10 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ 06-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ
VỀ “CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ”
TẠI TỈNH QUẢNG NAM
Công Duẩn
Sau 10 năm Tỉnh ủy Quảng Nam ban hành Kế hoạch số 08-KH/TU
nhằm
quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW về củng cố và
ẢNH
BÀI VIẾT hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính
quyền từ tỉnh đến cơ sở đã có sự chuyển biến rõ rệt về vị trí, vai trò và
1
tầm quan trọng của y tế cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng
cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Việc xây dựng kế hoạch,
chương trình hành động để triển khai thực hiện luôn sát với tình hình thực tế ở mỗi địa
phương, đơn vị, nhất là kế hoạch thực hiện ở cấp Đảng ủy xã, phường, thị trấn. Xác định
rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mạng lưới y tế cơ sở là đơn vị kỹ thuật trong hệ
thống y tế nhà nước gần dân nhất, trực tiếp bảo đảm cho mọi người dân được bảo vệ,
chăm sóc sức khỏe với chi phí thấp nhất và đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe,
trong 10 năm qua đã đạt được những thành quả rõ rệt.
Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các cấp được củng cố hoạt động có hiệu quả, tổ
chức màng lưới y tế xã, phường, thị trấn luôn được củng cố, y tế thôn, bản được phủ khắp
trên toàn tỉnh với gần 2.000 nhân viên được đào tạo và hưởng phụ cấp theo quy định đã
tích cực hoạt động, có 244 Trạm y tế, trong đó 165 Trạm đạt chuẩn quốc gia, một số trạm
có máy siêu âm, đo điện tim... Các trạm y tế đảm nhận thực hiện có hiệu quả các chương
trình mục tiêu y tế, giám sát dịch bệnh, báo cáo kịp thời, tổ chức dập dịch, tuyên truyền
vệ sinh, phòng bệnh, phòng dịch, cấp cứu, khám chữa bệnh thông thường và đỡ đẻ cho
nhân dân...Đối với y tế tuyến huyện, thành phố hiện có gần 2.000 cán bộ, viên chức đạt
98,75% định biên tối thiểu theo quy định, trong đó có 426 cán bộ có trình độ đại học và
sau đại học đang làm việc tại 18 Trung tâm Y tế huyện, thành phố. Trong những năm
qua, ngành y tế đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cơ bản hoàn
thiện từ nguồn trái phiếu Chính phủ, 135, ODA, ADB, ngân sách địa phương... nên hầu
hết các đơn vị tuyến huyện đều có xe cứu thương, máy X quang, huyết học, sinh hóa; một
số đơn vị được trang bị máy monitoring, X quang kỹ thuật số, máy thở, siêu âm màu, bàn
mổ đa năng... Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đã được triển khai rộng khắp
trên địa bàn toàn tỉnh và đạt hiệu quả đáng khích lệ như: tiêm chủng mở rộng, phòng
chống lao, sốt rét, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em,
phòng chống các dịch bệnh... Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được cung cấp
đến mọi người dân, kể cả khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số. Hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe tại cộng đồng đã và đang thu
hút người dân vào cuộc tích cực và chủ động hơn. Do đó trong 10 năm qua, tình hình
dịch bệnh đã được khống chế và đẩy lùi. Các chỉ số sức khỏe của nhân dân tỉnh nhà cải
thiện đáng kể như tuổi thọ trung bình tăng, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân <2.500gr năm 2002
chiếm 4,5% đến nay (2011) giảm còn 1,3%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 16,7%;
tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi đạt 96,7%; công suất sử dụng giường bệnh các tuyến
đạt 97,6%. Về đầu tư ngân sách cho thấy: tổng ngân sách nhà nước chi cho y tế cơ sở
năm 2002 là 49 tỷ 784 triệu, đến nay (2011) chi 159 tỷ 757 triệu tăng gấp 3 lần, 100%
Trạm y tế xã được cấp ngân sách chi thường xuyên hằng năm từ 12 đến 15 triệu
đồng/năm. Ngoài hệ thống y tế công lập, vấn đề xã hội hóa y tế đã có bước phát triển,
hình thành phòng khám bệnh đa khoa, chuyên khoa năm 2002 có 168, đến nay (2011) có
256 phòng khám. Học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy “Lương y phải như Từ mẫu”, hầu
1
hết nhân viên trong ngành y tế đã không quản ngày đêm, khó khăn, nguy hiểm luôn biết
vượt khó để giành giật sự sống trong tất gang cho người bệnh.
Qua kết quả nêu trên, trong 10 năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể địa
phương và ngành y tế đã tích cực triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 06-CT/TW của Ban Bí
Thư và kế hoạch 08-KH/TU của Tỉnh ủy, đã từng bước củng cố và hoàn thiện được mạng
lưới y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân ở địa phương,
người dân ngày càng được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, các dịch vụ y tế được tổ chức rộng
khắp, người dân luôn được tư vấn, hướng dẫn để thay đổi hành vi không có lợi cho sức
khỏe, tích cực thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe bản thân, gia đình và cộng
đồng, khi ốm đau luôn có thầy, có thuốc, có nơi để khám chữa bệnh... Cộng đồng đã
tham gia thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách Pháp luật của
Nhà nước về công tác y tế. Với thành quả đạt được, UBND tỉnh đã tặng nhiều Bằng
khen, phần thưởng cho các cá nhân, đơn vị có nhiều thành tích trong việc thực hiện Chỉ
thị 06-CT/TW.
Trong thời gian tới toàn ngành tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, phát
triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng,
hiệu quả và phát triển, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được hưởng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe với chất lượng ngày càng cao, giảm tỷ lệ bệnh, tật và tử vong, nâng
cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, phát huy vai trò quản lý điều hành của chính quyền, sự phối hợp của ban ngành,
đoàn thể, vai trò tham mưu của Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các cấp; tiếp tục đẩy
mạnh tuyên truyền về thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW và Kế hoạch 08-KH/TU của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy; kiện toàn hệ thống tổ chức y tế hiện có tại tuyến huyện, xã xây dựng
quy chế phối hợp làm việc có hiệu quả, nâng cao y đức trong đội ngũ cán bộ y tế; đổi
mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế
cơ sở về cả dự phòng và chữa bệnh, kết hợp tốt quân - dân y và đông - tây y; tăng cường
đầu tư, quản lý tốt nguồn tài chính, xây dựng cơ sở vật chất theo hướng đạt chuẩn quốc
gia, quản lý và sử dụng hiệu quả trang thiết bị y tế, các chương trình mục tiêu y tế quốc
gia. Với những giải pháp mang tính khoa học, khách quan và thực tiễn là cơ sở để ngành
y tế Quảng Nam tiếp tục thực hiện thắng lợi Chỉ thị 06-CT/TW về tăng cường công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh nhà, góp phần thực hiện tốt mục
tiêu làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh./.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SỎI THẬN
BSCKI. Kim Vân
Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến, ở tuổi trưởng thành, có 10% nam giới và 3% nữ
giới mắc phải bệnh sỏi thận. Có nhiều loại, trong đó thường gặp nhất (80 – 90%) là sỏi
canxi. Với những biểu hiện dữ dội như cơn đau quặn thận và các biến chứng nguy hiểm
như nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính.
Sỏi được tạo thành trong thận với nhiều kích cỡ khác nhau, từ cỡ nhỏ như những hạt
cát tới sỏi lớn bằng quả trứng. Có những sỏi nhỏ tự ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng
có sỏi thận lớn gây đau đớn và không thể tự ra được nếu không có sự can thiệp của thầy
thuốc.
Nguyên nhân tạo sỏi
Vì có những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, sỏi thận hình thành do lượng nước tiểu
quá ít do mất nước hay uống ít nước hoặc lao động quá sức, hay nồng độ các chất khoáng
tăng cao trong nước tiểu. Các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay
2
phốt-pho lắng đọng trong đài, bể thận kết thành sỏi. Nếu sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài trong
quá trình bài tiết nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Nhưng với sỏi lớn, tùy theo kích
thước nhỏ to mà xảy ra các trường hợp: di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài được
nhưng có thể gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu; mắc lại ở những chỗ hẹp của
niệu quản gây viêm tắc niệu quản; sỏi nằm lại trong đài bể thận, hoặc trong bể thận rồi
phát triển to dần choáng hết đài bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại
thận và các chức năng của thận. Do sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất
dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo trong thận, dẫn đến suy thận. Có 4 loại sỏi
thận chính:
- Sỏi canxi là loại phổ biến nhất, khoảng 80-90% sỏi thận là canxi oxalat và canxi
phosphat. Lượng canxi dư thừa trong cơ thể được đào thải qua thận, do nồng độ quá
nhiều khó có thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với các khoáng chất khác tạo
thành sỏi. Những người có lượng vitamin D cao, bị cường tuyến giáp, hay những người
bị suy thận dễ bị sỏi canxi.
- Sỏi phosphat ammonium magnesium do vi khuẩn lên men ure gây nên. Sỏi thường
được hình thành sau khi bị viêm đường tiết niệu mạn tính do tạo ra enzym làm tăng
lượng amoniac trong nước tiểu. Lượng amoniac nồng độ cao làm vi khuẩn có thể phát
triển nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi khuẩn hình thành. Sỏi do vi khuẩn thường có nhiều
cạnh nhọn, với kích thước lớn làm tổn thương đến thận.
- Sỏi acid uric hình thành do quá nhiều axit uric trong nước tiểu. Khi lượng axit tăng
cao, khoáng chất hình thành kết hợp với canxi và oxalat tạo nên sỏi. Chế độ ăn giàu chất
đạm động vật, người bị bệnh gút có nguy cơ bị sỏi urat cao.
- Sỏi cystine hiếm gặp hơn. Cystine là một loại amino acid.
Biểu hiện của bệnh
Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh nhân thường không biết mình
bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Khi phát bệnh có các
triệu chứng sau: cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản, gây đau vùng thắt
lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng. Có khi chỉ đau âm ỉ vùng thắt
lưng do sỏi không gây tắc; Đái ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do
nhiễm khuẩn gây tổn thương thận chảy máu. Bệnh nhân có thể có sốt cao 38 – 39 0C,
và/hoặc ớn lạnh, thận to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước tiểu đục do nhiễm
khuẩn.
Điều trị sỏi thận
Để điều trị sỏi thận hiệu quả thì việc xác định loại sỏi là rất quan trọng. Có nhiều cách
để loại trừ sỏi thận mà không phải phẫu thuật. Uống nhiều nước, trên 2 lít một ngày có
thể làm cho sỏi tự ra khi đi tiểu. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều canxi, oxalat như sữa,
pho mát, nước chè đặc; ăn ít đạm động vật nếu bị sỏi acid uric. Một số phương pháp điều
trị sỏi thận có thể áp dụng:
- Tán sỏi ngoài cơ thể: Các sỏi đài bể thận nhỏ, đường kính dưới 20 mm có thể dùng
năng lượng tạo nên từ sóng siêu âm chiếu qua da vào viên sỏi và phá vỡ sỏi. Sóng siêu
âm cao hay thấp sẽ tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ đường kính dưới 4mm để nó tự
ra ngoài qua đường tiểu.
- Tán sỏi thận qua da là phương pháp đưa một máy tán sỏi vào cơ thể qua da vùng
thắt lưng vào thận, viên sỏi sẽ bị tán vỡ ra nhờ sóng siêu âm và sau đó được hút ra ngoài
qua ống. Phương pháp này có thể tán được những sỏi lớn, rắn ngay trong bể thận đã giãn
rộng, có thể rửa sạch, lấy hết cặn sỏi và dẫn lưu bể thận qua da.
- Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp: sỏi lớn đường kính trên 40mm, sỏi
san hô nhiều gai cạnh găm vào đài bể thận, đài bể thận giãn hay ứ nước...
3
Để phòng sỏi tái phát
Uống nhiều nước: đây là cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả, an toàn và rẻ tiền nhất.
Mùa hè khí hậu nóng, người dễ đổ mồ hôi, nước tiểu cô đặc lại, dễ tạo sỏi nên cần uống
nhiều nước để nước tiểu loãng ra. Mỗi ngày nên uống khoảng từ 2,5 – 3 lít nước lọc
hoặc ăn uống làm sao để có lượng nước tiểu đạt được trên 2,5 lít trong một ngày.
Hạn chế thực phẩm có nhiều chất oxalat: như bia đen, trà đen, sôcôla, đậu nành,
đậu phụng, củ cải, cà rốt, táo, mận, dừa, dứa, đào, hành tây...
Ăn nhạt, ăn ít thịt động vật: không nên ăn mặn, ăn nhiều thịt. Thực phẩm chứa
nhiều muối và nhiều chất đạm sẽ làm giảm độ PH nước tiểu, kích thích bài tiết chất
calcium và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm giảm bài tiết chất citrat, là chất
giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi.
Uống nhiều nước cam, chanh tươi: hai loại thức uống này có chứa nhiều citrat, là
chất giúp chống lại sự tạo thành sỏi trong cơ thể.
Ăn nhiều rau tươi: chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hoá nhanh, tránh ứ đọng trong ruột,
giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi niệu. Ngoài ra, chất kiềm cung
cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng sự bài tiết chất citrat chống lại sỏi thận.
Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine: vì dễ gây ra sỏi niệu như cá khô, thịt
khô, mắm, lòng bò, lòng heo...
Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất calcium: sữa tươi chứa nhiều calcium. Mỗi ngày
có thể dùng khoảng ba ly sữa tươi hoặc một số lượng tương đương các sản phẩm từ sữa
như bơ, phômai... Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calcium vì như
thế sẽ gây ra mất cân bằng trong hấp thụ calcium, khiến cơ thể tái hấp thụ nhiều hơn chất
oxalat từ ruột và tạo ra sỏi thận. Người ta tin rằng lượng calcium ăn vào khoảng 800 –
1.300mg mỗi ngày sẽ giúp làm giảm bài tiết chất oxalat trong nước tiểu. Tuy nhiên cần
nhớ, chỉ có chất calcium chứa trong thực phẩm mới có giá trị, thuốc men có chứa calcium
không giúp ích gì trong việc tránh sự tạo thành sỏi thận.
CHĂM SÓC TINH THẦN VÀ THỂ CHẤT CHO EM BÉ
ThS. Dương Quỳnh Hoa
Trường Cao đẳng Y tế
Khi em bé bước sang tuổi thứ hai, hàng tháng các bậc phụ huynh thường hay lo lắng
về chiều cao hay cân nặng của con mình vì không thấy tăng lên hay có trẻ lại bị giảm sút
cân nặng do vấn đề bệnh tật. Bên cạnh đó, những thay đổi về tinh thần là điều mà vẫn
còn rất nhiều bậc phụ huynh chưa thật sự chú ý..
Những thay đổi về mặt thể chất
Sự phát triển thể chất của em bé được đánh giá qua nhiều chỉ số, chiều cao và cân
nặng là những con số mà các bậc phụ huynh quan tâm nhiều nhất. Các yếu tố bên trong
cơ thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất bao gồm: Yếu tố di truyền liên quan đến
chủng tộc, gen, các yếu tố nội tiết và các tật bẩm sinh mà trẻ mắc phải. Như vậy, một em
bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, chiều cao của em bé thông thường sẽ trên mức trung
bình chiều cao của bố mẹ cộng lại. Nếu bạn lo lắng về chiều cao của con mình trong
tương lai, thì bạn hãy hy vọng rằng có thể cải thiện được chiều cao thông qua tác động
của các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như: vai trò của dinh dưỡng, các hoạt động thể lực,
và cần phải tránh những sang chấn tâm lý cho em bé.
Trong thời kỳ bào thai, tác động của dinh dưỡng làm thay đổi chiều cao rất có giá trị
vào quý 2. Tuy nhiên, nếu vì quá mong muốn cải thiện chiều cao cho con mình, việc
cung cấp canxi và vitamin D quá nhiều từ thời kỳ này có thể dẫn đến sự cốt hóa xương
sớm cho trẻ sau này, hậu quả làm hạn chế chiều cao hơn là tăng. Sang quý 3 của thai kỳ,
4
tốc độ phát triển về cân nặng rất nhanh. Do vậy, khi mang thai cần phải đảm bảo dinh
dưỡng đầy đủ và hợp lý, nghỉ ngơi và tinh thần thoải mái để giúp thai phát triển tốt, làm
nền tảng cho sự phát triển sau khi ra đời.
Sau khi sinh, tốc độ thay đổi chiều cao và cân nặng song song nhau qua các thời kỳ.
Một năm đầu sau sinh, sự tăng trưởng rất nhanh, về cân nặng: Trong 6 tháng đầu của
cuộc đời, trẻ tăng cân trung bình mỗi tháng 600 gam và trong 6 tháng sau, trẻ tăng cân
trung bình mỗi tháng 500 gam. Như vậy, bạn có thể theo dõi cân nặng của con mình có
đạt chuẩn hay không bằng cách tính như sau: Trẻ 7 tháng tuổi, cân nặng lúc sinh là
3200gam. Cân nặng hiện tại = cân nặng lúc sinh + 3600gam (cân nặng của 6 tháng đầu) +
500gam (cân nặng ở tháng thứ 7) = 7300gam (em bé đạt chuẩn về cân nặng). Khi em bé
được 12 tháng tuổi, cân nặng khoảng 9,5 kg là đạt chuẩn. Rất nhiều bậc phụ huynh đưa
trẻ đi khám bệnh phàn nàn vì con mình trông không được bụ bẩm và có bà mẹ cho rằng
trẻ bị suy dinh dưỡng. Với công thức tính nhanh như trên, giúp bạn biết được tình trạng
cân nặng của con mình để yên tâm chăm sóc, ngăn ngừa nguy cơ béo phì cho em bé.
Từ tháng thứ 13 trở đi, cân nặng của em bé thay đổi chậm lại rất nhiều, trung bình
mỗi năm chỉ tăng khoảng 1,5 kg cho đến thời điểm khi bắt đầu tiền dậy thì mới tăng cân
nhanh trở lại. Chính và vậy, rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng con mình bị suy dinh dưỡng
vì theo dõi hàng tháng không thấy trẻ tăng cân hay có khi lại bị giảm sút do vấn đề bệnh
tật. Tốc độ phát triển chiều cao cũng song song với cân nặng, tăng nhanh trong năm đầu
tiên, đặc biệt là những tháng đầu, đến tháng thứ 12, trẻ có chiều cao khoảng 75 cm là đạt
chuẩn. Sang năm thứ hai, trung bình mỗi năm chỉ tăng khoảng 5cm cho đến khi bắt đầu
tiền dậy thì tăng nhanh trở lại. Do vậy, việc tìm hiểu nhịp độ phát triển về thể chất của em
bé sẽ giúp cho các bậc phụ huynh yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc và có chiến lược
tăng cường dinh dưỡng vào những giai đoạn có tốc độ phát triển nhanh để giúp trẻ phát
triển tốt về cân nặng và tăng trưởng tối đa về chiều cao.
Theo dõi và giúp trẻ phát triển tốt về mặt tinh thần
Sự thay đổi về tinh thần hoàn thiện dần theo nhiều giai đoạn ngắn, sự phát triển của
giai đoạn trước là tiền đề cho giai đoạn sau nâng cấp và hoàn thiện hơn.
Trong hai năm đầu tiên, quan sát các biểu hiện tinh thần của trẻ giúp phát hiện sớm
bệnh bại não, suy giáp bẩm sinh. Đánh giá sự phát triển tinh thần thông qua 4 yếu tố, bao
gồm: Các biểu hiện về vận động của trẻ (3 tháng biết lẫy, 6 tháng có thể bò được và 9
tháng trẻ có thể tập đi). Sự khéo léo phối hợp các động tác: đứa trẻ sinh ra đã có phản xạ
cầm nắm, sang tháng thứ ba khi đưa vật gì trẻ có thể chụp lấy nhanh, giữ trong tay lâu,
chuyển tay này sang tay kia chính xác và từ 15 tháng trở đi, trẻ có thể cầm được thìa tập
xúc ăn. Sự phát triển của lời nói cũng giúp chúng ta đánh giá sự phát triển tinh thần, cuối
tháng thứ 12 trẻ có thể phát âm được hai từ đơn giản như là: bà ơi, má ơi…Về mối quan
hệ với môi trường xung quanh, trẻ sơ sinh có thể nhận ra mẹ thông qua việc ngửi mùi sữa
mẹ, từ tháng thứ hai bắt đầu biết hóng chuyện và sự giao tiếp của trẻ với mọi người giúp
trẻ phát triển ngày càng hoàn thiện não bộ, là cơ sở hình thành nên các phản xạ có điều
kiện. Sang tháng thứ 13 trở đi, đứa trẻ thích chơi tập thể, đã có ý muốn sở hữu và tranh
giành đồ chơi, tò mò và thích khám phá mọi vật trong nhà. Dựa vào một số đặc điểm cơ
bản nêu trên, giúp bố mẹ có thể phát hiện sớm con mình có bị chậm phát triển tinh thần
hay không, vì cần phải phục hồi chức năng cho trẻ càng sớm càng tốt. Mặt khác, bố mẹ
cần phải chú ý đến sự hình thành các phản xạ có điều kiện của trẻ để nuôi dưỡng tinh
thần cho trẻ, ông bà ta đã có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ” cũng là điều phù hợp với
hoạt động sinh lý thần kinh của trẻ.
Khi đứa trẻ được 3 tuổi có thể tự xúc ăn, đánh răng và tự mặc quần áo…hãy để trẻ
tập làm những việc này để tập cho trẻ tính tự lập và ý thức vệ sinh. Tuổi mẫu giáo còn
5
được gọi là tiền học đường, trẻ có thể đọc, ham thích tìm hiểu môi trường chung quan, dễ
bắt chước…cần cho trẻ bắt đầu làm quen với việc học. Tuy nhiên, xã hội hiện nay đang
có tốc độ phát triển nhanh và không ngừng, nên cũng không ít bố mẹ quá nóng vội trong
việc dạy học cho trẻ. Thực chất sinh lý phát triển của hệ thần kinh phải cho đến khi trẻ
được 7 tuổi mới có thể thật sự bắt đầu với chương trình của tiểu học.
Khi bước vào tiểu học, lúc này trẻ đã hình thành rõ rệt tâm sinh lý về giới tính: bắt
đầu có khái niệm về con trai và con gái, ví dụ: trẻ gái thích mặc đầm và chơi búp bê, trẻ
trai thích chơi bóng đá…Cần định hướng cho trẻ phát triển đúng giới tính của mình, nếu
ngược lại có thể làm trẻ bị rối loạn về mặc tâm lý, có thể dẫn đến sự ngộ nhận sai lầm về
giới tính của bản thân trẻ sau này.
LÀM GÌ ĐỂ HIV KHÔNG LÀ MỐI HIỂM HỌA
TRONG SINH HOẠT HẰNG NGÀY
CN Long Cảnh
Hiện nay, HIV/AIDS đang là căn bệnh không ít người quan tâm, nó đang hiện hữu
trong đời sống hiện tại, đồng nghĩa với chúng ta đang cùng chung sống với virus HIV. Để
chúng không là nổi ám ảnh, mọi người cần có kiến thức về HIV và cách phòng lây nhiễm
để sẵn sàng sống chung và biến HIV nguy hiểm trở thành vô hại với con người.
Tuy nhiên, hiện tại trong sinh hoạt hằng ngày không ít trường hợp hốt hoảng khi bị
giẫm phải bơm kim tiêm ven đường hay ở góc chợ, góc phố, không ít trường hợp người
nạn hớt hải khi đã tiếp xúc với máu của người có HIV. Vì vậy ngoài những kiến thức cơ
bản về HIV, mọi người cũng nên trang bị thêm một số kỹ năng để phòng tránh rủi ro có
thể làm phơi nhiễm HIV xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày.
Hiểu biết về nguy cơ lây nhiễm HIV và cách xử trí khi gặp tình trạng phơi nhiễm sẽ
giúp ta hạn chế được phần nào những tai nạn, rủi ro có thể xảy ra trong cuộc sống. Như
chúng ta đã biết, người có HIV họ vẫn sống và có quyền được sống như mọi người bình
thường trong xã hội, việc tiếp xúc gây rủi ro phơi nhiểm HIV không chỉ ở những người
trực tiếp chăm sóc hay có công việc liên quan đến những người có HIV như nhân viên
ngành y tế hay công an mà bất cứ người nào cũng có thể có nguy cơ này.
Nguy cơ có thể làm lây nhiễm virus HIV hay gọi là “phơi nhiễm” khi có sự tiếp xúc
trực tiếp của niêm mạc, vết thương hở của người lành với máu và các dịch tiết của cơ thể
người có HIV. Cụ thể là: Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao
su, máu, chất dịch cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương như vết
chàm, vết bỏng, vết loét, vết xây xát có từ trước, hoặc bắn vào niêm mạc mắt, mũi,
miệng...; Tổn thương qua da do các lọ, ống nghiệm đựng máu hoặc chất dịch của người
có HIV bị vỡ đâm vào; Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã
hoặc đang dùng cho người có HIV đâm vào.
Khi có những nguy cơ trên, trước hết, cần xử lý nhanh ngay tại chỗ mà chưa cần đến
gặp cán bộ y tế để đảm bảo kịp thời virus HIV chưa xâm nhập: Đối với những tổn thương
da gây chảy máu cần xối ngay vết thương dưới vòi nước sạch nhưng không được kỳ cọ
vết thương, chỉ để vòi nước xối vào vết thương. Sau đó, để vết thương chảy máu trong
một thời gian ngắn. Cuối cùng, rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước sạch, rồi sát
trùng bằng các dung dịch sát khuẩn như Dakin, javel 1/10 hoặc cồn 70 0 trong thời gian ít
nhất năm phút. Trong trường hợp bị máu hoặc dịch tiết của người có HIV bắn vào mắt,
mũi cần rửa mắt hoặc nhỏ mũi bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong
năm phút, nếu ở nơi không có các dung dịch trên thì có thể dùng nước sạch để rửa kịp
thời. Nếu bắn vào miệng thì cần súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9% hay nước sạch
nhiều lần. Trong trường hợp quan hệ tình dục cũng rửa âm đạo nhiều lần nhưng lưu ý
6
thao tác nhẹ nhàng, tránh gây xây xát âm đạo. Sau đó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để
được tư vấn, hướng dẫn thêm và đánh giá mức độ nguy cơ để có phương pháp xử lý tiếp
theo.
Để hạn chế thấp nhất nguy cơ lây nhiễm HIV, mọi người khi gặp những rủi ro kể trên,
cần đến các trung tâm phòng chống HIV để điều trị càng sớm càng tốt. Tốt nhất là điều
trị ARV sớm 2-6 tiếng đồng hồ sau khi bị phơi nhiễm, hiệu quả sẽ thấp khi điều trị muộn
sau 72 giờ. Thời gian điều trị ARV kéo dài trong bốn tuần theo đúng phác đồ chỉ định
của bác sĩ chuyên trách HIV. Trong thời gian điều trị phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV
cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ khi làm các xét nghiệm để theo dõi tác dụng phụ
của thuốc, đồng thời cần xét nghiệm HIV sau một, ba và sáu tháng.
Trong thời gian này, cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV cho người
khác. Sau sáu tháng xét nghiệm HIV mà cho kết quả âm tính, người bị phơi nhiễm có thể
yên tâm rằng đã không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.
Phòng chống HIV là vấn đề của toàn xã hội và của cả người có virus HIV, nhưng
không phải mọi lúc mọi nơi tất cả mọi người đều có ý thức và kiến thức như nhau. Ngoài
các hành vi nguy cơ cao như quan hệ tình dục không an toàn, tiêm chích ma túy... còn
phải phòng HIV có thể lây qua những rủi ro trong sinh hoạt thông thường. Vì vậy mọi
người luôn ý thức với máu, không để bất cứ máu của người nào bắn vào người, đặc biệt
là bắn vào vùng da tổn thương hay vùng niêm mạc cơ thể. Thấy các loại bơm tiêm rơi vãi
tuyệt đối không được chạm vào phần mũi kim, không được đậy nắp mũi kim mà chỉ cầm
ở phần vỏ bơm tiêm và cho vào hộp rác an toàn ngay. Khi đi lại ở nơi bờ kênh, góc phố
phải mang giày ủng hoặc hết sức chú ý để không giẫm phải bơm kim tiêm của đối tượng
nghiện chích.
Trong trường hợp đang sống chung với người bệnh, người nhà có HIV cần rửa tay
sạch sẽ bằng xà phòng sau khi thay chiếu, mền, quần áo bẩn hoặc sau khi tiếp xúc với
dịch tiết của cơ thể người bệnh. Nếu người bệnh bị chảy máu, cần nhanh chóng rửa sạch
bằng các chất tiệt trùng như nước javel, trong khi lau rửa cần phải mang găng tay, nếu
không có găng có thể dùng túi nylon. Luôn nhớ sau đó phải rửa tay bằng xà phòng. Đối
với các loại quần áo hoặc chăn màn có dính máu hoặc các dịch của cơ thể cần chú ý:
ngâm bằng nước javel trong 20 phút rồi mang găng để giặt, không giặt chung với quần áo
của người khác.
ĐỀ ÁN 1816 - MANG ĐẾN NIỀM TIN VÀ CHẤT LƯỢNG CHO ĐỒNG BÀO
VÙNG CAO TÂY GIANG
Trưởng Hoa
Tây Giang là một huyện miền núi cao biên giới nằm phía tây bắc của
ẢNH
tỉnh
Quảng Nam, giáp với nước bạn Lào và tỉnh Thừa Thiên Huế. Địa
BÀI VIẾT
hình đồi núi phức tạp, giao thông cách trở; toàn huyện có 10 đơn vị hành
2
chính xã, trong đó có 8 xã với 86 km đường biên giới tiếp giáp với huyện
Đắk Chưng và huyện Kà Lừm của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Lào; dân số toàn huyện có 17.252 người, trong đó 95% dân số là người dân tộc Cơ-tu.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, huyện Tây Giang đã
từng bước phát triển ổn định về mọi mặt; ngành y tế huyện cũng đã và đang được đầu tư,
phát triển không ngừng, từng bước đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức
khoẻ cho nhân dân. Tuy nhiên, y tế Tây Giang đã và đang phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức như: sự thiếu hụt về cán bộ y tế, nhất là cán bộ có trình độ chuyên môn
giỏi, cán bộ có trình độ đại học và sau đại học, trang thiết bị y tế còn thiếu, mới chỉ đáp
ứng được một phần nhu cầu khám, chữa bệnh thực tế tại địa phương.
7
Sau gần 4 năm thực hiện Đề án 1816 về việc luân phiên cử cán bộ y tế từ tuyến trên
về hỗ trợ tuyến dưới, Trung tâm y tế huyện Tây Giang đã tranh thủ, tận dụng cơ hội giúp
đỡ của các đơn vị tuyến trên nhằm tiếp thu được nhiều kỹ thuật tiên tiến, những kinh
nghiệm đắt giá, góp phần nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho đội ngũ y, bác sỹ.
Từ chỗ một bệnh viện mới đi vào hoạt động với nhiều khó khăn, thiếu thốn; đến nay,
bệnh viện đã đi vào hoạt động quy cũ, ổn định và vững vàng trong công tác chuyên môn,
được đông đảo nhân dân địa phương tin tưởng và gửi gắm.
Do điều kiện của một huyện miền núi mới được tái lập (tách ra từ huyện Hiên cũ), cơ
sở hạ tầng chưa được xây dựng, trang thiết bị y tế còn nghèo nàn nên trong những năm
qua, Ban giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tây Giang đã chủ trương tiếp nhận hỗ trợ
chuyên môn từ tuyến trên bằng cách gửi cán bộ đến Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện
đa khoa khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam để được đào tạo, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ; đồng thời đơn vị cũng đã chuyển những ca bệnh khó về tuyến trên điều
trị. Là một Bệnh viện tuyến Trung ương đảm nhận công tác chỉ đạo tuyến cho TTYT
huyện Tây Giang trong khuôn khổ Đề án 1816 của Bộ Y tế, những năm qua Bệnh viện C
Đà Nẵng đã giúp ngành y tế huyện Tây Giang đào tạo và đào tạo lại cán bộ chuyên môn
trên lĩnh vực cấp cứu Nội, Nhi, và một số kỹ thuật cận lâm sàng. Đặc biệt, Bệnh viên C
đã hỗ trợ cho TTYT Tây Giang một dàn đèn mổ và một xe ô tô cứu thương nhằm phục
vụ cho công tác phẫu thuật, vận chuyển bệnh nhân cấp cứu. Bên cạnh đó, Bệnh viện C
Đà Nẵng thường xuyên tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ kiến thức chuyên môn cho đội ngũ thầy
thuốc huyện Tây Giang trong quá trình điều trị; sẵn sàng tiếp nhận và điều trị bệnh nhân
nặng từ TTYT huyện Tây Giang chuyển đến.
Còn đối với Bệnh viện ĐKKVMN phía Bắc Quảng Nam - đơn vị đóng vai trò đắc lực
trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ, chuyển giao nhiều kỹ thuật chuyên môn. Bệnh
viện này đã giúp TTYT huyện Tây Giang đào tạo, bồi dưỡng cho hơn 50 cán bộ về
chuyên môn trên các lĩnh vực về Ngoại, Sản phụ khoa; Nội - Nhi - Truyền nhiễm, cấp
cứu đa khoa; đặc biệt đã đào tạo cho TTYT Tây Giang được một ê kíp phẫu thuật gồm:
02 phẫu thuật viên, 02 cán bộ gây mê hồi sức và 02 cán bộ phụ dụng cụ mổ. Nhờ vậy,
đến tháng 10/2010, TTYT huyện đã tự đảm nhiệm phẫu thuật các cấp cứu về Ngoại khoa
như: Ruột thừa viêm, thoát vị bẹn nghẹt, mổ kết hợp xương và lấy phương tiện kết hợp
xương...; về Sản phụ khoa đã giải quyết được mổ đẻ, thai ngoài tử cung, u nang buồng
trứng và thực hiện các dịch vụ về kế hoạch hóa gia đình,v.v... Đây là những điều kiện
thuận lợi trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nơi vùng sâu, vùng xa vùng
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tây Giang và một bộ phận nhân dân nước
bạn Lào khu vực giáp biên.
Nói về những người đồng nghiệp của mình, Bác sỹ Nguyễn Huy Thông - Giám đốc
TTYT huyện Tây Giang cho biết: "Điều đáng trân trọng và đáng quý nhất ở các bác sỹ
tuyến trên đó là họ rất tận tâm với công việc, không nề hà trước những khó khăn, thiếu
thốn của y tế tuyến cơ sở chúng tôi; ngược lại họ rất nhiệt tình và sẵn sàng khắc phục
khó khăn cùng chúng tôi. Ngoài chuyên môn, chúng tôi còn học ở được ở họ tinh thần,
thái độ và tác phong làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc,...".
Chuẩn bị thực hiện một ca mổ kết hợp xương cùng với ê kip phẫu thuật của TTYT
huyện Tây Giang, Bác sỹ Lê Ngọc Tăng - Phó khoa ngoại, Bệnh viện Đa khoa khu vực
miền núi phía Bắc Quảng Nam chia sẻ với chúng tôi: "Để có được những thành công này
đó là giữa đơn vị cử đi và đơn vị tiếp nhận phải có một nội dung làm việc thích hợp.
Chúng tôi xác định, chúng tôi đến đây không phải là để làm thay mà là để chuyển giao
công nghệ mới cho tuyến dưới. Vì vậy, chúng tôi đã chuyển giao những kỹ thuật chuyên
môn hiện đại, tiên tiến phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị bạn theo phương thức
8
cầm tay chỉ việc và đến hôm nay thì TTYT Tây Giang đã tự thực hiện thành công nhiều
ca phẫu thuật các loại..."
Nhận thấy đây là đề án hiệu quả, thiết thực cho đồng bào vùng cao, Lãnh đạo TTYT
huyện Tây Giang đã xây dựng kế hoạch luân phiên cử cán bộ từ TTYT huyện về Trạm y
tế xã và ngược lại nhằm giúp cho người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới được hưởng lợi
từ các chương trình, dịch vụ y tế có chất lượng. Gần 4 năm qua, TTYT huyện đã cử nhiều
lượt cán bộ luân phiên về hỗ trợ cho tuyến dưới. Riêng năm 2012, TTYT đã cử 13 lượt
cán bộ (trong đó 03 cán bộ là bác sỹ) đi luân phiên đến 10 trạm y tế xã vùng sâu, vùng xa
để hỗ trợ chuyên môn và điều động 04 cán bộ từ Trạm y tế xã về TTYT huyện để cùng
chia sẻ, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý. Đồng
thời hàng tháng, hàng quý, TTYT huyện cử cán bộ thuộc khoa, phòng liên quan thường
xuyên đi xuống cơ sở để giám sát, truyền thông giáo dục sức khỏe và hướng dẫn cho cán
bộ y tế công tác tại các trạm y tế xã.
Việc thực hiện chủ trương gửi cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn tại tuyến trên
đã giúp cho đội ngũ cán bộ TTYT huyện Tây Giang có cơ hội được học tập để nâng cao
trình độ chuyên môn, thao tác kỹ thuật cũng như phương thức quản lý, triển khai dịch vụ.
Nhờ vậy, khả năng cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ. Người bệnh đến khám, chữa bệnh tại TTYT huyện tăng lên rõ rệt và số lượng
người bệnh chuyển lên tuyến trên giảm rất nhiều. Với việc tiếp nhận được những kỹ thuật
chuyển giao từ các Bệnh viện tuyến trên, y tế huyện Tây Giang đã tự giải quyết được
phần lớn số ca bệnh khó mà trước đây đều phải chuyển lên tuyến trên. Đặc biệt, ngay tại
TTYT huyện đội ngũ thầy thuốc đã tự thực hiện được rất nhiều trường hợp phẫu thuật
cấp cứu, đơn vị đã thực hiện được gần 300 ca phẫu thuật, thủ thuật các loại kể từ khi triển
khai đề án 1816. Nhờ vậy mà phần lớn đồng bào Cơ tu nghèo, huyện Tây Giang được
chữa trị ngay tại địa phương, được tiếp cận với các dịch vụ y tế kỹ thuật cao và được cấp
cứu kịp thời; nhờ đó giảm được chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh, tiết kiệm được
kinh phí đi lại, thuận lợi cho người nhà trong việc thăm nom chăm sóc, bệnh nhân tin
tưởng và rất yên tâm điều trị.
Rõ ràng rằng, việc luân phiên cán bộ y tế tuyến trên về hỗ trợ cho tuyến cơ sở và
ngược lại theo Đề án 1816 của Bộ Y tế đã thu được kết quả ngoài mong đợi. Đến nay,
TTYT Tây Giang đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức mới, nhiều kinh nghiệm đắt giá
từ tuyến trên, vững vàng trong thao tác điều trị và có thể tự tin thực hiện những kỹ thuật
cao, mang lại lòng tin, sự phấn khởi cho người dân và giảm tải đáng kể cho tuyến trên.
Đặc biệt là công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại cộng đồng đã được nâng lên một
bước, xóa được các tập tục chữa bệnh lạc hậu, mê tín của người dân địa phương, từng
bước thay đổi hành vi và nhận thức về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân
dân. Vì vậy, có thể nói Đề án 1816 đã mang đến cơ hội vàng cho y tế tuyến cơ sở, mang
đến cho đồng dân tộc vùng cao Tây Giang niềm tin và chất lượng cuộc sống.
ẢNH
BÀI VIẾT
3
HỘI ĐÔNG Y TỈNH QUẢNG NAM
NƠI LƯU GIỮ NHỮNG VỐN QUÝ CỦA DÂN TỘC
Minh Hiền
Y học cổ truyền là nền Y học được khai sinh đồng thời với sự xuất
hiện của loài người trên trái đất. Bất chấp sự thăng trầm của lịch sử, nền
văn minh của nhân loại và sự phát triển của Y học hiện đại, Đông y vẫn
luôn có sức sống mãnh liệt và được nhân dân quan tâm vì những ưu thế ít
có những tác dụng phụ của nó trong việc chống bệnh tật, nâng cao sức
khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Với phương châm “Y đức
9
trong sáng – Y thuật chuyên sâu vì sức khỏe nhân dân” Hội Đông y tỉnh Quảng Nam đã
và đang nỗ lực hết mình để chăm sóc sức khỏe nhân dân bằng phương pháp y dược học
cổ truyền, những cây thuốc và bài thuốc kinh nghiệm quý giá đó đã góp phần đem lại sức
khoẻ cho nhân dân trên địa bàn.
Một màng lưới hoạt động rộng khắp
Cho tới nay, Hội Đông y tỉnh Quảng Nam đã tập hợp được một lực lượng cán bộ Hội
viên đông đảo các lương Y, thầy thuốc, các Y Bác sĩ rất tâm huyết với nền YHCT đã và
đang kết hợp giữa Y học hiện đại với Y học cổ truyền để đưa công tác bảo vệ và nâng
cao sức khoẻ cho nhân dân ngày càng tốt hơn. Những năm gần đây được sự quan tâm của
Tỉnh uỷ, Hội động nhân dân, UBND, Mặt trật tổ quốc và các ban ngành chức năng của
tỉnh giúp đỡ Hội cả về tinh thần lẫn vật chất nên những hoạt động khám chữa bệnh,
phong trào của Hội đã thực sự khởi sắc và có những bước tiến rất đáng khích lệ, góp
phần thiết thực vào chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn. Đến nay, Hội Đông y
tỉnh đã có 142 chi Hội xã phường và 04 chi Hội tại các cơ quan, đơn vị thuộc Hội Đông y
tỉnh với 645 Hội viên. Trong đó đã cấp, đổi thẻ mới cho 605 Hội viên đạt 94%. Cả tỉnh
hiện có 258 phòng chẩn trị y học cổ truyền (YHCT), trong đó 26 phòng chẩn trị tập thể
và 232 phòng chẩn trị tư nhân. Ngoài các phòng chẩn trị tập thể, phòng chẩn trị tư nhân
còn có 01 trung tâm kế thừa - ứng dụng YHCT trực thuộc Hội Đông y tỉnh quản lý. Hệ
thống tổ chức hoạt động y học cổ truyền thuộc ngành y tế gồm: 01 Bệnh viện y học cổ
truyền tuyến tỉnh với đầy đủ các chuyên khoa, 03 khoa YHCT tại BVĐK tỉnh và 02 Bệnh
viện đa khoa khu vực cùng 11 khoa Đông y thuộc các Trung tâm y tế huyện, thành phố,
Bệnh viện tư nhân. Điều đặc biệt là các khoa Đông y này đều tham gia vào tổ chức Hội
và là chi hội thành viên tại các cấp Hội.
Hoạt động hậu cần mua bán, chế biến và cung ứng thuốc y học cổ truyền cho các
khoa Đông y thuộc các Bệnh viện, Trung tâm y tế huyện và phòng chẩn trị tư nhân, tập
thể bao gồm 02 cửa hàng liên kết tập thể, 16 của hàng tư nhân và hàng chục cá nhân có
trình độ, hiểu biết về đông nam dược, dược liệu đang tham gia vào hoạt động cung ứng
phục vụ thuốc YHCT cho ngành đông y cả trong và ngoài tỉnh.
“Thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ, chăm sóc tại nhà”
Trong thời gian qua, Hội Đông y tỉnh đã quán triệt phương châm này trong toàn Hội
để làm rõ trách nhiệm của tổ chức xã hội nghề nghiệp – là thành viên của UBMTTQ Việt
Nam chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và chính quyền địa phương các cấp. Các hoạt
động của Hội hướng tới mục tiêu gắn việc chẩn trị theo phương pháp y học cổ truyền với
nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động phòng chống dịch bệnh, sử dụng
thuốc nam tự chữa các bệnh thông thường. Phối hợp trong khai thác, sử dụng các cây –
con làm thuốc với việc nuôi trồng và tìm kiếm, nghiên cứu những bài thuốc, dược liệu
quý đã được người dân dùng trong chữa bệnh để phát triển, kế thừa và bảo tồn với
phương châm “Thầy tại chỗ, thuốc tại vườn, chăm sóc tại nhà”. Điểm nổi bật là chất
lượng chẩn đoán và điều trị bệnh theo phương pháp y học cổ truyền ngày càng được nâng
lên, nhờ đó tạo được sức thu hút người bệnh, nhất là đối với các bệnh mãn tính, bệnh về
cơ, xương, khớp .v.v... Các phòng chẩn trị tập thể và tư nhân đã thực hiện nghiêm các
quy định của Bộ y tế về hành nghề YHCT tư nhân. Tinh thần trách nhiệm đối với người
bệnh và cộng đồng ngày càng được nâng lên. Hoạt động kết hợp Đông – Tây y được chú
ý, nhất là việc sử dụng các kết quả cận lâm sàng của y học hiện đại vào chẩn đoán, trị
bệnh theo phương pháp y học cổ truyền đã ngày càng nâng cao hiệu quả, tạo uy tín cho
ngành và Hội Đông y phát triển. Nhờ vậy, trong nhiệm kỳ qua đã có 2.829.000 lượt
người tham gia khám, chẩn trị bệnh bằng phương pháp YHCT, tổng số thang thuốc đã
bốc là 4.832.700 thang. Trong đó: bán cho người bệnh: 4.807.414 thang, bốc cấp từ thiện
10
miễn phí phục vụ cho các đối tượng chính sách: 25.286 thang. Tổng số thuốc hoàn, thuốc
bột đã sản xuất, cung ứng: 17.284 kg. Khám và điều trị theo các phương pháp chữa bệnh
không dùng thuốc: 940.300 lượt (châm cứu, xoa bóp, ấn huyệt, giác hơi, chiếu tia hồng
ngoại...)
Giữ gìn vốn quý của dân tộc
Với phương châm kết hợp hài hòa giữa YHCT với y học hiện đại trong việc khám và
điều trị bệnh, thời gian qua, hội đông y các cấp, các khoa, bộ phận đông y tại các bệnh
viện hoạt động khá hiệu quả, nhất là tại Bệnh viện Y học dân tộc tỉnh. “Điểm nổi bật
trong 5 năm qua là việc xây dựng và thực hiện đề án “thuốc tại chỗ và thuốc thay thế”
nhằm khắc phục tình trạng sử dụng thuốc nhập từ bên ngoài có chất lượng không tốt. Hội
viên ở các huyện hội Tiên Phước, Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc đã tổ chức nhiều cuộc
điều tra, sưu tầm bảo tồn cây thuốc quý và phát triển trồng cây thuốc trong nhân dân”.
Trong đó, Hội Đông y huyện Duy Xuyên qua quá trình khảo sát đã điều tra được 150 cây
thuốc quý và biên soạn thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; Trung tâm Y tế Nam
Trà My khảo sát, xây dựng tập danh mục cây thuốc có trên địa bàn cùng tác dụng của
từng loại cây theo kinh nghiệm của đồng bào vùng cao trong chữa bệnh. Hội Đông y
huyện Nam Giang đang nghiên cứu và ứng dụng cây thuốc nam có tại địa phương để
chữa sỏi thận. Một số lương y thuộc hội Đông y thành phố Tam Kỳ đã bước đầu sưu tầm
những cây thuốc quý từ các địa phương bạn như: cây xạ đen (từ miền Bắc), cây chùm
Ngây (từ miền Nam) và nhiều cây thuốc quý hiếm khác được trồng dưới hình thức trang
trại và tại vườn nhà. Có thể nói hoạt động theo đề án “thuốc tại chỗ và thuốc thay thế”
thông qua việc tìm kiếm, nuôi trồng nhằm bảo tồn và gìn giữ để có nguồn dược liệu tại
chỗ phục vụ cho hậu cần về thuốc dưới nhiều hình thức phù hợp, đa dạng đã được hầu
hết các thầy thuốc, lương y, lương dược và một bộ phận dân cư quan tâm, thực hiện bước
đầu mang lại kết quả khả quan.
Nhiều hoạt động hiệu quả về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe do Hội Đông y
tỉnh tổ chức thu hút sự tham gia của nhiều người. Các hình thức hoạt động của Liên chi
hội Tâm năng dưỡng sinh - Ứng dụng năng lượng trường sinh học (thuộc Hội Đông y
tỉnh) vào việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân được thường xuyên tổ chức.
Thành lập chưa đầy 6 tháng nhưng các Chi hội Tâm năng dưỡng sinh ở Tam Kỳ, Hội An,
Thăng Bình... đã mở được 30 lớp hướng dẫn cho hơn 3.500 người tham gia luyện tập trên
tinh thần tự giác, tự quyết nhằm phục hồi và mang lại sức khỏe cho bản thân. Tổ chức
Hội các cấp đã phối hợp có hiệu quả với các tổ chức y tế công lập và thầy thuốc, nhân
viên y tế địa phương trong hoạt động phòng bệnh, chữa bệnh theo quan điểm kết hợp
Đông y và Tây y. Đẩy mạnh việc xây dựng chuẩn quốc gia về YHCT tại trạm y tế xã,
phường cùng hoạt động bảo tồn, gìn giữ phát triển cây con làm thuốc cũng như phương
thuốc, bài thuốc quý theo mục tiêu kế thừa và thừa kế nhằm xây dựng nền YHCT địa
phương phát triển. Theo thống kê của Hội Đông y tỉnh, đã có hơn 60% gia đình ở nông
thôn, miền núi, trung du và 15- 20% gia đình ở thành thị trồng được từ 3- 5 cây thuốc
nam để dùng chữa trị những bệnh thông thường.
Kế thừa, phát triển những tinh hoa vẻ vang về Y học cổ truyền của các dân tộc trên
địa bàn trong việc “ trị bệnh cứu người” không chỉ là trách nhiệm mà còn là tôn chỉ của
mỗi hội viên Hội Đông y tỉnh Quảng Nam, trên cơ sở những kết quả đạt được trong
nhiệm kỳ qua, Hội đông y từ tỉnh đến huyện, thị, thành phố tiếp tục hăng hái thi đua,
vượt khó, cải tiến công tác tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức và lề lối làm việc,
tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và phối hợp với đoàn thể xã hội các cấp
cùng với tiềm năng, thế mạnh về mọi mặt có từ địa phương và những bài học kinh
nghiệm đã được đúc kết, đẩy mạnh việc thực hiện quan điểm kết hợp “Đông Tây y”
11
nhằm thúc đẩy tiến trình xây dựng nền Đông y và Hội Đông y tỉnh nhà từng bước phát
triển vững chắc tương xứng với vai trò, vị trí của mình trong sự nghiệp bảo vệ và chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân ./.
MỘT SỐ VI CHẤT DINH DƯỠNG
GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN HỆ KHUNG XƯƠNG
Thu Trang
Cùng với nhiều vi chất dinh dưỡng khác, khoáng chất canxi và vitamin D được coi là
hai nguyên tố vi lượng thiết yếu đối với cơ thể. Sự thiếu hụt hai nguyên tố này sẽ làm cơ
thể trẻ bị còi xương, chậm phát triển chiều cao và nhiều hệ lụy về sức khỏe khác sau này.
Canxi phòng tránh còi xương cho trẻ: Canxi là một trong số những khoáng chất
đóng vai trò quan trọng nhất đối với cơ thể. Đây là thành phần chính cấu thành nên
xương và hàm răng của con người. Chỉ một phần rất nhỏ canxi hiện hữu trong máu và
các mô mềm. Trong giai đoạn đầu đời nếu hấp thu đủ lượng canxi, sẽ tạo một tiềm năng
phát triển tốt để bé có khung xương chắc khỏe khi trưởng thành. Ngược lại, thiếu canxi sẽ
khó hình thành, phát triển và duy trì hoạt động của xương, răng; nhất là chiều dài xương,
dẫn đến trẻ sẽ có chiều cao khiêm tốn so với trẻ cùng trang lứa. Thiếu canxi còn làm
giảm sự lắng đọng cục bộ, khô chất gian bào ở đầu xương, gây ra cơn đau tăng trưởng ở
cơ bắp hai bên khớp nhưng không phải là viêm khớp. Tùy thuộc vào mức độ thiếu canxi
ở trẻ nặng hay nhẹ mà dẫn đến những biểu hiện bệnh lý khác nhau. Nhẹ thì khi ngủ trẻ
hay bị giật mình kèm theo những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt. Cơn
khóc kéo dài nhiều giờ ,thậm chí suốt đêm. Ở những trường hợp thiếu canxi nặng có thể
ngưng thở và thở nhanh, tăng nhịp tim và có thể gây suy tim. Thiếu canxi kéo dài sẽ ảnh
hưởng đến xương và gây còi xương sớm, biến dạng xương, gù vẹo cột sống. Các biến
dạng về xương như khi trẻ lớn lên đầu có dạng hình cá trê hoặc méo một bên, ngực lép
kiểu ức gà, lưng gù, chân cong, răng hô, chân đi chữ bát... có thể trở thành vĩnh viễn nếu
không được điều trị kịp thời.
Không như protein, lượng canxi trong cơ thể con người được giữ lại luôn thấp hơn so
với lượng tiêu hóa. Canxi bị tiêu hao hàng ngày qua da, mồ hôi cũng như qua đường tiêu
hóa, qua nước tiểu và các hệ bài tiết. Mặt khác canxi không có quá trình tái hấp thụ trở
lại. Sự hấp thụ canxi tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể, loại thực phẩm và số lượng canxi
được cung cấp cho cơ thể.
Giá trị canxi được cung cấp từ thực phẩm không chỉ ở hàm lượng mà còn ở các yếu tố
hấp thụ. Canxi ở thực vật không tốt bằng ở động vật vì có một số ở dạng không hòa tan
như oxalat. Các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật trên cạn thường có hàm lượng canxi
thấp hơn động vật ở dưới nước như cá, tôm, cua, ếch. Cần ăn cân đối giữa thức ăn thực
vật và động vật; nếu chỉ ăn thực vật, có khi canxi tính lượng thô vẫn đủ nhưng lượng
canxi được hấp thụ vào cơ thể vẫn có thể thiếu.
Lượng canxi từ sữa và các chế phẩm từ sữa được hấp thụ vào cơ thể tương đối cao,
khoảng 32%. Sự hấp thụ canxi từ rau có thể thay đổi tùy loại nhưng canxi trong rau dễ bị
biến hóa khi nấu nên lượng canxi còn lại rất ít. Vì thế, phải tiêu thụ khoảng 300g rau mới
có cùng số lượng canxi trong một cốc sữa.
Canxi rất cần thiết cho cơ thể nhưng thiếu hoặc thừa canxi cũng làm ảnh hưởng đến
sức khỏe của bé. Có nhiều bà mẹ vì muốn con mình cao lớn hơn đã lạm dụng nhiều thuốc
cốm bổ canxi mà không biết rằng có nguy hại cho con. Nếu quá thừa, lượng canxi không
hấp thụ hết có thể tích tụ gây vôi hóa thận, sỏi mật, giảm chức năng thận, giảm hấp thu
các chất khoáng khác như: sắt, kẽm, magiê, photpho… tăng canxi trong máu.
12
Bởi vậy cách tốt nhất để cung cấp đầy đủ, không thiếu và cũng không thừa canxi cho
bé, các bà mẹ nên cho bé ăn uống đủ dinh dưỡng đa dạng các thực phẩm, chú ý dùng
nhiều thực phẩm giàu canxi như: tôm, tép, ốc, cua, trứng, sữa… các loại rau, đậu để cơ
thể hấp thụ canxi một cách tự nhiên, không nên quá lạm dụng thuốc bổ canxi với mục
đích giúp cho bé phát triển chiều cao ngoài chỉ định của bác sĩ. Và để giúp cho quá trình
chuyển hóa, hấp thụ canxi trong cơ thể bé được tốt hơn các bà mẹ cũng cần chú ý, tăng
cường thêm cho trẻ bổ sung vitamin D.
Vai trò thiết yếu của vitamin D
Vitamin D trong cơ thể là loại vitamin tan trong dầu mỡ có vai trò điều hòa chuyển
hóa canxi và phospho giúp tăng hấp thu và sử dụng canxi của thức ăn nhờ tạo thành các
liên kiết canxi - phospho cần thiết. Khi thiếu vitamin D chỉ có khoảng 20% canxi ăn vào
được hấp thu qua ống tiêu hóa, còn khi có đủ vitamin D khả năng hấp thụ canxi lên tới
50-80%. Vitamin D rất cần thiết cho quá trình tạo xương do vậy khi thiếu vitamin D ảnh
hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi phospho trong cơ thể làm cho hệ xương và cơ thể
trẻ chậm phát triển.
Các biểu hiện của thiếu vitamin D: ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ
hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu, thóp rộng, bờ thóp mềm, đầu to, trán dô, chậm mọc răng,
chậm biết lẫy, bò, đứng, đi, các bắp thịt nhẽo. Nếu thiếu vitamin D, trẻ em sẽ bị còi
xương; trẻ bị còi xương sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao và tầm vóc của trẻ sau
này.
Vitamin D chỉ có ở thức ăn động vật như trứng, sữa, gan bò, gan lợn, cá, đặc biệt là
gan cá thu. Vitamin D cũng là loại vitamin tan trong dầu, do vậy để giúp trẻ hấp thu và sử
dụng tốt vitamin này cần có đủ dầu, mỡ trong bữa ăn của trẻ. Vitamin D2 được tích lũy
dưới da dưới dạng chưa hoạt động, sau khi được ánh nắng chiếu vào sẽ chuyển thành
Vitamin D3 là dạng hoạt động. Do vậy, để phòng chống còi xương cho trẻ ngoài chế độ
ăn uống đủ các thành phần dinh dưỡng và vitamin D thì cho trẻ tắm nắng là rất quan
trọng.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT
CN Hoàng Xuân Tư
Trung tâm phòng chống Sốt rét –Bướu cổ Quảng Nam
Từ lâu, công tác phòng chống các bệnh giun truyền qua đất hầu như đã bị lãng quên
hoặc có đầu tư từ Nhà nước nhưng không đáng kể, thiếu đồng bộ. Ở Việt Nam gặp rất
nhiều khó khăn do vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân thấp kém; người dân thiếu
sự giáo dục về y tế, khả năng cung cấp hệ thống nước sạch không bảo đảm yêu cầu; nông
dân ở một số nơi còn có phong tục tập quán sử dụng phân người trong canh tác, vẫn còn
tình trạng phóng uế bừa bãi; sử dụng hố xí không hợp vệ sinh và không đúng quy cách
nên làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề bởi mầm bệnh trong đất.
Một số các yếu tố khác như mưa, gió, gia súc, gia cầm, các loại động vật chân đốt...
cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát tán mầm bệnh giun truyền qua đất.
Sự lan truyền mầm bệnh có khả năng xảy ra vào cả hai mùa mưa và mùa khô.
Ngoài ra, trứng giun trên mặt đất có thể bị mưa cuốn trôi đến những chỗ thấp hơn, tập
trung ở những vũng nước trên mặt đất, lắng đọng trong một lớp bùn mịn giữa một lớp
che phủ bảo vệ mỏng của chất keo đất sét và một lớp hạt thô hơn của mùn cát. Đồng thời
khả năng phát tán của trứng giun ra môi trường bên ngoài rất lớn vì trứng giun cùng với
bụi đất nhờ gió thổi vào mọi xó xỉnh, đồ vật ở trong nhà và nhiều chỗ trong môi trường
sống đều có thể bị nhiễm trứng giun. Trứng giun cũng có khả năng tồn tại lâu ở trong đất
và môi trường sống. Trong các điều kiện thích hợp về nhiệt độ, độ ẩm; trứng giun đũa có
13
thể sống ở ngoại cảnh từ 5 đến 6 năm và chúng vẫn có khả năng lây nhiễm bệnh. Một vấn
đề khác cũng cần được ghi nhận là trứng giun có thể tồn tại lâu ở ngoại cảnh do tác động
của con người làm tăng mức độ ô nhiễm mầm bệnh giun truyền qua đất như trứng giun
có nhiều ở các loại thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả... Ở những loại thực phẩm muối
như: dưa muối, hành muối, cà muối... trứng giun vẫn có khả năng sống được và gây lây
nhiễm bệnh.
Mục tiêu trước mắt của công tác phòng chống bệnh giun truyền qua đất tại nước ta là
làm giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun trong cộng đồng. Biện pháp thực hiện có
hiệu quả nhất là kết hợp hài hòa các biện pháp tổng hợp về vệ sinh cá nhân và vệ sinh
môi trường.
Biện pháp vệ sinh cá nhân được thực hiện bằng cách tăng cường giáo dục ý thức vệ
sinh cá nhân cho tất cả mọi người dân trong cộng đồng, đặc biệt là đối tượng trẻ em. Cần
có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế và ngành giáo dục để đưa giáo dục vệ sinh vào
giáo dục học đường phổ cập. Chú ý đến vấn đề giáo dục vệ sinh bàn tay, vệ sinh ăn uống,
vệ sinh phóng uế... để mọi người dân trong cộng đồng tự nhận thức được vấn đề cần thiết
phải rửa tay trước khi ăn, nâng cao ý thức vệ sinh, không ăn các loại thực phẩm tươi
sống, chưa rửa kỹ, không được nấu chín và không bảo đảm vệ sinh. Đối với trẻ nhỏ,
không nên cho trẻ mặc quần thủng đáy; giáo dục và hướng dẫn trẻ không được phóng uế
bừa bãi chất thải phân ra vườn, sân, lề đường, hè phố...
Biện pháp vệ sinh môi trường rất quan trọng, đặt biệt ở ở các vùng, miền trong điều
kiện đời sống thu nhập kinh kế của người dân thấp, trình độ văn văn hóa kém; có tập
quán sinh hoạt tập trung lâu đời, lạc hậu... Vì vậy cần phải có biện pháp tích cực tuyên
truyền giáo dục cho cộng đồng người dân tăng cường quản lý, xử lý nguồn phân thải và
bảo vệ nguồn nước sạch. Phải sử dụng các loại hố xí đúng quy cách, hợp vệ sinh, có thể
diệt được mầm bệnh giun sán truyền qua đất. Ngoài ra, cần có các biện pháp bảo đảm vệ
sinh nguồn nước. Giếng nước phải được xây dựng xa các hố hí, xa chuồng chăn nuôi gia
súc, không bị rò rỉ, thấm nước; nếu nguồn nước chưa sạch, cần có bể lọc hỗ trợ; nên uống
nước đun sôi để diệt các mầm bệnh và giun sán truyền qua nước uống. Một vấn đề cũng
cần được quan tâm là trình độ văn hóa thấp kém, phong tục tập quán còn lạc hậu tồn tại
trong cộng đồng người dân là một rào cản khá lớn đối với công tác phòng chống các bệnh
giun truyền qua đất nói riêng và các bệnh giun sán nói chung. Để giáo dục tập quán vệ
sinh cho người dân, cần kết hợp biện pháp tuyên truyền giáo dục với biện pháp hành
chính theo những quy định, quy ước về lĩnh vực xã hội, văn hóa, kinh tế... của địa
phương. Đối tượng trẻ em là đối tượng cần đặc biệt quan tâm để xây dựng một tập quán
mới, có tính khoa học, bảo đảm vệ sinh cho thế hệ trẻ ngày nay và cho cả thế hệ tương
lai.
Tại tỉnh Quảng Nam được sự hỗ trợ từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiến hành
phòng chống các bệnh giun truyền qua đất cho cộng đồng, đặc biệt là lứa tuổi học sinh,
phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ và nhân dân ở các vùng nông thôn, vùng rừng núi, vùng sâu
vùng xa đã thực sự trở thành vấn đề cấp bách và cần thiết trong hoạt động y tế và chăm
sóc sức khỏe ban đầu cùa chiến lược chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân.
14
NGÀNH Y TẾ HUYỆN TÂY GIANG :
10 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 06-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG
ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA IX)
LÊ VĂN Ý
TTYT Tây Giang
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng (khóa IX) về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, công tác
bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn huyện Tây Giang đã đạt được những
thành tựu quan trọng.
Cơ sở vật chất được củng cố từng bước
Thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn huyện Tây Giang
từng bước được củng cố, hệ thống cơ sở vật chất đầu tư cải tạo, xây mới, trang thiết bị y
tế được trang bị, đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh ngày càng cao của người dân. Là một
huyện miền núi cao biên giới được tái lập năm 2003, cơ sở vật chất của ngành y tế ở
điểm xuất phát rất thấp, mới chỉ có 4 trạm y tế xã được xây dựng nhà cấp 4 còn lại là nhà
gỗ tạm bợ. Gần 10 năm qua ngành y tế Tây Giang đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng. Từ năm 2005, tuyến huyện bắt đầu triển khai đề án xây dựng Bệnh viện đa khoa
huyện bằng nguồn vốn Trái phiếu chính phủ. Đến đầu năm 2008, công trình Bệnh viện đa
khoa huyện giai đoạn I với hạng mục san lấp mặt bằng và xây lắp khu hành chính - khám
bệnh cấp cứu được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đầu năm 2009 tiếp tục xây dựng giai
đoạn II với các hạng mục còn lại. Đến tháng 10/2010 hoàn thành xây dựng và đưa vào
hoạt động đồng bộ với một cơ sở khang trang, bền vững có quy mô thiết kế 100 giường
bệnh. Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị y tế, chất lượng
khám chữa bệnh tại tuyến huyện ngày càng được nâng cao, góp phần hạn chế tình trạng
quá tải cho tuyến trên.
Bên cạnh hệ thống y tế tuyến huyện, các trạm y tế xã được cải tạo, đầu tư xây mới từ
nguồn vốn các Chương trình 134, 135…Gần 10 năm qua ngành y tế huyện đã xây mới
được 03 trạm, cải tạo nâng cấp được 2 trạm. Tuy nhiên trong điều kiện khó khăn về yêu
cầu xây dựng của địa bàn miền núi, đặc biệt là do tác động của thiên tai nên phần lớn các
cơ sở trạm y tế rất nhanh xuống cấp. Hiện tại, toàn huyện chỉ có được 4 trạm y tế cơ bản
đảm bảo hoạt động, còn lại 6 trạm cần được xây mới hoàn toàn. Đến nay, toàn huyện chỉ
có 2 trạm y tế xã hai năm liền đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 - 2010 góp phần nâng
cao năng lực hoạt động cho trạm y tế.
Đội ngũ y, bác sỹ tuyến cơ sở ngày càng được đào tạo chuyên sâu
Để đảm bảo chuyên môn cho bệnh viện huyện và các trạm y tế xã hoạt động đạt hiệu
quả cao, công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ y, bác sỹ trong ngành y tế được quan
tâm đúng mức. Hiện tại tuyến huyện có 17 bác sỹ, tuyến xã có 5 bác sỹ; 70/70 thôn có
nhân viên y tế thôn bản được đào tạo và hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, ngành y tế
huyện đang cử đi đào tạo 01 Bác sỹ chuyên khoa I, 9 bác sỹ hệ chuyên tu và 01 dược sỹ
đại học tại các Trường Đại học Y- Dược Huế và Trường Đại học Y- Dược Thành phố Hồ
Chí Minh liên kết đào tạo với Trường đại học Đà Nẵng. Đây sẽ là nguồn nhân lực quan
trọng đóng góp cho ngành y tế thời gian tới.
Thực hiện Quyết định số 1816/QĐ-BYT ngày 26/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tại
bệnh viện tuyến huyện đã tiếp nhận cán bộ của Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện đa
khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam đến hỗ trợ chuyên môn và chuyển giao kỹ
thuật mới. Đồng thời, ngành y tế huyện cũng đã thực hiện cử cán bộ chỉ đạo tuyến và
luân phiên từ tuyến huyện xuống cơ sở hướng dẫn, chuyển giao một số kỹ thuật chuyên
môn và điều động cán bộ từ tuyến xã về tuyến huyện để học tập, bồi dưỡng nâng cao tay
15
nghề. Từ đó, giúp cho ngành y tế Tây Giang không ngừng nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh cho nhân dân một cách thiết thực và hiệu quả, góp phần chăm sóc sức khỏe
nhân dân ngày một tốt hơn. Nhờ vậy, ngày 30/5/2011, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực
tuyến Sơ kêt 3 năm triển khai thực hiện Đề án 1816 “ Cử cán bộ chuyên môn luân phiên
từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh”; Trung tâm y tế huyện Tây Giang vinh dự được đại diện cho tuyến
huyện cả nước tham gia báo cáo tham luận tại Hội nghị .
Từng bước nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh
Với cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, nhân lực cho ngành y tế được đào tạo
chuyên môn cao, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tại tuyến cơ sở được duy trì
thường xuyên và từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Bệnh viện tuyến
huyện đã tổ chức triển khai nhiều kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng và sử dụng có hiệu quả
các trang thiết bị trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Hàng năm Bệnh viện huyện đều đạt và
vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Các trạm y tế xã thực hiện tốt công tác khám, cấp thuốc
cho bệnh nhân, nhất là các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế và trẻ em dưới 6 tuổi. Nhiều
người bệnh đến trạm y tế xã được chẩn đoán và điều trị kịp thời, qua đó góp phần giảm tỷ
lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do nhiều dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tỷ lệ tử vong ở trẻ
sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi và phụ nữ mang thai. Nhiều bệnh thường gặp ở trẻ em đã được
giải quyết ngay từ tuyến cơ sở.
Để công tác y tế được triển khai sâu rộng và trở thành một nhiệm vụ thường xuyên
của ngành, các xã đã thành lập Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ban Chỉ đạo đã
có sự phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và ngày càng quan tâm sát sao đến công tác
chăm sóc sức khỏe nhân dân. Toàn huyện đã huy động được một lực lượng lớn tham gia
vào công tác y tế. Đực biệt các ngành Giáo dục, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên luôn là
lực lượng đi đầu cùng với Ngành Y tế thực hiện xã hội hóa công tác y tế, triển khai tốt
các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại địa phương.
Trong gần 10 năm qua, nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi, đặc
biệt là bệnh sốt rét. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai rộng khắp và
đạt hiệu quả đáng khích lệ như: tiêm chủng mở rộng, phòng chống lao, sốt rét, suy dinh
dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và phòng chống dịch bệnh... Các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe ban đầu đã được cung cấp đến mọi người dân. Hoạt động bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe tại cộng đồng đã và đang thu hút người dân tích cực vào cuộc và
chủ động hơn trong việc bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh. Các chỉ số sức khỏe
của người dân đã cải thiện đáng kể, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm, tuổi thọ trung bình
của người dân tăng lên.
Năm 2012 và những năm tiếp theo, Y tế huyện Tây Giang tiếp tục đẩy mạnh việc thực
hiện Chỉ thị số 06-CT/TW: củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, phối hợp với
chính quyền địa phương chỉ đạo việc xây dựng xã đạt các tiêu chí quốc gia về y tế xã giai
đoạn 2011 - 2020; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các tuyến, nhất là tuyến xã,
tiếp tục đào tạo nhân lực cho tuyến y tế cơ sở, đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế.
SINH HOẠT NGOẠI KHOÁ TÌM HIỂU KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC SỨC
KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG:
SÂN CHƠI ĐẦY BỔ ÍCH.
Trần Tấn Tài
Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Nam Giang
Như chúng ta đã biết, vị thành niên là những người chưa
trưởng thành và cũng không còn là thơ ấu. Trong thời kỳ này cơ
thể có những thay đổi và phát triển về thể chất và tinh thần. Giai
16
đoạn tuổi dậy thì ở cả nam cũng như nữ giới về mặt sinh lý đều có thể sinh sản được, với
đặc điểm lớn nhất là sự tăng trưởng nhanh chóng để đạt đến sự trưởng thành về cơ thể, sự
tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sống, định hình nhân cách, trang bị đầy đủ kiến thức để
có thể quyết định một cuộc sống tương lai sau này.
Chính vì vậy vấn đề truyền thông, tư vấn cho tuổi vị thành niên- thanh niên về kiến
thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản là vấn đề được xã hội quan tâm, đặc biệt là ngành y tế đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này. Theo số liệu thống kê của các cơ sở dịch vụ y tế,
việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên hàng năm chiếm tỷ lệ rất cao từ 20-25 %. Do đó,
việc hướng dẫn, giúp đỡ cho tuổi vị thành niên có một kiến thức nhất định, một quan
niệm rõ ràng để phát triển cơ thể lành mạnh, không ảnh hưởng đến cuộc sống sau này là
yếu tố quyết định đúng đắn để đi đến thành công góp phần xây dựng tương lai đất nước .
Trong vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở tuổi vị thành niên còn nhiều vấn đề cần
bàn luận. Chúng tôi nhận thấy rằng việc tổ chức sinh hoạt ngoại khoá tại các Trường
Trung học phổ thông là rất cần thiết. Trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia về
DS-KHHGĐ năm 2012, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện phối hợp với Trường Trung học
phổ thông Nam Giang tổ chức sinh hoạt ngoại khoá “Chương trình SKSS tuổi vị thành
niên”.
Trên cơ sở hướng dẫn kế hoạch hoạt động của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, Trung
tâm DS-KHHGĐ huyện có kế hoạch liên tịch phối hợp cùng với nhà trường xây dựng
chương trình hoạt động ngoại khoá thi tìm hiểu kiến thức sức khỏe sinh sản tuổi vị thành
niên và duy trì hoạt động tuyên truyền, tư vấn nội dung sức khoẻ tiền hôn nhân cho các
bạn học sinh trong nhà trường do Ban chủ nhiệm câu lạc bộ tổ chức. Ngoài ra, còn xây
dựng góc tư vấn kiến thức về dân số SKSS/KHHGĐ gồm có các tài liệu tham khảo, tờ
rơi, tranh lật và giới thiệu phương tiện tránh thai .
Buổi sinh hoạt gồm có 03 đội tham gia dự thi thuộc 02 khối: khối 11 và khối 12. Mỗi
đội phải trải qua 03 phần thi: chào hỏi, kiến thức và tiểu phẩm. Buổi sinh hoạt đã thu hút
hơn 500 học sinh của toàn trường tham dự, cổ vũ. Cũng tại buổi sinh hoạt, Ban tổ chức
đã giải đáp nhiều câu hỏi thắc mắc từ các bạn nam sinh, nữ sinh về vấn đề tình yêu, tình
bạn, quan hệ tình dục an toàn, kỹ năng về chăm sóc SKSS - vệ sinh kinh nguyệt,... Đây là
sân chơi rất mới mẻ đối với điều kiện miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Với nội dung, chủ đề qua 3 phần thi, các đội đã thể hiện các tác phẩm mang
tính dí dỏm, hài hước và những câu chuyện có thật đã gây xúc động cho Ban tổ chức,
giám khảo, các thầy cô giáo và học sinh toàn trường.
Đây là một trong những chương trình sinh hoạt ngoại khoá nhằm trang bị cho các em
học sinh phổ thông trung học một kiến thức trong mối quan hệ tình bạn, tình yêu lứa đôi,
kiến thức tự bảo vệ và chăm sóc cho mình về SKSS và các biện pháp tránh thai. Đặc biệt
đối với các bạn người dân tộc thiểu số thì đây là hoạt động thật mới mẻ, là sân chơi đầy
bổ ích. Mặc dù không ít người còn quan niệm rằng: không nên tổ chức và đưa những
thông tin SKSS vào trong nhà trường quá sớm đối với các em, thậm chí có một số phụ
huynh hoặc người lớn lại có ý nghĩ bưng bít thông tin về các loại kiến thức về tình dục,
sinh lý, hành vi tình dục, các biện pháp tránh thai/KHHGĐ đối với lứa tuổi vị thành
niên... vì họ cho rằng làm như thế là chẳng khác gì “vẽ đường cho hưu chạy”. Thực tế thì
xã hội ngày nay phát triển rất nhanh, nhất là lĩnh vực khoa học công nghệ thông tin,
mạng internet,... không những dừng lại ở thành phố họăc là nông thôn nữa mà ngay cả ở
những vùng sâu, vùng xa đều truy cập được nhiều hình ảnh, thông tin xấu, kể cả trên điện
thoại di động đều có. Vì thế xã hội rất quan tâm đặc biệt đối với việc chăm sóc KSSS cho
tuổi vị thành niên, ngành y tế cùng ngành giáo dục cần quan tâm nhiều hơn nữa về vấn đề
này. Chúng ta cần làm cho các bạn trẻ nói chung, các bạn học sinh trong trường phổ
17
thông nói riêng, nhất là các em trong độ tuổi VTN phải biết được những điều cơ bản về
chức năng phát triển tâm sinh lý, phát triển của cơ quan sinh dục, những hành vi quan hệ
tình dục an toàn, những nguy cơ mắc các bệnh lây truyền do quan hệ tình dục không lành
mạnh và hậu quả của việc là các bạn quan hệ tình dục quá sớm để rồi có những ông bố,
bà mẹ chưa có đủ kiến thức về gia đình, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Thà rằng chúng ta “vạch đường cho hưu chạy đúng” còn hơn là để nó lạc đường vì thiếu
kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Là những nhà làm chuyên môn chúng tôi mong rằng cần có sự phối hợp giữa các ban
ngành đoàn thể, cần tăng cường tổ chức nhiều loại hình hoạt động tập thể để thu hút sự
tham gia của các bạn nam, nữ trong độ tuổi VTN/TN tham gia ở nhiều loại hình khác
nhau như: câu lạc bộ tiền hôn nhân, câu lạc bộ bạn gái, câu lạc bộ hoa học trò. Ở mỗi địa
phương đều có trung tâm tư vấn SKSS tuổi vị thành niên sinh hoạt tư vấn mỗi tuần 01 lần
(có thể qua điện thoại). Bên cạnh đó cần quan tâm đến các loại hình vui chơi lành mạnh
tập luyện thể dục, thể thao, rèn luyện thân thể nâng cao thể chất, tinh thần để cho lớp trẻ
vị thành niên giảm đi bớt thời gian nhàn rỗi, buồn chán dễ dẫn đến ý thức thực hiện
những hành vi tiêu cực để lại các hậu quả không lường cho chính bản thân, gia đình và xã
hội.
Tóm lại, để chương trình chăm sóc SKSS vị thành niên và thanh niên đạt hiệu quả,
cần có sự đầu tư cả nguồn lực, nhân lực, vật lực; không chỉ dừng lại ở hai ngành y tế và
giáo dục mà cần sự quan tâm của toàn xã hội, các hội, đoàn thể, chính quyền địa phương,
nhà trường và cả gia đình cùng phối hợp thực hiện. Hãy hành động vì sức khỏe sinh sản
vị thành niên hôm nay là một ngày mai tốt đẹp cho chính mình và cả dân tộc.
DÂN SỐ VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Dân số trung bình cả nước năm 2011 ước tính 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với
năm 2010, bao gồm: dân số nam 43,47 triệu người, chiếm 49,5% tổng dân số cả nước
(tăng 1,1%); dân số nữ 44,37 triệu người, chiếm 50,5% (tăng 0,99%). Dân số khu vực
thành thị là 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số cả nước, tăng 2,5% so với năm
2010; dân số khu vực nông thôn 60,96 triệu người, chiếm 69,4% (tăng 0,41%). Đó là số
liệu mà Tổng cục Thống kê vừa công bố. Dự báo, trong năm 2012, dân số Việt Nam sẽ
vượt ngưỡng 88 triệu người.
Cũng theo Tổng cục Thống kê: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 của
cả nước là 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010. Lực lượng lao động trong độ
tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12%. Tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản giảm từ 48,7% năm 2010 xuống 48,0% năm 2011; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng từ 21,7% lên 22,4%; khu vực dịch vụ duy trì ở mức 29,6%.
Dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng, tốc độ già hóa dân số của Việt Nam
nhanh nhất thế giới
Số lượng người cao tuổi đang tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác nên chỉ số
già hóa cũng gia tăng nhanh chóng. Hiện, 39% người cao tuổi Việt Nam vẫn đang làm
việc.
Dân số Việt Nam đang già hóa một cách nhanh chóng là nội dung chính được trao đổi
tại Hội thảo "Người cao tuổi ở Việt Nam, cơ hội, thách thức và định hướng chính sách",
ngày 28/9 tại Hà Nội với sự hỗ trợ kỹ thuật của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và
tổ chức Help Age International (HAI) tại Việt Nam. Tuổi thọ bình quân của người dân
Việt Nam ngày càng tăng lên trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm. Khuynh hướng
nhân khẩu học này là một trong những thành tựu lớn đối với Việt Nam, liên quan tới
18
những cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, già
hóa dân số một cách nhanh chóng cũng tạo ra những thách thức to lớn đối với Việt Nam.
Số liệu từ điều tra biến động dân số năm 2011 của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia
đình cho thấy, số lượng người cao tuổi đang tăng nhanh hơn bất kỳ nhóm dân số nào
khác nên chỉ số già hóa cũng gia tăng nhanh chóng, trong khi đó tỷ số hỗ trợ tiềm năng
lại giảm đáng kể. Thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ cơ cấu dân số “già hóa” sang cơ
cấu dân số “già” sẽ ngắn hơn nhiều so với tăng trưởng kinh tế cũng như các chương trình
an sinh xã hội cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm dân số cao tuổi được coi là
nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất. Theo số liệu của Điều tra người cao tuổi Việt
Nam năm 2011, 39% người cao tuổi Việt Nam vẫn đang làm việc, tỷ lệ người cao tuổi ở
vùng nông thôn và phụ nữ cao tuổi tham gia vào lực lượng lao động cao hơn đáng kể so
với người cao tuổi sinh sống tại các khu vực đô thị và nam giới cao tuổi. Tuy nhiên, hầu
hết người cao tuổi đang tự tạo việc làm trong nông nghiệp với thu nhập thấp và không ổn
định. Chăm sóc người cao tuổi là chính sách quan trọng mà Chính phủ Việt Nam luôn
nhấn mạnh trong tất cả các giai đoạn phát triển của đất nước. Từ khi Hiến pháp đầu tiên
được ban hành năm 1946, vấn đề người cao tuổi đã trở thành một bộ phận quan trọng
trong chính sách và các chương trình kinh tế và xã hội Việt Nam.
Ông Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Lao động - Thương binh - Xã hội, Ủy viên
thường trực Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam cho rằng, trong giai đoạn tới,
số lượng và tỷ lệ người cao tuổi sẽ tiếp tục tăng cao, vì vậy cần phải có những chính sách
để phát huy và chăm sóc người cao tuổi ngày một tốt hơn. Khi Chương trình hành động
quốc gia về Người cao tuổi giai đoạn 2012-2020 được thông qua, vấn đề người cao tuổi
sẽ là trọng tâm của các chương trình, chính sách, đề án của Chính phủ.
Theo các chuyên gia nhân khẩu học, già hóa dân số là một trong các khuynh hướng
nổi bật của thế kỷ 21, tạo ra những thách thức về xã hội, kinh tế và văn hóa nhưng cũng
là những cơ hội vô cùng to lớn đối với mỗi cá nhân, gia đình, xã hội và cộng đồng. Hiện
nay cứ 10 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên, dự đoán đến năm 2050 cứ 5 người thì
có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Chính vì vậy, già hóa dân số là một hiện tượng cần được
đặc biệt quan tâm. Theo đó, đầu tư cho y tế, giáo dục, sự tham gia và công việc ổn định
cho thanh niên đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các nhu cầu của thế hệ người
cao tuổi trong tương lai.
Trưởng đại diện UNFPA Bruce Campbell cho biết, Việt Nam đang ở trong giai đoạn
then chốt của thời kỳ nhân khẩu học vì mức sinh và mức chết giảm trong khi tuổi thọ tiếp
tục tăng lên. Tại thời điểm này, các chính sách và chiến lược dựa trên bằng chứng nên tập
trung vào các sáng kiến thực tế và có tính bền vững giúp nhóm dân số cao tuổi tham gia
một cách tích cực vào các hoạt động xã hội, văn hóa, thể chất và kinh tế. Các chính sách
cần đảm bảo tiếp cận phổ cấp tới các dịch vụ xã hội cơ bản có thể chi trả được, bao gồm
chăm sóc y tế dành cho tất cả mọi người.
Mất cân băng giới tính mối quan tâm hàng đầu của các nhà lập chính sách
Ngày 05/12/2012, tại trung tâm Hội nghị quốc tế Hà Nội, Tổng cục dân số KHHGĐBộ Y tế tổ chức họp báo và phát động Tháng Hành động Quốc gia về Dân số và Ngày
dân số Việt Nam 26-12. Phát biểu tại họp báo Ông Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng
Tổng cục Dân số KHHGĐ nói: Sự gia tăng bất thường về tỷ số giới tính khi sinh của Việt
Nam trong những năm gần đây đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lập chính
sách, các cơ quan thông tin đại chúng cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Tháng Hành động Quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam 26/12/2012 được phát
động với chủ đề “Kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh vì hạnh
phúc của mỗi gia đình, vì sự phát triển bền vững của đất nước”.
19
Trong thời gian tới của Bộ Y tế sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
- Tăng cường truyền thông, giáo dục, vận động để người dân nâng cao nhận thức,
chuyển đổi hành vi về giữ cân bằng giới tính khi sinh
- Thực hiện chính sách ưu tiên nữ giới, ưu tiên những gia đình sinh con một bề là nữ.
- Tăng cường thực thi pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi
- Kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia DS- KHHGĐ năm 2013 được xây dựng
với các chỉ tiêu:
- Giảm tỷ lệ sinh là 0,1%
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,02%
- Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại là 69,4%
- Tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh là 0,4 điểm phần trăm
- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh 7% và tỷ lệ trẻ em mới sinh được
sàng lọc sơ sinh là 16%
- Tỷ lệ thanh niên, cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn được tư vấn và khám sức khỏe tiền
hôn nhân là 4%.
Các giải pháp cơ bản gồm: Truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về DSKHHGĐ; bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; nâng cao chất
lượng giống nòi; nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chương trình; Đề án kiểm soát dân
số các vùng biển, đảo và ven biển và hỗ trợ nâng cấp, cải tạo Trung tâm DS-KHHGĐ.
Nhân Tháng Hành động quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam năm 2012, Bộ
y tế kêu gọi đội ngũ cán bộ y tế, dân số cả nước tiếp tục làm tốt nhiệm vụ tham mưu với
Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, các cấp ủy Đảng, Chính quyền về công tác DSKHHGĐ; tập trung mọi nỗ lực thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch được giao về quy
mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số ./.
Hoàng Việt
Tổng hợp theo TTXVN w w w. qdnd.vn, />TIN HOẠT ĐỘNG
TỔNG KẾT DỰ ÁN ALIVE &THRIVE NĂM 2012
Chiều ngày 29/11/2012, tại Sở y tế Quảng Nam, Ban quản lý dự
án A & T (Alive & Thrive)- Nuôi dưỡng và phát triển tổ chức tổng kết
ẢNH TIN 1
hoạt động của dự án năm 2012, thông qua kế hoạch năm 2013 – 2014.
Dự án A & T được triển khai tại Quảng Nam từ tháng 7/2011 dưới các
hình thức nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mô hình phòng tư vấn
Mặt trời bé thơ và chiến dịch truyền thông đại chúng. Đến nay Quảng
Nam đã có 48 phòng tư vấn Mặt trời bé thơ đi vào hoạt động với một số công việc cụ thể
như: tuyên truyền để các bà mẹ biết cho con bú ngay sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ
trong 6 tháng đầu, cho ăn bổ sung hợp lý...Theo điều tra, tổng số trẻ < 24 tháng tuổi trên
địa bàn hưởng lợi từ dự án có khoảng 12.000 cháu, nhưng chỉ có 61,4% trẻ được bú mẹ
trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, 36,9% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Dự án
đã triển khai hàng ngàn lượt tư vấn cho khách hàng, hàng trăm buổi sinh hoạt nhóm tại
các thôn của 4 xã tại cả 3 huyện thuộc dự án. Tại buổi tổng kết, Ban điều hành dự án đã
khen thưởng cho nhiều tập thể và cá nhân đã có đóng góp tích cực cho hoạt động của Dự
án.
MH – TH
20
TẬP HUẤN KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC
KHỎE
TIN 2
Trong 3 ngày, từ ngày 19 - 21/12/2012, Sở Y tế Quảng Nam tổ chức
lớp tập huấn kỹ năng truyền thông Giáo dục sức khỏe cho gần 40 cán bộ
là làm công tác Truyền thông giáo dục sức khoẻ thuộc 18 huyện, thành
phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tại đây, các học viên được các giảng viên Trung tâm
Truyền thông giáo dục sức khoẻ Quảng Nam trao đổi, chia sẽ, bổ sung thêm nhiều kiến
thức, kỹ năng thực hiện các buổi truyền thông tại cộng đồng, cách sử dụng tài liệu truyền
thông, cách lập kế hoạch, giám sát và đánh giá các hoạt động truyền thông, viết tin, bài
tuyên truyền trên loa, đài, xe tuyên truyền v.v... 100% các học viên đã nắm đầy đủ kiến
thức, kỹ năng thực hành để về triển khai thực hiện tại địa phương nhằm nâng cao nhận
thức cho cộng đồng trong việc phòng chống dịch bệnh.
Thu Trang – Thanh Tùng
TẬP HUẤN VỆ SINH LAO ĐỘNG
CHO CÁC DOANH NGHIỆP HUYỆN ĐẠI LỘC
Ngày 07/12/2012, Trung tâm Y tế huyện Đại Lộc phối hợp với
TIN 3
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam tổ chức lớp tập huấn Vệ
sinh lao động cho hơn 50 người là công nhân, tổ trưởng tổ lao động,
chủ doanh nghiệp trên địa bạn huyện Đại Lộc. Lớp tập huấn này nhằm
triển khai, phổ biến các quy định của pháp luật trong công tác vệ sinh
lao động, công tác chăm sóc sức khỏe người lao động tại các cơ sở sản xuất, doanh
nghiệp; đồng thời cung cấp một số kiến thức về vệ sinh lao động, phòng chống các bệnh
nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác y tế lao động, bảo hộ lao động và sử dụng lao động.
Tại đây, các bác sĩ của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã hướng dẫn các học viên các biện
pháp xử trí sơ cấp cứu nạn nhân tại nơi xảy ra tai nạn, thương tích như: sơ cứu ngừng thở,
cấp cứu ngừng tim, cầm máu tạm thời, băng bó vết thương, cấp cứu bỏng do nhiệt, cố
định gãy xương,v.v... Các học viên cũng được hướng dẫn cách để vận chuyển, đưa bệnh
nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời. Cùng ngày, các cán bộ nhân viên
khoa Vệ sinh lao động – Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam đã tiến hành đo môi
trường cho 4 cơ sở sản xuất đóng chân trên địa bàn huyện Đại Lộc
Trưởng Hoa - Thanh Tùng
HỘI ĐÔNG Y TỈNH QUẢNG NAM TỔ CHỨC ĐẠI HỘI
Ngày 7/12/2012, Hội đông y tỉnh Quảng Nam tổ chức đại hội khóa VII nhiệm kỳ
2012-2017, đến dự có Ông Trần Minh Cả - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, lãnh
đạo Sở y tế Quảng Nam và trên 100 hội viên Hội đông y của các huyện, thành phố trên
địa bàn tỉnh.
Đến nay Hội Đông y tỉnh đã thành lập được 13 Hội đông y cấp huyện, thành phố với
645 hội viên sinh hoạt ở 146 chi hội xã, phường, cơ quan, 258 phòng chẩn trị y học cổ
truyền. Hiện tại, ngoài các phòng chẩn trị tập thể và tư nhân, còn có Trung tâm Kế thừa ứng dụng y học cổ truyền trực thuộc Hội đông y tỉnh. Hoạt động hậu cần, mua bán chế
biến và cung ứng thuốc y học cổ truyền cho khoa đông y ở các bệnh viện, trung tâm y tế
huyện cũng như phòng chẩn trị tư nhân và tập thể gồm: 2 cửa hàng liên kết tập thể, 16
cửa hàng tư nhân và hàng chục cá nhân có trình độ hiểu biết về Đông Nam dược, dược
liệu tham gia. Nhờ vậy, trong nhiệm kỳ qua đã có 2.829.000 lượt người tham gia khám,
chẩn trị bệnh bằng phương pháp YHCT, tổng số thang thuốc đã bốc là 4.832.700 thang.
Trong đó: bán cho người bệnh: 4.807.414 thang, bốc cấp từ thiện miễn phí phục vụ cho
các đối tượng chính sách: 25.286 thang. Tổng số thuốc hoàn, thuốc bột đã sản xuất, cung
21
ứng: 17.284 kg. Khám và điều trị theo các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc:
940.300 lượt (châm cứu, xoa bóp, ấn huyệt, giác hơi, chiếu tia hồng ngoại...)
Đại hội đã bầu ra được Ban chấp hành Hội Đông y nhiệm kỳ 2012-2017 gồm có 19
đồng chí.
Thu Trang – Minh Hiền
HƯỞNG ỨNG
NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG AIDS 1/12
Sáng ngày 01/12/2012, tại TTVH và DL huyện
Phước Sơn, TTYT huyện Phước Sơn kết hợp với huyện
đoàn Phước Sơn tổ chức lễ mitting và diễu hành hưởng
ứng tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV năm
2012 và ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12 với
Chủ đề: “Hướng tới không còn người nhiễm mới
HIV”. Tham dự lễ mitting có đại biểu các cấp lãnh đạo,
ban ngành, đoàn thể trong huyện, lãnh đạo TTYT, huyện đoàn Phước Sơn, Ban Giám
hiệu trường PTTH Khâm Đức, các thầy, cô giáo cùng các em học sinh trường phổ thông
nội trú, trường Phổ thông Lý Tự Trọng, trường PTTH Khâm Đức. Sau lễ mitting, đoàn xe
cổ động diễu hành tuyên truyền gồm hơn 200 em học sinh và thầy cô giáo tham gia, sự
hỗ trợ xe cảnh sát giao thông tháp tùng, dẫn đường, đoàn diễu hành đã lần lượt đi qua các
trục đường lớn trên địa bàn huyện mang theo các thông điệp và những hình ảnh truyền
thông về phòng, chống HIV/AIDS. Lễ mitting và diễu hành được tổ chức nhằm thu hút
sự quan tâm và tăng cường trách nhiệm của các cấp lãnh đạo Đảng, nhà nước, các ban
ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong huyện về công tác tuyên truyền, giáo dục
phòng, chống HIV/AIDS, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành
vi an toàn về dự phòng lây nhiễm HIV cho mọi tầng lớp nhân dân. Tăng cường sự hỗ trợ
của gia đình, xã hội với những người nhiễm HIV, nâng cao trách nhiệm đối với người
nhiễm HIV trong công tác phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS.
Đoàn Văn Tất
T3G Trung tâm y tế Phước Sơn
HỘI NGHỊ PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT KHU VỰC BIÊN GIỚI QUẢNG NAM
(VIỆT NAM – LÀO (SÊ-KÔNG)
Ngày 19/12/2012, tại huyện Nam Giang, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam phối hợp với Sở
Y tế tỉnh Sê-Kông (Lào) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả phòng chống sốt rét khu vực
biên giới 2 tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và Sê Koong (Lào) giai đoạn 2009 – 2012. Dự
Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Sở Y tế hai tỉnh Quảng Nam, Sê-Kông; Lãnh đạo
huyện Nam Giang, phòng y tế các huyện biên giới, các trạm y tế quân - dân y khu vực
biên giới thuộc hai huyện Nam Giang và Tây Giang.
Qua 4 năm thực hiện Dự án quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét Việt Nam tại Quảng
Nam, đến cuối năm 2012, tình hình phòng chống sốt rét đã có những chuyển biến tích
cực. Tỷ lệ bệnh nhân sốt rét trên 1000 dân chỉ còn 0,6, giảm 40% so với năm 2009; số
bệnh nhân mắc sốt rét giảm 75%; không có người chết do sốt rét, không có dịch sốt rét
xảy ra. Hai tỉnh Quảng Nam và Sê-Kông đã tập trung thảo luận về tình hình sốt rét, các
chiến lược, biện pháp cũng như những tồn tại trong việc thực hiện phòng chống sốt rét
trong thời gian qua tại mỗi tỉnh; đồng thời đề ra những giải pháp khắc phục trong thời
gian đến. Cũng tại Hội nghị này Lãnh đạo Sở y tế 2 tỉnh đã ký kết biên bản ghi nhớ giữa
2 tỉnh về phối hợp trong cong tác phòng chống sốt rét, nâng cao sức khỏe cho nhân dân
tại khu vực biên giới 2 tỉnh Quảng Nam và Sê-Kông
Thanh Tùng
22
TRUYỀN THÔNG SỨC KHỎE CHO HỘI VIÊN HỘI NÔNG DÂN
Nhằm nâng cao kiến thức để người dân biết cách tự phòng tránh, phát hiện các
bệnh phổ biến trong cộng đồng như: lao, sốt xuất huyết, sốt phát ban, huyết áp, tay chân
miệng… để kịp thời đến các cơ sở y tế khám và điều trị. Trong 2 ngày 29, 30 tháng 11 và
ngày 24/12, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Quảng Nam đã phối hợp với bác
sĩ bệnh viện Lao – bệnh phổi và Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam tổ chức truyền thông
trực tiếp cho hội viên hội nông dân tại 2 xã Tam Dân, huyện Phú Ninh; xã Bình Trị,
huyện Thăng Bình và người dân khối phố 7, phường An Xuân, thành phố Tam Kỳ
Các buổi truyền thông đã thu hút hàng trăm hội viên hội nông dân tại 2 xã Tam
Dân, Bình Trị và người dân tại khối phố 7 phường An Xuân tham gia đông đủ. Các ý bác
sĩ đến từ Bệnh viện Lao – Bệnh phổi và Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe
Quảng Nam đã truyền thông, hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc về các vấn đề liên
quan đến sức khỏe của các hội viên như: Bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt phát ban có
giống nhau không? Hay bị bệnh lao mà uống vài ngày thuốc thấy khỏi thì có cần điều trị
nữa không?... Sau khi có thêm được những kiến thức bổ ích từ buổi truyền thông này, các
hội viên của hội nông dân xã sẽ lồng ghép vào các buổi sinh hoạt thôn, xóm để tuyên
truyền lại cho người dân tại địa phương mình với mục tiêu xây dựng làng, xã văn hóa,
khỏe mạnh.
Hoàng Việt
MITING, CỔ ĐỘNG NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS
Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống AIDS, sáng ngày 01/12, tại huyện Hiệp
Đức, Sở Y tế Quảng Nam phối hợp với UBND huyện Hiệp Đức tổ chức lễ mitting và
diễu hành tuyên truyền cổ động phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/AIDS.
Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế thế giới, hiện nay trên toàn thế giới có gần 40
triệu người nhiễm HIV/AIDS. Ở nước ta, tính đến tháng 10/2010 đã có hơn 180 nghìn
người nhiễm HIV. Riêng tại tỉnh Quảng Nam, đến ngày 30/10/2009, tỉnh ta đã phát hiện
được 555 trường hợp nhiễm HIV, trong đó đã có 277 người chuyển sang giai đoạn AIDS
và 222 trường hợp chết do AIDS tại 17/18 huyện, thị, thành phố. Với chủ đề ngày Thế
giới phòng chống HIV/AIDS năm nay là “Hướng tới không còn người nhiễm mới
HIV”, buổi lễ miting cũng là dịp để tuyên truyền cho mọi người dân tham gia vào các
hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Tại buổi mitting, Lãnh đạo Sở y tế đã phát biểu kêu
gọi thế hệ trẻ huyện nhà chung tay, góp sức cùng với cộng đồng, hành động mạnh mẽ
hơn nữa để đẩy lùi căn bệnh thế kỷ ra khỏi cộng đồng. Đồng thời thay đổi cách nhìn nhận
và thái độ ứng xử đối với những người bị nhiễm HIV. Ngay sau buổi lễ, các đoàn viên
thanh niên diễu hành xe hoa, xe máy qua các tuyến đường nội thị của huyện mang theo
nhiều băng rôn, khẩu hiệu với mong muốn tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho nhân
dân để chống lại căn bệnh HIV/AIDS.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHẪU THUẬT VÀ GÂY
MÊ NĂM 2012
Ngày 28/12/2012, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam tổ chức tổng kết công
tác phẫu thuật và gây mê năm 2012. Tham dự có PGS. TS Nguyễn Văn Hỷ - PGĐ
Trung tâm chấn thương chỉnh hình bệnh viện trung ương Huế, Ths. Bs Nguyễn
Văn Hai – GĐ Sở Y tế Quảng Nam, đại diện Lãnh đạo và hơn 50 bác sĩ làm công
tác gây mê, phẫu thuật tại các bệnh viện, TTYT trên địa bàn toàn tỉnh.
Năm qua, BVĐK Quảng Nam đã thực hiện được 8.794 ca phẫu thuật các loại
(đạt 125,6% kế hoạch giao), trong đó mổ nội soi là 1.617 ca; nhiều kỹ thuật phẫu
23
thuật hiện đại đã được triển khai thực hiện hiệu quả, giúp bệnh nhân phục hồi sức
khỏe tốt như: Nội soi khớp gối, nội soi cắt u thực quản, nội soi lấy máu tụ trong
lồng ngực, cấp cứu cắt gan,v.v... Tại Hội nghị này, nhiều phẫu thuật viên đến từ
các bệnh viện đã tham gia báo cáo khoa học về các kỹ thuật mới, hiện đại trong
công tác phẫu thuật phục vụ cho công tác khám chữa bệnh như: nội soi khớp,
thuyên tắc mạch trong chấn thương chỉnh hình, kết quả thay khớp háng bán phần,
gây tê tủy sống bằng Bupivacain liều thấp kết hợp Fentanyl trong phẫu thuật chấn
thương chỉnh hình chi dưới ở người cao tuổi, v.v... Cùng ngày, Hội nghị đã ra mắt
Ban chấp hành Hội phẫu thuật và gây mê tỉnh Quảng Nam.
Trưởng Hoa – Thu Trang
CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN
Chịu trách nhiệm xuất bản: Ths.Bs Nguyễn Văn Hai - Giám đốc Sở Y tế
Ban biên tập:
Ths.Bs. Nguyễn Thị Liên – Phó Giám đốc Sở Y tế
Thư ký: Bs.CKI. Nguyễn Thị Kim Vân
Bs. Nguyễn Minh Thu
CN. Hoàng Thị Minh Hiền
CN. Trần Thị Trưởng Hoa
CN. Nguyễn Thị Thu Trang
Nguyễn Thị Hoàng Việt
Phan Công Duẩn
In 560 bản khổ 19 x 27 tại Công ty cổ phần In và dịch vụ Quảng Nam - 110 Hùng
Vương - Tam Kỳ - ĐT: 0510. 859367 - 0510. 812276. Giấy phép số: 36/GP-XBBT. Do
Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 19 tháng 5 năm 2009.
BAN BIÊN TẬP
“Bản tin Y Dược Quảng Nam” đã nhận được tin, bài, thơ v.v...của các tác giả: Lê
Văn Hoan (Núi Thành), Đoàn Văn Tất (Phước Sơn), Trần Văn Hóa (TTYT Hội An), Lê
Văn Ý (Tây Giang), Trần Tấn Tài (Nam Giang), Lương Thị Lời (Phú Ninh)... nhưng do
trang in có hạn nên những tin, bài còn lại chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng đăng vào các số
sau. Rất mong nhận được sự cộng tác của đồng nghiệp và các bạn để Thông tin “Y Dược
Quảng Nam” có nội dung ngày càng phong phú hơn.
24
25