Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Quy chế chi tiêu nội bộ và tài sản công năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.52 KB, 21 trang )

PHÒNG GD&ĐT NA RÌ
TRƯỜNG TH …….

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 01/QĐ-THKL

………, ngày 26 tháng 01 năm 2016

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ thực hiện theo cơ chế tự chủ
năm 2016 của trường Tiểu học …….
TRƯỜNG TIỂU HỌC ………….

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính hướng
dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006;
Quyết định số: 732/QĐ-UBND, ngày 22 /4/2015 của Ủy ban nhân dân huyện Na
Rì,V/v giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
thuộc Phòng GD&ĐT huyện Na Rì;
Căn cứ Quyết định số 2031/QĐ-UBND, ngày 21/9 /2015 của Ủy ban nhân dân
huyện Na Rì Về việc giao tổng số người làm việc cho các trường học Ủy ban nhân dân
huyện và hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP năm học 2015-2016.


Căn cứ ý kiến đóng góp của BCH công đoàn và ý kiến đóng góp tại Hội nghị cán
bộ CNVC ngày 22/01/2016 của Trường tiểu học ……..
QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ thực hiện theo cơ chế tự chủ của
Trường tiểu học Kim Lư năm 2016 (Có bản Quy chế chi tiết đính kèm.)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, những quy định trước
đây không phù hợp với quy chế này đều bãi bỏ.
Điều 3. Toàn thể cán bộ, CNVC và kế toán đơn vị thuộcTrường tiểu học ………
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TT UBND huyện (B/c);
- Phòng Tài chính-KH huyện;
- Kho bạc NN huyện;
- Phòng GD&ĐT huyện;
- Như Điều 3 (T/h);
- Lưu: ĐV.

HIỆU TRƯỞNG


QUY CHẾ
CHI TIÊU NỘI BỘ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ NĂM 2016
CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC …………
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-THYL ngày 26/01/2016 của Trường TH ……)
CHƯƠNG I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Mục đích, yêu cầu.
1. Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức

chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị, bảo đảm đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được
giao.
2. Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính của đơn vị sử dụng
kinh phí hoạt động chi thường xuyên đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả và tăng
cường công tác quản lý tài chính.
3. Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả, thực hành tiết kiệm và chống lãng
phí, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi để tăng thu nhập cho CB,GV,NV.
4. Quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn
vị, có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn.
Điều 2: Phạm vi thực hiện.
1. Quy chế thực hiện trong công tác quản lý, sử dụng kinh phí chi hoạt động
thường xuyên cho đơn vị theo Quyết định số: 732/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 4 năm
2015 của Ủy ban nhân dân huyện ……,V/v giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp thuộc Phòng GD&ĐT huyện ………;
2. Các khoản chi sau đây phải thực hiện đúng theo định mức tiêu chuẩn, quy định
của Nhà nước:
- Tiêu chuẩn định mức nhà làm việc,
- Chế độ đi công tác nước ngoài,
- Chế độ quản lý và sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia,
- Chế độ thực hiện tinh giản biên chế,
- Chế độ thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác của cấp trên giao,
Điều 3: Nguyên tắc thực hiện chế độ chi tiêu nội bộ.
- Đảm bảo hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng
hiệu quả công tác.
- Nội dung chi thuộc phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đã có trong chế
độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định, phù hợp với đặc thù của đơn vị, được
thảo luận công khai, dân chủ trong đơn vị.
-Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi không vượt quá mức độ chi do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền quy định.



- Thực hiện quy chế chi tiêu tự chủ nhưng phải đảm bảo chứng từ hoá đơn theo
quy định.
CHƯƠNG II:
NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG QUY CHẾ

Điều 4: Căn cứ pháp lý để xây dựng quy chế.
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 20/4/2006 Nghị định của Chính phủ về quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiệm nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên
chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài Chính hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 20/4/2006 Nghị định của Chính phủ.
- Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa
đổi, bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006.
- Quyết định số: 732/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân
huyện Na Rì,V/v giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp thuộc Phòng GD&ĐT huyện Na Rì;
CHƯƠNG III:
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY

Điều 5: Tổ chức bộ máy của nhà trường:
*Tổng số biên chế được giao năm 2016: 18 người.
Chia ra:
+ Ban Giám hiệu: 02 người
+ Giáo viên: 10 người
+ Nhân viên :
2 người
* Hợp đồng giáo viên: 03 người
* Hợp đồng nhân viên bảo vệ: 01 người
* Về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế:

- Nhiệm vụ: Phòng Nội vụ huyện Na Rì giao biên chế cho đơn vị thực hiện tất cả
các nhiệm vụ được giao theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể:
+ Ban giám hiệu: Chịu trách nhiệm chung, điều hành tất cả các nhiệm vụ thực
hiện theo từng năm học và năm tài chính theo quy định.
+ Giáo viên biên chế, giáo viên hợp đồng: Thực hiện công việc giảng dạy và giáo
dục học sinh tiểu học theo Điều lệ trường Tiểu học dưới sự phân công của Ban giám
hiệu.
+ Nhân viên: Thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ đã phân công
CHƯƠNG IV:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6: Nguồn kinh phí của đơn vị bao gồm:


- Kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp để chi cho hoạt động thường xuyên và chi
không thường xuyên (hỗ trợ mua sắm tài sản và các khoản hỗ trợ đột xuất khác).
- Các khoản thu khác (nếu có)
Điều 7: Quy định định mức các khoản chi:
I/ Các khoản thanh toán cá nhân:
1. Tiền lương: Được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ
tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.
2. Phụ cấp: Được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ
phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác trong ngành giáo dục.
3. Tiền công: Tiền công bộ phận hợp đồng có kỳ hạn, không kỳ hạn được thực
hiện theo Luật Lao động (hợp đồng bảo vệ theo thỏa thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động).
II/ Định mức các khoản chi:
1/ Tiền chè, tiền điện, tiền nước của đơn vị:
Tiền chè: mức chi 18000đ/người/tháng; (tính cả GV hợp đồng), mua và quyết
toán theo tháng.

Tiền điện thắp sáng: Thanh toán theo hoá đơn thực tế của đơn vị (cả CB-GVNV và học sinh)
2/ Mua sắm vật tư, văn phòng phẩm, thiết bị phục vụ hoạt động thường
xuyên (bao gồm cả kế toán đơn vị).
Chi theo nhu cầu thực tế cần thiết.
Cập nhật sổ theo dõi, ghi phiếu nhập kho, xuất kho ký giao, nhận sử dụng có xác
nhận của Thủ trưởng đơn vị đầy đủ, đề xuất mua chè và các vật dụng khác phục vụ
trong phòng hội đồng (đồng chí hiệp).
Riêng giấy in, mực in đơn vị (không được sử dụng sao, in vào việc riêng). Giao
cho đồng chí Triệu Thanh Tâm theo dõi, lập đề xuất thay thế sửa chữa máy in, mực in,
máy tính, thẻ diệt vi rút ... Máy vi tính của kế toán 3 trường luân phiên đổ mực, sửa
chữa , bảo dưỡng theo thực tế.
Chi thuê trang phục cho học sinh phục vụ biểu diễn văn nghệ nhân các ngày lễ
lớn, các sự kiện lớn của ngành, của địa phương tổ chức, mức chi không quá:
300.000đ/đợt (nếu mức khoán này không đủ chi trả thì thanh toán theo thực tế)
Chi văn phòng phẩm cho bộ phận kế toán, thủ quỹ như giấy A4, bút viết, bút xóa,
cặp 3 dây, gim cài ... theo thực tế sử dụng.
Các loại phiếu thu, chi; sổ quỹ tiền mặt; phiếu xuất nhập kho; sổ theo dõi xuất
nhập kho; bảng kê mua hàng... chi theo thực tế sử dụng.
3/ Thanh toán chi phí thông tin liên lạc, báo chí, internet
- Điện thoại cố định dùng chung để giao dịch công việc của trường thanh toán
theo hóa đơn thực tế sử dụng.
- Báo chí, tài liệu khác thanh toán theo hóa đơn thực tế.


- Bưu phẩm, bưu phí của đơn vị: thanh toán theo giá thực tế.
- Cước Internet thanh toán theo theo hóa đơn thực tế
4. Chi phí hội nghị, ngày lễ:
4.1. Nội dung chi và mức chi tổ chức hội nghị:
Trường tổ chức mở hội nghị, hội thảo chuyên đề, tập huấn phải được Ban lãnh
đạo phòng giáo dục có văn bản chỉ đạo.

4.2. Mức chi hội nghị:
- Chi tiền in ấn, phô tô tài liệu (theo hóa đơn thực tế)
- Tiền bồi dưỡng cho báo cáo viên, cán bộ, giáo viên trực tiếp lên lớp:
25.000đ/1 tiết (không quá 7 tiết/ngày).
- Chi chè nước uống trong hội nghị: 15.000đ/ngày/đại biểu dự họp.
* Tổ chức các ngày lễ lớn:
+ Chi hỗ trợ chè nước: 15.000đ/người/buổi.
+ Thuê trang phục (nếu cần): không quá: 300.000đ/đợt.
+ Cắt tuýp chữ, băng zôn: 300.000đ/đợt (nếu không phù hợp thì chi theo hóa đơn
thực tế)
+ Chi bồi dưỡng cho học sinh biểu diễn văn nghệ chào mừng nhân các ngày lễ lớn
trong năm: 15.000đ/học sinh/đợt.
4.3. Chứng từ, hồ sơ thanh toán một cuộc hội nghị gồm:
- Công văn chỉ đạo hoặc giấy triệu tập của cấp trên, Quyết định của Thủ trưởng
đơn vị về việc tổ chức hội nghị.
5. Chế độ công tác phí :
Căn cứ Thông tư số: 97/2010/TT-BTC, ngày 06/7/ 2010, của Bộ tài chính Thông
tư Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ
quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
5.1 Điều kiện để được hưởng công tác phí:
- Cán bộ công chức, viên chức được thủ trưởng đơn vị hoặc lãnh đạo cấp trên cử
đi công tác cách đơn vị trường từ 10 km trở lên cho một chiều đi.
- Có đủ chứng từ hợp lệ theo quy định.
5.2 Mức phụ cấp lưu trú:
+ Mức: 40.000đ/người/ngày cho người đi công tác trong huyện đi và về trong
ngày
+ Mức: 100.000đ/người/ngày cho người đi công tác trong tỉnh đi và về trong
ngày.
+ Mức: 150.000đ/người/ngày cho người đi công tác phải ngủ qua đêm trong và
ngoài tỉnh.

5.3. Thanh toán thuê phòng nghỉ qua đêm tại nơi đi công tác:
* Thanh toán theo hình thức khoán như sau:


- Mức: 350.000đ/đêm/người đi công tác tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh và Thành phố đô thị loại I.
- Mức: 200.000đ/đêm/người đi công tác huyện, tỉnh, thành phố còn lại.
- Trường hợp đi công tác trong và ngoài tỉnh một mình hoặc lẻ người khác giới thì
mức thanh toán tiền thuê phòng ngủ tối đa không quá 02 lần các định mức trên (có hóa
đơn thực tế)
- Mức: 60.000đ/đêm/ người, đi công tác tại các xã trong huyện Na Rì cách đơn vị
trường từ 10 km trở lên.(có giấy chứng nhận của UBND xã nơi đến công tác)
* Trong trường hợp các mức khoán trên, không đủ thanh toán để thuê chỗ nghỉ
qua đêm thì được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế, mức thanh toán không vượt
quá mức quy định hiện hành của Nhà nước.
5.4. Thanh toán tiền vé xe, tiền xăng xe đi công tác:
+ Giấy biên nhận theo quy định hoặc thanh toán theo giá vé

.

+ Đi công tác trong huyện, thanh toán tiền xăng xe không quá: 800đ/km/lượt.
5.5. Các trường hợp khác
- Cá nhân, đoàn đi công tác, tập huấn, học tập kinh nghiệm đã được cấp trên duyệt
chi kinh phí hoặc đã được cơ quan triệu tập họp, tập huấn, nơi học tập kinh nghiệm đài
thọ toàn bộ chi phí thì không được thanh toán tiền lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ, tiền vé
tàu xe.
* Lưu ý: Nếu giấy triệu tập dự hội nghị tính thời gian làm việc trọn 01 ngày thì
được thanh toán: tính nửa ngày đi và nửa ngày về, như vậy được cộng thêm 01 ngày,
01 đêm.
Tiền công tác phí bao gồm vé xe, phụ cấp công tác, thuê ngủ trọ (nếu có) chỉ được

áp dụng tối đa không quá 07 ngày/1 đợt công tác nếu quá thời gian trên thanh toán theo
mức khoán công tác phí tháng. CB-GV-NV đi công tác nộp đầy đủ chứng từ thanh
toán hợp lệ.
- Cá nhân đi thăm người thân (bố, mẹ vợ hoặc chồng) ở xa được thanh toán tiền
tàu, xe theo giá vé tàu, xe thực tế cho lượt đi và lượt về. (không thanh toán vé máy
bay)
* Thực hiện công tác phí khoán tháng. (Áp dụng riêng cho kế toán, thủ quỹ đơn
vị đi nộp chứng từ, giao dịch, rút tiền tại Kho bạc, Ngân hàng huyện)
- Đối với kế toán đơn vị khoán chi: 300.000đ/tháng, (mỗi trường chi 04 tháng,
trường Tiểu học Kim Lư chi tháng 5,6,7,8/ 2016, Kế toán đơn vị lập chứng từ theo quy
định, thanh toán theo cùng kỳ lương hàng tháng).
- Đối với giáo viên hoặc nhân viên kiêmThủ quỹ-Văn thư của trường hỗ trợ:
300.000đ/tháng (lập chứng từ theo quy định thanh toán theo cùng kỳ lương hàng
tháng)


Ngoài định mức trên cán bộ kế toán, thủ quỹ đơn vị còn được thanh toán công tác
phí theo chế độ hiện hành khi được Thủ trưởng hoặc lãnh đạo cấp trên cử đi công tác
trong và ngoài tỉnh.
6. Chi phí nghiệp vụ chuyên môn:
6.1 Định mức chi các cuộc thi: Thực hiện theo Quyết định số: 2338/2012/QĐUBND, ngày 31/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
6.1.1 Thi học sinh giỏi cấp trường:
- Chi cho cán bộ ra đề thi học sinh giỏi cấp trường: 300.000đ/người/ngày (thời
gian: 01 ngày)
- Chi phụ cấp trách nhiệm Hội đồng/Ban ra đề thi
Chủ tịch hội đồng : 168.000đ/ngày
Phó chủ tịch hội đồng: 138.000đ/ngày
Ủy viên, thư ký: 111.000đ/ngày
Bảo vệ, phục vụ: 60.000đ /ngày
- Chi phụ cấp trách nhiệm Hội đồng/Ban coi thi

Chủ tịch hội đồng : 129.000đ/ngày
Phó chủ tịch hội đồng: 120.000đ/ngày
Ủy viên, thư ký, giám thị: 102.000đ/ngày
Bảo vệ, phục vụ: 48.000đ/ngày
- Chi phụ cấp trách nhiệm Hội đồng/Ban chấm thi
Chủ tịch hội đồng : 150.000đ/ngày
Phó chủ tịch hội đồng: 120.000đ/ngày
Ủy viên, thư ký: 102.000đ/ngày
Bảo vệ, phục vụ: 60.000đ /ngày
Chấm thi: 30.000đ/bài
- Giải thưởng:
Giải tập thể (nếu có): 200.000đ/giải
Cá nhân:
Xuất sắc: 100.00/giải
Nhất: 80.000đ/giải
Nhì: 60.000đ/giải
Ba: 40.000đ/giải
Khuyến khích: 25.000đ/giải
Quà lưu niệm: Sổ, bút
+ Tiền chè nước: 15.000đ/người/ngày làm thi.
+ Thuê hội trường (nếu cần): 200.000đ/đợt
+ Cắt tuýp chữ, băng zôn (nếu cần): 300.000đ/đợt (nếu mức khoán này không phù
hợp thì thanh toán theo hóa đơn thực tế)


+ Chi hỗ trợ cho giáo viên được cử làm trưởng đoàn đưa và quản lý học sinh đi
thi từ cấp huyện trở lên: 40.000đ/ngày/người
6.1.2 Thi các cuộc thi khác (nếu cấp trên yêu cầu tổ chức): thi giáo viên, thi học
sinh tính cùng một mức tính: 50% của Quyết định số: 2338/2012/QĐ-UBND, ngày
31/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn

- Chi hỗ trợ cho trưởng đoàn đưa và quản lý học sinh đi thi từ cấp huyện trở lên:
40.000đ/ngày/người
- Chi cho cán bộ ra đề thi học sinh giỏi cấp trường: 250.000đ/người/ngày (thời
gian: 01 ngày)
- Chi phụ cấp trách nhiệm Hội đồng/Ban ra đề thi
Chủ tịch hội đồng : 140.000đ/ngày
Phó chủ tịch hội đồng: 125.000đ/ngày
Ủy viên, thư ký: 92.000đ/ngày
Bảo vệ, phục vụ: 50.000đ /ngày
- Chi phụ cấp trách nhiệm Hội đồng/Ban coi thi
Chủ tịch hội đồng : 107.000đ/ngày
Phó chủ tịch hội đồng: 100.000đ/ngày
Ủy viên, thư ký, giám thị: 85.000đ/ngày
Bảo vệ, phục vụ: 50.000đ /ngày
- Chi phụ cấp trách nhiệm Hội đồng/Ban chấm thi
Chủ tịch hội đồng : 125.000đ/ngày
Phó chủ tịch hội đồng: 110.000đ/ngày
Ủy viên, thư ký: 85.000đ/ngày
Bảo vệ, phục vụ: 40.000đ /ngày
Chấm thi: 25.000đ/bài
- Giải thưởng:
Giải tập thể (nếu có): 200.000đ/giải
Cá nhân:
Xuất sắc: 100.00/giải
Nhất: 80.000đ/giải
Nhì: 60.000đ/giải
Ba: 40.000đ/giải
Khuyến khích: 25.000đ/giải
Quà lưu niệm: Sổ, bút
+ Tiền chè nước: 15.000đ/ người/ngày làm thi.

+ Thuê hội trường (nếu cần): 200.000đ/ đợt
+ Cắt tuýp chữ, băng zôn: 300.000đ/đợt
6.1.3 Bồi dưỡng giáo viên luyện thi tham gia dự thi từ cấp huyện trở lên


- Chi bồi dưỡng cho giáo viên luyện thi cho đội tuyển học sinh tham dự các cuộc
thi cấp trên (không tổ chức luyện vào các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, thời gian luyện không
quá 6 buổi/cuộc thi tính từ sau khi đã tổ chức thi cấp trường).
- Mức bồi dưỡng giáo viên luyện thi học sinh giỏi: 100.000đ/buổi
- Mức bồi dưỡng giáo viên luyện thi các cuộc thi khác: 70.000đ
Lưu ý:
- Tổ chức các cuộc thi cấp trường phải có công văn của cấp trên chỉ đạo cho
trường tổ chức thi để thành lập đội tuyển dự thi cấp trên
6.1.4 Chi tổ chức các cuộc thi điền kinh, Hội khỏe phù đổng của CB-GV-NV
và học sinh cấp trường:
(Chi theo Nghị quyết số 12/2012/ NQ-HĐND ngày 16/7/2012 của Hội đồng
Nhân dân tỉnh Bắc Kạn và kinh phí được giao của đơn vị)
- Trưởng, phó ban tổ chức: 45.000đ/người/ngày
- Trọng tài: 30.000đ/người/buổi
- Bảo vệ, Phục vụ, y tế: 25.000đ/người/buổi
- Thư ký, ủy viên: 30.000đ/người/buổi
* Lưu ý:
- Chi bồi dưỡng Giáo viên hướng dẫn luyện tập thể thao, điền kinh, bóng
đá,...cho đội tuyển VĐV dự thi cấp trên; thời gian tập luyện: từ sau ngày thi cấp
trường (đã có đội tuyển dự thi cấp trên), mức chi bồi dưỡng: 50.000đ/buổi/người. thời
gian luyện không quá 6 buổi/cuộc
- Chi hỗ trợ cho trưởng đoàn đưa và quản lý học sinh đi thi từ cấp huyện trở lên:
50.000đ/ngày/người và chi bồi dưỡng cho học sinh là vận động viên (VĐV) tham gia
thi đấu cấp huyện: 20.000đ/ngày/VĐV
* Cơ cấu giải thưởng :

+ Giải toàn đoàn:
Nhất : 200.000đ/giải
Nhì : 150.000đ/giải
Ba : 120.000đ/giải
+ Cá nhân:
Nhất: 50.000đ/giải
Nhì: 40.000đ/giải
Ba: 30.000đ/giải
+ Giải tập thể (đối với môn bóng đá)
Nhất: 100.000đ/giải
Nhì: 80.000đ/giải
Ba: 60.000đ/giải
6.2 Chế độ, định mức chi Hội đồng xét Hoàn thành chương trình tiểu học:
Chi theo văn bản hướng dẫn từng năm (nếu có)


* Nội dung chi:
- Kiểm tra hồ sơ: 150 hồ sơ/ngày/số người tham gia kiểm tra (theo quyết định
thành lập hội đồng xét HTCTTH), nếu dưới 75 hồ sơ tính 0,5 ngày (Chi tại trường).
- Lập danh sách học sinh HTCTTH: 100 học sinh/1 ngày/số người lập danh sách,
(theo phân công của chủ tịch hội đồng) nếu dưới 50 người tính 0,5 ngày (Chi tại
trường).
- Hội đồng duyệt công nhận HTCTTH:
+ Chủ tịch hội đồng: 56.000đ/người/ngày
+ Phó CTHĐ: 48.000đ/người/ngày
+ Thư ký, ủy viên: 40.000đ/người/ngày
+ Bảo vệ: 24.000đ/người/ngày
- Văn phòng phẩm: Theo thực tế sử dụng
- Chè, nước: 15.000đ/người/ngày
6.3. Chi cho công tác thực hành thí nghiệm

- Đối với các tiết dạy thực hành thí nghiệm phải mua mẫu vật thực hành (sau khi
sử lý không dùng được) được thanh toán 100% giá trị thực tế theo hóa đơn.
- Đối với các tiết dạy thực hành thí nghiệm phải mua mẫu vật thực hành (sau khi
sử lý còn dùng được) được thanh toán 50% giá trị thực tế theo hóa đơn. (Đủ chứng từ
hợp lệ thanh toán: có biên bản, hóa đơn,...)
6.4. Chế độ dạy thay, dạy vượt giờ:
Căn cứ thông tư: 28/2009/TT-BGD ĐT về quy định chế độ của giáo viên ..; Thực
hiện theo Hướng dẫn số: 09/HD-GD&ĐT-KHTC, ngày 06 tháng 01 năm 2010 và
công văn số: 372/HD-GD&ĐT-KHTC ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Sở GD-ĐT tỉnh
Bắc Kạn, V/v hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thay, dạy vượt giờ đối với nhà
giáo trong các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
6.5 . Chi tiền làm thêm giờ
Thực hiện Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC, ngày 05/01/2005 của
Bộ Tài, Bộ nội vụ, Về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban
đêm, thêm giờ đối với cán bộ công chức, viên chức và Nghị định 195/CP, ngày 31
tháng 12 năm 1994. Quy đinh thời giờ làm việc của người lao động
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ trong
các trường hợp sau đây:
- Xử lý sự cố;
- Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;
- Trong trường hợp phải đối phó hoặc khắc phục hậu quả nghiêm trọng ;.....
Định mức làm thêm giờ:
+ Giờ làm thêm trong ngày thường: 50%
+ Giờ làm thêm trong ngày nghỉ hàng tuần: 100%
+ Giờ làm thêm trong nghỉ ngày lễ, ngày nghỉ bù: 200%


6.6. Chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục cho giáo viên Thể dục thể thao.
Thực hiện Theo Quyết định số 51/2012/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 11 năm 2012 của
Thủ tướng Chính phủ V/v Quy định về bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo

viên, giảng viên Thể dục thể thao.
- Chế độ bồi dưỡng: mỗi tiết giảng thực hành: 01% mức lương tối thiểu chung
(thanh toán cùng kỳ lương hàng tháng)
- Chế độ trang phục: (cấp 01 lần/năm vào đầu năm học)
7. Chế độ đi học, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, hoàn thiện chuẩn về chứng
chỉ, bằng cấp. (Theo Thông tư số: 139/2010/TT-BTC, ngày 21/9/2010)
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên được cấp có thẩm quyền, ra Quyết định cử đi học
(Thời gian không quá 03 tháng) tại tỉnh hoặc ngoài tỉnh, được hỗ trợ:
a/ Thanh toán tiền tàu xe một lượt đi và một lượt về trong một khóa học tập trung.
(Nếu trong thời gian đi học có nghỉ Tết Nguyên đán thì được thanh toán 02 lượt đi và
02 lượt về)
b/ Thanh toán hỗ trợ tiền lưu trú: 20.000đ/ngày kèm theo bảng chấm công có xác
nhận của đơn vị mình đang theo học (tính cả thứ bảy, chủ nhật và chỉ hỗ trợ các
trường hợp có giấy xác nhận của cơ sở đào tạo là không có hỗ trợ hoặc không có ký
túc xá cho học viên ).
c/ Thanh toán tiền tài liệu (bắt buộc phải mua, có hóa đơn chứng từ hợp lệ)
8/ Học phẩm giáo viên:
* Đối với CB quản lý và giáo viên:
+ Mực in: 01 lọ/người/năm (đối với giáo viên không soạn giáo án viết tay)
+ Giấy A4: 03 gam/người/năm
+ Giáo án: 10 quyển/người/năm (đối với giáo viên soạn giáo án viết tay)
+ Phấn trắng: 10 hộp/người/năm
+ Phấn màu: 02 hộp/người/năm
+ Bút bi đen: 15 chiếc/người/năm
+ Bút bi đỏ: 5 chiếc/người/năm
+ Bút viết bảng: 5 chiếc/người/năm
+ sổ ghi chép: 01 quyển/người/năm
- Định mức chi mua học phẩm cho viên chức, nhân viên: (gồm văn phòng, y tế,
Thư viện-Thiết bị) số tiền: 150.000đ/01 học kỳ (300.000đ/năm học)
- Học phẩm cho hội đồng: (giấy A4 và mực in) theo hóa đơn thực tế.

9/ Tiền thuốc phòng y tế: (Chi từ nguồn chăm sóc sức khỏe do Bảo hiểm cấp)
Nếu không đủ thì mua theo nhu cầu cần thiết sử dụng từ ngân sách được giao, có
đủ chứng từ theo quy định.
Lưu ý: Cán bộ y tế theo dõi và ghi sổ nhập - xuất thuốc, báo cáo theo định kỳ;
không mua các loại thuốc bổ đắt tiền, không mua số lượng quá nhiều, tránh thuốc quá
hạn sử dụng, thuốc giả,...


10/ Chế độ tham quan học tập kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ
Khi tổ chức thành lập đoàn đi tham quan học tập kinh nghiệm về chuyên môn
nghiệp vụ trong hoặc ngoài tỉnh (Có phê duyệt của BLĐ phòng GD&ĐT), được chi
tiền tàu xe một lượt đi và một lượt về theo hóa đơn thực tế của đoàn. (Không được
thanh toán tiền lưu trú và tiền ngủ)
11/ Chi sửa chữa, mua sắm tài sản:

12/ Chi khen thưởng:
* Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên: Chi đúng văn bản Nhà nước tại thời
điểm.
*Đối với học sinh:
- Trích một phần ngân sách được giao chi cho khen thưởng học sinh đạt giỏi,
Xuất sắc toàn diện hoặc nổi trội một trong ba lĩnh vực cuối năm học: mức thưởng
không quá 30.000đ/01em.
- Khen thưởng tập thể lớp Tiên tiến cuối năm học, không quá: 100.000đ/01 tập
thể lớp.
13/ Chế độ tiếp khách:
Chi tiếp khách được mời hoặc có Quyết định cử đến làm việc tại trường , tùy theo
tính chất công việc, điều kiện nhà trường cụ thể:
- Nước uống chi tối đa không quá 15.000đ/người/ngày.
- Mời cơm do Thủ trưởng đơn vị quyết định, định mức không vượt quá:
100.000đ/xuất.

14/ Chi phụ phí khác
- Men vi sinh và bột men thông cống xử lý bể phốt: ( chi theo hóa đơn thực tế sử
dụng)
15/ Chi lương hợp đồng:
- Chi trả lương và các khoản theo quy định cho 03 giáo viên hợp đồng có thời hạn
- Chi trả lương cho nhân viên bảo vệ hợp đồng thỏa thuận là: 2.000.000đ/ tháng.
16/ Biên chế và kinh phí được giao:
* Biên chế: 18
* Tổng kinh phí giao: 2.598.087.000đ
a. Quỹ lương và các khoản đóng góp theo lương: 2.152.047.000đ
b. Các chi hoạt động: 322.000.000đ
CHƯƠNG V:
SỬ DỤNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH


Điều 8: Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải toàn
bộ các khoản chi phí hoạt động, nếu còn chênh lệch thu lớn hơn chi nhà trường sẽ xử
lý theo trình tự như sau:
1/ Trả thu nhập tăng thêm cho CB,CNVC:
- Cuối năm, căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp và khả năng tiết kiệm chi của nhà
trường để xác định số tiền thu nhập tăng thêm. Tổng mức thu nhập tăng thêm của đơn
vị không vượt quá 1 lần quỹ lương bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định.
Tổng mức chi trả không quá 70% chênh lệch thu, chi trong năm.
Căn cứ vào kết quả xếp loại trên cơ sở xét thi đua từng năm học đã được phê
duyệt của các cấp cụ thể cho từng cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng để tính thu
nhập tăng thêm.
2/ Cụ thể quy định như sau :
+ Loại A: là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, hệ số thu nhập tăng thêm 1
+ Loại B: là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, hệ số tăng thêm 0,8.
+ Loại C: là Lao động Tiên tiến, hệ số tăng thêm 0,6.

(Chỉ có những CB,GV, NV đạt danh hiệu loại A, loại B hoặc loại C mới được trả
phần thu nhập tăng thêm).
Thu nhập tăng thêm của cá nhân được tính:
Thu nhập tăng
thêm của cá nhân (1
năm)
Trong đó:
Mức thu nhập
tăng thêm bình quân
của đơn vị trong năm

=

Hệ số tăng
thêm của cá nhân

=

Tổng thu
nhập tăng thêm
của đơn vị

Mức thu nhập tăng thêm
bình quân của đơn vị trong
năm

x

/


Tổng hệ số thu nhập tăng
thêm của đơn vị

Hệ số tăng
Số người
Tổng hệ số thu
thêm của
tăng thêm
nhập tăng thêm =
∑ (từng loại
X
từng loại)
của đơn vị
A,B,C
A,B,C
Đến tháng 12 căn cứ kết quả hoạt động tài chính thủ trưởng đơn vị có thể tạm chi
trước thu nhập tăng thêm cho CBCC trong đơn vị. Mức tạm chi trước không quá 50%
số chênh lệch thu lớn hơn chi đơn vị xác định được theo năm.
Sau khi quyết toán năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và xác định số chênh
lệch thu lớn hơn chi, Hiệu trưởng thực hiện trả tiếp thu nhập tăng thêm theo quy định
chi tiêu nội bộ cho CB, VC theo quy chế chi tiêu nội bộ.
Điều 9: Quy định về quản lý máy móc, trang thiết bị:


- Các phòng ban,tổ, bộ môn được trang bị các loại thiết bị máy móc phải được sử
dụng đúng mục đích trên tinh thần tiết kiệm, bảo quản tốt tài sản được giao, các máy
móc khi hư hỏng phải báo hỏng cho bộ phận theo dõi tài sản và Ban giám hiệu để có
kế hoạch sửa chữa hoặc thay thế và thanh toán theo thực tế.
- Tài sản bị mất do người quản lý và sử dụng thiếu trách nhiệm thì bị xử lý theo
quy định của Nhà nước.

Điều 10: Quy định về di chuyển tài sản:
- Tài sản của phòng, tổ, bộ môn nào do hiệu trưởng giao trách nhiệm quản lý và
sử dụng cho phòng bộ môn đó. Nếu phòng, bộ môn khác có nhu cầu sử dụng thì phải
có ý kiến của Hiệu trưởng.
- Không được tự ý đưa tài sản ra khỏi phòng, trường. Nếu đơn vị ngoài trường
mượn thì phải được Hiệu trưởng phê duyệt.
- Nếu cá nhân, phòng, tổ, bộ môn nào không chấp hành các quy định trên thì bộ
phận được giao quản lý tài sản đó và bảo vệ có quyền lập biên bản thu giữ tài sản và
báo cho nhà trường giải quyết.
CHƯƠNG VII:
QUY ĐỊNH VỀ DỰ TOÁN, THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THU - CHI VÀ
QUYẾT TOÁN

Điều 11: Quy định về dự toán:
- Tất cả các nguồn tài chính (tiền và tài sản) đều thuộc quyền quản lý, sử dụng của
trường, phải ghi trên sổ sách tài vụ của trường.
- Mọi khoản chi phải có trong dự toán hàng năm. Xây dựng kế hoạch tài chính
trên cơ sở các dự trù và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 12: Quy định về thực hiện nhiệm vụ thu - chi:
- Đối với các khoản thu - chi phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, định mức chung
của Nhà nước không ban hành các mức cao hơn.
- Tất cả các hoạt động sự nghiệp có thu đều được thực hiện theo dự toán thu - chi
được Hiệu trưởng duyệt.
- Tất cả các hợp đồng kinh tế với bên ngoài đều do Hiệu trưởng và người ủy
quyền Hiệu trưởng ký.
- Chứng từ thu - chi phải có đầy đủ chữ ký duyệt của Hiệu trưởng chuẩn chi và
chữ ký trình duyệt của kế toán.
- Chứng từ lưu trữ theo quy định hiện hành, công khai tài chính dự toán hàng năm
theo quy định của Bộ Tài Chính.
- Cuối năm khóa sổ, thu hồi công nợ, đối chiếu số dư với Kho bạc.

CHƯƠNG VIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Tổ chức thực hiện.


1. Mỗi cán bộ, giáo viên và lao động hợp đồng của nhà trường có trách nhiệm
thực hiện quy chế này.
2. Khi Nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương tối thiểu;
khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế độ Nhà nước quy định được bảo
đảm từ các nguồn theo quy định của Chính phủ.
3. Quy chế đã được thông qua hội nghị CBCC và được thống nhất cao, trong quá
trình thực hiện nếu có thay đổi lớn về cơ chế, chính sách tài chính thì sẽ sửa đổi, bổ
sung xem xét phê duyệt.
4. Quy chế này áp dụng từ ngày 01/01/2016 trong quá trình thực hiện nếu có thay
đổi về cơ chế chính sách tài chính thì được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực
tế sau khi có ý kiến thống nhất trong nội bộ gửi các cơ quan chức năng bằng văn bản./.

PHÒNG GD&ĐT NA RÌ
TRƯỜNG TH KIM LƯ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 01/TTr-THKL

………., ngày 20 tháng 01 năm 2016
TỜ TRÌNH
Vê việc giao quyền tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập năm 2016

Kính gửi: Phòng Giáo dục và Đào tạo ...........
Căn cứ Quyết định số: 732/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban
nhân dân huyện Na Rì,V/v giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp thuộc Phòng GD&ĐT huyện Na Rì;
Trường Tiểu học ........... tổ chức họp BGH, Công đoàn, Tổng phụ trách Đội và tổ
trưởng chuyên môn, thống nhất lập phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Đơn vị đã lập hồ sơ theo hướng dẫn tại công văn
/CV-GD&ĐT, hồ sơ gồm
các loại như sau:
- Phương án tự chủ, (phụ lục số 02)
- Bảng lập dư toán chi tiết về biên chế, quỹ lương năm 2016 ( biểu 2.1)


- Bảng lập dự toán chi khác năm 2016 (biểu 2.2)
- Tổng hợp dự toán thu chi hoạt động thường xuyên của đơn vị (biểu 2.3
- Tổng hợp dự toán thu chi phí, lệ phí... (biểu 2.4)
- Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2016
- Hồ sơ khác: Quyết định giao biên chế năm học 2015-2016
Nhà trường có tờ trình, kính trình lên phòng Giáo dục-Đào tạo và cấp có thẩm
quyền xem xét phương án tự chủ của đơn vị.
Nhà trường xin trân thành cám ơn./.
Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Như kính gửi;
- Lưu VT.

Phụ lục 02

PHƯƠNG ÁN
THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ VỀ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

NĂM 2016
Đơn vị: Trường tiểu học Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Mã đơn vị QHNS:1103629
Địa chỉ: Xã Kim Lư - Huyện Na Rì- Tỉnh Bắc Kạn.
Điện thoại: 02813.884.225.
Tài khoản: 9523.3.1103629. Mở tại Kho bạc nhà nước chi nhánh huyện Na Rì,
tỉnh Bắc Kạn;
- Căn cứ công văn số: /CV-PGD&ĐT, ngày / /20 của Phòng Giáo dục &
Đào tạo huyện Na Rì, V/v hướng dẫn lập phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm
- Căn cứ Quyết định số 2031/QĐ-UBND, ngày 21/9 /2015 của Ủy ban nhân dân
huyện Na Rì , Về việc giao tổng số người làm việc cho các trường học Ủy ban nhân
dân huyện và hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP năm học 2015-2016..
Đơn vị lập phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệmđể thực hiện nhiệm vụ được
giao năm 2016, như sau:


1. Về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế:
1.1 Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ:
- Căn cứ vào định hướng kế hoạch phát triển công tác giáo dục dài hạn của
Phòng Giáo dục & Đào tạo Na Rì và của địa phương, Hiệu trưởng thực hiện các
nhiệm vụ sau :
+ Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm của đơn vị dựa trên quy mô về
dân số trên địa bàn, kế hoạch giáo dục của đơn vị và trình cấp Uỷ - UBND Thị trấnPGD&ĐT phê duyệt.
+ Quy định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ cụ thể tại đơn vị nhằm thực hiện tốt
nhiệm vụ và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đạt kết quả hàng năm
+ Tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm cụ thể hoá kế hoạch tại đơn vị như: dự

giờ, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, đề ra các biện pháp giáo dục thích
hợp tại đơn vị theo đúng quy định.
- Hiệu trưởng liên kết với các trường Tiểu học trong và ngoài Huyện về trao đổi
các hoạt động giáo dục, chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với quy định của pháp luật .
1.2. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy.
- Hiệu trưởng được quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, sát nhập, chia tách,
giải thể hoạt động của các tổ chuyên môn, các bộ phận trên cơ sở kế hoạch năm học và
các chỉ thị, văn bản hướng dẫn của các cấp. Việc tổ chức bộ máy phải phù hợp với quy

phát triển giáo dục của đơn vị, phù hợp với biên chế được phê duyệt, chất lượng
giảng dạy phải đảm bảo nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ kế hoạch hàng năm.
1.3. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế:
TT

Họ và tên

1

Nông Thị Nga

2

Lương Thị Lam

3

Hoàng Thị Thu Hường

4
5

6

Hồ Thị Hồng
Hoàng Thị Hiền
Trương Thị Tâm
Nông Thị Phương
Thắm
Nguyễn Thị Bộ
Hoàng Thị Bình
Hoàng Thị Thạch
Hoàng Danh Nghĩa
Lương Thị Ly
Nguyễn Thị Quyên
Nguyễn Thị Huệ
Lý Ngọc Pao

7
8
9
10
11
12
13
14
15

Chức vụ
Hiệu
trưởng
Hiệu phó

Hiệu phó
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên
Giáo viên

Nhiệm vụ được giao
Phụ trách chung

Công tác kiêm
nhiệm
Bí thư Chi bộ

Phụ trách chuyên môn
Phó Bí thư CB
(Biệt phái công tác tại Phòng
GD&ĐT Na Rì)
Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1A
Tổ trưởng tổ 1
Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1B
Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2A
Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2C

Tổ phó tổ 1
Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2B
Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3A
Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 3B
Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4B
Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4B
Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5A
Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5B
Giảng dạy 23 tiết/tuần các môn Khoa

CTCĐ cơ sở
Trưởng ban TT ND
(đang nghỉ thai sản)
Phụ trách nữ công

Tổ trưởng tổ 2


học, Lịch sử- Địa lý( lớp 4); TNXH và
Đạo đức các lớp 2, lớp 3

Dạy môn Thể dục: 23 tiết/tuần, các
lớp từ khối 1 đến khối 5
Dạy môn Âm nhạc: 11 tiết/tuần, Tổng PT Đội
các lớp từ khối 1 đến khối 5
Dạy môn Mỹ thuật và Kỹ thuật: 23 Thư ký HĐ
tiết/tuần, các lớp từ khối 1 đến
khối 5
(đang nghỉ thai sản)
Chăm sóc sức khỏe học sinh


16

Hoàng Văn Luân

Giáo viên

17

Lâm Thị Huyền Trang

Giáo viên

18

Trần Văn Sùng

Giáo viên

19

Lý Thị Thùy Chi

20

Nông Thị Liên

21

Dương Tiến Lâm


22

Phương Thị Thu

23

Nguyễn Lâm Thúy

24

Nông Văn Luân

VC Ytế
Nhân viên
Phụ trách công tác TB-TV
Phụ trách PCGD
TB-TV
Nhân viên Phụ trách công tác y tế trường.
YT(HĐ)
GVHĐ
Giảng dạy 22 tiết/tuần các môn
Khoa học, Lịch sử- Địa lý( lớp 5);
Ôn Toán và TNXH, Đạo đức lớp
1,2.
GVHĐ
Dạy các môn Toán, Tiếng Việt lớp
4B
NVHĐ
Bảo vệ nhà trường

BV

So với biên chế được giao với biên chế có mặt trường còn thiếu 02 biên chế giáo
viên cơ bản: do vậy, hiện nay trường đang hợp đồng 02 giáo viên cơ bản (ngắn hạn)
- Hằng năm căn cứ vào thông tư số 35/ 2006/ TTLT- BGDĐT-BNV, căn cứ vào
quy mô phát triển trường lớp, chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu thực tế của công việc
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch biên chế trình cấp trên phê duyệt
- Hiệu trưởng được quyền ký hợp đồng, thuê khoán đối với các công việc không
cần bố trí biên chế thường xuyên như: giáo viên, bảo vệ, phục vụ, để đảm bảo hoạt
động chuyên môn của đơn vị.
1.4. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tuyển dụng.
- Hàng năm trên cơ sở kế hoạch biên chế đã được các cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức với số lượng, yêu cầu
trình độ chuyên môn, điều kiện tuyển, thời gian tuyển và trình cấp phê duyệt.
- Dựa trên kế hoạch tuyển dụng viên chức được phê duyệt, Hiệu trưởng tiến hành
công tác tuyển dụng theo đúng hướng dẫn của cấp trên với hình thức ký kết hợp đồng
lao động hoặc ký quyết định tuyển dụng viên chức dựa trên kết quả tuyển dụng được
phê duyệt.
1.5. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng cán bộ, viên
chức.
- Hiệu trưởng ký hợp đồng làm việc đối với những người được tuyển dụng đơn vị
tổ chức đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.


- Hàng năm dựa trên kết quả tự học nâng cao trình độ của cán bộ -giáo viên, dựa
vào kết quả công tác,phù hợp với trình độ chuyên môn yêu cầu, thời gian giữ ngạch.
Hiệu trưởng được quyền lập hồ sơ trình cấp lãnh đạo phê duyệt quyết định nâng,
chuyển ngạch cho cán bộ - giáo viên .
- Hiệu trưởng quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định thôi việc các
trường hợp vi phạm quy định của cán bộ -giáo viên thuộc phạm vi quản lý.

- Hiệu trưởng ký quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh: Tổ trưởng , tổ
phó chuyên môn, các bộ phận của đơn vị quản lý.
- Hiệu trưởng đề nghị cấp có thẩm quyền về nâng phụ cấp TNVK, phụ cấp
TNNG, bậc lương thường xuyên và trước thời hạn đối với cán bộ -giáo viên
của đơn vị đã đến niên hạn nâng lương hoặc đạt thành tích xuất sắc trong công
tác.
- Hiệu trưởng đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với các cá nhân, tập thể tại đơn vị
bằng các hình thức khen thưởng, kỷ luật theo quy định của Luật thi đua
khen thưởng.
2/ Về dự toán thu chi NSNN.
Đơn vị trường Tiểu học Yến Lạc thuộc đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà
nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động.
a / Số liệu: ( Có các biểu đính kèm)
b/ Các khoản thu đơn vị tự quyết định: không có
c/ Các chế độ chính sách đối với học sinh: Thực hiện theo Nghị định 49/NĐ-CP:
học sinh thuộc hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập( HS tiểu học không phải
nộp học phí)
2.1 Về quản lý và sử dụng tài sản nhà nước.
-Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý chung tài sản nhà nước được trang bị cho
trường nhằm đảm bảo điều kiện hoạt động tốt nhất của đơn vị. Việc sử dụng tài sản
phải hợp lý minh bạch, đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu trưởng có quyền phân công trực
tiếp đến từng cá nhân có trách nhiệm quản lý từng loại tài sản nhằm tăng cường công
tác bảo quản tài sản tại đơn vị.
- Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý sử dụng đất tại đơn vị phải thực hiện theo
đúng quy định của Pháp luật đất đai và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
2.2. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính:
1/ Nguồn tài chính ;
- Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên của đơn vị do NSNN cấptừng năm,
đơn vị không có nguồn thu khác.
- Hiệu trưởng căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính quyết

định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ nhưng tối đa không vượt quá
mức chi do cơ quan thẩm quyền quy định.
2/ Về lập dự toán, chấp hành dự toán thu, chi


- Hiệu trưởng căn cứ chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ
năm kế hoạch, chế độ chi tiêu hiện hành, lập dự toán thu chi năm kế hoạch trình
PGD&ĐT phê duyệt cấp kinh phí bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động của đơn vị.
- Trong quá trình thực hiện dự toán Hiệu trưởng điều chỉnh các nội dung chi, các
nhóm mục chi trong dự toán chi được phê duyệt cho phù hợp với tình hình thực tế của
đơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và KBNN nơi đơn vị mở tài khoản theo
dõi, quản lý, thanh quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt
động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển
sang năm sau tiếp tục sử dụng.
3/ Về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
Để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúng mục
đích , tiết kiệm và có hiệu quả, Hiệu trưởng được quyền xây dựng quy chế chi tiêu nội
bộ tại đơn vị làm căn cứ cho cán bộ -giáo viên thực hiện. Sau khi đã được tổ chức thảo
luận rộng rãi, dân chủ công khai trong đơn vị và có ý kiến của Công đoàn trường,
Hiệu trưởng ký quyết định ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ.
- Hiệu trưởng quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ không vượt quá mức
chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Hằng năm dựa trên dự toán được giao, sau khi cân đối đảm bảo các khoản chi
thường xuyên cho hoạt động, Hiệu trưởng lập kế hoạch mua sắm trang bị thêm TSCĐ,
Thiết bị nhằm phục vụ cho công tác quản lý, công tác giảng dạy, kế hoạch này phải
được đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ.
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Trách nhiệm của hiệu trưởng :
- Phổ biến rộng rãi, quán triệt Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và Thông tư
71/2006/TT-BTC, Thông tư số 97/TT-BTC,...đến toàn thể cán bộ -giáo viên, nhân viên

trong trường, thống nhất trong BGH, Chi bộ, công đoàn về chủ trương, thời gian thực
hiện, định hướng phát triển của trường trước mắt và lâu dài.
- Xây dựng phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số
43/2006/NĐ-CP trình cấp trên phê duyệt.
- Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên theo chế độ định kỳ,
đột xuất theo yêu cầu của Phòng Giáo dục & Đào tạo về hoạt động của trường
- Ban hành quy chế làm việc; Quy chế dân chủ, Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế
phối hợp công tác giữ Hiệu trưởng và BCH công đoàn, Quy chế về quản lý hồ sơ cán
bộ -giáo viên và các quy định khác nhằm đảm bảo thực hiện chế độ, tự chủ, tự chịu
trách nhiệm và điều lệ tổ chức và hoạt động của trường đã được phê duyệt.
3.2. Biện pháp tổ chức:
- Công khai phương án thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của trường được triển khai đến tập thể


Hội đồng nhà trường làm căn cứ cho các hoạt động thực hiện nhiệm vụ năm học tại
đơn vị.
- Giao cho Ban thanh tra nhân dân của trường giám sát việc thực hiện phương án
thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính tại đơn vị./.
Nơi nhận:
- PGD&ĐT;
- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG



×