Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ TS Huỳnh Thị Hương Thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.15 KB, 10 trang )

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH
TIỀN TỆ
Ths Huỳnh Thị Hương Thảo


ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ
I. Nguồn gốc ra đời tiền tệ
II. Các hình thái tiền tệ
III. Chức năng và vai trò tiền tệ
IV. Các chế độ tiền tệ


I. Nguồn gốc ra đời tiền tệ
1. Theo K.Marx, sự ra đời của tiền tệ
chính là sự phát triển các hình thái biểu hiện
của giá trị trong trao đổi hàng hóa.
- Hình thái giá trị giản đơn (ngẫu nhiên)
Giá trị của một hàng hóa chỉ có thể biểu
hiện thông qua duy nhất một hàng hóa khác
mà thôi.
x hh A = y hh B


- Hình thái giá trị đầy đủ (mở rộng)
Giá trị của một hàng hóa được biểu
hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau.
y hh B
x hh A =
z hh C
u hh D
.........




- Hình thái giá trị chung
Trao đổi trực tiếp vật - vật không còn
phù hợp nữa, đòi hỏi phải thay thế bằng
hình thức trao đổi hoàn thiện hơn: trao
đổi gián tiếp thông qua một hàng hóa
trung gian.
y hh B
z hh C
= x hh A
u hh D
.........


- Hình thái tiền tệ
Sự phát triển của sản xuất và phân
công lao động xã hội đã dẫn tới quan hệ
trao đổi mở rộng hơn. Hàng hóa được
chọn làm vật ngang giá độc quyền để biểu
hiện và đo lường giá trị của mọi hàng hóa
trong phạm vi quốc gia, quốc tế là tiền tệ.
x hh A
y hh B
= T (tiền)
z hh C
.........


2. Quá trình ra đời của tiền tệ có thể chia

thành hai giai đoạn: trao đổi trực tiếp và trao
đổi gián tiếp.
- Giai đoạn 1: trao đổi trực tiếp là quá trình
trao đổi diễn ra giữa hàng và hàng (H-H’)
Hình thức trao đổi này phải có sự trùng
hợp về nhu cầu giữa những người tham gia
trao đổi về thời gian, địa điểm cũng như giá trị
sử dụng của hàng hóa cần trao đổi.


- Giai đoạn 2: Trao đổi gián tiếp
thông qua vật môi giới trung gian (H-vật
trung gian-H’)
Sự xuất hiện của vật trung gian làm
cho quá trình trao đổi trở nên thuận tiện
hơn. Hàng hóa được chọn làm vật trung
gian để biểu hiện và đo lường giá trị
của mọi hàng hóa trong phạm vi quốc
gia, quốc tế được gọi là tiền tệ.


Vậy, tiền tệ là sản phẩm tất
nhiên của nền sản xuất hàng hóa.
Theo quan điểm của K. Marx, tiền
tệ là một hàng hóa đặc biệt, độc
quyền giữ vai trò làm vật ngang
giá chung để phục vụ cho quá
trình lưu thông hàng hóa.



* Tính chất của tiền tệ:
- Tính được chấp nhận.
- Tính dễ nhận biết.
- Tính có thể chia nhỏ được.
- Tính lâu bền.
- Tính dễ vận chuyển.
- Tính khan hiếm.
- Tính đồng nhất.



×