Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Nhân vật và biểu tượng trong ca dao Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.32 KB, 33 trang )

A.PHẦN MỞ BÀI
1. Lí do chọn đề tài
Ca dao Việt Nam phản ánh lịch sử xã hội Việt Nam, nó được coi như
là một kho tài liệu phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực
sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. Đó là tiếng hát trữ
tình của con người, là tiếng hát của tình yêu trong mọi khó khăn vui buồn
của cuộc sống.
Những câu, bài Ca dao được sáng tạo nên chứa đựng tất cả những hình
ảnh: từ hình tượng của con người cụ thể đến biểu tượng được hóa thân bởi
thiên nhiên và mọi thứ xung quanh, đã cho chúng ta thấy được sự khéo
léo, nghệ thuật của dân gian. Những nhân vật và biểu tượng trên được
dựng nên không nhằm mục đích gì ngoài việc bày tỏ tình cảm: tình yêu
quê hương, tình yêu gia đình, tình vợ chồng..và những cung bậc cảm xúc
mà người xưa muốn bày tỏ.
Dù theo nhịp điệu cuộc sống theo hướng phát triển của nhân loại nhưng
những câu ca dao xưa vẫn là những lời hát ru dành cho thế hệ trẻ hôm nay,
càng ngày con người càng nghiên cứu và tìm ra được nhiều vẻ đẹp, nét đặc
trưng độc đáo của nó. Đó là tất cả những lý do tôi chọn tìm hiểu đề tài này.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

Bài tiểu luận này tôi đi nghiên cứu về nhân vật và biểu tượng trong ca
dao qua các bài ca dao được sưu tầm và lưu lại trong các tác phẩm.
2.2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu tôi sẽ rút ra được những nhân vật và biểu tượng trong
ca dao đáp ứng đề tài đưa ra.
3. Lịch sử vấn đề
Những công trình nghiên cứu về ca dao trong mấy thập kỷ qua là vô
cùng phong phú và đa dạng với số lượng ngày càng tăng. Cái đẹp, cái hay


của những bài ca dao lôi cuốn nhiều nhà nghiên cứu như: Kho tàng ca dao


người Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật( chủ biên), Ca dao
Việt Nam và những lời bình của tác giả Vũ Thị Thu Hương, Tục ngữ ca
dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, Thi pháp ca dao của Nguyễn
Xuân Kính…Và một số công trình nghiên cứu liên quan đến các nhân vật
trong ca dao: Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt (Lê Đức Luận), Thử đề
xuất một số cấu trúc lời ca trữ tình người Việt (Lê Đức Luận), Lối đối đáp
trong ca dao trữ tình (Cao Huy Đỉnh)…
Việc tìm hiểu các kiểu nhân vật và biểu tượng trong ca dao luôn thu hút
những ai quan tâm qua các thế hệ. Việc tìm hiểu đó đang tiếp diễn, nhiều
đề tài cũng đã và đang nghiên cứu. Điều đó cho thấy ca dao có tầm quan
trọng rất lớn trong cuộc sống nhân dân ta.
4. Phương pháp nghiên cứu
Từ việc phân tích những câu ca dao, tôi tập hợp lại thành mảng rồi kết
hợp với kiến thức làm thành bài tiểu luận này.
5. Bố cục đề tài
Bài tiểu luận được chia làm hai chương:
Chương I: Khái quát chung
1.1. Vài nét về ca dao
1.2. Nhân vật và nhân vật trong ca dao
1.3. Biểu tượng và biểu tượng trong ca dao
Chương II: Nhân vật và biểu tượng trong ca dao
2.1. Nhân vật trong ca dao
2.2. Biểu tượng trong ca dao.
Đó chính là bố cục của bài làm.


B. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG
1.1.

Vài nét về Ca dao

Khái niệm về Ca dao (trước kia gọi là phong dao) cũng có nhiều quan
niệm khác nhau. Theo Dương Quảng Hàm: “Ca dao (ca: hát, dao: bài hát
không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian,
thường tả tính tình, phong tục của người bình dân.
Thuật ngữ ca dao được sử dụng rộng rãi ở nước ta từ đầu thế kỉ XX.
Nhưng việc xác định nội hàm của nó ở các nhà nghiên cứu, sưu tầm, biên
soạn sách Văn học dân gian những thập niên sau này lại có thêm những
nội dung mới, cách hiểu mới.
Ngoài loại ý kiến đồng nhất ca dao với dân ca, hoặc dung luôn cả thuật
ngữ kép “ca dao dân ca”, còn có hai loại ý kiến sau đây:
Ca dao cổ truyền chính là phần lời của dân ca
Ca dao không phải là toàn bộ phần ngôn từ của các bài hát dân gian, mà
chỉ là những câu mang tính chất trữ tình đậm đà nhất và được sáng tác theo
một phong cách riêng.
Hai cách hiểu trên còn nhiều phiến diện, mơ hồ, thiếu tính xác định.
Vào thời xưa, trong sinh hoạt văn nghệ, các nghệ sĩ dân gian làm ra các
bài hát ngắn để hát. Chúng gồm hai phần: lời ca và làn điệu. Dần dần, theo
thời gian, lồi của bài hát phát triển thành một thể thơ dân gian. Các thế hệ
tiếp theo, dựa vào phong cách cấu tạo… của thể thơ này mà đạt thêm
những lời ca mới, hoặc là để ngâm, để đọc. Một số tác phẩm của các nhà
văn, nhà thơ sáng tác theo phong cách dân gian đi vào đời sống được dân
gian hóa cũng trở thành ca dao. Do vậy khái niệm ca dao mang một nội
dung mới, GS Hoàng Tiến Tựu trong tập Văn học dân gian Việt Nam (II)
đã viết: “Ca dao là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của thơ dân gian, là

loại thơ truyền thống có phong cách riêng, được hình thành và phát triển


trên cơ sở của thành phần nghệ thuật ngôn từ trong các loại dân ca trữ tình
ngắn và tương đối ngắn (đoản ca) của người Việt”.
1.2.

Nhân vật và nhân vật trong ca dao

1.2.1. Nhân vật
Nhân vật là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng các cá thể con người.
Trong tác phẩm văn học, cái đã được nhà văn nhận thức tái tạo, thể hiện
bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ.
Đọc bất cứ văn bản văn học nào, trước hết người đọc đều bắt gặp
những con người được miêu tả, trần thuật cụ thể. Đó chính là những nhân
vật văn học. Như vậy nhân vật là khái niệm có nội hàm phong phú, định
danh một hiện tượng phổ quát của thế giới tác phẩm văn học bao gồm
nhiều bình diện và cấp độ như thế, các nhà nghiên cứu có một thuật ngữ để
chỉ định, và giữa các thuật ngữ có mối liên hệ qua lại khá phức tạp.
1.2.2. Nhân vật trong ca dao
Nhân vật trong ca dao là nhân vật trữ tình, tâm trạng. Đây là nhân vật
giao tiếp nên có nhân vật là chủ thể trũ tình và nhân vật là đối tượng trữ
tình. Nhân vật trung tâm của ca dao là nhân vật nam- nữ làm song hành
với nhau theo từng cặp giao tiếp đối đáp hay từng phe đối đáp. Nhân vật
trong ca dao có hai dạng thức: nhân vật hiển ngôn và nhân vật hàm ngôn.
1.3.

Biểu tượng và biểu tượng trong ca dao

1.3.1. Biểu tượng

Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, thể hiện quan niệm, tình cảm của
con người về nhân sinh, vũ trụ. Biểu tượng có thể thuộc thế giới các hiện
tượng thiên nhiên, tự nhiên; hoặc là những biểu tượng của thế giới nhân
tạo. Biểu tượng được hình thành trong quá trình lâu dài, có tính ước lệ và
bền vững.
Biểu tượng được hiểu như những hình ảnh tượng trưng, được cả cộng
đồng dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian lâu dài.
Nghĩa của biểu tượng phong phú, nhiều tầng bậc, ẩn kín bên trong, nhiều


khi khó nắm bắt. (Theo: Nguyễn Bích Hà, Nghiên cứu văn học dân gian từ
mã vưn hóa dân gian, chuyên đề sau đại học, giảng tại Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội từ năm 2001 đến nay)
1.3.2. Biểu tượng trong ca dao
Trong ca dao biểu tượng được dùng thật đa dạng: con cò, con bống,
trúc, mai, hoa nhài, hoa sen, núi, mây…Ngoài ra, còn có một số biểu
tượng kép cũng cần được quan tâm, mà muối mặn - gừng cay là một ví dụ.


CHƯƠNG II
NHÂN VÂT VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO
2.1.

Nhân vật trong ca dao

2.1.1. Nhân vật nữ trên các phương diện
2.1.1.1. Trên phương diện người yêu
Cái đẹp của ca dao giống như cái đẹp của cô thôn nữ. Hình ảnh trong
ca dao rất mạnh mẽ, trong trẻo như không khí đồng quê buổi sáng. Một
trong những hình ảnh mà ca dao thường đề cập đến là hình tượng của

người phụ nữ. Họ có nhiều đức tính tốt, nhưng họ là người phải chịu nhiều
khổ cực, cay đắng nhất, họ thường không có quyền như nam giới. Được
thể hiện qua các mối quan hệ, nhưng đặc sắc nhất vẫn là tình yêu đôi lứa.

Ca dao phác họa những người đẹp đồng quê có dáng đứng riêng:
- Trúc xinh trúc mọc đầu đình,
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.
-Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh.
Những nét của cô gái được dân gian đặc tả rất chi tiết.
Tóc em dài em cài hoa lý


Miệng em cười có ý anh thương.
Chân mày vòng nguyệt có duyên
Tóc mây dợn sóng tợ tiên non Bồng.
Đôi mắt:
Hoa thơm hoa ở trên cây
Đôi mắt em lúng liếng, dạ anh say lừ đừ.
Những người con mắt lá răm
Đôi mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
Nhan sắc, nét đẹp trên người cô gái được các chàng trai cụ thể hóa qua
hình ảnh các vật dụng hằng ngày như dao, hoặc bông hoa:
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
Nhưng các cô thôn nữ sợ nhiều khi mình yêu mà chưa chắc đã được
yêu, hay sợ tình yêu của mình đến chậm chăng, nên đôi lúc các cô cũng
quanh co rào trước đón sau:

Anh đà có vợ con chưa
Mà anh ăn nói ngọt ngào có duyên
Mẹ già anh ở nơi nao
Để em tìm vào hầu hạ thay anh.
Những câu tỏ tình như đã kể ở trên thường là những câu mà trong lúc
vắng vẻ, hai người đã hỏi ý cùng nhau. tất cả đều là những câu mộc mạc
chân thành, nhưng không kém vẻ lãng mạn trữ tình.
Khi yêu, tình yêu thật vô tư, trong sáng, không bị ảnh hưởng bởi tiền
tài, địa vị, bất chấp mọi khó khăn miễn là họ ở bên nhau.
- Thương nhau bất luận giàu nghèo
Dù cho lên ải, xuống đèo cũng cam
- Yêu nhau chẳng quản chi nhà


Lều tre quét sạch hơn tòa ngói cao
Tình yêu gắn với sự thủy chung, son sắt, yêu đến chết vẫn còn yêu:
Yêu anh tâm trí hao mòn
Yêu anh đến thác vẫn còn yêu anh
Nhưng yêu nhiều, nhớ nhiều để rồi, người con gái phải chịu đau đớn
khi bị phụ tình:
Nào khi mô anh nói với em
Không cạn và tình không cạn
Vàng mòn mà nghĩa không mòn
Bây giờ nước lại xa non
Đêm nằm tơ tưởng héo hon ruột tằm
Ới chi hai dạ ba lòng
Dạ cam thì ngọt, dạ bòng thì chua
Trong xã hội phong kiến khắt khe, người phụ nữ luôn chịu nhiều tủi
nhục, bất công. Nỗi niềm ấy được họ gửi gắm vào những câu ca dao than
thân:

- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
-Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân
Gọi người hàng xóm có chân thì chùi.
Người phụ nữ phải chịu đựng, nỗi khổ vật chất “ngày ngày hai buổi
trèo non”, “ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương”. Nhưng nỗi khổ lớn
nhất, xuất hiện với tần số cao nhất vẫn là nỗi khổ về tinh thần, nỗi khổ của
thân phận mong manh. Họ ví mình với “tấm lụa đào”, “giếng nước
trong”...nhưng những nỗi khổ ấy không được xã hội quan tâm vì cảnh
“trọng nam khinh nữ”.


2.1.1.2. Trên phương diện người con, người con có hiếu
Trên phương diện người con, người con có hiếu, dành tình cảm yêu
thương đối với cha mẹ, nhưng có khi than thân trách phận khi bị ép duyên,
có cả sự tủi hờn, nhớ nhung gia đình.

Đó là tình cảm yêu thương, biết ơn kính trọng của con cái đối với cha
mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Công cha “núi Thái Sơn” thể hiện một sự cao cả, vững chãi, sừng sững
làm điểm tựa cho con cái, gợi lên vẻ gần gũi thân thương. Ví mẹ như
“nước biển đông” là hình ảnh chỉ sự mênh mông vô tận tình cảm của mẹ
lớn lao là không thể nói hết được.
Tình thương, ơn nghĩa của cha mẹ, luôn ở sâu trong trái tim của mỗi

người con, bởi thế con cái phải trân trọng những tình cảm cha mẹ dành
cho mình.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ hai thân,


Thức khuya dậy sớm chuyên cần,
Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.
Biểu hiện của tình yêu con cái đối với cha mẹ là nỗi nhớ thương:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Nhưng ẩn sâu trong tình yêu cha mẹ là có sự than thân trách phận khi bị
ép duyên, có cả sự tủi hờn.
Mẹ em thấy của thời tham
Hang hùm cứ tưởng hang vàng ép con
Nói ra thẹn với nước non
Ngậm vào cay đắng lòng con đêm ngày.
2.1.1.3. Trên phương diện con dâu, đối xử với mẹ chồng
Trên phương diện con dâu, đối xử với mẹ chồng là yêu thương là trân
trọng như mẹ đẻ, nhưng cũng có sự đối nghịch với mẹ chồng trong gia
đình.
Trong ca dao, chúng ta thấy có những câu, những bày tỏ ý oán giận cha mẹ
chồng:
Hai ta là bạn thong dong
Như đôi đĩa ngọc nằm trong mâm vàng
Bởi chung thầy mẹ nói ngang
Cho nên đũa ngọc, mâm vàng xa nhau.
Trong thời phong kiến, giữa mẹ chồng và nàng dâu thường có mâu
thuẫn.
Khi đi lấy chồng, họ còn chịu thêm trăm điều cay cực. Quan niệm “xuất

giá tòng phu” khiến những cô gái khi về nhà chồng như một người ở đợ vì
thế họ luôn nhớ về quê mẹ:
- Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về với mẹ mà không có đò
- Chiều chiều xách giỏ hái rau


Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.
Trong hoàn cảnh ấy đại đa số những người phụ nữ đành cam chịu,
nhưng cũng có trường hợp, người con dâu tỏ thái độ phản kháng:
Cô kia đội nón đi đâu
Tôi là phận gái làm dâu mới về
Mẹ chồng ác nghiệt đã ghê
Tôi ở chẳng được, tôi về nhà tôi
Sở dĩ họ phải phản kháng là do không còn nơi để bấu víu, tựa nương.
2.1.1.4. Trên phương diện người vợ
Một khi đã lấy chồng, bổn phận của người phụ nữ là “xuất giá tòng
phu”. Họ phải nuôi con, chăm sóc chồng qua ngày tháng, không chỉ người
phụ nữ bình dân, ngay cả gia cấp quý tộc, con gái vua lấy chồng cũng phải
giữ phận chữ tòng:

Con vua lấy thằng bán than
Nó dắt lên ngàn cũng phải đi theo.
Người phụ nữ sẵn sàng chấp nhận những thiếu xót của người đàn
chồng. Không vì người đó xấu mà buồn. Không vì người đó nghèo mà xấu
hổ.Đây là phẩm chất tốt của người phụ nữ.
Người phụ nữ luôn thương chồng đù nắng mưa, trèo đèo lội suối:
Thương chồng nên phải gắng công



Nào ai xương sắt da đồng chi đây
Xem gia đình chồng là gia đình mình. Chu toàn bổn phận làm dâu, giữ
gìn danh tiếng cho gia đình chồng. Nuôi mẹ chồng và con cái khi người
chồng đi xa.
Anh về hái đậu chày cà
Để em đi chợ kẻo mà lỡ phiên,
Chợ lỡ phiên tốn công thiệt của,
Miệng tiếng người cười rõ sao nên,
Lấy chồng phải gánh giang sơn,
Chợ phiên còn lỡ, giang sơn còn gì.
Hay:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng
Hình tượng phụ nữ Việt Nam ngày xưa thật tuyệt vời. Vừa đẹp người
,vừa đẹp nết. Họ là những người vợ đảm, mẹ hiền, lại có tinh thần yêu
nước. Không chỗ nào chê được.Và cũng thật đáng thương.
2.1.1.5. Trên phương diện người mẹ
Trong các hình ảnh về gia đình mà mỗi người chúng ta còn giữ lại, có
lẽ hình ảnh về mẹ là sâu dậm và rõ rệt hơn cả. Nó rõ rệt đến nỗi không chỉ
được gợi lại qua các kỷ niệm của cuộc sống thường ngày, mà còn được
viết ra cả trong thơ văn:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Con cái là động lực để người mẹ sống, là nguồn động viên an ủi mỗi
lúc khó khăn, vất vả. Chính vì vậy, con cái là những gì cao quý nhất không
gì sánh bằng.



Có vàng, vàng chẳng hay phô
Có con con nói trầm trồ mẹ nghe.
Mẹ dành tất cả tình thương cho con, luôn mong cho con được vui
sướng, hạnh phúc.
Sinh con ai nỡ sinh lòng
Sinh con ai chẳng vun trồng cho con
Mẹ chăm sóc con từng li, từng tí một.
Người mẹ luôn dạy bảo, khuyên răn con phải sống thế nào cho tốt. Mẹ
uốn nắn cho con từ những ngày thơ dại.
Uốn cây từ thủa còn non
Dạy con từ thủa con còn ngây thơ
Và mẹ không quên nhắc nhở con cái về cái gia nghiệp, về đức cần
kiệm, về cách làm ăn :
Trăm năm như cõi trời chung,
Trăm nghề cũng phải có công mới thành.
Cứ trong gia nghiệp nhà mình,
Ngày đêm xem sóc giữ gìn làm ăn.
Đặc biệt, người mẹ dạy con phải biết phụng thờ, hiếu kính với tổ tiên,
ông bà.
Khôn ngoan nhờ ấm cha ông


Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ
Đạo làm con chớ hửng hờ
Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm.
Hình ảnh đảm đang của mẹ đã được hiện lên trong cảnh của một gia
đình đầy đủ. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng hoàn hảo như thế.
Có những lúc người cha đi vắng, sự can đảm của người mẹ thực là cao cả.
Anh đi, em ở lại nhà,
Hai vai gánh vác mẹ già con thơ.

Lầm than bao quản muối dưa,
Anh đi, anh liệu chen đua với đời.
Đau khổ hơn khi mất chồng. Hình ảnh mẹ góa nuôi con côi thực là chơi
vơi.
Thiệt hại thay cho thằng bé nên ba,
Nó lăn, nó khóc giữa nhà năm gian,
Khóc than giữa chốn linh sàng,
Ba vuông nhiễu tím đôi hàng chữ vôi.
Chỉ những lời ca ngắn ngủi mà chất chứa trong đó bao ý tình sâu xa.
Đó là lời nhắn nhủ của những người phụ nữ trọn nghĩa vẹn tình. Dù trong
bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn đồng cam cộng khổ cùng chồng, xây dựng
một gia đình đầm ấm yên vui.
2.1.2. Nhân vật nam trên các phương diện
2.1.2.1. Trên phương diện người yêu
Vai giao tiếp là nam cũng biểu hiện trên nhiều phương diện, đặc sắc
nhất vẫn là tình yêu đôi lứa.
Trên phương diện người yêu, được thể hiện qua nhiều cung bậc và sắc
thái tình cảm. Khi tình yêu bắt đầu là sự tỏ tình khéo léo, kín đáo, có khi
táo bạo, suồng sã chất phác, mảnh liệt. Tình yêu là sự nhớ nhung vô bờ
bến, là khát khao dâng hiến cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất.


Tình yêu của chàng chân thành, nhưng cũng có sự trách móc, phân vân khi
phụ tình.
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà.
Cái áo chàng bỏ quên có thể vô tình nhưng rất có thể là cố ý. Cũng có
thể chỉ là sự bịa đặt khéo léo để tạo nên cuộc gặp gỡ để chàng trai hé mở

lòng mình với cô gái.
Cũng có khi chỉ là một câu hỏi bâng quơ nhưng diễn đạt bằng những
câu thơ thật trữ tình của một đêm trăng sáng, chàng trai có nhiều hi vọng
để được cô gái trả lời:
Cô kia cắt cỏ một mình
Cho tôi cắt với chung tình làm đôi
Cô còn cắt nữa hay thôi
Cho tôi cắt với làm đôi vợ chồng.
Hay:
Duyên kia ai đợi mà chờ
Tình kia ai tưởng mà tơ tưởng tình
Sá chi một mảnh gương hình
Để duyên chờ đợi cho mình say mê.
Khi đã yêu người con trai có một khát khao hiến dâng cho người mình
yêu những gì tốt đẹp nhất:
Ước gì anh hóa ra hoa
Để em nâng lấy rồi mà cài khan
Ước gì anh hóa ra chăn
Để cho em đắp, em lăn, em nằm
Ước gì anh hóa ra gương
Để cho em cứ ngày thường em soi


Ước gì anh hóa ra cơi
Để cho em đựng cau tươi, trầu vàng.
Ở đây sử dụng điệp ngữ “ước gì” hai lần một cách dứt khoát, thể hiện
ước nguyện chính đáng và trong sáng của chàng trai đó, về sự chung đôi
của với cô gái qua các từ “gương” “cơi”. Chàng đã dùng những hình ảnh
đó như là lời cầu hôn của mình. Bài ca dao đã cho ta thấy một cách tỏ tình
hết sức giản dị mà sâu sắc.

Yêu đương là thời gian thơ mộng nhất cũng như đầy thử thách nhất.
Nào yêu thương, nào nhớ nhung, nào giận hờn, nào xa cách, nào đợi chờ…
Mình về tôi cũng đi theo
Sum vầy phu phụ, hiểm nghèo có nhau
Chẳng thà đĩa muối chén rau
Thủy chung sống ở, sang giàu mặc ai.
Tình yêu cho ta những tình thương, tình cảm yêu mến:
- Thương em vô giá quá chừng
Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay.
- Thương em nỏ biết mần răng
Mười đêm ra đứng trông trăng cả mười
Tình yêu của chàng chân thành, nhưng cũng có sự trách móc, phân vân
khi bị phụ tình.
Ngày nào em nói em thương
Như trầm mà để trong rương chắc rồi
Bây giờ khóa rớt chìa rơi
Rương long, nắp vỡ bay hơi mùi trầm
2.1.2.2. Trên phương diện người con, người con trai hiếu thảo
Trên phương diện người con, người con hiếu thảo, biết ơn thể hiện chí
nam nhi, là sự nhớ thương khi xa gia đình, mẹ già.
Trong ca dao, người con trai hiếu thảo luôn luôn dành tình cảm yêu
thương cho cha mẹ, luôn cầu mong cho cha mẹ mạnh khỏe, sống lâu.


Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
Người con trai biết ơn công lao cha mẹ, giờ đây, chàng trai ra sức chăm
sóc, nuôi dưỡng mẹ già.
Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi
Gạo lúa nhe An Cựu mà nuôi mẹ già

Mẹ già là mẹ nhà anh
Em vô bảo dưỡng cá canh cho thường
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau
Người con trai có hiếu, luôn muốn phụng dưỡng mẹ cha, thể hiện ý chí
nam nhi.
Em thời đi cấy ruộng bông
Anh đi cắt lúa để chung một nhà
Đem về phụng dưỡng mẹ cha
Muôn đời tiềng hiếu người ta còn truyền.
Như vậy người con trai trong gia đình được ca dao thể hiện đó là người
con hiếu thảo, biết ơn thể hiện chí nam nhi. Đồng thời thể hiện sự nhớ
nhung da diết khi xa nhà, xa quê hương.
2.1.2.3. Trên phương diện người cha
Trên phương diện người cha, ngoài việc sinh thành ra con cái, còn là
tình yêu thương tha thiết, là trụ cột gia đình, chỉ bảo nuôi dạy con trưởng
thành. Trước hết người cha dạy con phải giữ trọn làm con.


Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Mặt khác cha dạy con đã là anh em thì phải yêu thương lẫn nhau.
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Cha còn dạy con, phải biết kính trên, nhường dưới.
Chữ nghĩa là chử nhường
Nhường anh, nhường chị là nhường người trên
Ghi lòng tạc dạ chớ quên

Con em phải giữ lấy nền con em.
Như vậy vai trò của người cha là rất quan trọng. Cha dành tất cả tình
thương yêu tốt đẹp nhất cho những người con của mình.
2.1.3. Sự hòa hợp và đối trọng trong quan hệ nam nữ
2.1.3.1 Sự hòa hợp trong quan hệ nam nữ


Bước đầu của tình cảm hoà hợp là sự gần gũi, tìm cách giao tiếp nhẹ
nhàng, hữu tình, hữu ý. Đôi lứa cùng chung lý tưởng tình yêu và xây dựng
hạnh phúc gia đình.

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng,
Tre non đổ lá đan sàng nên chăng?
Đan sàng thiếp cũng xin vâng,
Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng?
Ca dao dân ca Việt Nam có khá nhiều bài ca đối đáp rất hay, rất đẹp
như một bài thơ tình tuyệt tác. Cặp xưng hô “mình- ta” mang sắc thái biểu
cảm, là từ xưng gọi ân tình, trìu mến thường thể hiện trong giao tiếp của
những đôi lứa yêu nhau mà tình cảm đã đến độ chín muồi.
Mình về có nhớ ta chăng?
Ta như lạc buộc khăng khăng nhớ mình
Ta về ta cũng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao.
2.1.3.2. Sự đối trọng trong quan hệ nam nữ
Đối trọng giữa hai vai giao tiếp có điểm giống nhau về thân phận con
người, nhưng khác nhau do phân cách trọng khinh: trọng nam, kinh nữ và
giới tính. Đối trọng do quan niệm phong kiến, địa vị, phân chia giàu
nghèo.



Chiếu hoa mà trải sập vàng
Điếu ngô xe trúc sao chàng chẳng say
Nhưng nơi chiếu cói võng đay
Điếu sần xe sậy chàng say la đà
Hay trong câu ca dao thể hiện sự than trách của người con gái đối với
người con trai.
Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.
2.2.

Biểu tượng trong ca dao

2.2.1. Cây trúc, cây mai
Trong ca dao, mai tùy theo hình tượng, ngữ cảnh mà đôi lúc dùng là
cây, là hoa. Như trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn
Khuyến…có khi từ này được dùng để chỉ cây mai cùng với loại cây tre.
Tác giả dân gian không mấy khi tả thực cây trúc, cây mai. Họ nhắc đến
“mai”, ‘trúc” là nhằm thể hiện con người. thể hiện cái khí chất của con
người.
Trong ca dao, có khi “trúc được nhắc đến một mình, tượng trưng cho
người con gái xinh xắn:

Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.


Hay:
Trúc xinh trúc mọc bờ ao
Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh.
Có nhiều trường hợp “trúc”, “mai” được dùng kết hòa hợp với nhau thể

hiện tình cảm đôi lứa thắm thiết:
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
Tìm em như thể tìm chim
Chim ăn bể bắc đi tìm bể đông.
Và:
Hôm qua sum họp trúc mai
Tình chung một khắc, nghĩa dài tram năm.
Trong ca dao, dân ca, “trúc”, “mai” được dùng để diễn đạt những cung
bậc của tình cảm, những cảnh ngộ tìn duyên.
Đây là lời nhắn nhủ và hi vọng:
Đợi chờ trúc ở với mai
Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng.
Đây là tâm trạng háo hức mừng vui:
Trầu này cúc, trúc, mai, đào
Trầu này thục nữ anh hào sánh đôi.
Đây là nỗi nhớ:
Trúc nhớ mai, trúc buồn ngao ngán
Mai trở về, mai nhớ trúc chăng?
Hay:
Trúc xa mai trúc chẳng đứng yên
Tiếc người bạn ngọc ở miền sơn lâm.
Đây là lời giận hờn trách móc:
Những là lên miếu xuống ghè
Để tôi đánh trúc, đánh tre về trồng


Tưởng rằng nên đạo vợ chồng
Nào ngờ nói thế mà không có gì.
Đây là những nỗi buồn:

Chiều nay có kẻ thất tình
Tựa mai, mai ngả, tựa đình, đình xiêu.

Trong ca dao ‘trúc”, ‘mai” thường được dùng với ý nghĩa tượng trưng
cho đôi bạn trẻ, cho tình duyên.
2.2.2. Hoa trong ca dao
Sau khi khảo sát 3506 lời ca dao, Lưu Nhị Nụ nhận thấy trong số hình
ảnh thiên nhiên được so sánh với người phụ nữ, “hoa”, “chim”, “cây”, “quả”
là bốn loại được sử dụng nhiều nhất, trong tần số xuất hiện của “hoa” lớn gấp
đôi so với cây.
2.2.2.1. Hoa nhài
Trong số 12487 lời ca dao, dân ca được tập lại trong công trình sưu tập
Kho tang ca dao người Việt, có 41 lời nhắc đến hoa nhài. Điều đó chứng tỏ
rằng hoa nhài là loài hoa nhài được dân gian rất dùng để miêu tả.
Hoa là biểu tượng đáng chú ý trong ca dao nhưng hoa nhài có những
biểu cảm khá đặc biệt, luôn được nhắc nhiều.


Đây là lời người bình dân xưa miêu tả cảnh vừa đôi phải lứa:
Đôi ta lấm tấm hoa nhài
Chồng đây vợ đấy kém ai trên đời.
Chỉ “lấm tấm” thôi, không to lớn, không lộng lẫy sắc màu. Một vẻ đẹp
hiền hòa, bình dị mà vẫn kém ai đâu.
Hoa nhài thường được ví với nụ cười đáng yêu của người con gái:
Ba cô anh lạ cả ba
Bốn cô anh lạ cả bốn biết là quen ai?
Anh chỉ quen một cô da trắng tóc dài
Miệng cười như cánh hoa nhài nở nang.
Ở những lời ca trên, hoa nhài thường gợi vẻ đẹp bên ngoài. Dưới đây
hoa nhài nói với ta vẻ đẹp bên trong và lâu bền:

Càng thắm lại càng mau phai
Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu.
Hương của hoa nhài còn tượng trung cho vẻ cao quý, văn minh:
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Trong thơ ca dân gian, hoa nhài thường ít được nhắc đến ở vị trí chiếm
ư thế, mà thường là những thứ hoa khiêm tốn có duyên:
Chơi hoa cho biết mùi hoa


Thứ nhất hoa lí thứ ba hoa nhài.
Và:
Hoa lí là chị hoa lài
Hoa lí có tài hoa lài có duyên.
Nói chung, trong ca dao, trong suy nghĩ của người bình dân, xét về ý
nghĩa, hoa nhài là một thứ hoa đẹp, hoa quý. Qua các ý nghĩa của hoa nhài,
chúng ta thấy rõ quan niệm thẩm mĩ, đồng thời cũng là quan niệm đạo đức
của người lao động. Họ ca ngợi những gì là thủy chung, tình nghĩa, thích cái
đẹp, cái duyên bên trong hơn là những gì ồn ào chốc lát, phô trương bên
ngoài.
2.2.2.2. Các loại hoa khác
Mỗi biểu tượng hoa xuất hiện trong mỗi bài ca dao mang một ý nghĩa
một vị trí không giống nhau, ý nghĩa không đơn thuần như nhau, cũng như
câu ca dao mượn hình ảnh hoa nhưng không để miêu tả hoa:
Hoa sói nó nở như ri
Ai mà qua đấy bước đi chẳng rời
Hoa bưởi tượng trưng cho tâm hồn người Việt Nam cũng thanh sạch,
thơm tho như hoa Bưởi:
Hoa nhài hoa sói hoa ngâu
Không bằng hoa bưởi thơm lâu dịu dàng.

Trong các loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp cao quí, đài các ta không thể
không nhắc tới hoa sen. Hoa sen biểu trưng cho sức sống bền vững, sinh thực:


Hoa sen mọc bãi cát lâm
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen.
Không chỉ thế hoa sen còn biểu trưng cho sự no đầy, phúc lộc:
Lên chùa bẻ một cành sen
cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba bốn cô có hẹn cùng trăng
Lên chùa ta sẽ chơi trăng ngoài thềm.
Không những thế hoa sen có sức sống thật vĩnh cửu, dầm mưa, dãi
nước vẫn không phai nhạt nhan sắc. Chính vì vậy đã được nhân dân ta ca
ngợi:
Hoa sen hoa khéo giữ màu
Nắng hồng không nhạt mưa dầm không phai.
Chính những vẻ đẹp của hoa mà con người ta đều muốn khám phá
thuởng thức. Một vẻ đẹp không chỉ trong giới hạn của thiên nhiên mà còn đi
vào lòng nguời, cái đẹp gợi tình:
Hoa thơm hoa ở trên cành
Đôi mắt em lúng liếng dạ em say lừ đừ.
Hoa đào mong manh trước cảnh gió mưa của thiên nhiên đất trời cũng
như người con gái lo sợ dè dặt trước khi trao gửi tình yêu mặn nồng :
Vóc bồ liễu e dè gió bụi


×