Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Xây dựng một biện pháp bảo lãnh tài sản mà.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.15 KB, 4 trang )

Lời Mở Đầu
Trong những năm gần đây, hàng loạt các vụ tranh chấp xảy ra liên
quan đến vấn đề bảo lãnh,quyền lợi của người nhận bảo lãnh cũng như
nghĩa vụ của người bảo lãnh và người được bảo lãnh.Để tạo điều kiện cho
các bên có thể giao kết hợp đồng mà vẫn bảo đảm được quyền lợi cho
người có quyền ngay cả trong những trường hợp người có nghĩa vụ
không có tài sản để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ.Pháp luật cho phép
người thứ ba đứng ra cam kết trước người có quyền về việc thực hiện
thay nghĩa vụ của người có nghĩa vụ.Như vậy, người thứ ba đứng ra cam
kết ở đây chính là người bảo lãnh.
Hiện nay, các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý điều chỉnh các
vấn đề liên quan đến bảo lãnh chưa đáp ứng so với tình hình thực tế.
Trong bộ luật dân sự 2005 quy định về biện pháp bảo lãnh trong các điều
361 đến 371. Để hiểu rõ thêm về vấn đề bảo lãnh ta cần nghiên cứu đề bài
xây dựng biện pháp bảo lãnh sau.
Đề số 6: Xây dựng một biện pháp bảo lãnh tài sản mà bên bảo lãnh
đã cam kết với bên nhận bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh vi
phạm nghĩa vụ dân sự, thì bên bảo lãnh có nghĩa vụ phải bảo lãnh cả lãi
trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại.
1
1.Xây dựng tình huống:
B là bạn của A, B muốn vay của A 1 số tiền là 20 tỉ đồng. Để cho
B vay tiền, A đã yêu cầu B tìm người đứng ra bảo lãnh.B đã nhờ C đứng
ra bảo lãnh cho mình. Sau khi bàn bạc,A thấy C là người có đủ khả năng
là người bảo lãnh và C đã cam kết bảo lãnh toàn bộ cho bên bảo lãnh nên
A đã đồng ý làm hợp đồng để cho B vay tiền.Tất cả những điều khoản
trong hợp đồng đều được tuân theo pháp luật dân sự hiện hành.Trong hợp
đồng, A đã gia hạn cho B trả nợ là từ tháng 5/2008 đến tháng
5/2009.Nhưng đến tháng 6/2009 B vẫn chưa thực hiện được nghĩa vụ của
mình là trả số tiền vay và số tiền lãi cho A .Do vậy, A đã yêu cầu C có
nghĩa vụ phải bảo lãnh cả lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt


hại như cam kết đã nêu trong hợp đồng.
2.Giải quyết tình huống:
Các chủ thể trong tình huống trên được xác định như sau:
A là người đã cho B vay tiền nên A là người nhận bảo lãnh.
B là người đã vay tiền của A và nhờ C đứng ra bảo lãnh nên B là
người được bảo lãnh.
C là người đứng ra bảo lãnh cho B nên C là người bảo lãnh.
Quan hệ giữa A và B: A có quyền yêu cầu B phải thực hiện nghĩa
vụ đúng như cam kết trong hợp đồng( tức phải trả đầy đủ số tiền vay và
số tiền lãi đúng thời hạn đã được nêu trong hợp đồng). B có nghĩa vụ thực
hiện những điều đã cam kết trong hợp đồng.
Quan hệ giữa A và C: A có quyền yêu cầu C thực hiện nghĩa vụ
thay cho B nếu như B không có đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình.C cũng không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp A
bù trừ nghĩa vụ với B.
2
Quan hệ giữa B và C: C có quyền yêu cầu B thực hiện nghĩa vụ đối
với mình trong phạm vi bảo lãnh.
Nhận thấy, đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng chính là một
khoản tiền và đối tượng của bảo lãnh chính là một tài sản thuộc quyền sở
hữu của C,và giữa các bên không có thỏa thuận gì khác ngoài các thỏa
thuận đã nêu trong hợp đồng.
Ở trong tình huống này, A (người nhận bảo lãnh) là người cho B
( người được bảo lãnh) vay tiền và thời hạn của A gia hạn cho B trong
hợp đồng là 1 năm (tức là từ tháng 5/2008 đến tháng 5/2009) nhưng đến
tận tháng 6/2009 B vẫn không trả cho A số tiền đã vay A, cũng như số
tiền lãi . Như vậy, B đã vi phạm nghĩa vụ dân sự đã cam kết trong hợp
đồng. Áp dụng điều 361 BLDS 2005:
“Bảo lãnh là việc người thứ 3 (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh )
sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được

bảo lãnh ), nếu khi đến thời hạn mà được bảo lãnh không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc
bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Như vậy, theo điều 361 BLDS 2005 đã nêu ở trên cho thấy nếu
như B ( người được bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ( tức B đã vi phạm hợp đồng) thì A (người nhận bảo lãnh)
có quyền yêu cầu C ( người bảo lãnh ) là người phải thực hiện nghĩa vụ
thay cho B trong phạm vi bảo lãnh như đã cam kết trong hợp đồng. Áp
dụng Điều 363 BLDS 2005:
“Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ
nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền
bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
3
Như vậy, áp dụng điều 363 BLDS 2005 ở trên thì ta xác định C
(người bảo lãnh) thuộc vào trường hợp bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ cho B
(người được bảo lãnh). Và nghĩa vụ bảo lãnh của C ở đây bao gồm cả tiền
lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại.
Do không có thỏa thuận gì khác giữa các bên ngoài những thỏa
thuận đã được nêu trong hợp đồng nên việc C phải thực hiện nghĩa vụ
thay cho B là điều hiển nhiên.
Vậy, trong tình huống này B (người được bảo lãnh) đã vi phạm
nghĩa vụ dân sự, nên nghĩa vụ của C (người bảo lãnh) trong hợp đồng
trên là phải trả cả lãi trên nợ gốc ,tiền phạt ,tiền bồi thường thiệt hại cho
A (người nhận bảo lãnh) như đúng như cam kết đã được ghi trong hợp
đồng.
4

×