Tải bản đầy đủ (.pdf) (320 trang)

Triệu chứng học nội khoa phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 320 trang )

Cần tìm nguyên nhân thông thường nhất ở nước ta là giun chỉ.
2.4. Phù do dị ứng. Thường xuất hiện đột ngột ở xung quanh mắt, mồmvà thường mất đi rất
nhanh.

CHƯƠNG 6. TRIỆU CHỨNG HỌC VỀ MÁU
Trên lâm sàng, càng ngày người ta càng gặp nhiều những bệnh về máu. Đa số
những bệnh này thường có tiên lượng xấu. Vì vậy, mặc dù gần đây, người ta đã
coi nó như một chuyên khoa: chuyên khoa huyết học, nhưng chúng vẫn chiếm một
vị trí đặc biệt quan trọng trong bệnh học nội khoa nói chung.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh về máu rất thay đổi: sốt, mệt nhọc, viêm họng,
xanh xao, xuất huyết, ngứa, rối loạn tiêu hoá, đau trong xương khớp.
Thăm khám thực thể cần chú ý phat hiện hạch và lách to. Thực ra nhiều khi có
phương tiện lâm sàng ít có giá trị chẩn đoán, nhất là ở giai đoạn bắt đầu của
bệnh.. vì vậy cần phải có những thăm khám cận lâm sàng.
Trong những năm gần đây do việc phát hiện ra kính hiển vi điện tử và đặc biệt là
những thăm dò sinh hoá trong miễn dịch huyết học, việc chẩn đoán những bệnh về
máu được đẩy mạnh rất nhiều. Phương pháp điều trị cũng có nhiều tiến bộ.
Ở Việt Nam, cùng với những tiến bộ của các bộ môn cận lâm sàng, các bệnh về
máu càng ngày càng được chẩn đoán sớm và đã tìm ra một số loại bệnh máu mà
trước đây tưởng không có.
Một vài con số tỷ lệ qua các năm, theo thống kê của khoa nội bệnh viện Bạch Mai:
1959 bệnh máu chiếm 3% tổng số các bệnh trong khoa.


1960 bệnh máu chiếm 3,4% tổng số các bệnh trong khoa.
1961 bệnh máu chiếm 4,5% tổng số các bệnh trong khoa.
1962 bệnh máu chiếm 7% tổng số các bệnh trong khoa.
1963 bệnh máu chiếm 6,4% tổng số các bệnh trong khoa.
1964 bệnh máu chiếm 7% tổng số các bệnh trong khoa.
Một vài con số về một số bệnh máu thường gặp trong năm 1964
Thiếu máu 141 trường hợp.


Bạch huyết cấp 40 trường hợp.
Bạch huyết kinh 33 trường hợp.
Suy tuỷ 28 trường hợp.
Hội chứng chảy máu 40 trường hợp.
Hodgkin 5 trường hợp.
Bệnh thiếu máu vung biển 1 trường hợp.
Những con số nói trên chứng tỏ một phần là các bệnh về máu càng ngày càng có
nhiều, nhưng một số phần cũng chứng tỏ là nhờ các phương pháp thăm dò hiện
đại mà chúng ta đã tìm ra được bệnh, không bỏ qua như trước đây.
Tuỳ theo lâm sàng mà những nghiệm pháp thăm dò khác nhau được tiến hành.
Nhưng thường đứng trước nhgững bệnh nghi về máu, người ta cho làm nhất loạt
huýet đồ, tuỷ đò và nếu có hạch to, làm sinh thiết hạch.

65.

GIẢI PHẪU - SINH LÝ TẠO MÁU

1.1. Cơ quan tạo máu:
Cơ quan tạo máu bao gồm: tủy xương, tổ chức lymphô (lách, hạch, tuyến ức) và tổ chức võng
mô. Vị trí tạo máu thay đổi theo tuổi:
* Trước khi đẻ: tạo máu qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn bào thai (khoảng 2 tháng đầu): chủ yếu tạo máu từ nội mạc huyết quản trong


những đảo Pander. Các hồng cầu non nguyên thủy đều thuộc òng megaloblast (đại hồng cầu).
+ Giai đoạn gan lách (từ tháng thứ 3): các hồng cầu non chủ yếu được tạo ra từ gan, lách và đều
thuộc dòng normoblaste (giống như hồng cầu non ở người trưởng thành).
- Sinh máu ở gan:
Từ tuần thứ 4 sinh máu ở gan, bắt đầu từ tế bào trung mô vạn năng chưa biệt hoá. Các tế bào
máu được tạo ra trong các bè gan, các khoang liên kết xung quanh và trong các huyết quản.

Gan sinh chủ yếu là hồng cầu (HC), bạch cầu hạt (BC) và có thể cả mẫu tiểu cầu (TC), chưa sinh
lymphô và mônô. Cao điểm sinh máu ở gan là vào tháng thứ 4 của thai kz, sau đó giảm dần.
- Sinh máu ở lách:
Từ tuần thứ 10 của thai, lách bắt đầu sinh máu và sinh chủ yếu là hồng cầu rồi bạch cầu hạt,
đến tuần thứ 23 sinh lymphô. Đến tháng thứ 5 chỉ sinh lymphô.
Từ tháng thứ 5 trở đi lách, gan hết chức năng tạo hồng cầu, từ đây cho đến trưởng thành tủy là
cơ quan uy nhất sinh hồng cầu, bạch cầu hạt và mẫu tiểu cầu (trừ trường hợp bệnh lý tạo máu
ngoài tủy) ví dụ: bệnh lách to sinh tủy.
+ Giai đoạn tủy: từ tháng thứ 5 gan lách hết chức năng tạo hồng cầu, và từ đây cho đến trưởng
thành tủy xương là cơ quan uy nhất tạo hồng cầu (trừ trường hợp bệnh lý tạo máu ngoại tủy).
* Sau khi đẻ: vị trí tạo máu nằm ở trong 3 tổ chức :
+ Tủy xương (tủy đỏ) tạo hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu, nhưng cũng tham gia tạo những tế
bào lymphô gốc tủy.
+ Tổ chức lymphô như: tuyến ức, hạch, lách, mảng Payer tham gia tạo và trưởng thành các tế
bào lymphô.
+ Tổ chức võng (ở lách, tủy xương là chính) tạo các tế bào mônô.
Tuy nhiên, trong đời sống, tầm quan trọng của các tổ chức tạo máu đó cũng thay đổi: ở trẻ em
tủy xương và tổ chức lymphô rất phát triển và hoạt động mạnh, ở tuổi trưởng thành tủy tạo
máu (tủy đỏ) giảm thể tích, tuyến ức teo đi.
1.2. Cấu trúc của cơ quan tạo máu:
1.2.1. Tủy xương:
Tủy xương sinh ra hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu. ở trẻ mới sinh, tủy đỏ chiếm hầu hết tủy
xương của toàn bộ hệ thống xương của cơ thể. Nhưng ần dần tủy đỏ thu hẹp lại chuyển phần
lớn thành tủy vàng (tủy mỡ). Từ tuổi 18 tủy hoạt động khu trú lại ở các xương sống, sườn, xương sọ, xương chậu và đầu trên các xương đùi, xương cánh tay.
Tủy hoạt động trong những khoảng trống của tổ chức xương xốp, tổ chức thành những đảo tạo
máu được bao quanh bởi các xoang mạch và giới hạn bởi các tế bào liên võng nội mạc. Các đảo
tạo máu được tạo thành từ hai loại tế bào chính:
+ Các tế bào tạo máu: chiếm hơn 95%. Các tế bào non ở ngoại vi, các tế bào trưởng thành hơn
nằm ở giữa.
+ Các tế bào đệm, bao gồm: các tế bào liên võng nội mạc, nguyên bào sợi, tế bào mỡ, đại thực

bào.


Tổ chức tủy được nuôi ưỡng bởi những động mạch nhỏ phát sinh ra từ các động mạch nuôi
của xương. Từ các động mạch nhỏ ấy tạo ra một hệ thống mao quản đổ vào các xoang mạch mà
thành là các tế bào nội mạc tựa lên một màng nền.
1.2.2. Cơ quan lympho:
Cơ quan lymphô nằm rải rác khắp cơ thể, chiếm khoảng 1% trọng lượng cơ thể, hợp thành
những khu khác nhau không cùng một chức năng sinh l{. Về phương iện chức phận có thể chia
thành 3 khu: khu tủy, cơ quan lymphô trung ương và cơ quan lymphô ngoại vi.
+ Lymphô ở tủy xương: tủy xương sinh ra các lymphô nguyên thuỷ.
+ Cơ quan lymphô trung ương: tuyến ức có nhiều tiểu thùy, được chia ra vùng vỏ và tủy, ở giữa
có một trục gồm các tổ chức liên kết và huyết quản, các tế bào tương tự như lymphocyte nhỏ
gọi là thymocyte. Các thymocyte đặc biệt nhiều ở vùng vỏ. Tuyến ức thoái biến dần từ lúc sinh
ra tới lúc già nhưng vẫn luôn tồn tại một số múi chức phận.
+ Cơ quan lymphô ngoại vi: gồm các hạch lymphô, lách, các tổ chức lymphô ở ống tiêu hoá,
họng... cấu tạo của các hạch lymphô cũng có một vùng vỏ và tủy. Các tế bào lymphô được sinh
sản chủ yếu ở các nang lymphô với trung tâm mầm ở giữa.
1.3. Quá trình tạo máu:
Có nhiều lý thuyết về nguồn gốc tế bào máu, nhưng có hai thuyết sinh máu chính được đề cập
nhiều hơn cả là:
+ Thuyết nhiều nguồn: một số tác giả cho rằng: nguồn gốc tế bào máu là do từ hai, ba
hoặc nhiều loại tế bào khác nhau sinh ra.
+ Thuyết một nguồn: thuyết này được nhiều người thừa nhận.
Thuyết này cho rằng các tế bào máu đều được sinh ra từ tế bào gốc vạn năng, tùy theo sự kích
thích đặc hiệu mà tế bào gốc vạn năng này sẽ biệt hoá để tạo thành những tế bào có chức năng
cần thiết. Quá trình tạo máu này được thể hiện theo sơ đồ sau:


Chú thích: NHC: nguyên hồng cầu; MTC: mẫu tiểu cầu; LT: lymphô-T; LB:lymphô-B



1.4. Chức năng sinh l{ của máu:
Máu là một chất dịch lưu thông khắp cơ thể có các chức năng rất quan trọng và phức tạp, bao
gồm:
+ Hô hấp: chuyên chở oxy và khí carbonic (oxy từ phổi tới các tổ chức và carbonic từ tổ chức
tới phổi).
+ Dinh ưỡng: vận chuyển các chất inh ưỡng cơ bản: chất đạm, chất b o, đường, vitamin...
từ ruột tới tổ chức, tế bào.
+ Đào thải: vận chuyển các chất cặn bã của chuyển hoá tại các tổ chức tới các cơ quan bài tiết
(thận, phổi, tuyến mồ hôi...).
+ Điều hoà hoạt động các cơ quan thông qua vận chuyển các hormon và các yếu tố điều hoà
thể dịch khác.
+ Điều hoà thân nhiệt.
+ Bảo vệ cơ thể: thông qua chức năng của bạch cầu, kháng thể và các chất khác.
Khối lượng máu trong cơ thể chỉ chiếm 7-9% tổng trọng lượng cơ thể, ở người trưởng thành có
khoảng 75ml máu trong mỗi kg trọng lượng cơ thể.
1.5. Hình thái và chức năng của các tế bào máu:
1.5.1. Hồng cầu:
Hồng cầu được sinh ra ở tủy xương và phát triển qua nhiều giai đoạn: từ tiền nguyên HC ®
nguyên HC ái kiềm ® nguyên HC đa sắc ® nguyên HC ái toan ® HC mạng lưới và cuối cùng là hồng
cầu trưởng thành hoạt động ở máu ngoại vi.
+Hồng cầu trưởng thành là tế bào không nhân, hình đĩa lõm hai mặt, đường kính khoảng 7 m.
Nhuộm giemsa thấy hồng cầu màu hồng, ở giữa nhạt hơn. Hồng cầu chứa huyết sắc tố là thành
phần chức năng chính trong hồng cầu.
+ Huyết sắc tố là một protein màu, gồm hai thành phần chính là:
- Heme (có chứa sắt)
- Globine gồm 4 chuỗi polypeptid giống nhau từng đôi một:
Huyết sắc tố A : 2 chuỗi a và 2 chuỗi b.
Huyết sắc tố A2 : 2 chuỗi a và 2 chuỗi d.

Huyết sắc tố F : 2 chuỗi a và 2 chuỗi g.
Ở người trưởng thành : HST A chiếm 95 - 99%.
HST A2 chiếm 1,5 - 3%.
HST F chiếm 1 - 2%.
Chức năng chủ yếu của hồng cầu là vận chuyển oxy và khí carbonic. Đời sống trung bình hồng
cầu khoảng 120 ngày. Hồng cầu già được tiêu hủy tại hệ thống liên võng nội mạc của cơ thể mà
chủ yếu tại lách và tủy xương. Sau khi bị tiêu hủy, các thành phần của hồng cầu như sắt được
giữ lại và về tủy xương tạo hồng cầu mới, heme được thoái biến thành bilirubin gián tiếp rồi về
gan chuyển thành bilirubin trực tiếp.


Một số yếu tố có tác dụng kích thích tạo hồng cầu như: erythropoietin, androgen, kích tố sinh
trưởng của tuyến yên và một số yếu tố khác: acid folic, vitamin B12, B6, sắt, protein cần thiết
để tạo hồng cầu và huyết sắc tố.
1.5.2. Bạch cầu hạt:
Dòng bạch cầu hạt được sinh ra từ tủy xương và phát triển qua nhiều giai đoạn: từ nguyên tủy
bào (myeloblaste) ® tiền tủy bào (promyelocyte) ® tủy bào (myelocyte) ® hậu tủy bào
(metamyelocyte) ® BC đũa (segment) và cuối cùng là bạch cầu đa nhân (là loại tế bào trưởng
thành đảm nhiệm chức năng bảo vệ cơ thể). Bạch cầu hạt trưởng thành có đời sống khoảng 5-7
ngày. Bạch cầu già được tiêu hủy tại hệ liên võng của lách. Nhân của bạch cầu hạt trưởng thành
có nhiều múi, bào tương có các hạt đặc hiệu và được chia ra làm 3 loại:
+ Bạch cầu đa nhân trung tính (N): bào tương có chứa các hạt bụi màu hồng (khi nhuộm
giemsa). Chức năng chủ yếu là thực bào vi khuẩn và các vật lạ, bảo vệ cơ thể (gọi là tiểu thực
bào).
+ Bạch cầu đa nhân toan tính (E): bào tương có chứa các hạt to, tròn đều, bắt màu da cam,
nhân thường chỉ có hai múi. Chức năng của chúng hiện nay chưa biết đầy đủ, nhưng sự tăng
bạch cầu ái toan có liên quan mật thiết tới dị ứng và nhiễm ký sinh trùng.
+ Bạch cầu đa nhân kiềm tính (B): bào tương có chứa các hạt bắt màu đen sẫm, thô, to không
đều nhau, chồng đè lên cả nhân. Chức năng của chúng cũng chưa rõ ràng.
1.5.3. Bạch cầu lymphô:

Bạch cầu lymphô được tạo ra từ tổ chức lymphô (hạch, lách, tuyến ức) và một phần từ tủy xương. Đời sống của các lymphocyte rất khác nhau: có loại đời sống ngắn chỉ 1 - 3 ngày, có loại đời
sống ài vài tháng, vài năm, có khi cả đời người. Bạch cầu lymphô già bị tiêu hủy ở lách và các tổ
chức võng mô.
Về hình thái chia ra:
+ Bạch cầu lymphô nhỏ: đường kính chỉ khoảng 8-9 micromet, bào tương rất ít chỉ là một viền
nhỏ quanh nhân.
+ Bạch cầu lymphô to: bào tương rộng hơn.
Chức năng chủ yếu của bạch cầu lymphô là tham gia vào đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Người
ta chia: lymphô T đảm nhiệm chức năng miễn dịch tế bào, lymphô B đảm nhiệm chức năng
miễn dịch dịch thể tức là sản xuất ra các kháng thể lưu hành.
1.5.4. Bạch cầu mônô:
Bạch cầu mônô là những tế bào to, bào tương rộng, bắt màu xanh khói, không hạt, có thể có
không bào (vacuol). Nhân cuộn khúc, cấu trúc chất nhân như mái tóc uốn. Bạch cầu mônô được
sản sinh ra từ tủy xương cùng nguồn gốc với bạch cầu hạt. Chức năng quan trọng nhất của
chúng là thực bào vi khuẩn và vật lạ (do vậy còn gọi là đại thực bào) và chính thông qua
đó bạch cầu mônô tham gia truyền đạt thông tin miễn dịch.
1.5.5. Tương bào (plasmocyte):
Tương bào chiếm tỷ lệ rất thấp ở máu ngoại vi (0,5-1%). Tương bào được sinh ra từ lymphô B


khi có kích thích kháng nguyên và đảm nhiệm chức năng sản xuất kháng thể lưu hành.
1.5.6. Tiểu cầu:
Tiểu cầu là những mảnh bào tương của mẫu tiểu cầu, đường kính khoảng 2-3 micromet, không
phải là một tế bào hoàn chỉnh. Tiểu cầu có thể hình tam giác, tứ giác, hình trám, hình phẩy... có
chứa các hạt đỏ tía. Bình thường trên tiêu bản nhuộm giemsa tiểu cầu đứng thành từng đám to
nhỏ khác nhau mà không đứng rời rạc.
Đời sống tiểu cầu khoảng 7-10 ngày. Tiểu cầu già cũng bị phân hủy tại lách và hệ thống liên võng
nội mạc. Chức phận chủ yếu của tiểu cầu là tham gia vào quá trình cầm máu - đông máu của cơ
thể.
1.6. Hệ nhóm máu người:

1.6.1. Hệ thống ABO:
Hệ ABO là hệ nhóm kháng nguyên hồng cầu quan trọng nhất được Landsteiner phát hiện năm
1940. Theo hệ thống kháng nguyên này, mỗi người đều mang một trong bốn loại nhóm máu cơ
bản sau: A, B, AB và O.
+ Kháng nguyên hệ ABO: kháng nguyên H là nền tảng của hệ ABO, từ kháng nguyên H mới biến
đổi dần thành kháng nguyên A và B. Tất cả các kháng nguyên của hệ ABO đều giống nhau về cấu
tạo:
- Một chuỗi peptid giống nhau.
- Các sarcarit gắn quanh peptid.
Sự khác nhau giữa các kháng nguyên A, B, H là do sự thay đổi của các thành phần sarcarit.
Sơ đồ cấu tạo yếu tố A, B, H trên hồng cầu.

Ghi chú: glu: glucose ; gal: galactose ; gnac: N-acetylglucosamine


galnac: N-acetylgalactosamine ; fuc: fucose
+ Kháng thể hệ ABO: là các kháng thể tự nhiên, bản chất là các IgM nên không qua được
màng nhau thai, hoạt động mạnh ở cả nhiệt độ 4oC và 37oC. Gọi là kháng thể tự nhiên vì chúng
hình thành và tồn tại một cách tự nhiên ngoài tất cả các cơ chế gây miễn dịch đã biết. Tất cả
mọi cá nhân đều có trong huyết thanh của mình những kháng thể tương ứng với kháng nguyên
mà hồng cầu của họ không có.
- Nhóm máu A: HC có kháng nguyên A, huyết thanh có kháng thể anti B.
- Nhóm máu B: HC có kháng nguyên B, huyết thanh có kháng thể anti A.
- Nhóm máu AB: HC có kháng nguyên A và B, huyết thanh không có anti A và anti B.
- Nhóm máu O: HC không có kháng nguyên A và B, huyết thanh có cả anti A và anti B.
Cho đến nay người ta thấy nhóm A có 2 loại kháng nguyên hơi khác nhau : A1 và A2 cho nên
nhóm A cũng chia ra làm 2 nhóm phụ : A1 và A2 và nhóm AB cũng chia ra 2 nhóm phụ : A1 B và
A2 B.
Ở Việt Nam:
Nhóm A chiếm 19,8%

Nhóm B chiếm 26,6%
Nhóm AB chiếm 4,2%
Nhóm O chiếm 47,3%
Ngoài các kháng thể tự nhiên kể trên còn có các kháng thể miễn dịch sinh ra do truyền máu,
sinh đẻ... Bản chất các kháng thể miễn dịch này là IgG, có khả năng qua được màng nhau thai
nên có thể gây nên những tai biến sinh sản.
1.6.2. Hệ thống Rhesus:
Người ta thấy trong HC người có kháng nguyên tương tự HC của khỉ Macacus Rhesus. Đây là hệ
kháng nguyên chỉ có trên HC (hệ ABO có trên tất cả các tế bào của người - hệ nhóm mô).
Nhóm Rhesus (Rh) được xác định bởi kháng nguyên D là chính và còn có kháng nguyên C, c, E, e.
Hồng cầu có kháng nguyên D: nhóm máu Rh (+).
Hồng cầu không có kháng nguyên D: nhóm máu Rh (-).
Ở Việt Nam nhóm Rh (-) rất hiếm, khác với người âu, Mỹ.
Khác với hệ ABO, người Rh (-) bình thường không có kháng thể tự nhiên chống Rh, các kháng
thể này chỉ được sinh ra khi truyền máu khác nhóm, sau chửa đẻ...
1.6.3. Các hệ nhóm máu khác :
Còn có nhiều hệ nhóm máu khác như :
+ Kell(K), MNSs, Duffy, Kidd: các kháng thể miễn dịch của các hệ nhóm máu này là nguyên nhân
gây huyết tán ở người truyền máu nhiều lần và ở trẻ sơ sinh.
+ Hệ Lewis, hệ P: các kháng thể thường gây huyết tán sau truyền máu nhiều lần, không
gây huyết tán ở trẻ sơ sinh. Các anti P gặp trong đái huyết sắc tố do lạnh.
1.6.4. Hệ thống kháng nguyên BC người - HLA:
Là hệ kháng nguyên mô không những có trên bạch cầu mà có trên tất cả các tế bào trừ HC. Gen


chi phối hệ kháng nguyên này nằm ở NST số 6.Số lượng các kháng nguyên hệ HLA rất lớn và được chia làm 4 nhóm :
HLA - A có 17 kháng nguyên.
HLA - B có 31 kháng nguyên.
HLA - C có 8 kháng nguyên.
HLA - D có 20 kháng nguyên, trong đó HLA - DR có 10 kháng nguyên.

Không có các kháng thể tự nhiên chống HLA, chỉ có các kháng thể miễn dịch xuất hiện sau
truyền máu, thai nghén, sau ghép.
1.6.5. Hệ thống kháng nguyên tiểu cầu:
Tiểu cầu có các hệ kháng nguyên như của hồng cầu và bạch cầu và còn có các kháng nguyên
riêng như PLA1, KO4... không có kháng thể tự nhiên, kháng thể miễn dịch hình thành sau truyền
máu, sinh đẻ ...

66.

KHÁM LÂM SÀNG HUYẾT HỌC

I. BỆNH SỬ VÀ TIỀN SỬ.
Cũng giống như các bệnh án thuộc các loại bệnh khác, nhưng ở đây chúng ta cần chú ý những
điểm sau đây:
1. Nghề nghiệp:
- Đặc biệt hỏi những nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với những hoá chất như chỉ, benzen, toluen…
hoặc tiếp xúc với các chất phóng xạ, quang tuyến X như các nhân viên phòng điện quang, công
nhân các viện nghiên cứu phòng xạ là một trong những nguyên nhân chủ yếu của các bệnh máu
ác tính: các bệnh bạch huyết, bệnh thiếu máu không hồi phục.
- Nghề nghiệp tiếp xúc với phân tươi như trồng rau bón bằng phân bắc, rất dễ mắc giun móc
câu, là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu nhiều.
2. Các loại thuốc đã ùng.
Một số thuốc như cloroxit, quinin, sedocmit, các thuốc an thần, các thuốc chống ung thư, các
hócmon, o cơ chế ngộ độc hoặc dị ứng, có thể gây ra các bệnh về máu như chảy máu ưới da
hay nội tạng, suy tuỷ… nhiều khi trong quá trình điều trị một bệnh về máu bằng các thuốc kể
trên có những biến chứng làm ta rất khó phân biệt đó là biến chứng của bản thân bệnh hay do
thuốc. Thí dụ đang điều trị bệnh bạch huyết kinh bằng các thuốc hoá học, người bệnh bị chảy


máu nhiều. Lúc đó rất khó phân biệt là chảy máu do thuốc hay chỉ là đợt cấp diễn của bệnh

huyết kinh. Do đó cần hỏi tỉ mỉ các thuốc đã ùng hoặc đang ùng, liều lượng và nhất là cố
gắng tìm mối liên quan giữa dùng thuốc với sự xuất hiện các triệu chứng.
3. Tiền sử:
- Bản thân: chú { đến tiền sử chảy máu như chảy máu cam, máu lợi, máu chảy lâu cầm mỗi khi
va chạm nhỏ hoặc khi tiêm, chích, nhổ răng, cắt ami an… Hỏi những rối loạn kinh nguyệt ở phụ
nữ, đặc biệt hiện tượng rong kinh, băng huyết, tiền sử chửa đẻ, nhất là những lần sẩy thai liên
tiếp làm nghĩ đến sự không hợp yếu tố Rh trong máu.
- Gia đình: trước một người bệnh mắc bệnh về máu, phải hỏi tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của
anh chị em ruột, cô dì chú bác. Hỏi xem trong gia đình, họ hàng gần, có người nào mắc những
bệnh tương tự như người bệnh.
- Trong một số trường hợp nghi ngờ, hỏi người bệnh chưa đủ mà phải mời gia đình người bệnh
đến để thăm khám và làm các x t nghiệm cần thiết. Có như vậy mới phát hiện được một số
bệnh về máu có tính chất gia truyền có thể đặt vấn đề điều trị và nhất là hướng dẫn cách phòng
bệnh cho cả gia đỉnh đó.
II. KHÁM THỰC THỂ
Cũng như các bệnh nói chung ở đây cần chú { đến:
1. Màu sắc do và niêm mạc.
2. Phát hiện các nốt chảy máu ưới a ưới mọi hình thái:
Chấm, mảng, cục máu. Chú { đến điều kiện xuất hiện, địa điểm và mối liên hệ của chảy
máu với các triệu chứng toàn thân như sốt, nổi hạch.
3. Tìm các biểu hiện khác ngoài da:
Như ngứa, ban đỏ, rối loạn sắc tố, tìm các u nhỏ hoặc lớn, các hạt nổi ưới da. Nấu cần có thể
làm sinh thiết các hạt và u này để xem vi thể.
4. Thăm khám kỹ các cơ quan có tổ chức gần giống như máu:
Hạch, gan, lách. Amidan. Chú ý phát hiện các hạch ở sau như trung thất, trong ổ bụng.
Khám lâm sàng các bệnh nói chung hay trong các bệnh về máu nói riêng phải toàn diện và rất
thận trọng. Nó cho ta những triệu chứng đáng tin cậy, ít phụ thuộc vào sự sai lạc do kỹ thuật
tiến hành. Tuy nhiên, khám lâm sàng chưa đầy đủ và còn nhiều nhược điểm, vì không phát hiện



những tổn thương của các tế bào máu về hình thể, chức phận, không thăm khám được cơ quan
tạo huyết chủ yếu là tuỷ xương, nguồn của hầu hết các bệnh về máu.
Vì những l{ o trên, các thăm khám cận lâm sàng trong các bệnh về máu đóng một vai trò rất
quan trọng, nhiều khi có tính chất quyết định.

67.

CÁC XÉT NGHIỆM MÁU

I. Hồng cầu.
1. Tế bào học.
1.1. Số lưỢng hồng cầu:
Là xét nghiệm cơ bản nhất. Lấy máu đầu ngón tay người bệnh lúc đói.
Bình thường ở người lớn, trong một mm3 máu có từ 3,7 – 4 triệu hồng cầu. Những thay đổi
trong khoảng 400.000 là những giới hạn của nhầm lẫn không có giá trị bệnh lý.
Dưới 3.500.000 hồng cầu, coi như thiếu máu. Trên 5.000.000 hồng cầu, coi như đa hồng cầu,
một bệnh tiên phát hoặc thứ phát sau các bệnh tiên thiên, thiếu oxy kinh diễn, ở trên cao.
1.2. Hình thái hồng cầu:
Băng phương pháp đàn máu và nhuộm May-Grun-Wald-Giemsa, bình thường hồng cầu tròn,
màu hồng giữa hơi sáng hơn.
Bệnh lý: trong một số bệnh thiếu máu, hồng cầu thay đổi, nhiều hình thể khác nhau (đa hình
thể) như hình vợt, hình dấu phẩy, hình quả lê.
1.3. Kích thước:
Đường kính trung bình của hồng cầu là 7 mm, dày 2 mm, thể tích là 88 mm3
Kích thước hồng cầu có thể thay đổi:
- Không đồng đều: hồng cầu to nhỏ khác nhau.
- Hồng cầu bé: d=4 -6 mm. thể tích ưới 80 mm3
- Hồng cầu to: d=9 – 12 mm, thể tích trên 100 mm.



- Hồng cầu đại: d > 12 mm.
- Hồng cầu bé bình bi: đường kính có giảm nhưng thể tích bình thường do hồng cầu hình cầu,
dày lên.
1.4. Màu sắc:
Bình thường, hồng cầu trưởng thành nhuộm màu hồng bởi eosin (ưa axit). Trong máu ngoại vi,
có một số hồng cầu mạng lưới (chiếm 0.5 – 1.5% hồng cầu trưởng thành): khi nhuộm sống,
hồng cầu chứa một mạng lưới không đồng đều những hạt nhỏ.
Bệnh lý: trong một số bệnh thiếu máu, hồng cầu có thể đa sắc do nguyên sinh chất chứa những
phần ưa axit, ưa bazơ, hồng cầu lấm tấm chấm do chứa những hạt độc (hạt ưa bazơ) thường là
do ngộ độc chì kinh diễn. Hồng cầu mạng lưới tăng trong một số các bệnh thiếu máu còn hồi
phục tốt, trong thiếu máu huyết tán.
1.5. Hồng cầu có hạt:
Bình thường không có trong máu ngoại vi. Chỉ có bệnh lý mới xuất hiện trong máu.
2. Huyết cầu tố (Hb).
2.1. Huyết cầu tố:
Theo quy ước, huyết cầu tố thường tính theo tỷ lệ % so với một người coi là bình thường (một
người bệnh có n% huyết cầu tố có nghĩa là trong 100ml máu của người bệnh chỉ có n% số lượng
huyết cầu tố của 100ml máu người thường). Thí dụ khi nói người bệnh có 80% huyết cầu tố
nghĩa là số lượng huyết cầu tố trong 100ml của người bệnh chỉ bằng 80% huyết cầu tố
trong 100ml của một người coi là bình thường. Tỷ lệ 100% tương đương với 14,5 -15g huyết
cầu tố trong 100ml máu.
Kỹ thuật đo huyết tố cầu có nhiều:
- Phương pháp hoá học. Chính xác nhưng rất phức tạp. Người ta đo chất sắt trong chứa trong
huýêt cầu tố và biết rằng có 0,34g sắt trong 100g huyết cầu tố.
- Phương pháp quang học: so màu, ít chính xác, nhưng thông ụng. Kết quả tính theo % như
trên.
- Tỷ lệ % huyết tố cầu đo bằng phương pháp quang học không cho ta những kết luận thực
dụng vì chưa nói lên đườic mối liên hệ với số lượng hồng cầu trên một người bệnh. Do đó
người ta thường tính số lượng huyết cầu tố chứa trong hồng cầu. Có nhiều cách tính, kết quả
cũng giống nhau.



2.1.1. Tính giá trị hồng cầu:
Máu bình thường có 5 x 106 hồng cầu trong 1mm3 và Gg Hb (100%). Như vậy 1 hồng cầu
chứa:
Tỷ lệ này gọi là giá trị hồng cầu và theo quy ước là 1.
2.1.2. Nếu máu người bệnh chứa n hồng cầu/mm3 và tỷ lệ huyết cầu tố là H% thì 1mm3 có

và lúc đó 1 hồng cầu có:

Giá trị hồng cầu của máu người bệnh sẽ là:

Thí dụ một người bệnh có 3 triệu hồng cầu và huyết cầu tố là 30% thì giá trị hồng cầu sẽ là:

Như vậy số lượng huyết cầu tố trong một hồng cầu của người bệnh chỉ bằng ½ số Hb trong
một hồng cầu của người bình thường.
2.1.3. Tính sức chứa Hb trung bình của một hồng cầu. Bình thường 1mm3 máu có:

vậy 1 hồng cầu chứa
2.1.4. Tính nồng độ trung bình Hb của hồng cầu tức là tính số lượng Hb chứa
trong 100ml hồng cầu. Bình thường 100ml máu có 14,5g Hb và có 44ml hồng cầu
(hematocrit). Như vậy trong 100ml hồng cầu có:


Đối với một người bệnh, nồng độ trung bình tính theo công thức: NĐTB= Số Hb trong 100ml x
100 / Hematocrit.
2.2. Bệnh lý có thể thấy:
2.2.1. Hồng cầu nhược sắc:
- Thường giá trị hồng cầu b hơn 1 hồng cầu người bệnh chứa ít huyết cầu tố hơn hồng cầu
bình thường. Tuy nhiên cần chú ý là sự giảm số lượng Hb này là do giảm thể tích của hồng cầu

(hồng cầu bé) chứ không phải giảm nồng độ trung bình về Hb của hồng cầu (nghĩa là hồng cầu
vẫn bão hoà Hb như các hồng cầu bình thường).
- Hồng cầu nhược sắc thực sự: giảm nồng độ trung bình Hb của hồng cầu bất kz thể tích của
hồng cầu to hay nhỏ. Hiện tượng mắt bão hoà này là do thiếu chất sắt.
2.2.2. Hồng cầu ưu sắc:
Giá trị hồng cầu lớn hơn 1. hồng cầu người bệnh chứa nhiều HB hơn hồng cầu bình thường. Đó
là do hồng cầu tăng thể tích chứ không bao giờ có hiện tượng quá bão hoà huyết cầu tố trong
một hồng cầu đườic. Do vậy ưu sắc thực sự là không có.
2.2.3. Trong một vài bệnh về máu,
Ngoài loại huyết cầu tố bình thường là Hb A, người ta còn tìm được các loại huyết cầu tố bất
bình thường như Hb E, Hb S bằng phương pháp điện di huyết cầu tố.
3. Sức bền hồng cầu.
3.1. Bình thường:
Hồng cầu để trong một dung dịch nhược trương sẽ bị vỡ giải phóng huyết cầu tố: đó là hịện
tượng tan máu toàn phần hay hồng cầu rửa sạch huyết tương vào trong những dung dịch giảm
dần nồng độ ion.
Kết quả: tan máu bắt đầu ở nồng độ 4,4 – 4,6% và tan hoàn toàn ở nồng độ 3,4%.
3.2. Bệnh lý.
- Sức bền hồng cầu tăng trong một số bệnh, đặc biệt trong vàng da tắc mật.
- Sức bền hồng cầu giảm, gặp trong một số bệnh nhân thiếu máu do tan máu thường hồng cầu
bắt đầu tan ở nồng độ 60% và tan hoàn toàn ở 4%.
II. BẠCH CẦU.


1. Số lượng bạch cầu.
1.1. Bình thường trong 1mm3 máu có 4000 – 8000 bạch cầu.
Ở trẻ con, có thể 10.000. trẻ sơ sinh, lên đến 15.000.
1.2. Bệnh lý:
- Số lượng bạch cầu giảm xuống quá 4.000. gặp trong các bệnh nhiễm virut, thương hàn, cường
lách, suy tuỷ.

- Số lượng bạch cầu tăng trong đa số các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh bạch cầu.
2. Công thức bạch cầu.
2.1. Bình thường, công thức bạch cầu như sau:
- Bạch cầu đa nhân trung tính. 55 - 70%
- Bạch cầu đa nhân ưa axit 2 – 4%
- Bạch cầu đa nhân ưa bazơ 0 – 1%
- Lâm ba cầu 12 – 33%
Gồm có: Lâm ba bé: 5 – 12%; Lâm ba lớn: 12 – 30%. Monoxit 4 – 8%
Ở trẻ con có 35% bạch cầu đa nhân, 60% lâm ba và 5% monoxit.
2.2. Bệnh lý:
Sự thay đổi công thức bạch cầu cho ta nhiều { nghĩa quan trọng. Có hai loại thay đổi bệnh lý:
thây đổi tỷ lệ các loại bạch cầu và thay đổi hình thái các bạch cầu (xuất hiện các tế bào bất
thường của bạch cầu), có các bạch cầu non…
2.2.1. Thay đổi tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính:
- Tăng: thường kèm theo tăng toàn bộ số lượng bạch cầu, gặp trong đa số các bệnh nhiễm
khuẩn.
- Giảm: nếu có kèm thêm giảm số lượng bạch cầu, nghĩ đến su tuỷ.
2.2.2. Thay đổi tỷ lệ bạch cầu đa nhân ưa axit.
- Tăng: tăng nhất thời và tăng nhẹ trong một số bệnh nhiễm khuẩn ở giai đoạn cấp tính như
bệnh tinh hồng nhiệt, múa vờn.


Tăng kinh iễn trong các bệnh nhiễm ký sinh vật, các bệnh ngoài da, bệnh hen và một số bệnh
dị ứng, bệnh Hodgkin, bệnh bạch cầu thể tuỷ. Nhiều khi không tìm thấy nguyên nhân và có
tính cách gia đình.
- Giảm: không có giá trị chẩn đoán. Thường gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và làm
mủ.
2.2.3. Thay đổi tỷ lệ bạch cầu ưa bazơ:
Tăng trong một số bệnh ngoài a, đặc biệt tăng sau khi điều trị bằng quang tuyến các bệnh
bạch cầu thể tuỷ, bệnh Hodgkin.

2.2.4. Thay đổi tỷ lệ bạch cầu lymphô:
Thường tăng trong các bệnh kinh diễn như lao phổi. Tăng rất cao trong bệnh bạch cầu kinh thể
tân.
2.2.5. Thay đổi tỷ lệ bạch cầu đơn nhân to:
Tăng trong các bệnh có tổn thương ở hệ thống tổ chức lên võng nội mạc: bệnh Hodgkin, viêm
màng trong thu bán cấp osler.
3. Tiểu cầu.
3.1. Bình thường có từ 150.000 đến 300.000 tiểu cầu trong 1mm3 máu người lớn. Trẻ con có độ
400.000.
3.2. Bệnh lý:
- Tăng: khi số lượng xuống ưới 80.000, gặp trong một số hội chứng chảy máu, (tiên phát hoặc
hậu phát).
- Giảm: không có giá trị và { nghĩa lâm sàng.
- Thay đổi về chất: có khi số lượng tiểu cầu vẫn bình thường, nhưng kích thước to. Độ tập trung
kém.
Trong một số trường hợp bệnh lý, ta thấy cả hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ở máu ngoại biên
đều giảm: hội chứng giảm toàn bộ huyết cầu.


68.

XÉT NGHIỆM TUỶ

I. HÌNH THÁI HỌC TẾ BÀO.
Tuỷ xương sinh sản ra các tế bào thuộc ba dòng: hồng cầu, bạch cầu có hạt và tiểu cầu. Dòng
bạch cầu đơn nhân to có nguồn gốc tổ chức liên võng nội mạc. Các tế bào òng này cũng có
tạo thành trong tuỷ xương, nhưng chủ yếu là ở lách và hạch.
1. Dòng hồng cầu.
Đi từ non đến già, ta có:
- Tiền hồng cầu non,

- Hồng cầu non ưa bazơ.
- Hồng cầu non đa sắc.
- Hồng cầu non ưa axit.
- Hồng cầu trưởng thành không nhân.
Giữa loại hồng cầu trưởng thành với hồng cầu non ưa axit có một loạt những loại hồng
cầu còn di tích của nhân: hồng cầu màng lưới thể Jolly, vòng Cabot.
2. Dòng bạch cầu có hạt.
Từ non đến giá:
- Tuỷ bào non.
- Tiền tuỷ bào.
- Tuỷ bào.
- Hậu tuỷ bào.
- Stab.
- Bạch cầu đa nhân (giống như bạch cầu ngoại vi, nhưng nhân ít có mùi hơn), loại ưa bazơ, ưa
axit, trung tính.
3. Dòng tiểu cầu.
Theo đa số các tác giả, dòng này có:


- Mẫu tiểu cầu non.
- Tiền mẫu tiểu cầu.
- Mẫu tiểu cầu.
II. TUỶ ĐỒ.
Trong nhiều trường hợp xét nghiệm công thức máu ngoại biên không biết được tình trạng tổn
thương của các tế bào máu (như trong bệnh bạch cầu thể ẩn). Lúc đó phải lấy máu trong tuỷ
xương (tuỷ đồ) để xem. Đa số là chọc ở trong tủy xương chậu hoặc xương ức. Cũng có khi chọc
ở xương chày hoặc nơi khác.
1. Kết quả bình thường.
Giới hạn sinh lý của tuỷ đồ rất thay đổi. Đây chỉ nêu một tuỷ đồ bình thường:
Dòng hồng cầu

Tiền hồng cầu non.

6

Hồng cầu non ưa bazơ.
Hồng cầu non ưa axit.

10

Hồng cầu bình sắc (già)

Dòng bạch cầu
Dòng tuỷ
Tuỷ bào non

2,5

Tiền tuỷ bào

1,5

Tuỷ bào trung tính

17,5

- Ưa Axit

2,5

- Ưa Bazơ


0


Hậu tuỷ bào trung tính

12

- Ưa Axit

0,5

- Ưa Bazơ

0

Bạch cầu đa trung tính

32,5

- Ưa Axit

2

- Ưa Bazơ

0,04

Dòng tân
Bạch cầu Lymphô


9,5

Bạch cầu đơn nhân to

2,5

Dòng một nhân
Tương bào và tế bào Turck

0,9

Dòng tiểu cầu
Mẫu tiểu cầu

0,06

Tỷ lệ: dòng bạch cầu có hạt/ Dòng hồng cầu = 3,4 –
4,5
2. Bệnh lý:
Có bốn trường hợp thay đổi bệnh lý:
2.1. Qúa sản:
còn gọi là phản ứng tuỷ xương) gặp trong các bệnh thiếu máu do mất máu cấp. Đặc biệt là quá
sản dòng hồng cầu.
2.2. Qúa sản các tế bào ác tính:
Có thể là:
- Qúa sản tế bào ác tính dòng bạch cầu: các bệnh bạch cầu.
- Qúa sản tế bào ác tính dòng bạch cầu: bệnh Vaquez (érythremie).



- Qúa sản cả hai òng: lúc đó gọi là bệnh hồng bạch cầu cấp (érythroleucemic).
2.3. Thiểu sản tuỷ:
Tế bào tuỷ rất nghèo nàn. Có thể thiểu sản một trong ba dòng hoặc cả ba dòng: hồng cầu,
bạch cầu và tiểu cầu: bệnh suy tuỷ.
2.4. Xuất hiện các hồng cầu khổng lồ (mégaloblaste):
Bình thường loại này không có trong tuz xương. Ngoài sự tăng thể tích rất lớn, người ta còn
thấy trong hồng cầu này, có sự thay đổi trong cấu trúc của tế bào.
Ngoài các xét nghiệm về công thức máu và tuỷ đồ, trong một số trường hợp người ta còn chọc
hạch làm hạch đồ, chọc lách làm lách đồ hay làm nghiệm pháp co lách. Những xét nghiệm này ít
có tác dụng thực tế.

69.

CƠ CHẾ ĐÔNG - CẦM MÁU

Cầm máu (hemostatis) là một quá trình sinh lý phức tạp bao gồm toàn bộ những phản ứng xẩy
ra sau khi có tổn thương mạch máu. Các phản ứng này nối tiếp nhau một cách nhanh chóng
nhằm tạo ra một nút cầm máu tại chỗ mạch máu bị tổn thương nhằm ngăn ngừa chảy máu, hàn
gắn vết thương, sau cùng là lập lại sự lưu thông bình thường của mạch máu. Quá trình trên là
sự tương tác rất phức tạp của nhiều yếu tố: thành mạch, TC, các yếu tố đông máu của huyết
tương.
Người ta chia quá trình cầm máu thành 3 giai đoạn:
2.1. Giai đoạn cầm máu ban đầu (giai đoạn một):
Giai đoạn này tạo ra nút TC tại nơi thành mạch bị tổn thương mà TC có vai trò trung tâm, ngoài
ra có sự tham gia của thành mạch và một số yếu tố của huyết tương. Có thể khái quát theo sơ
đồ sau đây:


Trong giai đoạn này:
+ Khi mạch máu bị tổn thương sẽ xảy ra hiện tượng co mạch cục bộ nhờ các phản xạ thần kinh

nhằm làm giảm tốc độ dòng chảy qua, ngăn ngừa mất máu.
+ Tiểu cầu dính kết vào các sợi collagen của tổ chức liên kết ưới nội mạc và kết dính vào nhau
(ngưng tập TC) tạo ra nút cầm máu cơ học tại nơi mạch máu bị tổn thương.
Khi kết ính( ngưng kết), TC giải phóng ra nhiều yếu tố:
- Yếu tố TC 1: có tác dụng làm tăng tốc độ hình thành thrombin.
- Yếu tố TC 2: có tác dụng làm tăng tốc độ hình thành fibrin.
- Yếu tố TC 3: tham gia quá trình hình thành thomboplastin.
- Yếu tố TC 4:kháng heparin .


- Yếu tố TC 5: tác dụng làm ngưng kết TC.
- Yếu tố TC 6: hay serotonin làm co mạch máu.
- Yếu tố TC 7: tác dụng kháng fibrinolyzin.
- Yếu tố TC 8: hay retractozym làm co cục máu.
- Yếu tố TC 9: (còn gọi là S-protein) làm giảm khả năng thẩm thấu của mao mạch.
Các yếu tố 1,5,7 thực chất là các yếu tố của huyết tương bám trên TC, những yếu tố còn lại là có
trong TC.
Như vậy giai đoạn cầm máu ban đầu gồm sự hình thành nhanh nút TC nơi thành mạch bị tổn
thương. Giai đoạn này TC giữ vai trò trung tâm và có sự tham gia của thành mạch máu và một
số yếu tố của huyết tương như: fibrinogen, fibronectin.
2.2. Giai đoạn đông máu huyết tương (giai đoạn hai):
+ Các yếu tố đông máu:
Tham gia vào giai đoạn đông máu này, chủ yếu là các yếu tố của huyết tương.
Có 13 yếu tố đông máu được ký hiệu bằng chữ số La Mã. Tuy nhiên hiện nay ký hiệu chữ số La
Mã của các yếu tố III, IV, VI cũ không sử dụng nữa và phát hiện thêm một số yếu tố tham gia
vào giai đoạn đông máu như: prekallikrein, kininogen-trọng lượng phân tử cao. Các yếu tố được
hoạt hoá trong quá trình đông máu được ký hiệu bằng chữ số LaMã có thêm tiếp vị a, ví dụ:
Xa...
Các yếu tố đông máu.
Yếu

tố

Tên gọi

Nơi tổng hợp

I
II
V

Fibrinogen
Prothrombin
Proaccelerin

VII
VIII

Proconvertin
Antihaemophilic
factor
Chrismas factor
Stuart-Power factor
Rosenthal factor
Hageman factor
Fibrin stabilizing
factor
Prekallikrein
High Molecular
Weight Kininogen
(HMWK hoặc HK)


Gan
Gan
Gan
Mẫu tiểu cầu
Gan
Gan, lách

IX
X
XI
XII
XIII
*
*

Gan
Gan
Gan
Gan
-

Nửa đời
sống trong
huyết tương
3-5 ngày
2,5 ngày
0,5

Dạng hoạt động


0,25
0,3-0,5

Serine protease
Cofactor

1
1,25
2,5-3,3

Serine protease
Serine protease
Serine protease
Serine protease
Transglutaminase

9-10 ngày

Fibrin subunit
Serine protease
Cofactor

Serine protease
Cofactor


Ghi chú: Các yếu tố III cũ (thromboplastin); yếu tố IV (canxi); yếu tố VI (accelerin).
Cơ chế đông máu: quá trình đông máu xảy ra theo hai đường: nội sinh và ngoại sinh. Hai con
đường này chỉ khác nhau ở giai đoạn hình thành yếu tố X hoạt hoá. (xem sơ đồ đông máu).


- HMWK: Hight-Molecular-Weigth-Kininogen (Kininogen phân tử lượng cao).
- PL:
Phospholipid tiểu cầu.
- TF: Tissue factor ( yếu tố tổ chức).
-a:
Hoạt hoá

2.3. Giai đoạn tiêu fibrin (giai đoạn ba):
Quá trình tiêu fibrin (tiêu sợi huyết) xẩy ra ngay khi hình thành nút cầm máu. ở giai đoạn này,
plasminogen(dạng không hoạt động) trong huyết tương được hoạt hoá để trở thành dạng hoạt
động (plasmin).
Có ba chất hoạt hoá plasminogen chính của hệ thống tiêu sợi huyết, đó là:


+ tPA(chất hoạt hoá plasminogen tổ chức).
+ Urokinase.
+ Yếu tố XIIa.
Plasmin hình thành có khả năng phân hủy fibrinogen, fibrin và một số yếu tố đông máu khác
như: VI, VII...
Phản ứng tiêu sợi huyết sinh l{ được khư trú tại nơi có nút cầm máu và hệ quả là nút cầm máu
tạo nên bởi mạng fibrin của quá trình đông máu huyết tương được tiêu hủy để trả lại sự lưu
thông của mạch máu tại vị trí mạch máu bị tổn thương .
Quá trình tiêu sợi huyết được kiểm soát bởi những chất có tính ức chế các yếu tố họat hoá
plasminogen và những chất làm bất hoạt plasmin. Nhờ đó mà ngăn ngừa được sự mất
fibribnogen và những yếu tố đông máu khác.

70.

XÉT NGHIỆM ĐÔNG M\U, CẦM MÁU


Ta biết rằng hiện tượng máu cầm chảy là tổng hợp các quá trình sinh lý làm cho máu ngừng
chảy. Có ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: giai đoạn thành mạch, có hiện tượng co mạch, làm hẹp chỗ đứt mạch.
Giai đoạn 2: giai đoạn tiểu cầu: tiểu cầu tập trung ở chỗ vết thương tạo thành một cái nút cầm
máu. Nút này không bền vững, dễ bị vỡ, gây chảy máu lại.
Giai đoạn 3: giai đoạn huyết tương. Fibrin tạo thành một lưới làm cho các tiểu cầu tập trung
được vũng chắc. Do vậy, sự hình thành cục máu đông nối liền với hiện tượng tạo thành chất
Fibrin. Theo Bordet, sự tạo thành Fibrin có hai thì:
- Thì đầu: ưới tác dụng của Tromboplastin, với sự hiện diện của các protrombin trong huyết
tương biến thành trombin.
- Thì hai: trombin tạo thành biến fibrinogen thành fibrin.
I. NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN THÀNH MẠCH.
1. Đo sức bền của thành mạch.
Làm nghiệm pháp dây thắt, ống giác, kim châm (xem bài thiếu máu).
2. Đo thời gian máu chảy:


×