Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

KẾ HOẠCH Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2013 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.22 KB, 7 trang )

SỞ Y TẾ ĐỒNG THÁP
TRUNG TÂM Y TẾ THÁP MƯỜI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 130 /KH-TTYT

Tháp Mười, ngày 31 tháng 12 năm 2013

KẾ HOẠCH
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2013-2020
___________
Căn cứ Luật Người Cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 của
Quốc hội.
Căn cứ vào Bộ tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 do Bộ Y
tế ban hành kèm theo quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ trưởng Bộ
Y tế.
Căn cứ kế hoạch số 50/KH-SYT ngày 02/8/2013 về việc chăm sóc sức khoẻ
người cao tuổi giai đoạn 2013-2020.
Căn cứ hướng dẫn số 1836/SYT-NVY ngày 16/12/2013 về việc hướng dẫn
triển khai “Kế hoạch chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi giai đoạn 2013-2020”.
Trung tâm Y tế xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn
2013-2020, cụ thể như sau:
I.MỤC TIÊU:
1.Mục tiêu tổng quát:
Người cao tuổi trong địa bàn huyện Tháp Mười được quản lý và chăm sóc sức
khỏe ban đầu, được ưu tiên khám chữa bệnh tại các Trạm Y tế xã, thị trấn và Phòng
khám đa khoa Tháp Mười, được đảm bảo các chế độ chăm sóc sức khỏe theo quy
định.
2.Mục tiêu cụ thể:


*Năm 2014:
-Có ít nhất 70% người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên được vào sổ quản lý tại Trạm
Y tế xã, thị trấn.
-100% người từ cao tuổi từ 80 tuổi trở lên được vào sổ quản lý tại Trạm Y tế
và được thăm khám sức khoẻ định kỳ tối thiểu 1 lần/năm và lập hồ sơ quản lý sức
khỏe.
*Đến năm 2015:
-Có ít nhất 80% người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên được vào sổ quản lý tại Trạm
Y tế xã, thị trấn.
-100% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần/năm và lập hồ
sơ quản lý sức khỏe;
-13 Trạm y tế xã, thị trấn và Phòng khám đa khoa tổ chức thực hiện khám chữa
bệnh cho người cao tuổi theo quy định của pháp luật về người cao tuổi.
1


*Đến năm 2020:
-Có ít nhất 90% người từ cao tuổi từ 60 tuổi trở lên được vào sổ quản lý tại
Trạm Y tế xã, thị trấn.
-100% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần/ năm và lập
hồ sơ quản lý sức khỏe.
-13 Trạm y tế xã, thị trấn và phòng khám đa khoa tổ chức thực hiện khám chữa
bệnh cho người cao tuổi theo quy định của pháp luật về người cao tuổi.
II.NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1.Tổ chức quản lý sức khỏe và CSSK ban đầu cho người cao tuổi:
a.Công tác TTGDSK:
-Phòng truyền thông - GDSK phối hợp với đài truyền thanh huyện, xã viết bài
tuyên truyền chuyên mục sức khỏe cho mọi người về các bệnh thường gặp, chế độ ăn
uống, luyện tập thể dục…ở người cao tuổi.
-Tuyên truyền, phổ biến các nội dung rèn luyện cơ thể, tăng cường sức khỏe và

phòng bệnh, nhất là các bệnh thường gặp ở người cao tuổi để phòng tránh như: Bệnh
tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, tai biến mạch máu não… ; đồng thời
hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh cho người cao tuổi tại Trạm Y tế, Phòng khám đa khoa
trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
b.Công tác khám sức khỏe định kỳ và lập hồ sơ quản lý sức khỏe:
*Tổ chức điều tra quản lý và CKSK cho người cao tuổi:
-Trạm Y tế xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi xã lập danh
sách đối tượng người cao tuổi (theo địa bàn khóm, ấp) gửi về Phòng kế hoạch - Tài
chính Trung tâm Y tế.
-Trung tâm Y tế phối hợp với Bệnh viện Đa khoa KV- TM và Hội người cao
tuổi huyện, tổ chức thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi như sau:
+Xây dựng kế hoạch và lịch khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi trên địa
bàn huyện và thống nhất với Hội người cao tuổi huyện, đồng thời thông báo kế hoạch
và lịch khám sức khỏe cho các Trạm y tế biết để kịp thời chuẩn bị.
+Thành lập đoàn khám sức khỏe có đầy đủ các chuyên khoa: Răng hàm mặt,
mắt, tai mũi họng, nội, ngoại, sản, đo thể lực … Trung tâm Y tế có thể điều động y,
bác sĩ Trạm Y tế xã, thị trấn có chuyên khoa hoặc đề xuất Bệnh viện đa khoa KV-TM
hỗ trợ nhân lực trang thiết bị khám chuyên khoa để đảm bảo chất lượng khám và kết
luận chính xác.
+Trung tâm Y tế có thể bố trí lịch khám ngoài giờ hành chính (thứ bảy, chủ
nhật) để thuận tiện cho việc huy động các nguồn lực và không ảnh hưởng đến các
hoạt động thường xuyên của Trạm y tế và Trung tâm Y tế. Trong trường hợp cần thiết
có thể lập hồ sơ chuyển người cao tuổi lên các bệnh viện tuyến trên để được chuẩn
đoán và điều trị.
+Ra quyết định thành lập đoàn khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi giai
đoạn 2013-2020 (do BGĐ TTYT ký quyết định).
+Chuẩn bị Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi theo Mẫu Phiếu
khám sức khỏe định kỳ quy định tại Thông tư 13/2007/TT-BYT.
2



+Cung cấp sổ quản lý người cao tuổi để các trạm y tế lập hồ sơ theo dõi, cập
nhật tình trạng sức khoẻ người cao tuổi để quản lý ( theo mẫu).
+Hướng dẫn các Trạm Y tế chuẩn bị điểm khám, bàn khám, dụng cụ khám
(cân, thước đo, bản thị lực, dụng cụ khám chữa bệnh thông thường). Riêng dụng cụ
khám chuyên khoa do Đoàn khám tự mang theo.
+Báo cáo kết quả khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi về Phòng
Nghiệp vụ Y- Sở Y tế và Hội người cao tuổi Đồng Tháp (theo mẫu) gồm 2 đợt 6
tháng và cả năm chung với báo cáo Hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
*Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe và quản lý các bệnh mạn tính cho
người cao tuổi:
-Trạm y tế xã, phường, thị trấn căn cứ vào kết quả khám sức khỏe định kỳ và
kết quả điều trị của các bệnh viện tuyến trên được ghi trong sổ điều trị bệnh mạn tính
để cập nhật vào hồ sơ theo dõi, quản lý các đối tượng người cao tuổi mắc các bệnh
mạn tính như: tiểu đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính, hen phế quản, đục thủy tinh thể, bệnh sa sút trí tuệ và một số bệnh thường gặp
khác…
-Phòng khám đa khoa trong quá trình khám, chữa bệnh phát hiện các đối tượng
người cao tuổi mắc bệnh mạn tính phải lập sổ điều trị bệnh mạn tính ( theo mẫu) và
hướng dẫn người cao tuổi về báo lại cho Trạm Y tế xã biết để lập sổ theo dõi các bệnh
mạn tính cho người cao tuổi trong hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người cao tuổi.
c.Công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:
-Các Trạm Y tế phối hợp với Hội người cao tuổi, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc xã, thị trấn để tổ chức sinh hoạt cho người cao tuổi dưới các hình thức
Câu lạc bộ Người cao tuổi ở khóm, ấp để hướng dẫn tuyên truyền CSSK các bệnh
mạn tính như: bệnh tiểu đường, bệnh hen, bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp…
2.Công tác khám, chữa bệnh cho người cao tuổi:
a.Tổ chức mạng lưới khám, chữa bệnh cho người cao tuổi:
*Phòng khám đa khoa khu vực:
-Tổ chức tôt việc tiếp nhận, khám bệnh cho người cao tuổi tại phòng khám.

*Trạm Y tế xã, phường, thị trấn:
Có trách nhiệm quản lý sức khỏe và thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
người cao tuổi tại địa phương. Các trường hợp người cao tuổi bị tàn tật hoặc người cô
đơn không nơi nương tựa bị ốm đau nhưng không tự đến khám, chữa bệnh tại nơi quy
định thì Trưởng Trạm Y tế cử cán bộ y tế đến khám, chữa bệnh tại nơi ở của người
cao tuổi hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân địa phương tổ chức đưa người bệnh đến cơ sở
khám, chữa bệnh.
b.Công tác điều trị:
-Việc khám chữa bệnh cho người cao tuổi vẫn được thực hiện theo tuyến
chuyên môn kỹ thuật, trường hợp cấp cứu phải được chuyển đến cơ sở y tế gần nhất;
-Người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ
bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng;
3


-Phòng khám đa khoa tiếp nhận, điều trị các bệnh mạn tính như tiểu đường,
tăng huyết áp …cho những người cao tuổi . Các trường hợp ổn định có thể chuyển về
địa phương để tiếp tục quản lý và điều trị.
-Từng bước tổ chức triển khai quản lý bệnh mạn tính cho người cao tuổi theo
các Chương trình, dự án (Chương trình phòng, chống bệnh tăng huyết áp, phòng
chống bệnh đái tháo đường…) để có thể phát hiện và xử lý kịp thời những diễn biến
bệnh lý bất thường, đồng thời có kế hoạch chủ động phòng bệnh và điều trị các bệnh
mạn tính cho người cao tuổi;
-Trạm Y tế tăng cường công tác phục hồi chức năng cho người bệnh cao tuổi
sau các đợt điều trị cấp tính và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình;
-Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng
dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến cơ sở đối với người bệnh
là người cao tuổi.
IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Giám đốc Trung tâm Y tế:

-Tham mưu với Ban chỉ đạo chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân huyện chỉ
đạo việc thực hiện Kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn.
-Phối hợp với Hội người cao tuổi huyện chỉ đạo các cơ sở tổ chức tốt mạng lưới
quản lý, khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người
cao tuổi từ tuyến huyện đến tận các trạm y tế xã, thị trấn.
2.Phòng truyền thông giáo dục sức khỏe:
-Phối hợp với Đài truyền thanh huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người cao tuổi; phối hợp với Trạm Y tế
xã, thị trấn thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe
cho người cao tuổi trên địa bàn, trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3.Phòng Kế hoạch - Tài chính:
-Lập dự toán kinh phí chăm sóc người cao tuổi, đảm bảo phần kinh phí cho việc
khám chữa bệnh, quản lý sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi và
thanh quyết toán chi phí khám sức khỏe định kỳ người cao tuổi.
-Xây dựng kế hoạch, phân bổ chi tiêu cụ thể, lịch khám và thành lập các đoàn
khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi.
4.Trạm Y tế xã, thị trấn:
-Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và phối hợp với Hội người cao
tuổi xã tổ chức mạng lưới cộng tác viên để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà.
-Triển khai thực hiện công tác quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý
sức khỏe và khám, chữa bệnh cho người cao tuổi trên địa bàn được thuận lợi;
-Tổ chức các hình thức câu lạc bộ người cao tuổi như: Câu lạc bộ dưỡng sinh,
câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời. Tùy điều kiện và yêu cầu của người cao tuổi, Trạm Y
tế xã, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi xã tổ chức các câu lạc bộ của những
người mắc các bệnh mạn tính thường gặp như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp,
bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, bệnh sa sút trí tuệ và
một số bệnh thường gặp khác.
4



-Triển khai các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm
sóc sức khỏe; hướng dẫn người cao tuổi kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm
sóc sức khỏe;
-Lập danh sách đối tượng người cao tuổi ( phối hợp với Hội người cao tuổi) gởi
về phòng KH-TC Trung tâm y tế chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm; lập hồ sơ
theo dõi, quản lý sức khỏe người cao tuổi; Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên
môn cho người cao tuổi tại trạm y tế xã, thị trấn và cử cán bộ y tế đến khám bệnh,
chữa bệnh tại nơi cư trú đối với người cao tuổi cô đơn bị bệnh tật nặng không thể đến
khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh …; Phối hợp với Trung tâm y
tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi;
V. CÔNG TÁC THỐNG KÊ, BÁO CÁO:

1.Định kỳ 6 tháng và cả năm:
Trạm Y tế xã, thị trấn, tổng hợp báo cáo hoạt động quản lý, chăm sóc sức khoẻ
người cao tuổi,( theo mẫu) về Phòng KH - TC Trung tâm Y tế. Để tổng hợp báo cáo
về Phòng NVY Sở Y tế.
2.Mốc thời gian báo cáo:
-Báo cáo 6 tháng: Lấy số liệu của Quí IV năm trước và Quí I của năm báo cáo.
Trạm Y tế báo cáo về Trung tâm Y tế chậm nhất ngày 15/4; Trung tâm Y tế báo cáo
về Phòng Y tế và Sở Y tế chậm nhất ngày 25/4.
-Báo cáo năm: Lấy số liệu của Quí IV năm trước đến Quí III của năm báo cáo.
Trạm Y tế báo cáo về Trung tâm Y tế chậm nhất ngày 15/10; Trung tâm Y tế báo
cáo về Phòng Y tế và Sở Y tế chậm nhất ngày 25/10.
VI. KINH PHÍ:
1. Kinh phí chi cho việc lập sổ theo dõi quản lý, sổ điều trị bệnh mạn tính:
- Sổ quản lý người cao tuổi tại trạm y tế: 30.000 đồng/ sổ/ trạm
- Sổ điều trị bệnh mạn tính: do các cơ sở điều trị in ấn và bệnh nhân tự mua
2. Kinh phí công tác tuyên truyền:
-Chi tổ chức các buổi tuyên truyền tại xã ( nhà văn hóa xã, trung tâm học tập
cộng đồng): 2 lần/năm, vào dịp kỷ niệm Ngày người cao tuổi Việt Nam (ngày 06

tháng 06 hằng năm) và Ngày quốc tế người cao tuổi (ngày 01 tháng 10 hằng năm).
+Bồi dưỡng báo cáo viên: 200.000 đồng/người/buổi x 2 buổi.
+Chi nước uống cho người tham dự: 20.000 đồng x50 người x 2 đợt.
-Tuyên truyền trên phương tiện truyền thông của xã: 5 nội dung về chế độ dinh
dưỡng, thay đổi lối sống phòng các bệnh tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, tự
chăm sóc sức khỏe…
+ Chi biên tập: 75.000 đồng/ trang/350 từ/ x 2 trang x 5 bài;
+ Bồi dưỡng phát thanh viên 15.000 đồng/ lần x 10 lần.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: ( Do Trạm Y tế dự trù từ nguồn
kinh phí của xã):
- Hỗ trợ chi phí đi lại từ trạm y tế xã đến nơi của người cao tuổi ( đi và về) cho
cán bộ y tế để đến khám bệnh, chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi đối với trường
hợp người cao tuổi cô đơn bị bệnh nặng không thể đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ
5


sở khám bệnh, chữa bệnh. Mức hỗ trợ tối đa 3.000 đồng/ km đối với vùng miền núi,
vùng sâu, hải đảo; tối đa 2.000 đồng/ km đối với các vùng còn lại.
- Hỗ trợ cho phí khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú cho người cao tuổi cô
đơn, bị bệnh nặng và có hoàn cảnh khó khăn. Mức hỗ trợ tối đa bằng mức khám, chữa
bệnh bảo hiễm y tế tại tuyến xã.
- Hỗ trợ chi phí hoặc phương tiện đi lại cho người cao tuổi cô đơn, bị bệnh
nặng phải đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo đề nghị của Trạm Y tế xã, thị trấn.
Mức hỗ trợ theo vé phương tiện xe tải hành khách công cộng hoặc giá thuê thực tế
phương tiện vận chuyền ( trường hợp không có phương tiện vận tải hành khách công
cộng)
4. Kinh phí tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi:
-Theo quyết định 28/2012/QĐ-UBND ngày 13/8/2012 của UBND tỉnh Đồng
Tháp ban hành bảng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp:

+Khám sức khỏe bệnh viện tuyến tinh: 100.000 đồng
+ Khám sức khỏe bệnh viện tuyến huyện: 70.000 đồng
+ Khám sức khỏe học sinh: 15.000 đồng
Sở Y tế đề xuất chi phí khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi tương đương
chi phí khám sức khỏe học sinh: 15.000 đồng
5. Kinh phí chi cho khám, chữa bệnh:
- Đối với người có thẻ Bảo hiểm y tế thì được Bảo hiểm Xã hội thanh toán chi
phí khám, chữa bệnh theo Quy định của Luật Bảo hiểm Y tế.
- Người nghèo và người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên được nhà nước cấp thẻ
BHYT.
- Người không có thẻ BHYT và không thuộc diện được hưởng chế độ khám,
chữa bệnh cho người nghèo thì phải tự thanh toán chi phí khám chữa bệnh.
-Kinh phí thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn
2013-2020 sẽ được Sở Y tế cấp theo nhu cầu thực tế hàng năm.
Kinh phí năm 2013 là: 69.240.000.000 đồng ( Hai mươi chín triệu, hai trăm bốn
chục ngàn đồng). Kinh phí sử dụng được quyết toán theo thực chi.
Trên đây là Kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2013-2020
của Trung tâm Y tế huyện Tháp Mười. Trong quá trình thực hiện sẽ bổ sung thêm một
số nội dung cho phù hợp thực tế địa phương.
KT. GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC

*Nơi nhận:
-Phòng NVY Sở Y tế;
-Các đơn vị trực thuộc;
-Lưu VT.

Trương Thanh Luật
6



7



×