Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đồ án tìm kiếm thắm dò: Cấu trúc địa chất vùng Sơn Động, Bắc Giang. Thiết kế phương án thăm dò bổ sung đến mức 250m khu Bản Mậu mỏ than Thanh Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.94 KB, 65 trang )

Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp
MỤC LỤC

SV: Đoàn Ngọc Hùng

1

Lớp: Địa Chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
Nhằm vận dụng những kiến thức lí thuyết vào thực tế địa chất, sau khi hoàn
thành chương trình học lí thuyết ở trường Đại học Mỏ - Địa chất, thuộc chuyên
ngành Địa chất, bộ môn Tìm kiếm – Thăm dò, Khoa Khoa học và kỹ thuật Địa
chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã đồng ý cho em đi thực tập tốt nghiệp tại
công ty cổ phần Khoa học sản xuất mỏ Bắc Giang với thời gian 6 tuần, kể từ ngày
17/2/2016 đến ngày 26/03/2016. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được trong thời
gian thực tập tại sơ sở sản xuất thực tế, được sự đồng ý của Khoa Khoa học và Kỹ
thuật Địa chất, Bộ môn Tìm kiếm – Thăm dò, thầy giáo hướng dẫn. Em đã được
giao viết đồ án với đề tài: “Cấu trúc địa chất vùng Sơn Động, Bắc Giang. Thiết
kế phương án thăm dò bổ sung đến mức - 250m khu Bản Mậu mỏ than Thanh
Sơn”
Mục tiêu và nhiệm vụ của phương án là:
- Mục tiêu: Làm sáng tỏ cấu trúc địa chất khu mỏ, xác định chính xác chất
lượng và trữ lượng các vỉa than làm cơ sở cho việc thiết kế khai thác than ở khu


Bản Mậu.
- Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu và làm chính xác cấu trúc địa chất khu mỏ Bản Mậu.
+ Xác định qui luật biến đổi chiều dày, chất lượng và trữ lượng các vỉa than.
+ Làm sáng tỏ điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình, khí mỏ và các
điều kiện khai thác mỏ.
Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ trên, cần tiến hành các công tác và khối
lượng sau:
1. Công tác trắc địa: Đo phóng tọa độ các công trình khoan, chỉnh lý và bổ
sung bản đồ địa hình khu mỏ tỷ lệ 1:5000.

SV: Đoàn Ngọc Hùng

2

Lớp: Địa chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

2. Thành lập bản đồ lộ vỉa các vỉa than khu Bản Mậu tỷ lệ 1/5000 trên diện
tích khu thăm dò.
3. Thi công các công trình thăm dò.
4. Lấy và phân tích mẫu hóa, kỹ thuật, cơ lý đá vách và trụ vỉa than.
5. Công tác địa chất thủy văn, địa chất công trình.
6. Công tác tính trữu lượng.
Được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong bộ môn Tìm kiếm Thăm dò, trực tiếp là thầy giáo ThS.Nguyễn Trọng Toan, em đã hoàn thành đồ án
tốt nghiệp với bố cục trình bày như sau:

Mở đầu
Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn và lịch sử nghiên cứu
địa chất vùng.
Chương 2: Đặc điểm địa chất và khoáng sản.
Chương 3: Các phương pháp áp dụng, kỹ thuật và khối lượng công tác.
Chương 4: Dự kiến phương pháp tính tài nguyên, trữ lượng khoáng sản.
Chương 5: Tổ chức thi công và dự toán kinh phí.
Kết luận:
Đồ án tốt nghiệp được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân và đặc biệt là
em nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo ThS. Nguyễn Trọng Toan
cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, Khoa
khoa học và kỹ thuật Địa chất và các bạn đồng nghiệp trong thời gian viết đồ án.
Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, lần đầu
tiên lập phương án có tính chất tổng hợp, nên đồ án không tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong sự góp ý của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đồ án được hoàn
thiện hơn.
Nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của thầy giáo
ThS. Nguyễn Trọng Toan, các thầy cô trong bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò và các
SV: Đoàn Ngọc Hùng

3

Lớp: Địa Chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện, động viên, giúp đỡ để em hoàn thành đồ án

tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Đoàn Ngọc Hùng

4

Lớp: Địa chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Chương 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN
VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ DIỆN TÍCH NGHIÊN CỨU
Khu vực nghiên cứu nằm về phía bắc của dãy Bảo Đài - Yên Tử, thuộc phạm
vi hai xã Thanh Sơn và Thanh Luận huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, với diện tích
26,50 km2. Vùng nghiên cứu được giới hạn bởi toạ độ địa lý:
- Từ 106038’25’’ đến 106049’50’’ độ kinh Đông.
- Từ 21010’20’’ đến 21011’35’’ vĩ độ Bắc.
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN
1.2.1. Đặc điểm địa hình
Địa hình vùng Sơn Động thuộc vùng núi cao, rừng núi rậm rạp địa hình phân
cắt mạnh, là sườn Bắc dãy núi Bảo Đài - Yên Tử với độ cao từ 100m tới 813m. Độ
dốc sườn núi từ 15° đến 60°, có nơi vách đá dựng đứng như ở chân núi Yên Tử
hay ở sườn cao của các đỉnh núi. Địa hình núi cao phân bố chủ yếu ở phía nam khu
vực mỏ.
Địa hình khu vực nghiên cứu tương đối phức tạp, dựa vào độ cao được chia

thành 3 loại địa hình: Địa hình núi trung bình, địa hình núi thấp - đồi và địa hình
đồi thấp và đồng bằng.
a. Địa hình núi trung bình
Phân bố chủ yếu ở phía tây bắc, đông bắc và một ít ở phía nam của vùng.
b. Địa hình núi thấp - đồi
Độ cao khoảng trên dưới 200m, sườn thoải, đỉnh tương đối tròn, ít lộ đá gốc, thảm
thực vật khá phát triển.
c. Địa hình đồi thấp và đồng bằng
SV: Đoàn Ngọc Hùng

5

Lớp: Địa Chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Các đồi thấp của khu vực này có độ cao khoảng 100 - 120m, là các đồi lúp
súp dạng bát úp, sườn thoải, đỉnh tròn, ít lộ đá gốc.
1.2.2. Đặc điểm mạng sông suối
Trong khu thăm dò có hệ thống các suối nhỏ bắt nguồn từ các khe trên đỉnh
núi chảy xuống theo hướng bắc và đông bắc chảy vào con suối dưới chân núi và
cùng với suối Đồng Rì nhập vào sông Nước Vàng. Các nhánh suối thường có lòng
hẹp, dốc, độ dài dưới 2,5 km. Nguồn cung cấp nước cho các suối chủ yếu là mưa;
do đó mực nước suối giữa hai mùa giao động khá lớn. Mùa khô các nhánh suối
thường ít nước và một số bị cạn nước, nhưng vào mùa mưa nước trong các khe
suối đều tăng lên rất nhanh, có khi gây lũ bất thường liên tục trong vài ba giờ.
1.2.3. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu ở đây mang nét đặc trưng của khí hậu miền Đông Bắc Bắc Bộ gồm hai
mùa chính:
- Mùa hè nóng và mưa nhiều kéo dài từ tháng 04 đến tháng 10 hàng năm, mưa
lớn vào tháng 7 đến tháng 8, trung bình 600 - 700mm.
- Mùa đông khô rét từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình
200mm. Rét nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ khoảng 10oC.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 - 26oC.
1.2.4. Đặc điểm động thực vật
Động vật ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là động vật nuôi như: trâu, bò, dê,
lợn, gà của các hộ gia đình. Động vật nuôi ở đây rất kém phát triển, không có
giá trị kinh tế lớn. Các loài thú ở trong rừng hầu như không còn nữa vì thảm
thực vật đã bị tàn phá. Các loài thú còn lại chủ yếu thuộc bộ gặm nhấm như:
chồn, nhím, tê tê.
Trong diện tích nghiên cứu, thảm thực vật tự nhiên còn lại rất ít và ngày càng
bị thu hẹp. Các loại cây gỗ quí như: lát, đinh, nghiến, lim còn rất ít. Rừng tự nhiên
đã bị tàn phá nhiều do đốt cây rừng lấy đất canh tác hoặc chặt lấy gỗ quí. Vì vậy, ở
SV: Đoàn Ngọc Hùng

6

Lớp: Địa chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

nhiều nơi còn rừng thì chủ yếu là các loại cây gỗ chất lượng trung bình thấp và qui
mô nhỏ như sau sau và các loại gianh, sim, mua, nứa. Rừng tái sinh, nhân tạo với
diện tích không lớn, chủng loại cây không đa dạng, chủ yếu là sau sau, mỡ, thông.

Thảm thực vật bị tàn phá mạnh là nguyên nhân gây lũ trong mùa mưa và
khô hạn khi nắng kéo dài trên hầu hết diện tích của vùng. Nếu không có kế
hoạch bảo vệ tái tạo rừng thì thảm thực vật ở đây có nguy cơ biến mất.
1.2.5. Đặc điểm giao thông
Hệ thống giao thông trong vùng tương đối thuận lợi, gồm các đường quốc lộ
lớn như: quốc lộ 13B và quốc lộ 4. Nối các đường quốc lộ với nhau là các đường
đất, đường đá. Các đường liên xã và nhất là hệ thống đường chiến lược được xây
dựng từ chiến tranh biên giới 1979 có ý nghĩa hết sức to lớn.

SV: Đoàn Ngọc Hùng

7

Lớp: Địa Chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

SV: Đoàn Ngọc Hùng

Đồ án tốt nghiệp

8

Lớp: Địa chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp


1.2.6. Đặc điểm kinh tế nhân văn
Trong vùng có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán, Chỉ, Hoa,
Trại. Trong đó người Kinh nhiều hơn cả và sống tập trung ở các thị trấn, ven
đường quốc lộ, các vùng đồng bằng và trung du. Các dân tộc ít người thường sống
tản mạn trong thung lũng hẹp giữa núi.
Vùng đồng bằng bà con canh tác lúa nước theo 2 vụ. Các đồi núi thấp
được khai phá thành các trang trại đem lại nguồn lợi khá cao.
Nhìn chung sản xuất nông nghiệp và buôn bán cũng như các hoạt động
mang tính xã hội như giáo dục, y tế… chỉ tương đối phát triển ở các thị trấn
gần đường giao thông thuận lợi.
Ở các vùng sâu, các dân tộc ít người chủ yếu sống bằng nghề nông, kinh
tế tự cung tự cấp, các mặt giáo dục và y tế rất kém phát triển và có xu hướng
xuống cấp.
1.3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT, TÌM KIẾM THĂM
DÒ VÀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN Ở VÙNG

Vùng Đông Bắc Bắc Bộ nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng đã
được các nhà địa chất trong và ngoài nước nghiên cứu từ lâu. Dựa vào mốc thời
gian, mức độ và kết quả nghiên cứu có thể chia lịch sử nghiên cứu địa chất
thành 2 giai đoạn:
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1954
Trong giai đoạn này từ những năm 1930 Người Pháp đã tiến hành nghiên cứu
địa chất và khai thác than tại nhiều mỏ trong bể than Đông bắc. Không có tài liệu
để lại.
1.3.2. Giai đoạn sau năm 1954

SV: Đoàn Ngọc Hùng

9


Lớp: Địa Chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

- Năm 1962: Đoàn thăm dò II và chuyên gia Trung Quốc đã tiến hành tìm
kiếm lập bản đồ địa chất tỉ lệ 1: 25 000 dải than Quảng Yên, xếp tầng chứa than
vào tuổi Trias muộn - Jura sớm (T3-J1 ) và xác định có 9 vỉa than.
- Năm 1959 – 1964: Trong tờ bản đồ địa chất miền bắc Việt Nam tỉ lệ 1:500.000
A.E Dovjucop xếp địa tầng này vào hệ tầng Hà Cối tuổi Jura sớm (J1hc).
- Năm 1965-1966: Đoàn 2E lập bản đồ địa chất 1: 25 000 cánh Bắc dải than
Bảo Đài, tác giả Dương Hồng Phi xếp tầng chứa than này vào hệ Trias muộn bặc Reti
đến Jura sớm bậc Liat và xác định có từ 4 đến 6 vỉa than có giá trị công nghiệp.
- Năm 1971 – 1981: Đoàn 903 tiến hành tìm kiếm và thăm dò sơ bộ khu mỏ
Đồng Rì và phần phía đông khu mỏ Thanh Sơn. Theo tài liệu này, các tác giả đã
xếp tầng chứa than vào tuổi Trias muộn, kỳ Nori – kỳ Reti và gọi là tầng chứa than
Yên Tử T3(n-r)yt, tầng chứa than Yên Tử có 5 vỉa than, trong đó có 4 vỉa có giá trị
công nghiệp.
Trước tháng 6/1996 khu mỏ Đồng Rì được địa phương cùng Quân đoàn 2 đã
tiến hành khai thác thủ công, không có tài liệu gì về sản lượng than đã khai thác.
- Tháng 6/1996: Khu mỏ Đồng Rì chính thức được giao cho Công ty Đông
Bắc quản lý thăm dò và tổ chức khai thác, Xí nghiệp Than Đồng Rì (nay là Xí
nghiệp Than 45) đã tiến hành khai thác ở quy mô nhỏ chủ yếu khai thác tại vỉa 7
và vỉa 8 với sản lượng khai thác mỗi năm khoảng 150 ngàn tấn.
Trên đây là những nét chính về lịch sử nghiên cứu địa chất khoáng sản liên
quan tới khu mỏ thanh Sơn. Các kết quả nghiên cứu, điều tra trước đây, đặc biệt là
kết quả tìm kiếm và thăm dò sơ bộ mỏ than Đồng Rì trong đó có một phần phía

đông mỏ than Thanh Sơn của Đoàn địa chất 903 và kết quả thăm dò bổ sung mỏ
than Đồng Rì của công ty Địa chất mỏ-TKV hiện đang thi công là nguồn tài liệu
quý và là cơ sở khoa học, thực tiễn quan trọng để chúng tôi hoàn thành đề án thăm
dò này.
SV: Đoàn Ngọc Hùng

10

Lớp: Địa chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Tuy vậy các công trình nghiên cứu còn sơ lược, nhiều vấn đề về cấu trúc địa
chất mỏ, đặc điểm cấu trúc các vỉa than ở mỏ Thanh Sơn cũng như tài nguyên trữ
lượng, chất lượng than cần tiếp tục điều tra, nghiên cứu trong đề án thăm dò mỏ
than Thanh Sơn.

SV: Đoàn Ngọc Hùng

11

Lớp: Địa Chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp


Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Địa tầng
Căn cứ vào đặc điểm địa chất, thành phần vật chất các quan hệ địa chất
đã được khảo sát, sự bảo tồn các tập hợp cổ sinh và hoạt động núi lửa đi kèm,
các nhà nghiên cứu đã phân chia vùng nghiên cứu thành các phân vị địa tầng
từ cổ đến trẻ như sau:
GIỚI MEZOZOI (MZ)
Hệ Trias, thống trung, bậc Anizi
Hệ tầng Khôn Làng (T2akl2)
Các trầm tích của hệ tầng Khôn Làng phân bố ở phía nam khu vực nghiên
cứu, kéo dài từ đông sang tây thành phần thạch học bao gồm bột kết, đá phiến sét
màu tím gụ, cát kết nâu nhạt, lớp mỏng ryolit porphyr phần giữa có cuội kết, ít sạn
kết. Chiều dày gần 2000m.
Hệ Trias, thống trung, bậc Ladini
Hệ tầng Nà Khuất (T2lnk)
Các trầm tích của hệ tầng Nà Khuất phân bố ở phía bắc khu vực nghiên cứu,
tạo thành dải kéo dài theo phương tây bắc đông nam, rộng trung bình khoảng
2,2km. Thành phần thạch học chủ yếu là cát kết hạt mịn đến trung bình, bột kết hạt
mịn, kích thước hạt khá đồng đều. Đá có màu tím, tím phớt hồng, phớt lục, kẹp
nhiều lớp sét mỏng và sạn kết, cuôị kết. Đá rắn chắc, phân lớp dày từ 0,1 ÷ 1,0m.
Bề dày khoảng 3000 ÷ 3500m. Thế nằm của đá trong hệ tầng Nà Khuất thay đổi
350∠65 đến 360∠60.
Hệ Trias, thống trên, bậc Cacni
SV: Đoàn Ngọc Hùng

12


Lớp: Địa chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp
Hệ tầng Mẫu Sơn (T3cms)

Hệ tầng Mẫu Sơn phân bố ở phía bắc của khu vực nghiên cứu, tạo thành dải
kéo dài theo phương tây bắc bao gồm cát kết từ hạt thô đến mịn xen ít lớp bột kết
màu nâu đỏ chuyển lên bột kết, sét kết màu nâu đỏ, sét vôi, vôi sét màu xám lục
nhạt xen ít lớp kẹp bột kết chứa vôi và trên cùng là là cát kết, cát sạn kết xen ít bột
kết nâu đỏ. Hệ tầng Mẫu Sơn được phân thành 2 phân hệ tầng: phân hệ tầng dưới ,
phân hệ tầng trên.
* Phân hệ tầng Mẫu Sơn dưới (T3cms1)
Phân bố ở phía bắc khu vực nghiên cứu, thành phần thạch học gồm cát kết
bột kết, đá phiến sét ít lớp sạn kết màu tím gụ.
Chiều dày từ 500 – 550m..
* Phân hệ tầng Mẫu Sơn trên (T3cms2)
Phân bố ở phía bắc khu vực nghiên cứu, thành phần thạch học gồm cát kết
hạt nhỏ, vừa xen bột kết, đá phiến sét và cuội kết màu đỏ gụ.
Chiều dày từ 550 – 600m.
Hệ Trias, thống trên, bậc Nori - bậc Reti
Hệ tầng Hòn Gai (T3n- rhg)
Hệ tầng Hòn Gai (T3n- rhg) do A.I Pavlov xác lập năm 1960, nghiên cứu bể
than Hòn Gai tỉnh Quảng Ninh với tên gọi là điệp Hòn Gai. Hệ tầng Hòn Gai
chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu, kéo dài từ đông sang tây. Chia hệ tầng
Hòn Gai thành 3 phân hệ tầng: phân hệ tầng dưới, phân hệ tầng giữa, phân hệ tầng
trên. Tuy nhiên trong khu vực nghiên cứu chỉ có 2 phân hệ tầng sau:

* Phân hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n- rhg1)
Phân hệ tầng Hòn Gai dưới được xác định từ lớp cuội cơ sở nằm không chỉnh
hợp với hệ tầng Nà Khuất T2nk đến lớp sét, bột kết màu nâu đỏ nằm ở trụ của vỉa
than V6, có chiều dày khoảng 180 ÷ 200m, bao gồm các loại đá trầm tích hạt
13
SV: Đoàn Ngọc Hùng
Lớp: Địa Chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

trung, hạt mịn. Chủ yếu là sét, bột kết màu xám tro, xám nâu. Cát, sạn, cuội kết
màu xám nâu, xám sáng.
Cuội kết: thành phần hạt phức tạp bao gồm thạch anh silic và các mảnh vụn
khác như cát kết bột kết có độ lựa chọn kém. Lớp này được chọn là tầng cơ sở nằm
trên hệ tầng Nà Khuất.
Sạn kết: thành phần hạt chủ yếu thạch anh, silic, ít mảnh vụn cát kết bột kết
và có kích thước hạt tương đối đều từ 0.1 ÷ 0.5 cm tương đối tròn cạnh. Lớp này
chủ yếu phân bố trên mái vỉa 9 ngoài ra còn xen kẹp trong tầng than với các lớp
mỏng nhưng độ mài mòn kém.
Cát kết: cát kết thạch anh hạt trung đến hạt mịn màu xám, xám đen, kết cấu
rắn chắc, phân lớp dày từ 0.5 ÷ 0.8m. Có nhiều khe nứt thứ sinh vuông góc với
đường phương của lớp. Cát kết có kiến trúc cát hoặc cát biến dư, xi măng cơ sở
hoặc lấp đầy hoặc tiếp xúc, thành phần tương đối đồng nhất. Thạch anh chiếm 80 ÷
90%, silic từ 1÷ 5%. Các hạt thạch anh hầu như bị tái kết tinh. Xi măng chủ yếu là
sét sericit chiếm 5 ÷ 20%. Ngoài ra còn có hydroxit sắt màu xám nâu. Khoáng vật
quặng thường là ziacon, turmalin nằm rải rác trong đá.
Sét, bột kết: hạt trung đến hạt mịn màu xám nâu, xám tro tro, xám đen, kết

cấu rắn chắc phân lớp dày, thường bị ép nén vò nhàu, mặt lớp láng bóng có kiến
trúc bột hoặc sét-bột. Thành phần chủ yếu là sét sericit có từ 60 ÷ 70%, thạch anh
silic có từ 10 - 20% và khoáng vật turmalin, zircon.
* Phân hệ tầng Hòn Gai giữa (T3n- rhg2)
Phân hệ tầng Hòn Gai giữa phân bố ở phía nam của vùng nghiên cứu, tạo
thành dải kéo dài theo phương đông - tây, rộng trung bình 500 ÷ 700m. Ranh giới
được xác định từ lớp sét, bột kết màu xám nâu, nâu đỏ, xám tro nằm ở trụ của vỉa
than V6 đến lớp sạn kết nằm ở vách vỉa than V9, thành phần chủ yếu là cát kết, bột

SV: Đoàn Ngọc Hùng

14

Lớp: Địa chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

kết, sạn kết hạt thô đến trung màu xám đen, xám tro, xám trắng, bột kết hạt trung
màu xám, xám tro. Cấu tạo khối rắn chắc hoặc phân lớp dày.
Sét kết và sét than: màu đen, xám đen phân lớp mỏng, chúng thường là vách
vỉa than hoặc trụ vỉa than hay lớp kẹp trong than. Khi bị vò nhàu uốn nếp mặt lớp
láng bóng. Kiến trúc sét, sét - bột, vảy biến tinh. Trong sét thường chứa các hạt bột
thạch anh với tỷ lệ khoảng 5 ÷10%. Sét - sericit chiếm khoảng 70 ÷ 80%, trong sét
có chứa nhiều vật chất than màu đen chiếm tỷ lệ 1- 8% dạng vảy mảnh, riêng sét
than vật chất than có thể chiếm tỷ lệ 25 ÷ 30%.
Than: trong phân hệ tầng dưới đã xác định có 4 vỉa than được xếp theo thứ tự
V6, V7, V8, V9. Than màu đen phân lớp mỏng ánh kim. Trong than kẹp sét kết,

sét than dạng thấu kính, lớp mỏng.
Thế nằm của đá và than trong phân hệ tầng thay đổi từ 180∠30 (TS 125)
170∠50 (TS 130), cá biệt có nơi thế nằm 220∠55 (TS 112).
Trong sét kết chứa nhiều hoá đá thực vật bảo tồn tốt, đặc trưng cho tuổi
Trias muộn kỳ Nori – kỳ Reti.
GIỚI KAINOZOI
HỆ ĐỆ TỨ
Các thành tạo aluvi Pleistocen (aQI-III)
Trầm tích aluvi của các bậc thềm có độ cao tương đối từ 40 đến 60m, gồm hai
phần:
- Phần dưới: bậc thềm gồm chủ yếu là cuội, sỏi, sạn hạt lớn chiếm 80 ÷ 85%.
Cuội thạch anh cát kết màu đỏ có độ chọn lựa kém nằm trên trầm tích hệ tầng Mẫu
Sơn, dày 1,2-2m.
- Phần trên: gồm sét, bột, ít cát màu xám vàng cấu tạo đồng nhất, dày 7-10m.
Nhìn chung đến nay hầu như tất cả các bậc thềm đó bị đào bới gần hết, tạo
thành các bãi bồi hay các bậc thềm mới.
Các thành tạo aluvi, aluvi proluvi Holocen (apQIV)
15
SV: Đoàn Ngọc Hùng
Lớp: Địa Chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Các thành tạo aluvi, aluvi proluvi Holocen phân bố khá phổ biến trong các
thung lũng sông lớn, có độ cao 7-10m và thấp hơn. Chúng bao gồm các bậc thềm
thấp, các bãi bồi. Thành phần gồm 2 phần rõ rệt:
- Phần dưới: gồm cuội, sạn, cát kích thước rất khác nhau tướng ven lòng hoặc

lòng.
- Phần trên: hạt mịn tướng bãi bồi cát, sét, sỏi. Ở thượng nguồn nơi suối chảy
mạnh hoặc ở gần chân núi cuội có cỡ hạt 15 - 20cm, mài tròn tốt.
2.1.2. Kiến tạo
2.1.2.1. Hoạt động đứt gãy
Hoạt động đứt gãy trong vùng xảy ra mạnh mẽ với các hệ thống đứt gãy có
quy mô lớn nhỏ khác nhau.
- Đứt gãy: đứt gãy nhánh của đứt gãy Yên Tử, kéo dài theo phương Tây Bắc Đông Nam, cắm về Tây Nam.
2.1.2.2. Hoạt động uốn nếp
Các nếp lồi và nếp lõm có mặt trong hầu hết các trầm tích có tuổi, T 3c
ms , T3n-rhg và có phương kéo dài theo hướng đông bắc- tây nam. Thành phần
vật chất cấu tạo nên các nếp lồi, nếp lõm này chủ yếu là cát kết, bột kết, sét kết
và đôi chỗ có gặp cả cuội kết. Thế nằm của các đá tạo nên hai cánh của nếp lồi,
nếp lõm ít biến đổi, góc dốc thoải 20- 30 o. Các hoạt động uốn nếp này xảy ra
chủ yếu vào cuối Mezozoi.
2.1.3. Địa mạo
Công tác nghiên cứu thành lập bản đồ địa mạo được tiến hành đồng thời
với công tác lập bản đồ địa chất tìm kiếm khoáng sản. Dựa vào đặc điểm nguồn
gốc và hình thái, địa mạo vùng nghiên có thể chia thành các kiểu địa hình sau:
2.1.3.1. Kiểu địa hình xâm thực - bóc mòn
Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực có chế độ kiến tạo nâng chung. Vì vậy,
quá trình xâm thực bóc mòn xảy ra khắp mọi nơi trên các dãy núi. Kiểu địa hình này
SV: Đoàn Ngọc Hùng

16

Lớp: Địa chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất


Đồ án tốt nghiệp

phát triển trên các trầm tích của hệ tầng. Được hình thành chủ yếu liên quan với
phong hoá phá huỷ đá gốc do sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm. Đồng thời do
quá trình bóc mòn, rửa trôi sản phẩm phong hoá dưới tác dụng của nước chảy tràn
trên mặt kết hợp với dòng tạm thời.
2.1.3.2. Kiểu địa hình tích tụ
Trong vùng nghiên cứu, chúng phân bố với diện tích nhỏ, chủ yếu ở phần thấp
của địa hình, bao gồm các thềm sông và các bãi bồi. Kiểu địa hình được hình thành
do quá trình tích tụ các vật liệu trầm tích bở rời, phân bố dọc theo các thung lũng
sông, thung lũng giữa núi tạo thành các bề mặt địa hình khá bằng phẳng.
Trong vùng nghiên cứu bãi bồi có độ cao 0,5 - 4m tạo thành dải địa hình có
bề rộng tới vài chục m kéo dài không liên tục men theo hai bên bờ sông suối. Các
bãi bồi thường cấu tạo bằng bột sét, sét màu xám nâu đồng nhất, cũng có nơi có
cuội, sỏi, sạn. Hàng năm vào mùa nước lũ bãi bồi vẫn bị ngập nước. Do chịu tác
động của xâm thực ngang nên hình dạng và kích thước của bãi bồi không ổn định,
thường xuyên biến đổi.
Trên đáy các sông suối trong vùng, ngoài những nơi lộ đá gốc ra, chủ yếu gặp
tích tụ cuội, sỏi, tảng thành phần đa khoáng, kích thước 2 - 5cm, độ mài tròn trung
bình. Bề dày nhỏ hơn 4m. Ở những nơi đó hiện nay nhân dân khai thác, sàng lọc
lấy cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng phục vụ các công trình dân sinh.
2.1.3.3. Kiểu địa hình nhân sinh
Kiểu địa hình nhân sinh được thành tạo do tác động của con người thông qua
các hoạt động như: Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng và san ủi trong quá
trình xây dựng các cơ sở hạ tầng gây tác động xấu đến môi trường.
2.1.3.4. Mối quan hệ giữa địa mạo và kiến tạo
Đặc điểm địa mạo trong vùng nghiên cứu có mối quan hệ chặt chẽ với các
hoạt động kiến tạo. Theo đường phương của đứt gãy thường là nơi đặt lòng của các
con suối hoặc phát triển địa hìh thung lũng dạng dải kéo dài.

SV: Đoàn Ngọc Hùng

17

Lớp: Địa Chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

2.1.4. Khoáng Sản
Trong vùng nghiên cứu không có khoáng sản nào khác ngoài than. Hiện tại
than ở vùng đang được khai thác với quy mô vừa và nhỏ, Cụ thể:
- Khu Đồng Rì nằm ở phía đông diện tích khu thăm dò, tại đây đã tìm thấy 5
vỉa than là vỉa 6a, vỉa 6, vỉa 7, vỉa 8, vỉa 9 (V6a, V6, V7, V8, V9), trong đó có 3
vỉa có giá công nghiệp là V7, V8, V9. Hiện có Xí nghiệp than 45 (trước ngọi là Xí
nghiệp than Đồng Rì) đang khai thác than chủ yếu là vỉa 7 và vỉa 8.
- Khu Nước Vàng nằm ở phía tây diện tích khu thăm dò, tại đây cũng đã
phát hiện có 4 vỉa than là V6, V7, V8, V9 trong đó có 3 vỉa đạt giá trị công nghiệp
là V7, V8, V9. Hiện có trên dưới 10 công ty, xí nghiệp đang hoạt động khai thác
than tại đây với quy mô vừa và nhỏ.
2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ
2.2.1. Đặc điểm địa chất
2.2.1.1. Địa tầng
Khu mỏ Bản Mậu thuộc sườn phía bắc của dãy núi Bảo Đài - Yên Tử đã được
các nhà địa chất nghiên cứu cùng với bể than Đông Bắc. Trên cơ sở tài liệu thu
thập. Có thể tóm tắt một số nét chính như sau:
Hệ Trias, thống trên, bậc Nori - bậc Reti
Hệ tầng Hòn Gai (T3n- rhg)

Hệ tầng Hòn Gai (T3n- rhg) do A.I Pavlov xác lập năm 1960, nghiên cứu bể
than Hòn Gai tỉnh Quảng Ninh với tên gọi là điệp Hòn Gai.
Hệ tầng Hòn Gai chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu, kéo dài từ đông
sang tây. Trong vùng nghiên cứu chỉ có 2 phân hệ tầng sau:
* Phân hệ tầng Hòn Gai dưới (T3n- rhg1)
Phân hệ tầng này nằm dưới cùng của trầm tích chứa than, chúng phân bố
thành dải nhỏ hẹp ôm lấy các phân hệ tầng chứa than nằm trên. Phần dưới của
SV: Đoàn Ngọc Hùng

18

Lớp: Địa chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

phân hệ tầng này là lớp cuội kết màu xám sáng, xám vàng, với chiều dày biến đổi
từ 50÷60m. Nằm trên lớp cuội kết là các lớp cát kết, bột kết màu xám, xen thấu
kính mỏng sét kết màu xám sẫm phân lớp xiên. Trong các thành tạo thuộc phần
trên của phân hệ tầng hay gặp kết hạch siderit, kích thước hạch từ 1÷20mm, đôi
chỗ chứa hoá đá thực vật.
Cuội kết có thành phần phức tạp, thành phần của cuội kết chủ yếu là thạch
anh, rất rắn chắc. Xi măng là cát, bột, sét, sericit. Kiểu xi măng là lấp đầy, gắn kết
chắc chắn.
Cát kết hạt không đều, thành phần chủ yếu là thạch anh, đá rắn chắc, Xi măng
gắn kết là keo silic., sét, sericit, clorit, đôi chỗ có vật chất chứa than.
Phân hệ tầng Hòn Gai dưới chuyển tiếp liên tục lên phụ hệ tầng Hòn Gai
giữa.

* Phân hệ tầng Hòn Gai giữa (T3n- rhg2)
Phân bố ở trung tâm của khu mỏ, chiếm khoảng 25% diện tích mỏ tạo thành
dải kéo dài theo phương đông - tây, rộng trung bình 300 ÷ 500m. Ranh giới được
xác định từ lớp sét, bột kết màu xám nâu, nâu đỏ, xám tro nằm ở trụ của vỉa than
V6 đến lớp sạn kết nằm ở vách vỉa than V9, thành phần chủ yếu là cát kết, bột kết,
sạn kết hạt thô đến trung màu xám đen, xám tro, xám trắng, bột kết hạt trung màu
xám, xám tro. Cấu tạo khối rắn chắc hoặc phân lớp dày.
Sét kết và sét than: màu đen, xám đen phân lớp mỏng, chúng thường là vách
vỉa than hoặc trụ vỉa than hay lớp kẹp trong than.
Than: trong phân hệ tầng dưới đã xác định có 4 vỉa than được xếp theo thứ tự
V6, V7, V8, V9. Than màu đen phân lớp mỏng ánh kim. Trong than kẹp sét kết,
sét than dạng thấu kính, lớp mỏng. Có 3 vỉa than đạt giá trị công nghiệp là V7; V8;
V9, trong đó vỉa V7 là vỉa có triển vọng nhất.

SV: Đoàn Ngọc Hùng

19

Lớp: Địa Chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Thế nằm của đá và than trong phân hệ tầng thay đổi từ 180∠30 (TS 125)
170∠50 (TS 130), cá biệt có nơi thế nằm 220∠55 (TS 112).
Trầm tích hệ Đệ Tứ (Q)
Bao gồm các loại cuội, sỏi, cát, bột, sét hỗn tạp, kết cấu bở rời, nhiều màu
sắc, nằm trên các trầm tích của hệ tầng Mẫu Sơn hoặc, phân bố dọc các suối chính

trong vùng hoặc ở những nơi có địa hình tích tụ thấp như thung lũng, hố trước núi,
đồng ruộng và ao hồ.
2.2.1.2. Kiến tạo
Uốn nếp
Vùng nghiên cứu là một phần nhỏ thuộc cánh Bắc của nếp lõm Bảo Đài Yên Tử có cấu tạo đơn nghiêng cắm nam, nam - đông nam với góc dốc thay đổi từ
250 ÷ 550 trung bình 400.
2.2.1.3. Địa chất thủy văn - địa chất công trình
A. Địa chất thuỷ văn
a. Nước mặt
Nước mặt ở khu Bản Mậu mỏ Thanh Sơn tồn tại trong các hệ thống suối và
có các đặc điểm sau:
Nước mặt trong trong khu thăm dò có các suối nhỏ bắt nguồn từ các khe trên
đỉnh núi chảy xuống theo hướng bắc và đông bắc chảy vào suối dưới chân núi và
cùng với suối Đồng Rì nhập vào sông Nước Vàng có ý nghĩa là miền thoát nước
dưới đất cho các địa tầng của vùng. Lưu lượng thay đổi từ 20l/s – 2500l/s. Về mùa
mưa, thường có lũ lớn trong những trận mưa kéo dài gây tàn phá nhà cửa, mùa
màng của dân.
Ngoài ra còn có một mạng lưới suối lớn nhỏ khác chúng có hướng bắc chảy
vào suối Thanh Sơn. Lưu lượng từ 0,5l/s – 8l/s.
b. Nước dưới đất
SV: Đoàn Ngọc Hùng

20

Lớp: Địa chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp


- Tầng chứa nước khe nứt tích hệ Trias, bậc Nori – bậc Reti (T3n-r):
Chiếm diện tích phần lớn trong vùng. Thành phần đất đá chứa nước gồm sét
kết, cát, bột kết, xen kẹp các thấu kính sét vôi, sạn kết. Trong tầng chứa các vỉa
than công nghiệp.
Lưu lượng các nguồn lộ tự nhiên từ 0,01l/s - 1,0l/s, mực nước dưới đất thay
đổi theo địa hình từ 4m-35m.
Hệ số thấm đất đá từ 0,25m/ngđ – 10,8m/ngđ.

B. Đặc điểm địa chất công trình
1- Tính chất cơ lý của các lớp đất đá
a- Lớp phong hóa
- Lớp phong hóa là sản phẩm phong hoá của tầng đá gốc và phủ trực tiếp trên
tầng đá gốc, chiều dày trung bình từ 2 đến 5 m. Thành phần chủ yếu là cát, sạn, sỏi
lẫn sét, mức độ liên kết yếu, chúng chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động xâm
thực bào mòn do dòng mặt, dòng chảy tạm thời về mùa mưa gây nên. Qua quan sát
thực tế sau mỗi trận mưa lớn ở sườn dốc, tả luy đường đất đệ tứ bị bào mòn tạo
thành các mương rãnh, nhiều nơi trượt lở gây trở ngai cho giao thông. Khi xây
dựng các công trình trên mặt phục vụ cho khai thác mỏ cần phải gạt bỏ lớp phủ Đệ
Tứ để bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng
b- Đá trong tầng chứa than T3(n-r)
Đá của tầng chứa than gồm: Cát kết, bột kết, sét kết, sạn kết, sét than và các
vỉa than, chúng nằm xen kẽ nhau. Nhìn chung các lớp đá có độ gắn kết rắn chắc,
thuộc loại đá cứng bền vững và có đặc điểm tính chất cơ lý như sau:
Cuội kết và sạn kết: Thường có màu xám sáng, chiếm tỷ lệ khoảng 3 % trong
địa tầng, chiều dày mỏng 0,5 m đến 5m, thường nằm ở giữa địa đầng các vỉa than.
2 - Đặc điểm cơ lý đá vách trụ các vỉa than
SV: Đoàn Ngọc Hùng

21


Lớp: Địa Chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Trong khu vực thăm dò đã xác định có 4 vỉa than nằm xen kẽ với các lớp đá,
các vỉa than thường có chiều dày không ổn định , chỉ có vỉa 6, 7, 8 đạt giá trị công
nghiệp từng đoạn. Đá ở vách trụ các vỉa than thường là sét than, sét kết, bột kết và
các lớp cát kết. Chiều dày các lớp đá ở vách trụ các vỉa than biến đổi từ 0,5m - 5m,
thường mỏng hơn so với các lớp đá ở khoảng giữa địa tầng các vỉa than. Nhìn
chung các lớp đá ở vách trụ các vỉa than cũng giống như các lớp đá trong địa tầng,
mức độ gắn kết rắn chắc, song về cường độ kháng nén và kháng kéo thường nhỏ
hơn so với toàn địa tầng. Tuy vậy mỗi vách trụ vỉa có các đặc điểm như sau:
- Vỉa 9
Đất đá trong khoảng 25m vách vỉa và 10m dưới trụ chủ yếu là bột kết và cát
kết tương đối rắn chắc. Theo kết quả phân tích thí nghiệm các lớp đá ở vách trụ có
các chỉ tiêu cơ lý như sau:
+ Vách vỉa 9:
Giá
trị

Cường độ
kháng nén
(KG/cm2)

Cường độ
kháng kéo

(KG/cm2)

Dung
trọng
(g/cm3)

Tỷ trọng

205.00
36.00
79.45

Cường độ
kháng nén
(KG/cm2)

1715.00
658.00
1021.48

LN
2653.00
NN
254.75
TB
918.23
+ Trụ vỉa 9:
Giá
trị


LN
NN
TB

(g/cm3)

Lực dính
kết
(KG/cm2)

Góc nội
ma sát
(độ)

2.68
2.58
2.64

2.80
2.69
2.73

999
77
337

36o20'
16o45'
32o34'


Cường độ
kháng kéo
(KG/cm2)

Dung
trọng
(g/cm3)

Tỷ trọng
(g/cm3)

Lực dính
kết
(KG/cm2)

Góc nội
ma sát
(độ)

314.00
34.00
162.41

2.64
2.58
2.62

2.72
2.68
2.70


579
210
340

34o12'
16o10'
25o44'

Có thể nói rằng cường độ kháng nén, kháng kéo của các lớp đá ở vách vỉa
than nhỏ hơn các lớp đá ở trụ. Nguyên nhân chủ yếu do trên vách của các vỉa than
có các lớp bột kết gắn kết ở mức độ chắc vừa.
- Vỉa 8
SV: Đoàn Ngọc Hùng

22

Lớp: Địa chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

+ Vách vỉa: Bao gồm các lớp đá cát kết, bột kết, sạn kết và sét kết. Các lớp đá
cát kết và bột kết có chiều dày biến đổi từ 1 ÷ 15m, đặc biệt các lớp cát kết từ
tuyến IV - IX có chiều dày và độ hạt tăng dần, phát triển nhiều kẽ nứt có khả năng
chứa nước. Các lớp sét kết có chiều dày từ 0,10 ÷ 1,5m không duy trì liên tục, kém
bền vững và tạo thành vách giả. Chiều dày vách trực tiếp trong khoảng 7 ÷ 10m.
Các lớp đá ở vách vỉa 8 có các chỉ tiêu cơ lý như sau:

Giá
trị

LN
NN
TB

Cường độ
kháng nén
(KG/cm2)

Cường độ
kháng kéo
(KG/cm2)

Dung
trọng
(g/cm3)

Tỷ trọng
(g/cm3)

Lực dính
kết
(KG/cm2)

Góc nội
ma sát
(độ)


3336.80
30.00
902.59

322.00
14.58
109.99

2.86
2.23
2.65

3.10
2.40
2.71

1151
25
321

36o30'
12o30'
30o17'

- Trụ vỉa 8: Trong khoảng 10m đá ở trụ vỉa 8 là cát kết và bột kết rất bền
vững, đôi nơi có các lớp sét kết mỏng mềm yếu có tính trương lở. Các lớp đá ở trụ
vỉa 8 có các chỉ tiêu cơ lý như sau:
Giá
trị


LN
NN
TB

Cường độ
kháng nén
(KG/cm2)

Cường độ
kháng kéo
(KG/cm2)

Dung
trọng
(g/cm3)

Tỷ trọng
(g/cm3)

Lực dính
kết
(KG/cm2)

Góc nội
ma sát
(độ)

3161.68
172.59
870.65


386.00
22.00
92.31

2.77
2.54
2.65

2.87
2.65
2.72

1070
56
263

37o30'
11o45'
31o35'

- Vỉa 7
+ Vách vỉa: Bao gồm các lớp đá cát kết, bột kết và sét kết. Các lớp đá cát kết
và bột có chiều dày biến đổi từ 1 ÷ 10m, rất rắn chác. Đặc biệt các lớp sét nằm sát
vách vỉa than có chiều dày mỏng, phân phiến và gắn kết yếu. Và đây cũng là lớp
tạo vách giả rất dễ sập khi các công trình đào qua. Các lớp đá ở vách vỉa 7 có các
chỉ tiêu cơ lý như sau:
Giá
trị


Cường độ
kháng nén
(KG/cm2)

SV: Đoàn Ngọc Hùng

Cường độ
kháng kéo
(KG/cm2)

Dung
trọng
(g/cm3)

23

Tỷ trọng
(g/cm3)

Lực dính
kết
(KG/cm2)

Góc nội
ma sát
(độ)

Lớp: Địa Chất B-K56



Trường đại học Mỏ - Địa chất

LN
NN
TB

2660.98
68.00
846.86

707.00
15.00
110.82

Đồ án tốt nghiệp

3.00
2.14
2.65

3.19
2.32
2.72

995
25
318

36o40'
10o45'

31o44

- Trụ vỉa 7: Trong khoảng 10m đá ở trụ vỉa 7 là cát kết, bột kết rất bền vững,
đôi nơi có các lớp sét kết mỏng từ 0,2 - 1,5m mềm yếu có tính trương lở. Các lớp
đá ở trụ vỉa 7 có các chỉ tiêu cơ lý như sau:
Giá
trị

LN
NN
TB

Cường độ
kháng nén
(KG/cm2)

Cường độ
kháng kéo
(KG/cm2)

Dung
trọng
(g/cm3)

Tỷ trọng
(g/cm3)

Lực dính
kết
(KG/cm2)


Góc nội
ma sát
(độ)

2654.00
113.77
823.51

252.00
24.28
93.85

3.17
2.46
2.67

3.22
2.51
2.74

960
38
302

36o20'
19o30'
31o49'

- Vỉa 6

+ Vách vỉa: Bao gồm các lớp đá cát kết, bột kết và sét kết. Các lớp đá cát kết
và bột có chiều dày biến đổi từ 2 ÷ 15m, cấu tạo khối rất rắn chác. Đặc biệt các lớp
sét nằm sát vách vỉa than có chiều dày mỏng từ 0,10 - 1,50m, phân phiến và gắn
kết yếu. Và đây cũng là lớp tạo vách giả rất dễ sập khi các công trình đào qua. Các
lớp đá ở vách vỉa 6 có các chỉ tiêu cơ lý như sau:
Giá
trị

LN
NN
TB

Cường độ
kháng nén
(KG/cm2)

Cường độ
kháng kéo
(KG/cm2)

Dung
trọng
(g/cm3)

Tỷ trọng
(g/cm3)

Lực dính
kết
(KG/cm2)


Góc nội
ma sát
(độ)

2915.56
69.08
897.57

264.56
16.25
95.52

3.17
2.55
2.69

3.20
2.65
2.75

1090
23
297

37 0 10'
10 0 30'
30 0 49'

- Trụ vỉa 6: Trong khoảng 10m đá ở trụ vỉa 6 là cát kết, bột kết rất bền vững,

đôi nơi có các lớp sét kết mỏng từ 0,2 - 2,0m mềm yếu có tính trương lở. Các lớp
đá ở trụ vỉa 6 có các chỉ tiêu cơ lý như sau:
Giá
trị

Cường độ
kháng nén
(KG/cm2)

SV: Đoàn Ngọc Hùng

Cường độ
kháng kéo
(KG/cm2)

Dung
trọng
(g/cm3)

24

Tỷ trọng
(g/cm3)

Lực dính
kết
(KG/cm2)

Góc nội
ma sát

(độ)

Lớp: Địa chất B-K56


Trường đại học Mỏ - Địa chất
LN
NN
TB

1734.70
109.84
574.67

309.00
24.61
73.95

Đồ án tốt nghiệp
3.05
2.31
2.65

3.08
2.54
2.72

495
37
181


34 0 41'
15 0 00'
31 0 07'

2.2.2. Đặc điểm các vỉa than
Căn cứ vào bản đồ lộ vỉa cấu trúc địa chất cũ của Lê Xuân Lập, Nguyễn
Quang Luật, tài liệu các công trình khoan, hào và lò khai thác (từ trước đến hết
năm 2004) đã liên hệ, đồng danh các vỉa than Đồng Rì. Việc liên hệ nối lại một số
vỉa kể cả trên mặt và dưới sâu. Dưới đây là đặc điểm các vỉa than trong khu mỏ:
1. Vỉa 9
Vỉa 9 nằm cách vỉa 8 từ 20- 110m trung bình là 65m. Quá trình khảo sát đã
phát hiện được vỉa 9 tại các điểm quan sát: TS.131 (khu I) và TS.12, TS.113,
TS.125 (khu II). Chiều dày vỉa thay đổi từ 0,5 (TS.131) đến 2,0m (TS 12) trung
bình 1,1m. Thế nằm trung bình của vỉa là 175∠40. Qua quan sát tại các điểm lộ
cũng như tài liệu vỉa 9 ở mỏ than Đồng Rì thì tại vỉa 9 hầu như chưa thấy lớp kẹp
trong than. Đá phần vách và trụ vỉa chủ yếu là sét kết, bột kết, cấu tạo vỉa đơn giản.
2. Vỉa 8
Vỉa 8 nằm trên và cách vỉa 7 từ 15 - 60m, trung bình là 37,5m. Quá trình
khảo sát đã phát hiện được vỉa 8 tại các điểm quan sát: TTS 05, TS.130 (khu I) và
TS.105, TS.112, TS.123, TS.05 (khu II). Chiều dày vỉa thay đổi từ 0,7m (TS.123)
đến 2,5m (TS.105) trung bình 1,3m. Theo tài liệu thăm dò mỏ than Đồng Rì thì vỉa
8 có tồn tại các lớp kẹp mỏng sét kết, sét than. Đá vách chủ yếu là sét kết, bột kết
cá biệt là cát kết. Thế nằm trung bình 175∠40. Vỉa 8 có chiều dày không ổn định.
3. Vỉa7
Vỉa 7 nằm trên và cách vỉa 6 từ 20 ÷ 60 m, trung bình là 40m. Qua quá trình
khảo sát lập đề án chúng tôi phát hiện vỉa 7 lộ tại các điểm quan sát: TS.11,
TS.111, TS.124, TS.07 (khu II). Chiều dày của vỉa thay đổi từ 0,5m (TS.124) đến
2,8m (TS.11) trung bình 1,70m. Trong vỉa 7 có các lớp kẹp mỏng sét kết, sét than.
25

SV: Đoàn Ngọc Hùng
Lớp: Địa Chất B-K56


×