Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Các đảng chính trị ở cộng hòa liên bang đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 22 trang )

C

CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ Ở

CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC


Danh sách thành viên nhóm 1:
1.Chanthavong Chemthit
2.Nguyễn Chí Công
3.Học Văn Dậu
4.Ngô Văn Dung
5.Nguyễn Nhật Dương
6.Lê Thị Thu Giang



I. VÀI NÉT VỀ CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
1. Tên nước: Cộng hoà Liên bang Đức
2. Thủ đô: Berlin
3. Ngày Quốc khánh: 3/10 (ngày thống nhất nước Đức)
4. Vị trí địa lý: Trung Âu, Đức nằm giữa lòng Châu Âu
và được bao bọc bởi 9 nước láng giềng: Pháp, Áo, Thuỵ
Sĩ, Séc, Ba Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ và Luxemburg.
Tổng biên giới dài 3757km.
5. Diện tích: 357.021 km2
6. Dân tộc: Người Đức là chủ yếu, ngoài ra còn có dân tộc
thiểu số Doben sống ở Đông Đức.
7. Ngôn Ngữ: Tiếng Đức.




8. Khí hậu: vùng khí hậu đại dương/ lục địa ôn hoà với
thời tiết thường xuyên thay đổi và chủ yếu là gió Tây.
Có các mùa xuân, hạ, thu, đông, rất khác nhau về nhiệt
độ và mức độ mưa mù, tuyết sương.
9. Tài nguyên thiên nhiên: Chủ yếu là than
10. Thu nhập bình quân đầu người: 43.952 USD (2013)
11. Đơn vị tiền tệ: Euro
12. Dân số: 82,3 triệu. Khoảng 7,3 triệu người nước ngoài
sinh sống ở Đức (8,8% dân số), trong đó có khoảng
100.000 người Việt Nam.
13. Tôn giáo: Gần 35 triệu người theo đạo Thiên chúa, 3,3
triệu theo đạo Hồi, 230.000 theo đạo Phật, 100.000 theo
đạo Do Thái, 90.000 theo đạo Hindu.


Quốc kì và quốc huy Đức


Tổng thống Đức Joachim Gauck


II. CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ Ở CỘNG HÒA
LIÊN BANG ĐỨC
Từ thế kỷ XIX, nước Đức đã duy trì hệ thống đa đảng.
Gần đây nhất, năm 1994 Quốc hội ban hành luật về các
đảng chính trị. Thông qua bầu cử, các đảng cạnh tranh
nhau để nắm quyền lực nhà nước.
1. Đảng Xã hội – Dân chủ (SPD)
 Sự ra đời: Đảng ra đời năm 1863 và đã bốn lần cầm

quyền, dài nhất là từ năm 1969 – 1982 trong liên minh
với Đảng Dân chủ - Tự do.trong cuộc bầu cử Hạ viện
ngày 27/9/1998 Đảng đã giành thắng lợi trong liên minh
với Đảng Xanh, trở thành đảng cầm quyền. Hiện nay
lãnh tụ của đảng là ông Sigmar Gabriel.


Biểu tượng và ông Sigmar Gabriel chủ tịch đảng SPD


 Thành phần đảng viên: hiện nay đang có gần 1 triệu
đảng viên. Đó là các nhân viên, công chức nhà nước,
trong đó công nhân chiếm 1/4. Bộ máy đảng gọn nhẹ
từ TW đến địa phương, chỉ có từ cấp khu vực trở lên
mới có người chuyên trách.
 Hệ tư tưởng chính của đảng: ủng hộ sở hữu cá nhân
đảm bảo “hòa bình giai cấp”, điều hòa lợi ích lao
động và tư bản bằng con đường cải cách kinh tế - xã
hội. Đảng từ chối chủ nghĩa Mác (hệ tư tưởng ban
đầu), thay đổi nguyên tắc đảng của giai cấp công
nhân thành “đảng của toàn dân”.
 Chủ trương hoạt động: xây dựng một nền kinh tế thị
trường xã hội với đặc trưng: tư hữu hóa, tự do kinh
doanh, nhà nước quản lý phát triển kinh tế thông qua


pháp luật và ủy ban chống độc quyền để điều chỉnh và
giảm bớt cạnh tranh… đảng nhấn mạnh vai trò kiểm
soát của nhà nước trong quản lý kinh tế.


 Quan hệ đối ngoại: chủ trương cố gắng làm dịu tình
hình quốc tế, phát triển quan hệ với các nước XHCN,
đòi giảm vũ khí hạt nhân, phi quân sự hóa vũ trụ.
Đảng là thành viên sáng lập và nhiều năm liền đứng
đầu Quốc tế Xã hội.
 Cơ quan ngôn luận: tờ báo “tiến lên” và tạp chí lý
luận “xã hội mới”.


2. Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU)
 Sự ra đời: được thành lập năm 1945. từ năm 1983 –
1998, CDU là đảng cầm quyền, trong liên minh với
CSU, FDP. Năm 1998, do mất uy tín, nội bộ chia rẽ
nên đảng mất quyền lãnh đạo chính phủ. Nhưng hiện
nay có sự thay đổi lớn đó là bà Angela Dorothea
Merkel nắm giữ chức vụ Chủ tịch đảng và là Thủ
tướng Chính phủ Đức.
 Thành phần đảng viên: hiện nay có 472 400 người
(2014). Bao gồm tầng lớp đại tư bản và giáo sĩ, công
chức, nông dân khá giả, công nhân xây dựng…
 Chủ trương hoạt động: CDU muốn phục thù những
thất bại trước đây, xem lại các đường biên giới châu
Âu, chủ trương nước Đức có vũ khí hạt nhân


Bà Angela Dorothea
Merkel nắm giữ
chức vụ Chủ tịch
đảng và là Thủ
tướng Chính phủ

Đức.


3. Đảng liên minh Xã
hội Cơ đốc giáo (CSU):
Thành lập năm 1945, là
đảng hoạt động chủ yếu
ở Bayern, thực chất là
một bộ phận của CDU.
Đảng có khoảng 178
nghìn thành viên. Cơ
quan ngôn luận của
đảng là “liên minh ở
Đức”, “vì một liên minh
ở Đức” và tạp chí
nguyệt san “tư tưởng
chính trị Đức”

Biểu tượng và ông Horst
Seehofer Chủ tịch đảng
CSU


4. Đảng Dân chủ - Tự do (FDP):
 Sự ra đời: thành lập năm 1948 bởi những thành viên của
hai đảng tự do tồn tại ở Đức trước chiến tranh thế giới thứ
hai là Đảng dân chủ Đức và Đảng Nhân dân Đức, Từ đó,
FDP đã tồn tại trong chính phủ liên bang Đức lâu hơn bất
cứ đảng nào.
 Thành phần: hiện nay có khoảng 72.000 người gồm nhà

kinh doanh vừa và nhỏ, công chức, viên chức, trí thức,
thợ thủ công và nông dân
 Chủ trương hoạt động: đại diện cho xu hướng tự do, tư
bản độc quyền, Đảng bênh vực sở hữu cá nhân, tự do
kinh doanh và tự do cạnh tranh
 Đối ngoại: ủng hộ việc triển khai các tên lửa của Mỹ ở
Đức
 Cơ quan ngôn luận: tạp chí “Diễn đàn tự do”, “Người tự
do”…


Biểu tượng của đảng
FDP và ông Phillipp
Rosler là Chủ tịch
đảng nhiệm kỳ 2011 2013. Ông là người
Đức gốc Việt, sinh
năm 1973 tại Việt
Nam, sau đó được một
cặp vợ chồng người
Đức nhận về nuôi lúc
9 tháng tuổi.


5. Đảng Xanh: thành lập năm 1980, là một đảng phái
chính trị Đức. Nội dung hoạt động chủ yếu là chính
trị bảo vệ môi trường sinh thái. Những vấn đề chính
của chính trị Đảng Xanh là bảo dưỡng sinh thái, bền
vững kinh tế, và trách nhiệm xã hội.
• Cơ sở lí luận và xã hội: dùng lí thuyết hệ thống và
khoa học sinh thái làm cơ sở lí luận, dùng những

hoạt động văn hóa, giáo dục, đặc biệt là giáo dục thế
hệ trẻ trong xã hội làm cơ sở lí luận xã hội.
• Nguyên tắc tổ chức: phân quyền cho các địa phương
• Mục tiêu của đảng: dùng phương pháp hòa bình, phi
bạo lực để cải tạo và tiêu diệt CNTB…
• Thành phần: hơn 30 nghìn đảng viên


Biểu tượng của Đảng Xanh


6. Các đảng nhỏ khác
• Đảng Dân tộc dân chủ- đảng Quốc xã mới: Thành lập
năm 1964, đại diện cho tầng lớp trung lưu với tư tưởng
phục thù phát xít.
• Đảng CNXH dân chủ (PSD), đảng kế thừa đảng Xã hội
chủ nghĩa thống nhất Đức là đảng mác xít, thành lập
năm 1946.
• Đảng Nông dân Dân chủ Đức, thành lập năm 1948, bao
gồm nông dân, nông dân tập thể, giới trí thức có liên hệ
với nông nghiệp.
• ĐảngCộng sản Đức là đảng mác xít của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, thành lập năm 1918.
• Các đảng khác như: Tự do Dân chủ, Dân chủ Thiên
chúa giáo…


III. NHẬN XÉT
 Cộng hòa liên bang Đức là một quốc gia đa Đảng
hoạt động.Giữa các Đảng có sự tranh giành quyền lực

chính trị lẫn nhau nhưng cũng có sự liên minh, hợp
tác giữa các Đảng để cùng xây dựng và phát triển đất
nước.
 Tuy nhiên, từ sau chiến tranh thế giới thứ II, nước
Đức duy trì “hệ thống hai đảng rưỡi” nghĩa là có hai
đảng lớn thay nhau cầm quyền: Liên minh dân chủ
Cơ đốc giáo và Dân chủ - Xã hội, và do không bao
giờ đạt đa số trong Quốc hội nên buộc hai đảng này
phải liên minh với một hoặc một số đảng nhỏ khác.
 Nhìn chung, Cộng hòa liên bang Đức là một quốc gia
có nền chính trị ổn định


Cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe !



×