Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Việc sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên khoáng sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.66 KB, 9 trang )


Phần I: Khái niệm.
1. Khái niệm khoáng sản: Theo từ điển địa chất thì khoáng sản (hữu ích) là thành
tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý
của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra
của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân
2. Khái niệm khai thác khoáng sản:là hoạt động khai thác các vật liệu địa chất từ
lòng đất, thường là các thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu được khai thác
từ mỏ khoáng sản như kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương, đá
vôi, đá phiến dầu, đá muối và kali cacbonat. Bất kỳ vật liệu nào không phải từ trồng
trọt hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ
mỏ khoáng sản. Khai thác khoáng sản ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các
nguồn tài nguyên không tái tạo (như dầu mỏ, khí thiên nhiên, hoặc thậm chí là
nước).
Phần II : Hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở nước ta
Việt Nam là nước có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản. Cho đến nay ngành Địa
chất đã tìm kiếm, phát hiện hơn 5000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng
sản khác nhau. Một số khoáng sản đã được phát hiện và khai thác từ rất lâu như
vàng, thiếc, chì, kẽm, than đá và các loại vật liệu xây dựng; số khác mới được phát
hiện và khai thác như dầu khí, sắt, đồng… Một số nơi, có những mỏ nằm tập trung
như than ở Quảng Ninh, bôxit ở Tây Nguyên và apatit, đất hiếm ở miền núi phía
Bắc.
1. Nhu cầu của cuộc sống đã tạo nên áp lực của việc khai thác khoáng sản
- Nhu cầu về vật liệu xây dựng
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng có bước đột phá
lớn. đòi hỏi khối lượng lớn khoáng sản, vật liệu xây dựng để đáp ứng. Vì vậy, hàng
loạt mỏ mới với các quy mô vừa và nhỏ được mở ra trên khắp mọi miền đất nước.
– Nhu cầu xuất khẩu khoáng sản
Một số khoáng sản được khai thác chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu như: quặng
ilmenit, chì-kẽm, crôm, thiếc, mangan, quặng sắt… Sản phẩm xuất khẩu dưới dạng
1


quặng thô, quặng tinh hoặc đã được chế biến thành kim loại. Nhu cầu xuất khẩu
quặng có xu hướng gia tăng trong đó có than sạch. Chủ yếu xuất khẩu sang thị
trường Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước khác.
- Nhu cầu giải quyết công ăn việc làm
Nước ta lực lượng lao động trẻ, khoẻ, phần lớn là lao động phổ thông, cần có việc
làm đang ngày càng gia tăng. Tài nguyên khoáng sản của nước ta phân bố trên diện
rộng, đa dạng, phong phú về chủng loại và nhu cầu đáp ứng cho thị trường ngày
một tăng, nên một bộ phận lớn lao động còn chưa có việc làm đã tham gia hoạt
động khai thác khoáng sản.
- Các nhu cầu khác
Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường đã làm xuất
hiện nhiều thành phần kinh tế. Ngoài các doanh nghiệp nhà nước, còn có các thành
phần kinh tế khác. Trong số các doanh nghiệp được thành lập có nhiều doanh
nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến hoạt động khoáng sản. Một
lực lượng khác là các tổ hợp kinh doanh, khai thác khoáng sản hình thành ở hầu hết
các huyện, xã. Lực lượng này chủ yếu tham gia kinh doanh, khai thác các loại
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đá, cát, sỏi…), hình thức khai thác
rất linh hoạt, phong phú, theo mùa vụ…, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nguyên liệu
khoáng sản cho xây dựng tại địa phương.
Vì vậy, hiện nay việc khai thác và chế biến khoáng sản đang được tiến hành rộng rãi
ở các địa phương. Bên cạnh việc đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của đất
nước, các hoạt động này cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm môi
trường sống,.tác hại đến sức khoẻ của con người và sự phát triển bền vững của đất
nước.
2. Các hình thức khai thác, chế biến khoáng sản
- Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô công nghiệp
Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô công nghiệp đang từng bước được nâng cao
về năng lực công nghệ, thiết bị, quản lý. Hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có sự
gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi nhuận, kinh tế với trách nhiệm bảo vệ môi
trường, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Do khả năng đầu tư còn hạn chế nên các mỏ

khai thác quy mô công nghiệp ở nước ta hiện chưa đồng đều về hiệu quả kinh tế, về
việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản, về bảo vệ môi trường.
- Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ, tận thu
2
Hình thức khai thác này đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các địa phương trong cả
nước và tập trung chủ yếu vào các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng Ngoài ra
nhiều tỉnh còn khai thác than, quặng sắt, antimon, thiếc, chì, kẽm, bôxit, quặng
ilmenit dọc theo bờ biển để xuất khẩu. Do vốn đầu tư ít, khai thác bằng phương
pháp thủ công hoặc bán cơ giới là chính, nên trong quá trình khai thác, chế biến đã
làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan.
- Khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản.
Việc khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản, kéo theo các hậu quả nghiêm trọng
như tàn phá môi trường, làm thất thoát, lãng phí tài nguyên. Việc khai thác trái phép
tài nguyên khoáng sản gây hậu quả lớn đến môi trường, chủ yếu là nạn khai thác
vàng, sử dụng cyanur, hoá chất độc hại để thu hồi vàng đã diễn ra ở Quảng Nam,
Lâm Đồng, Đà Nẵng; khai thác chì, kẽm, thiếc, than ở các tỉnh miền núi phía Bắc;
khai thác quặng ilmenit dọc bờ biển, đã phá hoại các rừng cây chắn sóng, chắn gió,
chắn cát ven biển; khai thác cát, sỏi lòng sông gây xói lở bờ, đê, kè, ảnh hưởng các
công trình giao thông, gây ô nhiễm nguồn nước; khai thác.
Phần III : Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản (đá chứa quặng) đến
môi trường
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động khai
thác khoáng sản đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất
nước. Ngành công nghiệp khai thác mỏ đã và đang ngày càng chiếm vị trí quan
trọng trong nền kinh tế của Việt Nam . Trong những năm qua, hoạt động khai
khoáng sản đã đóng góp tới 5,6% GDP. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt
được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Quá trình
khai thác mỏ phục vụ cho lợi ích của mình, con người đã làm thay đổi môi trường
xung quanh. Yếu tố chính gây tác động đến môi trường là khai trường của các mỏ,
bãi thải, khí độc hại, bụi và nước thải…làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái, đã

được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi
trường và là vấn đề cấp bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng.
1. Ô nhiễm không khí, nước
Các hoạt động khai thác khoáng sản thường sinh ra bụi, nước thải với khối lượng
lớn, gây ô nhiễm không khí và nước.
Tác động hoá học của hoạt động khai thác khoáng sản tới nguồn nước: Sự phá vỡ
cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các
quá trình hoà tan, rửa lũa các thành phần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo
khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản
lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho
3
nguồn nước tự nhiên,… là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và
thành phần hoá học của nguồn nước xung quanh các khu mỏ.
Nước ở các mỏ than thường có hàm lượng các ion kim loại nặng, á kim, các hợp
chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ… cao hơn so với nước mặt và nước biển khu
vực đối chứng và cao hơn TCVN từ 1-3 lần. Đặc biệt là khu vực từ Quảng Yên đến
Cửa Ông.
Trong các mỏ thiếc sa khoáng, biểu hiện chính của ô nhiễm hoá học là làm đục
nước bởi bùn – sét lơ lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số khoáng vật nặng.
Việc khai thác và tuyển quặng vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg, ngoài ra,
các nguyên tố kim loại nặng như asen, antimoan, các loại quặng sunfua, có thể rửa
lũa hoà tan vào nước. Vì vậy, ô nhiễm hoá học do khai thác và tuyển quặng vàng là
nguy cơ đáng lo ngại đối với nguồn nước sinh hoạt và nước nông nghiệp. Tại những
khu vực này, nước thường bị nhiễm bẩn bởi bùn sét, một số kim loại nặng và hợp
chất độc như Hg, As, Pb v.v… mà nguyên nhân chính là do nước thải, chất thải rắn
không được xử lý đổ bừa bãi ra khai trường và khu vực tuyển quặng
Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hoá chất
như đá vôi cho nguyên liệu xi măng, đá xây dựng các loại, sét, cát sỏi, apatit, … đã
gây những tác động xấu đến môi trường như làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước.
Nhìn chung quy trình khai thác đá còn lạc hậu, không có hệ thống thu bụi, nhiều khí

hàm lượng bụi tại nơi làm việc lớn gấp 9 lần với tiêu chuẩn cho phép.
2. Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên khác
Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ thiên
hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Các
hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác
quy mô vừa. Bất cứ hình thức khai thác khoáng sản nào cũng dẫn đến sự suy thoái
môi trường. Nghiêm trọng nhất là khai thác ở các vùng mỏ, đặc biệt là hoạt động
của các mỏ khai thác than, quặng và vật liệu xây dựng. Năm 2006 các mỏ than của
Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải vào môi trường tới
182,6 triệu m3 đất đá và khoảng 70 triệu m3 nước thải từ mỏ.
Quá trình khai thác khoáng sản thường qua ba bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng
cửa mỏ. Như vậy, tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và
môi trường đất. Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt các
mỏ kim loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung du. Vì
vậy, việc khai thác khoáng sản trước hết tác động đến rừng và đất rừng xung quanh
vùng mỏ.
Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những nguyên nhân làm giảm độ che
phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm. Hoạt động khai thác
khoáng sản cũng làm cho thực vật, động vật bị giảm số lượng hoặc tuyệt chủng do
4
các điều kiện sinh sống ở rừng cây, đồng cỏ và sông nước xấu đi. Một số loài thực
vật bị giảm số lượng, động vật phải di cư sang nơi khác.
Bảng 1. Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hoá ở một số mỏ
Nguồn bảng : Nguyễn Đức Quý,1996
Bãi thải, thải các chất thải rắn như cát, đá, sỏi, bùn ra đất nông nghiệp, thải nước từ
các hệ tuyển làm ô nhiễm đất nông nghiệp và giảm sút năng suất cây trồng (Bảng
2).
Bảng 2. Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp do khai thác mỏ
5

×