Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Giáo trình nguyên lý kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.84 KB, 126 trang )

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA
QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET

GIÁO TRÌNH

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
TS. NGUYỄN KHẮC HÙNG

TS. NGUYỄN KHẮC HÙNG
Năm 2006


Nguyên Lý Kế Toán

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
1.

NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

Kế toán là một trong các công cụ phục vụ cho việc quản lý và điều hành của các
nhà quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, thông tin kế toán còn cần cho các đối tượng bên
ngoài doanh nghiệp: cơ quan quản lý của nhà nước sử dụng thông tin kế toán để kiểm
soát kinh doanh và thu thuế, các nhà đầu tư sử dụng thông tin kế toán để đi đến những
quyết định đầu tư và các nhà cho vay sử dụng thông tin kế toán để quyết định cho
vay…
Như vậy, thông tin kế toán là không thể thiếu được trong bất kỳ tổ chức nào.
Việc trang bị kiến thức về kế toán là cần thiết cho mọi nhà quản lý kinh tế, cho dù anh
là nhân viên kế toán hay là người tham gia quản lý điều hành các doanh nghiệp hay là
các cơ quan, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Môn học “Nguyên Lý Kế Toán” trang bị những kiến thức căn bản về kế toán,
giúp cho người học hiểu được các thông tin do kế toán cung cấp, các phương pháp mà


kế toán thực hiện để có được những thông tin đó. Nếu thông tin kế toán là cần thiết
cho mọi nhà quản lý kinh tế thì môn học này là không thể thiếu được đối với sinh viên
khối ngành kinh tế.
2.

MỤC ĐÍCH

Nguyên Lý Kế Toán là môn khởi điểm đi vào nghiên cứu kế toán. Môn học
này trang bị cho sinh viên kiến thức căn bản nhất về kế toán. Qua môn học này
sinh viên sẽ:


Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về kế toán để có thể thực hiện công việc
của kế toán, từ chứng từ đến báo cáo tài chính.



Có kiến thức để tiếp tục nghiên cứu kế toán tài chính, và các môn học kế
toán khác.

Trang 3


Nguyên Lý Kế Toán

3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu kế toán ở các đơn vị sản xuất kinh doanh (các doanh nghiệp).

Không nghiên cứu kế toán ở các tổ chức khác.
Nghiên cứu các phương pháp cơ bản của kế toán, từ đó giúp sinh viên hiểu
được các thông tin kế toán, chủ yếu là thông tin kế toán tài chính và các phương
pháp mà kế toán sử dụng để xử lý các thông tin. Môn học chỉ giải quyết các vấn
đề có tính căn bản của kế toán, chưa giải quyết chuyên sâu các công việc kế toán.
Các công việc chuyên sâu của kế toán sẽ được giải quyết tiếp ở các môn chuyên
ngành kế toán như: kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán…
4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



Nghiên cứu băng hình môn “Nguyên Lý Kế Toán”



Nghiên cứu tóm tắt bài giảng môn học “Nguyên Lý Kế Toán”



Nghiên cứu sách “ Nguyên Lý Kế Toán”

5.

KẾT CẤU MÔN HỌC



Bài 1


: Một Số Vấn Đề Chung Của Kế Toán



Bài 2

: Bảng Cân Đối Kế Toán



Bài 3

: Tài Khoản



Bài 4

: Kế Toán Kép



Bài 5

: Chu Kỳ Kế Toán



Bài 6


: Chứng Từ Và Kiểm Kê



Bài 7

: Tính Giá Các Đối Tượng Kế Toán



Bài 8

: Kế Toán Các Yếu Tố Chi Phí Cơ Bản Của Quá Trình Sản Xuất



Bài 9

: Kế Toán Tính Giá Thành Và Tiêu Thụ Thành Phẩm



Bài 10

: Sổ Sách Kế Toán



Bài 11


: Hình Thức Kế Toán Nhật Ký Sổ Cái Và Chứng Từ Ghi Sổ



Bài 12

: Hình Thức Nhật Ký Chung Và Hình Thức Nhật Ký Chứng Từ



Bài 13

: Báo Cáo Tài Chính



Bài 14

: Tổ Chức Công Tác Kế Toán
Trang 4


Nguyên Lý Kế Toán

Trang 5


Nguyên Lý Kế Toán


BÀI 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CỦA KẾ TOÁN
1.

MỤC ĐÍCH
Sau khi nghiên cứu bài 1, bạn sẽ thực hiện được các nội dung dưới đây:



Hiểu được chức năng của kế toán, bản chất và mục đích của thông tin do kế
toán cung cấp.



Nắm vững đối tượng nghiên cứu của kế toán, bao gồm những tài sản và
nguồn tài trợ nào? Sự vận động của các đối tượng này trong quá trình sản
xuất kinh doanh.



Hiểu được nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán trong một doanh nghiệp.



Nắm bắt một cách tổng quát các phương pháp mà kế toán sử dụng.

2.

NỘI DUNG BÀI HỌC

2.1.

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN

Là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phận tích và cung cấp thông tin kinh
tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
2.2.

ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN

Đối tượng nghiên cứu của kế toán là vốn, sự biến đổi của vốn.
2.2.1. Vốn là gì?
Vốn là toàn bộ tài sản biểu hiện bằng tiền, vốn được biểu hiện qua hai mặt:
mặt thứ nhất là hình thái tồn tại của vốn, mặt thứ hai là nguồn hình thành của
vốn.
Ví dụ: Có thể mô tả vốn của cửa hiệu mỹ phẩm theo hai mặt qua sơ đồ sau
đây:
Tổng số vốn 200trđ
Hình thái tồn tại
 Tiền mặt
 Thiết bị văn phòng
 Hàng hóa
 Công cụ, dụng cụ
Cộng

20trđ
20trđ
100trđ
20trđ
200trđ


Nguồn hình thành
 Vay ngắn hạn
 Phải trả cho người
bán
 Vốn chủ sở hữu

40trđ
110trđ

Cộng

200trđ

50trđ

Trang 6


Nguyên Lý Kế Toán

a.

Phân theo hình thái tồn tại

TÀI SẢN
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn Tài sản cố định (TSCĐ) và đầu tư dài
hạn (dưới một năm)
hạn (trên một năm)
 Tiền mặt

 TSCĐ hữu hình: nhà xưởng, máy
 Tiền gửi ngân hàng
móc, phương tiện vận chuyển…
 Phải thu của khách hàng
 Phải thu khác
 TSCĐ vô hình: bằng phát minh,
quyền sáng chế.
 Nguyên vật liệu
 Công cụ, dụng cụ
 Hàng hóa, thành phẩm…

 TSCĐ thuê tài chính: nhà xưởng,
máy móc thiết bị… đi thuê.

 …

 …

b.

Phân theo nguồn hình thành
NGUỒN VỐN
Nguồn Vốn Chủ Sở Hữu
 Nguồn vốn kinh doanh
 Quỹ đầu tư phát triển
Thuế, các khoản phải nộp nhà  Quỹ khen thưởng, phúc lợi
nước
 Lãi chưa phân phối
Phải trả công nhân viên
 …

Phải trả, phải nộp khác
Vay dài hạn


Nợ Phải Trả
 Vay ngắn hạn
 Phải trả cho người bán






2.2.2. Sự biến đổi của vốn
a.

Về hình thái tài sản

Vốn luôn thay đổi từ hình thái này sang hình thái khác trong quá trình sản
xuất kinh doanh.
Tư liệu lao động: máy móc thiết
bị, nhà xưởng…

Tiền

Mua

Sản
xuất


Sản
phẩm

Bán
SP

Tiền’
Trang 7


Nguyên Lý Kế Toán

b.

Về nguồn vốn

Vay thêm ngân hàng, chủ sở hữu có thể bỏ thêm vốn hoặc đi chiếm dụng
vốn hoặc kinh doanh có lãi => nguồn vốn kinh doanh sẽ tăng lên, ngược lại sẽ
làm cho nguồn vốn giảm đi.
2.3.

NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN



Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công
việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.




Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh
toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản;
phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán.



Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.



Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo qui định của pháp luật.
2.4.

YÊU CẦU CỦA KẾ TOÁN



Trung thực



Khách quan



Đầy đủ




Kịp thời



Dễ hiểu



Có thể so sánh
2.5.

CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN



Lập chứng từ và kiểm kê



Đánh giá tài sản và tính giá thành

Trang 8


Nguyên Lý Kế Toán



Tài khoản và ghi sổ kép




Tổng hợp và cân đối kế toán
2.6.

NHỮNG NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH



Nguyên tắc 1: Cơ sở dồn tích



Nguyên tắc 2: Hoạt động liên tục



Nguyên tắc 3: Giá gốc



Nguyên tắc 4: Phù hợp



Nguyên tắc 5: Nhất quán




Nguyên tắc 6: Thận trọng



Nguyên tắc 7: Trọng yếu
CÂU HỎI ÔN TẬP

1.

Kế toán là gì?

2.

Trình bày đối tượng của kế toán?

3.

Nếu bạn muốn mở một cửa hiệu sách, bạn hãy tự cho ví dụ về các loại tài
sản và nguồn vốn ở cửa hiệu sách mà bạn muốn mở. Mở rộng ra để hiểu
thêm, bạn có thể tự cho ví dụ về tài sản và nguồn vốn ở các loại hình kinh
doanh khác, một doanh nghiệp mà bạn dự tính kinh doanh chẳng hạn.

4.

Bạn hãy so sánh tài sản ở một doanh nghiệp sản xuất như xí nghiệp in
chẳng hạn với một doanh nghiệp thương mại như cửa hiệu bán sách. Bạn có
nhận xét gì về sự khác nhau giữa tài sản của doanh nghiệp sản xuất và tài
sản của doanh nghiệp thương mại?

5.


Bạn hãy so sánh nguồn vốn ở một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với
một doanh nghiệp hành chính sự nghiệp như bệnh viện hoặc trường học
(công lập) chẳng hạn, chúng có sự khác nhau cơ bản gì không?

6.

Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán trong các doanh nghiệp.

7.

Trình bày các nguyên tắc của kế toán.

8.

Cho biết các phương của kế toán sử dụng?

Trang 9


Nguyên Lý Kế Toán

BÀI TẬP
Bài 1:
Bạn hãy phân biệt trong một cửa hiệu quần áo sau đây, đâu là tài sản và đâu
là nguồn vốn:


Áo sơ


50trđ



Tủ đựng quần

80trđ



Vay ngân

140trđ



Mua chịu chưa thanh toán

160trđ



Máy may

50trđ



Nhà cửa


800trđ



Quần tây

100trđ



Vốn chủ sở hữu

800trđ



Móc áo, thước đo, kệ

20trđ

Bài 2:
Bạn hãy xếp các loại tài sản và nguồn vốn ở bài 1 trên vào đúng tên gọi theo
cách phân loại TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN trong bài học.

Trang 10


Nguyên Lý Kế Toán

BÀI 2


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
1. MỤC ĐÍCH
Sau khi nghiên cứu bài 2, bạn có thể thực hiện được các nội dung dưới đây:


Mô tả được bảng cân đối kế toán gồm nội dung, kết cấu các dòng, các cột
trên bảng cân đối kế toán.



Nắm được tính chất cân bằng của bảng cân đối kế toán.



Có thể lập được bảng cân đối kế toán một cách căn bản.



Hiểu được sự vận động của các đối tượng trên bảng cân đối kế toán

2.

NỘI DUNG
2.1.

KHÁI NIỆM BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Là một phương pháp của kế toán dùng để phản ánh toàn bộ vốn của doanh
nghiệp theo hai mặt tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm nhất định, tất cả đều

được biểu hiện bằng tiền.
2.2.

NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Để phản ánh hai mặt tài sản và nguồn vốn thì bảng cân đối kế toán phải
được chia ra làm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn.
Hai phần này có thể sắp xếp theo kiểu hai bên hoặc một bên.


Kiểu hai bên: bên trái phản ánh tài sản; bên phải phản ánh nguồn vốn.



Kiểu một bên: Bên trên phản ánh tài sản, bên dưới phản ánh nguồn vốn.
Phần tài sản: được chia ra làm hai loại:



Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (dưới một năm)



Tài sản cố định và đầu tư dài hạn (trên một năm).
Phần nguồn vốn: được chia thành hai loại.



Nợ phải trả




Nguồn vốn chủ sở hữu.

Trang 11


Nguyên Lý Kế Toán

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN
Tài Sản

Số
đầu
năm

Số
cuối
kỳ

Nguồn Vốn

TSLĐ & ĐTNH


Vay ngắn hạn

 Tiền gủi ngân
hàng
 Phải thu của

khách hàng



 Phải thu khác



 Nguyên liệu vật
liệu
 Thành phẩm




Phải trả cho người
bán
Thuế và các khoản
phải nộp cho nhà
nước
Phải trả công nhân
viên
Phải trả, phải nộp
khác
Vay dài hạn

 …






 Tài sản cố định
hữu hình
 Tài sản cố định
vô hình
 …
CỘNG TÀI SẢN

Số
cuối
kỳ

NỢ PHẢI TRẢ

 Tiền mặt

TSCĐ & ĐTDH

Số
đầu
năm



NGUỒN VỐN CHỦ SỞ
HỮU
 Nguồn vốn kinh
doanh



Quỹ đầu tư phát
triển
 Quỹ khen thưởng
phúc lợi
CỘNG NGUỒN VỐN

Cột số đầu năm: cột số đầu năm nhằm giúp cho chúng ta so sánh số cuối kỳ
với số đầu năm, thấy rõ sự thay đổi từ đầu năm đến thời điểm báo cáo diễn ra
như thế nào.
3.

TÍNH CÂN BẰNG CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
 Tài sản =  nguồn vốn

Trang 12


Nguyên Lý Kế Toán

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tài sản

Số tiền

Sau NV Sau NV Sau NV Sau NV
Sau NV Sau NV Sau NV Sau NV
Nguồn vốn Số tiền
1
2

3
4
1
2
3
4

TM

20.000

60.000

60.000

60.000

60.000

VNH

TGNH

80.000

40.000

40.000

40.000


40.000

PTCNB

100.000 100.000 50.000

PTCKH

100.000 100.000 100.000 100.000 40.000

NVKD

120.000 120.000 120.000 120.000 120.000

HH

150.000 150.000 150.000 180.000 180.000

LCPP

50.000

180.000 180.000 230.000 260.000 200.000

50.000

50.000

50.000


50.000

50.000

50.000

TSCĐHH 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000
Cộng TS 450.000 450.000 450.000 480.000 420.000 Cộng NV

40.000 450.000 450.000 480.000 420.000

Trang 13


Nguyên Lý Kế Toán

Nhận xét:


Trường hợp 1: làm cho kết cấu bên tài sản thay đổi. Số tổng cộng không đổi
và Bảng cân đối kế toán vẫn cân bằng.



Trường hợp 2: làm cho kết cấu nguồn vốn thay đổi. Số tổng cộng không đổi
và Bảng cân đối kế toán vẫn cân bằng.




Trường hợp 3: làm cho tài sản và nguồn vốn tăng lên cùng 1 con số nhưng
vẫn bảo đảm tính cân bằng hai bên.



Trường hợp 4: làm cho tài sản và nguồn vốn giảm xuống cùng 1 con số, số
tổng cộng giảm nhưng vẫn đảm bảo tính cân bằng hai bên.

Kết luận: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh đa dạng nhưng không ngoài 4 trường
hợp nêu trên.
Bảng cân đối kế toán luôn cân bằng trong tất cả các trường hợp.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.

Bảng cân đối kế toán là gì?

2.

Trình bày nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán.

3.

Giả sử bạn kinh doanh một tiệm may, bạn hãy lập bảng cân đối kế toán cho
tiệm may mà bạn đang kinh doanh. Tự cho số liệu minh họa.

BÀI TẬP
Bài 1:
Tại một cửa hàng sách có các khoản mục tài sản và nguồn vốn cụ thể như
sau:



Sách



Kệ

20trđ



Bàn ghế

10trđ



Tủ

5trđ



Máy tính tiền

5trđ



Máy lạnh


10trđ



Tiền mặt

20trđ

100trđ

Trang 14


Nguyên Lý Kế Toán



Lương phải trả CNV

10trđ



Khách hàng nợ

10trđ




Vay ngắn hạn ngân hàng

40trđ



Nhà cửa

200trđ



Vốn chủ sở hữu

330trđ

Yêu cầu: Bạn hãy xếp các loại tài sản và nguồn vốn ở trên vào đúng tên gọi
theo cách phân loại TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN của kế toán và sau đó lập bảng
cân đối kế toán.
Bài 2:
Tại một doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/2003 như sau
(đơn vị: triệu đồng):
Số tiền
Tài sản
TM
TSCĐHH
PTCKH
CCDC
HH


20
210
10
40
100
380

Nguồn vốn
VNH
PTCNV
NVKD (VCSH)

Tổng cộng

Số tiền
40
10
330

380

Tổng cộng
Trong quí I năm 2004 có các nghiệp vụ phát sinh sau đây:


Mua hàng hóa chưa trả tiền người bán

50trđ




Vay ngân hàng trả nợ người bán

40trđ



Đã thu được tiền khách hàng bằng tiền mặt

10trđ



Chi tiền mặt trả lương công nhân viên
10trđ
Yêu cầu: Hãy lập bảng cân đối kế toán sau từng nghiệp vụ phát sinh trên (để
đơn giản có thể lập bảng cân đối kế toán gồm nhiều cột) và nhận xét sự thay đổi
của bảng cân đối kế toán sau từng trường hợp.
Bài 3:
Ông A thành lập một doanh nghiệp thương mại, bắt đầu hoạt động vào ngày
01/01/2004, trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh sau đây:


Ông A bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh và
Trang 15


Nguyên Lý Kế Toán

gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng của công ty


200trđ



Mua hàng hóa chưa trả tiền cho người bán

50trđ



Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt

40trđ



Rút tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán

20trđ



Chi tiền mặt mua công cụ dụng cụ

10trđ



Rút tiền gửi ngân hàng mua một tài sản cố định


50trđ

Yêu cầu: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên vào phương trình kế
toán: Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu, lập bảng cân đối kế toán
vào ngày 31/01/2004

Trang 16


Nguyên Lý Kế Toán

BÀI 3

TÀI KHOẢN
1.

MỤC ĐÍCH

Chương này nhằm giới thiệu cho người học phương pháp tiếp theo của kế
toán - phương pháp tài khoản. Nhờ có tài khoản mà mọi biến động hàng ngày
của các đối tượng đều được phản ánh. Cuối kỳ sẽ tổng hợp số liệu trên các tài
khoản để lập báo cáo tài chính.
Sau khi nghiên cứu bài 2, bạn có thể thực hiện được các nội dung dưới đây:


Hiểu được tài khoản là gì? Tại sao tài khoản có kết cấu hai bên? Hình thức
giản đơn và hình thức đầy đủ của tài khoản




Các loại tài khoản, nguyên tắc ghi bên nợ, bên có của các loại tài khoản.



Sử dụng tài khoản để ghi sự vận động của các đối tượng kế toán.



Hiểu được hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam, được qui định thống nhất
gồm số lượng tài khoản, tên gọi, số hiệu, nội dung và kết cấu của tài khoản.

2.

NỘI DUNG
2.1.

KHÁI NIỆM

Là một phương pháp của kế toán dùng để phản ánh một cách liên tục có hệ
thống các nghiệp vụ phát sinh, nhằm giám sát sự vận động của từng đối tượng
trên bảng cân đối kế toán.
2.2.

NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA TÀI KHOẢN

Để theo dõi sự vận động hàng ngày của từng đối tượng kế toán, mỗi một đối
tượng kế toán sẽ được mở một tài khoản riêng biệt để theo dõi.
Ví dụ:


- Tiền mặt mở tài khoản “Tiền mặt".
- Hàng hóa mở tài khoản “Hàng hóa".

Mỗi đối tượng kế toán đều vận động theo hai mặt đối lập nên tài khoản phải
được chia làm hai bên để phản ánh hai mặt đối lập đó.


Bên trái: bên nợ.



Bên phải: bên có
Chú ý: Nợ có chỉ là ký hiệu mà thôi.
Trang 17


Nguyên Lý Kế Toán



Hình thức đơn giản của tài khoản như sau
Nợ

TK ..................



Vì phản ánh hai mặt đối lập, nên trên tài khoản nếu bên này ghi tăng thì bên
kia phải ghi giảm.



Hình thức đầy đủ của tài khoản như sau

SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tên tài khoản........................................... . Số hiệu ............................................
Chứng từ
Số
Ngày

2.3.

Diễn giải

Số hiệu TK đối ứng

Số tiền
Nợ



CÁC LOẠI TÀI KHOẢN
2.3.1. Loại tài khoản tài sản

Dùng để phản ánh các đối tượng ở phần nguồn vốn trên bảng cân đối kế
toán. Nội dung ghi chép của loại tài khoản này như sau:
Nợ
Loại TK Tài Sản
Số dư đầu kỳ: xxx
Số phát sinh tăng
Số phát sinh giảm

Số dư cuối kỳ: xxx
Số dư
cuối kỳ

=

Số dư
đầu kỳ

+

Số phát
sinh tăng



-

Số phát
sinh giảm

Ví dụ:



Tồn quỹ đầu kỳ trên tài khoản tiền mặt là
Trong kỳ
 Ngày 1/10 thu
 Ngày 5/10 thu
 Ngày 10/10 chi

 Ngày 5/10 chi

100.000
200.000
500.000
400.000
250.000

Trang 18


Ngun Lý Kế Tốn



Tồn quỹ cuối kỳ

=

Nợ
Số dư đầu kỳ:
1/10 thu
5/10 thu
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ

100.000 + 700.000 – 650.000 =

150.000


TK Tiền Mặt
100.000
200.000 10/10 chi
500.000 5/10 chi
700.000
150.000


400.000
250.000
650.000

2.3.2. Loại tài khoản nguồn vốn
Dùng để phản ánh các đối tượng ở phần nguồn vốn
trên bảng cân đối kế toán. Nội dung ghi chép của loại tài
khoản này như sau:
Nợ

Loại TK Nguồn Vốn

Số dư đầu kỳ: xxx
Số phát sinh giảm
Số phát sinh tăng
Số dư cuối kỳ: xxx
Số dư
cuối kỳ

=

Số dư

đầu kỳ

+

Số phát
sinh tăng

-

Số phát
sinh giảm

Ví dụ:





Nợ ngân hàng đầu kỳ là

200.000

Trong kỳ
 Ngày 8/10 vay thêm
 Ngày 15/10 trả nợ
Cuối kỳ còn nợ
Nợ
15/10 trả nợ
Cộng số phát sinh


=

500.000
600.000
200.000 + 500.000 – 600.000 = 100.000

TK “VNH”
Số dư đầu kỳ:
600.000 8/10 vay thêm
600.000
Số dư cuối kỳ


200.000
500.000
500.000
100.000

2.3.3. Loại tài khoản doanh thu
Doanh thu làm tăng vốn chủ sở hữu. Do đó, loại tài
khoản doanh thu có kết cấu giống kết cấu của tài khoản
nguồn vốn chủ sở hữu.
Nợ

Loại TK Doanh Thu


Trang 19



Ngun Lý Kế Tốn

Số phát sinh giảm

Số phát sinh tăng

Không có số dư
Ví dụ:


Ngày 1/10 bán lô hàng trò giá

500.000



Ngày 20/10 bán lô hàng trò giá

700.000



Ngày 31/10 kết chuyển doanh thu trong kỳ để tính lãi lỗ1.200.000
Nợ

TK Doanh Thu

31/10 kết chuyển

1.200.000


Cộng số phát sinh

1.200.000

1/10 doanh thu
20/10 doanh thu

Co
ù
200.000
700.000
1.200.000

Không có số dư
2.3.4. Loại tài khoản chi phí
Nếu doanh thu làm tăng vốn chủ sở hữu thì chi phí ngược
lại làm giảm vốn chủ sở hữu.
Nợ
Loại TK Chi Phí Bán Hàng

Số phát sinh tăng
Số phát sinh giảm
Không có số dư
Ví dụ:
Các chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ gồm:


Ngày 01/10 chi quảng cáo


200.000



Ngày 10/10 chi vận chuyển

100.000



Ngày 30/10 lương phải trả CNV

300.000



Ngày 30/10 kết chuyển chi phí để tính lãi lỗ

600.000

Nợ
1/10 chi quảng cáo
10/10 chi vận chuyển
30/10 lương phải trả
Cộng số phát sinh

TK Chi Phí Bán Hàng
200.000
100.000
300.000

600.000

30/10 kết chuyển

Co
ù
600.000

600.000

Trang 20


Ngun Lý Kế Tốn

Không có số dư
2.3.5. Loại tài khoản xác đònh kết quả kinh doanh
Loại này nhận số liệu từ tài khoản doanh thu, chi phí
chuyển sang để xác đònh kết quả lãi lỗ vào lúc cuối kỳ.
Nợ
Loại TK “XĐKQKD”
Chi phí
Doanh thu
Kết chuyển lãi
Kết chuyển lỗ



Không có số dư
2.4.


HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TỐN DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM

Hệ thống này gồm các tài khoản cấp I được ký hiệu bằng 3 con số từ 111
đến 911.


Số thứ nhất chỉ loại tài khoản.



Số thứ hai chỉ nhóm tài khoản trong từng loại.



Số thứ ba chỉ tài khoản.

Ví dụ:
Trong loại 1 “Tài sản lưu động”, có nhóm 1 “tiền”, gồm các tài khoản sau
đây:


Tài khoản thứ nhất 111: “Tiền mặt”



Tài khoản thứ hai 112: “ Tiền gửi Ngân hàng”




Tài khoản thứ hai 113: “ Tiền đang chuyển”

Các tài khoản cấp I còn được chi tiết thành các tài khoản cấp II. Các tài
khoản cấp II được ký hiệu bằng 4 con số, ký hiệu tài khoản cấp II phải mang ký
hiệu tài khoản cấp I và thêm một con số đàng sau ký hiệu tài khoản cấp I.
Ví dụ:


Tài khoản cấp I 111 ”Tiền mặt”



Tài khoản cấp II 1111 “ Tiền Việt Nam”

Các tài khoản loại 0 là tài khoản ngồi bảng: Các tài khoản ngồi bảng được
ghi đơn và đều có kết cấu tăng bên nợ giảm bên có như sau:
Nợ
Loại TK Ngồi Bảng

Trang 21


Nguyên Lý Kế Toán

Số dư đầu kỳ: xxx
Số phát sinh tăng
Số dư cuối kỳ: xxx

Số phát sinh giảm


CÂU HỎI ÔN TẬP
1.

Tài khoản là gì?

2.

Trình bày nội dung và kết cấu của tài khoản.

3.

Trình bày loại tài khoản tài sản. Cho ví dụ minh họa.

4.

Trình bày loại tài khoản nguồn vốn. Cho ví dụ minh họa.

5.

Trình bày loại tài khoản doanh thu. Cho ví dụ minh họa.

6.

Trình bày loại tài khoản chi phí. Cho ví dụ minh họa.

7.

Trình bày loại tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Cho ví dụ minh họa.


8.

Trình bày loại tài khoản ngoài bảng. Cho ví dụ minh họa.
BÀI TẬP

Bài 1: Hãy ghi vào các tài khoản số liệu sau đây:


Số dư vào ngày 01/11 của “Tiền gửi ngân hàng”: 100.000, phải trả cho
người bán: 200.000



Ngày 02/11 thu TGNH

350.000



Ngày 05/11 mua chịu

500.000



Ngày 07/11 chi TGNH

240.000




Ngày 10/11 Thu TGNH

120.000



Ngày 15/11 Trả nợ người bán

460.000



Ngày 20/ 11 Mua chịu

300.000



Ngày 25/11 chi TGNH

110.000



Ngày 28/11 trả nợ người bán

210.000

Bài 2:

Có số liệu trên tài khoản phải thu của khách hàng dưới đây, bạn hãy điền
vào những chỗ còn trống:

Trang 22


Nguyên Lý Kế Toán

SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Tên tài khoản: Phải Thu Của Khách HàngSố hiệu: 156
Chứng từ
Số

Diễn giải

Số hiệu
TK đối
ứng

Ngày

4/12
10/12
14/12
26/12
30/12

Số phát
sinh
Nợ


Số dư đầu tháng
Số phát sinh trong
tháng
Bán chịu một lô hàng
cho Cty A&T
Đã thu được tiền của
Cty A&T
Bán chịu một lô hàng
cho Cty A&T
Đã thu được tiền của
Cty A&T
Bán chịu một lô hành
cho Cty A&T
Cộng số phát sinh
Số dư cuối tháng

511

Nợ
150

?

50

?

112
511






200

112
511

Số dư

200
?

100

?
700

600
250

Trang 23


Nguyên Lý Kế Toán

BÀI 4


KẾ TOÁN KÉP
MỤC ĐÍCH

1.

Mục đích của bài này nhằm nghiên cứu các kỹ thuật ghi sổ của kế toán như:
Ghi sổ kép, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, kiểm tra số liệu trên tài khoản kế
toán.
Sau khi nghiên cứu xong bài này, bạn có thể thực hiện được các nội dung
sau đây:


Giải thích một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vì sao được phản ánh vào bên nợ
bên có các tài khoản tương ứng.



Thực hiện ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng phương pháp ghi
sổ kép.



Hiểu được kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Cùng với kế toán tổng hợp
trên các tài khoản, kế toán chi tiết là phần việc quan trọng, cả hai tạo thành
hệ thống thông tin đầy đủ của kế toán.

2.

NỘI DUNG
2.1.


KHÁI NIỆM



Kế toán kép



Kế toán đơn
2.2.

CÁC VÍ DỤ KẾ TOÁN VỀ KẾ TOÁN KÉP

Ví dụ 1: Rút tiền gởi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 20.000

Nợ

TK “TGNH”
20.000



Nợ

TK “TM”



20.000


Trang 24


Nguyên Lý Kế Toán

Ví dụ 2: Vay ngân hàng trả nợ người bán 40.000
Nợ

TK “VNH”



Nợ

40.000

TK “PTCNB”



40.000

Ví dụ 3: Mua hàng hóa chưa trả tiền người bán 60.000
Nợ

TK “PTCNB”




Nợ

60.000

TK “HH”



60.000

Ví dụ 4: Rút tiền gởi ngân hàng trả nợ người bán 45.000
Nợ

TK “TGNH”



45.000

Nợ

TK “PTCNB”



45.000

ĐỊNH KHOẢN KẾ TOÁN

2.3.


2.3.1. Khái niệm
Định khoản là xác định ghi vào tài khoản nào, ghi bên nào, số tiền bao
nhiêu.
2.3.2. Các loại định khoản


Định khoản giản đơn: là định khoản chỉ liên quan đến hai tài khoản.
Ví dụ: mua hàng hóa chưa trả tiền người bán 10.000.
TK “HH"
TK “PTCNB”

 Nợ
 Có

10.000
10.000

Trang 25


Nguyên Lý Kế Toán



Định khoản phức tạp: là định khoản liên quan đến ít nhất 3 tài khoản.

Ví dụ: mua hàng hóa 40.000 trả ngay bằng tiền mặt 10.000 còn lại chưa trả
cho người bán.
 Nợ TK “HH"

40.000
 Có
TK“TM”
10.000
 Có
TK“PTCNB”
30.000
2.3.3. Nguyên tắc ghi định khoản kế toán


Trong 1 định khoản, tài khoản “bên nợ” ghi trước tài khoản “bên có” ghi
sau. Ghi hết tài khoản “bên nợ” rồi đến tài khoản “bên có”.
Ví dụ: Rút TGNN nhập quỹ tiền mặt 10.000
10.000
TK“TGNH”

 Nợ TK “TM"
 Có


10.000

Trong 1 định khoản, chỉ ghi nợ 1 tài khoản và ghi có nhiều tài khoản hoặc
ghi nợ nhiều tài khoản và ghi có 1 tài khoản, không ghi nợ nhiều tài khoản
và ghi có nhiều tài khoản, trừ trường hợp được quy định.

Ví dụ: Mua nguyên vật liệu 20.000, công cụ dụng cụ 10.000, hàng hóa
40.000, tất cả đã trả bằng tiền mặt. Kế toán ghi:
 Nợ TK “NLVL"
20.000

 Nợ
TK “ CCDC”
10.000
 Nợ TK “HH"
30.000
 Có
TK “TM”
70.000
Ví dụ: Mua nguyên liệu vật liệu 40.000 trả ngay bằng tiền mặt 20.000, còn
lại chưa thanh toán.
 Nợ TK “NLVL"
40.000
 Có
TK “TM”
20.000
 Có
TK “PTCNB”
20.000

Ví dụ: Mua NLVL 10.000, mua hàng hóa 40.000 trả bằng tiền mặt 20.000,
còn lại chưa trả cho người bán.
TK “NLVL”
10.000
 Nợ
TK “HH”
10.000
 Nợ
Không được
ghi
TK “TM”

20.000
 Có
TK
“PTCNB”
30.000
 Có
2.3.4. Kết chuyển (chuyển khoản)
Trang 26


×