ĐỀ THI LẠI KHỐI 10 (2007-2008)
MÔN: VĂN
THỜI GIAN: 45 phút
Câu 1: (2.5đ) Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong câu sau:
Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người
phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
Câu 2: (2.5đ) Hãy nêu vị trí của đoạn trích Nỗi thương mình, trích trong
truyện Kiều của Nguyễn Du?
Câu 3: (5đ)Trong đoạn trích Trao duyên, trích truyện Kiều của Nguyễn Du,
Kiều nói chuyện với Thúy Vân rồi chuyển sang nhắn gửi cho Kim Trọng. Sự
chuyển đổi đối tượng trò chuyện ấy nói lên điều gì trong tình cảm của Kiều?
ĐỀ THI LẠI KHỐI 10 (2007-2008)
MÔN: VĂN
THỜI GIAN: 45 phút
Câu 1: (2.5đ) Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong câu sau:
Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người
phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
Câu 2: (2.5đ) Hãy nêu vị trí của đoạn trích Nỗi thương mình trích trong truyện
Kiều của Nguyễn Du?
Câu 3: (5đ)Trong đoạn trích Trao duyên trích truyện Kiều của Nguyễn Du,
Kiều nói chuyện với Thúy Vân rồi chuyển sang nhắn gửi cho Kim Trọng. Sự
chuyển đổi đối tượng trò chuyện ấy nói lên điều gì trong tình cảm của Kiều?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI LẠI VĂN LỚP 10
Câu 1:
- Ý 1:Học sinh phát hiện đúng lỗi: Không phân định được thành phần chủ ngữ
và trạng ngữ (1đ)
- Ý 2:Học sinh chữa lỗi đúng 1 trong 3 cách sau: nếu có phân tích cho (1.5đ);
nếu không phân tích cho (1đ)
+Bỏ từ “qua”
-> Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố / đã cho ta thấy hình ảnh người
C V
phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
+Bỏ từ “của” và thay vào đó bằng dầu phẩy
->Qua tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố / đã cho ta thấy hình ảnh người
C V
phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.
+Bỏ các từ “đã cho” và thay vào đó dấu phẩy
->Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố , ta / thấy hình ảnh người phụ nữ
C V
nông thôn trong chế độ cũ.
Câu 2: Chỉ cần học sinh nêu được vị trí đoạn trích như trong sách giáo khoa 10
phần tiểu dẫn tr 107 cho (2.5đ)
Khi Mã Giám Sinh đưa Kiều đến nhà chứa của Tú Bà, Kiều đã quyết liệt
chống lại âm mưu biến nàng thành Kỹ nữ, nhưng cuối cùng nàng đã rơi vào bẫy
của Tú Bà và Sở Khanh và buộc phải ra tiếp khách. Đoạn trích tả tình cảnh trớ
trêu mà Kiều đã gặp phải và nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều.Đoạn
trích từ câu 1229 đến câu 1248
Còn nếu học sinh nêu thêm được: âm mưu cụ thể của Tú Bà và sở Khanh
để cuối cùng nàng phải rơi vào bẫy của Tú Bà, nàng phải thốt lên:
Thân lươn bao quản lấm đầu
Tấm lòng trinh bạch từ sau xinh chừa
Thì càng tốt. Ngoài ra GV tùy mức độ làm được của HS để cho điểm
Câu 3: Học sinh chỉ cần viết một đoạn văn ngắn, hoặc có thể tóm tắt và trả lời
được 3 ý chính:
*Khi Kiều nói chuyện với Thúy Vân: Là khi nàng tính việc nhờ Thúy Vân thay
mình “trả nghĩa” cho chàng Kim –việc làm thiên về lí trí
*Trong khi nói chuyện trao duyên, nghĩ đến người yêu, tình cảm của Kiều lại
bộc lộ mạnh mẽ. Kiều như quên Thúy Vân đang ngồi trước mặt mà chuyển
sang trò chuyện với chàng Kim trong tưởng tượng
“ Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
*Việc chuyển đổi đối tượng này cho thấy Kiều luôn luôn nghĩ về Kim Trọng.Vì
vậy trong khi nói chuyện trao duyên với Vân nàng lại nghĩ đến chàng Kim và
lúc này tâm trạng và bi kịch về thân phận và tình yêu của nàng đã đẩy đến đỉnh
điểm buộc nàng phải thốt ra những câu như vậy
Cách cho điểm: ý 1 và ý 2 trả lời đúng cho mỗi ý (1.5đ). Ý 3 trả lời đúng cho
(2đ), nếu học sinh chỉ nêu được câu 1 (có gạch chân) thì cũng cho điểm tối đa ở
ý này