Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Vấn đề sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.1 KB, 88 trang )

1

Vấn đề sử dụng hợp lí nguồn
tài nguyên đất tỉnh Yên Bái
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP)


2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn
tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất, C. Mác viết
rằng: đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều
kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông
-lâm nghiệp. [12;15]
Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai ngày
càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con
người, con người dựa vào đó để tạo nên sản phẩm nuôi sống mình. Đất đai là
nguồn của cải, là thước đó sự giàu có của mỗi quốc gia.
Trên thế giới và đối với mỗi quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên và
nguồn lực có hạn, việc sử dụng tài nguyên đất đai và việc phát triển kinh tế xã
hội của đất nước một cách tiết kiệm, đảm bảo hiệu quả cao là vấn đề quan trọng
và có ý nghĩa rất lớn.
Trong những thập kỷ gần đây ở Việt Nam nói chung và Yên Bái nói riêng
đang phải đối mặt với những thách thức to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội.
Do áp lực gia tăng dân số, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng theo hướng thị
trường, nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất đang bị sử
dụng không hợp lý xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy cần phải có các biện pháp
cấp thiết để bảo vệ phục hồi tài nguyên đất phục vụ cho nền kinh tế phát triển
bền vững.
Yên Bái là một tỉnh vùng núi Đông Bắc, có điều kiện tự nhiên và tài nguyên


thiên nhiên phong phú đa dạng. Trong đó, tài nguyên đất chiếm vị trí quan trọng.
Tính đến 1/1/2014 tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 688.627,64 ha. Trong
đó diện tích nhóm đất nông nghiệp là 585.088,51 ha, chiếm 85% diện tích đất tự
nhiên; diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 53.711,31 ha chiếm 8%; diện tích
đất chưa sử dụng là 49827,82 ha chiếm 7%. [4;10]
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là
109.319,12 ha; đất lâm nghiệp 474.120,99 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1.585,96
ha, còn lại là đất nông nghiệp khác. Trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp thì
đất ở 5.066,88 ha; đất chuyên dùng 15.604,04 ha, còn lại là đất sử dụng vào mục
đích khác. Trong tổng diện tích đất chưa sử dụng thì đất bằng chưa sử dụng là
713,06 ha; đất đồi núi chưa sử dụng là 45.620,90 ha, còn lại là núi đá không có
rừng cây. [4;10]


3
Đất Yên Bái chủ yếu là đất xám (chiếm 82,37%), còn lại là đất mùn alít,
đất phù sa, đất glây, đất đỏ….
Hiện nay việc sử dụng đất trong tỉnh còn nhiều điểm chưa hợp lý gây lãng
phí tài nguyên đất và làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội. Sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên đất nói riêng đang
là vấn đề cấp bách của tỉnh Yên Bái. Chính vì những lý do trên tôi mạnh dạn lựa
chọn đề tài “Vấn đề sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên đất tỉnh Yên Bái” làm nội
dung nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng
tài nguyên đất. Tác giả Vũ Cao Thái, Phan Quang Khánh và Nguyễn Văn
Khiêm, Viện Thổ nhưỡng nông hóa đã có công trình nghiên cứu: “Điều tra
đánh giá tài nguyên đất theo phương pháp của FAO và quy hoạch sử dụng đất
trên địa bàn tỉnh (lấy Đồng Nai làm ví dụ)”. Công trình này đã điều tra, đánh

giá việc sử dụng tài nguyên đất theo các tiêu chí của FAO, mà đánh giá cụ
thể vào tỉnh Đồng Nai. [12;10]
Tác giả Nguyễn Văn Khiết với công trình “Nghiên cứu xác định vai trò của
một số yếu tố liên quan đến xói mòn đất ở nước ta”. Đề tài này xác định được
các yếu tố gây xói mòn và yếu tố ảnh hưởng đến xói mòn đất. Yếu tố gây xói
mòn đất là tính gây xói mòn của mưa và tính gây xói mòn của đất. Yếu tố ảnh
hưởng đến xói mòn là địa hình, thực vật và các tác động của con người thông
qua các mô hình sử dụng đất. Đây là cơ sở khoa học để các tác giả xây dựng các
mối quan hệ tương quan và phương trình dự báo xói mòn đất, đồng thời đề xuất
các biện pháp bảo vệ đất cũng như xác định tiêu chuẩn thảm thực vật phòng hộ.
Tác giả Tôn Thất Chiểu, Đỗ Đình Thuận, Hội Khoa học Đất Việt Nam năm
1996 đã có công trình nghiên cứu: “Đất Việt Nam”. Công trình này đã đánh giá
về tài nguyên đất ở Việt Nam, đất đã khai thác và chưa khai thác, đất đã được sử
dụng vào các mục đích khác nhau. Có thể nói đây là một công trình có ý nghĩa
rất lớn cho các lĩnh vực từ những nhà quản lí, những người làm công tác quy
hoạch và cả những giáo viên địa lí giảng dạy ở các nhà trường, cũng như các nhà
quản lí ở địa phương. [10;15]. “Xây dựng bộ chỉ tiêu lý hoá học đất phục vụ
đánh giá đất đai” của tác giả Đỗ Đình Đài Viện QH &TKNN 2005 - 2006 - Đã
xác định được bộ chỉ tiêu gồm 5 đặc tính lý hoá học đất như: Độ dày tầng đất
(cm); thành phần cơ giới; PHKCl; hàm lượng chất hữu cơ trong đất (OM - %);
dung tích hấp thu cation trong đất (CEC - Meq/100g đất), 14 loại cây trồng


4
chính được lựa chọn để nghiên cứu. Cũng liên quan đến việc đánh giá tài
nguyên đất, vào năm 1986 tác giả Bùi Tân Yên, Viện Thổ nhưỡng nông hóa đã
có công trình nghiên cứu khoa học:
“Quá trình nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp chính trong đánh giá
đất đai cho sản xuất nông lâm nghiệp bền vững ở Việt Nam”. Công trình này đã
đề xuất được các phương pháp đánh giá đất đai đặc biệt là: ứng dụng GIS trong

đánh giá đất đai, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sử dụng
đất nông lâm nghiệp. Ngoài ra, các nhà địa lí cũng có nhiều công trình nghiên
cứu về tài nguyên đất ở Việt Nam. Các tác giả Lê Thông, Lê Bá Thảo, Nguyễn
Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức,… đã phân tích, tổng hợp, đánh giá về tài nguyên
đất ở Việt Nam, các tỉnh thành thông qua những cuốn sách như “Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam”, “Địa lí các tỉnh thành phố Việt Nam”, “Thiên nhiên Việt
Nam”, “Miền núi và con người”… Những công trình nghiên cứu này là những
cơ sở khoa học giúp cho tác giả nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng trong nghiên
cứu đề tài.
2.2. Ở Yên Bái
Cho đến thời điểm này, công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp nhất các
điều kiện tự nhiên Yên Bái là chương trình điều tra cơ bản phục vụ xây dựng
nhà máy thủy điện Thác Bà từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Gần đây nhất là dự án “Phát triển cây cao su tỉnh Yên Bái giai đoạn 20102015 và 2020”, với sự phối hợp điều tra và thực hiện giữa Viện Khoa học nông
lâm nghiệp miền núi phía Bắc với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Yên Bái. Thông qua chương trình, đã tiến hành đánh giá tổng hợp các điều kiện
tự nhiên tại một số địa bàn thử nghiệm cây cao su, từ đó đánh giá thích nghi sinh
thái của cây cao su trên lãnh thổ nghiên cứu. Qua dự án này cho thấy các điều
kiện về tự nhiên nhất là đất đai là rất quan trọng đối với sự thích nghi của cây
cao su trên địa bàn tỉnh.
Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông
nghiệp tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012-2020” của tác giả Bùi Nữ Hoàng Anh đã
luận giải nguyên nhân của thực trạng sử dụng đất nông nghiệp, đã xây dựng
được mô hình hiệu ứng cố định (FEM) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất được một hệ thống
các giải pháp khá toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất
nông nghiệp tại một tỉnh miền núi như Yên Bái.
Theo hướng nghiên cứu từng hợp phần tự nhiên, có luận văn thạc sỹ địa
lý “Nghiên cứu biến động thảm thực vật rừng tỉnh Yên Bái thời kì 1995-



5
2002” của Nguyễn Thị Thu Hương (2004); Điều tra, đánh giá tài nguyên đất
nông nghiệp làm căn cứ khoa học để đề xuất cây trồng hợp lý cho huyện Văn
Yên, Trấn Yên và Yên Bình tỉnh Yên Bái, công trình thực hiện do Viện thổ
nhưỡng nông hóa, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến hành điều tra
(2005); Nghiên cứu tiềm năng và hạn chế về đất đai làm cơ sở đề xuất các
giải pháp tác động nhằm ổn định, nâng cao năng suất và chất lượng chè tỉnh
Yên Bái do UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn thực hiện (2009); Xác lập luận cứ khoa học nhằm lựa chọn giải
pháp phát triển kinh tế rừng trồng tỉnh Yên Bái đến năm 2020 do UBND tỉnh
Yên Bái phối hợp với Viện Khoa học Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
thực hiện (2009).
Như vậy, mỗi công trình xuất phát từ những cách tiếp cận và yêu cầu
thực tiễn khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu điều kiện tự nhiên phục vụ sử dụng
hợp lí và bảo vệ tài nguyên đất tỉnh Yên Bái còn chưa có công trình nổi bật,
chuyên biệt theo hướng này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
- Trên cơ sở phân tích các đặc điểm tự nhiên, sự phân hóa lãnh thổ tự
nhiên liên quan đến sử dụng đất, đưa ra đề xuất góp phần vào việc sử dụng
hợp lí, bảo vệ đất tỉnh Yên Bái.
- Làm tư liệu cho việc dạy học Địa lí địa phương tỉnh Yên Bái trong
chương trình phổ thông.
3.2. Nhiệm vụ
- Xác định cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lí và bảo vệ đất tỉnh
Yên Bái.
- Phân tích đặc điểm các hợp phần tự nhiên, sự phân hóa tự nhiên liên quan
đến sử dụng và bảo vệ đất.
- Đề xuất sử dụng hợp lí và bảo vệ đất tỉnh Yên Bái
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các đặc điểm địa lý tự nhiên tỉnh Yên Bái và những giải pháp nhằm sử
dụng hợp lý đất đai tỉnh Yên Bái.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ nghiên cứu trong đề tài này là địa bàn tỉnh
Yên Bái.


6
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các đặc điểm địa lý tự nhiên trên cơ sở
đó phân tích được thực trạng sử dụng tài nguyên đất và đưa ra các giải pháp
phù hợp nhằm sử dụng hợp lý đất đai của tỉnh.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Theo quan điểm này, đối tượng nghiên cứu là một hệ thống với các bộ
phận cấu thành tương đối hoàn chỉnh, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết
với nhau, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau tạo thành một hệ thống
thống nhất hoàn chỉnh.
Mỗi hệ thống vừa là một cấp đơn vị nhỏ của một hệ thống lớn hơn nó,
nhưng đồng thời bên trong nó lại tồn tại hai mối quan hệ: Mối quan hệ giữa
các thành phần trong hệ thống và mối quan hệ của hệ thống đó với hệ thống
khác. Các mối quan hệ này luôn gắn bó với nhau tạo thành một thể thống nhất
và hoàn chỉnh. Vận dụng quan điểm vào đề tài để đánh giá các đặc điểm địa
lý tự nhiên của tỉnh Yên Bái trên cơ sở đó thâý được thực trạng sử dụng đất
đai và đưa ra những giải pháp sử dụng hợp lý.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Vận dụng quan điểm tổng hợp trong nghiên cứu địa lí tự nhiên là nhiên
cứu các đối tượng trong tổng hòa mối quan hệ biện chứng với nhau. Các đối
tượng địa lí có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tạo thành một thể thống

nhất. Do vậy, khi nghiên cứu không thể tách rời các đối tượng nghiên cứu ra
khỏi mối quan hệ với các đối tượng khác.
5.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm lãnh thổ là một trong những quan điểm đặc thù của địa lí học,
bởi vì bất cứ một đối tượng nghiên cứu địa lí nào cũng đều gắn liền với không
gian lãnh thổ nhất định. Tại đó có sự phân hóa và phụ thuộc lẫn nhau trong
lãnh thổ, nhưng đồng thời lại có mối liên hệ với các lãnh thổ xung quanh trên
phương diện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó đề tài nghiên
cứu đặc điểm địa lý tự nhiên và yêu cầu sử dụng hợp lý đất đai trên địa bàn
tỉnh Yên Bái.
5.1.4. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn là quan điểm đúng đắn nhất, xác định giá trị và khả
năng thực thi của kết quả nghiên cứu. Vận dụng quan điểm thực tiễn để đánh
giá đặc điểm địa lý tự nhiên để từ đó đưa ra những giải pháp sử dụng hợp lý
đất đai của tỉnh Yên Bái.


7
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Đây là phương pháp không thể thiếu giúp cho tài liệu mang tính định
lượng và đáng tin cậy hơn. Những tài liệu thu thập được phải mang tính chính
xác, đầy đủ, cập nhật. Sau đó cần tiến hành xử lí, sắp xếp tài liệu một cách hợp
lí. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành thu thập những số liệu về
vị trí địa lý, diện tích, và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
5.2.2. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin đia lí
Mục đích của đề tài là nghiên cứu đặc điểm địa lý tự nhiên và yêu cầu sử
dụng hợp lý đất đai tỉnh Yên Bái. Vì vậy phương pháp bản đồ là một phương
pháp quan trọng của đề tài trong việc thể hiện cách phân loại, hiện trạng và
phân bố đất.

Phương pháp bản đồ là phương pháp hữu hiệu để thể hiện sự phân bố
không gian các phương án quy hoạch và thiết kế lãnh thổ, đồng thời giúp cho
các nhà quản lí đưa ra những quyết định về tổ chức sử dụng lãnh thổ một cách
nhanh chóng và hiệu quả hơn so với việc đọc các bảng thống kê dài.
5.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Tổng hợp là phương pháp xác định những thuộc tính, những mối liên hệ
chung cũng như những quy luât tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành sự
vật. Tổng hợp có được nhờ những kết quả nghiên cứu phân tích sau đó kết
hợp chúng lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh thống nhất. Áp dụng
phương pháp này trong đề tài để làm tăng tính logic thống nhất, tổng hợp lại
tất cả các kết quả sau khi tiến hành nghiên cứu.
6. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về sử dụng hợp lí, bảo vệ đất
tỉnh Yên Bái.
Chương 2: Đặc điểm địa lí tự nhiên và vấn đề sử dụng, bảo vệ đất tỉnh
Yên Bái.
Chương 3: Đề xuất sử dụng hợp lí và bảo vệ đất tỉnh Yên Bái.
Ngoài ra, trong khóa luận còn sử dụng 7 bản đồ và 17 bảng số liệu nhằm
thể hiện rõ hơn nội dung nghiên cứu của khóa luận.


8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG HỢP LÍ
TÀI NGUYÊN ĐẤT TỈNH YÊN BÁI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1. 1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Đất, đất đai

- Đất
Thổ nhưỡng hay còn gọi là đất, là một thành phần của lớp vỏ địa lý phân bố
ở bề mặt các lục địa. Đây là nơi tiếp xúc, xâm nhập và tác động qua lại của tất
cả các thành phần tự nhiên, vì thế đất có thành phần vật chất, cấu trúc đa dạng
nhất trong lớp vỏ địa lý.
Cuối thế kỷ XIX lần đầu tiên khái niệm về đất trên cơ sở phát sinh học mới
được đề xuất bởi nhà thổ nhưỡng học người Nga V.V.Đôcusaev (1846-1903)
người sang lập khoa học trái đất hiện đại: “Đất là một vật thể tự nhiên hoàn
toàn độc lập, là sản phẩm của hoạt động tổng hợp của đá mẹ, khí hậu, sinh vật,
tuổi và địa phương địa hình”. [12;12]
Sau này nhiều nhà thổ nhưỡng học đã nêu ra các định nghĩa khác nhau về
đất, trong đó định nghĩa của V.R .Viliam (1863-1930) cho ta nhận thức đầy đủ
hơn về đất: “Đất là lớp tơi xốp ở bề mặt lục đại, có khả năng cho thu hoạch
thực vật. Độ phì là một tính chất hết sức quan trọng của đất, là đặc trưng cơ
bản của đất”. Theo FAO: “Đất ( Soil) là vật thể tự nhiên đặc biệt hình thành do
tác động tổng hợp của các yếu tố sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình, thời gian và
tác động của con người’’.[14;10]
- Đất đai
Theo FAO: “đất đai (land) là một vùng đất xác định về mặt địa lý, là một
thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán
được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất,
điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động trước
đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này ảnh hưởng có ý
nghĩa tới việc sử dụng vùng đất của con người hiện tại và tương lai.” [14;18]
Nói cách khác, đất đai là một vùng có ranh giới, vị trí cụ thể và có các
thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội như: thổ nhưỡng, khí
hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, động vật, thực vật và hoạt động sản
xuất của con người.



9
1.1.1.2. Suy thoái đất
Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, được hình thành trải dài hàng
trăm năm. Đất trở nên ổn định dưới tán che của thảm thực vật và tính chất liên
kết chặt chẽ của hệ rễ. Theo thời gian, đất có thể bị suy thoái do tác động riêng
hoặc đồng thời của các nhân tố tự nhiên và con người. Ở miền núi nói chung,
tỉnh Yên Bái nói riêng thường xảy ra một số hiện tượng thoái hóa đất sau :
- Xói mòn đất: Xói mòn đất là hiện tượng di chuyển các phần tử đất từ cao
xuống thấp hoặc từ nơi này đến nơi khác do tác động của ngoại lực. Xói mòn đã
làm cho đất bị mất mùn và các chất dinh dưỡng khác. Hiện tượng xói mòn đất
thường xảy ra ở những nơi có lượng mưa tập trung theo mùa, với cường độ lớn,
đặc biệt ở những nơi đất dốc và mất lớp phủ thực vật.
Theo Svaritrebkaia (1978) “ Xói mòn đất là quá trình phá hủy nham thạch
bởi hoạt động của dòng nước. Quá trình này kết hợp với sự di chuyển dưới tác
dụng của trọng lực tạo ra các thung lũng và hạ thấp bề mặt lưu vực. Quá trình
này bao gồm việc phá hủy cơ học đối với đá gốc bởi dòng chảy mài nhẵn và bào
mòn đáy dòng chảy bởi tác dụng cọ xát của xâm thực”. [12;41]
* Phân loại xói mòn:
Xói mòn theo bề mặt nước mưa: Sau những trận mưa lớn, toàn bộ bề mặt
của các đồi trọc bị phủ dưới một màng nước mỏng do vô số các dòng nước nhỏ
hợp lại, càng về phía chân đồi, màng nước càng dày, tụ tập thành dòng ở một số
đường lõm của sườn đổ xuống các vùng trũng bên dưới cuốn trôi theo những vật
chất vụn bở xuống chân sườn.
Xói mòn theo dòng là kiểu xâm thực, xói mòn tập trung trong các dải trũng,
như các máng trũng sâu, khe rãnh xói mòn và thung lũng sông suối. Xói mòn đất
gây nên tác hại mang tính dây truyền và rất phổ biến, đó là gây thoái hóa đất,
giảm năng suất cây trồng, thậm chí làm mất khả năng tồn tại và phát triển của
cây trồng trên đất bị xói mòn. Cung cấp vật chất bồi lắng sông, hồ.
Theo Nguyễn Quang Mỹ [12;45], những quá trình xói mòn đất hiện đại
bao gồm:

+ Quá trình xói mòn địa chất: Xảy ra do tác động của các nhân tố tự nhiên,
hậu quả của nó là hình thành nhiều dạng địa hình bóc mòn, rửa trôi và đất xấu
rất phức tạp. Loại xói mòn này thường xảy ra với tốc độ chậm, trong thời gian
dài. Trừ trường hợp do tác động của một số nhân tố ngoại lực, quá trình xói mòn
sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn.


10
+ Quá trình xói mòn gia tốc: Là hậu quả của việc khai thác và sử dụng đất
không hợp lý của con người. Quá trình này xảy ra tương đối nhanh, dễ nhận thấy
những biểu hiện làm suy thoái đất.
+ Tổn thất của đất do xói mòn: Tất cả các quá trình xói mòn dù diễn ra ở
bất kì dạng nào đều có thể làm giảm độ phì của đất, làm đất mất chất dinh
dưỡng, làm cho đất bị bạc màu, trơ sỏi đá. Làm giảm năng suất cây trồng, xói
mòn đất với tốc độ lớn trên những vùng địa hình dốc làm sạt lở đất, trôi hết chất
dinh dưỡng, tầng đất phủ bị bạc màu, trơ gốc đá. rửa trôi các chất dinh dưỡng
của đất, vùng đất bị xói mòn sẽ có những tổn thất lớn khi gieo trồng các loại cây
trồng làm giảm nhanh chóng năng suất cây trồng vì đất khô cằn.
- Trượt lở, xói lở
Các hiện tượng trượt lở và xói lở thường xảy ra ở các địa hình sườn dọc bờ
sông, suối, liên quan trực tiếp với các quá trình địa động lực ngoại sinh. Trong
nhiều trường hợp gây sự cố hiểm họa cho con người.
* Trượt lở: đây là thuật ngữ chỉ hầu hết các hiện tượng chuyển động của
các khối đất đá, các tảng, các mảnh vụn, bị tách khỏi nền gốc ở trên cao di
chuyển xuống phía dưới chân sườn thấp. Trên các sườn dốc, hiện tượng trượt lở
thường kéo theo hiện tượng trượt đổ, nghĩa là đất đá rơi tự do. Sườn có độ dốc
càng lớn, khả năng trượt đổ càng cao. [12;36]
* Xói lở: Hiện tượng xói lở thường diễn ra dọc các bờ sông, suối. Xói lở
xảy ra khá phổ biến liên quan đến quá trình xâm thực nhanh của dòng chảy.
* Nguyên nhân của các hiện tượng này bao gồm:

+ Các yếu tố tự nhiên: do địa hình sườn dốc, hay do đất đá trên sườn bở rời,
gắn kết yếu, hoặc do lượng mưa lớn, tỉ lệ thẩm thấu cao tạo nước ngầm, thúc
đẩy quá trình trượt lở v.v...
+ Các yếu tố dân sinh: chặt phá rừng, làm mất lớp phủ thực vật, đặc biệt tại
những nơi có địa hình dốc, nguy cơ trượt lở cao; do xây dựng các công trình
giao thông đường sá, cầu cống,... xén, vạt các chân sườn quá mức làm tăng độ
dốc địa hình, tăng tải trọng trên địa hình sườn, v.v... trên địa bàn có nhiều nguy
cơ tai biến trượt lở, xói lở.
* Tác hại chính do trượt lở, xói lở:
+ Trượt lở, xói lở làm mất diện tích canh tác đất nông nghiệp, lâm nghiệp,
đất thổ cư của cộng đồng. Diện tích đất thu hẹp kéo theo các vấn đề về kinh tế xã hội. Khó khăn trong việc cải tạo và quy hoạch đất.


11
+ Trượt lở, xói lở đất xảy ra sẽ phá hoại các công trình xây dựng, đường sá,
cầu cống, các công trình thủy lợi, thủy điện v.v. liên quan trực tiếp với vùng
trượt. Làm cho kinh tế của vùng bị suy giảm nghiêm trọng do những thiệt hại
nặng nệ khó khắc phục.
+ Trượt lở, xói lở gây ách tắc các dòng chảy nhánh, cấp nhỏ, cục bộ, gây
úng ngập cũng như hạn cục bộ lên quan vùng trượt lở. Điều này rất nguy hiểm,
khi các dòng sông bị ách tắc sẽ dẫn đến hiện tượng úng lụt làm thiệt hại đến hoa
màu và các công trình xây dựng khác.
+ Tác hại đến sức khỏe con người. Làm ô nhiễm môi trường sống của con
người, gây ra các bệnh dịch.
+ Trượt lở, xói lở tác động làm gia tăng tính nhạy cảm của một số tai biến
khác như suy thoái rừng, gia tăng bóc mòn rửa trôi, suy thoái đất trồng, gia tăng
nhạy cảm lũ lụt, lũ quét v.v
- Lũ, lũ quét
Lũ lụt là một trong những biểu hiện về tai biến thiên nhiên, hay thiên tai
gây ra do các dòng nước có lưu lượng lớn, động năng mạnh dị thường, thường

diễn ra trong phạm vi các kênh dẫn dòng chảy tự nhiên hay nhân tạo, hoặc mở
rộng trên các địa hình trũng thấp kế cận các dòng chảy, với sức nước có thể phá
hủy, cuốn đi các vật cản tự nhiên như đất đá, cây cối, cho đến các công trình nhà
cửa, cầu cống, đê đập và các tài sản con người, thậm chí có thể đe dọa tính mạng
của con người.
Lũ lụt thuộc loại tai biến cấp diễn, có thể lập lập lại trong mùa mưa, bão,
song mỗi đợt đều diễn ra với tốc độ nhanh ồ ạt, thường bất ngờ, dù là hiện tượng
rất phổ biến. Lũ lụt đi kèm sau các trận mưa nguồn lớn, dông bão hoặc liên quan
đến các sự cố về đê đập, hồ chứa v.v… Tùy theo đặc điểm hoạt động của lũ,
thành phần vật chất của dòng lũ mà phân biệt các loại khác nhau như lũ lụt, lũ
ống, lũ quét.
1.1.1.3. Sử dụng đất
- Sử dụng đất hợp lý
Sử dụng lâu bền đất đai bao gồm các quy trình công nghệ, chính sách và
các hoạt động nhằm hội nhập các nguyên lý kinh tế xã hội với các quan tâm về
môi trường sao cho có thể đồng thời: Duy trì và nâng cao sự phục vụ sản xuất
(tính sản xuất); Giảm mức độ nguy cơ sản xuất (tính ổn định); Bảo vệ tiềm năng
của các nguồn lợi tự nhiên (tính bảo vệ); Có thể đứng vững về kinh tế (tính kinh
tế); Có thể chấp nhận được về mặt xã hội (tính chấp nhận được). [12;35]


12
- Khả năng đất đai
Khả năng đất đai: là tiềm năng của đất đai cho các loại hình sử dụng hay hoạt
động quản lý cụ thể. Nó không nhất thiết phải là loại sử dụng tốt nhất hay có lợi ích
nhất. Việc phân loại đất đai chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên thể hiện các hạn
chế (những đặc điểm của đất đai gây trở ngại cho việc sử dụng đất). [12;37]
Các hạn chế bao gồm:
Hạn chế lâu dài: là những hạn chế khó khắc phục bằng các cải tạo thông
thường. Độ dốc cao, độ dày tầng đất quá mỏng, thành phần cơ giới đất phức tạp,

đòi hỏi quá trình khắc phục lâu dài, kiên trì. Bên cạnh đó, nghiên cứu trồng các
loại cây trồng thích hợp với những hạn chế đó là rất quan trọng để sử dụng đất
hợp lí.
Hạn chế tạm thời: có thể cải tạo được bằng các biện pháp chăm sóc, quản
lí như hàm lượng các chất dinh dưỡng ít ta có thể khắc phục bằng cách bón
phân, cải tạo đất. Khả năng điều tiết nước kém có thể khắc phục bằng cách xây
dựng hệ thống tưới tiêu đảm bảo nguồn nước đủ cho cây sinh trưởng.
Việc phân loại khả năng đất đai chủ yếu dựa vào các hạn chế lâu dài và các
chỉ tiêu xác định giới hạn khả năng đất đai là khác nhau ở các quốc gia.
- Chất lượng đất đai: Chất lượng đất đai là thuộc tính của đất có ảnh hưởng
tới tính bền vững của đất đai đối với một kiểu sử dụng cụ thể. Chất lượng đất đai
là tổ hợp các thuộc tính của đất mà các thuộc tính đó có tác động theo các cách
riêng biệt với sự ảnh hưởng của nó đối với sự thích hợp của đất với sử dụng nhất
định. [12;13]
- Loại hình sử dụng đất đai: Loại hình sử dụng đất đai là bức tranh mô tả
thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lí sản xuất
trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kĩ thuật xác định. Những loại hình này có
thể theo nghĩa rộng là các loại sử dụng đất chính hoặc có thể mô tả chi tiết hơn
với các khái niệm các kiểu sử dụng đất. Các loại sử dụng đất chính là một trong
những số ít sự phân nhánh chính của sử dụng đất, như nông nghiệp nhờ mưa,
nông nghiệp thủy lợi, đồng cỏ chăn thả gia súc, lâm nghiệp và giải trí. Kiểu sử
dụng đất là một loại sử dụng đất đai, được mô tả chi tiết theo các thuộc tính nhất
định để đánh giá các yêu cầu sử dụng đất của nó và để lập kế hoạch đầu tư cần
thiết. Đôi khi, người ta không tách bạch các loại hình sử dụng đất chính với các
kiểu sử dụng đất, mà gọi chung là các loại hình sử dụng đất đai, với mức độ chi
tiết thay đổi theo phạm vi và các mục đích nghiên cứu. [12;14]
Loại hình sử dụng đất đai được mô tả tương đối chi tiết, có quy định về kĩ


13

thuật trong điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội xác định. Các thuộc
tính của LHSĐ gồm: sản phẩm, lợi ích, định hướng thị trường, kiến thức kĩ
thuật, trình độ sử dụng đất, v.v...
Trong sản xuất nông lâm nghiệp, loại hình sử dụng đất đai được hiểu khái
quát là những hình thức sử dụng đất đai để sản xuất một hoặc một nhóm cây
trồng, vật nuôi trong chu kì một hoặc nhiều năm. Trong đánh giá đất đai đất đai
là nền, loại hình sử dụng đất đai là yêu cầu đánh giá, phân hạng mức độ thích
hợp đối với đất đai
- Quy hoạch sử dụng đất đai: Là tổng hợp các kết quả đánh giá đất đai theo
yêu cầu sử dụng hay các kết quả phân loại khả năng sử dụng đất đai với các
nghiên cứu về tình hình kinh tế xã hội, thị trường để đề xuất các phương hướng
sử dụng đất đai hợp lí. [12;20]
1.1.2. Các nhân tố hình thành đất
Đất là một thể tự nhiên hình thành do tác động qua lại của nhiều nhân tố
bên ngoài khác nhau, là sản phẩm tác động tương hỗ giữa các thành phần vô cơ
với các thành phần hữu cơ thông qua hai quá trình đại tuần hoàn vật chất và tiểu
tuần hoàn sinh vật. Theo V.V. Đôcusaev, các nhân tố hình thành đất đó là: đá
mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và tuổi thổ nhưỡng. Năm nhân tố này không tác
động riêng rẽ trong quá trình hình thành thổ nhưỡng mà kết hợp với nhau một
cách chặt chẽ. Vì vậy, đất sẽ phản ánh những đặc điểm chung của nham thạch,
địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật và tất nhiên không thể tách khỏi quan hệ
chặt chẽ với con người. Vai trò của từng nhân tố đối với sự hình thành đất thể
hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa đất với các hợp phần tự nhiên, cụ thể như sau:
1.1.2.1. Đá mẹ
Đá mẹ cung cấp hợp chất vô cơ cho đất và quyết định cấu trúc, tính chất lý
học, hóa học của đất. Ví dụ, những đất hình thành trên các vùng đá granit
thường có tỉ lệ sạn, cát cao, còn trên các loại đá diệp thạch, đá vôi... sẽ chứa
nhiều sét.
Những thành phần và tính chất của đất chịu ảnh hưởng của đá mẹ được
biểu hiện rõ nhất ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất, về sau chúng có

thể biến đổi sâu sắc do quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong đất.
Đá mẹ hình thành đất được chia làm 3 loại chủ yếu: đá mácma, đá trầm tích
và đá biến chất.
Đá mácma: Được hình thành do quá trình đông đặc và nguội dần của
những khối mácma nóng chảy. Đá mácma có 2 loại là mácma xâm nhập và


14
mácma phun trào. Nhưng loại đá mácma thường gặp là: Pecmatit, Granit, Liparit
và Poocfia thạch anh, Điorit,...[12;50]
Đá trầm tích: Được tạo thành do kết quả của quá trình tái trầm tích của các
sản phẩm phong hóa của đá mácma hay đá biến chất, hoặc do sự tích tụ, và lắng
đọng của xác hữu cơ. Những đá mácma hay đá biến chất bị vỡ vụn ra trong quá
trình bị phong hóa lắng đọng tại chỗ hoặc bị di chuyển rồi lắng đọng lại, liên kết
vững chắc với nhau mà thành một loại đá mới gọi là đá trầm tích. Những loại đá
trầm tích thường gặp: đá cát, đá phiến sét, đá bột cát, đá hỗn hợp. Những loại đá
trầm tích hóa học và sinh học là: đá vôi, đá phiến apatit, than bùn, than đá. [12;52]
Đá biến chất: Dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cao hay của những thể
lỏng và thể khí có phản ứng hóa học rất mạnh, đá mácma hoặc đá trầm tích biến
thành một loại đá mới gọi là đá biến chất. Những đá biến chất thương gặp là:
Gờ-nai, đá hoa, quắc-zit, amphibolit, đá phiến kết tinh và đá phiến phylit. Ở Việt
Nam, gờ-nai và phiến thạch kết tinh là nền nham thạch chính của lớp đá mẹ hình
thành đất feralit đỏ vàng. [12;55]
1.1.2.2. Khí hậu
Nhân tố khí hậu được coi là tiên phong, giữ vai trò động lực trong quá
trình tạo đất. Chính nhiệt độ, mưa và các chất khí như ôxi, cácbonic, nitơ đã
phá hủy đá gốc thành các sản phẩm phong hóa (vật liệu cơ bản), từ đó hình
thành nên đất. Chế độ nhiệt, ẩm của đất đều do khí hậu chi phối.
Chế độ nhiệt ở mức độ đáng kể quyết định cường độ của các quá trình cơ
học, địa hóa học và sinh học diễn ra trong đất. Khi nhiệt độ đốt nóng hay làm

lạnh có chu kì, các đá và khoáng vật đều bị nứt nẻ. Đó là điều kiện thuận lợi cho
quá trình phong hóa cơ học xảy ra. Chế độ nhiệt không đồng nhất ở các vùng
khác nhau cũng làm cho các phản ứng hóa học xảy ra trong thổ nhưỡng có sự
chênh lệch đáng kể.
Chế độ ẩm cũng ảnh hưởng rõ rệt đến thổ nhưỡng. Sự tồn tại của nước là
một trong những điều kiện quan trọng của các quá trình lí, hóa, sinh học xảy ra
trong đất. Các dòng chảy vận chuyển trầm tích của các vật liệu ở các tầng trên
của thổ nhưỡng, nước thấm xuống các lớp đất sâu có tác dụng đối với nhiều quá
trình xảy ra trong đất đảm bảo hoạt động sống của động thực vật, tạo điều kiện
cho vòng tuần hoàn nước nhỏ trong lục địa vận chuyển liên tục.
Gió có tác dụng tích cực trong phân bố mưa, tác động tới sự hình thành
thành phần cơ giới và hữu cơ của đất thông qua các quá trình thổi mòn và trầm


15
tích; gió có khả năng vận chuyển các hạt đất trong một phạm vi rất lớn, v.v...
[11;23]
Như vậy, khí hậu đã ảnh hưởng đến sự hình thành đất ngay từ khi phát
sinh. Trong các khu vực nhiệt đới ẩm, xích đạo có độ ẩm và nhiệt độ cao, quá
trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ đã tạo nên lớp vỏ phong hóa và lớp vỏ thổ
nhưỡng dày. Trái lại, ở sa mạc hoặc ở đài nguyên, lớp đất mỏng và thô vì quá
trình hình thành đất diễn ra yếu do yếu tố nhiệt và ẩm không thuận lợi, vì vậy
mà vỏ phong hóa và đất rất mỏng.
Khí hậu còn ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành đất thông qua sinh vật,
chế độ nhiệt có khả năng thúc đẩy, kìm hãm hoặc đình chỉ các quá trình xảy ra
trong đất.
1.2.2.3. Địa hình
Địa hình là một nhân tố hình thành đất rất đặc biệt có ảnh hưởng rất quan
trọng tới sự hình thành và phân bố tài nguyên đất. Hướng dốc, trạng thái bề mặt
của địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ và độ ẩm đất. Độ dốc, hướng gió

ảnh hưởng đến cường độ bốc hơi nước tùy thuộc vào điều kiện địa hình. Địa
hình tạo nên sự phân hóa khí hậu do đó cũng ảnh hưởng tới sự tạo thành, phân
bố đất. [11;31]
Trong quá trình hình thành đất, địa hình ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tác
động của các nhân tố khác như:
* Sự di chuyển vật chất của lớp vỏ phong hóa: Bộ phận trên cùng của lớp
thổ nhưỡng bị bào mòn dần và một khối lượng lớn đất bị vận chuyển xuống nơi
thấp do tác dụng của các dòng chảy trên mặt khiến cho tầng đất ở những nơi này
dày hơn ở sườn. Ở những địa hình càng dốc thì quá trình bào mòn, xói đất càng
tăng lên lớp khi lớp phủ thực vật tự nhiên bị phá hoại hay khi con người tiến
hành những biện pháp canh tác thiếu khoa học. Qúa trình di chuyển vật chất đó
diễn ra dưới tác dụng của trọng lực và độ dốc của địa hình có ý nghĩa rất lớn
trong sự phân bố lại vật chất trong thổ nhưỡng. [12;46]
* Thành phần hóa học của đất: Nhân tố địa hình có tác dụng chủ yếu tới sự
phân bố lại lượng nhiệt và độ ẩm không khí. Nhiệt độ và độ ẩm không khí thay
đổi theo độ cao địa hình. Mưa rơi theo bề mặt sườn, phần lớn chảy xuống các
nơi thấp, vì vậy những khu vực thấp thường có độ ẩm lớn hơn các khu vực cao.
Trong cùng một cảnh quan nhưng đất ở các bộ phận địa hình lồi và lõm có thể
khác nhau một cách cơ bản về chế độ nước, độ pH, thành phần hóa học v.v...
[12;29]


16
* Tính địa đới của đất theo độ cao: Khi lên cao, các điều kiện khí hậu đều
thay đổi theo quy luật: tổng bức xạ tăng theo độ cao vì độ dày của khí quyển
giảm, lượng bụi giảm, không khí loãng hơn, song bức xạ nhiệt của mặt đất lại
lớn nên cán cân nhiệt ở những miền núi cao thấp hơn khu vực ở dưới thấp, khí
hậu lạnh hơn nên các quá trình phong hóa đá yếu, vỏ phong hóa mỏng, quá trình
hình thành đất diễn ra chậm. Tuy nhiên, biên độ nhiệt lớn giữa ngày và đêm
cũng làm giảm các hoạt đông sinh học của thực vật và vi sinh vật, vì vậy ở miền

núi cao thổ nhưỡng nhiều khi có tầng mùn thô rất dày. [12;43]
1.1.2.4. Sinh vật
Sinh vật là nhân tố có vai trò hết sức quan trọng trong sự hình thành đất bởi
vì trong tiểu tuần hoàn sinh vật thì chính sinh vật đã thực hiện trao đổi vật chất
và năng lượng.
Thực vật xanh cung cấp đại bộ phận chất hữu cơ cho đất. Nhờ khả năng
đồng hóa cacbon của thực vật xanh mà hàng năm chúng có thể tạo ra một khối
lượng khổng lồ vật chất hữu cơ. Cùng với khí hậu, lớp phủ thực vật có vai trò
quyết định tới chiều hướng của quá trình hình thành đất. Nhu cầu về thức ăn của
thực vật sống khác nhau nên khi chết đi, xác phân hủy vào môi trường sẽ có tỉ lệ
và thành phần khác nhau về các chất hữu cơ và chất tro. Thực vật hạn chế sự xói
mòn của nước, đồng thời còn có vai trò điều hòa nhiệt độ ở lớp không khí sát
mặt đất, điều hòa lượng nước thấm trong đất do vậy cũng ảnh hưởng đến sự tạo
thành đất.
Vi sinh vật thể hiện vai trò của mình trong quá trình hình thành đất ở việc
phân hủy và tạo thành chất hữu cơ. Chúng phân hủy các tàn tích chất hữu cơ, lấy
thức ăn để tạo nên các chất hữu cơ nuôi cơ thể, tổng hợp nên chất hữu cơ mới và
độc đáo của đất, đó là mùn. Do tác động của các axit hữu cơ và các thể sống mà
các sản phẩm phong hóa bị biến đổi sâu sắc để trở thành đất. Hoạt động của các
loài côn trùng và động vật sống trong đất giúp cho đất tơi xốp, dễ thấm nước và
khí hơn, làm tăng tốc độ hình thành kết cấu đất. Động vật còn góp phần phân
hủy các tàn tích hữu cơ bằng cách sử dụng các tàn tích này làm nguồn dinh
dưỡng, khi chúng tiêu hóa sẽ trả lại cho đất những chất hữu cơ đơn giản, làm
cho đất ngày càng giàu chất dinh dưỡng.
1.1.2.5. Thời gian
Quá trình hình thành đất còn chịu tác động mạnh mẽ của nhân tố thời gian.
Tuổi của đất (chỉ tiêu nói lên thời gian tác dụng của các nhân tố khác dài hay
ngắn), biểu thị cường độ và tốc độ quá trình hình thành đất. Đá mẹ biến thành



17
đất phải trải qua một thời gian lâu dài. Nhìn chung, tuổi của đất càng cao, thời
gian hình thành đất càng dài thì sự phát triển của đất càng rõ rệt. Cũng có trường
hợp các loại đất có tuổi như nhau nhưng điều kiện đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh
vật khác nhau nên mức độ của chúng không giống nhau.
Thời gian hình thành đất dài hay ngắn ảnh hưởng rõ rệt đến mức độ biến
đổi lý, hóa và sinh học trong đất. Do đó, tính chất lí học, hóa học và độ phì
nhiêu của đất phụ thuộc nhiều vào tuổi hình thành đất.
Tuổi của đất được chia làm hai loại: tuổi tuyệt đối (được tính từ lúc bắt đầu
xảy ra quá trình hình thành đất cho tới thời gian phát triển hiện nay của nó) và
tuổi tương đối (sự chênh lệnh về giai đoạn phát triển của các loại đất trên cùng
một lãnh thổ có tuổi tuyệt đối như nhau).
1.1.2.6. Nhân tố con người
Con người là một trong nhân tố hình thành đất song không phải đối với mọi
loại đất, vì sự phát sinh, phát triển của đất diễn ra từ trước khi con người xuất
hiện trên Trái Đất.
Đối với một số loại đất, nhân tố con người đóng vai trò rất quan trọng
trong sự hình thành của chúng, làm cho quá trình hình thành đất bị gián đoạn
hoặc thay đổi hướng phát triển, biến đổi nó từ đất này sang đất khác. Ví dụ: tập
quán đốt nương làm rẫy ở miền núi đã xúc tiến quá trình xói mòn đất, rửa trôi
lớp đất màu trên mặt, giảm tỉ lệ mùn trong đất; hoạt động canh tác lúa nước đã
làm cho cấu tượng đất bị phá hủy, các chất muối khoáng dễ hòa tan bị đưa
xuống sâu v.v... Tuy vậy, hoạt động của con người cũng có những mặt tích cực
nhất định như bón phân làm tăng độ phì cho đất, dẫn nước tưới, tiêu nước, thau
chua, rửa mặn v.v…
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng và suy thoái đất
1.1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
Việc sử dụng đất ở mỗi nơi đều phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ
khoa học kĩ thuật và tình hình phát triển kinh tế.
Điều kiện tự nhiên không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất mà

còn ảnh hưởng quan trọng đến việc sử dụng đất. Bởi, đất là một trong những
hợp phần của tự nhiên, có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ với các hợp phần
khác. Sử dụng đất phải đặt trong mối quan hệ với các hợp phần tự nhiên khác.
Tùy thuộc vào đặc điểm khí hậu, điều kiện địa hình, nguồn nước, loại đất v.v...
mà có sự bố trí cây trồng, mùa vụ, áp dụng các mô hình, kĩ thuật canh tác v.v...
cho phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.


18
Trình độ khoa học kĩ thuật cho phép con người sử dụng đất với những mức
độ hiệu quả khác nhau. Thực tế cho thấy, tại các nước phát triển, tỉ lệ diện tích
đất có tiềm năng canh tác được đưa vào sử dụng rất cao, ngược lại ở các nước
đang phát triển; hiệu quả sử dụng đất cũng phụ thuộc nhiều vào trình độ khoa
học kĩ thuật. Cùng một loại đất, trong những điều kiện tự nhiên tương tự, hiệu
quả không giống nhau khi việc áp dụng trình độ khoa học kĩ thuật vào việc sử
dụng đất khác nhau.
Tình hình phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất. Sự phát
triển của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa khiến diện tích đất nông
nghiệp ngày càng thu hẹp do nhu cầu sử dụng các loại đất phi nông nghiệp ngày
một gia tăng. Đói nghèo cũng là một trong những nguyên nhân khiến rừng bị
chặt phá, gây suy thoái đất.
1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến suy thoái đất
Trước đây, suy thoái đất chủ yếu do các nhân tố tự nhiên. Nhưng hiện nay,
nó là hậu quả của sự tác động tổng hợp của các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Nguyên nhân làm suy thoái đất có nhiều, song có thể tựu chung lại những
nguyên nhân chủ yếu thuộc hai nhóm sau:
a. Các nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp suy thoái đất.
Chúng ta đã biết, một số hiện tượng suy thoái đất phổ biến, đặc biệt ở khu vực
miền núi là: xói mòn đất, trượt lở, xói lở và lũ lụt. Xem xét điều kiện xuất hiện

các hiện tượng nêu trên, có thể nói, trong các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến
suy thoái đất, đáng kể nhất là khí hậu (chủ yếu là mưa, gió) và địa hình khu vực
(độ dốc, chiều dài và hình thái sườn, cường độ chia cắt địa hình), lớp phủ thực
vật và thổ nhưỡng của đất.
* Ảnh hưởng của khí hậu đến suy thoái đất
Lượng mưa năm, tính chất của mưa, thời gian và cường độ mưa có ảnh
hưởng trực tiếp đến sự suy thoái đất. Ở nước ta, lượng mưa phân bố theo mùa.
Chính tính chất mưa tập trung theo mùa, mưa rào trong mùa hạ với những trận
mưa có cường độ lớn, tạo nên dòng chảy mặt lớn là nhân tố làm gia tăng các
hiện tượng xói mòn, trượt đất, lũ lụt,v.v... Thực tế đã chứng minh rằng, các yếu
tố tự nhiên khác như thổ nhưỡng, địa hình, thảm thực vật... giống nhau nhưng
dòng chảy mặt càng lớn thì các hiện tượng nói trên xảy ra càng mạnh.
Gió mạnh trong mùa mưa sẽ làm tăng lực tác động của mưa đối với bề mặt đất,
do đó làm tăng cường độ xói mòn và khả năng xâm thực của dòng chảy trên mặt.


19
* Ảnh hưởng của địa hình
Địa hình có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiện tượng suy thoái đất.
Trong các yếu tố địa hình, độ dốc sườn có ảnh hưởng lớn nhất. Bởi độ dốc lớn
làm tăng cường độ dòng chảy, đẩy nhanh quá trình rửa trôi, xói mòn đất. Sau độ
dốc là đặc điểm chiều dài sườn, chiều dài sườn càng tăng thì khối lượng nước,
tốc độ dòng chảy càng mạnh, xói mòn gia tăng cùng với hiện tượng lũ đột ngột.
* Ảnh hưởng của lớp phủ thực vật
Thảm thực vật có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, chống rửa trôi,
xói mòn. Có rừng tán cây sẽ hứng lấy nước mưa, hạn chế được quá trình rửa trôi
vì nước mưa không trực tiếp rơi xuống đất. Hệ thống rễ, vỏ cây không chỉ có
khả năng giữ nước mà còn tạo điều kiện giữ bề mặt đất rất tốt. Thực tế cho thấy,
một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên lũ lụt và hạn hán lớn là do
rừng đã và đang bị tàn phá. Độ che phủ rừng càng lớn, các hiện tượng này càng giảm.

* Ảnh hưởng của đất
Đất là đối tượng bị suy thoái, do vậy tình trạng suy thoái đất phụ thuộc vào
đặc điểm của đất: thành phần cơ giới, cấu trúc và độ thấm nước hàm lượng mùn
trong đất. Đất có thành phần cơ giới nhẹ độ thấm nước cao thì dễ bị rửa trôi, v.v.
b. Các nhân tố kinh tế - xã hội
Trong quá trình sử dụng đất, con người có tác động tiêu cực làm cho đất bị
suy thoái, đồng thời cũng có những tác động tích cực nhằm bảo vệ, cải tạo đất,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Tập quán đốt nương làm rẫy lâu đời của đồng bào miền núi, trồng lúa nước
ở đồng bằng, phát triển các vùng kinh tế mới không có quy hoạch, canh tác
không hợp lý trên đất dốc, chiến tranh v.v... là những nguyên nhân làm mất lớp
phủ rừng, hủy hoại đất đai trên một diện rộng. Việc mở mang và cải tạo đất
trồng như thau chua, rửa mặn, làm thủy lợi, bón phân, chọn cây giống thích hợp,
trồng cây gây rừng v.v... là những tác động tích cực nhằm bảo vệ, cải tạo sử
dụng hợp lí tài nguyên đất.
Sự hình thành đất và suy thoái đất là hai quá trình đối lập và thống nhất, thể
hiện mối liên kết giữa các nhân tố tự nhiên, giữa tác nhân con người với tự
nhiên, được thực hiện thông qua các quá trình tự nhiên khác, đó là quá trình
dòng chảy, quá trình địa mạo động lực, quá trình tiểu tuần hoàn sinh vật v.v...
1.1.4. Sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên và vấn đề quy hoạch sử dụng hợp lí đất đai
Nghiên cứu địa lý tự nhiên một lãnh thổ không chỉ nhằm hiểu rõ điều kiện
tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, mà còn nắm được đặc điểm phân hóa tự


20
nhiên, mối quan hệ tác động giữa các hợp phần tự nhiên trong các lãnh thổ đó và
các lãnh thổ lân cận. Nếu như mối liên hệ giữa các hợp phần tự nhiên là cơ sở
cho sử dụng hợp lý đất, thì sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên là căn cứ cho quy
hoạch sử dụng đất khu vực.
Chúng ta biết rằng, tự nhiên phân hóa đa dạng theo không gian và thời

gian. Ở mỗi khu vực tự nhiên, điều kiện tự nhiên ít nhiều có sự khác biệt. Do đó,
muốn khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên nói chung, quy hoạch sử dụng hợp lí
đất nói riêng chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm phân hóa lãnh thổ tự nhiên, mối liên
hệ giữa các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên. [14;21]
Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên là công việc cần thiết để xác lập cơ sở khoa
học cho việc đề xuất những biện pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên nói chung, sử dụng hợp lí và bảo vệ đất nói riêng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái liên quan đến việc sử dụng đất
Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm sâu trong nội địa thuộc vùng núi phía Bắc,
cách thủ đô Hà Nội 180 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.882,922 km 2,
chiếm 2,09% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1
thành phố, 1 thị xã, 7 huyện), với tổng 180 số xã, phường, thị trấn.
1.2.1.1. Đặc điểm dân cư, sự phân bố dân cư - nguồn lao động
a. Dân số, gia tăng dân số
Năm 2013, dân số trung bình toàn tỉnh là 783 534 người, mật độ dân số
trung bình là 114 người/km2. Trên bình diện cả nước, quy mô dân số Yên Bái
thuộc loại nhỏ.


21
Bảng 1.1: Dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo đơn vị hành chính
và thành thị - nông thôn
Các huyện thị
Diện tích

Toàn tỉnh
TP. Yên Bái
TX. Nghĩa Lộ
H. Lục Yên

H. Văn Yên
H. Mù Cang
Chải
H. Trấn Yên
H.Trạm Tấu
H. Văn Chấn
H. Yên Bình

Dân số TB
(Người)

Mật độ dân số
(Người/km2)

Trong đó phân theo
Thành thị

Nông
thôn

6 886,28
106,74
30,26
808,98
1390,44

783 534
98 774
29 486
106 822

122 079

114
925
974
132
88

160 027
76 471
20 561
8942
10 372

623 507
22 303
8 925
97 880
111 707

1197,73

54 765

46

2 668

52 097


628,58
743,34
1207,59
772,62

82 587
30 045
150 893
108 083

131
40
125
140

6 303
2 525
16 338
15 847

76 284
27 520
134 555
92 236

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái, 2014
Theo số liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tới 30 dân tộc sinh sống,
trong đó có 7 dân tộc có dân số trên 10.000 người, 2 dân tộc có từ 2.000 - 5.000
người, 3 dân tộc có từ 500 -2.000 người.
Sự phân bố các cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh có những đặc trưng sau:

+ Vùng thung lũng sông Hồng chiếm 41% dân số toàn tỉnh, trong đó: người
Kinh 43%, người Tày chiếm 33%, người Dao chiếm 10%, người Hmông chiếm
1,3% so với dân số toàn vùng.
+ Vùng thung lũng sông Chảy chiếm 28% dân số toàn tỉnh. Trong đó
người Kinh chiếm 43%, người Tày chiếm 11%, người Dao chiếm 13%, người
Nùng chiếm 7%... so với dân số toàn vùng.
+ Vùng ba huyện phía Tây (Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn) chiếm
31% dân số toàn tỉnh.Trong đó: người Kinh là 33%; người Thái 19,2%, Tày
11,8%, Hmông 24,1%; người Mường 5,2% và người Dao 5,1% so với dân số
toàn vùng.
Cộng đồng và các dân tộc trong tỉnh với những truyền thống và bản sắc
riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có nhiều nét
độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống tập quán trong lao động sản
xuất có nhiều bản sắc dân tộc.
b. Phân bố dân cư – nguồn lao động.


22
Với kết cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động của Yên Bái tương đối dồi
dào song chất lượng lao động còn nhiều hạn chế. Dân cư của Yên Bái phân bố
không đồng đều giữa giữa thành thị với nông thôn, giữa các huyện vùng thấp
với các huyện vùng cao.
+ Theo độ cao địa hình: người Kinh, Tày, Nùng, Thái, Mường cư trú cộng
đồng thành các làng bản ở vùng thấp với dân cư đông đúc. Ngược lại, các sườn
núi hoặc núi cao là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Dao, H'Mông với dân
cư thưa thớt.
+ Về mức độ đô thị hoá, dân thành thị của Yên Bái chiếm 20,42% dân số
cả tỉnh năm (2013). Mặc dù thấp hơn mức bình quân của cả nước (25%), nhưng
tỉ lệ này vẫn được xếp vào hàng thứ ba trong số các tỉnh trung du và miền núi
phía Bắc, sau Quảng Ninh và Thái Nguyên.

Lực lượng lao động trong độ tuổi năm 2013 của tỉnh là 503 549 người, chiếm
64,2% dân số. Lao động khu vực thành thị chiếm 18,74% tổng dân số trong độ tuổi
lao động tương ứng với 94 341 người (năm 2013). Lao động khu vực nông thôn
chiếm 81,26 % tổng dân số trong độ tuổi lao động tương ứng với 409 208 người
(năm 2013).
Bảng 1.2: Cơ cấu sử dụng lao động phân theo ngành của tỉnh Yên Bái
giai đoạn 2000 – 2013.
Chỉ tiêu

Cơ cấu lao động
theo ngành
Nông - lâm – ngư
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ

Năm 2000
Tổng số
%
(người)

Năm 2013
Tổng số
%
(người)

368.851

100

386.380


100

267.933

72,6

276.262

71,5

38.361

10,4

41.729

10,8

62.557

17,0

68.389

17,7

Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái
thời kỳ 2000 - 2020
Có thể nói, lực lượng lao động khá dồi dào là một trong những nguồn lực

quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt trong sản xuất nông
nghiệp - một ngành sử dụng nhiều lao động.
Như vậy, với hơn 80% dân số nông thôn, hơn 70% lao động nông nghiệp thì
nông nghiệp, nông thôn, nông dân càng có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền


23
kinh tế tỉnh Yên Bái. Trong khi đó tỉ trọng lao động ở khu vực II (công nghiệp xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) còn khá thấp. Trong những năm gần đây đã có
sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng dần tỉ
trọng khu vực II và III, song do các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ chưa
phát triển mạnh nên việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nhìn chung còn
chậm và thiếu ổn định.
Vì hoạt động kinh tế chính ở Yên Bái là sản xuất nông - lâm nghiệp liên
quan đến sử dụng đất và rừng. Do đó trong các hoạt động kinh tế - xã hội liên
quan đến sử dụng đất thì chủ yếu vẫn là hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp.
Sự phân bố dân cư và nguồn lao động không đồng đều giữa các ngành kinh tế và
theo lãnh thổ và cũng là một trở ngại lớn cho việc khai thác, sử dụng đất đai.
1.2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
So với cả nước, kinh tế Yên Bái hiện còn hạn chế về nhiều mặt: GDP bình
quân đầu người thấp, trình độ sản xuất còn thấp, quản lý kinh tế còn nhiều bất cập
mặc dù tiềm năng phát triển kinh tế khá dồi dào .
Cùng với cả nước thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế của tỉnh đã
từng bước phát triển và đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt trong giai
đoạn 2000 – 2007:
- Tăng trưởng kinh tế liên tục với tốc độ cao và tương đối ổn định. Năm
2007 tăng trưởng kinh tế là 11,66 % (theo giá so sánh với năm 1994)
- Xu hướng phát triển kinh tế của tỉnh là tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nền kinh tế, thực hiện định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà
nước ta.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và đúng hướng. Giảm dần tỉ trọng
trong khu vực I, tăng dần tỉ trọng trong khu vực II và III. Tuy nhiên tốc độ
chuyển dịch còn chậm, khu vực I vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn, khu vực II còn
chiếm tỉ trọng thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ còn chậm, các
huyện vùng cao, xa trung tâm còn gặp nhiều khó khăn.

Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế tỉnh Yên Bái năm 2000, 2007, 2011 và 2013
của tỉnh Yên Bái


24
(Đơn vị %)
Năm
2000
2007
2011
2013

Nông - lâm - ngư nghiệp
45,75
36,58
35,66
34,12

Công nghiệp - xây dựng
22,24
29,49
32,48
33,23


Dịch vụ
32,01
33,93
31,86
32,65

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2012,2014.
b. Các hoạt động kinh tế
* Nông - lâm - ngư nghiệp
Là một tỉnh miền núi với trên 80% dân số ở nông thôn (80,26 % năm 2013)
sống bằng nghề nông là chủ yếu do vậy luôn giữ một vai trò quan trọng trong
việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân, nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến và một phần cho xuất khẩu, góp phần ổn định xã hội để phát
triển các nghành sản xuất khác.
Trong những năm gần đây, nông nghiệp và kinh tế nông thôn của tỉnh đã và
đang có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ cấu sản xuất trong nghành nông nghiệp
đã có nhiều đổi thay, bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa, nguyên liệu
tập trung phục vụ sản xuất và đời sống.
Chăn nuôi trâu, bò là thế mạnh của tỉnh nhưng chưa được đầu tư phát triển
tương xứng với tiềm năng. (năm 2013 số lượng bò là 18 752 con, trâu là 98 226
con). Chăn nuôi lợn và gia cầm còn mang nặng tính tự cấp, tự túc (2014 số
lượng lợn là 505 035 con và gia cầm đạt 3751,02 nghìn con.)
Sản xuất thủy sản nhìn chung quy mô nhỏ, phát triển còn chậm do những
khó khăn nhất định về mặt tự nhiên. Yên Bái có gần 21 nghìn ha mặt nước, chưa
kể các sông suối lớn, nhưng tỉ trọng của ngành thuỷ sản rất nhỏ bé trong cơ cấu
giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
Về cơ cấu giá trị sản xuất, trưóc năm 2000, ngành khai thác thuỷ sản chiếm
ưu thế tuyệt đối tổng giá trị sản xuất của ngành. Từ năm 2000 đến nay, tình hình
diễn ra ngược lại. Sản lượng thuỷ sản của Yên Bái đã tăng từ 392 tấn (nuôi trồng
128 tấn, đánh bắt 264 tấn) năm 1995 lên 910 tấn (nuôi trồng 644 tấn và đánh bắt

266 tấn) năm 1999. Các huyện có sản lượng thuỷ sản lớn nhất là Yên Bình (418
tấn), Văn Chấn (143 tấn), Lục Yên (131 tấn).
Từ năm 2000 đến nay, diện tích trồng rừng bình quân hàng năm dao động
trong khoảng 9 -11 nghìn ha. Năm cao nhất đạt 11. 296 nghìn ha (2001) và năm
thấp nhất đạt 6070 nghìn ha (2002). Ngoài ra còn trồng cây phân tán 1,1 - 1,8
nghìn ha / năm.


25
* Công nghiệp – xây dựng
Trên con đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế, công nghiệp
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đối với Yên Bái, một mặt cần tiếp tục đẩy mạnh
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp để tạo thế ổn định về kinh tế, đời sống, mặt khác
cần tập trung đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm có tiềm
năng và thị trường tiêu thụ.
Trong cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến (nhất là chế biến
nông sản thực phẩm) chiếm tỉ trọng lớn nhất. Công nghiệp khai thác có tỉ trọng
nhỏ. Trong ngành công nghiệp đã diễn ra sự dịch chuyển có cơ cấu tương đối rõ
nét. Xu thế chung là tăng tỉ trọng của các ngành khai thác và chế biến, đồng thời
giảm tỉ trọng của công nghiệp điện nước.
Nhìn chung quá trình công nghiệp hóa ở Yên Bái diễn ra còn chậm. Phát
triển chủ yếu công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến. Trong một vài
năm trở lại đây, với sự xuất hiện và mở rộng một số cơ sở công nghiệp, khu
công nghiệp đã ít nhiều làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Công tác giám
sát quản lí đất trong các hoạt động khai thác khoáng sản còn chưa thực sự triệt
để, tình trạng khai thác trái phép, sự thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng phục vụ cho
công nghiệp, đặc biệt là chưa có hệ thống xử lí nước thải, còn rác thải mới chỉ
được xử lí đơn giản dưới hình thức chôn lấp.v.v… đã và đang tác động không
nhỏ tới vấn đề sử dụng đất, gây suy thoái đất trên địa bàn tỉnh.
1.2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Yên Bái

1.2.2.1. Tình hình sử dụng đất
Qua các năm diện tích đất không có nhiều biến động, tuy nhiên cơ cấu sử
dụng có sự khác nhau giữa các huyện. Theo số liệu tính đến 31/12/2013 tổng
diện tích đất của Yên Bái là 688,627.12 ha. Giữa các huyện có cơ cấu sử dụng
đất khác nhau tùy vào mục đích sử dụng đất giữa các thời kỳ, cụ thể được thể
hiện trong bảng 1.4 dưới đây:

Bảng 1.4. Hiện trạng sử dụng đất tính đến 31/12/2013 phân theo loại đất và
phân theo đơn vị hành chính của tỉnh Yên Bái
Đơn vị: Ha
Trong đó
Tổng


×