Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề tài :Tìm hiểu nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam được hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thông qua tháng 2-1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.25 KB, 4 trang )

Đề tài :Tìm hiểu nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam được hội
nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thông qua tháng 2-1930
Mở đầu
Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và xác lập vai trò lãnh đạo cách mạng;
đồng thời, với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái ( 9-2-1930), đánh dấu sự chấm dứt ảnh
hưởng của hệ tư tưởng tư sản, xác lập ảnh hưởng của hệ tư tưởng vô sản trong cách mạng Việt
Nam. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời mở đầu thời đại mới trong lịch sử nước ta, thời đại giai cấp
công nhân và đảng tiên phong của nó đứng vị trí trung tâm, kết hợp với phong trào yêu nước và
cách mạng, quyết định nội dung, phương hướng phát triển của xã hội Việt Nam. Đây là thời đại
nhân dân Việt Nam không chỉ làm nên lịch sử vẻ vang của mình, mà còn góp phần vào sự nghiệp
chung của các dân tộc bị áp bức là xoá bỏ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, giành độc
lập, dân chủ, hoà bình và tiến bộ xã hội. Tiểu luận môn học của em trình bày về vấn đề Cương
lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng được thông qua trong
Hội nghị hợp nhất đã định hướng cho các hoạt động của Đảng trong thời kỳ mới thành lập. Do
thời gian và kiến thức có hạn cho nên bài viết không tránh khỏi những thiết sót.Em xin chân
thành cảm ơn thầy đã đưa em tiếp cận với kiến thức hay qua môn học Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam

Chương 1 Hoàn cảnh lịch sử và sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
1. Hoàn cảnh ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải có sự lãnh đạo
của một đảng cộng sản thống nhất. Sự tồn tại và hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức cộng sản
làm cho lực lượng và sức mạnh của phong trào cách mạng bị phân tán. Điều đó không phù
hợp với lợi ích của cách mạng và nguyên tắc tổ chức của đảng cộng sản.
Ngày 27-10-1929, Quốc tế Cộng sản gửi những người cộng sản ở Đông Dương tài liệu Về
việc thành lập một đảng cộng sản ở Đông Dương, chỉ rõ: "Việc thiếu một Đảng Cộng sản
duy nhất trong lúc phong trào quần chúng công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đã trở
thành một điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt của cuộc cách mạng ở Đông
Dương". Quốc tế Cộng sản nhấn mạnh: "Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất
cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng cách mạng có tính chất giai cấp


của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương.
Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duy nhất ở Đông Dương.
Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề
liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương", Người chủ động triệu tập "đại biểu của
hai nhóm (Đông Dương và An Nam)" và chủ trì Hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu Long
(Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp ngày 6-1-1930. Tham dự Hội nghị có hai


đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh) và hai đại
biểu của An Nam cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm). Tổng số đảng viên của
Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng cho tới Hội nghị hợp nhất là 310
đồng chí.
Hội nghị hoàn toàn nhất trí, tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản
Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt
Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn
tắt của Đảng. Nhân dịp thành lập Đảng, Nguyễn ái Quốc viết Lời kêu gọi công nhân, nông
dân, binh lính, học sinh, anh chị em bị áp bức bóc lột hãy gia nhập Đảng, đi theo Đảng để
đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và tư sản phản cách mạng "làm cho nước An
Nam được độc lập". Hội nghị cũng vạch kế hoạch hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước
và thành lập Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Ngày 24-2-1930, theo yêu cầu của Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn, Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời họp và ra Quyết nghị chấp
nhận Đông Dương Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam

Những nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2-1930) được Hội nghị
thống nhất thông qua là:
Về chính trị: Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam
hoàn toàn độc lập,thành lập chính phủ công nông binh tổ chức quân đội công nông.
Về kinh tế: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái,tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn(công nghiệp,vận

tải, ngân hang …)của tư bản chủ nghĩa đế quốc Pháp giao cho chính phủ công nông binh
quản lý,tịch thu toàn bộ ruộng đất của bọn đế quốc làm của công chia cho dân nghèo cày
cấy,bỏ sưu thuế cho dân nghèo,mở mang công nghiệp và nông nghiệp thi hành luật ngày làm
8 tiếng.
Về văn hóa –xã hội:Dân chúng được tự do tổ chức nam nữ bình đẳng,phổ thông giáo dục
theo công nông hóa.
Về lực lượng cách mạng:Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày nghèo làm thổ
địa cách mạng,đánh đổ bọn địa chủ và phong kiến,phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và
dân cày khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia phải hết sức kiên lạc
với tiểu tư sản trí thức,trung nông,thanh niên…để kéo họ đi vào phe giai cấp vô sản.
Về lãnh đạo cách mạng:Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng việt nam.Đảng là
đội tiên phong của giai cấp vô sản phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình,phải
làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng trong khi lien lạc với các giai cấp phải rất


cẩn thận không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường
thỏa hiệp.
Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới:Cách mạng Việt
Nam là 1 bộ phận của cách mạng thế giới phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và
giai cấp vô sản thế giới,nhất là giai cấp vô sản Pháp.
Chương 2: Vận dụng đánh giá và kết luận bài học kinh nghiệm từ Cương lĩnh chính trị đầu
tiên 3-1930.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã mở ra thời kì
mới cho cách mạng Việt Nam đánh dấu bước chuyển mình trong tư duy nhận thức của những
người lãnh đạo. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định được những nội dung cơ bản nhất
của con đường cách mạng Việt Nam.Cương lĩnh ra đời đã đáp ứng được những nhu cầu bức
thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng
cách mạng và toàn thể dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc,điều quan trọng
nhất là nó phù hợp với tình hình hoàn cảnh của đất nước ta trong thời kì đó.
Cách mạng Việt Nam từ đây có đường lối cách mạng đúng đắn và tổ chức cách mạng

tiên phong lãnh đạo, chấm dứt sự khủng hoảng và bế tắc về con đường cứu nước: “Từ cuối
thế kỷ XIX đến những thập niên đầu thế kỷ XX, nhân dân ta liên tiếp nổi dậy chống chủ
nghĩa thực dân. Tiếp nối các phong trào Văn Thân và Cần Vương, phong trào yêu nước ba
mươi năm đầu thế kỷ XX diễn ra vô cùng anh dũng, từ khởi nghĩa Yên Thế và các phong trào
Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân đến khởi nghĩa Yên Bái… nhưng không thành
công vì thiếu một đường lối đúng”. “Năm 1930, kế thừa “Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên” và các tổ chức cộng sản tiền thân, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước
ngoặt của cách mạng Việt Nam”.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Điều đó nói lên quy luật ra đời của
Đảng và cũng chứng tỏ giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam đã
trưởng thành và có đủ những yếu tố cơ bản nhất để khẳng định sự đảm nhiệm vai trò lãnh
đạo đối với cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đánh dấu bước
phát triển vế chất của cách mạng Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập khẳng định dứt khoát con đường đi lên của dân tộc
Việt Nam từ 1930 là con đường cách mạng vô sản. Đó là sự lựa chọn của chính nhân dân
Việt Nam, chính lịch sử dân tộc Việt Nam trong quá trình tìm con đường giải phóng dân tộc.
Sự ra đời của Đảng đã tạo những tiền đề và điều kiện để đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác trên con đường giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây
dựng đất nước .
Sự đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã được khẳng định bởi quá trình khảo
nghiệm của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước quá độ đi lên CNXH
của dân tộc ta từ khi Đảng ra đời và đến nay vẫn là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân ta trong công


cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ văn minh".

Tài liệu tham khảo Bộ GD-ĐT(1992)
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo Dục- Hà Nội Học viện chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh-Khoa Lịch sử Đảng(1995), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia -Hà Nội Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương(1977), Văn kiện Đảng 1930-1935,
Hà Nội



×