rồng vào tàu của Việt nam
Bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc
Như vậy từ xa xưa trong lịch sử cho đến ngày nay,Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ
ý định bành chướng và thôn tính Việt Nam cả trên đất liền và vùng biển .Bằng trí tuệ,
tinh thần yêu nước và lòng tự tôn dân tộc, chúng ta đã từng bước đập tan âm mưu
của kẻ thù bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù ta đang được sống trong một đất nước hòa
bình, song tình hình chính trị trên thế giới diễn ra càng ngày phức tạp , kẻ thù luôn
tìm cách chống phá , vì thế là công dân của một đất nước, hơn lúc nào hết, mỗi
chúng ta cần phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để thực hiện tốt quyền và
nghĩa vụ thiêng liêng của công dân: xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa .
6 / Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Thưa toàn thể các bạn!
Với kiến thức học được từ sách vở, cùng với việc tìm hiểu từ những phương tiện
thông tin đại chúng khác,tôi hy vọng rằng qua bài viết của mình các bạn hiểu rõ hơn về
giá trị của vùng biển Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Những căn cứ lịch sử và pháp lý của
Việt Nam đối với chủ quyền 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa . Từ đó chúng ta biết
trân trọng giữ gìn từng mảnh đất ,vùng trời và vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc .Tự
hào và phát huy truyền thống lịch sử hào hùng của cha ông ta trong lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước. Thấy được trách nhiệm thiêng liêng cao cả của thế hệ trẻ Việt
Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn hiện nay .
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Xuy xá ngày 15/12/2014
9
Người viết
Nguyễn Thanh Thu
10