Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Báo cáo kiến tập quản lý văn hóa : Tìm hiểu về đám cưới của dân tộc tày ở huyện hạ lang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.02 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................3
PHẦN 1. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NƠI THỰC TẾ...........................3
1. Thời gian, địa điểm thực tế........................................................................3
1.1 Thời gian thực tế: từ ngày 03/06/2015 đến ngày 03/07/2015.................3
1.2 Địa điểm thực tế:.....................................................................................3
2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan thực tế...........................3
2.1 Vị trí.........................................................................................................3
2.2 Chức năng................................................................................................3
2.3 Nhiệm vụ:................................................................................................3
2.4. Quyền hạn...............................................................................................4
3. Tổ chức biên chế hoạt động nhiệm vụ quyền hạn của từng cán bộ...........4
trong Phòng..................................................................................................4
3.1. Trưởng phòng:........................................................................................5
3.2. Phó trưởng phòng:..................................................................................5
3.3. Cán bộ chuyên trách Thể dục thể thao:..................................................5
3.4. Cán bộ phụ trách thư viện:.....................................................................5
3.5 Cán bộ phụ trách công tác gia đình.........................................................6
3.6. Đội thông tin lưu động:..........................................................................6
4. Chế độ làm việc và phương pháp công tác................................................9
5. Thành tích đạt được...................................................................................9
6. Nhiệm vụ được giao................................................................................10
6.1 Lí do chọn Phòng Văn hóa thông tin để thực tế....................................10
6.2 Nhiệm vụ được giao..............................................................................11
PHẦN 2. Kế hoạch thực tế................................................................................12
Kết quả thực tế...................................................................................................14
Tìm hiểu về đám cưới của dân tộc Tày ở huyện Hạ Lang.............................14
1. Khái quát chung về huyện.......................................................................14
1.1 Lịch sử hình thành Huyện.....................................................................14



1.2 Vị trí địa lí.............................................................................................15
1.3 Đặc điểm dân cư, dân số........................................................................16
TIỂU KẾT..........................................................................................................16
Nhận xét, đánh giá............................................................................................17
2.1 Thuận lợi và khó khăn...........................................................................17
2.2 Nhiệm vụ được giao..............................................................................18
2.3 Những việc làm được............................................................................18
KẾT LUẬN........................................................................................................19
PHẦN 3: CHUYÊN ĐỀ.....................................................................................21
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................21
2. Nội dung..................................................................................................21
3. thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới..........................................26
3.1. Tổ chức tiệc cưới..................................................................................26
3.3 tổ chức lễ cưới.......................................................................................26
3.4 khuyến khích thực hiện các hình thức sau trong việc cưới:..................27
4.Nhận xét....................................................................................................27
5. Mặt tích cực và mặt tiêu cực của sự biến đổi..........................................28
6. Một đề xuất về việc bảo tồn và phát huy trong văn hóa đám cưới của dân
tộc Tày huyện Hạ Lang...............................................................................28
KẾT LUẬN.......................................................................................................30


LỜI NÓI ĐẦU
Trong chuyến đi cọ sát thực tế này ngoài việc biết về các dân tộc trên
sách vở thì bây giờ tôi đã được chứng kiến tận mắt, tôi đã hiểu sâu hơn về tính
cách, lối sống, những nét văn hóa của nhân dân vùng núi phía Bắc, nhất là người
Tày huyện Hạ lang quê hương tôi. Bởi vì mảnh đất Hạ Lang này đã gắn bó với tôi
từ rất lâu nên đời sống văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức, tôi tin chắc rằng với vốn
hiểu biết sẵn có và có khoảng thời gian một tháng để tìm hiểu nên đó sẽ là một bài

làm giúp các bạn có kiến thức sâu hơn về văn hóa. Tôi thực hiện đề tài với hết
khả năng của mình cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình từ cơ quan thực tế.
Để hoàn thành bài viết này tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường
Đại học Nội Vụ đã tạo điều kiện, tổ chức cho tôi có chuyến đi cọ sát với thực tế
này, cảm ơn toàn bộ các anh chị trong cơ quan Văn Hóa Thông Tin đã quan tâm
giúp đỡ để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ được giao và có một sản phẩm
đạt chất lượng. Với bài viết này tôi xin chân thành cảm ơn ủy ban nhân dân và các
cán bộ văn hóa, cảm ơn những cộng tác viên, bà con trong huyện đã cung cấp cho
tôi một kho tàng kiến thức mới để tôi có thể hoàn thành công việc một cách xuất
sắc nhất.

1


BÁO CÁO THỰC TẾ CHUYÊN MÔN
MỞ ĐẦU
Học tập trên sách vở là một nguồn kiến thức dồi dào và phong phú giúp
chúng ta có được những kĩ năng cơ bản để có thể phục vụ cho công việc trong
tương lai, nhưng chỉ trong sách vở, hay lí thuyết xuông chúng ta không thể nào
làm tốt các công việc của mình được, chính vì vậy chúng ta cần phải có những
lần thực tế tại địa phương, cũng như làm đi điền dã để chúng ta quen dần với
công việc hơn. Với mục đích làm quen và tiếp cận với chuyên ngành văn hóa,
nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi đi thực tế trong một thời gian ngắn để giúp
chúng tôi hiểu hơn về công việc. Tuy chỉ có thời gian là một tháng nhưng với sự
chỉ dẫn nhiệt tình của Ban lãnh đạo và các anh chị trong phòng thông tin văn
hóa Hạ Lang, đã giúp tôi đạt một số kết quả.
Báo cáo thực tế của tôi ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung
chính chia làm 3 phần:
Phần một: Thông tin liên quan đến nơi thực tế
Phần hai:Kế hoạch thực tế. kết quả thực

Phần ba: Chuyên đề

2


NỘI DUNG
PHẦN 1. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NƠI THỰC TẾ
1. Thời gian, địa điểm thực tế
1.1 Thời gian thực tế: từ ngày 03/06/2015 đến ngày 03/07/2015
1.2 Địa điểm thực tế:
Phòng văn hóa thông tin –thể thao huyện Hạ Lang
Địa chỉ Thị trấn Thanh Nhật, Huyện Hạ Lang, Tỉnh Cao Bằng.
2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ quan thực tế
Căn cứ quyết định số 445/2004/QĐ-UB ngày 19 tháng 07 năm 2004 của UBND
huyện Hạ Lang. Về việc ban hành quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của
phòng văn hóa thông tin như sau:
2.1 Vị trí.
Phòng văn hóa thông tin truyền thông là cơ quan chức năng của UBND huyện,
tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lí nhà nước về văn hóa
thông tin, Phát thanh truyền hình, Thông tin truyền thông, công tác gia đình và
Du lịch.
2.2 Chức năng.
Phòng văn hóa thông tin chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế
và hoạt động của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
về chuyên môn, nghiệp vụ theo nội dung quản lý của Sở văn hóa thể thao và Du
lịch, sở thông tin truyền thông.
2.3 Nhiệm vụ:
1. Trình UBND huyện dự thảo quyết định, kế hoạch các văn bản
hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật, các quy định của UBND
tỉnh, Sở văn hóa thể thao và Du lịch về hoạt động văn hóa thông tin, hoạt

động thông tin truyền thông trên địa bàn và chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện sau khi ban hành.
2. Trình UBND huyện kế hoạch, chương trình về công tác văn hóa thông
tin tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi phê duyệt.
3


3. Chỉ đạo hướng dẫn thông tin tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
về quản lý hoạt động phát triển sự nghiệp văn văn hóa thông tin, chủ trương xã
hội hóa các hoạt động văn hóa thông tin.
4. Giúp UBND huyện quản lý nhà nước về hoạt động các đài trạm truyền
thanh truyền hình trên địa bàn huyện, hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các đài,
trạm truyền thanh xã.
5. Chỉ đạo hướng dẫn các tổ chức đơn vị và nhân dân trên địa bàn thực
hiện phong trào văn hóa văn nghệ xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang và lễ hội phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình
văn hóa” xây dựng gia đình văn hóa, làng xã, đơn vị cơ quan văn hóa, bảo vệ
các di tích lịch sử văn hóa bảo tồn và phát triển di sản văn hóa dân tộc.
6. Được UBND huyện ủy quyền trực tiếp chỉ đạo quản lý tổ chức hoạt
động và hướng dẫn kiểm tra nội dung hoạt động các thiết chế văn hóa thông tin
cơ sở, kinh doanh dịch vụ văn hóa thông tin điểm vui chơi công cộng trên địa
bàn, đăng kí hoạt động thư viện của tổ chức cấp huyện cấp xã.
7. Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra và thanh tra việc chấp
hành pháp luật về hoạt động văn hóa thông tin giải quyết đơn thư khiếu nại tố
cáo về lĩnh vực văn hóa thông tin theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện công tác thống kê gia đình báo cáo định kỳ và đột xuất về
tình hình hoạt động văn hóa thông tin vời Thường trực UBND huyện và Ban
giám đốc Sở văn hóa thông tin và du lịch.
2.4. Quyền hạn
Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý văn hóa thông tin cho công

chức văn hóa – xã hội các xã, thị trấn.
3. Tổ chức biên chế hoạt động nhiệm vụ quyền hạn của từng cán bộ
trong Phòng
Phòng VHTT được biên chế 12 Đ/c, trong đó có 1 Trưởng phòng, 1 phó
trưởng phòng, 1 cán bộ chuyên trách Thể dục thể thao, 1 cán bộ thư viện và 8
tuyên truyền ( Trong đó có 2 tuyên truyền viên là hợp đồng theo mùa vụ).
4


3.1. Trưởng phòng:
- Nhiệm vụ, quyền hạn: Trách nhiệm điều hành chung cơ quan, chịu trách
nhiệm trước UBND huyện về toàn bộ công việc thuộc chức năng thẩm quyền,
khi cần thiết trưởng phòng trưc tiếp làm việc với Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch
UBND huyện để xin ý kiến chỉ đạo về vấn đề chuyên môn của phòng. Thực hiện
các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thường trực UBND huyện và chịu
trách nhiệm trước toàn bộ công việc của Phòng quản lý công chức, tài chính, tài
sản được giao thuộc lĩnh vực Văn hóa thể thao và Du lịch theo phân cấp của
UBND huyện và quy định của pháp luật. Là người đại diện của phòng trong các
mối quan hệ công tác giữa các phòng ban trong huyện
3.2. Phó trưởng phòng:
- Nhiệm vụ, quyền hạn: Giúp việc cho Trưởng phòng, điều hành công
việc khi Trưởng phòng đi vắng được ủy quyền.
- Phụ trách theo dõi công tác nếp sống văn hóa, gia đình, thể dục thể thao.
- Xây dựng kế hoạch, viết báo cáo tháng, quý, sáu tháng gửi ngành cấp
trên, đúng thời gian quy định.
- Phụ trách đội kiểm tra liên ngành hoạt động kinh doanh các dịch vụ văn
hóa trên địa bàn huyện.
3.3. Cán bộ chuyên trách Thể dục thể thao:
Nhiệm vụ, quyền hạn: Tham mưu cho Trưởng phòng và UBND huyện về
công tác chuyên môn, xây dựng kế hoạch báo cáo hoạt động thể dục thể thao

tháng, quý về chuyên môn ngành mình.
3.4. Cán bộ phụ trách thư viện:
Nhiệm vụ, quyền hạn: Lập kế họach chỉ đạo luân chuyển sách với các cơ
quan ban, ngành, đơn vị lực lượng vũ trang, các điểm bưu điện văn hóa xã, báo
cáo thường xuyên cho Trưởng phòng về số lượng, số thẻ, số lượng bạn đọc
trong tháng, quý năm.

5


3.5 Cán bộ phụ trách công tác gia đình
3.6. Đội thông tin lưu động:
- Đội trưởng: Nhiệm vụ, quyền hạn: Phụ trách Đội thông tin lưu động, tham
mưu cho Trưởng phòng xây dựng chương trình kế hoạch cho Đội hoạt động
phục vụ cơ sở, biểu diễn văn nghệ trên địa bàn huyện và các cuộc thi, hội diễn
do tỉnh tổ chức. Chỉ đạo công tác tuyên truyền, cổ động trực quan, khẩu hiệu
phục vụ các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
– 01 Chuyên viên phụ trách công tác nếp sống văn hóa và gia đình: theo dõi
tổng hợp xây dựng Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Đơn vị văn hóa, tổng hợp
danh sách xây dựng các nhà văn hóa được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, lập kế
hoạch phân bổ chỉ tiêu về xây dựng Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Đơn vị văn
hóa được Ban chỉ đạo cấp tỉnh phân bổ cho huyện
– 02 tuyên truyền viên phụ trách công tác mĩ thuật: cắt kẻ khẩu hiệu, pa nô áp
phích.
– 01 cán bộ thư viện, phụ trách công tác tài chính, thanh quyết toán các hội
nghị, tiếp khách cho cơ quan.
– 01 tuyên truyền viên phụ trách văn thư lưu trữ, đánh máy vi tính ( Kiêm
nghiệm tổng hợp công tác nếp sống văn hóa).
– 01 tuyên truyền viên phụ trách ánh sáng, tăng âm loa đài, máy nổ, lái xe.
– 02 tuyên truyền viên ( Hợp đồng theo mùa vụ) thực hiện chuyên môn do

trưởng phòng hoặc Đội trưởng đội thông tin lưu động phân công.

6


Sơ đồ nhân sự phòng văn hóa thông tin huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.

7


Nông Văn Lưu: Cán
bộ chuyên trách Thể
dục thể thao.
Hoàng Thu Điệp
Chuyên viên phụ trách
công tác Nếp sống văn
hóa và gia đình.

Thẩm Minh Tuấn
(Trưởng Phòng)

Trương Hữu Thụ:
tuyên truyền viên phụ
trách công tác mỹ
thuật.
Nông Thị Hạnh:
tuyên truyền viên phụ
trách văn thư lưu trữ.

Ngọc Thị Thu Hường

(Phó Phòng, đội trưởng
đội lưu động)

Nông Đức Tùng:
tuyên truyền viên phụ
trách ánh sáng, tăng
âm loa đài, máy nổ.

Nông Văn Ngọc: lái
xe.
Hoàng Bích Thủy:
tuyên truyền viên, diễn
viên của đội
Nông Thị Mai: Cán
bộ phụ trách thư viện

8


4. Chế độ làm việc và phương pháp công tác.
Chế độ làm việc của phòng Văn hóa thông tin thực hiện đúng nguyên tắc
tập trung dân chủ, đảm bảo tập trung thống nhất, kịp thời, đề cao ý thức trách
nhiệm, có tính tổ chức kỉ luật trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ.
4.1. Duy trì chế độ làm việc đúng giờ giấc theo mùa đảm bảo tuần làm việc
đủ 40 giờ.
4.2. Tham mưu, đề xuất kịp thời với Thường trực UBND huyện những vấn
đề liên quan đến nội dung công tác của ngành, làm tốt công tác nghiệp vụ,
chức năng, chuyên môn và quyền hạn.
4.3. Duy trì chế độ hội ý mỗi tháng một lần, khi cần hội ý đột xuất nếu nhận
được sự chỉ đạo của Sở văn hóa thông tin và du lịch, Sở thông tin truyền

thông và Thường trực UBND huyện để nhận định đánh giá viết báo cáo
gửi ngành đọc và Thường trực UBND huyện.
4.4 Phòng văn hóa thông tin huyện căn cứ vào quy chế này để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ cùng các phòng, ban phối hợp công tác để tham mưu cho
thường trực UBNH huyện thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
5. Thành tích đạt được
- Các năm đều đạt được thành tích đơn vị tiên tiến.
- Năm 2002 là đơn vị tổ chức hội thi thể thao toàn huyện và nhận được nhiều tán
thưởng từ ban chỉ đạo.
- Năm 2003: Tổ chức Hội thi thể thao các xã biên giới toàn tỉnh. Là đơn vị tổ
chức tốt và được giải 3 toàn đoàn.
- Năm 2004 tham gia hội thi thể dục thể thao cấp tỉnh đạt khá nhiều giải thưởng,
giải ba toàn đoàn, giải nhì đội nữ, giải ba đội nam.
- Năm năm liền, từ năm 2005-2010 được Sở Văn hóa và Du lịch tặng bằng khen
cán bộ công nhân viên chức trong Phòng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Năm 2009, được Ủy ban nhân dân Tỉnh tặng bằng khen cán bộ công nhân viên
chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Tại Đại hội Thể dục thể thao toàn Tỉnh năm 2010, huyện xếp thứ 7 với 4 huy
chương.
9


- Năm 2011, nhận bằng khen đơn vị có thành tích xuất sắc.
- Năm 2012, nhận bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nghị
quyết trung ương 5 khóa VII.
- Tham gia nhiệt tình, có kết quả cao tất cả các hoạt động văn hóa, thể dục thể
thao được tổ chức toàn tỉnh, các huyện miền đông, và tổ chức nhiều chương
trình giao lưu văn hóa giữa các xã, huyện và cả với nước bạn Trung Quốc và đạt
được nhiều giải thưởng khác.
6. Nhiệm vụ được giao

6.1 Lí do chọn Phòng Văn hóa thông tin để thực tế
Được lớn lên tại mảnh đất có nhiều nền văn hóa đặc sắc, có nhiều phong tục tập
quán, tín ngưỡng, nhiều lễ hội truyền thống,…nên trong tôi đã có một sự hiểu
biết nhất định nào đó, nhưng kiến thức của mỗi người đều có giới hạn, là một
người con được sinh ra trên mảnh đất có nhiều tập tục như vậy, vậy mà tôi vẫn
chưa có điều kiện tìm hiểu hết được, tôi muốn thực tập tại phòng Văn Hóa
Thông Tin để được tìm hiểu nền văn hóa địa phương mình một cách sâu nhất và
hiểu quả nhất.
Ngoài ra được học và tiếp xúc với nền văn hóa dân tộc qua những cuốn giáo
trình trên giảng đường, tôi cũng đã có thêm nhiều kiến thức cơ bản, nhưng đó
chỉ là những kiến thức về lý thuyết. Còn một phần quan trọng trong quá trình
học tập cần trau dồi đó là thực tế. Thực tế giúp cho những người học thiên về
tìm hiểu văn hóa có thể nhìn và tiếp xúc với những nền văn hóa. Nhân dịp
trường tổ chức cho Sinh viên đi thực tế địa điểm tự liên hệ trong thời gian thực
tập, tôi đã nghĩ ngay đến Phòng văn hóa thông tin và thể thao huyện Hạ Lang –
quê tôi. Tôi chọn về quê tôi để có thể tìm hiểu đầy đủ một cách có khoa học về
các nét văn hóa địa phương mình. Phòng văn hóa thông tin là nơi tôi có thể tìm
hiểu tài liệu, tiếp xúc với những nền văn hóa mà mình muốn tìm hiểu. Do vị trí
địa lí xa và thuộc huyện nghèo, còn nhiều khó khăn nên việc tìm hiểu văn hóa,
khai thác các tiềm năng văn hóa, du lịch còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo
này chỉ tổng hợp những nét văn hóa chung và tiêu biểu nhất của huyện Hạ
Lang.
10


6.2 Nhiệm vụ được giao
- Công việc :
+ Cắt, dán chữ khẩu hiệu.
+ Đi treo và thu băng rôn, khẩu hiệu với cán bộ phòng văn hóa.
+ Đi thăm quan, ghi chép tìm phong tục đám cưới

+ Đi tìm hiểu nền văn hóa địa phương về phong tục đám cưới ở địa phương.
- Tìm hiểu văn hóa đám cưới huyện Hạ Lang theo các tiêu chí và theo
những phương pháp khác nhau để tìm ra vấn đề trên nhiều góc cạnh để có
thể hiểu sâu hơn.

11


PHẦN 2. Kế hoạch thực tế
STT
01

THỜI GIAN
Thứ 3

02

02/06/2015
Thứ 4

Chiều

Lên phòng văn hóa xin thực tế.

Sáng

Được thăm quan và giới thiệu về

Chiều


cơ quan.
Bắt đầu làm quen với công việc

Sáng

trong cơ quan.
Nghiên cứu tài liệu về văn hóa

Chiều
Sáng
Chiểu

địa phương.
Cắt dán chữ và treo khẩu hiệu.
Tiếp cận với tài liệu
Cắt, dắn băng rôn khẩu hiệu.

Sáng

Theo đoàn đi tuyên truyền phòng

Chiều

chống ma túy
Đi treo khẩu hiệu cùng các anh

sáng

chị trong phòng văn hóa.
Nghe thông tin thời sự tại huyện


Chiều

ủy.
Nghiên cứu tài liệu tại phòng văn

Sáng

hóa.
Tham gia hoạt động tình nguyện

Chiều

tại địa phương.
Đến nhà bác Hoàng văn Binh

03/06/2015

03

Thứ 5
04/06/2015

04

Thứ 6

05

05/06/2013

Thứ 2
08/06/2015

06

Thứ 3
09/06/2015

07

Thứ 4

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

10/06/2015

xóm Huyền Du – thị tìm hiểu tư
08

Thứ 5

Sáng

liệu để viết bài.
Tìm hiểu về ca đám cưới từ các

Chiều
Sáng

chị cơ quan

Cắt dán băng rôn khẩu hiệu
Theo đoàn đi tuyên truyền bảo

Chiều

vệ môi trường.
Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tại

11/06/2015
09

Thứ 6
12/06/2015

thư viện của phòng văn hóa
huyện.
12


10

Thứ 2

Sáng

15/06/2015

11

Thứ 3


xóm Huyền Du – thị tìm hiểu tư
Chiều

liệu để viết bài.
Tìm hiểu về đám cưới tại địa

Sáng

phương
Tìm hiểu tư liệu tại thư viện của

16/06/2015
12

Thứ 4
17/06/2015

Dến nhà cô Hoàng Thị Linh

Chiều
Sáng
Chiều

phòng văn hóa.
Cắt, dán băng rôn khẩu hiệu.
Cùng một số anh chị trong cơ
quan tham gia tình nguyện tại xã
Thị Hoa – huyện Hạ Lang – tỉnh


13

Thứ 5

Sáng

Cao Bằng.
Dán băng rôn, khẩu hiệu cùng

Chiều

anh chị tại cơ quan.
Tìm tài liệu địa phương ở thư

Sáng

viện và ghi chép lại.
Tham gia tuyên truyền phòng

Chiều
Sáng
Chiều

chống HIV/AIDS.
Dán băng rôn khẩu hiệu.
Đến một số hộ gia đình tìm hiểu
Làm việc tại cơ quan

18/06/2015


14

Thứ 6
19/06/2015

15

Thứ 2
22/06/2015

16

Thứ 3
23/06/2015

17

Thứ 4

Sáng
Chiều
Sáng

24/06/2015

Tham gia tình nguyện tại dịa
phương cùng các anh chị cơ
quan.
- Nộp bài cho trưởng phòng để
sửa.

- Cùng các anh chị chuẩn bị thiết
bị, băng rôn, khẩu hiệu cho ngày

18

Thứ 5
25/06/2015

Chiều
Sáng
Chiều

gia đình (28/06/2013).
Làm việc tại cơ quan.
Làm việc tại cơ quan.
Nhận lại bài sửa và sửa lại bài
13


19

Thứ 6

Sáng

- Dán băng rôn khẩu hiệu.

Chiều

- Sửa bài

Hoàn thiện bài nộp cho trưởng

Sáng

phòng và xin dấu xác nhận.
Treo khẩu hiệu băng rôn cùng

Chiều

anh chị trong phòng văn hóa.
Lấy phiếu đánh giá quá trình

26/06/2015

20

Thứ 2
29/06/2015

thực tập tại cơ quan. Nghe nhận
21

Thứ 3
30/06/2015

22

Sáng
Chiều
Sáng


xét của trưởng phòng.
Làm việc tại cơ quan
Họp giao ban và hoàn thiện tất cả

Thứ 4

các thủ tục, giấy tờ liên quan đến

01/07/2015

công việc thực tế.
Liên hoan chia tay cơ quan.

Chiều

Kết quả thực tế
Tìm hiểu về đám cưới của dân tộc Tày ở huyện Hạ Lang
1. Khái quát chung về huyện
1.1 Lịch sử hình thành Huyện
- Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945
Năm 1886 Thực dân Pháp chiếm đóng Cao Bằng, sau đó tiến vào chiếm đóng
Hạ Lang năm 1887. Trải qua quãng thời gian dài đấu tranh đến ngày 30-101945, Ủy ban nhân dân lâm thời huyện Hạ Lang đã được thành lập.
- Thời kỳ 1945-1954: Chính quyền huyện non trẻ phải giải quyết ba nhiệm vụ:
chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Năm 1947 Pháp tái chiếm Cao
Bằng, toàn dân trong huyện đều tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ
khí đạn dược tiếp tế cho bộ đội đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau khi

14



Thị xã Cao Bằng được giải phóng nhân dân nô nức thi đua đẩy mạnh sản xuất,
đồng thời vận động thanh niên lên đường nhập ngũ.
- Thời kỳ 1954-1975: Thời kì này nhân dân trong huyện chủ yếu tăng gia sản
xuất, đưa thanh niên nhập ngũ cùng nhân dân cả nước kháng chiến chống Mỹ
nhằm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Trong thời kì này, theo quyết định số 176 – CP, ngày 15/09/1969 của Hội đồng
Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, huyện Hạ Lang tách ra và nhập
vào 2 huyện Quảng Hòa và Trùng Khánh. Trong đó, có 8 xã: Thanh Nhật, Thái
Đức, An Lạc, Việt Chu, Quang Long, Thị Hoa, Vinh Qúy, Cô Ngân nhập vào
Quảng Hòa và 5 xã Minh Long, Lý Quốc, Đức Quang, Thắng Lợi, Kim Loan
nhập vào huyện Trùng Khánh.
- Thời kỳ 1976-2004: Năm 1981, theo QĐ số 44 – HDBT ngày 01/09/1981 của
Hội đồng Bộ trưởng Nước CHXHCN Việt Nam, tái lập huyện Hạ Lang lấy lại
các xã đã nhập vào huyện Trùng Khánh và huyện Quảng Hòa. Lúc này có thêm
xã Đồng Loan từ huyện Trùng Khánh.
Bước vào thời kì đổi mới từ năm 1986 đến nay, nhà nước có nhiều chính sách
hỗ trợ nông dân cấp giống lúa, ngô cho năng suất cao, mở lớp tập huấn chăn
nuôi, trồng trọt…và có nhiều chương trình xã hội tốt như chăm sóc sức khỏe
nhân dân, kế hoạch hóa gia đình, xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với người
có công với cách mạng…Nhân dân phấn khởi ra sức lao động sản xuất, học tập,
xây dựng đời sống mới. Từ đó đến nay, đời sống nhân dân đã thay đổi nhiều so
với trước, mức sống được nâng cao rõ rệt với nhà cửa kiên cố, có ti vi, xe máy…
1.2 Vị trí địa lí
Huyện Hạ Lang là một huyện vùng cao biên giới, cách thị xã Cao Bằng
72km về phía đông; gồm 14 cơ sở hành chính trong đó có một thị trấn và 13 xã,
có 8 xã giáp biên với đường biên giới dài 72 km, 9 xã đặc biệt khó khăn.
Phía đông giáp với huyện Long Châu và huyện Đại Tân của Trung Quốc.
Phía tây giáp huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Phía nam giáp huyện Phục Hòa và một phần của huyện Long Châu, Quảng Tây,

Trung Quốc.
15


Phía bắc giáp huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) và một phần của huyện Đại Tân
Trung Quốc.
Địa hình của huyện mang tính đặc trưng của một huyện vùng cao biên giới.
Huyện nằm trên lưng chừng núi có độ dốc cao 10%, nhiều rừng với mật độ gỗ
cao cùng với độ che phủ.
Huyện Hạ Lang nằm trên con đường đi từ Thị xã Cao Bằng qua Quảng Uyên,
do đã được rải cấp phối nên giao thông có phần thuận lợi hơn, nhưng do địa hình
nhiều dốc, có mưa lũ dẫn đến tình trạng đường bị xói mòn rửa trôi nên mặt
đường rất nhiều chỗ gồ ghề khó đi.
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước huyện đã có khá nhiều dự án, chương
trình được triển khai tại đây nhằm cải thiện đời sống cho bà con như các chương
trình 135, chương trình 112, chương trình 32…nhờ có những dự án quan tâm đó
của Đảng và Nhà nước, bước đầu đã giải quyết được một số khó khăn nhất định
tạo tiền đề cho nhiều bước phát triển của huyện sau này.
1.3 Đặc điểm dân cư, dân số.
Huyện có tổng diện tích là 463,35 km2, địa hình chủ yếu là đồi núi. Dân số của
huyện Hạ Lang trên 26.000 người (2004). Dân số cư trú chưa đồng đều lắm trên
các xã, tập chung đông dân nhất tại xã Thanh nhật.
Trên địa bàn huyện có 3 dân tộc sinh sống là: Tày, Nùng, Kinh. Trong đó Tày –
Nùng là chính. Các dân tộc cùng chung sống và đặc biệt họ có truyền thống
đoàn kết không phân biệt dân tộc trong hôn nhân, sống xen kẽ với nhau từ lâu
đời, có phong tục tập quán khá thuần nhất. Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều có nét
văn hóa riêng, tôn trọng phong tục tập quán văn hóa của nhau, họ thường học
hỏi, giao lưu văn hóa, tạo sự đoàn kết giữa các dân tộc.
TIỂU KẾT
Trên đây là kết quả mà tôi thu hoạch được trong một tháng đi thực tế. Đó là

những nét văn hóa tiêu biểu của huyện Hạ Lang. Tôi đã đi sâu vào nghiên cứu
văn hóa, những phong tục tập quán của dân tộc Tày… Trong khoảng thời
gian đó cũng đã tìm hiểu được một phần nhỏ về văn hóa của con người nơi
16


đây. Tuy nhiên cũng còn nhiều nét văn hóa khác tôi chưa có đủ thời gian
nghiên cứu sâu và kĩ lưỡng, nhưng tôi tin rằng với những gì đã tìm hiểu ở trên
cũng đã là một nguồn kiến thức khá là khái quát và đầy đủ về văn hóa huyện
Hạ lang
Nhận xét, đánh giá
2.1 Thuận lợi và khó khăn
- Thuận lợi:
Được trang bị đầy đủ về những kiến thức cơ bản nhất về nghiên cứu văn hóa
(qua môn cơ sở văn hóa,văn hóa dân gian ) và những trải nhiệm của thực tế lần
một nên việc đi thực tế cũng khá dễ dàng trong công việc.
Trong một tháng thực tế tại cơ quan tôi đã được tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, quy
chế làm việc của một cơ quan hành chính nhà nước từ đó tạo điều kiện thuận lợi
cho tương lai sau này của tôi, cho công việc sau này, giúp tôi có thể tiếp ứng
công việc một cách nhanh nhất.
Địa điểm tôi về thực tế là quê hương tôi nên đã có nhiều thuận lợi cho việc đi
lại, ăn ở để có thể dễ dàng tìm hiểu được đầy đủ và sâu sắc hơn những vấn đề
liên quan đến công việc.
Trong quá trình thực tế tại phòng văn hóa huyện, tôi đã được Ban lãnh đạo
phòng Văn hóa, các bác, các anh các chị ở cơ quan đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện thuận lợi để tôi có cơ hội vận dụng các kiến thức cơ bản đã học ở nhà
trường vào thực tiễn. Chỉ bảo tôi không chỉ trong công việc mà còn trong cách
giao tiếp sinh hoạt trong cơ quan. Ngoài ra mọi người còn tận tình giúp đỡ tôi để
hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Tuy chưa tìm hiểu được nhiều nét văn hóa địa phương nhưng tôi đã hoàn thành

tốt các công việc được giao và đảm bảo được tốt thời gian thực tế. Sau chuyến
thực tế này tôi cảm thấy đã hiểu hơn về văn hóa địa phương, nâng cao tầm hiểu
biết của bản thân. Và trong chuyến đi này tôi đã có thể tự tin hơn, không bỡ ngỡ
trong giao tiếp cũng như tự tin hơn trong cách làm việc của cơ quan nhà nước,
và đó cũng là cơ sở để tôi có thể thích ứng một cách nhanh nhất với công việc
trong cơ quan nhà nước.
17


- Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi, trong thực tế lần 2 tôi vẫn gặp phải
những khó khăn nhất định.
Cơ sở vật chất của cơ quan còn hạn chế: chưa có các phòng ban riêng cho từng
bộ phận trong cơ quan, sách trong thư viện vẫn chưa được cung cấp đầy đủ và
phong phú…nên khó thuận lợi cho việc nghiên cứu.
Bên cạnh đó ngay chính bản thân em còn tồn tại một số điều khắc phục: kiến
thức về văn hóa chưa được sâu rộng. Chưa có đủ sự tự tin trong giao tiếp, nhất là
còn nhút nhát khi giao tiếp với các lãnh đạo cấp trên.
Với khoảng thời gian một tháng cũng không phải là một khoảng thời gian dài để
tìm hiểu hết những đặc trưng văn hóa, nên bài làm còn nhiều hạn chế.
2.2 Nhiệm vụ được giao
Nghiên cứu về văn hóa huyện, được tác nghiệp làm những công việc hàng ngày
của một cán bộ phòng văn hóa. Được học tập và nghiên cứu về văn hóa quê
hương.
2.3 Những việc làm được
- Về kiến thức: được thực tế tại phòng văn hóa đã nâng cao tầm hiểu
biết của bản thân về nền văn hóa dịa phương giúp tôi có hiểu biết cơ bản
về thực tiễn công việc và nghiên cứu về chuyên ngành văn hóa. Cụ thể,
kiến thức về những gì đi thực tế có thể áp dụng cho công việc nghiên cứu
văn hóa sau khi ra trường.
- Về kỹ năng: vận dụng được kiến thức kỹ năng được học ở các môn

học như môn cơ sở văn hóa…qua đợt thực tế đã được thực hành tại phòng
văn hóa huyện Hạ Lang. Biết cách nghiên cứu về văn hóa qua thực tiễn,
linh hoạt trong giao tiếp ứng xử, nhạy bén hơn trong việc xử lý tình huống
trong công việc, sâu sắc hơn trong mỗi vấn đề.
- Về thái độ: Có thái độ làm việc khoa học và khách quan. Có tác
phong làm việc nhanh nhẹn, chủ động, có ý thức chấp hành nội quy, kỷ
luật của cơ quan tốt.
- Tại cơ quan thực tế, đã làm tốt công việc được giao, và tại phòng
văn hóa đã có bài nghiên cứu văn hóa của huyện có chất lượng, phục vụ
sưu tầm thêm tài liệu văn hóa của quê hương.
18


KẾT LUẬN
Là sinh viên trường Đại học Nội Vụ thực tế tại địa phương trong thời gian
ngắn. Tôi rất tiếc không thể đi sâu tìm hiểu hơn nữa về phong tục tập quán của
người dân nơi đây. Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và nhân dân
trong huyện, đặc biệt là sự giúp đỡ của cán bộ phòng văn hóa thông tin huyện Hạ
Lang đã giúp tôi hoàn thành bài viết này.
Tuy nhiên do trình độ, kinh nghiệm cũng như phương tiện còn nhiều hạn
chế nên bài viết còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong sự góp ý của các thầy, cô để
bài viết thêm hoàn thiện hơn.
Để có kết quả tốt cho chuyến đi thực tế này tôi xin chân thành cảm ơn các
bác, các anh, các chị đang công tác tại Phòng văn hóa thông tin thể thao huyện
Hạ Lang tỉnh Cao Bằng. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong
Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa văn hóa thông tin , trường Đại học Nội
Vụ đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng tôi chuyến thực tế đầy bổ ích, tạo cơ
hội làm quen, tìm hiểu và thực hành các bộ môn đã được học tại trường.

19



Một số hình ảnh phòng làm việc của cán bộ phòng văn hóa

20


PHẦN 3: CHUYÊN ĐỀ
Đề tài:Quản lý, hướng dẫn việc cưới của dân tộc Tày huyện Hạ Lang Cao
Bằng.

1. Lý do chọn đề tài.
Việt nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa
riêng, riêng trong phong tục tập quán, riêng trong tín ngưỡng… những điểm
riêng đó đều độc đáo và đặc sắc theo đặc trưng của mỗi dân tộc mình. Trong
những nghi lễ đó thì đám cưới là nét đặc sắc nhất của người Tày
Chính vì những lí do đó nên tôi đã chọn vấn đề đó phát triển thành một đề
tài để có thể tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về đám cưới của người Tày tại địa
phương thực
2. Nội dung
Đối với những người dân tộc Tày tại Cao Bằng, trong việc hôn nhân
không chỉ đơn giản là sự kết duyên của đôi lứa mà còn là nét đẹp truyền thống
đáng được gìn giữ. Đó là nét đẹp của cộng đồng, của bản sắc dân tộc quý báu.

Ảnh minh họa (internet)

21


phong tục truyền thống, hôn nhân của người Tày thường do cha mẹ sắp đặt.

Ngày nay nam nữ có thể tự do tìm hiểu trước khi đi đến hôn nhân. Gia đình
người Tày theo chế độ gia đình hạt nhân, một vợ một chồng.Gia đình người Tày
vợ chồng yêu thương nhau, ít ly hôn.
Đám cưới truyền thống của người Tày được tiến hành qua các nghi thức: Lễ
dạm, lễ ăn hỏi, lễ sêu tết, lễ báo ngày cưới, lễ cưới, lễ đón dâu, đưa dâu. Người
Tày gọi lễ cưới là Kin Lẩu và tổ chức trong hai ngày, nhà gái tổ chức hôm trước,
nhà trai tổ chức hôm sau.

Nhà trai đem lễ vật sang nhà gái.
Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức đám cưới của nhà gái đều do nhà trai
lo liệu hết từ tiền mặt, lợn, gà, gạo, rượu... cho đến các sản vật dùng làm cỗ để
mời họ hàng, làng xóm. Đó là cách để nhà trai tỏ lòng biết ơn, mong đền đáp
phần nào công lao của bố mẹ cô gái. Cỗ cưới thường được tổ chức vào buổi
chiều (tầm 4-5giờ chiều).
Thông thường, buổi chiều cỗ cưới dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh
em họ hàng. Buổi tối, bắt đầu vào khoảng 7- 8 giờ đêm gia đình sẽ tổ chức ăn
uống dành cho nam nữ thanh niên,bạn bè gần xa của cô dâu chú rể.Cuộc vui kéo
dài thâu đêm, mờ sáng mới tan. bạn bè gần xa của cô dâu chú rể.
Lễ vật nhà trai đem sang nhà gái để đón dâu gồm: 100 cái bánh chưng; 400 cái
bánh dày nhỏ, 02 cái bánh dày to, một con lợn quay, một đôi gà, rượu, trầu cau,
một đụi cỏ nhỏ, một ống tiết, một đoạn lũng lợn, một túi hạt giống (đỗ, vừng),
22


muối ớt, đường phèn, một miếng vải đỏ gọi ''rằm khấu'' báo hiếu công nuôi
dưỡng của cha, mẹ.
Khi nhà trai đến nhà gái là phút gặp gỡ, tiếp đón diễn ra tình cảm, ý nhị. Bố mẹ
nhà gái cất lời chào đón đoàn nhà trai. Quan lang thay mặt nhà trai đáp lời. Để
thử thách tài đối đáp của quan lang nhà trai, bố mẹ nhà gái có thể căng dây, đặt
chổi, buộc con mèo trước cửa nhà... Quan lang nhà trai phải dùng những lời thơ

đối đáp... đề nghị một cách tế nhị, có lý có tình để nhà gái mở cửa cho nhà trai
vào đón dâu. Đoàn nhà trai vào nhà. Nhà gái trân trọng đón lễ. Quan lang, bố mẹ
hướng dẫn chú rể dâng lễ lên bàn thờ tổ tiên. Cô dâu chú rể cùng vái lạy tổ tiên.
Sau phần nghi lễ chú rể dâng rượu mời ông ba,â cha mẹ, anh em họ hàng nhà
gái. Mọi người nhận rượu đều có những lời chúc mừng tốt đẹp. Sau đó đoàn nhà
trai dự bữa cơm thân mật với nhà gái.

Lễ rước dâu.
Cỗ cưới người Tày có rất nhiều món đặc biệt như: canh củ đao, nộm hoa chuối
rừng, canh hoa chuối, măng cuốn, măng nhồi, lợn quay,...đủ các món biểu trưng
cho ấm cúng cho âm dương ngũ hành. Người con gái Tày đi lấy chồng mang
theo nhiều của hồi môn đựng trong chiếc hòm có chân bằng gỗ (rương gỗ). Phần
lớn của hồi môn là vải vóc, chăn màn do cô dâu tự dệt và tự may lấy, trang sức
bằng bạc (vòng cổ, vòng tay, xà tích...). Ngoài ra cô dâu còn biếu bố mẹ chồng
và anh em nhà chồng chăn, màn, khăn rửa mặt, giày...và một gánh lễ mang theo
để dâng lên nhà thờ nhà chồng
Sau khi hoàn tất các thủ tục báo cáo tổ tiên, mời rượu anh em họ hàng,
quan lang nhà trai xin phép đón cô dâu về nhà chồng. Lúc này hai tấm vải một
23


×