Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TIỂU LUẬN CAO HỌC ly thuyet truyen thong vai trò định hướng thông tin trên mạng xã hội của báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.3 KB, 22 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ, rất nhiều dịch
vụ và ứng dụng mới trên Internet đã ra đời. Một trong số là mạng xã hội. Lần đầu tiên
ra đời vào năm 1995, trong hơn một thập kỷ vừa qua, các trang mạng xã hội đã không
ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Những tính năng và tiện ích cũng
được mở rộng, nhằm tạo sự thuật tiện, hấp dẫn và thu hút người sử dụng.
Chính vì vậy, hiện nay, có hàng triệu người đang sử dụng các trang mạng xã
hội. Một minh chứng cho sự thành công của mạng xã hội đó là những trang thu hút
nhiều người sử dụng nhất như facebook hay twitter đã trở thành thương hiệu nổi
tiếng thế giới và ông chủ của chúng cũng nằm trong số những tỷ phú giàu có nhất.
Một đặc điểm khiến các trang mạng xã hội thu hút được số lượng người sử
dụng lớn như vậy là vì nó cho phép người sử dụng được đưa mọi thứ người ta yêu
thích lên mạng và chia sẻ với tất cả mọi người. Do đó, thông tin trên mạng xã hội
lan truyền rất nhanh và được rất nhiều người biết đến. Thậm chí, nhiều người còn
coi mạng xã hội như một kênh thông tin, có thể giúp họ cập nhật thông tin từ khắp
nơi, giống như các tờ báo điện tử.
Tuy nhiên, đặc điểm này cũng khiến cho thông tin trên mạng xã hội trở nên
quá nhiều. Chất lượng và độ tin cậy của những thông tin đó không được kiểm
chứng. Nếu không có sự kiểm soát và định hướng thì thông tin sai lệch sẽ gây ra tác
động xấu tới đời sống và tâm lý của nhiều người. Chính vì vậy, cần có một cơ quan
đóng vai trò định hướng thông tin trên mạng xã hội.
Hiện nay, ở trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng, báo chí vẫn là kênh
thông tin chính thống và tạo được sự tin cậy. Trong xu thế bùng nổ thông tin như
hiện nay, nhất là trên mạng xã hội, báo chí cần thể hiện vai trò định hướng thông
tin, định hướng dư luận xã hội của mình. Hoạt động của báo chí và mạng xã hội là
độc lập nhưng nếu báo chí làm tốt công tác định hướng thông tin thì người đọc càng
có điều kiện so sánh, đánh giá thông tin từ nhiều chiều và không bị cuốn theo những
thông tin sai sự thật.
Vai trò định hướng thông tin trên mạng xã hội của báo chí cũng là đề tài của
tiểu luận này. Với những kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, chắc chắn
cách khai thác và triển khai đề tài của em còn thiếu sót. Em mong thầy (cô) đọc và


nhận xét để em có thể học hỏi thêm.
Em xin chân thành cảm ơn thầy (cô)!

1


MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Mạng xã hội
a.

Trên thế giới

Mạng xã hội trên thế giới ra đời từ cách đây hơn một thập kỷ. Đến nay, có
hàng trăm triệu người đang sử dụng các dịch vụ của mạng xã hội. Tuy nhiên, nhiều
người biết tới mạng xã hội qua những cái tên như Facebook, Twitter, MySpace,…
sử dụng chúng hàng ngày mà nhiều khi không quan tâm “mạng xã hội là gì?”
Định nghĩa mạng xã hội thường được sử dụng: Mạng xã hội, hay còn gọi là
mạng xã hội ảo (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng
sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt
không gian và thời gian.
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia
sẻ file, blog và xã luận. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên
tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố),
dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở
thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm:
kinh doanh, mua bán...
Trong hơn một thập kỷ kể từ khi ra đời đến nay, mạng xã hội đã có những dấu
mốc đáng nhớ:
- Năm 1995: Mạng xã hội lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới với sự ra đời của
trang Classmate. Mục đích đơn thuần chỉ là kết nối bạn học.

-Năm 2004: MySpace ra đời với các tính năng mới như phim ảnh (embedded
video). Trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều
lượt xem nhiều hơn cả Google.
- Năm 2006: Facebook ra đời dựa trên nền tảng lập trình "Facebook Platform",
cho phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như
các thành viên khác. Với hàng trăm ứng dụng mới được tạo ra mỗi ngày, facebook
ngày càng thu hút được người sử dụng trên khắp thế giới và trở thành mạng xã hội
được ưa chuộng nhất hiện nay.
Thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau: MySpace và Facebook
nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu, Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ,
2


Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương, Bebo tại Anh Quốc,
CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản
b. Tại Việt Nam
Các trang mạng xã hội mới phát triển trong vài năm gần đây ở nước ta. Tuy
nhiên, với một quốc gia có dân số trẻ và tốc độ phủ sóng Internet thuộc nhanh thì
mạng xã hội có môi trường thuận lợi để phát triển nhanh chóng. Hiện nay, mạng xã
hội đã trở nên rất phổ biến trong giới trẻ và được nhiều người thuộc các độ tuổi,
ngành nghề khác nhau biết tới.
Nghị định 97/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ
internet và thông tin điện tử trên internet đã thống nhất khái niệm về “Dịch vụ mạng
xã hội trực tuyến”:
Dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi
người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau
trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò chuyện
trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác. Các hình thức tương tự khác ở
đây, có thể hiểu là thư điện tử (e-mail), điện thoại, xem phim, ảnh (voichat), chia sẻ
tập tin (files), trò chơi (games)...

Người sử dụng mạng xã hội hiện nay ở Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận với
những trang mạng nổi tiếng trên thế giới như Facebook, Twitter, MySpace,…
Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ trên Internet trong nước cũng không dễ dàng bỏ
qua miền đất hứa hẹn nhiều lợi ích này với việc cho ra đời những mạng xã hội
riêng. Điều này tạo ra sự cạnh tranh không nhỏ giữa các trang mạng xã hội với nhau
và khiến cho người dùng có cơ hội tiếp cận dịch vụ ngày cành tốt hơn.
Theo số liệu từ DoubleClick Ad Planner (Kết quả thống kê của Ad Planner dựa theo
dữ liệu tìm kiếm trên Google, thông tin chia sẻ ẩn danh trên Google Analytics, dữ liệu do người
dùng tự nguyện chia sẻ, nghiên cứu thị trường của các bên thứ ba, kết hợp với các thuật toán của
Google) trong tháng 1-2012, 3 trang mạng xã hội có nhiều người dùng nhất ở nước ta

lần lượt là:
-Dẫn đầu là Me Zing (me.zing.vn) có lượng người dùng cao nhất (8,2 triệu),
thời gian truy cập nhiều nhất (1 tỉ phút) và lượt xem là 540 triệu.
-Đứng thứ hai là Facebook.com với 5,6 triệu người dùng.
3


-Đứng thứ ba là yume.vn với 2,2 triệu người dùng.
2. Thông tin và định hướng thông tin
a. Thông tin
Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, con người thường xuyên cần đến
thông tin. Ngày nay, với sự phát triển của cả đời sống vật chất và tinh thần, thông
tin lại càng trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của con người. Khái niệm
“thông tin” trở thành một khái niệm có tính phổ biến trong nhiều ngành, lĩnh vực,
trong đó có báo chí.
Khái niệm “thông tin” bắt nguồn từ tiếng La - tinh, có thể hiểu theo hai hướng
nghĩa. Thứ nhất, đó là một hành động cụ thể để tạo ra một dạng. Thứ hai, đó là sự
truyền đạt một ý tưởng hay một khái niệm.
Hiện nay, khái niệm “thông tin” được sử dụng nhiều trong tin học, viễn thông,

báo chí. Trong tin học: “Thông tin là sự hiểu biết của con người về một sự kiện,
hiện tượng nào đó thu nhận được qua nghiên cứu, trao đổi, học tập,…” ( Giáo trình
Tin học cơ sở - tác giả Hồ Sỹ Đàm – NXB Đại học Sư phạm Hà Nội).
Trong lý luận báo chí, tồn tại hai cách hiểu về khái niệm “thông tin”. Một là:
“Thông tin là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc
sống”. Hai là “Thông tin là sự loan báo cho mọi người biết”.
Có thể thấy, trong hoạt động báo chí, thông tin có vai trò vô cùng quan trọng.
Thông tin điều kiện đầu tiên nhà báo cần có để có thể sáng tạo nên tác phẩm báo chí
của mình và trong suốt quá trình sáng tạo ấy, chất liệu mà nhà báo sử dụng cũng là
thông tin. Nó đồng thời là mục đích mà công chúng muốn có được khi tìm đến với
báo chí. Do đó, chất lượng của thông tin có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của hoạt
động báo chí.
b.

Định hướng thông tin

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các tờ báo, cơ quan báo chí có
nhiều điều kiện hơn để thu thập thông tin, công chúng cũng tiếp xúc với thông tin
nhiều và thường xuyên hơn. Cũng chính vì thế mà sự cạnh tranh để có được thông
tin độc đáo, hấp dẫn, kịp thời diễn ra khắc nghiệt hơn.
Tuy nhiên, khai thác và đăng tải thông tin không còn là đặc quyền riêng của
báo chí nữa. Mạng xã hội giờ đây cũng là một kênh thông tin khổng lồ, được nhiều
4


người ưa thích. Với vị thế là phương tiện truyền thông đại chúng chính thống, báo
chí cần thể hiện vai trò định hướng của mình đối với thông tin trên mạng xã hội.
Định hướng có nghĩa là xác định phương hướng. Trong hoạt động báo chí,
việc “định hướng” thông tin mà nhà báo xuất phát từ việc đặt ra các câu hỏi: “Viết
cho ai?”, “Viết cái gì?” và “Viết như thế nào?” Từ đó, nhà báo sẽ tìm kiếm, thu thập

thông tin để trả lời cả ba câu hỏi đó và xây dựng nên tác phẩm của mình. Sự định
hướng này là về mặt nội dung. Những thông tin được sử dụng trong tác phẩm báo
chí cần phải mang tính thời sự, phản ánh rõ ràng và chân thực về một sự kiện hay
vấn đề nào đó, đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng.
Nền báo chí nước ta đặt dưới sự lãnh đạo về tư tưởng của Đảng, Nhà nước và
những truyền thống tư tưởng của dân tộc từ ngàn xưa tới nay. Mỗi tờ báo dù có tôn
chỉ mục đích và đối tượng khác nhau nhưng vẫn phải tuân theo pháp luật của Nhà
nước và những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. Vì thế, định hướng thông tin
trên mạng xã hội còn được hiểu là định hướng về mặt tư tưởng nhằm tạo ra dư luận
xã hội đúng đắn và tích cực trước các sư kiện, vấn đề của cuộc sống.
I. VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA
BÁO CHÍ
1. Báo chí khai thác thông tin trên mạng xã hội một cách có chọn lọc
Hiện nay, mạng xã hội được xem như một kênh thông tin quan trọng. Chỉ
bằng một vài thao tác đơn giản, người ta có thể tải lên đó mọi thông tin, hình ảnh,
dữ liệu,…tùy theo ý muốn và sở thích. Việc chia sẻ những thông tin này với người
khác cũng hết sức nhanh chóng và dễ dàng. Chính vì vậy, nhiều người coi mạng xã
hội như một “kho tin tức” có thể cập nhật mọi lúc, mọi nơi.
Đặc biệt, mỗi khi thế giới hoặc trong nước diễn ra sự kiện nổi bật nào đó thì
chỉ trong thời gian ngắn, các trang mạng xã hội đã tràn ngập thông tin về sự kiện
này. Mỗi người lại nhìn nhận sự kiện, vấn đề theo một góc độ khác nhau hoặc có
những phát hiện mới nên thông tin trên mạng xã hội hết sức phong phú, đa dạng và
nhiều chiều. Một số ví dụ cụ thể về số lượng thông tin được cập nhật trên mạng xã
hội:

5


Trong sự kiện trận động đất, sóng thần xảy ra ở Nhật Bản năm 2011, riêng
buổi chiều ngày 11-3 (ngày sự kiện này xảy ra), đã có hơn 9.000 video liên quan

đến trận động đất và 7.000 video liên quan đến trận sóng thần được tải lên Youtube.
Bầu cử Tổng thống Mỹ không chỉ là sự kiện được nước Mỹ chờ đợi mà còn
thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Nếu như cách đây 4 năm, các ứng viên tranh cử
Tổng thống Mỹ chỉ coi các trang mạng xã hội là công cụ phụ trợ trong chiến dịch
vận động của mình thì đến năm nay, suy nghĩ của họ đã thay đổi hẳn. Các ứng viên
cập nhật mọi thông tin lên mạng xã hội. Để nhắc người dùng Tumblr đón xem cuộc
thảo luận tranh cử tổng thống đầu tiên hôm 3/10, đội của ông Obama sử dụng một
đoạn clip cắt ghép của diễn viên Lindsay Lohan nói "Ngày 3/10" trong bộ phim
"Những cô nàng lắm chiêu". Còn trên Twitter, vệ sĩ của Mitt Romney đăng một bức
ảnh gia đình ông chơi trò điện tử Jenga trước giờ thảo luận đối đầu.
Đối với những sự kiện xảy ra bất ngờ như động đất sóng thần tại Nhật Bản,
các phóng viên không thể có mặt đúng thời điểm đó để ghi lại hình ảnh. Đây lại là
một sự kiện có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến tính mạng rất nhiều con
người nên báo chí nhất định phải đưa tin. Lúc này, mạng xã hội là nguồn cung cấp
thông tin cần thiết cho báo chí. Qua đây, các phóng viên mới có thể nhanh nhạy
nắm bắt thông tin mới nhất về sự kiện. Ngoài ra, chính những đoạn clip do người
dân ghi lại, đăng tải trên youtube và các trang mạng xã hội khác là nguồn tư liệu
quý giá cho các bài báo.
Các đoạn clip sau đó đã được chọn lọc để tìm ra clip có hình ảnh tương đối rõ
nét và ghi lại một cách rõ ràng nhất về thảm họa thiên nhiên này. Rất nhiều kênh
truyền hình, trong đó có cả truyền hình Việt Nam đã sử dụng hình ảnh này trong
bản tin thời sự. Các tấm ảnh được người dân chụp lại trong khoảnh khắc sóng thần
đổ vào đất liền cũng trở thành tư liệu quý báu của các tờ báo. Sau này, vào dịp kỷ
niệm trận động đất sóng thần Nhật Bản, những hình ảnh đó vẫn tiếp tục được sử
dụng. Như vây, có thể nói, nhờ có nguồn thông tin từ mạng xã hội mà báo chí kịp
thời phản ánh sự kiện đặc biệt quan trọng, xảy ra bất ngờ, thu hút sự chú ý của cả
thế giới.
Khai thác thông tin về trận động đất, sóng thần tại Nhật Bản từ các trang mạng
xã hội để đưa lên báo là một cách sử dụng nguồn tin chính xác, hiệu quả. Tuy nhiên,
6



không phải bất cứ thông tin nào trên mạng xã hội cũng có giá trị. Nhiều tin chỉ là tin
rác, tin vịt hoặc mang nặng cảm tính cá nhân của người đăng tin. Những thông tin
như vậy không hề mang tính thời sự và báo chí cần có sự cân nhắc, chọn lọc trước
khi khai thác và sử dụng chúng.
Thời gian gần đây, trên một số mạng xã hội ở nước ta đưa thông tin phát hiện
đỉa trong sữa. Nhiều video clip ghi lại hình ảnh người dân tìm thấy đỉa trong sữa
cũng được đăng tải trên các trang chuyên về hình ảnh. Sữa là loại thực phẩm giàu
dinh dưỡng và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Thông tin này
lại được đưa ra sau khi đã có thông tin trước đó về việc một số lái buôn nước ngoài
thu mua đỉa với số lượng lớn. Đặt trong hoàn cảnh ấy, rất nhiều người đã tin thông
tin này là thật và hết sức lo lắng. Dư luận cả nước xôn xao về điều này và rất cần có
thông tin chính xác để ổn định tâm lý của người dân.
Trước một thông tin thu hút được sự chú ý của công chúng như vậy, nếu một
tờ báo dễ dãi trong việc duyệt nội dung thì sẽ ngay lập tức coi tin ấy là có giá trị,
chân thực (vì có hình ảnh đi kèm) và cho đăng ngay. Khi đã được báo chí đăng tải
thì công chúng mặc nhiên sẽ coi thông tin ấy là thật và chắc chắn sữa của Việt Nam
sẽ bị người tiêu dùng quay lưng lại. Sản xuất, xuất khẩu sữa sẽ bị ảnh hưởng tiêu
cực và cuộc sống của người dân cũng bị xáo trộn.
Thực tế, trước vấn đề này, các tờ báo đều thận trọng khi đưa tin. Hầu hết báo
in, báo mạng, phát thanh đều chỉ đăng bài với nội dung đặt nghi vấn và chờ đợi
thông tin chính thức từ các cơ quan kiểm định chất lượng thực phẩm. Truyền hình
không đưa nhiều về sự việc này, chỉ có một vài tin ngắn thông báo có những hình
ảnh như vậy trên mạng.Không có sự khẳng định thông tin hoặc hình ảnh nào là
chính xác mặc dù các trang mạng xã hội tràn ngập hình ảnh có đỉa trong sữa.
Đây là một cách để báo chí vẫn đưa thông tin, không lảng tránh dư luận nhưng
là đưa tin một cách chọn lọc và chừng mực. Sau khi đã có kết quả kiểm tra thực
phẩm, tất cả các tờ báo đều thống nhất đưa tin bác bỏ nghi vấn có đỉa trong sữa và
khẳng định chất lượng của sữa sản xuất ở trong nước.

Như vậy, mạng xã hội có rất nhiều thông tin thu hút được sự chú ý của dư luận
nhưng không phải thông tin nào cũng chính xác. Báo chí khai thác thông tin từ
mạng xã hội là một điều cần thiết bởi mạng xã hội có khả năng cung cấp cho nhà
7


báo “kho” đề tài và tư liệu đa dạng, phong phú và nhiều thông tin trong đó là vô
cùng quý báu. Tuy nhiên, mỗi nhà báo, cơ quan báo chí cần có sự sàng lọc, lựa
chọn thông tin cẩn trọng, không chạy theo tin tức giật gân, câu khách hoặc nhầm lẫn
khiến việc đưa tin bị sai lệch.
2.

Báo chí phân tích thông tin một cách chính xác, sâu sắc

Mạng xã hội có lợi thế cập nhật thông tin và lan truyền tin rất nhanh chóng, có
khi chỉ tính bằng giây, phút. Tuy nhiên, hầu hết tin tức trên mạng xã hội mới chỉ
dừng lại ở mức độ đưa tin, thông báo sự kiện. Đối với những thông tin có sức ảnh
hưởng lớn đến đời sống xã hội hoặc liên quan đến những vấn đề ngạy cảm, phức
tạp, nhu cầu của công chúng không chỉ dừng lại ở mức độ “biết” mà còn muốn
“hiểu đúng” về thông tin đó.
Công chúng có thể tìm đến nhiều nguồn tin khác nhau để nắm bắt tin tức mới
nhưng để hiểu thông tin một cách tường tận, sâu sắc thì tâm lý chung của mọi người
vẫn là tìm đến với báo chí. Chính vì vậy, báo chí phải thể hiện được vai trò của
mình, phải có sự phân tích, mổ xẻ để khai thác mọi khía cạnh của vấn đề. Thông tin
được phân tích một cách kỹ càng, thấu đáo sẽ giúp công chúng có thể dễ dàng tiếp
cận và hiểu đúng hơn. Qua đó báo chí giúp nhân dân không hiểu sai vấn đề dẫn đến
những quan điểm, tư tưởng lệch lạc.
Tháng 9/2012, xuất hiện lần đầu tiên trên một trang báo điện tử có uy tín,
thông tin “bố chồng dính nàng dâu” đã được nhiều trang mạng xã hội đăng lại và
ngay lập tức khiến dư luận xôn xao. Bài viết đăng tên (viết tắt) của những người có

liên quan, có địa chỉ cụ thể và tường thuật lại sự việc một cách rõ ràng. Thông tin
này khiến dư luận xã hội hết sức bất bình bởi nó là sự vi phạm đạo đức nặng nề, đi
ngược lại truyền thống của dân tộc ta. Nó đặt ra sự hoài nghi về giá trị con người,
giá trị của những mối quan hệ gia đình trong thời đại hiện nay.
Trước thông tin như vậy, các nhà báo đã vào cuộc tìm hiểu kỹ hơn về vụ việc.
Kết quả đưa ra hoàn toàn trái ngược với thông tin trên mạng: sự việc này không hề
có thật. Nhà báo đã tới tận địa phương nơi xảy ra vụ việc như trong thông tin trên
mạng xã hội và lấy xác nhận của chính quyền cũng như cơ sở y tế địa phương. Tất
cả đều khẳng định không có trường hợp nào như tin đã đưa. Sau đó, một loạt các

8


báo đã đăng bài phản bác: “Vụ bố chồng dính nàng dâu” (nld.com.vn), “Vụ bố
chồng dính nàng dâu: Chỉ là tin đồn thất thiệt” (dantri.com.vn),…

Bài báo trên báo điện tử Dân trí

Không chỉ dừng lại ở việc đưa các thông tin nhạy cảm, gây sốc nhằm thu hút
lượt “view” (xem), “like” (thích), các trang mạng xã hội hiện nay còn chứa đựng
nhiều thông tin không chính thống liên quan đến những vấn đề của đất nước. Trên
Facebook, nhiều trang cá nhân mang tên những lãnh tụ của Đảng và Nhà nước như
Chủ tịch Hồ Chí Minh hay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được lập ra. Ngoài ra, có
hẳn một trang mang tên “Nhật ký yêu nước”. Sự thực các trang này đều do cá nhân
lập ra và nguy hại hơn khi chúng thường đưa những thông tin mang tính kích động,
sai lệch về chính sách của Đảng-Nhà nước, về ngoại giao,…
Ngày 9/12, trang “Nhật ký yêu nước” đăng một loạt bài tường thuật trực tiếp,
video clip, hình ảnh về buổi biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Không hề có
sự phân tích làm rõ thông tin mà trang này chỉ hoàn toàn đưa hình ảnh người dân
đang hò hét, trên tay là biểu ngữ chống Trung Quốc. Những hình ảnh như thế này

hoàn toàn không có lợi cho Việt Nam. Nhiều thế lực thù địch đang lợi dụng những
vấn đề tôn giáo, nhân quyền, ngoại giao để chống phá Nhà nước ta và những hình
ảnh như thế này rất có thể là cái cớ để họ thực hiện điều đó. Ngoài ra, nó còn kích
động và ảnh hưởng xấu đến lòng tin của người dân vào chính quyền.
Trong khi đó, cũng nói về vấn đề chủ quyền biển đảo nước nhà, báo chí chính
thống lại chọn cách đưa thông tin sâu sắc hơn rất nhiều. Chương trình thời sự 19h
của VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam phát một phóng sự nói về gia đình duy nhất ở
9


đảo Trần (thuộc huyện đảo Cô Tô, Hải Phòng). Phóng sự phản ánh cuộc sống
thường ngày của gia đình nhỏ, quyết tâm bám trụ ở đảo và niềm hy vọng vào cuộc
sống tương lai của họ. Ngoài ra, tình cảm quân dân gắn bó cũng được thể hiện rõ.
Kết phóng sự, nhà báo khẳng định chủ quyền biển đảo của nước ta qua hình ảnh tàu
hải quân tuần tra trên biển với tư thế hiên ngang, vững vàng.
Cách thông tin như vậy nhẹ nhàng mà sâu sắc, không hô hào khẩu hiệu nhưng
cho công chúng thấy được những việc làm hoàn toàn toàn hợp pháp và thiết thực để
bảo vệ chủ quyền đất nước. Thông tin này không chỉ cổ vũ tinh thần của người dân
mà còn thể hiện hình ảnh đất nước Việt Nam yêu hòa bình, có ý nghĩa rất quan
trọng trong ngoại giao.
Báo chí có lợi thế hơn mạng xã hội trong việc khai thác thông tin sâu, phân
tích kỹ lưỡng bởi những người làm báo là người có phông văn hóa rộng, có khả
năng xác định lập trường tư tưởng rõ ràng. Ngoài ra, công việc làm báo cho phép họ
tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin và có điều kiện cũng như quyền hạn khai thác
chúng. Do đó, báo chí cần thể hiện được ưu thế của mình so với mạng xã hội ở việc
phân tích thông tin chính xác, rõ ràng. Đồng thời, qua sự phân tích đó, nhà báo cần
định hướng tư tưởng đúng đắn cho công chúng. Chỉ có tư tưởng đúng mới có thể tác
động tới cách ứng xử, hành động của con người trong cuộc sống thường ngày theo
hướng tích cực hơn.
3. Báo chí quan tâm đến dư luận xã hội nhưng không chạy theo thị hiếu

tầm thường
Trong thời đại bùng nổ của Internet hiện nay, việc một nhà báo thường xuyên
lướt web để tìm kiếm đề tài đã trở nên quen thuộc. Việc lướt web, xem các trang
báo điện tử có thể giúp nhà báo tìm kiếm thêm đề tài nhưng khó đánh giá được mức
độ quan tâm của công chúng với đề tài đó.
Với việc ngày càng có nhiều người tham gia vào mạng xã hội, các chủ đề
được nói tới trên mạng xã hội cũng đa dạng hơn. Ngoài việc đăng tải thông tin, mọi
người còn dễ dàng chia sẻ suy nghĩ, quan điểm, sự quan tâm của mình về những
thông tin ấy. Do đó, mạng xã hội không chỉ là một “kho thông tin” mà còn là nơi
thể hiện rất rõ nhu cầu thông tin, những mối quan tâm của công chúng hiện nay là
các sự kiện, vấn đề gì.
10


Tiếp cận với mạng xã hội, ngoài việc tìm kiếm được những gợi ý cho đề tài
của mình, nhà báo còn nắm bắt và đánh giá được nhu cầu thông tin, thị hiếu của
công chúng. Việc này rất có lợi cho báo chí bởi tác phẩm báo chí được quan tâm
luôn là tác phẩm cung cấp những thông tin mà công chúng đang cần.
Trước một vấn đề được đưa ra trên mạng xã hội, nếu nó thu hút càng nhiều
người tham gia bình luận hoặc có nhiều những ý kiến trái chiều thì chứng tỏ vấn đề
ấy đang được dư luận quan tâm và đang có những thắc mắc cần được giải đáp. Tâm
lý chung của mọi người là sẽ tìm đến với báo chí để có được thông tin chính xác
nhất. Nếu nhà báo kịp thời nắm bắt dư luận xã hội và nhanh nhạy phản ánh thông
tin hoặc làm rõ vấn đề đang còn nhiều khúc mắc thì sẽ nhận được sự ủng hộ từ phía
công chúng, độc giả.
Ngày 1/11, Nghị định 71 của Chính phủ về xử phạt xe máy, ô tô không sang
tên đổi chủ được ban hành thì chỉ vài giờ sau đó, các trang mạng xã hội tràn ngập
tin bài về chủ đề này. Có rất nhiều luồng thông tin trái chiều, thậm chí sai lệch về
vấn đề này: xe máy, ô tô không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt 10 triệu đồng, cảnh sát
giao thông có quyền dừng bất kỳ người đi đường nào để kiểm tra giấy tờ xe,… Chỉ

trong vài phút, số lượng bình luận và chia sẻ thông tin đã tăng nhanh chóng.
Điều này cho thấy đây thực sự là vấn đề được dư luận quan tâm nhưng vẫn
còn nhiều thông tin trái chiều, thậm chí sai lệch xung quanh nó. Nếu nhà báo chọn
đây là đề tài cho mình thì hoàn toàn phù hợp nhưng rất cần có sự sàng lọc thông tin.
Nhà báo không thể phản ánh theo cách xào xáo lại theo nguồn tin trên mạng, cũng
không thể cổ súy cho một vài ý kiến cá nhân nào đó mà cần cần thu thập thông tin
chính xác. Những nguồn tin đáng tin cậy phải đến từ các cơ quan chức năng có
thẩm quyền ban hành Nghị định này.
Mạng xã hội đang dần trở thành diễn đàn mở để mọi người tự do trao đổi ý
kiến, thể hiện quan điểm của mình. Và vì đây là diễn đàn ảo nên trách nhiệm của
người tham gia với những phát ngôn của mình là không cao. Điều này dần đến hai
chiều hướng: Một là người ta dễ dàng bộc lộ suy nghĩ thật của mình, khen chê
không cần phải kiêng nể. Ngược lại, một số người có những phát ngôn không chính
xác, do không nắm rõ thông tin hoặc sai lệch trong nhận thức.

11


Nhất là đối với những vấn đề tiêu cực, nhiều người chọn hình thức vạch trần
nó thông qua mạng xã hội. Bởi lẽ tâm lý của phần đông người Việt Nam hiện nay
còn ngại đấu tranh trực diện với cái xấu, cái ác. Qua mạng xã hội, danh tính của
người đấu tranh phần nào được che giấu và còn có thể thu hút được sự chú ý của
đông đảo dư luận xã hội và các cơ quan truyền thông báo chí. Sức lan tỏa và tác
động của thông tin sẽ lớn hơn.
Gian lận trong thi cử là một trong những vấn đề nóng của giáo dục nước ta. Đã
có nhiều vụ việc gian lận trong thi cử bị phát hiện thông qua mạng xã hội. Tháng
6/2012, hàng loạt clip tố cáo việc gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT ở trường
THPT Đồi Ngô (Bắc Giang) xuất hiện trên Youtube. Đoạn clip ghi lại cảnh học sinh
thởi mái trao đổi bài, nhìn bài nhau, giám thị còn lén cung cấp “phao thi” cho thí
sinh,… Năm 2006, những đoạn clip tương tự cũng được thầy giáo Đỗ Việt Khoa

(trường THPT Phú Xuyên A – Hà Tây cũ) tung lên mạng.
Trở lại với vụ việc nhiều clip gian lận thi của ở trường THPT Đồi Ngô – Bắc
Giang xuất hiện trên mạng, dư luận hết sức bất bình trước sự việc này. Đây là một
vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều người và tính xác thực của thông tin cũng cấn
được kiểm chứng. Chính vì vậy, các tờ báo đã vào cuộc để làm rõ sự việc này.

Các tờ báo đăng bài làm rõ vụ việc gian lận thi cử ở Đồi Ngô

Những khía cạnh của sự việc được làm rõ như: ai là người đã quay các clip
này, quay bằng cách nào, các giám thị xuất hiện trong clip là ai, gian lận xảy ra ở
các môn thi nào,…Ngoài ra, những hệ lụy phía sau vụ việc cũng được báo chí phân
tích sâu sắc, buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc. Cụ thể là Bộ Giáo dục và
12


Đào tạo đã có công văn yêu cầu Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Bắc Giang phải tiến
hành chấm thanh tra toàn bộ bài thi, cách chức Chủ tịch Hội đồng thi và xử lý kỷ
luật hơn 40 cán bộ giáo viên sai phạm.
Đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng không có nghĩa là báo chí chạy
theo những thị hiếu tầm thường. Hiện nay, những chủ đề liên quan tới giới tính, đời
tư của người nổi tiếng, “ảnh nóng”, “lộ hàng”,…thường rất được quan tâm trên
mạng xã hội. Có thể dễ dàng bắt gặp các trang với những cái tên như “Hội những
người anti…”, “Hội những người phát cuồng vì…”, “Hội những người thích ngắm
hotgirl”,…. Trên các trang đó, các câu chuyện về giới giải trí, ảnh các ngôi sao
thường xuyên được đăng tải. Không ít trong số đó mang tính chất nhạy cảm, thậm
chí nhiều câu từ phản cảm.
Những thông tin này mang tính chất giải trí, đánh trúng tâm lý tò mò của một
bộ phận công chúng. Chúng hoàn toàn không có giá trị thông tin, không có tính thời
sự. Nếu nhà báo chạy theo những tin tức như vậy có thể sẽ thu hút được một lượng
độc giả tò mò, hiếu kỳ nhất định nhưng chắc chắn sau một thời gian, người đọc

cũng sẽ nhàm chán với loại thông tin này. Người ta sẽ tìm đến với những thông tin
thực sự liên quan mật thiết tới lợi ích, cuộc sống hàng ngày của mình. Đó mới là giá
trị thực của thông tin trên báo chí mà người đọc muốn tìm tới.
Không chạy theo thị hiếu tầm thường và những thông tin giải trí thiếu lành
mạnh, báo chí còn thể hiện quan điểm cần phải lên án và loại trừ các loại thông tin
đó. Chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam từng thực hiện một loạt
phóng sự về một số hiện tượng tiêu cực trong văn hóa giải trí hiện nay. Trong đó,
quan điểm được nhà báo thể hiện là lên án việc các ca sĩ Việt ăn mặc phản cảm, ca
từ trong các bài hát dễ dãi, ngây ngô, thần tượng ca sĩ Hàn Quốc một cách thái quá
gây ra những lệch lạc trong suy nghĩ, tình cảm,…
Những phóng sự như vậy là một điều cần thiết trong việc định hướng thông tin
cho công chúng. Nhà báo đã chỉ ra được các biểu hiện tiêu cực và phân tích nó để
thấy cái đúng, cái sai trong cách trình diễn và thưởng thức văn hóa hiện nay. Tác
động của những phóng sự này là rất lớn. Đối với các nghệ sĩ, đây là một lời cảnh
báo có sức nặng để họ nhìn lại cách biểu diễn và trách nhiệm của mình trước công
chúng. Đối với khán giả, nhất là khán giả trẻ, tâm lý, tình cảm và nhận thức về xã
13


hội chưa ổn định thì những phóng sự như thế này sẽ giúp họ có cách nhìn nhận và
cách ứng xử hợp lý hơn. Đối với các cơ quan quản lý về nghệ thuật, biểu diễn, họ sẽ
phải có những điều chỉnh thích hợp để việc quản lý được chặt chẽ hơn.
4.

Báo chí tuyên truyền những thông tin đúng đắn và phản bác

thông tin sai lệch trên mạng xã hội
Với dung lượng dường như là vô hạn và số lượng thành viên ngày càng tăng,
mạng xã hội đang chiếm ưu thế nhất định trong việc phát hiện thông tin mới. Không
hề quá khi nói rằng những góc khuất nhỏ nhất của đời sống xã hội cũng được đưa

lên mạng. Trong rất nhiều thông tin được tải lên mạng hàng ngày ấy, có cả thông tin
đúng và thông tin sai. Đối với những tin tức đúng và có giá trị, người làm báo cần
có sự nhạy cảm để kịp thời phản ánh và nhân rộng sức ảnh hưởng của thông tin.
Ngược lại, đối với thông tin sai, người làm báo không phản ánh nó. Đó là một điều
nên làm nhưng sẽ ý nghĩa hơn nếu báo chí chỉ ra cái sai của thông tin đó để công
chúng hiểu và để “rộng đường dư luận”.
Trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” tối ngày 23/9, Bộ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Sơn đã khẳng định: một trong những biện
pháp nhằm nâng cao sức đề kháng trước những thông tin sai trái trên mạng xã hội
hiện nay đó là các cơ quan báo chí “Thực hiện tuyên truyền theo đúng tôn chỉ mục
đích, tuyên truyền những nội dung để phục vụ lợi ích của đất nước, của nhân dân và
đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền những thông tin gương người tốt việc tốt, theo
hướng “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”.
Tháng 8/2012, trên trang facebook xuất hiện hình ảnh một người cha cõng con
gái vào phòng thi. Chú thích ảnh ghi lại câu chuyện về một bạn gái bị liệt cả hai
chân từ nhỏ. Suốt 7 năm qua, bố đã cõng bạn đi học, đi thi và kỳ thi Đại học 2012,
bạn đã đỗ vào trường Đại học Luật Hà Nội. Tấm ảnh đã có rất nhiều lượt xem và
chia sẻ vì nghị lực của bạn và tình cảm gia đình sâu sắc.
Bản thân em khi đó đang cộng tác cho Trung tâm Truyền hình Thông tấn –
Thông tấn xã Việt Nam, rất xúc động trước tấm gương của bạn gái đó. Em đã đề
xuất với lãnh đạo phòng Văn xã về đề tài này và đã được các anh chị đồng ý. Quá
trình tìm đến địa chỉ của nhân vật có nhiều khó khăn vì những thông tin trên
facebook rất chung chung. Em đã phải đi nhiểu vòng quanh khu tập thể Tân Mai
14


(Hoàng Mai, Hà Nội) và cũng nhờ có một chút may mắn mới có thể tìm được nhà
của em Nguyễn Phương Linh (nhân vật trong ảnh). Trò chuyện cùng Linh và gia
đình khiến em và cả ekip làm phóng sự đó cảm thấy càng trân trọng hơn nghị lực
của Linh và tình cảm thiêng liêng mà gia đình, bạn bè dành cho Linh. Phóng sự sau

đó được phát trong chương trình thời sự của Trung tâm Truyền hình Thông tấn.
Nhiều tờ báo khác: VnExpress, baomoi.com, tinmoi.com,…cũng có bài viết về tấm
gương này.
Đặt câu chuyện vào bối cảnh hiện nay, có nhiều bạn trẻ có điều kiện sống tốt
nhưng lại không tìm thấy động lực cho mình trong cuộc sống. Họ thường
xuyên“chán”: từ chuyện học hành, thi cử đến gia đình, bạn bè. Nhiều khi chỉ vì
những lý do nhỏ như gặp trắc trở trong tình yêu cũng khiến nhiều bạn tìm đến
những biện pháp hết sức tiêu cực: trả thù, tự tử,… Câu chuyện của em Linh thực sự
là một câu chuyện đẹp, cần được tuyên truyền để góp phần thay đổi suy nghĩ của
một bộ phận không nhỏ thanh niên hiện nay.
Tuyên truyền những thông tin người tốt việc tốt không đồng nghĩa với việc “tô
hồng” cuộc sống. Bởi không thể phủ nhận càng ngày trên mạng xã hội càng xuất
hiện nhiều thông tin sai lệch, thậm chí mang tính chất phá hoại thâm độc hơn.
Nhiệm vụ của báo chí càng cần phải đấu trang chống lại những thông tin đó.
Vụ việc khởi tố, bắt giữ đối với một số quan chức ngân hàng ACB trong đó có
ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) xảy ra gần đây là vấn đề dư luận đặc biệt quan
tâm. Không chỉ vì sự kiện này là một hành vi vi phạm khá lớn trong lĩnh vực kinh tế
mà còn bởi ông Nguyễn Đức Kiên là một nhân vật khá tiếng tăm, từng có những
phát ngôn gây chú ý khi còn là ông bầu một của CLB bóng đá. Vụ việc này đã bị
nhiều trang mạng xã hội thổi phồng, thậm chí xuyên tạc về thị trường tài chính, gây
hoang mang dư luận. Thậm chí, các trang mạng này còn thông qua đó để suy diễn,
bịa đặt, vu khống đối với cá nhân một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các
Bộ trưởng.
Tuy nhiên, báo chí dẫn lời các cơ quan chức năng đã phản bác lại toàn bộ
những luận điệu sai lệch trên các trang mạng. Khẳng định của các cơ quan chức
năng đó là đây chỉ là quá trình thực hiện tố tụng thông thường, nhằm tăng cường

15



kiểm soát, quản lý hơn nữa đối với hoạt động tài chính, ngân hàng. Hoàn toàn
không có sự trù dập hay bắt giữ trái pháp luật như một số thông tin trước đó.

Bài báo khẳng định tính đúng đắn của việc bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên

Tuyên truyền những tấm gương người tốt việc tốt và phê phán, phản bác thông
tin sai lệch, tiêu cực là hai nhiệm vụ mà báo chí phải thực hiện đồng thời. Điều khó
nhất chính là cân bằng giữa hai nhiệm vụ này. Bởi nếu tuyên truyền quá nhiều dễ sa
vào “tô hồng” cuộc sống và khiến công chúng cảm thấy báo chí như một cuốn
truyện lãng mạn, thiếu tính thực tế. Ngược lại, nếu lúc nào cũng phản ánh, phân tích
tiêu cực thì sẽ khiến cho tờ báo trở nên nặng nề và công chúng cũng mất đi niềm tin
vào cuộc sống.

16


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG THÔNG
TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ
1.

Nhà báo cần có nhận thức đúng về trách nhiệm của mình trong

việc đưa thông tin đến với công chúng
Nhà báo là chủ thể sáng tạo nên tác phẩm báo chí, có quyền quyết định đề tài,
tư tưởng và cách thể hiện tác phẩm ấy. Chất lượng của tác phẩm báo chí phụ thuộc
hoàn toàn vào tài năng và nhận thức của nhà báo. Một thực trạng hiện nay đang
diễn ra đó là có một bộ phận nhà báo dễ dãi trong việc xử lý thông tin và đưa tin.
Họ thường khai thác thông tin trên Internet, trong đó có mạng xã hội và tập trung
vào tin giật gân, câu khách. Không khó để thấy các bài viết về hotboy, hotgirl,
scandal, án mạng rùng rợn, chuyện đời tư,…trên các trang báo, nhất là báo mạng.

Không cần phải là một nhà báo, ngay một công chúng bình thường cũng hiểu
những thông tin như trên đánh vào tâm lý tò mò, thích chuyện lạ. Giá trị thông tin
chúng mang lại không cao thậm chí có thể gây ra những cảm xúc ghê sợ, phản cảm
và nhiều trạng thái tâm lý không tốt cho người đọc, người xem. Để hạn chế được tình
trạng này, cách trực tiếp nhất đó là phải nâng cao ý thức nghề nghiệp cho phóng viên,
nhà báo, để họ tự nhận thấy trách nhiệm của mình đối với thông tin đưa ra.
Công việc này cần được thực hiện ngay trong các trường đào tạo chuyên
ngành báo chí. Bên cạnh những bộ môn chuyên ngành thì các kiến thức tổng hợp về
xã hội, đạo đức, tâm lý cần được giảng dạy nhiều hơn. Hình thức giảng dạy cũng
cần có sự thay đổi. Như hiện nay, các môn này chủ yếu là lý thuyết, có phần khô
khan và sách vở, chưa hấp dẫn người học. Vì thế mà sinh viên báo chí nhiều khi
chưa có đủ nhận thức về nghề nghiệp và trách nhiệm của mình.
Ngoài ra, nên có những buổi gặp gỡ, trao đổi giữa sinh viên báo chí và các nhà
báo có kinh nghiệm. Sinh viên là những người đang học tập để theo đuổi nghề báo.
Họ có kiến thức cơ bản về làm báo và tinh thần thì luôn hăng hái, nhiệt huyết, có
nhiều ý tưởng mới lạ và táo bạo. Rất có thể những ý tưởng này sẽ là gợi ý cho các
nhà báo đổi mới hoạt động nghề nghiệp của mình. Ngược lai, sinh viên có thể học
hỏi nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước, trong đó có việc giữ vững định
hướng, tư tưởng trước những cám dỗ. Đây là điều mà nhiều sinh viên, phóng viên
trẻ hiện nay còn thiếu.
17


2.

Nhà nước cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ việc đăng tài

thông tin trên mạng xã hội
Mới phát triển ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây, mạng xã hội đã
trở thành một bộ phận quan trọng đối với đời sống tinh thần của nhiều người. Trong

khi luật của Nhà nước về việc quản lý thông tin trên mạng nói chung chưa có sự
thay đổi và chưa theo kịp được sự phát triển của Internet thì quản lý thông tin trên
mạng xã hội lại càng là một công việc mới, còn nhiều bỡ ngỡ.
Thời gian vừa qua, nhiều thông tin sai, xuyên tác xuất hiện trên mạng xã hội
đã gây ra những dư luận xã hội không tốt. Các cơ quan chức năng vẫn còn lúng
túng trong việc đưa ra hình phạt đối với các trang này và đối với người đăng tải các
thông tin sai đó. Chính vì vậy, trong chương trình “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời” phát
sóng ngày 23/9 trên VTV1, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc
Sơn đã đưa ra những giải pháp để nâng cao sức đề kháng trước những thông tin sai
trái: “làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao dân trí cho toàn dân”,
“nâng cao vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước các cấp, kịp thời xử lý những
sai phạm của các thông tin”, “phương tiện thông tin đại chúng phát huy vai trò
trách nhiệm của mình, thực hiện tốt thông tin tuyên truyền”,…
Những giải pháp ấy cần có một lộ trình và thời gian để đạt được hiệu quả.
Thiết nghĩ, để tăng tính pháp lý trong việc quản lý thông tin trên mạng xã hội, nước
ta nên sớm có một bộ luật, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho cả người sử dụng
và cơ quan quản lý mạng xã hội.
3.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích và mặt trái của mạng

xã hội, đặc biệt là cho giới trẻ
Thanh thiếu niên là đối tượng sử dụng mạng xã hội thường xuyên nhất. Họ
cũng là những người cón thiếu hiểu biết, kinh nghiệm sống nên có nhận thức về xã
hội chưa được thấu đáo. Ngoài ra, đối với phần lớn thanh thiếu niên, mạng xã hội là
một nơi để trò chuyện cùng bạn bè, giao lưu, giải trí nên họ có thể đăng tải bất cứ
thông tin gì theo ý thích. Chính sự thiếu hiểu biết đó khiến những người trẻ dễ dàng
tin vào mọi thông tin mà không có sự kiểm định chính xác. Họ cũng bị cuốn theo
nhưng loại tin tức giật gân, gây sốc hoặc bị các thế lực xấu lợi dụng để truyền bá tư
tưởng thù địch, chống phá Nhà nước.

18


Do đó, tuyên truyền và định hướng tư tưởng cho thanh thiếu niên là việc làm
cần thiết. Điều này cần có sự phối hợp của các gia đình, nhà trường và các cơ quan
truyền thông đại chúng. Tuyên truyền và định hướng tư tưởng đúng đắn không đồng
nghĩa với việc cấm thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội. Việc làm này chỉ càng
gây ức chế tâm lý mà nên phân tích để họ hiểu được cái hại của mạng xã hội nếu ta
dùng nó sai mục đích.
Bài báo “Để thanh niên không lạc lối trên mạng” (Tiến sĩ Nguyễn Hồng
Quyên – Tạp chí Ban Tuyên giáo” là một trong những hồi chuông cảnh tỉnh các bạn
trẻ đừng vì thiếu hiểu biết, tin những lời hứa hão trên mạng mà có hành động trái
pháp luật để rồi đánh mất tương lai của mình. Các câu chuyện có thật bao giờ cũng
có tính thuyết phục hơn những lời nói sáo rỗng. Những tác phẩm như vậy cần được
tuyên truyền rộng rãi hơn để mọi người, đặc biệt là thanh thiếu niên hiểu được tác
hại của thông tin sai lệch trên mạng xã hội và chủ động phòng tránh chúng.

19


KẾT LUẬN
Tuy mới ra đời không lâu nhưng mạng xã hội đã và đang có những bước phát
triển nhanh chóng. Số lượng người thường xuyên sử dụng mạng xã hội và những
ứng dụng của nó ngày càng tăng. Sức ảnh hưởng của mạng xã hội tới đời sống con
người cũng như những tiện ích mà nó mạng lại là không thể phủ nhận. Lượng thông
tin khổng lồ của nó giúp con người có điều kiện tốt hơn để cập nhật thông tin, phục
vụ cho học tập, làm việc và giải trí. Thông qua mạng xã hội, con người ở khắp nơi
trên thế giới có thể làm quen, giao lưu và xích lại gần nhau hơn.
Riêng đối với hoạt động báo chí, mạng xã hội cũng có vai trò nhất định.
Thông qua mạng xã hội, người làm báo có thể tìm kiếm thông tin, đề tài cho tác

phẩm của mình. Ngoài ra, họ cũng đánh giá được công chúng hiện nay đang quan
tâm tới vấn đề gì của xã hội. Khai thác thông tin qua mạng xã hội cũng là một cách
để báo chí ngày càng nâng cao tính thời sự và nắm bắt được nhu cầu thông tin của
công chúng. Đây là một việc hoàn toàn nên làm, nên tận dụng ưu thế của mạng xã
hội trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.
Tuy nhiên, vì tính mở của mạng xã hội mà những thông tin tìm kiếm được trên
đó không phải lúc nào cũng chính xác. Đó là chưa kể đến hiện nay ngày càng có
nhiều thông tin độc hại, được phát tán nhằm phục vụ lợi ích của một số đối tượng
nào đó. Do đó, báo chí cần cẩn trọng trong việc khai thác thông tin từ mạng xã hội
để đảm bảo tính định hướng của mình. Tính định hướng trong thông tin không chỉ
là việc đưa tin trung thực, chính xác mà còn phải thể hiện quan điểm của tờ báo và
góp phần định hướng dư luận xã hội. Tất nhiên, quan điểm này không thể đi ngược
lại tôn chỉ, mục đích ban đầu của cơ quan báo chí và đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước. Trên hết, mọi thông tin báo chí đưa ra phải phục vụ lợi
ích chính đáng của đông đảo nhân dân.

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Truyền thông đại chúng (Tạ Ngọc Tấn – NXB Chính trị Quốc gia Hà

Nội - 2010)
2.
Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản (PGS.TS Nguyễn Văn
Dững, NXB Lý luận chính trị - 2006)
3.
Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội (Luận án Tiến sĩ

– Đỗ Chí Nghĩa – Học viện Báo chí Tuyên truyền)
4.
Cơ sơ lý luận báo chí truyền thông (Dương Xuân Sơn, Đinh Văn
Hường, Trần Quang – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội)
5.
Giáo trình Tin học cơ sở (Hồ Sỹ Đàm – NXB Đại học Sư phạm Hà
Nội)
6.
7.

Một số bài báo đăng trên Tạp chí Tuyên giáo
()

21


MỤC LỤC

22



×