Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỔI mới PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.4 KB, 7 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

TÓM TẮT
Bài viết này phân tích nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và sự cần
thiết của việc đổi mới phương pháp kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Đồng thời đề xuất một số hình thức, phương pháp kiểm tra - đánh giá có ưu thế trong
việc phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu cho
sinh viên.
1. Cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp kiểm tra - đánh giá
Kiểm tra - đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng
thực hiện mục tiêu học tập của sinh viên về tác động và nguyên nhân của tình hình đó,
nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của giảng viên và nhà trường, cho bản thân sinh
viên để sinh viên học tập ngày một tiến bộ hơn.
Đánh giá với hai chức năng cơ bản là xác nhận và điều khiển. Xác nhận đòi hỏi độ
tin cậy, điều khiển đòi hỏi tính hiệu lực. Thực hiện tốt đồng thời cả hai chức năng sẽ góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá chất lượng giáo dục gồm nhiều vấn đề,
trong đó hai vấn đề cơ bản nhất là đánh giá chất lượng dạy của thầy và đánh giá chất
lượng học của trò. Đánh giá thực chất sẽ tạo động lực nâng cao chất lượng dạy và học.
Quy trình kiểm tra - đánh giá kết quả học tập là quá trình tự sử dụng các hình thức kiểm
tra đánh giá khác nhau trong suốt quá trình dạy học môn học nhằm rèn luyện việc đạt các
mục tiêu đã xác định trong đề cương môn học. Có 2 hình thức kiểm tra - đánh giá: 1)
Kiểm tra - đánh giá thường xuyên; 2) Kiểm tra - đánh giá định kỳ. Kiểm tra - đánh giá
thường xuyên là hoạt động của giảng viên sử dụng các kỹ thuật đánh giá khác nhau trong
các hình thức tổ chức thực hiện giờ dạy (lí thuyết, thảo luận, thực hành, thí nghiệm, hoạt
động theo nhóm, tự học, tự nghiên cứu, ...) như một bộ phận của phương pháp dạy học
nhằm rèn luyện và kiểm tra việc rèn luyện các kiến thức, kỹ năng đã được xác định trong
mục tiêu của môn học. Kiểm tra - đánh giá định kỳ là hoạt động của giảng viên vào


những thời điểm đã được quy định trong đề cương môn học, gắn các mục tiêu cụ thể
trong từng giai đoạn với những phương pháp kiểm tra - đánh giá tương ứng nhằm đánh


giá, định hướng việc đạt mục tiêu môn học ở giai đoạn tương ứng của sinh viên. Kết quả
kiểm tra - đánh giá định kỳ được xem là kết quả học tập môn học của sinh viên và là cơ sở
để đánh giá chất khi kết thúc môn học.
Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm cả đổi mới hình thức đánh giá, phương thức
đánh giá, phương tiện đánh giá, tiêu chí đánh giá, thiết kế đề kiểm tra để đánh giá sinh
viên. Đổi mới hình thức đánh giá là sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm
tra đánh giá khác nhau, kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Đổi
mới phương thức đánh giá là tăng cường đánh giá trong giờ, ngoài giờ, chính thức và
không chính thức. Đánh giá qua quan sát, trao đổi - thảo luận, qua tự học, chuẩn bị, tìm
thêm tư liệu, sáng tạo đồ dùng học tập,… tạo sự kết hợp linh hoạt giữa kiểm tra, lượng
giá, đánh giá định tính và định lượng. Chú trọng hướng dẫn sinh viên phát triển khả năng
và thói quen tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. Kết hợp giữa đánh giá của thầy với đánh giá
của trò. Có được như vậy thì mới tự điều chỉnh được cách dạy và cách học. Đổi mới
phương tiện đánh giá là tăng cường sử dụng công nghệ thông tin để giúp đánh giá khách
quan, chính xác và kịp thời.
Ngoài ra chúng ta cũng cần phân biệt giữa đánh giá theo năng lực với đánh giá
theo kiến thức và kỹ năng:
Tiêu chí so sánh

1. Mục đích chủ yếu

Đánh giá năng lực

Đánh giá kiến thức,
kỹ năng

- Đánh giá khả năng sinh viên
- Xác định việc đạt kiến
vận dụng các kiến thức, kỹ năng
thức, kỹ năng theo mục tiêu

đã học vào giải quyết vấn đề
của chương trình giáo dục.
thực tiễn của cuộc sống.
- Đánh giá, xếp hạng giữa
- Vì sự tiến bộ của người học so
những người học với nhau.
với chính mình.

2. Ngữ cảnh đánh giá

Gắn với ngữ cảnh học tập và - Gắn với nội dung học tập
thực tiễn cuộc sống của sinh (những kiến thức, kỹ năng,
viên.
thái độ) được học trong nhà


trường.

3. Nội dung đánh giá

- Những kiến thức, kỹ năng,
thái độ ở nhiều môn học, nhiều
hoạt động giáo dục và những - Những kiến thức, kỹ năng,
trải nghiệm của bản thân sinh thái độ ở một môn học.
viên trong cuộc sống xã hội (tập
- Quy chuẩn theo việc người
trung vào năng lực thực hiện).
học có đạt được hay không
- Quy chuẩn theo các mức độ một nội dung đã được học.
phát triển năng lực của người

học.

4. Công cụ đánh giá

- Câu hỏi, bài tập, nhiệm
- Nhiệm vụ, bài tập trong tình
vụ trong tình huống hàn
huống, bối cảnh thực.
lâm hoặc tình huống thực.

- Thường diễn ra ở những
- Đánh giá mọi thời điểm của
thời điểm nhất định trong
5. Thời điểm đánh giá quá trình dạy học, chú trọng
quá trình dạy học, đặc biệt
đến đánh giá trong khi học.
là trước và sau khi dạy.
- Năng lực người học phụ
- Năng lực người học phụ thuộc
thuộc vào số lượng câu hỏi,
vào độ khó của nhiệm vụ hoặc
nhiệm vụ hay bài tập đã
bài tập đã hoàn thành.
hoàn thành.
6. Kết quả đánh giá

- Thực hiện được nhiệm vụ
- Càng đạt được nhiều đơn
càng khó, càng phức tạp hơn sẽ
vị kiến thức, kỹ năng thì

được coi là có năng lực cao
càng được coi là có năng lực
hơn.
cao hơn.

2. Cơ sở pháp lý của việc đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá
Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
XHCN và hội nhập quốc tế được Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thông qua ngày


04/11/2013 trong phần nhiệm vụ và giải pháp đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và
phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực,
khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo
các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận.
Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng
tiếp cận năng lực người học; Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học, kết
hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối học kỳ, cuối năm học theo mô hình của các
nước có nền giáo dục phát triển.
Vậy, thế nào là đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực sinh viên? Công tác khảo
thí và kiểm định chất lượng giáo dục cần có những đổi mới như thế nào để đạt được mục
tiêu đổi mới căn bản theo hướng đó?
Thực tiễn cho thấy, việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ
của người học chỉ trở thành có ý nghĩa khi nó được phối hợp, kết nối trở thành năng lực
giải quyết một cách có hiệu quả các tình huống đặt ra trong nhiệm vụ học tập, lao động,
làm việc và cuộc sống. Năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng,
thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ
hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống. Năng lực của sinh viên là khả năng
làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... vận dụng một cách hợp lý, giải
quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống.

Tại các Hội thảo khoa học về giáo dục gần đây, các nhà khoa học, các chuyên gia,
nhà quản lý giáo dục đều cho rằng cần phải thay đổi ngay phương pháp kiểm tra – đánh
giá người học theo hướng chú trọng năng lực của người học, nhất là tư duy sáng tạo, vận
dụng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Một số ý kiến cho rằng, hiện nay phương
pháp kiểm tra - đánh giá người học còn đơn điệu, thiếu tính đa dạng, chủ yếu thực hiện
đánh giá bằng các bài viết dạng tự luận, trắc nghiệm khách quan, vấn đáp …gây nên sự
nhàm chán trong học tập, không phát huy cao nhất năng lực người học. Bênh thành tích
trong giáo dục cũng dẫn đến việc đánh giá không đúng thực chất, chạy theo điểm số,
chạy theo thành tích, làm méo mó hoạt động dạy học. Để đổi mới, cần những phương
pháp dạy học chú trọng phát triển năng lực người học, cần vận dụng dạy học theo tình
huống, dạy sinh viên định hướng hành động, tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và
công nghệ thông tin hợp lý. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng giáo dục, việc kiểm tra
đánh giá cũng phải chú trọng năng lực của người học nhất là tư duy sáng tạo, vận dụng


giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, lấy sinh viên làm trung tâm và việc đánh giá
chỉ nhằm định hướng cho người học phương pháp và con đường tiếp cận việc học. Việc
dạy học phải xác định được năng lực của người học là khâu tiên quyết để xác định nội
dung, phương pháp giáo dục trước yêu cầu đổi mới hiện nay.
3. Một số hình thức kiểm tra đánh giá có ưu thế trong việc phát triển tư duy độc lập,
sáng tạo cho sinh viên
Trong dạy học đại học hiện nay có nhiều hình thức kiểm tra: Viết, vấn đáp, trắc
nghiệm khách quan, bài tập, tiểu luận... Mỗi hình thức có một thế mạnh và hạn chế riêng
trong kiểm tra các mặt chất lượng học tập của sinh viên.
Kiểm tra viết (tự luận), đây là hình thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nó
dễ sử dụng, thuận tiện trong cả ra đề, coi thi và chấm bài. Hạn chế của hình thức này
được nhiều người nói đến là nếu đề thi và đáp án không tốt thì rất khó có thể đánh giá
được khả năng giải quyết vấn đề của người học, hình thức này cũng rất dễ làm cho sinh
viên học tủ, học lệch.
Kiểm tra trắc nghiệm khách quan: đây là hình thức có nhiều ưu điểm, cho phép

khảo sát một cách toàn diện kiến thức của người học, tránh được học tủ học lệch. Nhưng
nếu bộ câu hỏi không đúng chất lượng, không có độ phân hóa thì cũng chỉ đơn thuần là
kiểm tra trí nhớ, bắt sinh viên học vẹt mà thôi.
Các hình thức khác như tiểu luận, bài tập lớn,... còn ít được coi trọng và đôi khi
được sử dụng khá tùy tiện, nếu giảng viên thiếu cẩn trọng sẽ dẫn tới sinh viên chủ yếu là
sao chép tài liệu.
Chúng ta đã và đang đổi mới về mục đích, nội dung và phương pháp dạy học đại
học, tuy nhiên các hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay mới chỉ đánh giá được sự hiểu
biết và vận dụng kiến thức, còn việc phân tích, tổng hợp, đánh giá, giải quyết một vấn đề
thì còn rất hạn chế. Để bổ khuyết cho vấn đề này chúng tôi thấy cần phải kết hợp linh
hoạt nhiều hình thức kiểm tra, tùy vào mục tiêu và nội dung của mỗi học phần, có thể sử
dụng một loại hình kiểm tra chính, kết hợp sử dụng các loại hình khác hỗ trợ vào cuối
học trình, kết hợp các loại hình khác nhau với hệ số điểm cho mỗi loại hình trong tổng
điểm đánh giá cả học phần.


Qua thực tế kinh nghiệm dạy học, chúng tôi nhận thấy, đối với sinh viên nói chung
và sinh viên học các môn sinh học nói riêng, các hình thức kiểm tra đánh giá như: Báo
cáo thực hành, báo cáo thực tập, bài tập lớn, tiểu luận môn học có rất nhiều ưu thế
trong việc phát triển tư duy độc lập sáng tạo, phản ánh khả năng thao tác của người học
một cách cụ thể và rõ ràng. Thực chất của các dạng kiểm tra này chính là kiểm tra khả
năng tự nghiên cứu và khả năng thao tác tư duy của sinh viên. Vì mục tiêu của việc thực
hiện các báo cáo thực hành, tiểu luận, bài tập lớn, sinh viên có thể hiểu biết được mấu
chốt vấn đề chuyên sâu hơn như là:
- Nắm bắt được những đặc tính cấu tạo, chức năng của sinh vật từ đó có thể phân
tích được những đặc điểm để phân hóa chúng.
- Phát hiện ra những quy luật di truyền để từ đó hiểu biết đúng bản chất của hiện tượng.
- Ứng dụng những giống sinh vật có khả năng cung cấp đáp ứng cho sản xuất
nông nghiệp, sản xuất thương mại phục vụ lợi ích đối với con người.
Vì vậy yêu cầu đối với sinh viên phải có phương pháp rèn luyện đúng cách, khả

năng thao tác tư duy của bản thân người học như là:
- Khả năng mô tả: đó là khả năng ghi lại những dữ kiện thực hành, phân biệt được
sự khác nhau giữa các sinh vật. Việc mô tả được những đặc điểm giúp sinh viên có khả
năng hiểu nắm chắc về sinh vật nghiên cứu.
- Khả năng giải thích: đó là khả năng đưa ra được những thông tin thuộc về bản
chất để nhận dạng chúng. Giải thích đề cập đến nhiều khía cạnh như nguồn gốc, quan hệ
giữa họ hàng trong giới sinh vật.
- Khả năng tiên đoán: đó là khả năng dựa trên những kinh nghiệm, dựa vào khả
năng phân tích, tổng hợp các dữ kiện thí nghiệm để đưa ra những giải pháp tối ưu tránh
lãng phí công sức, thời gian và tiền bạc.
- Khả năng sáng tạo: đó chính là khả năng mà người nghiên cứu giải quyết một
vấn đề theo cách riêng của mình để tạo ra một giải pháp mới. Giải pháp được bàn đến ở
đây chứa đựng một ý nghĩa tổng quát nhất bao gồm các phương pháp, phương tiện và các
biện pháp cụ thể.


Như vậy khi tiến hành làm một hoạt động nghiên cứu, cho dù là báo cáo thực hành
hay tiểu luận, bài tập, thì người thực hiện cũng phải vận dụng một cách tối đa nhất những
năng lực tư duy và năng lực thao tác của bản thân như: quan sát, mô tả, tìm tòi, phân tích,
so sánh, đối chiếu, tổng hợp, đánh giá, khái quát và đề xuất giải pháp... nhờ đó mà năng
lực độc lập và sáng tạo thể hiện và phát triển. Hơn nữa để tiến hành một bài tập nghiên
cứu đòi hỏi người nghiên cứu phải tập trung thời gian để tìm, tra cứu, đọc tài liệu, thu
thập thông tin và xử lý, sắp xếp thông tin, giúp cho sinh viên tận dụng thời gian vào học
tập, tránh được thời gian nhàn rỗi, mùa vụ như các hình thức kiểm tra khác. Kết quả của các
báo cáo thực hành, tiểu luận, bài tập lớn… cho phép giáo viên có thể đánh giá được mức độ
nhận thức về kiến thức, về kỹ năng, đặc biệt là đánh giá được khả năng thao tác tư duy độc
lập và khả năng sáng tạo trong học tập và nghiên cứu của sinh viên, đó cũng chính là mục
tiêu cao nhất của giáo dục đại học.




×