Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

chất ngông trong thơ văn Nguyễn Công Trứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.46 KB, 16 trang )

A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Công Trứ con người sống nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu
thế kỉ XX, là một ngôi sao sáng trong bầu trời văn học dân tộc. Một con
người luôn vui với cái buồn, vui tột độ với cái vui của mình, của đời. Ở cụ
sẵn có sự lạc quan và có niềm tin mạnh mẽ dù cho số phận có bất công với
ông. Thơ văn Nguyễn Công Trứ biểu đạt quy luật đời cái nhân tình thế thái
của xã hội.
Nguyễn Công Trứ cũng như bao nhà thơ, nhà văn khác cùng thời cũng
có chí nam nhi, cũng có cái ngông, cũng hưởng thụ cuộc sống. Nhưng ở
Nguyễn Công Trứ có một cái riêng đó là ngông, ngông trong khuôn phép.
Để biết chất ngông thể hiện thế nào trong thơ văn Nguyễn Công Trứ, tôi
xin chọn đề tài: Chất ngông trong thơ văn Nguyễn Công Trứ. Qua đề tài
này chúng ta khẳng định lại cá tính của cụ
2. Lịch sử vấn đề
Đã có nhiều nghiên cứu về Nguyễn Công Trứ như:
Nguyễn Công Trứ sự lên ngôi của cái Tôi- cá thể, Nguyễn Đình Chú.
Nguyễn Công Trứ- Con đường cheo leo của tự do- của cá nhân, GS.
Trần Đình Hượu.
Nguyễn Công Trứ không chỉ đa tài, đa tình, đa đoan…của Văn Định
trong Hội thảo về Danh nhân Nguyễn Công Trứ.
Nhà Nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo, PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn,
Viện Văn học.
Thơ “hành lạc” của Nguyễn Công Trứ với dòng thơ “an lạc” thế giới,
Phạm Vĩnh Cư.

B. PHẦN NỘI DUNG


CHƯƠNG I: CON NGƯỜI NGUYỄN CÔNG TRỨ
1.1.



Con người Nguyễn Công Trứ

Nguyễn Công Trứ (1778- 1858) tự Tồn Chất hiệu Ngô Trai, bút hiệu Hi
Văn. Ông quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cuộc đời
của Nguyễn Công Trứ là một chuỗi dài những biến cố với đủ mùi vị cay
đắng, ngọt bùi. Nhưng vẫn có những cá tính riêng trong những biến cố ấy.
Người đời ai cũng mơ ước một cuộc sống phi thường song từ mơ ước
tới hiện thực, khoảng cách thực là xa vời. Nguyễn Công Trứ khác hẳn
phàm nhân đã ước mơ và đã thực hiện được ước mơ “Làm nên đứng phi
thường đâu đấy tỏ” như vậy phải là một người có khí chất khác xa người
phàm tục.
Thi văn và cuộc sống của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện những khí chất
khác thường của nhà nho này.
Nguyễn Công Trứ là người thiên về lí trí nhiều hơn tình cảm, thơ văn
của ông gồm rất nhiều đoạn lí luận.
Lí luận khi than vãn cảnh nghèo:
“Mang danh tài sắc cho nên nợ,
Quen thói phong lưu hóa phải vay.
Quân tử lúc cùng thêm thẹn mặt,
Anh hùng khi gấp cũng khoanh tay…”
Lí luận ngay cả khi đau buồn vì tình sầu, tình day dứt:
“Gươm đoạn sầu thơ trục muộn đủ rồi
Còn lẽo đẽo vô trung sinh hữu,
Dục phá sầu thành tu dụng tửu,
Túy tự túy đảo sầu tự sầu.
Rượu với sầu như giống mã ngưu
Trong lai láng biết tránh đâu cho khỏi…”



Thế thường khi tiếng nói của tình cảm cất lên thì tiếng nói của lí trí im
bặt, đàng này Nguyễn Công Trứ khác hẳn, lí luận ngay cả những khi đau
buồn, trong những lúc tơ lòng ngổn ngang tram mối.
Với bản chất thiên về lí trí, ông Hi Văn đã thiên về hành động hơn là
suy tư, ít khi chịu giam mình trong nội tâm, luôn luôn có khuynh hướng
hướng ngoại và thể hiện tất cả những ý nghĩ, những ước vọng của mình
bằng các hành động tích cực.
Trên đường xây đắp công danh sự nghiệp, Nguyễn Công Trứ đã lập chí
rất cao, không phải chỉ mơ chữ lợi danh tầm thường mà mơ sự vẫy vùng
bốn bể.
“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc,
Nợ tang bồng vay trả trả vay.
Chí làm trai nam, bắc, đông, tây,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể…”
Nguyễn Công Trứ đã nhiều phen dày dạn gió sương, trải qua nhiều nỗi
nhục nhằn cay đắng song cụ không chịu buông mình theo những nỗi phiền
muộn nhất thời. Ở trong nghịch cảnh nào, Nguyễn Công Trứ luôn nhìn về
tương lai với ánh mắt tin tưởng.
“Quân tử cố cùng thêm thẹn mặt,
Anh hùng khi gấp cũng khoanh tay.
Còn trời còn đất còn non nước,
Có lẽ ta đâu mãi thế này?”
Dù nghèo túng, con người lạc quan này vẫn vững lòng.
Nguyễn Công Trứ rất bộc trực nhưng phóng khoáng. Trước khi thực
hiện được những hoài bão của mình, ông Hi Văn đã phải nhiều phen lao
đao lận đận không phải vì vận số không may mà đôi khi còn vì bản tính
bộc trực làm mất lòng các quan lớn.


1.2.


Mấy đặc điểm thơ Nguyễn Công Trứ

Khi nói về Nguyễn Công Trứ, nhiều người thường phê bình một cách
giản dị: “Thơ ông rất hào hùng, vì có mãnh lực làm phấn khởi tâm hồn người
đọc”. Giáo sư Dương Quảng Hàm, trong Việt Nam Văn học Sử yếu, khi viết
về Nguyễn Công Trứ cũng phê bình gần giống như thế: “Văn ông không thiên
về tính buồn sầu như nhiều thơ ca của ta mà ý tứ mạnh mẽ, từ điệu rắn rỏi
khiến người đọc cũng phấn khởi hăng hái lên”.
Nguyễn Công Trứ là nhà thơ có một nguồn sinh lực khá dồi dào. Vì vậy
ông đã dùng thi ca như một phương tiện để trút nguồn sinh lực đó ra một cách
thoải mái. Nguồn sinh lực đó nhiều khi có tính cách lạc hoặc tranh đấu. Ý
tưởng mạnh mẽ đó đã xuất hiện ngay từ khi bần hàn, và bừng lên trong khi
ông nói tới hành động để phụng sự.
Đôi khi, thơ Nguyễn Công Trứ cũng có những câu thơ ngậm ngùi nức nở
tương phản với những câu thơ hào hùng nhất của ông.
Thơ văn Nguyễn Công Trứ luôn phong phú về ý, có bản sắc riêng và ý
tưởng súc tích. Những ý tưởng trên trong tác phẩm của ông đều sắp đạt theo
văn loại hoặc đường thi, đối, ca trù, phú….
Nhắc đến ca trù, chúng ta tìm hiểu đôi chút: câ trù là thể loại hát nói gồm
có ba khổ khổ đầu (4 câu), khổ giữa (4 câu) và khổ xếp (3 câu). Về thể này ý
tưởng của Nguyễn Công Trứ phong phú nên đa số tác phẩm của cụ đều dôi
khổ giữa.
Thi ca Nguyễn Công Trứ, như đã trình bày có hai màu tương phản rõ rệt:
đó là điểm hào hùng tranh đấu và điểm tài hoa, phóng dật. Chính điểm tài hoa
phóng dật này mà ông đã tạo những câu thơ có vẻ đẹp, kỳ thú làm say mê
chúng ta không kém. Cùng với nghệ thuật, Nguyễn Công Trứ đã đạt được địa
vị khá cao trong nền văn học nước nhà.



CHƯƠNG II: CHẤT NGÔNG TRONG THƠ VĂN
NGUYỄN CÔNG TRỨ
2.1. Chất ngông là gì?
Ngông là là tỏ ra bất cần đến sự khen chê của người đời, có người nói,
đó là thái độ khinh đời, ngạo đời dựa trên sự tài hoa uyên bác hơn đời của
mình.
2.2. Chất ngông trong thơ văn Nguyễn Công Trứ
2.2.1. Ngông trên phương diện chí nam nhi
Nguyễn Công Trứ ý thức rằng: đã sống là phải ra sống. Cụ sống với
“nợ tang bồng”, phải có ích cho đời.
“Thông minh nhất nam tử
Yếu vi thiên hạ kỳ
Trót sinh ra đời phải có chi chi
Chẳng lẽ tiêu lung ba vạn sáu
Đố kị sá chi con tạo
Nợ tang bồng quyết trả cho xong
Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung
Làm cho rõ tu mi nam tử…”
(Nam nhi)
Chí nam nhi ở ông được hành động một cách quyết liệt và quyết tâm đó
phải thành công: 36 tuổi mới đậu tú tài, 42 tuổi đỗ cử nhân, rồi lại phải giải
nguyên. Để thực hiện điều ước đó thì phải có tài năng.
Nguyễn Công Trứ ví tài năng của mình là nơi chung đúc tất cả cái khí
thiêng của vũ trụ: sông, núi, gió, mây…
“Thiên địa sinh ngô nguyên hữu ý
Dã thị giang sơn chung tú khí”
Vì thế cả trần hoàn kì vọng vào con người đó như là kì vọng vào một
con người tiêu biểu cho cái tinh hoa của mình vậy.



Chất ngông ở Nguyễn Công Trứ còn thể hiện ở cái “cậy tài”, “khoe
tài”.
“Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lung dành để tháng ngày chơi”
(Cầm kì thi tửu)
Hay:
“Lúc tuổi xanh chi khỏi cậy tài”
(Con tạo ghét con)
Những nhà Nho xưa thường dấu tài vì sợ nói ra là kiêu ngạo, tự cao, tự
đại. Ngay với Nguyễn Du thì chũ “tài” vẫn đặt thấp dưới chũ “tâm”.
“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài’
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Với Nguyễn Công Trứ thì khác, có cái tài cứ “khoe tài”, “cậy tài” để
thêm tự tin, thêm quyết tâm vươn tới hành động. Cho nên, Nguyễn Công Trứ
không dấu tài, đã không sợ trời đất ghen mà ông còn dõng dạc tuyên bố:
“Thế nhân mạc oán tài tình lụy
Không tài tình quang cảnh có ra chi”
(Tài tình)
Hay:
“Càng tài tử càng nhiều tình ái”
Đúng là thời xưa không có ai ngông như Nguyễn Công Trứ cậy tài,
khoe tài và ngây ngất với cái tài như ông.
Trong chí nam nhi, ông đã phô trương bản chất con người mình lên,
ông khát khao và hành động đến cùng những ước muốn mà mình muốn.
Nguyễn Công Trứ đã lấy cái tôi con người mình để tự đề cao mình đây là cái
ngông hy hữu trong thời đại bấy giờ, ông dám đưa ra cái tôi để thể hiện với
mọi người.



Nguyễn Công Trứ luôn ý thức rằng: đã sống là phải ra sống. Do đó,
những việc làm của ông quá ư táo bạo, nhiều khi quá đà của công việc. Vì
vậy, Nguyễn Công Trứ biến mình thành kiểu như Từ Hải “chọc trời khuấy
nước”.
“Chí làm trai nam, bắc, đông, tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể”
Nguyễn Công Trứ thể hiện chí khí hơn người.
Chí nam nhi vẫn không thõa mãn, một ước mơ nữa cao hơn là chí anh
hùng.
“Cũng có lúc mưa dồn, sóng vỗ,
Quyết rat ay buồm lái trận cuồng phong,
Chí những toan xẻ núi, lấp sông.
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ.”
(Chí khí anh hùng)
Cái “mộng” làm một Nguyễn Hữu Chỉnh hay một Nguyễn Huệ thật
khác người, nó chỉ bộc phát trong một lúc ngẫu hứng.
Nguyễn Công Trứ một nhà Nho đáng lẽ phải sống theo đúng lề luật của
Nho giáo: chỉ thừa nhận ý thức về bổn phận của con người đối với nhà nước
phong kiến, mà không thừa nhận vai trò cá nhân của mỗi con người. Thế mà,
Nguyễn Công Trứ lại phá vỡ triết lí đó.
“Giang sơn đành có cậy trông mình
Mà vội nữa anh hùng chi bấy nhẽ…”
Vai trò bản thân của Nguyễn Công Trứ được đề cao quá lớn, bản thân
ấy muốn làm gì cho cả giang sơn.
Trong chí nam nhi Nguyễn Công Trứ thể hiện cái ngông của bản thân
bằng những việc làm, suy nghĩ và ước muốn táo bạo. Ông nghĩ những cái quá
lớn lao đối với bản thân con người, vì Nguyễn Công Trứ tự tin vào cái tài
năng và ý chí mạnh mẽ. Những suy nghĩ, ước muốn có lúc đã biến thành hành
động cụ thể nhưng cũng có những việc chỉ là ý nghĩ mà thôi.



2.2.2. Ngông trong cảnh nghèo và nhân tình thế thái
2.2.2.1. Ngông trong cảnh nghèo
Nguyễn Công Trứ luôn tự cao, tự đại về dòng giống quyền quý của
mình. Trong cảnh hàn vi, ông đã lấy cái tư tưởng ấy để sống và tiến thân.
“Mấy việc toan trở nghề “cơ tắc” tủi con nhà mà hổ mặt an hem!”
Sau những phút chua xót cho cảnh nghèo, ông tự nhủ:
“ Trái màu nghiệp cũ không nên bỏ,
Ế chợ, nhà nghề cũng phải theo…”
Nguyễn Công Trứ luôn coi trọng dòng giống của mình.
Vì thế, trong cảnh nghèo ông không giấu cảnh nghèo mà còn phô cảnh
nghèo cho thiên hạ biết.
“Kìa ai bốn vách tường mo, ba gian nhà cỏ.
Đầu kèo mọt tạc vẻ sao, trước nhện giăng màn gió.
Phên trúc ngăn nữa bếp nữa buồng,
Ống nứa đựng đầu kê đầu đỗ
Đầu giường tre mối dũi quanh co,
Góc tường đất trùn lên nhố nhố.”
Ông phô ra một cách chi tiết từ ngoài vào trong tận giường.
Tuy nghèo nhưng ông lại có một lòng tin mạnh mẽ, quyết liệt, tưởng
như không có gì lay chuyển nổi.
“Dầu nắng dầu mưa có mãi đâu”.
(Thế tình đen bạc)
Hoặc:
“Đi lại chẳng qua thời thế mệnh,
Cũng đừng thắc mắc chớ lo lường”
(Chuyên người đài)
Thái độ của Nguyễn Công Trứ trước cảnh nghèo vẫn ung dung. Và
Nguyễn Công Trứ tin vào tương lai, tin một cách mạnh mẽ và sức tự cường
của mình.



“Hiên bệ gió đưa dùi trắc trắc,
Giang sơn sấm dậy tiếng tùng tùng.
Huống chừng đất nước đồ sang trọng.
Đóng giá cho cao lại vẽ rồng.”
Nguyễn Công Trứ dám ví mình với cái sức hùng liệt của lão tùng hoặc
với tiếng trống đại cổ như “tiếng sấm đạy khắp giang sơn” và xứng đáng treo
ở “giá cho thực cao” và “vẽ rồng” huy hoàng ở mặt trống và ở tang trống vì
cụ tin là một ngày mai sẽ huy hoàng.
Chất ngông trong cảnh hàn vi chính là niềm tự tin tột độ, không suy
sụp, mặc đời. Nguyễn Công Trứ đã đấu tranh chống lại cảnh nghèo bằng lòng
kiêu hãnh, bằng bản thân phi thường và cái danh gia thưở trước của mình.
2.2.2.2. Ngông với nhân tình thế thái
Nguyễn Công Trứ đùa với tình:
“Tao ở nhà tao tao nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi nói răng không đến
Đến rồi mi nói đến làm chi
Làm chi tao đã làm chi được
Làm được thì tao đã làm đi…”
Ông tình như một tiếng cười, như lời nói hằng ngày, lời thơ mộc mạc
đậm chất địa phương.
Ông trách cái nhân tình thế thái:
“Đù mẹ nhân tình đã biết rồi,
Lạt như nước ốc bạc như vôi.”
Ông chửi cái nhân tình không cho ông thức hiện ước muốn. Ông chửi
cái nhân tình kìm hãm những việc ông đề ra. Tiếng chửi như tiếng khóc của
Nguyễn Công Trứ vậy. Ông giận, căm tức.



Ngông của Nguyễn Công Trứ trong nhân tình thế thái là biểu hiện của
sự hờn trách về xã hội thối nát đã kìm hãm những lí tưởng giúp giang sơn
này. Hờn trách buộc ông hét lên tiếng chửi.
2.2.3. Chất ngông trong sự hưởng lạc
Con người Nguyễn Công Trứ có cái ngất ngưỡng và cái ngông riêng.
Ngông có hai khía cạnh: đáng yêu và đáng ghét. Nguyễn Công Trứ và sau này
là Tản Đà thuộc cái ngông đáng yêu, đáng kính, đây là hình thức tồn tại của
phẩm chất đặc biệt.
Hưởng lạc Nguyễn Công Trứ say sưa chẳng kém gì say sưa với số
phận, với sự nghiệp trở thành triết lí cuồng nhiệt.
Nguyễn Công Trứ say mê cuồng nhiệt: “cầm, kì, thi, tửu”, “đánh tổ
tôm” và nhất là “hát ả đào”. Không có tiền, không một đồng dính túi ông vẫn
ung dung với:
“Đồ chuyên trà ấm đất sứt vòi,
Cuộc uống rượu be sành chắp cổ.”
Nguyễn Công Trứ mê hành lạc nhưng luôn luôn tự đặt giới hạn, chứ
không tự để nó hấp dẫn, lôi cuốn những sự hoạt động va ý chí cương nghị của
mình.
Nguyễn Công Trứ khi về nhàn khác với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm đó là bên ông luôn văng vẳng tiếng đàn, xôn xao những ván cờ hứng
thú, thơm nồng cả hơi rượu, sảng khoái vì những câu thơ đắc ý.
“Đàn năm cung réo rắt tính tình đây
Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó
Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ
Rượu ba chung tiêu xái cuộc yên hà.”
Ông hưởng lạc đủ thứ ngoài cầm, kì, thi, tửu còn có thú với thiên nhiên
với trăng gió, cỏ hoa:
“Liễu tía đào hường mai trắng trắng
Lan tươi huệ tốt lý xanh xanh



Thêm hương khi gió lý mưa cành
Mở mặt thấy giang sơn cười chum chím…
Trân trọng lấy hương trời cho trọn vẹn
Hoa với khách như đà có hẹn.”
Đây là triết lý đi trước thời đai. Ông hưởng thụ mọi thú có trong cuộc
đòi ông, ông hưởng thụ một cách say mê, say đắm.
Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hi” Nguyễn Công Trứ vẫn có cái ngông hơn
đời.
“Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.”
Nguyễn Công Trứ đã hành động một cách ngược đời hình như để giễu
đời với tất cả sự ngất ngưởng. Vị đại quan thuở nào “ngựa ngựa xe xe” nay
chỉ cưỡi bò vàng và cho bò đeo đạc ngựa. Người và bò vàng đều ngất ngưỡng,
như một sự thách đố với “mệnh thế”. Cho đến nay dân gian vẫn cười và
truyền tụng bài thơ đề vào chiếc mo cau của ông Hi Văn thuở nào:
“Xuống ngựa, lên xe, nọ tưởng nhàn,
Lợm mùi giáng chức với thăng quan.
Điền viên dạo chiếc xe bòa cái,
Sẵn tấm mo che miệng thế gian.”
Và đi vãn cảnh chùa, đi thăm những danh lam thắng cảnh, Nguyễn
Công Trứ luôn mang theo những nàng hầu xinh đẹp với “gót tiên đủng đỉnh”.
“Kìa núi nọ phau phau mây trắng
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì.
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưỡng.”
Ông có những cái ngất ngưỡng và ngông khác người, những cái ngông
khiến người đời ngỡ ngàng, không tin được.
Hành lạc chính Nguyễn Công Trứ từng nói:

“Tế suy vật lí tu hành lạc


An dụng phù danh bạn thử nhân
Song bất nhân mà lại chí nhân”
Ở đây, Nguyễn Công Trứ đi theo lối hành lạc nhân văn chân chính.
Ông không từ chối hành lạc, mà lại còn khuyến khích “tu hành lạc” (nên hành
lạc) vì theo Nguyễn Công Trứ đó là “chí nhân” (hết sức nhân đạo), nên cần
“Đánh thức người đời”, bởi họ từ lâu rồi chua biết hưởng hạnh phúc trần gian
đó.
Trong hành lạc, chất ngông của Nguyễn Công Trứ thể hiện khá nhiều
có lúc lên đến đỉnh điểm như là sự nổi loạn, bất chấp sự phản ứng của người
khác miễn sao miễn sao ông sống đúng với con người mình. Có thể nói rằng,
lúc đó ông không hoàn toàn sống với cái lí trí tỉnh táo để lựa chọn mà là ông
hành động theo cái gì đó thôi thúc từ bên trong như là vô thức, như tiếng gọi
của bản ngã.
Trong xã hội bấy giờ, Nguyễn Công Trứ, để khẳng định mình, không
còn con đường nào khác ngoài con đường văn chương. Trước hết ông tìm đến
thể ca trù, một thể thơ phù hợp với sự phóng túng, tự do. Ông còn phát biểu
trong sáng tác của mình như những tuyên ngôn xử thế:
“Khôn khéo dễ hầu bưng khắp miệng
Khen chê âu cũng gác ngoài tai”
Những vấn đề trên, phần nào cho chúng ta thấy chất ngông trong thơ
văn Nguyễn Công Trứ. Nhìn chung, cái “ngông” của Nguyễn Công Trứ vẫn
chưa thoát khỏi sự triết lí Nho gia. Chính điều này mà cái “ngông” của
Nguyễn Công Trứ chưa trở thành sự đả phá mạnh mẽ, tức trở thành một thế
lực, một sức mạnh. Nhưng dù sao chừng đó cũng đủ để nói lên rằng, con
người có cá tính, có ý thức khẳng định mình thì không bao giờ có một thế lực
nào trói buộc họ được.



C. KẾT LUẬN
Qua chí nam nhi, cảnh hàn vi và nhân tình thế thái và sự hưởng lạc ta
thấy một phần nào chất “ngông” trong thơ văn Nguyễn Công Trứ, cái
“ngông” với đời, với thú vui cuộc sống và ngông với bản thân mình. Thơ văn
là nơi cái ngông được thể hiện, và lưu giữ, nó không mất đi dù thời gian thay
đổi. Ông thể hiện cái “ngông” của mình với dân, thể hiện sụ ngạo nghễ trên
đỉnh cao của tài năng, bản lĩnh và nhân cách.
Tuy ngông nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn có thái độ vì dân vì nước,
ngông là để thể hiện tài năng của mình với thời cuộc. Nguyễn Công Trứ
khuyến khích tư tưởng sống vì dân vì nước, khuyên người đời ở cho hợp cái
“đạo vi tử vi thần”. Không phải lúc nào ông cũng ngông như thế mà trong thơ
ông vẫn có tình cảm dạt dào, đưa con người vào một thế giới nội tâm mà
không có mục đích nào ngoài nghệ thuật cả.
Những tìm hiểu trên là chất ngông của Nguyễn Công Trứ trong thơ
văn, đâu đó vẫn còn những cái ngông khác nữa. Do kiến thức của tôi có hạn
và quá trình tìm hiểu chưa được nhiều mong thầy cô xem và cho đánh giá.


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đến với thơ Nguyễn Công Trứ, Ngô Viết Đinh, NXB Thanh Niên Hà Nội,
2001.
2. Văn học Việt Nam nữa cuối thế kỉ XVIII- nữa đầu thế kỉ XIX, tập 2,
Nguyễn Lộc, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp.
3. Cái ngông của Nguyễn Công Trứ nhìn từ thời nay, bài viết của Nguyễn
Mạnh Hà.
4. Nguyễn Công Trứ: sự lên ngôi của cái Tôi- cá thể, bài viết của Nguyễn
Đình Chú.



MỤC LỤC


Họ tên sinh viên: Đặng Ngọc Dũng

Phách:......

Ngày sinh: 23.04.1990
Lớp: 10CVH3
Tên tiểu luận: Chất ngông trong thơ văn Nguyễn Công Trứ
Học phần: Văn học Việt Nam từ giữa thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX
Giảng viên phụ trách: ThS. Lương Ngọc Hà
Sinh viên ký tên

Đặng Ngọc Dũng



×