Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CUNG ỨNG và sử DỤNG THỨC ăn NUÔI tôm nước lợ tại TỈNH QUẢNG NAM và QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.1 MB, 83 trang )


i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG
**********

**********





NGUYỄN MINH PHƯƠNG




ðIỀU TRA HIỆN TRẠNG
CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN NUÔI TÔM NƯỚC LỢ
TẠI TỈNH QUẢNG NAM VÀ QUẢNG NGÃI


LUẬN VĂN THẠC SĨ













Nha Trang, năm 2011

ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG
**********

**********




NGUYỄN MINH PHƯƠNG




ðIỀU TRA HIỆN TRẠNG
CUNG ỨNG VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN NUÔI TÔM NƯỚC LỢ
TẠI TỈNH QUẢNG NAM VÀ QUẢNG NGÃI


LUẬN VĂN THẠC SĨ





Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã số: 60 62 70
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LẠI VĂN HÙNG



Nha Trang, năm 2011

i
CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan luận văn này ñược hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi. Số liệu và các kết quả của nghiên cứu này chưa ñược dùng cho bất
cứ luận văn cùng cấp nào khác.

Ngày tháng 6 năm 2011
Tác giả


Nguyễn Minh Phương






















ii
LỜI CẢM ƠN

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến thầy PGS.TS Lại Văn Hùng ñã tận tình giúp
ñỡ, hướng dẫn và ñóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường ðại
học Nha Trang, Trường Cao ñẳng Thủy sản; xin cám ơn toàn thể các anh chị
lớp Cao học CHNT 2009-BN ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học
tập, thu thập số liệu và thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn ñến các anh, chị tại Phòng Nuôi trồng thủy sản - Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, Chi cục Nuôi trồng thủy sản
tỉnh Quảng Nam ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu ñể thực
hiện ñề tài này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến Lãnh ñạo Tổng cục Thủy sản, Lãnh ñạo Vụ
Nuôi trồng thủy sản ñã tạo ñiều kiện và giúp ñỡ tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh ñạo, cán bộ Dự án Hợp phần Hỗ trợ phát triển

NTTS sản bền vững (SUDA) ñã giúp ñỡ và hỗ trợ tôi thực hiện khóa học thạc sỹ
này.
Sau cùng tôi xin cảm ơn ñến gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp ñã ñộng viên, giúp
ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện
luận văn của chương trình cao học.

Hà Nội, tháng 6 năm 2011
Tác giả


Nguyễn Minh Phương


iii
MỤC LỤC

CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

MỞ ðẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3


1.1. Nuôi tôm trên thế giới 3

1.2. Tình hình nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam 5

1.2.1. Bối cảnh phát triển nuôi tôm hiện nay ở Việt Nam 6

1.2.2. Một số hình thức nuôi tôm ở Việt Nam 6

1.2.3. Diện tích nuôi tôm nước lợ 7

1.2.4. Sản lượng tôm nuôi 8

1.2.5. Tình hình sản xuất tôm giống ở Việt Nam 10

1.2.6. Tình hình nuôi tôm nước lợ tại Quảng Nam, Quảng Ngãi 13

1.3. Sơ lược về thức ăn nuôi thuỷ sản tại Việt Nam 17

1.3.1. Nhu cầu, khả năng sản xuất thức ăn phục vụ nuôi thủy sản 17

1.3.2. Nguyên liệu sản xuất thức ăn và khả năng cung cấp trong nước 19

1.3.3. Tình hình cung ứng thức ăn thủy sản 19

1.3.4. Thuế nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn 20

1.3.5. Giá thức ăn thủy sản 20

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23


2.1. Thời gian và phạm vi nghiên cứu 23

2.1.1. Thời gian thực hiện 23

2.1.2. ðịa ñiểm thực hiện: 23

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu 24

2.2. Thu thập số liệu 25

2.2.1. Số liệu thứ cấp 25

2.2.2. Số liệu sơ cấp 25

2.2.3. Xử lý và phân tích số liệu 25

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

3.1. Quản lý nuôi trồng thủy sản tại Quảng Nam, Quảng Ngãi 27

3.1.1. Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản tại Quảng Nam 27

3.1.2. Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản tại Quảng Ngãi 27

3.2. Hoạt ñộng kinh doanh thức ăn nuôi tôm nước lợ 28

3.2.1. Thông tin chung về cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản. 28

3.2.1.1. Số năm thực hiện kinh doanh thức ăn 28


3.2.1.2. Trình ñộ văn hóa và trình ñộ chuyên môn 29

3.2.1.3. Hệ thống cấp ñại lý và số lao ñộng trong một cơ sở kinh doanh. 30

3.2.1.4. Hoạt ñộng kinh doanh thức ăn nuôi tôm nước lợ 31

3.2.1.5. Cơ sở kinh doanh tham gia nuôi tôm nước lợ 33


iv
3.2.2. Vay vốn ngân hàng và khả năng thanh toán khi mua thức ăn 33

3.2.3. Quá trình kinh doanh 34

3.2.3.1. Thực hiện vận chuyển cho người mua hàng và tư vấn kỹ thuật 34

3.2.3.2. Thông tin về tăng giá bán 36

3.2.4. Ưu ñãi mà cơ sở kinh doanh và người dân ñược hưởng 37

3.2.4.1. Các hình thức thưởng 37

3.2.4.2. Thông tin về chiết khấu trong kinh doanh thức ăn 37

3.2.4.3. Ưu ñãi ñối với người mua thức ăn 38

3.2.4.4. Khả năng thanh toán của người mua thức ăn 39

3.2.5. Chất lượng thức ăn thủy sản 40


3.2.5.1. Bán thức ăn có hàm lượng protein: 40

3.2.5.2. Chất lượng thức ăn 40

3.2.6. Phương tiện vẫn chuyển và ñiều kiện về kinh doanh 41

3.2.6.1. Phương tiện vận chuyển 41

3.2.6.2. ðiều kiện về kinh doanh 42

3.2.7. Nội dung về ñào tạo, tập huấn và công tác quản lý 42

3.2.7.1. Nội dung về ñào tạo, tập huấn 42

3.2.7.2. Hoạt ñộng kiểm tra của cơ quan quản lý 43

3.3. Tình hình sử dụng thức ăn nuôi tôm 43

3.3.1. Thông tin về cơ sở nuôi tôm nước lợ 43

3.3.2. Tình hình nuôi tôm nước lợ 44

3.3.2.1. ðối tượng và diện tích nuôi 44

3.3.2.2. Năng suất và hệ số thức ăn trong nuôi tôm nước lợ (tôm thẻ) 45

3.3.2.3. Thời gian nuôi 46

3.3.3.Thông tin về tình hình sử dụng thức ăn 46


3.3.3.1. Loại thức ăn sử dụng 46

3.3.3.2. Thay ñổi chủng loại thức ăn trong qua trình nuôi 46

3.3.3.3. Thông tin về nguồn gốc thức ăn và cơ sở sản xuất 47

3.3.3.4. Hàm lượng protein trong thức ăn và chi phí thức ăn 48

3.3.3.5. ðánh giá về chất lượng thức ăn và chất bổ sung thức ăn 50

3.3.4. Thông tin về môi trường nuôi và dịch bệnh 51

3.3.5. Thông tin về vay vốn 51

3.3.5.1. Vay vốn ngân hàng 51

3.3.5.2. Thời gian nợ khi mua thức ăn của cơ sở nuôi 52

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT 53

4.1. Kết luận 53

4.2. ðề xuất 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC 1







v
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Stt

Chữ viết
tắt
Diễn giải nghĩa
1 BTC Bán thâm canh
2 CoC Qui phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản bền vững
3 ðv ðơn vị tính
4 GAP Qui phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt
5 FAO Tổ chức Lương thực – Nông nghiệp của Liên hiệp Quốc
6 FCR Hệ số chuyển ñổi thức ăn
7 Ha Hécta
8 KD Kinh doanh
9 NQ - CP Nghị quyết của Chính phủ
10 NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
11 Nxb Nhà xuất bản
12 NN - TS Nông nghiệp - Thuỷ sản
13 HTX Hợp tác xã
14 TA Thức ăn
15 TATS Thức ăn thủy sản
16 TC Thâm canh
17 TCN Tiêu chuẩn ngành
18 TS Thủy sản
19 PRA Phương pháp ñánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia

20 UBND Uỷ ban Nhân dân
21 QC Quảng canh
22 QCCT Quảng canh cải tiến










vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Diện tích nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam từ năm 2005-2010 8

Bảng 1.2: Sản lượng tôm nuôi nước lợ ở Việt Nam từ năm 2005 - 2010 9

Bảng 1.3: Diễn biến số lượng trại sản xuất và sản lượng tôm giống ở Việt Nam 11

Bảng 1.4. Nuôi tôm nước lợ tại Quảng Nam năm 2009-2010 15

Bảng 1.5. Tình hình sản xuất thức ăn thủy sản từ 2005 ñến 2009 18

Bảng 1.6: Biến ñộng giá thức ăn thuỷ sản từ năm 2005 ñến T2/2011. 21

Bảng 2.1: Phân bố số mẫu ñiều tra 25


Bảng 3.1: Số năm kinh nghiệm kinh doanh thức ăn thủy sản 28

Bảng 3.2. Trình ñộ văn hóa và trình ñộ chuyên môn 29

Bảng 3.3. Hệ thống cấp ñại lý và số lao ñộng trong một cơ sở kinh doanh 31

Bảng 3.4: Thông tin về hoạt ñộng kinh doanh 32

Bảng 3.5. Cơ sở kinh doanh thức ăn tham gia nuôi tôm nước lợ 33

Bảng 3.6. Vay vốn và khả năng thanh toán cho cơ sở sản xuất thức ăn 34

Bảng 3.7. Vận chuyển cho người mua hàng và tư vấn kỹ thuật 35

Bảng 3.8. Niêm yết giá, giá bán thức ăn so với giá niêm yết 35

Bảng 3.9. Thông tin về tăng giá bán 36

Bảng 3.10. Mức thưởng theo quý mà cơ sở KD TATS ñược hưởng 37

Bảng 3.11. Thông tin về chiết khấu trong kinh doanh 38

Bảng 3.12. Ưu ñãi ñối với người mua thức ăn 38

Bảng 3.13. Khả năng thanh toán của người mua thức ăn 39

Bảng 3.14. Thời gian nợ khi mua thức ăn của người nuôi 40

Bảng 3.15. Bán thức ăn có hàm lượng protein: 40


Bảng 3.16. Chất lượng thức ăn hiện nay 41

Bảng 3.17. Phương tiện vận chuyển 41

Bảng 3.18. ðiều kiện về kinh doanh 42

Bảng 3.19. Nội dung về ñào tạo, tập huấn 43

Bảng 3.20. Hoạt ñộng kiểm tra của cơ quan quản lý 43

Bảng 4.1. Trình ñộ văn hóa của chủ hộ 44

Bảng 4.2. ðối tượng và diện tích nuôi 45

Bảng 4.3. Năng suất và hệ số thức ăn trong nuôi tôm thẻ 45

Bảng 4.4. Thời gian nuôi tôm 46

Bảng 4.5. Loại thức ăn sử dụng 46

Bảng 4.6. Thay ñổi chủng loại thức ăn trong quá trình nuôi 47

Bảng 4.7. Thông tin về nguồn gốc thức ăn và cơ sở sản xuất 47

Bảng 4.8. Hàm lượng protein trong thức ăn và chi phí thức ăn 49

Bảng 4.9. Hàm lượng protein theo quy ñịnh của Bộ NN&PTNT 49

Bảng 4.10. ðánh giá về chất lượng thức ăn, chất bổ sung thức ăn 50


Bảng 4.11. Thông tin về môi trường nuôi và dịch bệnh 51

Bảng 4.12. Thông tin về vay vốn ngân hàng 51

Bảng 4.13. Thời gian nợ khi mua thức ăn của cơ sở nuôi 52


vii
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Diễn biến sản lượng và giá trị tôm nuôi trên thế giới. 5
Hình 1.2: Diện tích nuôi tôm nước lợ từ năm 2005-2010. 8
Hình 1.3: Sản lượng tôm sú và tôm thẻ từ năn 2005-2010 10
Hình 1.4: Biến ñộng giá thức ăn tôm sú từ 2006 – T2/2011 22
Hình 1.5: Biến ñộng giá thức ăn tôm thẻ từ năm 2008 – T2/2011 22
Hình 2.1. Bản ñồ hành chính tỉnh Quảng Nam. 23
Hình 2.2. Bản ñồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi. 24
Hình 2.3: Nội dung và cách tiếp cận của ñề tài 25
Hình 3.1. Cơ cấu số năm kinh nghiệm kinh doanh TATS 29
Hình 3.2. Trình ñộ chuyên môn của chủ cơ sở KD TATS. 30
Hình 3.3. Thông tin về vay vốn ngân hàng 34
Hình 3.4. Giá bán so với giá niêm yết 36
Hình 3.5: Trình ñộ văn hóa của chủ hộ 44
Hình 3.6: Cơ sở sản xuất có vốn trong nước/nước ngoài. 48





















1
MỞ ðẦU

Nuôi trồng thủy sản nước ta những năm qua ñã phát triển mạnh và có
ñóng góp ñáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao vị thế của ñất
nước. Từ chỗ chỉ có 262.000 ha mặt nước ñược ñưa vào nuôi trồng thủy sản, cho
sản lượng chưa ñầy 200.000 tấn ở năm 1980, ñến nay (năm 2009) diện tích nuôi
thả ñã ñược mở rộng lên là 1.100.000 ha, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm
2009 ñạt 2,653 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành ước ñạt 4,3
tỷ USD. Năm 2010, tổng sản lượng nuôi ñạt 2,8 triệu tấn, tăng 9% so với năm
2009. Với sự ñóng góp chủ yếu của sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh
cá tra thì tôm nước lợ có vị trí quan trọng góp phần vào giá trị xuất khẩu của
toàn ngành.
Năm 2009, diện tích nuôi tôm sú hơn 600.000 ha, trong ñó diện tích nuôi
bán thâm canh và thâm canh khoảng 60.000 ha (với năng suất 2,0 – 8,0
tấn/ha/vụ), diện tích nuôi quảng canh sinh thái và quảng canh cải tiến là hơn

500.000 ha. Sản lượng năm 2008 khoảng 320.000 tấn và năm 2009 khoảng
290.000 tấn.
Nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam phát triển từ năm 2001. Sản lượng
tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam từ năm 2002 mới chỉ ñạt khoảng 10.000 tấn, năm
2004 là 30.000 tấn và năm 2008 là gần 70.000 tấn; theo thống kê chưa ñầy ñủ,
tính ñến hết tháng 11/2009 sản lượng nuôi tôm he chân trắng trên cả nước
80.157 tấn. Tốc ñộ tăng trưởng bình quân qua các năm từ 2002 ñến 2009 ñạt
khoảng 15%/năm. Cùng với sự gia tăng về sản lượng thì diện tích nuôi cũng
tăng từ năm 2002 là 1.710 ha, năm 2007 là 4.002 ha, năm 2008 là 14.000 ha,
tính ñến hết tháng 8 năm 2009 là 16.611 ha, tập trung vào các tỉnh miền Trung.
Thức ăn là yếu tố quan trọng hàng ñầu trong nuôi tôm nước lợ, từ năm
2008 ñến nay, giá thức ăn thuỷ sản liên tục tăng, chi phí thức ăn chiếm từ 55-
65% tổng chi phí; chưa quản lý ñược về giá thức ăn. Số lượng, chủng loại thức
ăn ngày càng nhiều, chất lượng thức ăn chưa thực sự kiểm soát ñược, hệ thống
văn bản quản lý chưa phù hợp với tình hình hiện nay, các tiêu chuẩn, quy chuẩn
về thức ăn chưa hoàn thiện.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, ñòi hỏi cần phải nắm rõ hơn về tình
hình cung ứng, sử dụng thức ăn từ ñó có ñề xuất các hướng quản lý và có cơ chế

2
chính sách ñối với thức ăn dùng cho nuôi trồng thuỷ sản.
Do ñó, việc thực hiện ñề tài: “ðiều tra hiện trạng cung ứng và sử dụng
thức ăn nuôi tôm nước lợ tại tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi” là rất cần thiết.
Nhằm ñánh giá ñược hiện trạng, tình hình cung ứng và sử dụng thức ăn nuôi tôm
nước lợ từ ñó ñề xuất giải pháp, chính sách tăng cường quản lý.
* Mục tiêu nghiên cứu:
Nắm ñược hiện trạng cung ứng và hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi tôm
nước lợ tại hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
* Ý nghĩa nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu của ñề tài này là cơ sở ñể ñề
xuất, kiến nghị cho người nuôi tôm và cơ quan quản lý các cấp trong quản lý

thức ăn thủy sản.
* Nội dung nghiên cứu:
1/ Tìm hiểu hiện trạng cung ứng và sử dụng thức ăn nuôi tôm nước lợ tại
tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi;
2/ ðánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn nuôi tôm nước lợ;
3/ ðánh giá công tác quản lý của các cơ quan chuyên ngành ñối với hoạt
ñộng cung ứng và sử dụng thức ăn nuôi tôm nước lợ và các văn bản quản
lý liên quan;
4/ ðề xuất giải pháp, chính sách trong quản lý.








3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Nuôi tôm trên thế giới
Quá trình phát triển nuôi tôm biển trên thế giới trải qua 3 giai ñoạn chính:
(i) từ năm 1960 ñến năm 1980 là giai ñoạn nghiên cứu, phát triển và nhảy vọt;
(ii) từ năm 1980 ñến năm 1990 là giai ñoạn gặp nhiều khó khăn nhất, dịch bệnh,
suy thoái môi trường và mâu thuẫn về kinh tế - xã hội; (iii) từ 1990 ñến tương
lai là giai ñoạn hướng tới phát triển bền vững với sự ña dạng ñối tượng nuôi, cải
thiện quy hoạch và quản lý phát triển [6].
Tôm biển ñã và ñang ñược phát triển nuôi với quy mô lớn ở nhiều nước
trên thế giới nhờ giá trị xuất khẩu cao mà ñối tượng này mang lại. ðặc biệt là các
nước như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Philippine, ðài Loan, Ấn ðộ, có

nghề nuôi tôm rất phát triển [22],[27].
Tổng số lượng trại nuôi tôm trên thế giới là khoảng 380.000 trại, chiếm
khoảng 1.25 triệu ha, với sản lượng hàng năm tăng tỷ lệ thuận theo thời gian.
ðối tượng tôm nuôi cũng rất ña dạng. Tổng số loài tôm biển ñược nuôi phổ biến
trên thế giới khoảng 22 loài. Giai ñoạn năm 1950 -1968 nuôi chủ yếu họ tôm he
(Penaeus ssp), giai ñoạn này tôm chân trắng (Liptopenaeus vannamei) và tôm sú
(Penaeus monodon) có cơ cấu trong sản lượng thấp. Giai ñoạn 1969 - 2002, tôm
sú bắt ñầu vượt lên vị trí ñứng ñầu và tôm chân trắng ở vị trí thứ hai trong cơ
cấu 22 loài nuôi trên thế giới [21].
Hiện nay, nhiều quốc gia ñang lúng túng ñể chọn ñối tượng nuôi chủ chốt
trong cơ cấu ñàn tôm nuôi. Nếu chọn tôm sú với những ưu ñiểm như ñạt kích cỡ
tôm thương phẩm lớn, giá cao, dễ tiêu thụ; nhưng hạn chế của tôm sú là thời
gian nuôi kéo dài và tôm ñang có dấu hiệu bị thoái hoá. Nếu chọn tôm chân
trắng với thời gian nuôi ngắn, năng suất nuôi cao, rộng muối và rộng nhiệt, tỷ lệ
sống cao và giá thành thấp hơn tôm sú; nhưng hạn chế của tôm chân trắng là giá
trị thấp hơn tôm sú và chiếm lĩnh thị trường thường thấp hơn tôm sú [24].
Tôm biển có thể nuôi ở các ao ñầm nước lợ ven biển có diện tích rất ña
dạng, có thể nuôi quanh năm (ở các diện tích có ñiều kiện môi trường, nhất là
nhiệt ñộ, ñộ mặn phù hợp và ổn ñịnh) hoặc có thể nuôi theo mùa (1 vụ/năm) có
ñiều kiện môi trường thích hợp. Hoạt ñộng nuôi tôm bao gồm nuôi QC, BTC và
TC. Từ ñó hoạt ñộng nuôi tôm có sự chuyển ñổi từ nuôi QC, BTC sang nuôi TC.
Kỹ thuật nuôi TC bao gồm: (i) Tăng mật ñộ thả (trung bình 250,000 ñến

4
500,000 con giống trên 1 ha); (ii) Sự phụ thuộc lớn vào các trại nuôi con giống;
(iii) Phụ thuộc vào thức ăn chế biến; (iv) Sử dụng hệ thống quạt khí; và (v) Tăng
chu kỳ trao ñổi nước [26].
Nuôi tôm TC có diện tích trung bình ao nuôi tôm ở châu Á từ 2 ha/ao
(Thái Lan) ñến 19,8 ha/ao (Ấn ðộ). Mật ñộ thả từ 29,9 con/m
2

(Ấn ðộ) ñến
115,1 con/m
2
(Thái Lan). Chu kỳ nuôi ở Trung Quốc 1 vụ/năm, Thái Lan,
Indonesia và Malaysia ñạt 1,9 vụ/năm. Năng suất tôm nuôi có thể ñạt từ 1.229
kg/ha ở Trung Quốc ñến 10.727 kg/ha ở Thái Lan. Với nuôi BTC tại Trung
Quốc có diện tích trung bình mỗi trại nuôi tôm BTC ở Trung Quốc 24,9 ha/ao,
Bangladesh 12,7 ha/ao; mật ñộ tôm thả ở Malaysia 39 con/m
2
; hệ số chuyển ñổi
thức ăn ñạt cao nhất ở Bangladesh (2,7) và thấp nhất ở Việt Nam (1,3). Mùa vụ
nuôi cũng tương tự như nuôi TC. Diện tích ao nuôi tôm QC lớn, trung bình 12,6
ha/ao và biến ñộng từ 1,2 ha (ấn ðộ) ñến 39,5 ha (Trung Quốc). Mật ñộ thả tôm
rất thấp từ 0,1 con/m
2
(Thái Lan) ñến 7,9 con/m
2
ao (Trung Quốc) và cao nhất là
Sri Lanka (14,9 con/m
2
) [26].
Tuy nhiên việc nuôi tôm năng suất cao làm cho môi trường bị ô nhiễm,
bệnh xuất hiện nhiều, ñã buộc người sản xuất phải sử dụng một lượng chất xử lý
và thuốc lớn làm cho môi trường dễ bị suy thoái và dư lượng hoá chất trong tôm
cao. Vì vậy, gần ñây chính phủ Thái Lan ñã có khuyến cáo người dân nên thả
nuôi tôm với mật ñộ 30 - 40 con/m
2
[28].
a) Về sản lượng tôm:
Sản lượng tôm nuôi trên toàn cầu ngày càng tăng, từ 163.861 tấn năm

1984 lên tới 3.555.451 tấn năm 2006, ñạt tốc ñộ tăng trung bình năm 15%/năm.
Hàng năm, trên thế giới sản lượng tôm bán trên thị trường thường chiếm 25% có
nguồn gốc từ nuôi và 75% từ khai thác. Trong cơ cấu sản lượng tôm biển nuôi
trên thế giới chủ yếu ñược ñóng góp từ Châu Á, như Trung Quốc, Thái Lan và
Việt Nam [21].
Trong giai ñoạn từ năm 1983 - 1987 sản lượng tôm nuôi có tăng nhưng
tốc ñộ tăng trưởng chậm, nguyên nhân chủ yếu do tôm bị bệnh vi khuẩn Vibrio
gây ra trên diện rộng, ñặc biệt là Châu Á. Từ năm 1993 ñến năm 2006 sản
lượng tôm nuôi trên thế giới có tăng và ñạt tốc ñộ tăng cao nhưng không ổn
ñịnh, tôm nuôi thường xuyên bị bệnh và phổ biến nhiều ở các nước có nghề nuôi
tôm phát triển như Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam [21].

5
b) Về giá trị:
Giá trị sản lượng tôm nuôi trên thế giới có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với
thời gian. Tổng giá trị tôm nuôi năm 1984 ñạt 816 triệu USD nhưng ñến năm
2006 là 14.035.895 triệu USD và ñạt tốc ñộ tăng trưởng trung bình năm
13,8%/năm. Trong ñó tôm sú ñạt 12%/năm, tôm he chân trắng 15%/năm và các
ñối tượng tôm khác giảm - 11%/năm [21].
Giá trị sản lượng tôm nuôi tăng, nhưng giá tôm bán trên thị trường quốc tế
có xu hướng giảm tương ñối nhanh. Năm 1984 giá trị bình quân trên 1kg tôm
nuôi trển thế giới ñạt 5,0USD/kg tôm, nhưng ñến năm 2006 chỉ còn 3,9USD/kg
tôm, ñạt tốc ñộ tăng trưởng bình quân năm giảm -1,1%/năm về giá trị. Riêng ở
thị trường Mỹ giá tôm giảm từ 6 USD năm 2001 xuống còn 3 USD năm 2004. Ở
Việt Nam giá bán trung bình ñạt 90 - 100 ngàn ñồng/kg xuống còn 70 - 85 ngàn
ñồng/kg ñối với tôm 28 - 32 con/kg [21].
-
2,000,000
4,000,000
6,000,000

8,000,000
10,000,000
12,000,000
14,000,000
16,000,000
1984
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
-
1.0

2.0
3.0
4.0
5.0
6.0
7.0
Sản lượng (tấn)
Giá trị (1.000 USD)
Giá trị trên sản phẩm (USD/kg )

Hình 1.1: Diễn biến sản lượng và giá trị tôm nuôi trên thế giới.
1.2. Tình hình nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam
Nuôi tôm ở Việt Nam ñã phát triển mạnh trong những năm gần ñây và trở
thành ngành kinh tế quan trọng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng
triệu người dân ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ ñáng kể. Sự chuyển biến
mạnh mẽ của nghề nuôi tôm thương phẩm ñược ñánh dấu vào năm 2000, khi
Chính phủ ban hành Nghị quyết 09/2000/NQ-CP, cho phép chuyển ñổi một
phần diện tích trồng lúa, làm muối năng suất thấp, ñất hoang hoá sang nuôi
trồng thuỷ sản [1],[2].

6
1.2.1. Bối cảnh phát triển nuôi tôm hiện nay ở Việt Nam
a) Về kinh tế: Thu nhập thấp, nguồn vốn thiếu, ñang chập chững ñi theo cơ
chế kinh tế thị trường. Người dân chưa nắm ñược các nguyên lý quản lý kinh tế,
không biết hạch toán kinh tế. Quy mô sản xuất nhỏ, kém hiệu quả, không nắm
ñược thông tin thị trường và dự báo thị trường một cách chắc chắn. Cơ sở hạ
tầng kém phát triển. Việc áp dụng các mô hình GAP, CoC và chứng nhận chất
lượng và dán mác sản phẩm sẽ tăng chi phí sản xuất, dân nghèo khó ñáp ứng
[19][22].
b) Về xã hội: Là nghề cá nhân dân, ưu ñiểm là giải quyết ñược vấn ñề bình

ñẳng, tạo việc làm cho người dân bản ñịa, nhược ñiểm là manh mún, tổ chức
quản lý yếu và lỏng lẻo. Trình ñộ văn hoá, dân trí thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát
triển. Mối liên kết giữa các bên tham gia vào dây chuyền sản xuất chưa chặt chẽ,
dẫn ñến cạnh tranh không lành mạnh, triệt tiêu cơ hội phát triển [7]. Dân số
ñông, mật ñộ dân số cao, cùng sử dụng tài nguyên ñể phát triển kinh tế, dễ dẫn
ñến mâu thuẫn và sung ñột về lợi ích. Người nông dân sản xuất quy mô nhỏ có
nguy cơ bị ñẩy ra khỏi ngành nuôi tôm nếu thị trường nhập khẩu áp dụng các
tiêu chuẩn rào cản khắt khe. Cần tăng cường vai trò quản lý của nhà nước và các
bên có liên quan ñể giảm thiểu các tác ñộng tiêu cực của ngành nuôi tôm lên môi
trường và cộng ñồng bản ñịa [11].
c) Về khoa học, công nghệ và môi trường: ðã mở diện tích nuôi quá rộng,
nhiều chủ thể tham gia, khó quản lý. Có nhiều hình thức nuôi, công nghệ giống,
kỹ thuât nuôi còn thấp, người dân vẫn chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm. Chưa chủ
ñộng, khắc phục ñược vấn ñề cung ứng và quản lý giống tôm. Chưa ñánh giá,
quản lý tác ñộng của nuôi tôm lên môi trường. Chưa nội hoá các rủi ro ngoại
ứng về môi trường trong hạch toán lợi ích chi phí của hệ thống sản xuất [2].
1.2.2. Một số hình thức nuôi tôm ở Việt Nam

Nuôi tôm quảng canh: Nuôi QC hiện tập chung chủ yếu nuôi ở các tỉnh
thuộc ven biển phía Bắc và các tỉnh miền Tây. Diện tích ao thả nuôi tại mỗi
vùng ñều có sự khác nhau, giao ñộng 0,5 - 40,0 ha/ao [2]. Nguồn nước và
nguồn giống trong ao nuôi ñược lấy từ biển qua những ñợt "con nước" thuỷ
triều. Mùa vụ nuôi cũng khác nhau: ñối với miền Tây bắt ñầu nuôi từ tháng 1
ñến tháng 2; các tỉnh ven biển phía Bắc bắt ñầu nuôi từ tháng 3 ñến tháng 4. Kỹ
thuật chăm sóc ñơn giản, khoa học và công nghệ chưa ñược áp dụng mạnh, chưa

7
có sự ñầu tư về các trang thiết bị bộ trợ, con giống và thức ăn cũng như thuốc và
hoá chất [6].


Nuôi kết hợp tôm - lúa: Mô hình này ñược áp dụng nuôi rất phổ biến ở
ðBSCL ở các ruộng lúa ñất bị nhiễm mặn. Mật ñộ thả trung bình từ 2 - 5
con/m
2
; năng suất trung bình ñạt 0,3 - 0,6 tấn/ha/năm [2].

Nuôi tôm rừng: Chủ yếu tập chung phần lớn tại tỉnh Cà Mau; nuôi tôm
rừng có 2 hình thức nuôi: nuôi kết hợp với rừng ngập mặn, nuôi chuyên tôm
trong hệ thống rừng ngập mặn. Năng suất nuôi có thể ñạt 0,20 - 0,50 tấn/ha/năm.
Thời gian nuôi suốt quanh năm, tôm thương phẩm ñược tiến hành thu tỉa và thả
bù giống. Hiện nay năng suất nuôi QC trong rừng ngập mặn ngày càng giảm, do
sự ô nhiễm môi trường nước và nguồn lợi tôm giống từ tự nhiên ngày càng cạn
kiệt [2], [3].

Nuôi bán thâm canh: Mô hình này ñược người dân lựa chọn nuôi rất phổ
biến trong cả nước; cách thức nuôi phù hợp với trình ñộ và ñiều kiện kinh tế của
người dân. Diện tích ao nuôi dao ñộng 0,2 - 1,0 ha/ao, ñạt năng suất bình quân
1,0 - 2,5 tấn/ha, thời gian nuôi từ 3 - 4 tháng. Việc sử dụng các chế phẩm sinh
học trong nuôi tôm BTC còn hạn chế, do ñó hiệu quả nuôi chưa cao. Ngoài thức
ăn công nghiệp, vấn ñề sử dụng thức ăn tươi sống còn khá phổ biến, dẫn ñến
hiện tượng ô nhiễm ao nuôi và dịch bệnh thường xẩy ra [3].

Nuôi thâm canh: Nuôi tôm thâm canh tập trung nhiều ở các tỉnh thuộc
khu vực miền trung. Nuôi TC ñòi hỏi ñầu tư về cơ sở vật chất: hệ thống ao nuôi,
thức ăn, con giống và các chế phẩm hoá chất sử lý môi trường. Năng suất tôm
nuôi ñạt trung bình 4 - 5 tấn/ha [2], [3].

Nuôi tôm sinh thái: Hình thức nuôi sử dụng thức ăn hoàn toàn tự nhiên là
chính; không sử dụng bất kỳ các loại chất: phân tổng hợp, hoá chất, thuốc tạo dư
lượng, chất kích thích sinh trưởng, kháng sinh, không sử dụng thức ăn có sinh

vật biến ñổi gen và dựa trên nền tảng phân hữu cơ [2].
1.2.3. Diện tích nuôi tôm nước lợ
Diện tích nuôi tôm nước lợ ñã tăng nhanh từ 283.000 ha năm 2000 lên tới
gần 449.000 ha năm 2001, trên 555.000 ha năm 2003, 604.000 ha năm 2005 và
khoảng 624.800 ha năm 2006, năm 2009 là 698.900 ha, năm 2010 là 639.115 ha.
Chỉ trong một năm sau khi ban hành Nghị quyết 09/2000/NQ-CP, ñã có 235.000
ha gồm 232.000 ha ruộng lúa, 1.900 ha ruộng muối và 1.200 ha diện tích ñất

8
hoang hoá ngập mặn ñược chuyển ñổi thành ao/ñầm nuôi tôm. Cho ñến nay,
diện tích nuôi tôm ở Việt Nam ñã có phần chững lại [1], [2].
Bảng 1.1: Diện tích nuôi tôm nước lợ ở Việt Nam từ năm 2005-2010
ðơn vị tính: ha
ðối tượng 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tôm Sú 587,024

580,550

611,804

630,408

677,569

613,718

Tôm Thẻ 13,455

18,441


19,919

15,079

21,339

25,397

Tổng 600,479

598,991

631,723

645,487

698,908

639,115

Diện tích nuôi tôm nước lợ
0
100,000
200,000
300,000
400,000
500,000
600,000
700,000
800,000

2005 2006 2007 2008 2009 2010
Năm
ha
Tôm Sú
Tôm Thẻ
Tổng

Hình 1.2: Diện tích nuôi tôm nước lợ từ năm 2005-2010.
Theo số liệu hiện có, Việt Nam là nước có diện tích nuôi tôm vào loại lớn
trên thế giới, vượt xa Inñônêxia, nước có diện tích nuôi tôm lớn nhất vào những
năm cuối của thập kỷ 1990, khoảng 360.000ha [11]. Phần lớn diện tích nuôi tôm
ở Việt Nam tập trung ở ñồng bằng sông Cửu Long, rải rác dọc các cửa sông,
kênh, rạch ven biển miền Trung và ở ñồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình ở
miền Bắc [7].
1.2.4. Sản lượng tôm nuôi
Song song với việc mở rộng diện tích, sản lượng tôm nuôi cũng tăng từ
những trở thành một trong 5 nước có sản lượng tôm nuôi cao nhất trên thế giới.
Các loài tôm nuôi chính ở Việt Nam gồm tôm sú (Penaeus monodon), tôm he

9
mùa (Penaeus merguiensis), tôm nương (Penaeus orientalis), tôm rảo
(Metapenaeus ensis), trong ñó tôm sú là loài nuôi chủ lực, ñóng góp sản lượng
cao nhất. Gần ñây tôm chân trắng Nam Mỹ (Liptopenaeus vannamei) cũng ñược
ñưa vào nuôi ở Việt Nam nhưng sản lượng nuôi chưa ñáng kể [2].
Sản lượng tôm nuôi nước lợ tăng nhanh trong những năm 2000 - 2010;
sản lượng 1999 là 63.664 tấn, năm 2005 là 324.680 tấn và năm 2010 là 333.174
tấn. Từ năm 2005 ñến năm 2010 sản lượng tôm sú có sự biến ñộng, giảm thấp
vào năm 2006 và tăng trở lại vào năm 2010.
Sản lượng tôm he chân trắng tăng dần từ năm 2006 (57.185 tấn) ñến năm
2010 (136.719 tấn). Chất lượng tôm he chân trắng nuôi ngày càng tăng, năm

2006 cỡ tôm thu là 100 – 120 con/kg ñến năm 2010 ñạt ñến 40 – 90 con/kg. Với
lợi thế sống trong tầng nước ít bị chi phối bởi nền ñáy so với tôm sú, thời gian
nuôi ngắn, ít bệnh, thức ăn có nhu cầu ñộ ñạm thấp hơn tôm sú, tôm he chân
trắng ngày càng trở thành ñối tượng nuôi phổ biến ở nước ta [1], [16].
Năng suất tôm sú nuôi bình quân tăng dần từ 1999 ñến 2008, năm 2009 và
năm 2010 tương ñối ổn ñịnh; năng suất giảm ở hình thức nuôi QC và QCCT
nhưng lại tăng ở hình thức nuôi BTC và TC (2500 – 9.000 kg/ha). Năng suất
nuôi tôm he chân trắng bình quân tăng từ 3.000kg/ha (năm 2006) ñến 5.380
kg/ha (năm 2010), ñặc biệt năng suất ở những cơ sở/vùng nuôi có ñiều kiện ñảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo hình thức nuôi thâm canh khá cao (từ 8000
kg – 25.000 kg/ha [1], [16].
Bảng 1.2: Sản lượng tôm nuôi nước lợ ở Việt Nam từ năm 2005 - 2010
ðơn vị tính: tấn
ðối tượng 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tôm sú
264,161 247,944 259,104

331,234 318,960 333,174
Tôm thẻ
40,096 57,185 64,776 47,827 89,521 136,719
Tổng 304,257 305,129 323,880

379,061 408,481 469,893
Nguồn: [16]

10
Sản lượng tôm nước lợ
0
50,000
100,000

150,000
200,000
250,000
300,000
350,000
400,000
450,000
500,000
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Năm
Tấn
Tôm sú
Tôm thẻ
Tổng

Hình 1.3: Sản lượng tôm sú và tôm thẻ từ năn 2005-2010.
Hiện nay, tôm nước lợ vẫn là ñối tượng ñược nuôi rộng rãi, phổ biến tại
tất cả các tỉnh thành ven biển nước ta. Hình thức nuôi tôm rất ña dạng ở nhiều
loại diện tích canh tác như nuôi chuyên tôm, nuôi tôm kết hợp, nuôi tôm rừng
ngập mặn, nuôi tôm lúa,… Tuy nhiên, phong trào nuôi tôm chỉ mới phát triển ở
diện rộng là chủ yếu nhưng chưa thực sự chú trọng nhiều tới chất lượng phát
triển. Kỹ thuật nuôi tôm hiện nay vẫn chủ yếu là nuôi tôm quảng canh cải tiến,
mức ñộ TC còn thấp nên gây ra những hậu quả bất lợi cho môi trường sinh thái.
1.2.5. Tình hình sản xuất tôm giống ở Việt Nam
Trong thời gian qua số lượng trại tôm giống nước lợ giống ñang tăng rất
nhanh. Năm 1998 cả nước có 1.489 trại sản xuất, ñến năm 2003 tăng lên 4.225
trại; số trại sản xuất ổn ñịnh trong trong 2 năm 2004 và 2005 có xu hướng giảm,
ñến năm 2007 còn 3.429 trại [7]. Trong 6 tháng ñầu năm 2008 tôm chân trắng
ñang ñược cho phép mở rộng nuôi tại các tỉnh miền Trung và miền Nam nên
nhu cầu con giống tăng mạnh; số trại sản xuất tôm chân trắng tiếp tục ñược xây

mới và mở rộng nhiều tại các tỉnh miền Trung với 172 trại [6].
Số lượng tôm giống sản xuất nhân tạo ñạt trên 31 tỷ con năm 2007. Công
suất sản xuất trung bình mỗi trại ước ñạt khoảng 5 – 10 triệu giống/trại/năm. Hệ
thống sản xuất tôm giống ở nước ta ñã có sự tập trung theo vùng; trại sản xuất
chủ yếu tập chung tại các tỉnh miền trung, những nơi có ñiều kiện tự nhiên thuận

11
lợi cho sản xuất giống như: Bình Thuận có 593 trại, Ninh Thuận có 446 trại,
Khánh Hoà có 486 trại. Những vùng có lợi thế về sản xuất con giống, sẽ tập
trung cao về số trại giống, cũng như sản lượng tôm sản xuất; tại tỉnh Cà Mau có
số lượng trại sản xuất nhiều nhất với 882 trại sản xuất. Nhu cầu con giống và sản
lượng thực tế sản xuất còn khác nhau giữa các vùng. ðối với vùng Bắc bộ lượng
giống thiếu hàng năm khoảng 70 - 80% tổng lượng nhu cầu giống (ñịa phương
chỉ ñáp ứng ñược nhu cầu con giống tại chỗ 20 - 30%); vùng Tây Nam bộ lượng
giống chỉ ñáp ứng ñược tại chỗ là 30 - 35% lượng nhu cầu, hàng năm phải du
nhập từ các tỉnh khác khoảng 65 - 70% tổng lượng giống thả; trong khi vùng
Nam Trung bộ và ðông Nam bộ lượng giống hàng năm không những cung cấp
ñủ nhu cầu mà còn ñáp ứng con giống cho các vùng khác trong nước [2].
Bảng 1.3: Diễn biến số lượng trại sản xuất và sản lượng tôm giống ở Việt Nam
Vùng

Chỉ tiêu ðơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2010
Số trại Trại 33

35 37 37 43 117
Miền
Bắc
Sản lượng

Triệu con 404


608 775 1.194 441 2.983
Số trại Trại 3.623

3.562 2.671 1.709 2.000 1283
Miền
Trung

Sản lượng

Triệu con 15.281

14.910 14.440 6.609 11.992 24.624
Số trại Trại 569

624 1.573 1.439 1.386 1.391
Miền
Nam
Sản lượng

Triệu con 5.989

7.525 13.590 10.139 8.790 16.890
Số trại Trại 4.225

4.221 4.281 3.185 3.429 2.891
Tổng
cộng
Sản lượng


Triệu con 21.674

23.043 28.805 17.942 21.223 44.497
Nguồn: [2], [16].
Năm 2009 cả nước có 3.377 trại tôm giống hoạt ñộng (2.887 trại tôm sú,
490 trại tôm chân trắng). Tính ñến hết năm 2010 cả nước có 2.564 trại sản xuất
giống tôm sú, sản lượng ñạt 25.268 triệu con và 327 trại sản xuất giống tôm
chân trắng, sản lượng ñạt 19.229 triệu con, chủ yếu ở khu vực phía Nam [16].
Với tổng diện tích nuôi tôm hiện nay khoảng trên 600.000 ha, tương
ñương với nhu cầu con giống là 30 - 35 tỷ con, tương ứng với nhu cầu khai thác
75 – 90 nghìn con tôm bố mẹ. Trong thực tế, ở nước ta hàng năm chỉ ñáp ứng
ñược khoảng 45 - 60 nghìn con tôm bố mẹ; do sự khan hiếm nguồn tôm bố mẹ,

12
nhiều cơ sở sản xuất giống ñã mua cả những tôm bố mẹ không bảo ñảm chất
lượng ñể thả nuôi, dẫn ñến tình trạng tôm con giống kém chất lượng [2].
Vấn ñề sản xuất giống tôm ñược ñánh giá là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng ñến tính bền vững của nuôi tôm. Hơn nữa, sản xuất giống ở Việt Nam
hiện nay ñã nhân rộng ra cả nước, tuy vậy trung tâm cung cấp tôm giống chủ
yếu vẫn tập trung ở các tỉnh miền Trung, nghề nuôi tôm ở miền Bắc và miền
Nam bị phụ thuộc rất lớn. Ngành sản xuất tôm giống của cả nước nói chung còn
kém, phụ thuộc nhiều vào giống trôi nổi trên thị trường, ngoài tầm kiểm soát của
các cơ quan nhà nước. Hầu hết các tỉnh phía Bắc và phía Nam không tự sản xuất
ñủ giống mà phải nhập giống từ nhiều nguồn khác nhau và không qua kiểm
dịch, do vậy hiệu quả sản xuất thường không ổn ñịnh. Vấn ñề quản lý con giống
nổi lên như là một trong những bức xúc nhất trong phát triển nuôi tôm ở Việt
Nam hiện nay [6].
Hiện nay, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III ñã tạo ra ñược ñàn
tôm bố mẹ (F1) có nguồn gốc từ Hawaii và ñã tạo ra ñược ñàn giống tôm thẻ
chân trắng có chất lượng cao với tên gọi F1-V3-VN. ðàn tôm bố mẹ này ñược

nhập trực tiếp từ Viện hải dương học Hawaii. Sau ñó, nuôi thuần hoá và cho lai
chéo giữa các cập bố mẹ này. Qua nhiều lần tuyển chọn ñã tạo ra giống tôm
chân trắng có tên gọi F1-V3-VN.
Qua thời gian nghiên cứu ñặc tính sinh sản của ñàn tôm bố mẹ mới này,
cho thấy chúng có một số ñặc ñiểm nổi trội như khả năng sinh sản tương ñối ổn
ñịnh và số lượng trứng cũng nhiều hơn so với ñàn tôm bố mẹ nguyên thủy nhập
từ Hawaii (tôm bố mẹ giống mới mỗi lần ñẻ từ 200.000 – 230.000 trứng so với
170.000 – 190.000 trứng do tôm Hawaii ñẻ). So với các lô ñối chứng, tỷ lệ nở và
tỷ lệ thụ tinh của tôm F1-V3-VN cao hơn. Hơn nửa, thời gian từ lúc cắt mắt
(kích thích tôm ñẻ) ñến khi tôm ñẻ cũng ngắn hơn.
ðến nay, Viện III ñã tạo ra ñược 6.000 cặp tôm bố mẹ F1-V3-VN. Tuy
nhiên, Viện chỉ cho 2.850 cặp sinh sản với 1,831 tỷ nauplius ñược tạo ra và Viện
triển khai nuôi thử nghiệm 102 triệu nauplius tại 24 hộ ở các tỉnh miền Trung có
diện tích 27,2 ha với 59 ao nuôi, lượng tôm chân trắng thả là 34,1 triệu con. ðến
nay, toàn bộ diện tích tôm F1-V3-VN nuôi thử nghiệm ñều thu hoạch.
Qua theo dõi trong thời gian nuôi thành thục và cho ñẻ của tôm thì tỷ lệ
sống ñạt gần 94%. ðặc biệt, kết quả kiểm dịch các mẫu giống tôm F1-V3-VN

13
ñều dương tính (không mang mầm bệnh) với 6 loại bệnh phor biến hiện nay trên
tôm như: TSV, WSSV, MBV, IHV, BP, IHBMV. Trong khi ñó, giá thành của
tôm giống F1-V3-VN chỉ bằng 50% so với tôm nhập từ Thái Lan và bằng 30%
so với tôm giống ñược sản xuất từ tôm bố mẹ ñược nhập trực tiếp từ Hawaii.
Từ ñầu năm ñến nay, tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp và có
chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, trong số 59 ao nuôi tôm thả giống F1-V3-VN
thì chỉ có 5 ao phát hiện bệnh (chiếm 10,75%) và ñược xác ñịnh là do các yếu tố
môi trường. Thời gian nuôi trung bình tại các ao nuôi thử nghiệm là 78 ngày,
kích cỡ tôm khi thu hoạch ñạt 99 con/kg, hệ số thức ăn khoảng 1,11. Năng suất
bình quân khoảng 11 tấn/ha, lợi nhuận trung bình 150 triệu ñồng/ha.
1.2.6. Tình hình nuôi tôm nước lợ tại Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Từ sau Chỉ thị 228/CT-BNN-NTTS ngày 25 tháng 01 năm 2008 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng tại
Quảng Nam và Quảng Ngãi phát triển mạnh, diện tích nuôi tôm sú chuyển sang
nuôi tôm thẻ ngày càng nhiều, diện tích nuôi tôm thẻ tại Quảng Nam chiếm 94%
tổng diện tích nuôi tôm nước lợ, diện tích nuôi tôm thẻ tại Quảng Ngãi chiếm
92% diện tích nuôi tôm nước lợ của toàn tỉnh [13], [15].
1.2.6.1. Nuôi trồng thủy sản tại Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh ven biển miền Trung, có tiềm năng về nghề nuôi
trồng thủy sản. Với chiều dài bờ biển 125km, hai cửa biển lớn là Kỳ Hà – Núi
Thành, Cửa ðại - Hội An và quần ñảo Cù Lao Chàm có các yếu tố tự nhiên
thuận lợi ñể phát triển nghề cá về khai thác và nuôi trồng thủy sản. Trong những
năm qua kinh tế Thủy sản ñã góp phần ñáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh từng bước nâng cao ñời sống vật chất và tinh thần của cộng ñồng ngư
dân ven biển [13].
ðã thành lập các tổ nuôi tôm nước lợ theo hướng quản lý cộng ñồng,
nhằm mục ñích xây dựng thương hiệu vùng nuôi sinh thái, vùng nuôi sạch ñể
góp phần tạo sức mạnh trong việc tiêu thụ sản phẩm có tính cạnh tranh cao.
ðồng thời là cơ sở ñể xây dựng các vùng nuôi an toàn dịch bệnh và an toàn môi
trường. Từ năm 2006 ñến nay, ñã xây dựng ñược 41 tổ cộng ñồng trong lĩnh vực
nuôi tôm nước lợ với 1.000 hộ tham gia. Các tổ này ñã phát huy hiệu quả rõ rệt
trong việc tổ chức sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng tôm nuôi.
Chi cục NTTS ñã xây dựng thí ñiểm 02 vùng nuôi tôm áp dụng GaqP, với diện

14
tích 30 ha. Trong ñó có 04 tổ nuôi tôm cộng ñồng. Các tổ tham gia ñược tư vấn
chọn con giống, giám sát môi trường, dịch bệnh, hướng dẫn các biện pháp kỹ
thuật nuôi tôm theo một số tiêu chí GaqP. Kết quả bước ñầu cho thấy, tôm nuôi
phát triển tốt, ít xảy ra bệnh và ñảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo các tiêu
chí ñã ñề ra [13].
a) Nuôi thủy sản nước ngọt:

Diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt ñạt 5.150 ha, trong ñó nuôi hồ
chứa diện tích 4.304 ha, với hình thức nuôi chủ yếu là ñánh tỉa, thả bù; còn lại là
nuôi ao hồ nhỏ. Diện tích thả nuôi cá tra là 17 ha (12 ha/25 ha tại ðiện Tiến -
ðiện Bàn, 5 ha ở Duy Châu - Duy Xuyên) [4].
ðối tượng nuôi chủ yếu vẫn là nhóm cá truyền thống (mè, trôi, trắm,
chép). Hai ñối tượng nuôi xuất khẩu là cá rô phi ñơn tính và cá tra ñược nuôi
thâm canh cho sản lượng khoảng 2.000 tấn (cá tra 1.500 tấn). Một số hình thức
nuôi mới như nuôi cá lóc trong bể xi măng, nuôi cá lóc, cá ñiêu hồng trong ao
ñất cũng cho hiệu quả kinh tế rất cao. Ngoài ra, ở một vài ñịa phương người dân
thực hiện các mô hình nuôi thủy sản kết hợp, nuôi các loài thủy ñặc sản (xây bể
xi măng ñể nuôi) có giá trị kinh tế như ba ba, ếch, và hiệu quả mang lại rất khả
quan.
Sản lượng nuôi nước ngọt năm 2010 ñạt 7.900 tấn, trong ñó cá tra và cá rô
phi ñạt 2.000 tấn [5].
b) Nuôi thủy sản nước lợ:
Diện tích nuôi thủy sản nước lợ năm 2010 là 2.130 ha. Sản lượng thu ñạt
khoảng 13.500 tấn, cụ thể:
Nuôi thủy sản nước lợ vùng triều:
Diện tích thả nuôi là 1.973 ha, trong ñó nuôi tôm thẻ chân trắng 1.286 ha,
nuôi tôm sú và tôm sú kết hợp với cua là 367 ha, diện tích còn lại thả nuôi các
ñối tượng cua, cá, rong theo hình thức quảng canh cải tiến và bán thâm canh.
So với năm 2009, diện tích thả nuôi vùng triều năm 2010 giảm khoảng 253 ha.
Diện tích giảm chủ yếu là tại các ñịa phương Núi Thành 186 ha (Tam Hải giảm
75 ha, Tam Giang giảm 78 ha, Tam Hiệp giảm 67 ha), Hội An giảm 26 ha, Tam
Kỳ giảm 41 ha [12], [13].

15
Sản lượng năm 2010 ñạt 8.170 tấn, trong ñó tôm thẻ chân trắng 7.365 tấn,
năng suất 5,72 tấn/ha/năm; tôm sú 533 tấn, năng suất 1,45 tấn/ha/năm; các ñối
tượng khác 272 tấn. So với năm 2009, sản lượng giảm 2.930 tấn (giảm hơn 26 %),

tôm thẻ chân trắng giảm 3.135 tấn [13].
Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ven biển
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng ñất cát ven biển tính ñến thời
ñiểm hiện tại là 157 ha (tăng gần 100 ha so với năm 2009), trong ñó 115 ha ở
huyện Thăng Bình, 7 ha ở huyện Duy Xuyên, 35 ha ở huyện Núi Thành. Sản
lượng thu hoạch năm 2010 ñạt 5.330 tấn với năng suất bình quân 34 tấn/ha/năm,
tăng 3.330 tấn so với năm 2009 [13].
Bảng 1.4. Nuôi tôm nước lợ tại Quảng Nam năm 2009-2010
Nội dung
ðơn vị
tính
Năm 2009 Năm 2010
Diện tích


Nuôi vùng triều


Tôm thẻ Ha 1.572

1.286

Tôm sú, tôm sú – cua Ha 251

367

Nuôi tôm thẻ trên vùng cát Ha 60

157


Sản lượng


Nuôi vùng triều


Tôm thẻ tấn 10.500

7.365

Tôm sú tấn 226

533

Nuôi thẻ trên vùng cát tấn 2.000

5.330

Nguồn: [13]

c) Sản xuất và lưu giữ giống thủy sản
- Sản xuất và lưu giữ tôm giống
Số lượng tôm sú giống sản xuất năm nay chỉ ñạt khoảng 200 triệu con và
có khoảng 25 triệu post 15 thả nuôi trên ñịa bàn tỉnh, số còn lại xuất bán cho các
tỉnh khác [13].
Trên ñịa bàn tỉnh hiện chưa có cơ sở sản xuất ñược giống nhân tạo tôm
thẻ chân trắng, có 34 trại lưu giữ giống tôm thẻ và 30 trại sản xuất giống tôm sú.
Số lượng tôm thẻ chân trắng thả nuôi trên ñịa bàn tỉnh khoảng 2 tỷ con.
Như vậy, so với nhu cầu con giống thì lượng tôm sú giống cơ bản thừa ñể
cung cấp cho người nuôi trong tỉnh, trong khi ñó lượng giống tôm thẻ lại thiếu


16
nhưng vấn ñề quản lý và kiểm tra lượng giống tôm nhập vào trong tỉnh hiện là
một vấn ñề khó kiểm soát.
- Sản xuất giống thủy sản nước ngọt
Hiện tại chỉ có Trại sản xuất giống Phú Ninh ñang sản xuất giống cá rô
phi, nhóm cá truyền thống ñể cung cấp cho nhu cầu nuôi thủy sản nước ngọt tại
ñịa phương. Ngoài ra, một số hộ ở Thăng Bình, Núi Thành, ðiện Bàn thực
hiện việc ương và lưu giữ con giống ñể xuất bán cho người nuôi.
Số lượng giống thủy sản thả nuôi trong năm khoảng 13 triệu con, trong ñó
cá tra 4,2 triệu con, rô phi 3,5 triệu con ñược nhập từ tỉnh khác, còn lại là cá
truyền thống ñược các cơ sở sản xuất, lưu giữ trong tỉnh cung ứng.
d) Sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản tại Quảng Nam:
Tại Quảng Nam có 04 cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, hiện nay chỉ có 02
cơ sở thực hiện sản xuất:
- Công ty Việt Hoa công xuất thiết kế 40 nghìn tấn/năm, sản xuất năm
2010 khoảng 9000 tấn, chủ yếu sản xuất theo ñơn ñặt hàng, bán cho một số hộ
nuôi tại Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam.
- Công ty Hoa Chen công xuất thiết kế là 20 nghìn tấn, năm 2010 sản xuất
khoảng 2000 tấn. Công ty sản xuất chủ yếu theo ñơn ñặt hàng của các hộ nuôi,
bán cho một số hộ nuôi tại Quảng Trị, Quảng Bình, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Do
không có thị trường nên hoạt ñộng sản xuất không ñược thường xuyên, hoạt
ñộng sản xuất gặp nhiều khó khăn, trong một tháng chỉ thực hiện sản xuất
khoảng 10 ngày.
Toàn tỉnh có khoảng 42 cơ sở kinh doanh thức ăn nuôi tôm nước lợ. Thức
ăn sử dụng trên ñịa bàn tỉnh Quảng Nam chủ yếu ñược chuyển từ các công ty tại
ðồng Nai, Bình Dương, Long An và cơ bản là các công ty có vốn nước ngoài
[5].
1.2.6.2. Tình hình nuôi tôm nước lợ tại Quảng Ngãi
Quảng Ngãi có bờ biển dài 130 km, 5 huyện có biển, có 6 cửa biển: Sa

Cần, Sa Kỳ, Cổ Lũy, Cửa Lở, Mỹ Á và Sa Huỳnh, dọc theo ven biển có khoảng
4.000ha ñất ñai, mặt nước, là ñiều kiện lý tưởng ñể phát triển nghề nuôi tôm là
ñiều kiện khá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nước
lợ nói riêng [14].

×