Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tiếng Việt Hướng dẫn cách sống sót nơi hoang dã của quân đội Mỹ chương 8 : Nguồn thức ăn từ động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 22 trang )

FM 21-76 US ARMY SURVIVAL MANUAL

Reprinted as permitted by U.S. Department of the Army

CHAPTER 8 – NGUỒN THỨC ĂN

Sau nước, yều cầu quan trọng nhất của con người là thức ăn. Khi tưởng tượng bản thân
lâm vào một tình huống sinh tồn, hầu hết sẽ nghĩ đến thức ăn đầu tiên. Trừ phi bạn đang
ở trong một nơi khô hạn, nơi mà nước, thứ đóng vai trò quan trọng hơn trong việc duy trì
trạng thái bình thường của cơ thể cũng khan hiếm, còn lại bạn đều sẽ nghĩ tới thức ăn
đầu tiên.Ai muốn sống đều phải nhớ lấy 3 nhân tố quan trọng nhất để sinh tồn –
nước,thức ăn, nơi trú ẩn -- đều phải được suy tính ưu tiên dựa theo tình huống. Suy tính
này không chỉ phải nhanh mà còn phải thật chính xác. Trong vài trường hợp nơi trú ẩn
quan trọng hơn nước và thức ăn

NGUỒN THỨC ĂN TỪ ĐỘNG VẬT
Trừ phi bạn có thừa thời gian, không thì hãy tập trung sức lực để săn những loài động vật nhỏ, bởi sự
đa dạng của chúng. Những loài động vật nhỏ khá dễ xử lí. Bạn phải biết mọi loài động vật có thể dùng
làm thức ăn. Vài loài có độc, nhưng chỉ vài loại thôi. Thứ quan trọng là học được tập tính và môi trường
sống của động vật. Ví dụ, có vài loại động vật rất dễ bẫy, thường chúng sống theo đàn và sống trong
hang hoặc tổ, chúng thường ăn ở 1 khu vực nhất nhật và di chuyển theo 1 con đường nhất định.Những
loài lớn hơn, gia súc, như nai sứng tấm hoặc tuần lộc, thì ăn trong 1 khu vực khá rộng và khó bẫy hơn.
Bạn cũng phải hiểu được chúng sẽ ăn loại thức ăn gì để làm bẫy
Bạn cũng có thể ăn những thứ đang bò, bơi, bay, trừ vài ngoại lệ nhỏ.Trở ngại đầu tiên chính là khắc
phục sự ác cảm của bạn đối với nguồn thực phẩm. Trong lịch sử, những người quá đói có thể ăn bất cứ
thứ gì. Một người bỏ qua nguồn thức ăn chỉ vì anh ta không thích, hoặc anh ta cảm thấy nó không ngon,
thì anh ta đang đe dọa chính mạng sống của mình. Tuy khó khăn bước đầu, một người phải ăn bất cứ
thứ gì để duy trì sức khỏe của họ

Côn trùng
Dạng sốn đa dạng nhất Trái Đất, côn trùng khá dễ bắt. Côn trùng cung cấp 65-80% protein so với thịt


bò chỉ 20%. Điều này chứng minh rằng côn trùng là nguồn thức ăn khá quan trọng dù không ngon lắm.
Hãy tránh loài có kim chích hoặc cắn, có nhiều lông hoặc màu sặc sỡ, loài sâu bướm và loài có mùi
hăng. Đồng thời cũng tránh những loài nhện và những loại mang mầm bệnh phổ biến như ruồi, muỗi,
bọ ve.
Những nhánh gỗ mục nằm trên đất là nơi tuyệt vời để tìm vô số loài côn trùng như kiến, mối, bọ cánh
cứng, ấu trùng. Cũng đừng bỏ qua nhũng tổ bộ nằm trong đất. Những vùng rậm cỏ, như cánh đồng
cũng rất lý tưởng để tìm kiếm vì dễ tìm côn trùng. Những tảng đá, hoặc những thứ tương tự cũng là
nơi thích hợp để côn trùng làm tổ. Hãy kiểm tra chúng. Vài loài ấu trùng cũng có thể ăn được. Ấu
trùng bọ cánh cứng hoặc châu chấu có vỏ khá cứng và có thể chứa kí sinh trùng. Nấu kĩ trước khi ăn
chúng. Hãy bẻ hết cánh và chân gai luôn. Hầu hết loài côn trùng đều ăn sống được. Vị của chúng khá
đa dạng. Ấu trùng gỗ ăn khá nhạt, vài loài kiến thì chứa mật trong người nên ăn có vị ngọt. Bạn có thể
nghiền nát chúng ra và ăn với rau. Cũng có thể nấu chúng lên để tăng hương vị
Page 72 of 233


FM 21-76 US ARMY SURVIVAL MANUAL

Reprinted as permitted by U.S. Department of the Army

Giun
Giun (Chi giun đốt)là nguồn cung protein tuyệt vời. Đào chúng ở vùng đất ẩm hoặc tìm chúng
trên đất sau cơn mưa. Su khi bắt chúng, thả chúng và trong nước sạch vài phút, chúng sẽ tự
đẩy đất cát trong người ra. Vì thế bạn có thể ăn sống

Động vật giáp xác
Tôm nước ngọt có kích thước từ 0.25cm tới 2.5cm, Chúng sống thành đàn lớn ở đáy ao hồ.
Tôm càng xanh cũng dinh dưỡng như tôm hùm biển và cua. Bạn có thể phân biệt chúng bởi lớp
vỏ cứng đặc trưng, 5 cặp chân, cặp cằng quá khổ phía trước. Tôm càng xanh hoạt động về đêm,
nhưng ban ngày bạn cũng có thể bắt chúng khi nhìn xuống dưới hay xung quanh đá ở suối. Bạn
cũng có thể tìm chúng bằng cách tìm những lỗ nhỏ trên đất bùn, đó là lỗ thở của chúng. Bạn có

thể bắt tôm càng xanh bằng cách buộc nội tạng hoặc phần mềm côn trùng vào 1 sợi dây. Khi tôm
bắt mồi, kéo dây lại trước khi tôm thả mồi ra (Na ná câu cá bây :v )
Bạn sẽ tìm thấy tôm hùm biển, cua, tôm từ dộ sâu 10m cách rìa biển. Tôm sẽ bơi đến nơi có ánh
sáng nên bạn có thể bắt nó bằng 1 cái lưới. Bạn có thể bắt tôm hùm và cua bằng 1 cái móc câu
hoặc dây câu. Câu hay tìm mồi ở vùng rìa sóng, bạn có thể bẫy chúng. Tôm hùm và cua là loài
hoạt động về đêm nên rất dễ bắt và buổi tối.

Động vật thân mềm
Nhóm này gồm bạch tuộc, nhuyễn thể nước ngọt và mặn như ngêu,sò,ốc,hến,trai, hàu, nhím
biển, hải sâm,mực (Figure 8-1).


Ốc sông có khá nhiều ở sông,suối,hồ trong rừng lá kim.Loài ốc này thường có dạng cây bút chì
hoặc dạng cầu
Ở vùng nước ngọt, hãy tìm ở vùng nước nông, đặc biệt là đáy cát hoặc bùn trong nước. Tìm
những rãnh chúng để lại hay những lỗ thở.
Near the sea, look in the tidal pools and the wet sand. Rocks along beaches or extending as
reefs into deeper water often bear clinging shellfish. Snails and limpets cling to rocks and
seaweed from the low water mark upward. Large snails, called chitons, adhere tightly to rocks
above the surf line.
Mussels usually form dense colonies in rock pools, on logs, or at the base of boulders.
CAUTION
Sò và trai ở vùng nhiệt đới có thể có độc trong mùa hè!
Hấp, luộc, nướng chúng khi còn trong vỏ để làm ra những món ăn tuyệt vời ăn kèm với rau


Cá là nguồn protein và chất béo tuyệt vời. Chúng mang đến những thuận lợi cho những người
sinh tồn. Chúng phong phú hơn động vật có vú hoang dã, cũng như phương pháp bắt chúng
không gây ra tiếng động nhiều. Để thành công trong việc bắt cá, bạn phải biết tập tính của chúng.
Ví dụ, cá hay đi kiếm mồi nhiều trước khi có mưa bão, và chúng không hay kiếm ăn sau cơn mưa

hay bão vì khi đó nước khá nhiều bùn và lộn xộn. Cá dễ bị thu hút bởi ánh sáng vào ban đêm. Khi
có một luồng nước nặng chạy qua, cá thường sẽ nằm nghỉ ở những chỗ có nước xoáy, chẳng hạn
như gần đá. Cá cũng sẽ tập trung nhiều ở những vùng nước sâu, nơi có nhiều lá, rêu, gỗ, và
những thứ tương tự để chúng trú ẩn.
Không có loài cá nước ngọt nào có độc. Tuy nhiên, loài cá trê nước lợ thường có những cái gai
nhọn, bén ở vây lưng và râu của chúng. Chúng có thể gây ra những vết thương đau và dễ bị
nhiễm trùng. Nấu kĩ những loài cá nước ngọt để diệt sạch kí sinh trùng.Tương tự cũng nấu thật
kĩ những loài cá nước mặn bắt được trong những bụi san hô hoặc trong dòng nước ngọt để
phòng hờ.Những loài sinh vật biển không chứa kí sinh trùng vì môi trường nước biển. Nên bạn
có thể ăn sống.
Thịt vài loài cá nước mặn có độc.Vài loài thì có độc theo mùa, vài loài thì luôn có độc. Ví dụ vài
loài cá nước mặn có độc là cá nhím, họ cá nóc gai, giống cá sừng, cá gai, cá sáp dầu, cá hồng,
cá nóc, cá măng (Figure 8-2). Cá nhồng (cá barracuda),bản thân chúng không độc, nhưng sẽ tạo
ra chất ciguatera (chất độc của cá) nếu bạn ăn sống (google để lấy ảnh)



Lưỡng cư
Ếch và kì nhông khá dễ tìm ở vùng nước ngọt. Ếch hiếm khi đi khỏi vùng rìa nước. Nếu chúng thấy
nguy hiểm, chúng lập tức nhảy xuống nước và vùi mình trong bùn. Có vài giống ếch độc. Tránh tất cả
những loài ếch có màu sặc sỡ hoặc có dấu X trên lưng nó. Đừng nhầm lẫn giữa nhái và ếch. Bạn
thường có thể tìm thấy nhái ở vùng khô hơn. Vài loài nhái có chứa chất độc trên da chúng để phòng vệ.
Thế nên, để tránh nhiễm độc, không được cầm hoặc ăn nhái.
Kì nhông là loài ăn đêm. Cách tốt nhất để bắt chúng là dùng đen vào ban đêm. Chúng khá đa dạng về
kích thước từ vài cm tới hơn 60cm. Tìm kì nhông trong những tảng đá hoặc đất bùn dưới nước

Bò sát
Là nguồn protein rất tốt và khá dễ bắt. Bạn nên nấu chúng lên, nhưng trong trường hợp khẩn cấp, ăn
sống chúng cũng được. Máu của chúng có thể chứa kí sinh trùng, nhưng vì bò sát là động vật máu lạnh
(máu pha), nên chúng sẽ không lây nhiễm những bệnh đường máu cho động vật máu nóng như con

người
Loài rùa hộp ( Box Turtle – gg pls) là loài rùa được khuyến cáo không được ăn nhiều nhất. Thức ăn của
chúng là những giống nấm độc, từ đó trong máu của chúng chứa một lượng lớn chất độc.Nấu lên cũng
không thể khử toàn bộ độc tố này được. Tránh loài rùa đồi mồi ( hawksbill turtle), có ở biển Đại Tây
Dương, bởi chất độc trong tuyến ngực của chúng. Rắn độc, cá sấu, loài rùa biển lớn cũng là những mối
lo khác

Chim
Mọi loài chim đều có thể ăn được, dù mùi vị có thể hơi khác chút.Cũng như bao loài thú hoang khác,
bạn phải hiểu tập tính của chim để tăng khả năng bắt chúng. Bạn có thể bắt bồ câu,hay những loài
khác, từ tổ của chúng vào ban đêm bằng tay không. Vào mùa làm tổ, vài loài sẽ không bay khỏi tổ dù
cho đang gặp nguy hiểm. Biết được địa điểm và thời điểm chim làm tổ sẽ dễ bắt chúng hơn.(Figure 83). Chim thường bay 1 đường bay cố định. Quan sát kĩ và bạn có thể biết được đường bay của chúng
(Figure 8-4). Những cành cây hoặc thác nước chính là những địa điểm hứa hẹn nhất để bắt chim


Tổ chim cũng chứa một nguồn thức ăn khác – trứng. Lấy trứng thì luôn phải chừa lại 2-3 quả, hãy
đánh dấu những quả mà bạn để lại. Loài chim sẽ đẻ thêm trứng để làm đầy cái tổ. Tiếp tục lấy
trứng mới, chừa lại quả bạn đánh dấu

Thú có vú
Là nguồn protein quý giá và, với người Anh, đây là nguồn thức ăn rất ngon miệng. Có vài nhược điểm
trong việc bắt thú. Kẻ thù có thể nhìn thấy bẫy bắt thú của bạn trên mặt đất. Khả năng gây thương tích
cho bạn cũng tỷ lệ thuận với kích thước của thú.Mọi loài thú đều có răng và bản năng tấn công để tự vệ.
Dù chỉ là 1 con sóc cũng có thể gây ra 1 vết thương nghiệm trọng, những vết cắn thú để lại thì luôn ẩn
chứa nguy cơ bị nhiễm trùng. Đồng thời, thú mẹ sẽ cực kì hung hãn để có thể bảo vệ thú con. Bất kì
loài thú nào khi cùng đường đều sẽ quay lại chiến đấu theo bản năng của chúng .
Mọi loài thú đều ăn được, tuy nhiên, gấu Bắc cực và hải cẩu có chứa 1 lượng vitamin A độc trong phổi
(Vitamin A trong phổi chúng quá nhiều, nên khi ăn sẽ gây nhiễm độc). Thú mỏ vịt là loài đẻ trứng lưỡng
cư có tuyến lệ độc. Loài thú ăn xác chết, chẳng hạn như opossum hoặc kền kền, có thể lây bệnh


BẪY VÀ LƯỚI
Với những người sinh tồn hoặc xâm lược, khi tiến súng nổ có thể gây ra nhiều phiền phức lớn, bẫy và
lưới sẽ là công cụ thay thế tuyệt vời. Bẫy nếu được đặt đúng cách sẽ có cơ hội bắt thú cao hơn súng.
Để dùng bẫy được hiệu quả bạn phải -





Quen thuộc với loài thú bạn định bắt .. 
Có khả năng xây dựng được 1 cái bẫy 
Không để lại dấu tích để tránh đánh động con mồi 

Không có một cái bẫy nào có thể bắt mọi loài thú cả. Bạn phải xác định được loài thú sinh sống trong
khu vực và những loại bẫy dành riêng cho chúng. Với mỗi loài, hãy trả lời những thông tin dưới đây :











Con đường hay di chuyển
Dấu chân
Những thứ bị rơi (lông,máu,…). 
Thực vật xung quanh bị ăn. 

Vùng làm tổ. 
Vùng tìm thức ăn và nước uống. 
Page 78 of 233


FM 21-76 US ARMY SURVIVAL MANUAL

Reprinted as permitted by U.S. Department of the Army

Vị trí đặt bẫy là nơi bọn thú sẽ đi qua.Bạn phải xác định rõ đó là “đường đi chính” hay là “đường đi phụ”.
“Đường đi phụ” sẽ được nhiều loài khác nhau sử dụng và khá khác biệt với mọi trường. “Đường đi
chính” thường nhỏ hơn, ít khác biệt với mọi trường hơn và chỉ được dùng duy nhất bởi 1 loài. Dù cho
bạn có làm ra một cái bẫy hoàn hảo, nhưng nếu chỉ đặt tùy tiện trong rừng, bạn cũng sẽ chẳng bắt được
cái gì cả. Loài thú có nơi ngủ nghỉ, ăn uống của riêng chúng và được liên thông với nhiều con đường
chính khác nhau. Đặt bẫy ở những nơi như thế sẽ hiệu quả hơn.
Với những người đi xâm lược trong khu vực khốc liệt, việc ẩn giấu bẫy và lưới vô cùng quan trọng.
Nhưng, tuy rất quan trọng, nhưng bạn cũng không được làm lộn xộn khu vực lên vì sẽ đánh động loài
thú và chúng sẽ tránh bẫy của bạn được. Vì thế, nếu bạn phải đào hố, hãy loại bỏ mọi miếng thịt bẩn ở
xung quanh. Mọi loài thú theo bản năng sẽ tránh loại bẫy sập (pit-fall trap). Chuẩn bị nhiều loại bẫy khác
nhau và đặt chúng ở xung quanh. Đừng dùng thịt “được” cắt hay lá tươi cho bẫy. Thịt hoặc lá tươi bị cắt
sẽ chảy ra 1 loại “nhựa” mà thú có thể ngửi thế. Đó là một báo hiệu nguy hiểm với loài thú.
Bạn phải loại bỏ hoặc “ẩn” mùi của con người ở xung quanh cái bẫy.. Dù loài chim có khứu giác không
phát triển, mọi loài thú khác đều sử dụng khứu giác nhiều hơn thị giác. Dù chỉ là 1 chút mùi hương của
con người lưu lại trên cái bẫy cũng sẽ đánh động con mồi và khiến chúng tránh xa khu vực đó. Thực tế
thì việc loại bỏ mùi hướng khá khó nhưng “ẩn giấu” chúng thì lại khá dễ. Dùng chất lỏng từ túi mật hoặc
nước tiểu của loài thú bạn săn được từ lần trước. Đừng dùng nước tiểu người. Bùn, lấy từ chính khu
vực đó với lá cây mục, dùng cũng khá tốt. Bôi chúng lên tay bạn khi thiết lập bẫy và bôi lên cái bẫy khi
thiết lập xong.Ở hầu hết mọi vùng trên thế giới, loài thú biết rõ mùi lá cây cháy và mùi khói. Nên chỉ khi
nào có lửa cháy lên chúng mới cảnh giác. Vì thế, xông khói cái bẫy cũng là một cách hiệu quả để cha đi
mùi của con người . Nếu một trong những phương pháp trên không dùng được, nếu thời gian cho phép,

phơi cái bẫy ngoài trời vài ngày trước khi dùng nó. Không được chạm vào nó khi đang phơi. Khi bạn đặt
bẫy, hãy ngụy trang nó trông tự nhiên nhất có thể để tránh làm con mồi cảnh giác và khiến kẻ thù chú ý.
Bẫy được đặt trên đường đi phụ thì nên được “hệ thống hóa”. Để làm thế, hãy xây dựng một “hàng rào”
dạng phễu thu hẹp dần khi càng đến cái bẫy. Đừng làm cái hệ thống này lộ liễu quá để con mồi không
cảnh giác.Để khi mà con mồi đã bước vào, chúng không thể quẹo trái hay phải cho đến khi bước vào
cái bẫy. Cái hệ thống này không nhất thiết phải “không thể thoát ra”.Bạn chỉ cần khiến cho con thú cảm
thấy bất tiện nếu nhảy qua hoặc đi xuyên qua cái “hàng rào” thôi. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cái hệ thống
nên làm hẹp con đường đi tới mức nhỏ hơn cơ thể con thú 1 chút.

Dùng mồi.
Dùng mồi kèm với bẫy sẽ tăng cơ hội bắt thú lên. Nếu bắt cá, bạn phải gấn mồi lên hầu hết mọi dụng
cụ. Tỉ lệ thành công với một cái bẫy không dùng mồi phụ thuộc vào nơi đặt bẫy. Còn với bẫy có mồi thì
bản thân nó tự dẫn con mồi tới. Mồi phải là thứ gì đó mà loài thú biết tới. Mồi này cũng không nên là thứ
có sẵn ở xung quanh mà con thú có thể lấy. Vì dụ cho dễ thông, dùng bắp làm mồi ở giữa 1 cánh đồng
đầy bắp thì chả thể nào hiệu quả. Tương tự, nếu ở trong vùng này không hề mọc bắp, một cái bẫy dùng
bắp sẽ khiến con mồi cảnh giác bởi thứ thức ăn lạ lẫm này (thế mà có bộ phim Hàn nào ấy nó xài snack
câu cá ‘-‘ ). Bơ đậu phộng có thể dùng làm mồi cho những con thú nhỏ vì nó có thể ăn ngay. Muối cũng
dùng làm mồi tốt (Nguyên văn: Salt is also a good bait WTF).Nếu dùng 2 thứ trên, hãy rải xung quanh
cái bẫy luôn để con mồi có thể “ăn thử” và rải đến cái bẫy. Việc này sẽ khiến con thú trở nên bớt cảnh
giác hơn
Nếu bạn thiết lập bẫy cho loài này nhưng lại có loài khác tới ăn và bắt hụt nó, hãy cố xác định loài đó
là gì. Sau đó thiết lập 1 cái bẫy tương tự cho loài đó
Note: Một khi bạn đã bẫy thành công một con thú. Bạn không chỉ trở nên tự tin hơn, mà
còn có thêm công cụ để làm mồi cho nhiều cái bẫy hơn.
Page 79 of 233


FM 21-76 US ARMY SURVIVAL MANUAL

Reprinted as permitted by U.S. Department of the Army


Cách thiết lập bẫy
Bẫy có mục đích đè,bóp,treo hoặc làm vướng con mồi. Một cái bẫy thường đáp ứng 2 hoặc 3 yếu tố
trên.Nguyên lý của cái bẫy luôn rất đơn giản. Sự vùng vẫy của con mồi, trọng lực, hoặc sự lo lắng của
con mồi thường là nguyên lý hoặc động của những cái bẫy
Trái tim của mọi loại bẫy chính là điều kiện kích hoạt (hay gọi là “cò” – trigger).Khi lên kế hoạch làm 1
cái bẫy, tự hỏi mình nó sẽ ảnh hưởng thế nào tới con mồi, nguyên lý hoạt động là gì, là cái “cò” hiệu
quả nhất là gì. Những câu hỏi trên sẽ giúp bạn định hình 1 loại bẫy riêng biệt cho những loài riêng biệt
Bẫy được thiết kế hoặc để bắt và giữ, hoặc để bắt và giết. “Cạm bẫy” là cụm từ để chỉ những cái bẫy
phối hợp với dây để thực hiện cả 2 chức năng trên

**NOTE: Tới phần dưới này thì các bạn vừa coi hình vừa đọc để dễ hiểu hơn, ai thông minh thì xem
hình cũng biết cách làm rồi.
Cạm bẫy đơn giản
Một cái bẫy đơn giản gồm 1 sợi dây thắt thành thòng lòng đặt trên con đường đi hoặc cửa hang và
buộc 1 đầu với 1 cái cây vững.Hãy dùng cỏ hoặc mạng nhện để giữ cho thòng lọng mở. Hãy chắc rằng
thòng lọng đủ rộng để đầu con thú xuyên qua dễ dàng. Khi con thú tiếp tục chạy thì cái thòng lọng sẽ
thắt cỗ nó lại. Con thú càng vùng vẫy thì sợi dây xiết càng chặt. Loại bẫy này thường không giết con
thú.Nếu bạn dùng dây thừng thì khả năng cao thòng lọng sẽ tuột ra khỏi cổ con thú. Vì thế, dây mảnh là
vật liệu tốt nhất cho loại bẫy này (Loại dây hay dùng dựng trại ấy, xiết bao chắc luôn.)

Drag Noose (Thắt dây – Vì đây là tên cố định của loại bẫy nên dịch ra nó rất chuối)
Dùng loại bẫy này trên đường chạy của con thú (Figure 8-6). Cắm những thanh cây có nhánh ở hai bên
đường chạy và đặt 1 thanh gỗ ngang lên trên chúng. Buộc sợi thòng lòng vào thanh ngang và treo nó ở
độ cao trên đầu con thú 1 chút. Khi sợi thòng lòng xiết cổ con thú lại, nó sẽ vô tình kéo thanh ngang rớt
xuống. Những nhánh cây bạn cắm khi nãy sẽ dễ dàng và nhanh chóng giữ thanh ngang lại và con thú
sẽ bị vướng trong đó.


FM 21-76 US ARMY SURVIVAL MANUAL


Reprinted as permitted by U.S. Department of the Army

Twitch-Up (Bắn lên)
Cơ chế này sử dụng 1 cái cây non dẻo, nó sẽ là “cò” cho rất nhiều loại bẫy. Chọn một cái cây ven
đường. Cơ chế này sẽ bắn mạnh hơn nếu bạn chặt bỏ hết cành và lá của nó


Squirrels Pole (Sào bắt sóc)
Dùng một cái sào dài tựa vào 1 cái cây mọc ở nơi có nhiều sóc hoạt động ( Figure 8-8). Buộc vài vòng
dây trên cái sào, vì thế khi sóc muốn chạy lên hoặc xuống cái cây đều vài chạy qua những cái vòng này.
Buộc những vòng dây (đường kính 5-6cm) cách nhau khoảng 2.5cm. Buộc ở phần trên vào dưới cây
sào và có 1 sợi dây ở giữa khoảng 4.5cm để tránh việc bọn sóc nhai đứt cái vòng dây .Bản năng bọn
sóc rất hiếu kì. Sau một khoảng thời gian cảnh gaic1, chúng sẽ cố chạy lên xuống cái sào và bị cái
thòng lọng bắt lại.Nó sẽ vùng vẫy và sớm bị rơi khỏi cây sào và treo lơ lửng. Những con sóc khác sẽ
bắt chước làm theo và bạn sẽ bắt được vài con sóc cùng lúc. Bạn có thể đặt nhiều cây sào để tăng
lượng sóc bắt được. (VKL quả chết chùm :V )

Gậy thòng lọng
Thứ này khá hiệu quả trong việc bắt chim đang đậu hoặc thú nhỏ ( Figure 8-10). Nhưng nó yêu cầu
phải rất kiên nhẫn.Thứ này giống vũ khí hơn là một cái bẫy. Nó gồm một cành cây (Dài vừa đủ để bạn
cầm dễ dàng) với một vòng dây ở đầu. Để bắt thú, bạn tròng vòng dây vào cổ thú hoặc chim và kéo nó
lại. Bạn cũng có thể mai phục ở 1 cửa hang gần đó. Khi bọn thú chạy ra từ hang, bạn giật cây và thắt
thòng lọng lại, bạn sẽ bắt được thú. Mang theo dao để giết thú tại đó

Bẫy rơi hình số 4
Hình dưới là “cò” thường dùng để làm rơi 1 vật nặng đè lên con mồi ( Figure 8-12). Các loại vật nặng khá đa
dạng, nhưng chung quy là phải đủ nặng để giết hoặc làm con mồi bất tỉnh ngay lập tức. Bạn cần 3 thanh



FM 21-76 US ARMY SURVIVAL MANUAL

Reprinted as permitted by U.S. Department of the Army

que được khắc. Những vết khắc này sẽ nối 3 thanh que lại với nhau theo hình số 4. Hãy thực hành làm
cái này bằng tay nhiều lần, nó yêu cầu độ chính xác cao

Bẫy rơi Paiute
Cũng tương tự như bẫy rơi số 4 nhưng dùng 1 sợi dây và 1 cái que bắt(Figure 8-13). Có điểm cộng là
dễ thiết lập hơn bẫy số 4. Buộc 1 đầu dây vào thanh que đặt chéo như hình dưới. Buộc đầu còn lại với
1 thanh que khác dài 5cm. Thanh que 5cm này chính là que bắt. Nối 3 que lại theo hình dưới . Buộc
mồi vào giữa que bắt và đặt nó như sau : Một đầu dựng tảng đá và đầu còn lại nối với 2 que kia. Khi
con mồi chạm vào que bắt, nó sẽ rơi ra, làm tảng đá đổ và đè con mồi

Bẫy cung
Là một trong những cái bẫy chết chóc nhất. Nó cũng gây nguy hiểm cho người chứ đừng nói là thú


(Figure 8-14). Để thiết lập cái bẫy này, làm 1 cái cung và gài nó vào 1 thứ tương tự như chốt giống
trong hình. Điều chỉnh cung tên. Móc tên với que cò. Cắm 2 que khác sâu vào đất để giữ que cò.Cắm 1
que bắt vào đất. Buộc dây vào que bắt và nối dây khắp rừng. (Figure 8- 14). Khi con mồi vấp sợi dây,
tên sẽ bắn vào con mồi
WARNING
Đây là 1 cái bẫy chết người, đến gần nó thật cẩn thận từ phía sau


Hố dạng hũ
Là một loại bẫy khá lý tưởng để bắt chuột. (Figure 8- 16). Đào 1 cái hố sâu 30-45 cm mà phần dáy
rộng hơn phần trên. Làm miệng hố càng nhỏ càng tốt. Đặt 1 mảnh gỗ cách miệng hố 2.55cm.Chuột thường sẽ chui xuống dưới những mảnh gổ để tránh sự nguy hiểm và sẽ rơi xuống cái
hố. Chung không thể bò ra ngoài được do độ nghiêng của hố. Hãy cẩn thận khi kiểm tra hố bởi

đây là nơi lý tưởng để loài rắn trốn


CÔNG CỤ GIẾT THÚ
Có vài công cụ giết thú nhỏ bạn có thể tự làm được. “Que thỏ”, thương, cung tên, ná là
những thứ như thế

Que thỏ (Rabbit Stick)
Một trong những công cụ giết thú hiệu quả và đơn giản nhất là 1 que nhọn chắc, dài bằng cánh
tay (từ đầu ngón tay tới vai), nó có tên là “que thỏ”. Bạn có thể ném nó hoặc vợt nó với 1 lực
mạnh. Nó khá hiệu quả

Thương
Bạn có thể dùng thương để giết thú nhỏ hoặc cá.Dùng thương để đâm, không ném.

Cung tên
1 cây cung tốt là thành quả của nhiều tiếng đồng hồ làm việc. Bạn có thể làm 1 cây cung ngắn hạn
khá dễ dàng. Khi nó gãy hoặc hết cong, bạn có thể thay bằng cái mới.Chọn 1 que gỗ cứng, nhẵn
dài tầm 1m Cẩn thận cạo đầu to cho tới khi nó bằng đầu nhỏ
Kiểm tra cẩn thận để thử độ cong tự nhiên của cái que. Luôn cạo cái que từ trong ra ngoài, hoặc
cái que sẽ bị gãy khi bạn kéo nó. Nên chọn những thanh gỗ khô, chết hơn là gỗ xanh.
Chọn tên từ những thanh que khô có sẵn. Tên nên dài bằng ½ cung. Cạo nhẵn tên.
Bạn có thể làm mũi của tên từ xương, mảnh kiếng, kim loại hoặc 1 miếng đá. Bạn cũng có thể
mài nhọn hoặc làm cứng đầu mũi tên bằng lửa. Cách làm cứng như sau : Đâm đầu mũi tên
vào than nóng, cẩn thận đừng để nó cháy
Bạn phải khắc đuôi mũi tên để dễ kéo. Gắn thêm lông vào đuôi tên để tăng độ chính xác và
quãng đường bay

CÔNG CỤ BẮT CÁ
Lưỡi câu

Bạn có thể làm lưỡi câu hợp với hoàn cảnh bằng kim găm, kim khâu, dây kẽm, hoặc 1 mảnh kim
loại. Bạn cũng có thể dùng gỗ, xương, vỏ dừa, sừng, vỏ sò, vỏ rùa . Bạn cũng có thể làm lưỡi
câu bằng bất kì tổ hợp vật liệu nào trong hình dưới (Figure 8-17).

Để làm lưỡi câu bằng gỗ, cắt 1 mảnh gỗ cứng dài 2.5cm đường kính 6cm từ thân cây. Khắc 1
vết ở 1 đầu để gắn mũi nhọn. Gắn mũi nhọn (1 mãnh xương, dây kẽm) vào vết khắc. giữ mũi


nhọn và buộc lại thật chặt để nó không lệch.Lưỡi câu này khá to, nếu muốn làm cái nhỏ hơn bạn
hãy dùng vật liệu có kích cỡ nhỏ hơn
Gorge là 1 mảnh gỗ (xương, kim loại…) nhỏ và nhọn ở 1 đầu, có 1 vết khắc ở giữa để buộc
dây. Gắn mồi câu vào chiều dài của gorge. Khi cá cắn mồi câu, nó cũng nuốt luôn cái gorge .
Những lưỡi câu bằng chất liệu khác làm tương tự theo hình

Stakeout (Nơi nuôi cá bí mật)
Stakeout là dụng cụ câu cá bạn có thể dùng trong khu vực căng thẳng (Figure 8-18). Để xây dựng
stakeout, cắm hai thanh gỗ dẻo vào đáy hồ,suối. Buộc 1 sợi dây vào giữa chúng và.Buộc 2 sợi
dây ngắn hơn với lưỡi câu hoặc gorge vào sợi dài này, hãy chắc chắn rằng chúng không rối vào
nhau. Chúng cũng không được trượt trên sợi dây dài, gắn mồi vào lưỡi câu hoặc gorge

Dùng lao bắt cá
Nếu bạn ở vùng nước nông (bằng eo) và có nhiều cá lớn, bạn có thể dùng lao bắt chúng. Để làm cây
lao, cắt 1 cây nhỏ dài, thẳng(Figure 8-22). Mài nhọn 1 đầu hoặc gắn thêm dao, 1 mảnh xương, mảnh
kim loại vào. Bạn cũng có thể làm cây lao bằng cách tách mảnh kim loại ra 1 chút và gắn mảnh gỗ vào
Để bắt cá, tìm 1 nơi cá hay tập trung hoặc bơi nhiều.Nhúng mũi nhọn xuống nước và từ từ tiến đến
gần con cá. Sau đó, đâm con cá thật mạnh và nhanh xuống đáy Sau khi bắt xong đừng nhấc lao lên,
vì con cá có thể giãy ra và bạn sẽ mất nó, giữ cây lao bằng 1 tay rồi cầm con cá với tay con lại. Đừng
ném cây thương, đặc biệt là khi mũi nhọn của nó là 1 con dao. Bạn không moi ra 1 con dao vào lúc này
đâu. Cẩn thận mũi nhọn sẽ phản chiếu ánh sáng vào mắt bạn.



“Chặt” cá
Vào buổi tối, ở nơi có nhiều cá, bạn có thể dùng ánh sáng để thu hút cá. Sau đó, dùng cái mác hoặc
thứ gì đó tương tự, lùa cá bằng lưỡi mác và chặt chúng. Đừng dùng những thứ quá bén vì bạn có thể
sẽ cắt chúng ra làm 2 và để mất những con cá khác

Đầu độc cá
Một cách khác để bắt cá là chơi thuốc độc. Thuốc có hiệu quả khá nhanh. Không làm lộ bạn khi nó có
tác dụng. Cũng cho phép ạn bắt nhiều cá trong 1 lần. Khi chơi thuốc, hãy bắt toàn bộ cá nhiễm độc, vì
nếu nhiều cá chết trôi xuống hạ nguồn sẽ khiến kẻ địch nghi ngờ. Vài loài cây mọc ở vùng nhiệt đới có
chứa rotenone, chất gây tê liệt hoặc giết thú máu lạnh nhưng không gây hại tới con người.Nơi tốt nhất
để dùng rotenone hoặc thực vật chứa chúng là ở trong đầm hoặc thượng nguồn con suối nhỏ. Rotenone
có tác dụng nhanh chóng với cá ở nhiệt độ nước từ 21 độ C (70 độ F) trở lên. Cá sẽ nổi lên mặt nước.
Rotenone có tác dụng chậm ở nhiệt độ nước từ 10~21 độ C (50~70 độ F) và vô hiệu ở nhiệt độ nước
dưới 10 độ C (50 độ F). Những loài cây dưới đây sẽ gây tê hoặc giết cá :
Anamirta cocculus (Figure 8-23). Loài cây gỗ này mọc ở miền Nam Châu Á và đảo Nam Thái Bình
Dương. Bóp những hạt tựa như đậu vào ném chúng vào nước
Croton tiglium (Figure 8-23). Loài cây bụi hoặc thân nhỏ này mọc ở đảo Nam Thái Bình Dương (TBD)
Hạt nằm trong 3 viên nang của cây. Bóp hạt và ném vào nước
Barringtonia (Figure 8-23) . Loài cây lớn này mọc ở gần biển Malay và Polynesia. Trái của cây này có
1 hạt. Bóp bể hạt và vỏ rồi ném vào nước
Derris eliptica (Figure 8-23). Loài cây bụi nhiệt đới này là nguồn khai thác torenone chính trong
thương mại. Nghiền rễ cây thành bột vào hòa với nước. Ném lượng lớn bột vào nước
Duboisia (Figure 8-23). Loài cây bụi này mọc ở Australia, mọc ra những chùm hoa trắng và trái như
quả trứng cá. Nghiền hoa và ném vào nước
Tephrosia (Figure 8-23). Loài cây bụi nhỏ, có vỏ sần như đậu, mọc khắp vùng nhiệt đới. Nghiền cuống
lá và ném vào nước
Vôi Bạn có thể tìm mua vôi ở chợ hoặc vùng nông nghiệp. Hoặc tự chế bằng cách đốt vỏ sò hoặc san
hô. Ném loại vôi này vào nước 
Vỏ đậu: Nghiền vỏ xanh từ đậu butternut (google) hoặc đậu phộng đen. Ném vào nước 



SƠ CHẾ VÀ CẤT GIỮ CÁ HOẶC CON MỒI
Bạn phải biết cách sơ chế, nấu cá và con mồi. Rửa hoặc cất giữ không đúng cách sẽ khiến cá hoặc
con mồi không ăn được


Không ăn cá ương. Nấu lên không thể chắc chắn rằng cá ương có thể ăn được. Dấu hiệu cá ương
là -Mắt trũng sâu
Có mùi lạ. 
Có màu đáng ngờ. (Mang cá nên có màu đỏ hoặc màu hồng. Vảy phải có màu sẫm hoặc màu
xám, không mờ.)

Khi dùng ngón tay nhấn vào cá sẽ để lại vết lõm

 Nhầy nhụa 
 Có vị tê lưỡi hoặc cay
Ăn cá ươn thối có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, nôn, ngứa, tê liệt, hoặc vị tê trong miệng.
Những triệu chứng này xuất hiện đột ngột, từ 1-6 giờ sau khi ăn. Làm bản thân nôn ra khi các triệu
chứng xuất hiện
Cá ương nhanh sau khi chết, đặc biệt là vào ngày nóng. Ăn cá càng sớm càng tốt sau khi bắt được.
Cắt mang và mạch máu nằm gần xương sống.
Bạn có thể xiên nguyên con cá bằng 1 cái que và nướng nó trên lửa. Tuy nhiên, luộc cá là cách tốt nhất
để giữ lại dưỡng chất. Chất béo và dầu các nằm ở dưới da, và khi luộc bạn có thể giữ lại nước luộc để
ăn. Bạn có thể dùng bất kì cách nấu rau nào để nấu cá (xào, rán, luộc, hấp…) Nhét cá vào 1 quả bóng
đất sét và chôn vào than đang cháy cho tới khi cục đất sét cứng lại. Đập bể cục đất sét để lấy con
cá.Nếu bạn muốn giữa cá để ăn sau, xông khói hoặc chiến nó. Để xông khói cá, cắt đầu và loại bỏ
xương lưng







Rắn
Để lột da rắn, đầu tiên chặt đầu và chôn nó. Sau đó rọc da dọc cơ thể 1 đoạn 15-20cm (Figure 8- 24).
Lận lớp da lại, nắm phần da và kéo ra khỏi cơ thể. Với những con to, có thể bạn cần phải cắt da bụng.
Nấu rắn hệt như nấu động vật nhỏ khác.Vứt bỏ ruột rắn. Cắt nó thành những khúc nhỏ và luộc hoặc
nướng nó


Chim
Sau khi giết chim, vặt lông hoặc lột da nó. Nhớ rằng, nếu lột da bạn sẽ mất đi vài dưỡng chất. Mổ bụng
và bỏ ruột, giữ lại cái diều (với loài ăn hạt), tim, phổi. Chặt chân. Luộc hoặc nướng. Trước khi nấu chim
ăn xác, luộc nó 20p để diệt kí sinh trùng

Lột da và làm thịt thú
Rút máu thú bằng cách cắt cổ nó. Nếu được, rửa sạch phần thịt ở gần vết cắt. Lật ngược thú lại và rạch
từ cổ họng tới đuôi, vứt hết bộ phận sinh dục (Figure 8-25). Loại bỏ các tuyến xạ hương (Tuyến tiết
mùi) ở điểm A và B để tránh làm hôi thịt (mình ko biết A,B là chỗ nào ‘-‘ ). Với thú nhỏ hơn, rạch 1 vết
trên da, nhét 2 ngón tay vào và kéo ra (Figure 8-26).
Note: Khi rạch da, đâm dao vào dưới lớp da và kéo lên, khi đó chỉ có lớp da mới bị rách.
Việc này sẽ tránh lông rơi vào trong thịt.

Vứt bỏ ruột của thú nhỏ bằng cách mổ bụng nó ra và kéo nó bằng ngón tay. Đừng quên khoang ngực
Với thú lớn hơn, cắt thực quản ra khỏi cơ hoành.Lộn ruột ra khỏi cơ thể. Cắt xung quanh hậu môn, sau
đó tiếp cận vào trong khoang bụng dưới, nắm ruột già hơn, và kéo bỏ. Cắt bỏ bàng quang.Nếu bạn làm
nước tiểu chảy vào thịt, rửa sạch để tránh bị hôi. Giữ lại tim và phổi. Mở chúng ra và quan sát xem có
sâu hoặc kí sinh khác không. Đồng thời cũng chú ý màu phổi, bạn có thể xác định bệnh của con thú này
đang mắc. Bề mặt phổi nên mịn,ẩm và có màu đỏ sậm hoặc tím. Nếu chỉ ra dấu hiệu mắc bệnh, vứt nó.

Tuy nhiên, phổi có bệnh cũng không có nghĩa là bạn không được ăn thịt con thú


FM 21-76 US ARMY SURVIVAL MANUAL

Reprinted as permitted by U.S. Department of the Army

Cắt da chân. Lột lớp da đó ra, cắt bỏ gân nếu cần. Chặt đầu và gót chân.
Chặt thú lớn thành những phần nhỏ. Đầu tiên,cắt phần cơ nối chân trước với cô thể. Ở thú 4 chân, giữa
chân trước và cơ thể không hề có xương hay. Chặt chân sau khỏi cơ thể . Bạn phải chặt 1 khúc xương
lớn ở phần trên chân và cắt luôn khớp nối lẫn khớp hông.Cắt dây chằn quanh khớp và uốn nó lại để
tách nó ra khỏi cơ thể. Loại bỏ phần cơ lớn (phần thịt thăn) nằm trên 2 bên cột sống. Tách xương sườn
ra khỏi xương lưng.
Nấu thịt lớn bạn cách nướng hoặc luộc. Bạn có thể hầm hoặc nấu thịt nhỏ, đặc biệt khi thịt còn dính
xương sau khi bạn làm thịt, để cho ra nước súp hoặc canh. Bạn có thể nấu cơ quan trong như tim, gan,
tụy, lá lách, thận tương tự như đối với thịt. Bạn cũng có thể nấu và ăn não. Cắt lưỡi ra, lột da, nấu tới khi
mềm, và ăn nó

Xông khói thịt
Chuẩn bị 1 khung kín quanh ngọn lửa (Figure 8-27). 2 cái khăn choàng ghép lại sẽ khá hiệu quả. Ngọn
lửa không cần phải lớn hoac75 nóng. Chủ yếu là để tạo ra khói, chứ không phải nhiệt. Đừng dùng gỗ có
nhựa vì khói này sẽ làm hỏng thịt. Dùng gõ cứng để có loại khói tốt nhất. Gỗ nên là gỗ xanh, nếu nó khô,
tạt nước vào. Cắt thịt thành lát mỏng tầm 6cm, và treo nó lên giá. Không được để thịt chạm vào
nhau.giữ cho khanh choàng kín để giữ khói và quan sát cẩn thận ngọn lửa. Đừng để lửa cháy quá nóng
Thịt xông khói qua đêm sẽ dùng được khoản 1 tuần. Xông khói 2 ngày liên tiếp sẽ dùng được 2-4 tuần.
Thường thịt xông khói có màu tối, cong, giòn và bạn có thể ăn mà không cần chế biến gì nữa. Bạn cũng
có thể dùng vỉ và hố để xông khói (Figure 8-28).

Page 97 of 233



FM 21-76 US ARMY SURVIVAL MANUAL

Reprinted as permitted by U.S. Department of the Army

Làm thịt khô
Để làm thịt khô, cắt sợi dày 6mm. Treo lên giá ở nơi có nắng và gió. Tránh xa tầm tay động vật và giữ
chúng đừng bay đi. Để thịt thật khô trước khi ăn.

Phương pháp bảo quản khác
Bạn có thể bảo quản thức ăn bằng cách đông đá hoặc ngâm muối

Đông đá
Ở thời tiết lạnh, bạn có thể đông đá và giữ thịt vĩnh cửu. Nhưng, đông đá không phải là 1 cách chế
biến, bạn vẫn phải nấu trước khi ăn

Ngâm muối
Bạn có thể bảo quản thịt bằng cách nhúng ngập vào nước muối. Rửa sạch muối trước khi nấu

Bài viết dịch bởi Shirai Hà. Link các bài viết đã dịch khác
30 Dấu hiệu cho thấy nước Mỹ đang trở thành nhà tù
14 thứ công nghệ kinh khủng mà Mỹ dùng để giám sát bạn
Seris các bài hướng đạo sinh tồn FM21-76 của quân đội Mỹ đã dịch
Chap 1 : Keyword
Chap2 : Tâm lý
Chap 3 : Trang bị cần thiết
Chap 4 : Y tế - bệnh dịch
Chap 5 : Xây dựng nơi trú ẩn
Chap 7 : Tạo ra lửa



Page 98 of 233




×