Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận cao học các đảng chính trị trên thế giới LIÊN BANG NGA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.67 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU

Theo Hiến pháp năm 1993, Liên bang Nga là Nhà nước Pháp quyền Dân
chủ Liên bang, gồm 83 chủ thể (nước cộng hòa, tỉnh, tỉnh tự trị…). Bộ máy
nhà nước được tổ chức theo hình thức Cộng hòa Tổng thống. Nga được cơ
cấu theo nền tảng một chế độ dân chủ đại diện, quyền hành pháp thuộc chính
phủ, quyền lập pháp thuộc hai viện của Quốc hội liên bang gồm 2 viện: Duma
quốc gia với 450 thành viên và Hội đồng liên bang với 176 thành viên. Chính
phủ được điều chỉnh bằng một hệ thống kiểm tra và cân bằng được định nghĩa
trong Hiến pháp Liên bang Nga, là tài liệu pháp lý tối cao của đất nước và khế
ước xã hội cho người dân Liên bang Nga. Tổng thống được bầu trực tiếp,
Tổng thống bổ nhiệm các thành viên Nội các. 21 nước Cộng hoà tự trị và
vùng tự trị có quyền tự quyết ở mức độ khác nhau theo các điều khoản của
Hiệp ước Liên bang Nga
Với diện tích 17.075.400 km2, Nga là nước có diện tích lớn nhất thế
giới, bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa trái đất. Nga cũng là nước
đông dân thứ chín thế giới với 142.9 triệu người (theo Tổng điều tra dân số
2010). Nước Nga kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao
gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình. Nga có trữ
lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu
cường năng lượng. Nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới, các hồ của
Nga chứa xấp xỉ một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới.
Nga đã thiết lập quyền lực và ảnh hưởng khắp thế giới từ thời Đế chế Nga.
Liên bang Nga được thành lập sau sự giải tán Liên Xô năm 1991, nhưng nó
được công nhận là sự kế tiếp pháp lý của nhà nước Xô Viết. Liên Bang Nga là
nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Liên Bang Nga là một trong
năm nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và sở hữu kho vũ khí
1


huỷ diệt hàng loạt lớn nhất thế giới. Nga là một thành viên thường trực của


Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, một thành viên của G8, G20, APEC, SCO
(Tổ chức Hợp tác Thượng Hải) và EurAsEC, và là một thành viên lãnh đạo
của Cộng đồng các quốc gia độc lập. Nhà nước Nga có một truyền thống lâu
dài và giàu có về nhiều lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, cũng như một truyền
thống mạnh về công nghệ, gồm cả những thành tựu quan trọng như tàu vũ trụ
đầu tiên của loài người.

Bản đồ Liên Bang Nga

2


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC LIÊN BANG NGA

I.

Lập pháp
Cơ quan lập pháp Liên Bang Nga ghồm có hai viện: Đuma Quốc gia và Hội
đồng Liên bang, tương đương với Hạ viện và Thượg viện ở các nước phương
Tây.

I.1.

Viện Đuma quốc gia
Viện Đuma gồm 450 đại biểu, nhiệm kỳ 4 năm. Một nửa số thành viên
của Đuma được bầu theo danh sách các đảng phái, một nửa do cử tri bầu trực
tiếp. Đuma có 27 ủy ban chuyên môn, được thành lập trên nguyên tắc tỷ lệ số
ghế của các đảng trong Đuma. Mỗi ủy ban không có quá 25 thành viên, đứng
đầu là các chủ tịch và các phó chủ tịch. Các ủy ban có nhiệm vụ soạn thảo và

xem xét các dự luật, tổ chức và tiến hành các buổi thảo luận trong Đuma về
các dự luật này. Do nhiều nghị sĩ không thông thạo về pháp luật, nên thường
dựa vào kết luận của các ủy ban. Có thể nói các ủy ban có vai trò quyết định
trong việc thông qua các dự luật. Ngoài ra Đuma còn thành lập các tiểu ban
hoạt động có thời hạn về các vấn đề thời sự cấp bách.
Điều 11, chương V của hiến pháp quy định rõ cơ sở của tổ chức và hoạt
động của Đuma: Tổng thống cùng với Đuma và các tòa án thực hiện quyền
lực quốc gia trên lãnh thổ Liên bang; Nghị viện là cơ quan lập pháp của Liên
bang, trong đó mỗi viện thiết lập cách thức làm việc theo quy định riêng.
Theo đó, quyền hạn của Đuma gồm: thông qua các đạo luật Liên bang, kiểm
tra, giám sát các hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp; thông qua
quyết định của Tổng thống về việc bổ nhiệm Thủ tướng; quyết định về vấn đề
3


tín nhiệm đối với chính phủ; bổ nhiệm và bãi miễn chức Thống đốc ngân
hàng Trung ương Nga; bổ nhiệm và bãi miễn Chủ tịch viện Ngân khố và một
nửa thành viên của viện này; bổ nhiệm và bãi miễn chức vụ phụ trách về
quyền con người; ra lệnh ân xá ; đưa ra những luận tội đối với Tổng thống để
bãi miễn Tổng thống; thẩm quyền về đối ngoại…
Đuma cũng có thể đề nghị Toàn án Hiến pháp xem xét các vấn đề liên
quan đến luật pháp của Liên bang và các chủ thể Liên bang.
Theo điều 18 của quy chế Đuma, mỗi năm Đuma họp 2 kỳ: mùa xuân từ
12/01-20/07 và mùa thu từ 01/10-25/12. Cuộc họp được tiến hành khi có ít
nhất 2/3 tổng số đại biểu.
Kỳ họp đầu tiên của Đuma được tiến hành vào ngày thứ 30 sau khi bầu
cử. Tuy vậy, Tổng thống có thể ấn định kỳ họp sớm hơn. Người khai mạc kỳ
họp này là đại biểu cao tuổi nhất. Các đại biểu sẽ bầu ủy ban lâm thời , Ban
thư ký lâm thời, Uỷ ban Kiểm tra tư cách đại biểu, sẽ bầu Chủ tịch và các Phó
chủ tịch Đuma.

Chương trình hoạt động của Đuma được xem xét và thông qua trước.
Chỉ có các văn kiện sau đây được thảo luận trước thời hạn ấn định: thông điệp
và lời kêu gọi của Tổng thống, những dự thảo được Tổng thống và Chính phủ
xác định là khẩn, dự án luật về phê chuẩn các hiệp ước quốc tế, dự án quy
định của Đuma yêu cầu xem xét việc đưa ra vấn đề bất tín nhiệm Chính phủ.
Trong thời gian giữa các kỳ nghỉ của Đuma, có thể tổ chức các kỳ họp
bất thường, do Hội đồng Nghị viện thông qua theo đề nghị của Tổng thống,
hoặc một khối chính trị nào đó trong Đuma.
Tại các kỳ họp kín của Đuma, sẽ có mặt Tổng thống hay người đại diện
của Tổng thống , Thủ tướng Chính phủ, các thành viên của Chính phủ, thành
4


viên của Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao, Tòa án Trọng tài tối cao, và một
số cơ quan khác.
Về vấn đề giải tán Đuma, hiến pháp ghi rõ trong điều 109: “Đuma Quốc
gia có thể bị giải tán bởi Tổng thống Liên bang Nga”. Trong trường hợp
Đuma 3 lần không thông qua chức Thủ tướng thì Tổng thống giải tán Đuma
và ấn định cuộc bầu cử mới. Khi Đuma bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ thì
Tổng thống có thể giải tán Chính phủ hoặc gải tán Đuma. Tuy nhiên, theo
điều 109 của hiến pháp, Đuma không thể bị giải tán trong các trường hợp sau:
trong vòng 1 năm sau bầu cử; từ khi Đuma bỏ phiếu bất tín nhiệm Tổng thống
cho đến thời điểm Hội đồng Liên bang ra quyết định vấn đề này; trong vòng 6
tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống.

I.2.

Hội đồng Liên bang
Hội đồng Liên bang của Liên bang Nga lần đầu tiên được bầu vào ngày
12/12/1993, cùng lúc thông qua hiến pháp mới.

Hội đồng Liên bang hiện nay được thành lập theo bộ luật: “Về trình tự
thành lập Hội đồng Liên bang của nghị viện Liên bang Nga” (thông qua ngày
13/12/1995), theo dó Hội đồng Liên bang có 178 thành viên. Chủ tịch và các
Phó chủ tịch Hội đồng Liên bang có thời hạn không hạn chế.
Hội đồng Liên bang có chức năng lập pháp: nghiên cứu, xem xét các dự
luật Liên bang do Đuma chuyển lên, sau khi dự luật được thông qua sẽ
chuyển lên Tổng thống; chức năng nhân sự: phê chuẩn việc bầu và bãi miễn
các chức vụ: Thẩm phán Tòa án Hiến pháp, Tòa án Tối cao, Tòa án Trọng tài
tối cao, Tổng kiểm sát trưởng…, bãi miễn Tổng thống bằng 2/3 số phiếu;
chức năng khác: phê chuẩn việc thay đổi biên giới giữa các chủ thể trong Liên
5


bang, phê chuẩn pháp lệnh của Tống thống về tuyên bố tình trạng chiến tranh,
phê chuẩn pháp lệnh của Tổng thống về tình trạng khẩn cấp…
Các quyết định của Hội đồng Liên bang được thông qua bằng phiếu, trừ
những trường hợp đặc biệt được hiến pháp quy định cụ thể.

I.3.

Quá trình thông qua một dự luật
Sáng kiến luật thuộc về Tổng thống, các Nghị sĩ, Hội đồng Liên bang,
Đuma, Chính phủ, các chủ thể liên bang, các tòa án trung ương. Thủ tục thông
qua các dự luật ở Đuma được thực hiện 3 lần: Lần1, thảo luận chung về bộ
luật, sau đó các ủy ban có liên quan sẽ nghiên cứu; Lần 2: thảo luận kỹ hơn về
chi tiết của bộ luật; Lần 3: bỏ phiếu thông qua hay bãi bỏ bộ luật. Sau khi
Đuma thông qua, dự luật sẽ được chuyển cho hội đồng Liên bang xem xét và
phê chuẩn.
Trong 14 ngày, Hội đồng Liên bang phải xem xét dự luật. Trong trường
hợp bất đồng, hai viện lập Uỷ ban hỗn hợp để bàn bạc, thỏa hiệp, sau đó Đuma

xem xét lại. Nếu dự luật được thông qua với 2/3 tổng số chung các đại biểu
Đuma trở lên, dự luật vẫn có hiệu lực. Trong vòng 5 ngày Hội đồng Liên bang
phải chuyển dự luật lên Tổng thống. Trong 14 ngày, Tổng thống xem xét, ký và
công bố. Nếu trong thời gian này, Tổng thống không ký sắc lệnh thông qua thì
Đuma và Hội đồng Liên bang xem xét lại dự luật một lần nữa theo đúng trình
tự. Nếu hai viện cùng thông qua lại với 2/3 số phiếu trở lên thì trong 7 ngày
Tổng thống sẽ phải ký và công bố luật. Riêng các dự luật hiến pháp liên bang
phải được 3/4 phiếu của Hội đồng Liên bang và 2/3 phiếu của Đuma.

2. Hành pháp
6


2.1. Tổng thống
Tổng thống Liên bang Nga do nhân dân bầu ra. Theo điều 81 của hiến
pháp, Tổng thống là người được toàn thể công dân Nga lựa chọn, thông qua
hình thức bỏ phiếu trực tiếp, phổ thông, bình đẳng và kín. Bởi vậy, Tổng
thống nhận được sự tin cậy của quảng đại quần chúng nhân dân, là người đại
diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân chứ không phải của Quốc hội
(hay Nghị viện) như một số nước khác. Tổng thống chỉ chịu trách nhiệm
trước nhân dân. Chính đây là nền tảng cho sự hợp pháp của quyền lực tổng
thống, tạo điều kiện cho tổng thống thực hiện những chức năng tối quan trọng
của đất nước.
Nhiệm kỳ tổng thống là 4 năm. Một người không được giữ chức Tổng
thống quá hai nhiệm kỳ liên tục.
*Vai trò của Tổng thống
Tổng thống không nằm trong hệ thống phân chia quyền lực, mà đứng
trên tất cả các nhánh chính quyền. Tổng thống là người có nhiệm vụ đảm bảo
cho sự phối hợp hành động giữa tất cả các cơ quan quyền lực trong hệ thống
chính trị. Nhìn chung, Tổng thống hoạt động độc lập với các cơ quan của nhà

nước và chịu sự kiểm soát ít nhất từ phía các cơ quan này.
Quyền hạn của Tổng thống đối với Quốc hội rất lớn: đưa ra sáng kiến
luật, có thể gửi thông điệp cho Quốc hội, công bố hoặc bác bỏ những dự án
luật; giải tán viện Đuma; quyền đưa ra các chỉ thị và sắc lệnh trên toàn lãnh
thổ Liên bang Nga mà không một cơ quan nào có quyền thay đổi hoặc bãi bỏ.
Tuy vậy những quyết định này không được mâu thuẫn với những quy định
trong hiến pháp và có giá trị thi hành cho đến khi có luật pháp thay thế.
Là người đứng đầu cơ quan hành pháp, Tổng thống phải xác định những
phương hướng cơ bản, đường lối đối nội và đối ngoại của nhà nước, điều
7


hành toàn bộ hoạt động của chính phủ, quyết định thành lập hoặc có thể tuyên
bố giải tán Chính phủ bất cứ lúc nào. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng chính
phủ với sự đồng ý của viện Đuma. Các Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng do
Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng. Mặc dù không có quy định
thành văn, nhưng về cơ bản, Thủ tướng chỉ phụ trách lĩnh vực kinh tế. Một số
bộ chủ chốt của Chính phủ như: Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Nội vụ...hoạt
động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thống. Trong quan hệ quốc tế, Tổng
thống hội đàm và kí kết các hiệp định, hiệp ước quốc tế; những hiệp định này
sẽ có hiệu lực khi được hai viện Quốc hội phê chuẩn.
Tổng thống là tổng chỉ huy tối cao lực lượng vũ trang. Chỉ có Tổng
thống mới có quyền thông qua chiến lược quốc phòng của đất nước, đề bạt và
bãi miễn các chức vụ chủ chốt trong quân đội. Đối với cơ quan tư pháp, Tổng
thống đề cử, giới thiệu các Thẩm phánTòa án hiến pháp, Tòa án Tối cao,
Tổng kiểm sát trưởng. Do đó thông qua việc nắm nhân sự, Tổng thống có thể
chi phối hoạt động của các cơ quan tư pháp. Ngoài ra Tổng thống còn có
quyền ân xá.
2.2. Chính phủ Liên bang
Chính phủ là cơ quan đứng đầu chính quyền hành pháp ở Liên bang Nga.

Cơ chế phân chia quyền lực này làm cho hệ thống các cơ quan nhà nước của
Nga khác hẳn mô hình tổng thống thuần túy như ở Mỹ. Ở Mỹ, Tổng thống
trực tiếp chỉ định các Bộ trưởng và các Bộ trưởng chịu sự tác động trực tiếp
của Tổng thống. Ở Nga vai trò này do Thủ tướng thực hiện giống như mô
hình chính phủ của Pháp.
Chính phủ Liên bang Nga lãnh đạo toàn bộ hệ thống cơ quan chính
quyền hành pháp và đảm bảo sự hoạt động thống nhất của các cơ quan đó.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ được nêu rõ trong chương
IV của hiến pháp và trong bộ luật “Về chính phủ Liên bang Nga” (1997).
8


Chính phủ là cơ quan lãnh đạo tập thể, thành phần gồm Thủ tướng (Chủ
tịch chính phủ), các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng. Ngoài ra, có một số chức
vụ lãnh đạo các cơ quan nhà nước tuy cũng có cơ chế như các thành viên
Chính phủ như: Giám đốc cơ quan an ninh Liên bang, Chủ tịch ủy ban tài sản
quốc gia, các tổng cục…nhưng các cơ quan này không bị giải tán nếu chính
phủ giải tán.

4. Tư pháp
Theo hiến pháp Liên bang Nga, mọi việc xét xử ở liên bang đều phải
thông qua tòa án.Thẩm quyền tư pháp được quy định bởi hiến pháp và các
luật của liên bang. Hệ thống cơ quan tư pháp Liên bang Nga bao gồm Tòa án
Hiến pháp, Tòa án Tối cao, Tòa án Trọng tài Tối cao và Viện Kiểm soát Tối
cao. Các cơ quan trên đều có hệ thống cơ quan ở trung ương và địa phương.
Đồng thời, hiến pháp nghiêm cấm việc thành lập các tòa án đặc biệt.

9



4.1.Tòa án Hiến pháp
Đây là cơ quan giám sát việc thực hiện hiến pháp của tất cả các cơ
quan,tổ chức trong cả nước. Tòa án Hiến pháp gồm 2 viện, có 19 Thẩm phán:
một viện 10, một viện 9 Thẩm phán.
Với mục đích bảo vệ những nguyên tắc cơ bản của hiến pháp , những
quyền cơ bản của con người và công dân , đảm bảo tính tối cao và tác động
trực tiếp của hiến pháp trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga.

4.2. Tòa án Tối cao
Tòa án tối cao là cơ quan quyền lực cao nhất của hệ thống tòa án có
thẩm quyền xét xử. Nó xem xét các vụ việc sau: những vụ việc hình sự và dân
sự, những vụ khiếu kiện của dân có tầm quan trọng bậc nhất theo quy định
của bộ luật Liên bang, kiểm tra tính hợp pháp của các quyết định của các Tòa
án Quân sự và Dân sự cấp 2 (các chủ thể Liên bang); xem xét khiếu nại về các
quyết định của tòa án, nghiên cứu tính khả thi trên thực tế của pháp luật,
nghiên cứu và giải thích các thắc mắc trong lĩnh vực luật pháp cho các tòa án
cấp dưới, đưa ra quyết định về việc liệu Tổng thống có phậm tội hay không;
yêu cầu Tòa án Hiến pháp kiểm tra, xem xét các bộ luật Liên bang, các quyết
định của Tổng thống, Chính phủ, Quốc hội có phù hợp với hiến pháp của Liên
bang hay không.

4.3. Tòa án Trọng tài tối cao
Theo điều 127 hiến pháp, Tòa án Trọng tài tối cao là tòa án cao nhất giải
quyết những vụ việc tranh chấp giữa các pháp nhân và giữa pháp nhân với các
10


cơ quan nhà nước; các vụ việc khác do các tòa án trọng tài cấp dưới đưa lên,
đồng thời chỉ đạo hoạt động thực tiễn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các
tòa án đó. Ngoài ra, Tòa án này còn có quyền xét xử đơn khiếu kiện những

người bị cảnh sát tạm giam, hoặc bị các cơ quan điều tra bắt giữ.
4.4. Viện Kiểm sát tối cao
Viện kiểm sát tối cao có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện
hiến pháp và pháp luật trong toàn Liên bang. Đồng thời nó còn là cơ quan
kiểm sát, điều tra, công tố trong xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và
gia đình, kiểm sát việc thi hành án…

4.5. Thẩm phán
Theo luật định, Thẩm phán của các tòa án phải là công dân Liên bang
Nga, từ 25 tuổi trở lên, tốt nghiệp đại học luật. Thẩm phán Tòa án Tối cao,
Tòa án Trọng tài tối cao do Hội đồng Liên bang bổ nhiệm theo đề nghị của
Tổng thống. Các thẩm phán khác của các tòa án liên bang do Tổng thống bổ
nhiệm theo quy định của pháp luật. Thẩm phán làm việc độc lập, không phụ
thuộc vào bất cứ tổ chức, cá nhân nào, chỉ tuân theo hiến pháp và pháp luật.
Các thẩm phán có quyền bất khả xâm phạm.

5. Bầu cử
Cứ 4 năm 1 lần, công dân Liên bang Nga bầu lại Tổng thống, viện Đuma
quốc gia, và hầu hết chính quyền các địa phương. Ở trung ương thành lập Uỷ
ban Bầu cử trung ương, Chủ tịch do Hội đồng Liên bang bôe nhiệm, Tổng

11


thống giới thiệu. Các địa phương thành lập ủy ban bầu cử chủ thể và ủy ban
bầu cử khu vực.
Trong bầu cử Tổng thống, ứng cử viên phải là công dân Nga từ 35 tuổi
trở lên, sống ở Nga ít nhất 10 năm, thu được 1 triệu chữ kí cử tri, nhưng mỗi
khu vực không quá 7%, phải có bản kê khai tài sản. Bầu cử được coi là hợp lệ
khi có trên 50% cử tri tham gia, nếu không toàn bộ danh sách ứng cử viên sẽ

bị hủy, khi bầu lại phải lập danh sách ứng cử viên mới. Người trúng cử phải
đạt trên 50% phiếu bầu, nếu không, hai người có số phiếu cao nhất sẽ tranh cử
tại vòng 2, trong vòng 15 ngày sau đó. Người thắng cử là người có số phiếu
cao hơn.
Bầu cử đại biểu Đuma: Trong tổng số 450 ghế, 1/2 được bầu theo danh
sách các đảng, 1/2 được bầu trực tiếp các ứng cử viên với tư cách cá nhân.
Các đảng tranh cử cần 100 nghìn chữ kí của cử tri trên 2/3 số địa phương. Tuy
nhiên, các đảng phải đạt 5% tổng số phiếu mới có đại diện ở Đuma. Cả nước
chia ra 225 khu vực bầu cử, mỗi khu vực bầu 1 đại biểu. Mỗi đảng đưa ra tối
đa 270 ứng cử viên trong danh sách của mình, khi thắng cử lấy từ trên xuống.
Đối với đại biểu bầu theo tư cách cá nhân, công dân Nga được phép tự ra ứng
cử, bên cạnh ứng cử viên của các đảng. Ứng cử viên đại biểu Đuma phải là
công dân Nga, từ 21 tuổi trở lên.

12


CHƯƠNG II: CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ LIÊN BANG NGA

I.

Đảng Nước Nga thống nhất
Nước Nga thống nhất là một đảng phái chính trị ở Liên bang Nga thường
tự cho mình trung lập. Đây là đảng đứng phía sau thủ tướng Vladimir Putin và
được xem như phương tiện chính trị của ông ở Duma quốc gia Nga (Hạ viện
Nga). Đảng được thành lập vào năm 2001, sau sự sát nhập của Đảng Tổ quốc
- Toàn Nga của Yurii Mikhailovich Luzhkov,Yevgeny Primakov và Mintimer
Shaeymiev, và Đảng Thống nhất của Nga, đứng đầu là Sergei Shoigu và
Alexander Karelin.
Nước Nga thống nhất là một đảng khá mới trong Nghị việnNga nhưng

đã chiếm được nhiều cảm tình trong những cuộc bỏ phiếu liên bang và địa
phương gần đây nhờ vào sự tin yêu của người dân đối với ông Putin.
Trong những cuộc bầu cử nghị viện năm 2003 đảng Nước Nga thống
nhất giành được 37% số phiếu. Vào tháng 1 năm 2005, Đảng này giữ được
305 ghế trong 450 ghế, tạo thành đa số theo Hiến pháp. Những đảng viên của
Đảng giành được 88/178 ghế đại biểu tại Hội đồng Liên bang Nga (Thượng
viện Nga). Trong bầu cử tổng thống năm 2004, Nước Nga thống nhất ủng hộ
Vladimir Putin và đã đóng góp vào chiến thắng của ông.
Một số Bộ trưởng trong Chính phủ của Putin cũng như nhiều Thị trưởng
Khu vực và những công chức chính phủ cấp cao khắp nước Nga là đảng viên
của đảng. Ngày15 tháng 4 năm 2008, Vladimir Putin nhận trách nhiệm trở
thành chủ tịch đảng.

13


Hiện nay, Đảng Nước Nga thống nhất là đảng cầm quyền tại Nga. Trên
trang web chính thức của đảng cho rằng họ có 1.530.000 đảng viên (20 tháng
7, 2007). Theo bảng tự khai của Nước Nga thống nhất vào ngày 20 tháng
9 năm 2005, đảng có 2.600 văn phòng ở địa phương và 29.856 cơ sở ở toàn
nước Nga.
Nước Nga thống nhất có thể xem là những người theo chủ nghĩa quốc
gia trên một số vấn đề (quốc tế), kết hợp với xu hướng tự hào về những thành
tựu của Liên bang Xô Viết (đặc biệt là chế độ tập trung và chủ nghĩa toàn
trị của nó), nhưng không hẳn nhận mình là người cộng sản. Khía cạnh ái quốc
của đảng được biểu hiện bằng biểu tượng Gấu Nga trong đảng kỳ . Hệ tư
tưởng chủ yếu của đảng hoàn toàn đi cùng với học thuyết chính trị của cá
nhân của Vladimir Putin và theo ý nghĩa này, đã trải qua nhiều thay đổi.

II.


Đảng Cộng sản Liên bang Nga (CPRF)
Đảng Cộng sản Liên bang Nga là một đảng chính trị ở Liên bang Nga,
được coi là kế thừa từ Đảng Cộng sản Liên Xô. Hiện nay là đảng chính trị lớn
thứ 2 tại Liên bang Nga, sau Đảng Nước Nga Thống nhất và không phải là
đảng cầm quyền. Các tổ chức thanh niên của đảng là Komsomol Lênin của
Liên bang Nga.
Đảng được thành lập vào năm 1993, là đảng kế thừa chính thức của
Đảng Cộng sản thời kỳ Liên bang Xô viết. Đảng này hiện vẫn duy trì chủ
trương cánh tả trong lĩnh vực kinh tế. Trong bản tuyên ngôn của mình, đảng
Cộng sản kêu gọi xây dựng một mô hình “xã hội chủ nghĩa mới ” ở Nga.
Đảng này cho rằng chủ nghĩa tư bản đang hấp hối và cần quốc hữu hóa tất cả
các ngành sản xuất. Hệ tư tưởng chính trị của đảng Cộng sản Nga được gia cố

14


bằng các ý tưởng dân tộc chủ nghĩa Nga. Trên phương diện này, nó đã rời khá
xa chủ nghĩa Mác cổ điển mang tính quốc tế hóa.
Năm 1996, lãnh đạo lâu năm của đảng Cộng sản Nga Gennady
Zyuganov được cho là đối thủ đáng gờm của ông Boris Yeltsin trong cuộc
bầu cử tổng thống. Tuy nhiên, kể từ khi ông Vladimir Putin lên nắm quyền,
ảnh hưởng của đảng Cộng sản đã liên tục sút giảm. Tuy vậy, nếu tính tới số
đại diện của đảng này trong các cơ quan công quyền, đảng Cộng sản vẫn duy
III.

trì vị thế đảng phái chính trị số hai ở Nga.
Đảng Nước Nga công bằng
Đảng Nước Nga Công bằng được thành lập vào tháng 10/2006 khi ba tổ
chức chính trị theo xu hướng trung tả sáp nhập với nhau. Thoạt tiên người ta cho

đây là một dự án của Điện Kremlin nhằm lôi kéo phiếu bầu từ các đảng viên
Cộng sản và để phát triển một cách giả tạo hệ thống lưỡng đảng ở Nga. Mô hình
lưỡng đảng đang hiện diện một cách hiệu quả ở nhiều nước Phương Tây.
Hồi tháng 3/2006, Vladislav Surkov, chiến lược gia hàng đầu của chính
quyền do tổng thống đứng đầu, từng phát biểu về nhu cầu có thêm một đảng
chính trị mà ông ví như cái chân thứ hai để chuyển dịch khi cái chân thứ nhất
(đảng Nước Nga Thống nhất ) bị tê cứng.

IV.

Đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR)
Đảng Dân chủ Tự do là đảng chính trị lâu đời nhất ở Nga, nếu không
tính đến tiền thân của đảng Cộng sản từ thời Bolshevik.
Tháng 3/1990, Vladimir Zhirinovsky, lúc đó còn chưa ai biết đến, đã
đăng ký tên đảng Dân chủ Tự do Liên Xô. Chỉ vài ngày sau khi hệ thống đa
đảng được chính thức hoạt động. Một số người cùng thời nói rằng động thái
này do Vladimir Kryuchkov, người lúc đó đứng đầu cơ quan tình báo KGB,
phê chuẩn. Tuy nhiên thông tin này không được chứng thực trong các tư liệu,
giấy tờ.
15


Đây là một đảng phái “chuyên quyền” điển hình, không hề có liên hệ gì tới
trường phái tự do hay dân chủ, mà duy trì tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cánh hữu.
LDPR hoạt động với khẩu hiệu “Chúng tôi vì người Nga!”. Trong đợt bầu cử
Duma Quốc gia hồi tháng 12/1993, Đảng Dân chủ Tự do bất ngờ nhận tỷ lệ
phiếu bầu phi thường 23%. Kết quả bầu cử này sau đó không bao giờ lặp lại.
Ông Zhirinovsky là chính trị gia Nga duy nhất tham gia tất cả các cuộc
bầu cử tổng thống (với ngoại lệ của cuộc bầu cử năm 2008) với tư cách ứng
viên.

Ông được biết đến qua nhiều vụ bê bối, gây gổ và các hành vi thái quá.
Chỉ trích của ông đối với đảng Cộng sản và các nhân vật thân phương Tây
được cho là sắc nhọn, thậm chí hơi thái quá, thế nhưng ông đã khá kiềm chế
khi nói tới chính phủ hiện thời. Hơn nữa, nhóm đảng viên LDPR trong Đuma
Quốc gia luôn tỏ ra ủng hộ cho các chính sách của Điện Kremlin.
Trong cuộc bầu cử ngày 4/12/2011, LDPR đã tăng tỷ lệ phiếu thu được
từ 8,1% lên 11,6%. Theo các chuyên gia, đảng này không có triển vọng đáng
kể trong bầu cử, nhưng luôn có thể dựa vào số cử tri, vốn ưa phong cách
phóng khoáng của nhân vật lãnh đạo hơn là các chính sách của đảng này.
Các phân tích gia chính trị nói rằng sự tồn tại của đảng Dân chủ Tự do
có ích cho Chính phủ Nga bởi vì nó lấy bớt phiếu bầu từ các đảng theo dân
tộc chủ nghĩa khác và ngăn chặn sự hợp nhất của họ.

16


MỤC LỤC

17



×