Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tiếng việt Hướng dẫn sống sót nơi hoang dã chương 2 : Tâm lý con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.13 KB, 8 trang )

CHAPTER 2 – Tâm lý sống còn

Để sống sót trong một tình huống sinh tồn không chỉ cần kiến thức và kĩ
năng xây dựng nơi trú ẩn, tìm thức ăn, đốt lửa và di chuyển thiếu các vật
dụng y tế thông dụng.Vài người không có hoặc có it kinh nghiệm sinh tồn
phải rất khó khăn để giữ cái mạng trong những tình huống đe dọa tính
mạng. Vài người có kinh nghiệm thì không dùng đến kĩ năng của mình và
chết. Chìa khóa tối quan trọng trong bất kì tình huống sinh tồn nào cũng
là tinh thần cá nhân. Có kĩ năng sinh tồn thì quan trọng đấy, nhưng có
được ý chí sống thì cũng quan trọng không kém. Nếu không muốn sống,
kĩ năng và những kiến thức quý giá cũng như rác.
Tồn tại môn tâm lý học để sống sót. Một chiến binh trong môi trường sinh
tồn phải đối mặt với rất nhiều áp lực nhắm thẳng vào tâm trí anh ta.
Những áp lực này sẽ tạo ra những ý nghĩ và cảm xúc,mà nếu không biết
rõ, có thể biến một người lính tự tin, giàu kinh nghiệm thành một cá thể lệ
thuộc, không có ích với khả năng sống sót vô cùng đáng nghi ngờ. Và,
mỗi chiến binh phải cảnh giác và có khả năng nhận biết những áp lực
thường đi kèm với sự sinh tồn.Thêm vào đó, một người lính bắt buộc phải
cảnh giác với những phản ứng của mình với sự sinh tồn. Chương này sẽ
xác định và giải thích áp lực tự nhiên, áp lực của sự sinh tồn. và những
phản ứng mà một người lính tự nhiên sẽ phải đối mặt với áp lực trong một
tình huống sinh tồn thực sự. Kiến thức mà bạn có được từ chương này và
những chương khác của cuốn hướng đạo này, sẽ chuẩn bị cho bạn để
vượt qua thời gian khó khăn nhất để sống .

Một cái nhìn về áp lực
Trước khi chúng ta có thể hiểu được những phản ứng tâm lý trong một tình huống
sinh tồn, sẽ rất có ích nếu ta biết trước một tí về áp lực (Stress)
Stress không phải là một căn bệnh mà bạn có thể chữa và loại bỏ nó. Thay vào đó,
nó là tình thế mà tất cả chúng ta đều phải trải nghiệm. Stress có thể diễn tả như là
phản ứng của chúng ta trước áp lực. Nó là cái tên ta đặt cho những kinh nhiệm ta


phản ứng lại với những khó khăn của cuộc sống về khía cạnh vật lý, tinh thần, cảm
xúc, linh hồn
Cần phải bị Stress


Chúng ta cần bị stress vì nó có rất nhiều lợi ích tích cực. Stress cho chúng ta những
thử thách, nó cho chúng ta cơ hội học hỏi giá trị và thế mạnh của bản thân. Stress cho
thấy khả năng đối đầu với áp lực mà không bỏ cuộc của chúng ta; nó kiểm tra khả năng
thích nghi và sự mềm dẻo (nghĩa bóng) của chúng ta, nó có thể thúc đẩy chúng ta làm
hết sức mình. Bởi vì chúng ta thường không coi một sự kiện quan trọng có áp lực gì
nhiều, stress có thể là một công cụ định nghĩa xuất sắc mà chúng ta dùng với những sự
kiện khác nhau – nói cách khác, nó cho ta thấy sự kiện nào là quan trọng với ta
(Ví dụ một chút cho dễ hiểu, ai quan trọng việc vào Đại Học thì thấy kì thi tuyển sinh rất
áp lực, ngược lại ai không cần phải vào ĐH tốt mà chỉ cần có bằng rồi về làm việc cho
gia đình thì thấy kì thi này quá bình thường)
Chúng ta cần phải có một chút stress trong cuộc sống, nhưng vật cực tất phản. Mục
tiêu là có một chút
stress, chứ không phải là quá thừa stress. Qúa nhiều áp lực có thể làm lung lay con
người và đoàn thể. Qúa nhiều stress dẫn đến suy nhược. Suy nhược gây ra sức ép
không thoải mái mà chúng ta phải cố thoát ra
Danh sách dưới chỉ ra vài dấu hiệu thường gặp khi bạn hoặc đồng nghiệp phải đối mặt
với quá nhiều stress



















Khó đưa ra quyết định 
Nội giận 
Hay quên 
Thiếu năng lượng 
Luôn thấy lo lắng 
Thường phạm lỗi 
Có suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử 
Gặp khó khăn khi hòa đồng với người khác 
Tách biệt khỏi người khác
Trốn tránh trách nhiệm 
Bất cẩn 

Như bạn đã thấy, stress có thể vừa phát triển vừa phá hủy một con người. Nó có thể
tiếp động lực hoặc phá đi động lực, thúc đẩy ta đi hoặc khiến ta đứng yên tại chỗ.
Khiến cuộc đời có ý nghĩa hoặc vô vị. Stress có thể tiếp tinh thần để bạn thể hiện hết
sức trong những tình huống sinh tồn. Nó cũng có thể khiến bạn sợ hãi và quên đi
những gì đã tập luyện. Chìa khóa để bạn sinh tồn chính là khả năng quản lí áp lực bạn
phải nhận. Kẻ sống sót là kẻ điều khiển áp lực chứ không phải để áp lực điều khiển
mình
Sống chung với “tác nhân gây stress”

Bất kì một sự kiện nào cũng dẫn đến stress và, khi mọi người đã có kinh nghiệm,
những sự kiện sẽ không mang đến stress trong cùng một lúc nữa. Thông thường,
những sự kiện gây stress sẽ diễn ra đồng thời. Bản thân những sự kiện này không
stress, nhưng chúng tạo ra stress và được gọi là “tác nhân gây stress”(Stressor).
Những tác nhân này là nguyên nhân, trong khi tất nhiên stress chính là kết quả. Một khi


bản thân ta nhận ra sự hiện diện của một tác nhân, ta bắt đầu hành động để bảo vệ
bản thân .
Để đáp trả lại tác nhân, cơ thể tự hỏi “Đối mặt hoặc chạy trốn”. Sự chuẩn bị này bao
gồm cả tín hiệu cầu cứu (SOS) được gửi khắp cơ thể. Khi cơ thể phản hồi lại tín hiệu
này, một vài hành động sẽ được thực hiện. Cơ thể giải phóng năng lượng tích lũy
(Đường và chất béo) để cung cấp nhanh năng lượng; cường độ hô hấp tăng cao để
cung cấp nhiều oxy hơn; hệ cơ tăng lên để chuẩn bị hành động; cơ quan tuần hoàn
máu thay đổi cơ chế để giảm lượng máu chảy từ các vết thương; các giác quan nhạy
bén hơn (Tai nghe nhạy hơn, mắt to hơn, mũi ngửi tốt hơn) nhờ thế bạn trở nên cảnh
giác hơn với khu vực xung quanh mình; nhịp tim và huyết áp tăng để cung cấp nhiều
máu tới cơ hơn. Cơ chế phòng vệ này cho phép mối người đối phó với một mối nguy
hại; tuy nhiên; một người không thể ở trong tư thế cảnh giác mãi được. Các tác nhân
không hề lịch sự, chúng không bao giờ hết vì sẽ có cái khác tới ngay. Những tác nhân
nối tiếp lên nhau. Hiệu ứng tích lũy của những tác nhân nhỏ có thể trở nên nguy hiểm
nếu chúng xảy ra liên tiếp nhau. Khi sự phản kháng của cơ thể đi xuống và nguồn phát
sinh stress thì vẫn cứ tiếp tục (hoặc tăng lên), cuối cùng tình trạng phí sức sẽ đến. Vào
thời điểm này, khả năng chống cự stress hoặc dùng nó theo hướng tích cực bị mất đi
và những dấu hiệu suy nhược bắt đầu xuất hiện. Dự đoán và lên chiến lược hợp tác
với chúng là cách hiệu quả để quản lý stress. Thế nên việc một người lính trong tình
thế sinh tồn cảnh giác với thể loại tác nhân anh ấy phải đối mặt là vô cùng quan trọng.
Hãy xem qua một vài ví dụ của chúng .
Bị thương, bệnh hoặc chết
Bị thương, bệnh tật và cái chết là những khả năng mà một người lính phải đối mặt. Có

lẽ chẳng có thứ gì áp lực hơn phải sống đơn độc trong môi trường lạ lẫm mà bạn có thể
lên bàn thờ bởi các hành động từ kẻ thù, một tai nạn hoặc ăn phải thứ gì đó có độc.
Bệnh tật và thương tích có thể tính thêm vào stress bởi chúng hạn chế khả năng lập
mưu kế, kiếm thức ăn nước uống, tìm chỗ trú, và bảo vệ bản thân. Thậm chí nếu bệnh
tật và thương tích không dẫn đến cái chết, chúng cũng tăng thêm áp lực qua cơn đau
và sự bất tiện chúng mang đến. Chỉ khi kiểm soát được áp lực cùng với nhược điểm dễ
bị thương, bệnh hoặc chết, một chiến binh với có dũng khí đối mặt với hiểm nguy cùng
với nhiệm vụ sinh tồn của mình .
Sự mông lung và thiếu kiểm soát
Một vài người gặp vấn đề với việc triển khai kế hoạch khi mọi thứ không quá rõ ràng.
Điều chắc chắn nhất trong một tình huống sinh tồn là chẳng có gì chắc chắn cả. Điều
này có thể đặc biệt gây áp lực lên người khác trong hoàn cảnh thiếu thốn thông tin
khiến bạn khó khăn trong việc kiểm soát khu vực xung quanh mình. Sự mông lung và
thiếu kiểm soát này sẽ gia tăng thêm áp lực của bệnh tật, thương tích và bị giết
Môi trường
Dù ở điều kiện lý tưởng nhất, thiên nhiên vẫn luôn đáng sợ. Để sinh tồn, người lính sẽ
phải chiến đấu với áp lực từ thời tiết, địa thế, hệ thống sinh thái trong khu vực. Nhiệt
độ, cái lạnh, mưa, gió, núi non, đầm lầy, sa mạc, côn trùng, những loài bò sát nguy
hiểm, động vật khác chỉ là những thử thách nhỏ mà một người lính sẽ phải đối chọi để
sinh tồn. Tùy thuộc vào cách một người lính đối mặt với áp lực từ môi trường, địa thế
quanh anh ta có thể vừa trở thành nguồn cung thức ăn và bảo vệ tốt cũng như vừa trở
thành nơi gây ra sự bất tiện và dẫn đến bệnh tật, thương tích hoặc cái chết.


Cái đói và khát
Không có thức ăn nước uống thì một người sẽ bị yếu đi và cuối cùng cũng chết. Vậy
nên, kiếm và bảo quản thức ăn đóng vai trò quan trọng khi thời gian sống trong tình
cảnh sinh tồn phải kéo dài. Đối với một người lính kén ăn, tìm thức ăn có thể là một
nguyên nhân gây áp lực lớn đấy.
(Xin lỗi phải nói thêm, hãy tự hỏi liệu bạn biết cách có biết cách làm thịt hun khói và

thịt khô để bảo quản trong tự nhiên hay không. Hãy tìm các bộ truyện, phim sinh tồn
để đọc, rất có ích đấy. Bộ Sucide island là một ví dụ khi nó sẽ chỉ bạn cách bảo quản
thịt cá trong tự nhiên)
Mệt mỏi
Ép buộc bản thân tiếp tục sống không dễ dàng chút nào khi bạn càng ngày càng
mệt. Bạn có khả năng sẽ rất mệt bởi việc phải thức bản thân nó cũng khá áp lực
Bị cô lập
Có chút lợi ích khi phải đối mặt với nghịch cảnh và những thứ khác. Như một chiến
binh ta học được những kĩ năng cá nhân, nhưng chúng ta được đào tạo như 1 phần
trong đội. Dù chúng ta, những người lính, phàn nàn về cấp trên của mình, chúng ta dần
quen với những thông tin và sự hướng dẫn mà họ cung cấp cho ta, đặc biệt là trong
những lúc thất bại. Hợp tác với người khác cũng mang cho ta một cảm giác an toàn
hơn và cảm giác có ai đó để nhờ cậy khi có rắc rối. Một nguyên nhân gây ra stress
trong một tình huống sinh tồn là có một người hoặc một nhóm thích tự lực cánh sinh
Những áp lực được đề cập trong phần này không hẳn là tất cả những gì bạn sẽ phải
đối mặt ngoài thực tế. Hãy nhớ rằng, thứ gây stress cho người này chưa chắc đã gây
stress cho người kia. Kinh nghiệm, kĩ năng, quan điểm riêng về cuộc sống, tình trạng
vật lý và tinh thần, mức độ tự tin sẽ giúp bạn tìm ra thứ gì gây áp lực cho mình trong
một môi trường sinh tồn. Mục tiêu không phải là tránh bị stress, mà là quản lý những
tác nhân gây stress và bắt chúng làm việc cho bạn
Giờ ta đã có kiến thức về stress và tác nhân gây stress thường thấy khi phải sinh
tồn, bước tiếp theo là kiểm tra phản ứng của chúng ta với những tác nhân mà ta có
thể gặp

Phản ứng tự nhiên
Con người đã có thể sống sót qua nhiều biến động trong môi trường qua nhiều thế kỉ.
Khả năng thích nghi thể trạng vật lý và tinh thần với thế giới giúp con người sống sót
trong khi những giống loài khác quanh mình dần chết đi. Những cơ chế sống sót
tương tự đã giúp cha ông ta sống sót thì cũng có khả năng tương tự thế với chúng ta.
Tuy nhiên, những cơ chế sinh tồn này cũng có thể chống lại chúng ta nếu chúng ta

không biết và không hiểu được với chúng
Chẳng có gì ngạc nhiên nếu một người bình thường có những phản ứng vật lý lại với
một tình huống sinh tồn. Giờ ta sẽ kiểm tra và phản ứng cơ bản mà bạn hay bất cứ ai
cũng sẽ trải nghiệm với những tác nhân gây stress đề cập trong đoạn trước. Bắt đầu
thôi
Sợ
Sợ là sự phản hồi cảm xúc của ta với một tình huống nguy hiểm mà ta tin rằng nó có
khả năng gây bệnh tật, thương tích hay gây chết. Mối nguy hại này không chỉ giới hạn
ở tổn thương vật lý, sự đe dọa đến tinh thần và cảm xúc một người cũng có thể gây ra
nỗi sợ nữa. Với một người lính cố gắng sống sót, nỗi sợ có thể có tính tích cực nếu nó


thúc đẩy anh ta trở nên cảnh giác trong tình huống mà 1 sự bất cần cũng sẽ cho anh ta
một vết thương ngay. Không may rằng, nỗi sợ cũng có thể khiến một người bất động.
Nó khiến anh ta trở nên quá sợ hãi khiến bản thân không thể thực hiện những hoạt
động cần thiết để sinh tồn. Hầu hết những người lính đều sẽ có những mức độ sợ hãi
khác nhau khi bị đặt trong một khu vực lạ lẫm cùng những điều kiện bất lợi. Không có
gì phải xấu hổ cả! Mỗi chiến binh đều phải luyện tập để không thua nỗi sợ của mình.
Tuyệt vời rằng, qua vài lần luyện tập thực tế, chúng ta sẽ có được những kiến thức và
kĩ năng cần thiết để gia tăng sự tự tin và từ đó vượt qua được nỗi sợ của chúng ta.
Lo lắng
Đi chung với nỗi sợ là nỗi lo. Nếu việc chúng ta cảm thấy sợ là điều đượng nhiên, vậy
thì cũng hợp lý khi chúng ta cảm thấy lo lắng. Lo lắng có thể là cảm giác khó chịu, nhút
nhát khi chúng ta đối mặt với tình huống nguy hiểm (về mặt vật lý, tinh thần hay cảm
xúc). Về mặt tích cực, nỗi lo sẽ thúc đẩy chúng ta hoàn tất công việc.Nếu chúng ta
không bao giờ cảm thấy lo lắng, chúng ta sẽ có rất ít động lực trong cuộc sống.Một
chiến binh trong tình huống sinh tồn giảm lo lắng bằng cách thực hiện những công việc
đảm bảo cho sự sống của anh ta. Khi một người giảm đi nỗi lo của mình, anh ta đồng
thời cũng kiểm soát luôn nguồn gố của nỗi lo – nỗi sợ. Về mặt này, nỗi lo có tính tích
cực; tuy nhiên, nỗi lo cũng có thể mang đến những tác động tiêu cực. Nỗi lo có thể đưa

một người lính tới bờ vực khiến anh ấy gặp khó khăn trong việc suy nghĩ. Một khi điều
này xảy ra, sẽ khó cho anh ta trong việc đưa ra những quyết định tốt. Để sinh tồn, một
người lính phải học kĩ thuật hạn chế lại nỗi lo và giữ nó trong phạm vi có ích, không
phải có hại .
Nỗi giận và sự thất vọng
Nỗi thất vọng dâng cao khi một người liên tục bị nhiều thứ cản trở hoàn thành mục tiêu.
Mục tiêu của việc sinh tồn là phải sống sót cho đến khi có người giúp bạn.Để hoàn
thành mục tiêu, một người lính phải hoàn thành một vài nhiệm vụ với nguồn tài nguyên
ít nhất. Đương nhiên thôi, trnog nỗ lực hoàn thành những nhiệm vụ đó, sẽ có vài thứ
không như mong muốn; sẽ có vài thứ ngoài tầm kiểm soát; và khi mạng sống một
người bị đe dọa; mỗi sai lầm đều trở nên nghiêm trọng. Thêm vào đó, sớm hay muộn,
người lính sẽ phải đối đầu với sự thất vọng khi một vài kế hoạch của họ gặp rắc rối.
Một nấc cao hơn của sự thất vọng chính là sự tức giận. Có rất nhiều sự kiện trong một
tình huống sinh tồn có thể khiến người lính thất vọng hoặc giận dữ. Bị lạc, làm hư hoặc
mất trang bị, thời tiết, địa hình hiểm trở, các cuộc tuần tra của địch và sự hạn chế về
thể trạng chỉ là một vài nguyên do của sự tức giận hay thất vọng. Hai thứ này khuyến
khích những hành vi nông cạn, những biểu hiện bất hợp lý, những quyết định kém suy
nghĩ, và, trong một số trường hợp,sẽ xuất hiện thái độ “tôi bỏ cuộc” ( con người thường
tránh làm những gì họ không quá giỏi). Nếu một người lính có thể khai thác và chuyển
đổi tốt những cảm xúc liên quan đến sự tức giận hay thất vọng, anh ta có thể đáp trả
tốt những thử thách của việc sinh tồn. Nếu một người lính không thể làm thế, anh ta sẽ
lãng phí năng lượng vào những hoạt động ảnh hưởng ít nhiều đến cơ hội sống sót của
anh ta.


Trầm cảm
Rất hiếm có ai không cảm thấy buồn, dù chỉ trong chốc lát, khi đối mặt với tình trạng
sinh tồn. Khi cảm giác buồn này trở nên sâu sắc hơn, chúng ta sẽ gọi nó bằng cái tên
“trầm cảm”. Trầm cảm có liên quan khá mật thiết với thất vọng và tức giận. Một người
càng trở nên thất vọng và tức giận thì họ càng dễ thất bại trong việc hoàn tất mục tiêu

của mình. Nếu sự tức giận không giúp một người thành công, thì mức độ thất vọng
thậm chí sẽ còn tăng cao. Vòng tròn tai hại giữa thất vọng và tức giận còn tiếp tục khi
một người trở nên suy giảm về mặt vật lý, tinh thần, cảm xúc. Khi một người chạm
đến ngưỡng này, họ bắt đầu bỏ cuộc, và tiêu điểm của anh ta chuyển từ “Tôi có thể
làm những gì” thành “Tôi chẳng thể lam thứ gì”. Trầm cảm chính là biểu hiện của cảm
giác vô vọng, bất lực. Không có gì sai nếu bạn buồn khi bạn suy nghĩ về những người
thân yêu, nhớ những gì trong cuộc sống mình như quay trở lại với thế giới.Những suy
nghĩ như thế, trong thực tế, có thể cho bạn ham muốn để cố gắng nhiều hơn và sống.
Mặt khác, nếu bạn cho phép bản thân chìm trong tình trạng phiền muộn, nó sẽ phá
hủy toàn bộ năng lượng, và nghiêm trọng hơn, là ý chí sống của bạn. Một người lính
bắt buộc phải biết cách chống lại sự trầm cảm của mình
Sự cô đơn và chán nản
Con người là một loài cộng đồng. Có nghĩ là chúng ta, về bản năng, thích quan hệ với
người khác. Rất ít người muốn cơ đơn mọi lúc. Như bạn đã biết, sự tồn tại của sự cô
đơn vô cùng rõ ràng trong lúc sinh tồn. Việc này không xấu. Sự cô đơn và chán nản có
thể mang đến những kĩ năng mà bạn nghĩ chỉ người khác mới có
Khoảng cách giữa sự tưởng tượng và thực tế có thể làm bạn ngạc nhiên. Trong tình
thế bắt buộc, bạn sẽ phát hiện ra những tài năng và khả năng ẩn trong bản thân. Trên
hết, bạn có thể chạm đến một mức độ dũng cảm và sức mạnh nội tâm mà bạn chẳng
biết mình có. Ngược lại, cô đơn và buồn chán có thể là nguồn gốc của sự trầm cảm.
Khi một người lính phải sống sót một mình, hoặc với người khác, bạn phải tìm cách giữ
tâm trí mình lạc quan. Ngoài ra, bạn phải phát triển sự độc lập của mình. Bạn phải có
niềm tin vào khả năng tự lập của mình
Tội lỗi
Hoàn cảnh sống sót đôi khi sẽ dẫn đến sự bi kịch và đau khổ. Có thể một tai nạn hay
nhiêm vụ quân đội dẫn đến cái chết của ai đó. Có thể bạn là người duy nhất, hoặc một
trong một vài người sống sót.Trong khi sống, bạn có thể cảm thấy đau buồn cho những
người kém may mắn hơn. Không phải không thường gặp những trường hợp những
người sống sót cảm thấy tội lỗi với những đã chết. Cảm giác này, về mặt tích cực,
khuyến khích người ta cố gắng hơn để sống với niềm tin họ đã được cho phép được

sống. Đôi khi, những người sống sót cố gắng sống sót để có thể gánh trên vai trách
nhiêm của những người đã chết. Dù lý do nào đi nữa, cũng đừng để mặc cảm tội lỗi
ngăn cản bạn sống. Những người chối bỏ cơ hội được sống của mình sẽ chẳng có gì
cả. Những hành động như thế cuối cùng sẽ là bi kịch lớn nhất


CHUẨN BỊ BẢN THÂN
Nhiệm vụ của bạn trong tình huống sinh tồn là phải sống. Như bạn có thể thấy, bạn sẽ
trải nghiệm một loạt các cảm xúc và suy nghĩ khác nhau. Những cảm xúc đó có thể
làm việc cho bạn, cũng có thể kéo bạn gục ngã. Nổi sợ, lo lắng, tức giận, thất vọng,
trầm cảm, mặc cảm tội lỗi, cô đơn là những phản ứng tự nhiên đối với áp lực phải
sống.Những phản ứng này, nếu được kiểm soát theo hướng tích cực, sẽ giúp nâng
cao ý chí sống. Nó ép một người lính tập trung hơn vào việc luyên tập, để đối chọi lại
với nỗi sợ, từ đó có những hành động để tăng cường an ninh, tăng cường niềm tin vào
đồng đội (nếu có). Khi những người sống sót không thể kiểm soát được những phản
ứng này theo hướng tốt, chúng sẽ dẫn anh ta đến với sự bế tắc. Thay vì lấy lại tinh
thần, một người lính lại nghe theo nỗi sợ trong tim mình. Một lính sẽ phải trải nghiệm
sự gục ngã về tinh thần trước khi tới lượt thể trạng vật lý.Nhớ rằng, sống sót là điều tự
nhiên với mọi người, nhưng bất ngờ bị đẩy vào một tình huống đấu tranh giữa sự sống
và cái chết thì không. Đừng có sợ những phản ứng tự nhiên trong cái hoàn cảnh
không tự nhiên này. Chuẩn bị bản thân những quy tắc để vượt qua những phản ứng
này để chúng phục vụ lợi ích của bạn – hãy sống với danh dự và nhân phẩm của một
con người
Việc chuẩn bị này liên quan đến việc bảm đảm rằng những phản ứng của bạn sẽ có
hướng tích cực, không phải phá hoại bạn. Những thử thách của việc sinh tồn đã tạo ra
vô số ví dụ về tư tưởng anh hùng, sự dũng cảm, sự hi sinh. Chúng là những phẩm
chất mà bạn có thể có khi đã chuẩn bị bản thân. Dưới đây và vài mẹo. Sau khi nghiên
cứu quyển hướng đạo này và tham gia vào các kì luyện tập sinh tồn bạn có thể phát
triển cho mình thái độ sinh tồn
Hiểu rõ bản thân

Qua những kì luyện tập, gia đình và bạn bè, hãy bỏ chút thời gian khám phá bản thân
bạn là ai. Phát triển những điểm mạnh và những khía cạnh bạn biết để sinh tồn.
Dự liệu nỗi sợ hãi
Đừng giả vờ rằng bạn sẽ không cảm thấy sợ. Hãy nghĩ về những gì sẽ làm bạn sợ
nhất khi bạn bị ép phải sinh tồn một mình. Luyện tập để loại bỏ những khía cạnh đó.
Mục tiêu không phải là loại bỏ nỗi sợ, mà lại mang lại cho bạn một sự tự tin vào khả
năng để đối chọi lại với nỗi sợ
Hãy thực tế
Đừng lo sợ phải đưa ra một nhận định thực tê về tình huống. Hãy nhìn tình huống theo
hướng của nó, không phải theo chiều hướng bạn muốn nó sẽ như thế. Giữ vững hi
vọng khi đang khảo sát tình huống. Khi bạn sống trong một tình huống sống còn với
một sự kì vọng không thực tế, bạn đang đặt cho mình một sự thất vọng cay đắng đấy.
Hãy thực hiện theo câu ngạn ngữ “Hi vọng điều tốt nhất, chuẩn bị cho điều tệ nhất”. Sẽ
dễ chịu hơn khi mọi việc tốt hơn dự tính hơn là mọi việc tồi tệ hơn dự tính


Học cách nhìn mọi thứ theo hướng tích cực
Học cách nhìn mọi thứ theo hướng lạc quan. Nhìn mọi thứ theo hướng tốt không
chỉ làm tăng tinh thần, nó còn tăng luôn cả trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo
của bạn nữa
(Gớm hút điều cần là sáng tạo hơn cả Picaso luôn này :v easy life :V )
Nhắc nhở bản thân thứ gì mới quan trọng
Hãy nhớ rằng, thắt bại là để chuẩn bị tâm lý đương đầu với những phản ứng như trầm
cảm, bất cẩn, không tập trung, mất tự tin, quyết định kém, bỏ cuộc. Thứ chủ chốt chính
là mạng sống của bạn và mạng sống của những người khác phụ thuộc vào những gì
bạn chia sẻ cho họ
Luyện tập
Qua sự huẩn luyện của quân đội và kinh nghiệm sống, bắt đầu từ hôm nay hãy
chuẩn bị bản thân để đương đầu với sự khắc nghiệt của sự sống còn. Thể hiện kĩ
năng trong khi tập luyện sẽ cho bạn một cảm giác tự tin hơn khi dùng đến chúng.

Nhớ rằng, luyện tập càng nghiêm túc bao nhiêu, khi sinh tồn thật sự bạn càng ít bị áp
đảo bấy nhiêu
Học tập kĩ năng quản lý áp lực
Con người khi bị áp lực sẽ dễ hoảng loạn lên nếu họ không được luyện tập kĩ và chuẩn
bị tâm lý để đối mặt với những gì có thể xảy ra. Chúng ta tuy không thể kiểm soát được
những tình huống sẽ xảy ra, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể điều khiển bản thân khi
đối mặt với những tình huống đó. Học tập kĩ năng quản lý áp lực sẽ làm tăng đáng kể
khả năng giữ bình tĩnh và tập trung của bạn để giữ cho bản thân và mọi người xung
quanh sống sót. Một vài kĩ năng hữu ích khác bao gồm kĩ năng thư giãn, kĩ năng quản
lý thời gian, kĩ năng quyết đoán, và kĩ năng cơ cấu nhận thức ( kĩ năng điều khiển bản
thân khi nhận xét một vấn đề)
Xin hãy nhớ cho , “ý chí sống còn” còn được biết đến với cái tên “khả năng từ chối bỏ
cuộc”



×