Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Nghi lễ tang ma của dân tộc tày ở huyện định hóa tỉnh thái nguyên trong truyền thống và hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.08 KB, 20 trang )

Tiểu luận
Nghi lễ tang ma của dân tộc Tày ở
huyện Định Hóa-tỉnh Thái Nguyên
trong truyền thống và hiện đại
Danh sách nhóm thực hiện:
1 Trần Duy Tuyến.
2 Đặng Mai Tuyết.
3 Mông Văn Khương.
4 Hoàng Văn Định.
5 Bàn Thị Nhung.
6 Lưu Huệ Phương.
7 Nông Thị Thương Thương.
8 Nguyễn Văn Vũ.
9 Đàm Văn Chung.
10 Nguyễn Chiến.
11 Bùi Tiến Đạt.
Mục lục
A.Mở đầu:
1 Lý do chọn đề tài.
2 Đối tượng,phạm vi và mục đích nghiên cứu.
3 Nguồn tài liệu.
4 Bố cục của bài tiểu luận.
B.Nội dung:
Chương I:Vài nét về huyện Định Hóa và dân tộc Tày ở huyện Định Hóa
tỉnh Thái nguyên.
1 Vài nét về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Định Hóa.
2 Vài nét về dân tộc Tày ở huyện Định Hóa.
3 Tiểu kết chương I
Chương II:Nghi lễ tang ma của dân tộc Tày ở Định Hóa truyền thống và
hiện đại.
1 Nghi lễ tang ma của người Tày ở huyện Định Hóa-Thái Nguyên.


1.1.Một số nghi lễ trong đám tang.
1.2.Một số điều cấm kị trong đám tang.
1.3.Tục làm ma khô.
1.4.Mặt bằng .
1.5.Vai trò của thầy Tào.
2 So sánh sự giống và khác nhau về nghi lễ tang ma của người Tày ở
huyện Định Hóa –Thái Nguyên trong quá khứ và hiện tại.
3 Nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau về nghi lễ tang ma của người Tày ở
huyện Định Hóa –Thái Nguyên trong quá khứ và hiện tại.
4 So sánh nghi lễ tang ma của người Tày ở huyện Định Hóa –Thái Nguyên
với phong tục tang ma của người dân tộc khác trên địa bàn huyện Định
Hóa-Thái Nguyên.
5 Tiểu kết chương II.
C.Kết luận.
1.Tài liệu tham khảo.
2.Người cung cấp thông tin.
Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài.
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống.Mỗi một dân tộc
lại có những phong tục tập,tập quán,những bản sắc văn hóa đặc sắc riêng có
từ lâu đời tạo nên sự đa dạng về văn hóa cho đất nước Việt Nam.Là dân tộc
có số dân đứng thứ hai sau dân tộc Kinh,chiếm 9,08% dân số cả nước,dân tộc
Tày là dân tộc có nhiều bản sắc văn hóa đặc biệt là những phong tục ,tập
quán lâu đời ,là một trong những mảnh ghép quan trọng tạo nên bức tranh
toàn diện về văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Nằm trong tỉnh Thái Nguyên,huyện Định Hóa là nơi cư trú và sinh sống lâu
đời của người Tày với dân số là hơn 43367 người chiếm 42,9% dân số toàn
huyện.Với dân số đông như vậy nên văn hóa của người Tày có ảnh hưởng rất
lớn với người dân trong huyện.
Dân tộc Tày nói chung cũng như người Tày ở huyện Định Hóa nói riêng

ngoài những văn hóa về vật chất,còn có văn hóa về tín ngưỡng và tinh thần
như:văn hóa dân gian(truyện kể,dân ca,tục ngữ…),lễ hội Lồng tồng,cầu
mùa,nghệ thuật (múa rối,hoa văn trên vải,nghệ thuật tạo hình đàn tính ) đặc
biệt người Tày còn rất coi trọng tín ngưỡng,lễ tục về chu kì của cuộc đời con
người từ lúc sinh ra đến khi mất đi (sinh đẻ,cưới xin,làm nhà mới,tang ma ).
Tang ma là một lễ tục dành cho người đã khuất,là một phần lễ tục quan
trọng trong cuộc đời con người. Với quan niệm, người chết khi về mường trời
vẫn phải “làm ăn” với tất cả nhu cầu như ở trần gian. Vì vậy khi có người
thân qua đời, ai cũng muốn làm đầy đủ các thủ tục cổ truyền vì nghĩa tử là
nghĩa tận, phải cung cấp đầy đủ mọi thứ, làm đủ mọi nghi lễ cho hồn người
chết được thoả mãn, yên lòng về “an cư lạc nghiệp” ở thế giới bên kia, không
oán giận, quở trách gây bất an cho gia đình con cháu… Từ đó mà phù hộ con
cháu mạnh khoẻ làm ăn phát đạt.Do vậy phong tục tang ma của người Tày
nói chung và ở huyện Định Hóa nói riêng rất được coi trọng.Tuy nhiên phong
tục tang ma của người Tày ở huyện Định Hóa xưa và nay cũng có nhiều biến
đổi do nhiều nguyên nhân.
Do vậy để hiểu rõ hơn về phong tục tang ma của người Tày ở huyện Định
Hóa-tỉnh Thái Nguyên cũng như để chỉ ra những điểm giống và khác nhau
giữa tang ma trong truyền thống và hiện đại,và chỉ ra tại sao lại có sự biến
đổi khác đó nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “nghi lễ tang ma của
người Tày ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên truyền thống và hiện
đại” làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Đối tượng,phạm vi và mục đích nghiên cứu.
2.1.Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là nghi lễ tang ma của người Tày trên
địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
2.2.Không gian,phạm vi nghiên cứu.
Không gian nghiên cứu:Chúng tôi chủ yếu tập trung khai thác trên địa bàn
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
Phạm vi nghiên cứu:Chúng tôi khai thác và chỉ ra những điểm cơ bản

nhất,trình tự cũng như làm nổi bật vai trò của thầy cúng trong một nghi lễ
tang ma của người Tày ở trên địa bàn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
trong truyền thống và hiện tại.
2.3.mục đích nghiên cứu.
Giúp hiểu rõ hơn về phong tục tang ma của người Tày ở huyện Định Hóa-
tỉnh Thái Nguyên cũng như để chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa
tang ma trong truyền thống và hiện đại,và chỉ ra tại sao lại có sự biến đổi
khác đó nhằm đem lại cái nhìn khái quát toàn diện về một nghi lễ lâu đời
trong đời sống văn hóa tinh thần của người Tày Định Hóa.
3.Nguồn tài liệu.
3.1.tài liệu thành văn.
3.2.Tài liệu điền dã.
4.Bố cục của bài tiểu luận.
Chương I:Vài nét về huyện Định Hóa và dân tộc Tày ở huyện Định Hóa tỉnh
Thái nguyên.
Chương II:Nghi lễ tang ma của dân tộc Tày ở Định Hóa truyền thống và hiện
đại.
Chương I
1 Vài nét về vị trí địa lý , điều kiện tự nhiên,dân cư của huyện Định
Hóa tỉnh Thái Nguyên
a.vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ.
Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng toạ
độ 105
o
29” đến 105
o
43” kinh độ đông, 21
o
45”đến 22
o

30” vĩ độ bắc; phía tây -
tây bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, bắc - đông bắc giáp tỉnh Bắc Cạn, nam - đông
nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương; huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành
phố Thái Nguyên 50 km về phía tây bắc.Diện tích tự nhiên: 52.075,4 ha, dân
số 89.125 người (năm 2009).
b.Điều kiện tự nhiên .
Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi
thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng
hẹp. Địa hình của huyện chia làm hai vùng rõ rệt:phía Bắc là những núi đá vôi
có hướng Tây Bắc-Đông Nam,phía Nam là đồi núi thấp nhiều rừng già đất đai
màu mỡ.
Khí hậu mang đặc trưng của khí hậu vùng trung du phía bắc-khí hậu nhiệt
đới gió mùa:mùa hạ nóng ẩm,mưa nhiều,mùa đông lạnh,khô.nhiệt độ trung
bình năm là 21.5,độ ẩm từ 70%-80%.
Đất đai gồm 3 loại đất chính:đất feralit,đất đồi và đất phù sa.
Sông ngòi:bao gồm các sông suối nhỏ :sông Chợ Chu,sông Đu,sông Công
phục vụ cho tưới tiêu, đồng thời cũng có hệ thống ao hồ nhân tạo.
Thảm thực vật của Định Hoá rất phong phú,rừng chiếm 90% diện tích tự
nhiên chứa đựng nhiều tiềm năng kinh tế, với các loại lâm sản quý như gỗ
nghiến, lim, lát, sến và các loại tre, nứa, vầu, trám…
c.Dân cư.
Tính đến tháng 12/2009 dân số toàn huyện là 89125 người với mật độ 172
người/kilomet vuông.
Thành phần dân cư bao gồm các dân tộc:Tày,Kinh,Dao,Nùng,Cao Lan-Sán
Chí,Hoa,Sán Dìu,Mông,Mường.Trong đó người dân tộc Tày là đông nhất
43367 người chiếm 49,95 dân số toàn huyện.
Các dân tộc huyện Định Hóa
STT Dân tộc Dân số
(người)
% Ghi chú

1 Tày 43367 49,2
2 Kinh 30698 34,8
3 Cao Lan-Sán Chí 8053 9,1
4 Nùng 2891 3,3
5 Dao 1799 2
6 Hoa 1280 1,4
7 Sán Dìu 101 0,09
8 Mông 98 0,06
9 Mường 97 0,05
Nguồn:UBND huyện Định Hóa(2009)
Dựa vào bảng số liệu trên,người dân tộc Tày chiếm số đông nhất chiếm
49,% dân số toàn huyện nên văn hóa vật chất và tinh thần mang đậm bản
sắc văn hóa của người Tày.
2.Vài nét về dân tộc Tày ở huyện Định Hóa.
2.1. Dân tộc Tày là cư dân bản địa và lâu đời ở nước ta. Họ phân bố trên
phạm vi rộng từ biên giới phía Bắc của các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai
xuống vùng trung du; từ biên giới phía đông của tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn,
Cao Bằng qua huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái và huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh đồng bào Tày có mặt lâu đời và có số
dân chiếm 9,08%. Trong đó người Tày ở Định Hóa có số dân trên 43367
người chiếm 49,2 % dân số toàn huyện. Do sớm có mặt ở Định Hóa lại chiếm
tỷ lệ dân số khá đông, trong tiến trình phát triển của lịch sử, đồng bào Tày nơi
đây đã sớm xây dựng cho mình một nền văn hóa truyền thống phong phú và
đa dạng góp phần xây dựng nên truyền thống văn hóa Việt Nam.
2.2.

2 Tiểu kết chương I
Chương II:Nghi lễ tang ma của dân tộc Tày ở Định Hóa truyền thống và
hiện đại.
1.1. Một số nghi lễ tang ma

Xuất phát từ quan niêm của đồng bào cho rằng linh hồn cha mẹ chết sang
thế giới bên kia vẫn sinh hoạt và có những nhu cầu như người sống. Nếu
không lo cho cha mẹ được mồ yên mả đẹp thì linh hồn người chết vẫn luất
quất xung quanh người sống, quấy rối người sống,hoặc là linh hồn bị thiếu
thốn ở thế giới bên kia ,trở lại làm rầy rà con cháu ,gây ốm đau chết chóc .
Hơn nữa lo ma chay chu đáo chóc. Hơn nữa lo ma chay chu đáo choc ha mẹ là
một hình thức báo hiếu quan trọng nhất .Do vậy mà đồng bào tày ở Định Hóa
tổ chứ đám ma cho cha mẹ hết sức chu đáo và cũng hết sức phức tạp.
• Lễ rửa mặt cho người chết
Khi gia đình có người tắt thở, con cháu phải nhịn ăn để tỏ lòng đau đớn,
thương tiếc với người đã khuất. Và đặc biệt, khi chưa mời được thầy tào về
làm lễ khâm niệm, nhập quan cho người chết thì con cháu tuyệt nhiên không
được cất tiếng khóc. Bởi họ cho rằng khi có người thân vừa mới qua đời, hồn
của người chết vẫn luẩn quẩn ở trong nhà, chưa muốn rời xa con cháu nên
nếu con cháu mà cất tiếng khóc sẽ níu giữ hồn của người chết ở lại khiến hồn
đó không thể siêu thoát.
Khi có người vừa tắt thở người nhà báo tin co họ hàng biết đồng thời tắm
rửa cho người chết. Tắm cho người chết phải là em trai, con trai hoặc là cháu
trai của người chết, Đồng bào tắm cho người chết bằng nước lá thơm (lá
bưởi, hương nhu, lá cối xay, lá tre…) sau đó mặc quần áo mới cho người chết.
Theo tục lệ, nam mặc 7, nữ mặc 9 áo. Sau đó người ta bỏ vào miệng người
chết một hào bạc trắng để linh hồn người chết khỏi phát ngôn bừa bãi gây tai
họa cho con cháu. Sau đó người nhà để người chết nằm ở gian thờ trên chiếc
chiếu lật mặt trái, đầu kê gối quay về phía bàn thờ, buông màn và đi đón thầy
Tào về làm lễ khâm niệm và phát tang. Đồng thời người nhà phải chuẩn bị
nhà tang cho người chết.
• Lễ khâm niệm
Giờ niệm phải tránh trùng với giờ sinh của con cháu trong gia đình vì sợ
người chết sẽ bắt đi theo. Lễ khâm niệm do thầy Tào đảm nhiệm. Khi người
chết được quấn 1-2 tấm vải trắng tự dệt theo điều kiện kinh tế gia đình. Trải

ít tro bếp sạch tượng trưng cho vật thiêng liêng bảo vệ thi hài, một ít lúa nếp
đốt cháy tượng trưng cho lúa giống chia cho người chết, đầu kê gối, đặt nằm
trên chiếc chiếu đã được cắt một góc để lên bàn thờ (đến khi làm ma xong
mới mang góc chiếu đó đi đốt).
Sau khi nhập quan thầy Tào làm phép thu linh hồn người chết vào áo quan
đồng thời làm phép thu hồn lại cho người sống. Theo quan niện của đồng bào,
việc thu hồn của người chết làm được chu đáo thì hồn người chết sẽ không
luẩn quẩn trong nhà, cuộc sống của con cháu sau này mới được bình yên. Việc
thu hồn người sông bởi đồng bào sợ người sống vì quá thương tiếc người
chết nên hồn sẽ đi theo người chết. Sau đó, với bó đuốc sáng lửa, thầy Tào
niệm chú, trống chiêng dồn dập, con cháu họ hàng nâng bốn góc chiếu lên
đưa xác vào quan tài. Sau khi đọc xong tờ phan có ghi rõ họ, tên, ngày sinh,
ngày mất của người chết và căn dặn người chết không được trở lại cõi trần
với con cháu, tờ phan đó sẽ được bỏ vào trong quan tài.
• Lễ thụ tang
Sau khi liệm con cháu được phép ăn cơm bốc bằng tay với muối để lá
chuối và tiến hành phát tang cho con cháu, họ hàng. Con trai mặc áo ngắn
quần lộn trái bằng vải trắng tự dệt,buông gấu,đầu đội khăn vuông trắng,bên
trên đội mũ rơm,tay chống gậy,đeo dao nhọn.Con gái,con dâu mặc áo dài
trắng,váy trắng hoặc quần khâu lộn bằng vải trắng.Con dâu đội mũ bằng vải
trắng bồ đài,đằng trước che kín mặt,đuôi khăn dài tới gấu áo.Con gái cuốn
khăn trắng bên ngoài lọn tóc.Các cháu nội,ngoại mặc áo trắng lộn trái,quấn
khăn trắng,các chắt quấn khăn vàng
• Lễ dâng cơm
Tế vào thời gian các bữa ăn hàng ngày,một mâm cơm gồm có rượu ,thịt
đặt trước linh cữu,chờ con cháu tụ tập đông đủ,thầy Tào xúc thịt,cơm tượng
trưng mời vong linh rồi đổ vào hai ống nứa để phía dưới chân linh cữu,hôm
đưa tang sẽ mang đi chôn theo
• Lễ phá ngục
Đồng bào cho rằng linh hồn người chết thường bị cầm tù dưới địa

ngục.Mục đích của lễ này là nhằm đưa linh hồn người chết thoát khỏi địa
ngục của Diêm Vương.Người ta lấy giấy hay vải thành một quây tròn,giữa để
bài vị và một quả trứng sống, một ngọn nến tượng trưng cho ngục giam.Lễ
vật có một con lợn nhỏ,gà trống và vịt.Bên cạnh ngục quây, người ta dựng
một lều để kê bàn thờ phụ trên có đặt một bát gạo,một quả trứng vịt sống và
một chậu lá bưởi đun sôi để nguội.Thầy Tào đứng trước bàn thờ cầu khấn
chiêu gọi các hồn tập trung tại bát gạo sau đó thầy cầm kiếm,cho giống trống
khua chiêng cùng đồ đệ nhảy múa như một đội quân hùng hồn vượt qua
những đoạn đường gian khổ,vượt qua bao nhiêu chướng ngại vật đi xuống
địa ngục để tìm cứu linh hồn người chết.Sau đó thầy cầm kiếm đâm một nhát
vào nhà ngục,tắt nến đèn dầu bên trong,lấy bài vị ra rước về nhà
• Lễ Đưa Ma
Trước khi đưa người chết đi chôn,thầy Tào phải chọn giờ tốt.Nếu con cháu
nào có giờ sinh trùng với giờ sinh của người chết phải lánh mặt và phải đi
bằng cửa phụ.Bởi họ sợ ma người chết bắt đi theo.Thầy Tào yểm vào nắm
gạo rồi vãi qua trên nhà táng có ý báo linh hồn người chết chuẩn bị xuất
hành.Sau đó thầy ra cửa chính để mở cửa ải vong cô,thầy quay vào tắt đèn
trên quan tài và mời vong cô đi.Nhà táng được bỏ ra và mang đi đốt với ý
người chết có nhà mới ở ngay.Khi quan tài được khiêng ra cửa,các con trai
nằm phù phục ở cửa và dưới cầu thang 3 lần đầu hướng vào nhà để cho quan
tài đi qua với ý nghĩa trải đường cho bố (mẹ) đi.Khi quan tài đi đến nửa
đường thì con gái,con dâu cũng phải nằm phủ phục như vậy để trả ơn cha
(mẹ) đã nuôi dưỡng.Đoàn đưa ma có một người cầm bó đuốc cháy to đi trước
“soi đường” .Các thứ đồ dùng thường ngày của người chết như
chăn,màn,nón…cũng được con cháu mang theo để cho người chết.
Tại huyệt thầy Tào làm lễ và thắp hương cho những mộ xung quanh để
báo cho họ biết có người mới và để họ không bắt nạt.sau đó thầy Tào làm lể
hạ huyệt.Đồng bào tày có tục chia của cho người chết.Người ta để quần
áo,chăn màn,xôi,gạo,gà vào các cái sọt để dưới huyệt cho người chết.Còn các
công cụ lao động đưa cho thầy tào làm phép và để trên mộ cho người

chết.Con trai trưởng xúc một xẻng đất đầu tiên lấp cho bố mẹ,con các con
cháu bốc mỗi người một nắm đất bỏ xuống huyệt.Người làng giúp chôn cất
đắp mộ cho người chết xong người ta đặt lên trên một bát hương,chén rượu
rồi đặt một ngôi nhà bằng cây chuối có lợp mái.
Sau đó con cháu cùng người đi đưa ma hôm đó trở về nhà tang chủ,khi ra
về họ kiêng không ngoái đầu lại vì sợ ma người chết sẽ theo về làm hại con
cháu.Khi quay trở về con cháu không được khóc.Thầy cúng ở lại sau cùng để
làm các thủ tục cúng yên mộ,không cho vong quay trở về theo con cháu.
Sau khi an táng,người sống coi như đã làm xong bổn phận của mình đối
với người đã chết vì đã lo cho người chết mồ yên mả đẹp.Con cháu thay quần
áo,làm cỗ bàn cúng gia tiên và thết họ hàng,bà con bạn bè đến chia buồn. Khi
đến 12 giờ đêm hôm đó con cháu người chết mang ra mộ cơm, rượu cúng cho
người chết.
Con cháu phải làm lễ chuộc hồn cho người chết ba lần sau 30 ngày, 1 năm
và 3 năm lễ chuộc hồn cuối cùng là lễ mãn tang. Trong lễ chuộc hồn, ma
người chết sẽ nhập vào bà Then để báo tin về cuộc sống ở thế giới hồn ma cho
người ở dương thế biết.
1.2. Mội số điều cấm kị trong đám tang
Trong đám tang của người Tày ở huyện Định Hóa có một số kiêng kỵ
như: khi gia đình có người chết, mọi người trong nhà không được khóc khi
chưa có thầy Tào đến làm lễ. chỉ khi thầy Tào đến làm lễ khâm niệm, nhập
quan cho người chết thì con cháu trong gia đình mới được phép cất tiếng
khóc cha ( mẹ ).
Trong khi thi hài còn để trong nhà, gia chủ những người trong gia đình
không được ăn các thứ sau:
Không được ăn bún vì họ cho rằng ăn bún là ăn tóc của người chết.
Không được ăn lòng gà, lòng lợn, tim lợn…bởi họ cho rằng như thế là ăn tim,
ăn lòng…của bố ( mẹ ) mình.
Không được ăn bầu ăn bí vì nếu ăn sẽ là ăn óc của cha ( mẹ ) mình.
Sau khi đưa đám, gia chủ còn phải thực hiện một số điều sau:nằm đất 40

ngày.
- Không được cắt tóc, cạo râu khi chưa qua 40 ngày.
- Không được sinh hoạt vợ chồng khi chưa qua 100 ngày.
- Vào nhà người khác phải bỏ khăn tang ra.
- Không được đi dự đám cưới, ăn mừng nhà mới khi chưa hết tang.
Tóm lại, tập tục tang ma của người Tày ở Định Hóa đã ăn sau vào đời
sống của đân tộc Tày nơi đâyqua bao thế hệ, nó đã bị chi phối hàng ngàn năm
bởi nên đạo đức luân lý phong kiến và thuyết “ linh hồn tồn tại “Các nghi lễ
trong tập tục tang ma mang đạm màu sắc văn hóa tín ngưỡng.Người tày đã
tiếp thu những luận điểm phù hợp của các tô giáo như Phật giáo, Đạo giáo và
Nho giáo để kết hợp với văn hóa dân gian bản địa “ vạn vật hữu sinh “ để tạo
nên một tập tục tang ma đậm nét dân tộc tày.
1.3. Tục làm ma khô.

Người tày có hai nghi lễ làm ma cho người khuất núi đó là đưa tang cùng
với việc dâng nhà táng ( nhà xe ) gọi là làm ma tươi và dâng nhà xe khi có
điều kiện sau 1, 2 năm sau đám tang gọi là làm ma khô.
Để chuẩn bị cho một nghi lễ ma khô phải mất nhiều công sức, thời gian và
tiền của. Thông thường một lễ làm ma khô phải có 4 tạ lợn, 60 con gà, 200 lít
rượu, hương, tiền vang, giấy màu…Khi đã chuẩn bị đủ vật chất, chọn được
ngày tốt, gia đình mời thầy Tào cùng 4 – 5 người giúp việc cho thầy Tào và
đội kèn trống tử rất sớm để thu xếp thời gian. Lễ làm ma khô được tiến hành
từ chiều tối ngày thứ nhất đến sáng ngày thứ ba.
Trước ngày làm lễ khoảng 2 ngày gia chủ phải nhờ khoảng 6 người biết
làm nhà xe và dựng cây nêu đến nhà làm giúp. Nhà xe làm bằng khung nứa,
dán giấy màu xung quanh. Nhà xe được làm thon dần về phía trên, mỗi tầng
có 4 mái. Các màu trang trí nhà xe gồm xanh, đỏ, tím, vàng, xung quanh
đường viền trang trí giấy đen và đỏ tượng trưng cho âm dương, có chữ Hán
tượng trưng cho đông, tây, nam, bắc. Ngoài trời dựng một cây nêu tượng
trưng cho cầu nối rước vong về nhà. Ngọn cây nêu co treo một dải băng trắng

tượng trưng cho đường lên thiên đường rước vong về nhà. Phía dưới chân
cây nêu có dựng một bàn thờ nhỏ là nơi thờ tổ tiên và thổ công.
Trưa hôm trước ngày làm lễ, thầy Tào đến gia chủ làm lễ ma khô. Tước khi
đi thầy phải thắp hương tại bàn thờ tổ tiên, bàn thờ tổ sư ở nhà xin phép
mang tranh, sách cúng, xin âm binh đi theo làm lễ. Thầy Tào đến nhà gia chủ
viết toàn bộ các lá sớ bằng chữ Hán hay chữ Nôm Tày đủ cho 3 ngày làm lễ và
hướng dẫn gia chủ hoàn tất mọi công việc chuẩn bị tiến hành làm lễ ma khô.
Sáng hôm làm lễ,4 thầy đến để lập bàn ham của thầy và giúp gia chủ lập
bàn cúng cùng một số các thủ tục cần thiết cho các nghi lễ khác.Bàn ham của
thầy Tào được làm ngay gian thứ nhất,giáp cửa ra vào.Bàn ham là nơi đặt 7
bát hương thờ các tổ sư của thầy Tào,phía trên hướng chính diện được treo 7
bức tranh với thứ tự như sau:
-Bức thứ nhất (từ phải qua trái) là:Mã Nguyên sư
-Bức thứ 2 là:Tả sư
-Bức thứ 3 là:Cửu Phật
-Bức thứ 4 là:Cửu khổ Phật quan
-Bức thú 5 là:Vị lục Phật quan
-Bức thứ 6 là:Hữu sư
-Bức thú 7 là:Quan Nguyên sư
Ở bên phải và bên trái phía trước của bàn Tản Tào cũng được treo mỗi
bên 5 bức tranh thờ.
Phía trước mỗi bức tranh thờ có đặt một bát hương được chặt từ thân
cây chuối non.
Có thể nói hệ thống tranh thờ là sự kết hợp của phật giáo với sự hiện
diện của Phật Bà Quan Thế âm cứu khổ cứu nạn,tịnh độ cho linh hồn chúng
sinh thoát khỏi bể khổ trằm luân để về với niết bàn.Và đây là vị Phật có vị thế
cao nhất trong bàn Tàn Tào,ngì được ngự ở chính giữa.Và tranh thờ các nhân
vật của Đạo giáo thần tiên.
Trước bàn Tàn Tào là bức vải che có hình con long phụng và hổ phụ, hai
bên có dòng chữ Hán

Chữ Nôm Tày nội dung nói về:công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và
những điều răn dạy của con cháu phải tu thân luyện đức.
Trong lễ ma khô của người Tày ở huyện Định Hóa có rất nhiều nghi lễ
nhưng do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ xin trích dẫn một số nghi lễ
chính sau:
Lễ mời tổ sư:Đây là nghi lễ mở đầu của lễ cúng ma khô,thầy cả làm lễ
để mời các tổ sư về nhập đàn cúng và xin âm binh làm lễ ma khô.
Lễ mua nước:Đây là lễ mua nước để rửa bài vị.Thầy Tào cầm cây gậy và
một bó đuốc (để xua đuổi tà ma) cùng người con trai trưởng rước bát nhang
và linh vị của vong ra phía ngoài của nhà sàn để mời vong về dự lễ mua nước.
đến ngoài Khi ra cửa, người con trai đặt linh vị của vong xuống,thầy Tào
ngồi làm lễ mua nước,thầy đọc đoạn tào:
Hưu thỉnh thủy vong linh (xin nước cho vong)
Cùng đoạn:
Thập phương túc tĩnh Thiên tôn
Và đọc bản sắc của tổ sư để báo cáo với các ngài việc mua nước để làm lễ
rửa mặt cho vong.Sau đó,thầy đưa cho người con trai cả 5 đồng tiền (tượng
trưng cho thuyết ngũ hành).Người con cả vái 4 hướng,vừa vái vừa vứt 4 đồng
tiền,đồng tiền thứ 5 thả vào chậu nước rồi múc nước đổ vào máng đặt cạnh
thủ lợn luộc để thầy cúng.Chỗ nước còn lại trong chậu dùng để rửa linh vị của
vong.Cứ sau một nghi lễ,các con cháu thay nhau đặt tiền và gạo vào mâm
cúng để trả công thầy.
Sau khi làm lễ mua nước xong,người con trai cả rước linh vị và bát nhang
của vong về đặt ở gian giữa nhà.Thầy lấy một tấm khăn trắng đặt vào quan
tài bằng giấy,và dùng một tấm vải trắng cho vào chậu nước mua về vẩy vào
quan tài(tượng trưng việc rửa mặt cho người chết)
• Lễ khâm niệm và nhập nhà táng:
Đây là nghi lễ rất long trọng thể hiện sự tôn kính,xót thương của những
người còn sống đối với người đã khuất.Con trai cả đội nia gạo rang cháy quỳ
bên cạnh quan tài giả,các con cháu đứng xung quanh.Thầy Tào đọc bài cúng

rồi dùng con dao quắm rắc gạo vào trong quan tài tượng trưng (quan tài là
một hình hộp chữ nhật làm bằng khung nứa tươi xung quanh dán giấy
màu,có chiều dài khoảng 1 mét,chiều rộng khoảng 40 cm và cao khoảng 30
cm,phía trên có nắp đậy),và lấy một ít tro bếp,tro lúa để vào quan tài.Sau đó
người con trai đổ tất cả số tro còn lại ở nia vào trong quan tài tượng trưng
cho việc chia giống láu tốt và phân bón cho người chết trồng cây.Thầy Tào
dùng một bó tre tươi chẻ nhỏ cho từng cái xếp vào quan tài tượng trưng cho
xương cốt người chết cùng với một ít tiền giấy.Sau dó,sau đó cho các đò dùng
của vong vào quan tài,phủ một tấm giấy trắng có cắt hình hoa văn rồi đậy
nắp quan tài lại và lấy nhà xe đặt úp lên quan tài.
Sau khi làm xong thủ tục lắp nhà xe,con cháu đi xung quanh quan
tài,thầy Tào làm phép trừ đuổi tà ma.Khi thầy làm lễ xong con cháu vái lạy
vong kết thúc lễ khâm niệm.
• Lễ phá ngục chuộc vong:
Lễ phá ngục chuộc vong được diễn ra ở khu đất bằng phẳng phia trước
cây nêu,được làm hai ngục Cạu nhục và Hà nhục bằng các cành tre rào xung
quanh linh vị,bên ngoài được cuốn vải tượng trưng cho ngục của vong.Vải
quấn xung quanh Hà nhục có màu hồng tượng trưng cho vong chết vì có liên
quan đến nội thương.Cạu nhục là ngục tượng trưng khi vong đã được xóa hết
bệnh tật trong người.Xung quanh ngục được cắm yếm bùa.
Thầy Tào và các thầy cúng phụ cúng làm lễ phá ngục chuộc vong ở phía
trước Hà nhục.Thầy làm lễ xin các thần linh,tổ tiên,thổ công cho vong ngục
về,sau đó nối 3 sợi dây bằng chỉ vải màu trắng,đỏ vá đen từ gốc cây lên lồng
qua hai ngục dến mâm cúng nơi thầy Tào làm lễ.Độ cầu vong cầu cho linh hồn
người chết được siêu thoát.Sau khi đọc xong thầy Tào dùng bút khoanh tròn
tên của vong trong bản sớ để bố mẹ vong xác nhận với thần,thổ công là vong
có thật.Tiếp tục thầy Tào đọc bản sắc: Thái
thượng Ngọc Hoàng sắc hạ sắc văn của Ngọc Hoàng ban xuống công nhận
cho vong không mắc bệnh tật gì.Đọc xong thầy Tào đốt bản sớ đó đi.Đốt xong
thầy lại tiếp tục đọc Tào đoạn:

“ Thập phương cửa khổ thiên tôn.Đại từ đại bi cứu khổ thái vô thượng tôn”.
Ở đây,chúng ta thấy được sự hiện diện của Đạo Phật trong các nghi lễ
của người Tày,bằng tư tưởng “ Từ bi bác ái” của Phật giáo mà hiện thân cho
lòng tử tôn,nhờ đức Phật dùng pháp thuật vô biên để giải thoát và siêu độ
cho linh hồn người chết được về với cõi cực lạc,về với tổ tiên.
Tiếp sau đó thầy Tào chuyển xang lễ phá ngục Cạu nhục cho vong.Thầy
cầm một con dao nhọn làm phép để rỡ bỏ bùa và tấm vải quấn xung quanh
ngục(theo quan niệm của đồng bào Tày thì thầy Tào dùng dao nhọn để tượng
trưng cho lúc âm binh đang đánh nhau với quỷ dữ để cứu vong thoát khỏi các
địa ngục của âm phủ,nên khi đó tiếng trống,chiêng,thanh la nổi lên rất dồn
dập).Sau khi rỡ xong thầy cầm bát nhang cho cứa qua con dao nhọn nằm
ngửa lồng qua hai chân thầy đưa cho người con trai cả đang quỳ ở phía sau.
Phá xong Cạu nhục,người con trai cả cầm bát nhang và bài vị của vong
sang đặt ở ngục Hả nhục.Thầy Tào cầm con dao nhọn cắt bỏ sợi dây buộc Hả
nhục để cho thổ tỳ đi và đưa vong về đồng thời cắt bỏ sợi dây chỉ vải,như vậy
coi như vong đã được sạch sẽ.
Lễ đại tế
Là nghi lễ thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ được
diễn ra ở nhà xe.Lễ cúng là một con lợn sống dùng con dao nhọn đâm lên
gáy,mâm bánh trưng,mâm bánh dày,bánh kẹo,rượu và một đôi đũa bùi nhùi
được các con cháu mang đến để cúng vong.Trên linh vị của vong được đặt
một tấm vải thổ cẩm.Sau mỗi lần làm lễ,con cháu thay nhau dâng
rượu,nước,trà cho vong.Thầy Tào mời vong về và đọc bản thư lậu pjạc bằng
chữ Hán có nội dung:
“Hôm nay, ngày … tháng… năm… kính cẩn dâng tờ biểu sớ lên các ngài về
việc báo hiếu đền đáp công ơn của con trai ở trên dương thế là… con dâu là…
cùng các con cháu… cho cha(mẹ) là…
Xin cảm tạ các đấng Thiên tôn đã siêu độ cho vong hồn là… thoát khỏi cảnh
khổ ải để về với cõi tiên giới”. Sau
khi cúng xong,thầy phường kèn cùng các con cháu đi vòng quanh nhà xe,có

hai người khiêng trống, hai người khiêng khăn thổ cẩm và vòng bạc.Thầy
vừa đi vừa hát,sau mỗi lời hát con cháu phải đáp lại bằng một lời khóc để đền
đáp công ơn cha mẹ.
Lễ đốt nhà xe
Khi nhà xe được đưa ra mộ,thầy cúng bắt đầu làm lễ đốt nhà xe cho
vong.Thầy lấy một tấm vải trước nhà xe làm lễ dẫn đường cho vong về mộ và
đọc đoạn tảo: “Khai địa mộ táng” (Đưa vong về mộ) và “Độ nhập địa” (Siêu độ
cho vong được về với đất mẹ).Khi linh hồn của vong đã về với mộ táng, về với
lòng đất mẹ bao la coi như người chết đã được siêu thoát để về với tổ tiên,
các con cháu làm lễ báo đáp công ơn của cha mẹ,cầu cho vong hồn phù hộ
được mùa màng bội thu, con cháu đầy nhà.
Cùng lúc đó là lễ đoạn tang,thầy Tào cầm thẻ linh và một đoạn tre móc để
làm phép bỏ tang. Con cháu lần lượt cởi quần áo và khăn tang đội lên đầu để
thầy cúng lấy que móc cởi bỏ tang. Quần áo tang được mang lên để đốt cùng
nhà xe và coi như từ nay con cháu không phải để tang vong nữa . Khi cởi xong
thầy tung bát gạo hoa lên con cháu. Bất gạo hoa tượng trưng cho hạt giống
để cho con cháu được no đủ, đông đúc. Cùng lúc này nhà xe được đốt Trước
mộ của vong.Lễ đốt nhà xe cũng là lễ kết thúc lễ làm chay của đồng bào Tày ở
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên.
Tóm lại,tập tục ma chay của đồng bào huyện Định Hóa tỉnh Thái
Nguyên đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của người Tày nơi đây trải qua bao
thế hệ bị chi phối bởi đạo đức luân lý phong kiến và thuyết “linh hồn tồn
tại”Các nghi lễ trong tập túc ma chay mang đậm màu sắc tôn giáo tín
ngưỡng.Tập tục ma chay của người Tày thể hiện lòng hiếu thảo muốn báo
đáp công ơn sinh thành,dưỡng dục của ông bà cha mẹ,thể hiện long tiếc
thương và tình cảm của con cháu đối với người đã khuất.Tuy nhiên,các nghi
lễ diễn ra rất phức tạp,rườm rà tốn kém về công sức,thời gian và tiền của của
gia chủ.Ngày nay,ở huyện Định Hóa do thực hiện nếp sống văn minh nên đã
có một số biến đổi nhất định trong tạp tục làm ma của người Tày để phù hợp
với cuộc sống mới.Những biến đổi đó là sự biến đổi về thời gian,đồ lễ mà

thôi,còn những nghi lễ vẫn được đồng bào giữ gìn từ thế hệ này sang thế hệ
khác trở thành tập tục mang đậm sắc màu dân tộc độc đáo của đồng bào Tày
huyện Định Hóa.”
1.4.mặt bằng
1.5.Vai trò của thầy Tào.
Trong cuộc sống tinh thần của người Tày, Thầy Tào ở đẳng cấp cao
nhất. Họ là những người có khả năng liên thông với thế giới linh hồn và thần
thánh. Thầy Tào có rất nhiều công việc, nhưng công việc quan trọng bậc nhất
là đưa linh hồn người chết về nơi yên nghỉ. Họ cho rằng, linh hồn của con
người tồn tại như ý nghĩ. Con người nếu có ý nghĩ chân thành, trong sáng khi
chết đi, linh hồn sẽ rực rỡ ánh hào quang, bay lượn ở tầng cao nhất của thế
giới thần linh. Còn khi sống mà có ý nghĩ xấu xa, cũng có nghĩa linh hồn người
đó nặng nề, đen tối và bị chìm xuống tầng thấp nhất của thế giới linh hồn.
Cuộc sống văn minh đã về trên từng bản làng, Thầy Tào vẫn luôn là một
phần không thể thiếu trong cuộc sống của bà con các dân tộc thiểu số. Một số
hủ tục lạc hậu trước đây các Thầy Tào áp dụng đã được xoá bỏ cho phù hợp
với cuộc sống văn minh, hiện đại.
2.Sự giống và khác nhau của tang ma người Tày Định Hóa-
Thái Ngyên giữa truyền thống và hiện đai.
Nội dung so sánh Truyền thống Hiện đại
Thời gian Thường được gia chủ tổ
chức từ 4 đến 5 ngày từ
khi nhà có người mất.
Thời gian đã được rút
ngăn chỉ còn từ 1 đến 2
ngày là thi thể người
mất đã được chon cất.
Thủ tục Có nhiều các bước phức
tạp,nhiều thủ tục và
nhiều giai đoạn để thức

hiện một nghi lễ tang
ma.
Có nhiều thủ tục đã
được cắt bỏ hoặc đơn
giản hóa.
Lễ vật Một con lơn,100 con gà, Gà luộc,thủ lợn,bánh
kẹo,hoa quả,hương
vàng,cơm,trứng
Bàn thờ thầy Theo quan niệm ngày
xưa bàn thờ thầy rất
quan trọng,vì thầy Tào
là người sẽ giúp gia
đình làm các lễ để đưa
tiễn vong của người mất
về với tổ tiên,nên gia
chủ sẽ mổ một con lợn
đặt trên bàn thờ thầy
cùng với các lễ vật khác
như:xôi,bánh
Hiện nay trên bàn thờ
thầy thường chỉ để một
thủ lợn hoặc một con gà
cùng với các lễ vật khác
như:xôi,bánh,hoa quả
Ăn uống Khi gia đình có người
mất,gia chủ sẽ chuẩn bị
cơm,rượu,thịt…để
những người đến viếng
ăn uông.
Việc ăn uống của người

đến viếng hiện nay đã
được cắt bỏ đi.Thay vào
đó chỉ là uống chén
nước,ly rượu chia buồn
cùng với gia chủ.
Vai trò của hàng
phường
Chỉ là anh em học hàng
trong gia đình đến giúp
đỡ các công việc cho gia
chủ.
ở từng khu vực đã thành
lập nên các ban lễ
tang,các hang phường
đến giúp đỡ gia chủ khi
có người mất như:nấu
nướng,làm nhà xe và
các thủ tục liên quan.
3.Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau của tang ma người Tày
Định Hóa-Thái Nguyên giữa truyền thống và hiện đại.
Đám tang của người Tày hiện nay đã có nhiều thay đổi và nhiều thủ
tục cũng đã được rút ngắn rất nhiều.Những thay đổi đó là do ảnh hưởng
của thể chế pháp luật và nhà nước,sự phát triển của kinh tế.
4.So sánh nghi lễ tang ma của người Tày ở huyện Định Hóa –Thái
Nguyên với phong tục tang ma của người dân tộc San chí ở cùng địa
bàn.
a.Giống nhau.
-khi nhà có người mất thì gia chủ đều làm các thủ tục và các lễ để tiễn đưa
vong của người chết về với tổ tiên.
-Các thủ tục trong đám tang đều được gia chủ coi trọng và thực hiện đầy đủ

với mong muốn người mất về với cõi âm được siêu thoát.
- Với mong muốn làm tròn nghĩa vụ với người đã khuất
-thủ tục có một số điểm giống nhau như sau:
+khi gia chủ có người qua đời thì các thủ tục ban đầu hầu hết là giống nhau
như:lễ rửa mặt cho người chết,tắm rửa bằng nước thơm,lễ khâm niệm,…
+thầy Tào cũng là người có vai trò quan trọng nhất trong tang lễ.
b.Khác nhau.
-Thời gian:
+Dân tộc Tày:từ 1 đến 2 ngày.
+Dân tộc San Chí:thường được gia chủ tổ chức đám tang từ 6 đến 7 ngày.
-Thủ tục:
Sự khác nhau nổi bật nhất trong đám tang của dân tộc Tày và dân tộc San
Chí đó là:
-Dân tộc Tày: khi gia đình có người mất họ sẽ mời thầy Tào đến để làm các lễ
cho người chết,khi làm hoàn tất các lễ trong vòng từ 1 đến 2 ngày thì thi thể
của người mất sẽ được thầy Tào xem giờ mang đi chôn cất và đốt luôn nhà xe
cùng với các vật dụng mà khi sống người mất dùng.
-Dân tộc San Chí:gia đình có người mất họ cũng sẽ mời thầy đến để làm các lễ
cho người chết và sau đó khi làm lễ khâm niệm cùng với một số các lễ khác
(trong ngày đầu tiên khi có người mất) thì thầy sẽ chọn giờ đễ mang người
mất đi chôn cất luôn.Khi chôn cất người mất xong quay trở lại về nhà gia
chủ,thầy sẽ làm các lễ tiếp theo trong 5 đến 6 ngày hôm sau.Khi thầy chọn
được ngày lành thì gia chủ sẽ làm lễ đưa ma,nhưng lúc này chỉ có nhà xe và
các vật dụng của người mất.

×