ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*************
HOÀNG THỊ HẢI YẾN
TRAO ĐỔI THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA
GIỚI TRẺ VIỆT NAM TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2011 –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
(KHẢO SÁT MẠNG FACEBOOK, ZING ME VÀ GO.VN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ
Chuyên ngành: Báo chí học
HÀ NỘI – 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*************
HOÀNG THỊ HẢI YẾN
TRAO ĐỔI THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA
GIỚI TRẺ VIỆT NAM TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2011 –
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
(KHẢO SÁT MẠNG FACEBOOK, ZING ME, GO.VN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BÁO CHÍ
Chuyên ngành: Báo chí học
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH THÁI
HÀ NỘI – 2012
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, em đã thu nhận được rất nhiều điều. Đó không
chỉ là những kiến thức về Nghề Báo, những kinh nghiệm làm nghề mà còn tâm
huyết, công sức của các thầy cô trong và ngoài khoa. Những điều quý báu đó đã
giúp đỡ em rất nhiều trong việc học, làm nghề và thực hiện Luận văn này. Em xin
chân thành cảm ơn các thầy cô!
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái. Cô đã
giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành Luận văn: Từ việc chọn đề tài, nghiên
cứu các vấn đề lý thuyết và thực hiện Luận văn. Đồng thời xin cảm ơn các thành
viên của ba Mạng xã hội Facebook, Zing Me và Go.vn đã nhiệt tình tạo điều kiện
cho tôi có cuộc khảo sát thú vị, giúp Luận văn có được những kết quả thực tế và
thuyết phục.
Mặc dù Luận văn không tránh khỏi thiếu sót nhưng nó là sự cố gắng của bản
thân, là trải nghiệm nghiệp vụ thực tế và là sự đúc kết kinh nghiệm của tác giả. Vì
vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. Đó sẽ là những
kinh nghiệm quý báu giúp em có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn kỹ năng
nghiên cứu khoa học của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2012
Học viên
Hoàng Thị Hải Yến
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1
2.Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5.Phương pháp nghiên cứu 5
6.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 5
7. Bố cục Luận văn 6
Chương 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ CÔNG CHÚNG
SỬ DỤNG 7
1.1.Một số khái niệm Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm Xã hội và Mạng xã hội Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái niệm Trao đổi thông tin 9
1.2.Sự ra đời và phát triển Mạng xã hội 9
1.2.1.Trên thế giới 9
1.2.2.Tại Việt Nam 12
1.3.Một số đặc điểm và tính năng của Mạng xã hội…………………………… 16
1.3.1.Đặc điểm Mạng xã hội 16
1.3.2.Một số tính năng chính của Mạng xã hội 17
1.4.Các loại Mạng xã hội phổ biến 20
1.4.1.Cá nhân làm trung tâm 20
1.4.2.Mối quan hệ làm trung tâm…………………………………… 20
1.4.3.Nội dung làm trung tâm 20
1.5.Mối quan hệ giữa Mạng xã hội và báo chí 20
1.6.Nhu cầu trao đổi của giới trẻ Việt Nam trên Mạng xã hội 24
Tiểu kết chương 1 29
Chương 2: THỰC TRẠNG TRAO ĐỔI THÔNG TIN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT
NAM TRÊN MẠNG XÃ HỘI TỪ NĂM 2010 – 2011 (KHẢO SÁT FACEBOOK,
ZING ME VÀ GO.VN) 31
2.1.Giới thiệu chung về Mạng xã hội Facebook, Zing Me và Go.vn 31
2.1.1.Mạng xã hội Facebook 31
2.1.2.Mạng xã hội Zing Me 40
2.1.3.Mạng xã hội Go.vn 47
2.2.Khảo sát nhu cầu trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên ba Mạng xã hội
Facebook, Zing Me và Go.vn 54
2.2.1.Phạm vi, đối tượng khảo sát (điều tra xã hội học) 54
2.2.2.Phân tích kết quả khảo sát 55
Tiểu kết chương 2 74
Chương 3: KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ GIỚI
TRẺ VIỆT NAM SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI 75
3.1.Những mặt tích cực và tiêu cực khi giới trẻ sử dụng Mạng xã hội 75
3.1.1.Mặt tích cực 75
3.1.2.Mặt tiêu cực 86
3.2.Vấn đề quản lý Mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay 100
3.3.Đề xuất một số giải pháp……………… 102
3.3.1.Giải pháp về chính sách 102
3.3.2.Giải pháp với các nhà quản lý Mạng xã hội 104
3.3.3.Giải pháp về truyền thông 106
3.3.4.Giải pháp về giáo dục 110
Tiểu kết chương 3 111
KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO …… 116
PHỤ LỤC … 126
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Ngày nay trong thời đại toàn cầu hóa, nhu cầu trao đổi thông tin của con
người ngày càng cao và khoảng cách giữa con người được rút ngắn lại nhờ
những phát minh, thành tựu của khoa học công nghệ. Trong bối cảnh đó, Mạng
xã hội đã ra đời và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, kết nối
của con người, đặc biệt là giới trẻ.
Giới trẻ là thế hệ nắm bắt nhanh và biết tận dụng sức mạnh của công nghệ.
Do đó, việc sử dụng Mạng xã hội để trao đổi thông tin và kết nối gần như trở
thành một nhu cầu thiết yếu, một trào lưu của giới trẻ.
Với những lý do trên, tác giả Luận văn quyết định lựa chọn đề tài “Trao đổi
thông tin trên Mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011
– Thực trạng và giải pháp” thông qua kết quả khảo sát ba trang mạng
Facebook, Zing Me và Go.vn làm Luận văn tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ
Báo chí của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Mạng xã hội đã được các nhà nghiên cứu, nhà báo, các chuyên gia trong lĩnh
vực truyền thông phân tích, tìm hiểu khá tỉ mỉ, Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở
mức độ khái quát. Ở mức độ chuyên sâu hơn thì cho đến nay đã có một số Luận
văn, Khóa luận đề cập đến Mạng xã hội và blog (một loại hình của Mạng xã
hội) nhưng chủ yếu khai thác đề tài về truyền thông cá nhân, chưa có một đề tài
nào đi sâu nghiên cứu nhu cầu trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên
Mạng xã hội.
Như vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Trao đổi thông tin trên
Mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – Thực trạng và
giải pháp” với tư cách là công trình đề cập khái quát và đầy đủ nhất về vấn đề
này.
2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý thuyết chung về Mạng xã hội
- Tìm hiểu nhu cầu trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên Mạng xã hội
- Chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực của Mạng xã hội tác động tới giới trẻ
- Đưa ra kinh nghiệm, đề xuất giải pháp quản lý và định hướng giới trẻ sử
dụng Mạng xã hội
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề trao đổi thông tin của giới trẻ Việt
Nam trên Mạng xã hội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Một số Mạng xã hội trên thế giới và Việt Nam
- Những thông tin trên Mạng xã hội.
- Khảo sát các thông tin và 900 người dùng trên 3 trang Mạng xã hội
Facebook, Zing me và Go.vn từ năm 2010 – năm 2011, trong độ tuổi 15-30
tuổi, mỗi trang 300 người.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp chung
Căn cứ vào chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ
trương, đường lối, chính sách về báo chí của Đảng và Nhà nước.
5.2. Phương pháp cụ thể
Luận văn sử dụng những thao thác chủ yếu sau: Thống kê, phân tích, tổng
hợp, so sánh, khảo sát, điều tra xã hội học.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần hoàn chỉnh hệ thống lý luận về truyền thông trong xã hội hiện
đại.
- Khẳng định thêm về mặt lý luận vai trò của Mạng xã hội trong “Thế giới
phẳng”.
3
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Làm rõ tầm quan trọng của Mạng xã hội trong việc đáp ứng được nhu cầu
trao đổi thông tin của giới trẻ.
- Giúp các nhà lãnh đạo, quản lý tham khảo trong quá trình hoạch định chiến
lược, giám sát và quản lý những trang thông tin điện tử cá nhân.
6.3. Cái mới của Luận văn
Đây là một hướng đi hoàn toàn mới về thực trạng sử dụng Mạng xã hội của
bộ phận giới trẻ Việt Nam, góp phần vào việc nghiên cứu truyền thông đại
chúng hiện nay.
7. Bố cục Luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
của Luận văn được chia làm 3 chương cơ bản:
Chương 1: Lý thuyết chung về Mạng xã hội và công chúng sử dụng
Chương 2: Thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên Mạng xã
hội từ năm 2010 – 2011 (khảo sát Facebook, Zing Me và Go.vn)
Chương 3: Kinh nghiệm, giải pháp và mô hình quản lý giới trẻ Việt Nam
sử dụng Mạng xã hội
Chương 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ CÔNG
CHÚNG SỬ DỤNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm Xã hội và Mạng xã hội
Theo Triết học Mác – Lê Nin: “Xã hội là hình thái vận động cao nhất của
thế giới vật chất. Hình thái vận động này lấy con người và sự tác động lẫn nhau
giữa người với người làm nền tảng. Xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ
và những quan hệ của các cá nhân, là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa
những con người”.
Mạng xã hội (Mạng xã hội ảo, Mạng xã hội trực tuyến, Social Network). Đã
có rất nhiều tranh luận cũng như định nghĩa khác nhau về Mạng xã hội.
4
Theo Từ điển Bách khoa Online Wikipedia: “Mạng xã hội (tên đầy đủ là
Mạng xã hội trực tuyến) là một đại diện tiêu biểu của Web 2.0. Mạng xã hội tạo
ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng chia sẻ thông tin một
cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý, xây dựng nên một
mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và
những giá trị của xã hội.”
Dựa trên nhiều khái niệm, có thể đưa ra định nghĩa về Mạng xã hội như sau:
“Mạng xã hội là một đại diện tiêu biểu của Web 2.0 mô phỏng các quan hệ
trong xã hội thực. Mạng xã hội tạo ra một hệ thống trên nền Internet kết nối
các thành viên cùng sở thích với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt
thời không gian và thời gian qua những tính năng như kết bạn, chat, e-mail,
phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận nhằm phục vụ những yêu
cầu công cộng chung và những giá trị của xã hội.”
1.1.2. Khái niệm Trao đổi thông tin
Thông tin là sự hiểu biết của con người về một sự kiện, một hiện tượng nào
đó thu nhận được qua nghiên cứu, trao đổi, nhận xét, học tập, truyền thụ, cảm
nhận… Con người hiểu được thông tin qua lời nói, chữ viết… và diễn tả thông
tin thành ngôn ngữ để truyền đạt cho nhau. Thông tin được chuyển tải qua các
môi trường vật lý khác nhau như ánh sáng, sóng âm, sóng điện từ… Thông tin
được ghi trên các phương tiện hữu hình như văn bản trên giấy, băng ghi âm hay
phim ảnh…
Trao đổi thông tin là một quá trình giao tiếp để chia sẻ những hiểu biết, kinh
nghiệm, tình cảm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để
dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức. Một quá trình trao đổi thông tin
đầy đủ gồm các yếu tố: người gửi, người nhận, thông điệp, kênh truyền thông
và sự phản hồi. Trong truyền thông có sự trao đổi thông tin hai chiều, có sự
chuyển đổi vai trò: người gửi đồng thời cũng là người nhận. Sự phản hồi trong
truyền thông giúp trao đổi thông tin được chính xác hơn.
5
Về mặt hình thức có hai kiểu trao đổi thông tin:
- Trực tiếp: được thực hiện giữa người với người, mặt đối mặt
- Gián tiếp: được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông như
sách báo, loa, radio, ti vi…
Như vậy, trao đổi thông tin trên Mạng xã hội có thể được hiểu là một quá
trình chia sẻ thông tin gián tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với
cộng đồng bằng phương tiện truyền thông là Mạng xã hội.
1.2. Sự ra đời và phát triển Mạng xã hội
1.2.1. Trên thế giới
Tên tuổi tiên phong làm nên cuộc hành trình Social Network đầu tiên trong
gần 20 năm nay trước khi rơi vào quên lãng là Geocites. Mạng xã hội đáng chú
ý thứ hai trong giai đoạn này là Theblobe.com. Hiện nay, TheGlobe chỉ còn lại
một trang index đơn giản. Cùng thời điểm này, trình ứng dụng AOL Instant
Messenger ra mắt, đồng thời Sixdegrees.com cũng xuất hiện, cho phép người
dùng tạo profile và thêm bạn bè vào danh sách.
Cách đây gần 10 năm, trang Mạng xã hội nổi tiếng Friendster xuất hiện. Đây
được coi là tên tuổi tiên phong hỗ trợ kết nối và chia sẻ trực tuyến giữa những
người thân sống ở đời thực. Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ
với hàng triệu thành viên ghi danh. Sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao
hai lưỡi: server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất
nhiều thành viên.
Bởi vậy, chỉ một năm sau thì bản sao MySpace ra mắt và nhanh chóng thu
hút được người dùng Internet. Trong vòng một năm, MySpace trở thành Mạng
xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News
Corporation mua lại với giá 580 triệu USD.
Năm 2004, Facebook ra mắt. Ban đầu đây là địa chỉ dành cho sinh viên đại
học kết nối và chia sẻ. Ngay sau khi ra đời tại trụ sở trường đại học danh tiếng
Harvard, Facebook đã có tới 19.500 sinh viên đăng kí trong tháng đầu tiên.
6
Hai năm sau, Twitter cũng kịp thời ra đời, ghi dấu mốc quan trọng trong quá
trình phát triển của Mạng xã hội. Tại thời điểm năm 2008, mỗi giây người dùng
Twitter đăng lên 3.283 thông điệp. Đây cũng là năm Facebook vượt mặt
MySpace để trở thành Mạng xã hội số một thế giới. Năm 2011 Facebook có tốc
độ phát triển chóng mặt, với số lượng người dùng đông nhất, vào khoảng 600
triệu, trong khi cả Friendster và Myspace đều có dấu hiệu chững lại.
Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm mạng Mạng xã hội khác nhau. Trong
đó, Twitter, MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và
Tây Âu, Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ, Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái
Bình Dương.
1.2.2. Tại Việt Nam
Giai đoạn 2005 – 2008, đa số các Mạng xã hội chỉ cung cấp nội dung thông
tin đơn giản dưới dạng blog và hình ảnh, với đại diện tiêu biểu là Yahoo! 360
0
.
Đến 2009, mô hình Mạng xã hội thế hệ thứ ba mới bắt đầu bước vào Việt Nam
với đại diện “nội địa” tiêu biểu là Zing Me, dựa trên việc cập nhật thông tin liên
tục trong thời gian thực. Giữa năm 2010, Mạng xã hội Go.vn ra đời. Tính đến
năm 2011, Zing Me thu hút khoảng 6,8 triệu thành viên, Go.vn có khoảng 3
triệu thành viên.
Hết tháng 09/2011, ở nước ta đã có 130 Mạng xã hội được cơ quan có thẩm
quyền cấp Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ, trong đó có một số mạng nổi hơn cả
như: ZingMe, Go.vn, Yume, Tamtay, Cyber World…
Hiện tại Việt Nam có một số Mạng xã hội như iFun Me, Zing Me, Go.vn,
Tamtay, ViHuni, Yume hoạt động hiệu quả và nhận được sự ủng hộ của cộng
đồng mạng. Đây là cơ hội cho Mạng xã hội tại Việt Nam phát triển với thị
trường giàu tiềm năng và hiện đang khá sôi động.
Sự thành công của một số ít những Mạng xã hội Việt Nam kể trên phần lớn
phụ thuộc vào cách họ xây dựng “bản sắc” riêng nhắm tới cộng đồng như: Giao
diện được Việt hóa, đường truyền tốt, nhiều chức năng hấp dẫn. Tuy nhiên, phải
7
thừa nhận, nhìn chung, những mạng xã hội ở Việt Nam đều là “bản sao chưa
hoàn chỉnh” của các trang web nổi tiếng.
1.3. Một số đặc điểm và tính năng của Mạng xã hội
1.3.1. Đặc điểm Mạng xã hội
1.3.1.1. Tính liên kết cộng đồng
Sự liên kết giữa các cá nhân tạo ra một cộng đồng mạng với số lượng thành
viên tham gia đông đảo.
1.3.1.2. Tính đa phương tiện
Cũng giống như khả năng đa phương tiện của Internet, Mạng xã hội có sự
kết hợp chặt chẽ, hài hòa các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đồ
họa, hình khối…
1.3.1.3. Tính tương tác
Việc kết nối giữa mọi người đã tạo ra tính tương tác, sự tương tác đó là sự
trao đổi ý kiến lẫn nhau của những người cùng tham gia Mạng xã hội.
1.3.1.4. Khả năng truyền tải và lưu trữ lượng thông tin khổng lồ
Tất cả các mạng đều có những ứng dụng gần giống nhau nhưng mỗi một
Mạng xã hội đều có khả năng đăng tải các ứng dụng này với dung lượng khác
nhau.
1.3.2. Một số tính năng chính của Mạng xã hội
1.3.2.1. Lập hồ sơ cá nhân cho người sử dụng
Hồ sơ cá nhân chính là phần trung tâm và cơ bản nhất đối với bất cứ ai khi
tìm đến một trang Mạng xã hội nào đó, để thỏa sức thể hiện mình, cái tôi, sở
thích, cá tính…
1.3.2.2. Tập trung bạn bè và lập nhóm
Đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin của người dùng, hiện tại hầu hết các
Mạng xã hội đều có tính năng tạo nhóm – những người cùng cơ quan, cùng lớp,
cùng chung sở thích hay niềm đam mê nào đó có thể kết nối với nhau tại một
nhóm.
8
1.3.2.3. Tìm kiếm
Các trang Mạng xã hội còn cho phép các thành viên có thể tìm kiếm các
thành viên khác trong một môi trường an toàn và dễ sử dụng.
1.3.2.4. An ninh và chế độ bảo mật
Tất cả các Mạng xã hội đều cung cấp các khả năng thiết lập cấu hình để
người dùng có thể bảo mật những thông tin liên quan đến mình, nếu thấy cần
thiết.
1.3.2.5. Các tính năng mạng cần thiết khác
Một số những tính năng thiết yếu khác như kết bạn, chat, e-mail, phim ảnh,
voice chat, chia sẻ files, blog…
1.4. Các loại Mạng xã hội phổ biến
1.4.1. Cá nhân làm trung tâm (Ego centric): Các hoạt động xã hội sẽ
xoay quanh bản thân người dùng
1.4.2. Mối quan hệ làm trung tâm (Relationship centric): Nó giúp
người dùng biết được bạn bè đang làm gì, nhóm bạn đang làm gì và ngược lại.
1.4.3. Nội dung làm trung tâm (Content centric): Đặc điểm chung của
mạng loại này là nhằm trưng bày nội dung do mình hoặc nhóm tạo ra cho bạn
bè và công chúng (bài viết, ảnh, video ).
1.5. Mối quan hệ giữa Mạng xã hội và báo chí
Vai trò của Mạng xã hội với báo chí:
Một là, Mạng xã hội đang là nơi cung cấp thông tin, đề tài một cách rộng rãi
giúp các nhà báo nhận diện, phát hiện được những vấn đề đang nổi lên, đang
diễn ra.
Hai là, thông qua Mạng xã hội, thông tin từ báo chí được quảng bá rộng rãi
theo cấp số nhân.
Ba là, Mạng xã hội là kênh tương tác giữa báo chí với độc giả, làm thay đổi
quy trình làm báo truyền thống.
Vai trò của báo chí với Mạng xã hội:
9
Trước hết là báo chí tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng và “chính thống hóa”
thông tin trên Mạng xã hội.
Hai là, báo chí góp phần “định hướng” thông tin trên Mạng xã hội.
Ba là, trách nhiệm của cơ quan báo chí khi sử dụng thông tin trên Mạng xã
hội: đòi hỏi đạo đức, năng lực của nhà báo; tính nguyên tắc, kỷ cương, sự đứng
đắn của cơ quan báo chí; tính nghiêm minh của quy chế, pháp luật của nhà
nước.
1.6. Nhu cầu trao đổi của giới trẻ Việt Nam trên Mạng xã hội
Một khảo sát khác của Kantar Media và Yhaoo! về nhu cầu sử dụng Mạng
xã hội trên 4 thành phố lớn trong năm 2011 với 1.500 người tham gia có độ tuổi
từ 15-54, bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Có thể thấy giới trẻ luôn là
lứa tuổi có mức độ tiếp cận với Mạng xã hội nhiều nhất, lứa tuổi từ 15- 19 là
73%, lứa tuổi từ 20-24 là 71%, từ 25- 29 là 58%.
Cũng theo Kết quả nghiên cứu của Tinhvan Media và Xalo.vn
tại Việt Nam
trong năm 2009 thống kê về sở hữu tài khoản “ảo” cho thấy, 43% người sử
dụng từ 18 tuổi trở lên có 1 tài khoản, 25% có 2 tài khoản, 13% có 4 hoặc nhiều
hơn nữa tài khoản trên các Mạng xã hội. Tỉ lệ nam giới sử dụng Mạng xã hội
nhiều hơn nữ giới. Lứa tuổi 13 – 15 tuổi có tỉ lệ 3,5% tham gia các Mạng xã
hội, lứa tuổi 16 – 18 tăng vọt lên 25,5%, cao nhất là 19 – 21 với tỉ lệ tham gia
với 32,8%, sau đó giảm dần, tới lứa tuổi 46 – 57 chỉ còn 0,5%. Tỉ lệ người sử
dụng tại Hà Nội đứng đầu cả nước, với 30,97%, sau đó là TP.HCM với 27,63%.
Qua những phân tích trên, có thể nói, giới trẻ Việt Nam ngày càng tiếp cận
nhanh với Internet, đặc biệt là các trang Mạng xã hội. Việc tiếp cận với Internet
sẽ giúp cho giới trẻ Việt Nam ngày càng trở nên năng động, trang bị kỹ năng
thông tin nhanh, nắm bắt được những cơ hội nhằm phát triển, thể hiện bản thân
một cách tốt nhất. Nhưng không thể không nói đến trường hợp giới trẻ tiếp cận
Internet với những mục đích xấu. Nếu không có một bản lĩnh vững vàng, thì có
thể trở thành một đối tượng dễ bị lợi dụng với những ý đồ xấu.
10
Tiểu kết chương 1
Mạng xã hội là một phần của thế giới đa truyền thông, nhằm thỏa mãn nhu
cầu thông tin, kết nối và chia sẻ của giới trẻ. Các Mạng xã hội lớn của thế giới
như MySpace, Facebook sở dĩ thành công hoàn toàn là nhờ vào cách nắm bắt
và triển khai hoạt động nhanh chóng, hiệu quả tùy theo các xu hướng và sở
thích của giới trẻ.
Tuy nhiên, quá trình trao đổi thông tin này hẳn nhiên cũng mang đến rất
nhiều vấn đề xoay quanh nó, bao hàm cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Trước đây,
con người tiếp nhận thông tin một chiều, hoàn toàn thụ động, chỉ biết tiếp nhận
tin tức từ những nguồn cung cấp thông tin ít ỏi. Nhưng sự xuất hiện của Mạng
xã hội đã mang đến sự thay đổi về chất cho quá trình này. Khi đó, mỗi người có
thể lựa chọn những thông tin mình quan tâm nhất, và hơn cả là phù hợp với nhu
cầu tin tức của bản thân. Đồng thời có những phản hồi về thông tin đó, và nêu
lên ý kiến cũng như quan điểm cá nhân của mình.
Chương 2: THỰC TRẠNG TRAO ĐỔI THÔNG TIN CỦA GIỚI TRẺ
VIỆT NAM TRÊN MẠNG XÃ HỘI TỪ NĂM 2010 – 2011 (KHẢO SÁT
FACEBOOK, ZING ME VÀ GO.VN)
2.1. Giới thiệu chung về Mạng xã hội Facebook, Zing Me và Go.vn
2.1.1. Mạng xã hội Facebook
2.1.1.1. Sự ra đời và phát triển của Facebook
Năm 2004: Một triệu người dùng
Ngày 05/02/2004: Facebook ra đời. Sự trao đổi thông tin nhanh chóng chính
là lý do khiến TheFacebook ngay từ đầu đã được giới sinh viên đón nhận và có
ngay 1 triệu người dùng.
Năm 2005: 5,5 triệu người dùng
Với việc mở rộng phạm vi sử dụng ra ngoài nước Mỹ, Facebook có khoảng
5,5 triệu người sử dụng vào cuối năm 2005. Đây là năm The Facebook đổi tên
thành Facebook.com.
11
Năm 2006: 12 triệu người dùng
Việc Facebook mở rộng phạm vi ra mọi đối tượng đánh dấu kỷ nguyên phát
triển vượt bậc của Facebook những năm sau đó.
Năm 2007: 50 triệu người dùng
Với việc phát triển sớm các ứng dụng cho di động, Faceook đã đi trước rất
nhiều các Mạng xã hội khác. Kết thúc năm, Facebook đã có tới 50 triệu người
dùng.
Năm 2008: 100 triệu người dùng
Trong năm này, Facebook đã được thiết kế lại một cách cơ bản, với giao
diện gần đạt đến mức chuẩn, không những tiện lợi và nhiều thông tin mà quan
trọng hơn là đã đem lại cho người dùng khả năng tự tùy biến Wall của mình.
Năm 2009: 350 triệu người dùng
Bên cạnh ra mắt nhiều tính năng, đáng kể trong năm 2009 chính là việc
Facebook đã thay đổi điều khoản sử dụng. Với những sự thay đổi này,
Facebook đạt 350 triệu người.
Năm 2010: 500 triệu người dùng
Năm 2010 đánh dấu sự thành công vượt bậc của Facebook khi website này
vượt qua Google trở thành website được truy cập nhiều nhất nước Mỹ.
Năm 2011: 600 triệu người dùng
Tính đến hết tháng 02/2011, toàn thế giới có hơn 600 triệu người sử dụng
Mạng xã hội lớn nhất hành tinh này.
Năm 2012: 845 triệu người dùng
Tháng 02/2012, Facebook công bố số liệu trước Ủy ban chứng khoán Mỹ,
mạng này đã đạt trên 845 triệu người dùng.
2.1.1.2. Facebook hấp dẫn người dùng trên thế giới
Kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, Facebook đã phát triển một cách đáng
kinh ngạc.Và ngày nay, Facebook hiện diện trên bản đồ Internet thế giới với tư
cách Mạng xã hội phổ biến nhất. Thậm chí tại rất nhiều quốc gia, Facebook
12
đứng trong danh sách những trang web được truy cập hàng đầu.
2.1.1.3. Facebook xâm nhập thị trường Việt Nam
Xuất hiện từ đầu năm 2006 nhưng đến tận nửa đầu năm 2009, Facebook vẫn
chưa để lại dấu ấn tại Việt Nam. Mọi thứ chỉ bắt đầu từ cuối tháng 05/2009 khi
Yahoo Việt Nam quyết định đóng cửa blog 360
0
.
Thống kê từ công cụ Google Ad Planner, trong vòng một năm số lượng
người sử dụng Facebook ở Việt Nam đã tăng lên hơn một triệu người, từ 1,8
triệu người vào cuối năm 2009 lên đến 2,9 triệu người vào tháng 10/2010.
Tổng số thành viên Việt Nam tham gia Mạng xã hội lớn nhất thế giới này đạt
gần 5,5 triệu, tăng mạnh 55,6% so với quý trước đó. Tuy thế, Việt Nam hiện chỉ
xếp ở vị trí thứ 10 trong những nước châu Á có nhiều thành viên tham gia
Facebook.
2.1.2. Mạng xã hội Zing Me
2.1.2.1. Sự ra đời và phát triển của Zing Me
Ngày 23/09/2009, Zing Me công bố đạt con số hơn 945.000 người sử dụng.
Ngày 04/12/2009, Zing Me tiếp tục tăng nhanh lên 3.75 triệu thành viên hoạt
động.
Ngày 03/08/2010, Zing Me chính thức ra mắt người dùng. Năm 2010, Zing
Me là Mạng xã hội đông thành viên nhất Việt Nam với 5.1 triệu thành, chủ yếu
của Zing Me là học sinh, sinh viên (chiếm 75% tổng lượng người dùng).
Năm 2011, Zing Me đạt 6.8 triệu thành viên hoạt động. Trong tháng
02/2012, theo số liệu từ DoubleClick Ad Planner, Zing Me có lượng người
dùng 7.4 triệu.
2.1.2.2. Những điểm nổi bật của Zing Me
a. Về tính năng
Nếu Facebook nhấn mạnh vào khả năng kết nối thì điểm nổi bật của Zing
Me là giải trí, sân chơi chủ yếu của thế hệ trẻ cuối 8x và 9x trở lên, chứa nhiều
tính năng tích hợp khá tiện ích.
13
b. Thu hút người nổi tiếng
315 người nổi tiếng và hầu hết là trong giới showbiz Việt Nam đang sở hữu
Fan Page trên Mạng xã hội Zing Me.
c. Về mặt xã hội
Các phong trào trên Zing Me đã có tác động lớn và tích cực đối với giới trẻ
như: “Giờ Trái đất”, cuộc thi “Viết lời yêu thương”, tổ chức “Tiết học Xanh”,
cuộc thi “Lưu bút học trò”… Zing Me còn là Mạng xã hội Việt Nam đầu tiên ký
kết hợp tác với trường đại học.
2.1.3. Mạng xã hội Go.vn
2.1.3.1. Sự ra đời và phát triển của Go.vn
Ngày 19/05/2010, VTC chính thức ra mắt phiên bản thử nghiệm Mạng xã
hội Go online tại địa chỉ www.goonline.vn. Go.vn định vị là Mạng Việt Nam,
mạng chính thức riêng biệt “thuần Việt”. Đối tượng chính là độ tuổi từ 13 – 27
tuổi.
Ngày 15/10/2010, Go.vn chạy trên tên miền www.go.vn. Kể từ khi ra đời,
Mạng Việt Nam này liên tiếp có sự phát triển vượt bậc. Mức tăng trưởng bình
quân tháng sau gấp đôi tháng trước. Tính từ thời điểm bắt đầu hoạt động đến
tháng 03/2011, Go.vn đạt 3 triệu người sử dụng.
Theo số liệu tháng 11/2011 của Ad Planner, Go.vn đã có hơn 7 triệu thành
viên. Ngày 20/02/2012, Go.vn tuyên bố đạt con số hơn 12 triệu người sử dụng.
Như vậy, theo số liệu này thì hiện Go.vn trở thành Mạng xã hội số 1 tại Việt
Nam.
2.1.3.2. Những điểm nổi bật của Go.vn
a. Nhóm Giáo dục – Kiến thức
Nếu như các Mạng xã hội khác nhấn mạnh vào khả năng kết nối thì Giáo dục
được xem là thế mạnh và cũng là sự khác biệt của Go.vn. Riêng cuộc thi tiếng
Anh IOE - một phân hệ của Go.vn đã thu hút gần 5 triệu học sinh, sinh viên ở
33.177 trường trên 63 tỉnh thành tham gia.
14
b. Nhóm Giao tiếp cộng đồng
MyGo: Đây là nơi người dùng xây ngôi nhà số với phong cách riêng qua bài
viết trên GoBlogs và các status, hay các bài hát, video clips và hình ảnh.
c. Nhóm truyền thông, sự kiện, giải trí
GoNews - nơi mỗi “Blogger là một người tạo thông tin” về cộng đồng theo
sở thích cá nhân. Bên cạnh đó còn có: GoMusic, GoClips, GoPhotos…
d. Nhóm Kinh doanh, hỗ trợ
Nhóm Kinh doanh, hỗ trợ là nơi: Giao thương mua bán (GoShop), Đấu giá
hàng hóa (IBoom), Tìm việc làm (GoJob), Tìm kiếm thông tin (GoSearch)…
2.2. Khảo sát nhu cầu trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên ba
Mạng xã hội Facebook, Zing Me và Go.vn
2.2.1. Phạm vi, đối tượng khảo sát
Căn cứ theo Điều 1 của Luật Thanh Niên
được ban hành vào ngày
09/12/2005 quy định độ tuổi của thanh niên là từ 16-30 tuổi. Do đó, chúng tôi
đã giới hạn độ tuổi được gọi là “giới trẻ” trong Luận Văn này từ 15-30 tuổi.
Khảo sát được tiến hành bằng phương pháp survey online, sử dụng công cụ
Google Docs kết hợp trực quan ở 3 Mạng xã hội từ năm 2010 – năm 2011. Số
lượng 900 người dùng ở cả 3 mạng, trong đó mỗi mạng là 300 người.
2.2.2. Phân tích kết quả khảo sát
2.2.2.1. Về giới tính
Nhìn chung ở cả 3 mạng thì tỷ lệ nam giới (chiếm 51%) có nhu cầu sử dụng
Mạng xã hội cao hơn nữ giới (chiếm 49%) song mức chênh lệch cũng không
đáng kể, chỉ 2%, tương đương độ chênh lệch của Mạng xã hội Facebook. Như
vậy có thể thấy, Mạng xã hội đều rất hấp dẫn đối với nam và nữ.
2.2.2.2. Về nơi ở
Tỷ lệ giới trẻ thành thị sử dụng Mạng xã hội gần như chiếm tối đa, lần lượt
cao nhất là Zing Me 96,7%, Facebook 95% , Go.vn 91,7% và ở cả 3 mạng là
94,4%.
15
2.2.2.3. Về độ tuổi
Phân tích dựa trên 3 cung tuổi: 15-20 tuổi, 21-25 tuổi và 26-30 tuổi cho thấy
tỷ lệ người dùng 3 cung tuổi này ở Facebook tương đương nhau. Trái lại
Facebook, Zing Me và Go.vn có sự chênh lệch cung tuổi rất lớn. Điều đáng chú
ý, tỷ lệ cung tuổi 15-20 sử dụng Go.vn và Zing Me đều chiếm hơn nửa số người
được hỏi với 63,7% tại Go.vn và 52,3% tại Zing Me.
2.2.2.4. Về nghề nghiệp
Go.vn có tỷ lệ học sinh sử dụng cao nhất với 59,3%, Zing Me đứng thứ hai
với 48,3%. Hoàn toàn trái ngược Go và Zing, Facebook có tỷ lệ người đi làm
(41%) sử dụng cao hơn giới học sinh – sinh viên.
2.2.2.5. Lý do giới trẻ gia nhập Mạng xã hội
4 lý do được nhiều giới trẻ trả lời khi quyết định tham gia Mạng xã hội
Facebook gồm: Giao lưu kết bạn (100%); Có nhiều bạn bè tham gia (83,3%); Giải
trí (59,7%); Để bày tỏ quan điểm, chia sẻ thông tin (51,7%). Đối với Mạng xã hội
Go.vn, Zing Me có 2 lý do đạt mức tỷ lệ tuyệt đối là Giải trí và Giao lưu kết bạn.
2.2.2.6. Mức độ công khai thông tin cá nhân
a. Cài đặt chế độ trang mạng
Facebook có 5% để chế độ Private, 70% để chế độ Friends và 25% Public
trang cá nhân. Ở Go.vn, 11,7% để Private, 58% để chế độ Friends, và 30,3% để
chế độ Public. Với Zing Me, tỷ lệ người dùng cài đặt chế độ Private, Friends và
Public lần lượt là 6,7%, 63,3%, 30%.
b. Những thông tin cá nhân được công khai
Facebook là Mạng xã hội có lượng người dùng công khai thông tin cá nhân
nhiều nhất, tiếp đến là Zing Me. 100% người dùng ở 3 mạng cung cấp thông tin
giới tính của mình. Phần lớn giới trẻ đều nhận thức được mức độ nguy hiểm của
việc tiết lộ thông tin trên Mạng xã hội, Facebook 62%, Go.vn 61,3%, Zing Me
50%.
16
2.2.2.7. Thời gian gia nhập và mức độ truy cập thường xuyên
a. Thời gian gia nhập
Tỷ lệ giới trẻ đã gia nhập Facebook dao động chủ yếu từ cách đây 6 tháng đến
hơn 2 năm, Go.vn chủ yếu từ cách đây 2 tháng đến gần 1 năm, Zing Me tỷ lệ giới
trẻ gia nhập cao nhất là cách đây 6 tháng đến 1 năm.
b. Thời gian thường xuyên truy cập
Tỷ lệ thường xuyên truy cập vào buổi sáng: Facebook 33%, Go.vn 18%,
Zing Me 31,3%; buổi trưa: Facebook 74,3%, Go.vn 34%, Zing Me 39,7%; buổi
chiều: lần lượt 85,3%, 65,7%, 92,7% cho 3 Mạng Facebook, Go.vn và Zing Me;
buổi tối: Facebook 62,7%, Go.vn 95,7%, Zing Me 82%.
2.2.2.8. Kết bạn và trao đổi thông tin trên Mạng xã hội
a. Về số lượng bạn bè
Số lượng người dùng ở ba Mạng xã hội có số bạn dao động từ 100-500 và 500-
1000 chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ hgười dùng có hơn 1000 bạn cao nhất ở Go.vn
(23,3%), tiếp đến Facebook 18%, cuối cùng là Zing Me 13,7%.
b. Một số tính năng chính được sử dụng nhiều nhất
Trên Facebook, các tính năng được sử dụng nhiều nhất là: Kết bạn (100%),
Like (100%), Chia sẻ ảnh/video (95,3%). Trên Go.vn và Zing Me 2 tính năng
100% người dùng đều sử dụng là Kết bạn, Giải trí.
c. Tần suất cập nhật trạng thái (status)
Tần suất người dùng Facebook cập nhật status chủ yếu 2-3 lần/tuần (33%),
Go.vn có tỷ lệ người dùng cập nhật 1 lần/tuần nhiều nhất (36%), Zing Me lại có
tỷ lệ người dùng viết status 1 lần/ngày nhiều nhất (34%).
d. Nội dung chia sẻ trên trang cá nhân
Những thông tin giới trẻ thường xuyên đăng tải là thông tin liên quan đến
bản thân như gia đình, bạn bè, công việc… Facebook là 87,3%, Go.vn 62% và
Zing Me 77%.
17
e. Số bình luận trung bình cho một thông tin đăng tải
Với số bình luận trung bình dưới 5, Go.vn có tỷ lệ cao nhất 29,7%, Zing Me
18,3%, Facebook 3,3%. Số bình luận từ 5-10 ở cả 3 Mạng có kết quả tương
đương: Facebook và Go.vn đều có tỷ lệ 25,7%, Zing Me cao hơn với 26,3%. Từ
10-20 bình luận, Facebook cao nhất (37%) đến Go.vn (29,3%), Zing Me
(18,6%). Qua đó cho thấy mức độ tương tác của giới trẻ khi thường xuyên bình
luận trên 2 Mạng Facebook và Zing Me cao hơn Go.vn.
f. Mức độ chia sẻ link bài/ hình ảnh nguồn khác
Mức độ giới trẻ thường xuyên đăng tải link từ nguồn khác ở Go.vn cao nhất
(57,7%), kế đó là Zing Me 35%, Facebook chỉ có 18,3%.
g. Những thông tin trên Mạng xã hội hấp dẫn giới trẻ
Thông tin của bạn bè vẫn luôn được người dùng quan tâm nhất khi 100%
chọn đáp án này. Thông tin được quan tâm nhiều thứ 2 là Giải trí, Zing Me và
Go.vn đều có tỷ lệ tuyệt đối 100%, Facebook thấp hơn với 74%.
h. Mức độ ghé thăm trang cá nhân của người khác
Mức độ thường xuyên ở Facebook là 72%, Go.vn là 47,3%, Zing Me là
81,7%. Nhìn nhận chung 3 Mạng xã hội, mức độ ghé thăm trang cá nhân người
khác ở Go.vn là thấp nhất, Zing Me tỷ lệ này cao nhất.
i. Mức độ tin cậy của các thông tin trên Mạng xã hội
100% người dùng Facebook cho rằng nên chọn lọc thông tin, tỷ lệ này ở
Go.vn là 93,3%, Zing Me 88,3%.
2.2.2.9. Lợi ích và tầm quan trọng của Mạng xã hội với giới trẻ
a. Lợi ích
4 lợi ích có tỷ lệ cao nhất ở Facebook gồm: Hiểu bạn bè hơn (100%), được giải
trí thư giãn (100%), Kết nối được người quen cũ (88,3%), được giao lưu học hỏi
(59,3%). Với Go.vn, lợi ích chủ yếu của mạng này đối với người dùng là giao lưu
18
giải trí (100%). Tại Zing Me, 100% cho biết lợi ích mạng này mang lại với họ là
được giải trí thư giãn và hiểu bạn bè hơn.
b. Tầm quan trọng của Mạng xã hội
Đa phần xem Mạng xã hội ở mức độ Quan trọng: Facebook 63%, Go.vn
50,7%, Zing Me 42%. Chỉ có 4% ở Facebook cho biết Mạng xã hội không quan
trọng với họ.
Tiểu kết chương 2
Qua những nội dung phân tích nhu cầu trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam
trên 3 Mạng xã hội Facebook, Zing Me và Go.vn có thể thấy Mạng xã hội thực sự
đóng vị trí và vai trò quan trọng đối với giới trẻ. Trong đó, Facebook có mức độ
phổ biến đến người dùng ở nhiều lứa tuổi hơn Zing Me và Go.vn – chủ yếu
hướng tới giới trẻ “tuổi teen”.
Sự phát triển và sử dụng Mạng xã hội, với tư cách là một công cụ truyền
thông kiểu mới, chính là một minh chứng rõ nét về bộ mặt phát triển chung.
Mạng xã hội đã mang đến sự thay đổi về chất cho quá trình trao đổi thông tin từ
đơn nguồn – đa nguồn tiếp nhận sang thành đa nguồn – đa tiếp nhận. Nó kéo
theo sự bùng nổ của một mô thức truyền thông đại chúng mới, một thực thể văn
hóa mới với các lợi thế: nhanh, mạnh, rộng khắp, tích hợp đa phương tiện và rẻ.
Chương 3: KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ
GIỚI TRẺ VIỆT NAM SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
3.1. Những mặt tích cực và tiêu cực khi giới trẻ sử dụng Mạng xã hội
3.1.1. Mặt tích cực
3.1.1.1. Rút ngắn khoảng cách giữa con người
Sự tiếp cận dễ dàng và cách chia sẻ thông tin rất gần gũi mà Mạng xã hội đưa
lại đã “rút ngắn” nhiều khoảng cách trong các mối quan hệ giao tiếp thường ngày.
3.1.1.2. Cập nhật, truyền tải thông tin nhanh chóng
Mạng xã hội đáp ứng được nhu cầu thông tin đa dạng của con người hiện đại
19
kết nối với cộng đồng, thể hiện khả năng liên lạc và cập nhật thông tin nhanh
tối đa.
3.1.1.3. Kết nối và chia sẻ mọi lúc mọi nơi
Mạng xã hội thực sự đã tạo nên một môi trường vô cùng lý tưởng cho nhiều
cá nhân giao lưu, kết bạn và chia sẻ thông tin.
3.1.1.4. Mọi cá nhân đều bình đẳng thông tin
Nếu như trước đây phát hành thông tin đại chúng tập trung trong tay một số
cá nhân và tổ chức giàu có thì giờ đây, bất cứ ai cũng có thể làm được điều này
một cách đơn giản và thậm chí không mất phí.
3.1.1.5. Cơ hội khẳng định, quảng bá bản thân
Ngày càng có nhiều cuộc thi “phục vụ” các sở thích, sở trường của giới trẻ
như: hát hò, chụp ảnh, viết blog… được tổ chức trên các trang Mạng xã hội.
Mạng xã hội còn là nơi để giới trẻ “tự do” trình bày quan điểm của mình.
3.1.1.6. Cơ hội việc làm và kiếm tiền trên Mạng xã hội
Có rất nhiều cách để giới trẻ kiếm tiền trên Mạng xã hội như: spam quảng
cáo, lập các shop buôn bán đủ loại mặt hàng, tham gia các cuộc thi…
3.1.1.7. Tăng cường tính cộng đồng trong xã hội
Các trang Mạng xã hội của cá nhân luôn nằm trong một hệ thống của nó, với
những mối liên hệ trong đó. Nhờ thế mà Mạng xã hội có được sức mạnh của số
đông của tập thể.
3.1.1.8. Nhân lên lòng nhân ái
Mạng xã hội đôi khi tạo hiệu ứng xã hội hiệu quả hơn cả báo chí chính
thống, đặc biệt trong vài trò nhân đạo - từ thiện.
3.1.1.9. Khi xã hội “ảo” thành xã hội thật
Hiện nay, chức năng thông tin đại chúng không còn là độc quyền của các cơ
quan báo chí chính thống nữa và nhiều câu chuyện cũng cho thấy sức mạnh dư
luận thông qua môi trường Mạng xã hội.
20
3.1.2. Mặt tiêu cực
3.1.2.1. Hội chứng “nghiện” Mạng xã hội
Việc vào mạng một cách dễ dàng như hiện nay là “chất xúc tác” khiến giới
trẻ dễ vướng vào tình trạng “nghiện”.
3.1.2.2. Nhận thức và lối sống lệch lạc của giới trẻ
a. Xa rời cuộc sống thực
Mạng xã hội là tác nhân gây ra tình trạng giảm giao tiếp trong không gian
thực. Thay vì gặp nhau ngoài đời thực thì giới trẻ chỉ dán mắt vào màng hình
máy tính.
b. Hành xử tiêu cực và vô cảm
Một phát ngôn sốc, một hành vi xấu thay vì bị cộng đồng mạng chỉ trích lại
được rất đông các bạn trẻ hùa vào bằng cách phát tán lên Mạng xã hội.
c. Đề cao cái “tôi” trong thế giới ảo
Nhiều blogger thích kể lể, tự tô hồng hay bôi xấu cuộc sống của mình để thu
hút người xem. Tâm lý “tôi khác người”, “tôi đặc biệt” đang hiện hữu tại nhiều
người dùng Mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ.
d. Trào lưu “khoe hàng”
Đặc điểm nhận diện của những người thích khoe là chỉ cần nhấp vào album
ảnh của họ sẽ thấy hàng loạt ảnh “tự sướng”, khoe “hàng”.
3.1.2.3. Hiệu quả học tập và công việc giảm sút
Mạng xã hội khiến giới trẻ mất tập trung nghiêm trọng. Quan sát cho thấy
hầu hết thanh, thiếu niên dừng công việc đang làm khi nhận được tin nhắn trên
Mạng xã hội.
3.1.2.4. Lệch chuẩn ngôn ngữ Việt
Đây là hệ quả tất yếu của việc lạm dụng các hiện tượng lệch chuẩn chính tả.
Bên cạnh đó, sử dụng ngôn ngữ “dị dạng”, hỗn tạp trên Mạng xã hội không
những ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.