Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

sản xuất chai nhựa bằng phương pháp ép đùn thổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.95 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM
----------

TIỂU LUẬN
Đề tài: “Sản xuất chai nhựa bằng phương pháp
đùn thổi”

GV: Hoàng Xuân Tùng
Nhóm 1:
Hồ Thanh Ngân
Đặng Thị Ngọc Trâm
Bùi Thị Kim Ngà
Trần Thị Ngọc Phượng
Đinh Thị Hồng Châu
Nguyễn Thanh Sơn
Nguyễn Quốc Sang
Hồ Nhật Thịnh
Ngô Quang Duy
TP. HỒ CHÍ MINH,05/2016

1


Mục lục

1. GIỚI THIỆU
1.1 Tổng quan về ngành sản xuất nhựa
Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang
phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm
trở lại đây là 15 – 20%. Tổng doanh thu của ngành năm 2008 đạt 5 tỷ USD, tăng 26%


so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao
gồm sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh
kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận
tải.

Tiêu dùng trong và ngoài nước tăng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất

nhựa Việt Nam tăng trưởng nhanh trong nhiều năm tới. Chính phủ đã đặt ra kế hoạch
tăng trưởng ngành giai đoạn 2006 – 2010 là 15%/năm. Hiệp hội Nhựa ước tính rằng
năm 2009 ngành sản xuất nhựa trong nước sẽ đạt sản lượng là 3,2 triệu tấn, tăng từ
2,3 triệu tấn năm 2008; và kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ đạt 1 tỷ USD, tăng 15,9%
so với năm 2008.
Việt Nam là nước nhập khẩu ròng nguyên liệu nhựa, các chất phụ gia, máy móc
và thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất nhựa. Trung bình hàng năm, Việt Nam nhập
khẩu từ 70 đến 80% nguyên liệu nhựa, trong đó có hơn 40 loại nguyên liệu khác nhau
và hàng trăm loại chất phụ gia. Việt Nam nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy
móc cần thiết cho ngành sản xuất nhựa, chủ yếu là từ các nước châu Á và châu Âu.
Nhu cầu thị trường
Kể từ năm 2000 trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất nhựa của Việt Nam đã
duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khẩu tăng
mạnh. Tiêu thụ nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam năm 1975 chỉ ở mức
2


1kg/năm và không có dấu hiệu tăng trưởng cho đến năm 1990. Tuy nhiên, kể từ năm
2000 trở đi, tiêu thụ bình quân đầu người đã tăng trưởng đều đặn và đạt ở mức
12kg/năm và đỉnh cao là năm 2008 là 34kg/người. Chính phủ hy vọng đến năm 2010
sức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ là 40kg/năm. Tiêu thụ sản phẩm nhựa tăng đã tạo
ra một làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho
ngành xây dựng, giao thông vận tải và các ngành sản xuất khác phát triển.

Hình 1: Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam (đơn vị:
kg/người)

1.1
1.2Giới thiệu chung về chai nhựa
Chai nhựa là các sản phẩm được tạo ra từ các loại nhựa: PE, PP, PET, PC,… bằng
các phương pháp thổi, quay. Dùng để chứa, đựng, giữ nhằm trợ giúp cho các khâu vận
chuyển, bảo quản các sản phẩm thực phẩm hoặc các sản phẩm khác.
Có loại chai đạt độ cứng vững cao, chống va chạm cơ học hiệu quả, chống thấm
khí và hơi nước rất tốt
Bên cạnh đó, có loại có thể chịu được nhiệt độ thanh trùng hoặc nhiệt độ
lạnh đông. Các loại chai nhựa dễ in ấn nhãn hiệu, đạt được mức độ mỹ quan yêu
cầu. Ngoài ra, tính chất nổi bật của chai nhựa là nhẹ hơn các loại vật liệu chai
khác, rất thuận lợi trong phân phối, chuyên chở.

3

Hình 1. Một số loại chai nhựa


1.3Giới thiệu phương pháp đùn thổi
Phương pháp đùn thổi là một trong những phương pháp gia công vật
thể rỗng. Phương pháp này thường dùng cho các loại nhựa nhiệt dẻo thông
dụng: PE (LDPE,HDPE…), PET, PVC, PS, PP…
Các yếu tố cần quan tâm trong phương pháp này là:
+ Độ nhớt của polime nóng chảy ở vận tốc trượt cao và thấp.
+ Cường lực của polime nóng chảy (điều này rất quan trong đối
với độ đồng đều bề dày sản phẩm tạo thành).
+ Độ hồi phục biến dạng (khối lượng phân tử và độ phân tán khối
lượng phân tử

+ Tốc độ kết tinh (tốc độ thấp thì phù hợp hơn với tốc độ cao).
+ Tính chất nhiệt (độ khuếch tán nhiệt, độ dẫn nhiệt, nhiệt dung
riêng…)
1.3.1 Phân loại

Trong quá trình đùn thổi bao gồm 2 quá trình tạo phôi: quá trình tạo phôi liên
tục và quá trình tạo phôi gián đoạn.
Quá trình tạo phôi liên tục:
Phương pháp này thích hợp với PVC và các loại nhựa nhạy nhiệt. phương pháp
này thường sử dụng để gia công các chai lọ có thể tích lên đến 4 lít.
Trong đùn thổi liên tục, phần đùn hay phần cấp nhựa sẽ chạy liên tục và tạo
hình parison liên tục. Đùn liên tục đảm bảo parison được nung đồng đều nhất vì vật
liệu nhựa nhiệt dẻo nung nóng di chuyển liên tục với thời gian dừng ít nhất. Phương
pháp này được dùng để sản xuất các bình chứa như của Bekum & Kautex; máy ép thổi
con thoi và các máy công nghiệp lớn.
Có nhiều cách bố trí khuôn thổi, trong đó 3 cách thường sử dụng là theo phương
pháp khuôn di chuyển ngang, đứng và khuôn quay
Quá trình đùn thổi gián đoạn:
Trong ép đùn thổi gián đoạn, ở hầu hết các máy thì parison được tạo hình ngay
sau khi sản phẩm đúc thổi được lấy khỏi khuôn thổi. Trong một số máy lớn, ống
parison được cắt ra và đóng kín bên trong khuôn thổi và rồi khi khuôn thổi di chuyển
ra ở phía dưới đầu công cụ parison để đảm bảo có chỗ tạo hình parison mới. Bởi vì có
4


sự dừng và khởi động khi tạo parison, phương pháp này thường sẽ không dùng cho vật
liệu nhạy cảm với nhiệt, như PVC. Phương pháp này thích hợp hơn với vật liệu ổn định
về nhiệt như HDPE và ABS. Ví dụ như bình chứa sữa dung tích gallon, các sản phẩm
dẻo trong ô tô, bình nước 5 gallon (polycarbonate)
Quy trình gián đoạn sử dụng một trục vít dao động để cấp nhựa. Sau khi

parison được hình thành, trục vít di chuyển về chỗ cũ (hay phục hồi) tích lũy thêm dòng
nóng chảy thuần nhất ở phía trước phần đỉnh trục. Một khi khuôn thổi tách khỏi sản
phẩm, tín hiệu sẽ truyền đi để bộ phận cấp nhựa tạo parison mới. Trục vít sau đó sẽ
tiến tới như một cái chày buộc dòng nhựa nóng chảy thông qua đầu đùn xuất để tạo
hình parison mới. Hiện tại, có đển 12 parison được tạo thành cùng lúc.
1.3.2 Ưu điểm và khuyết điểm của phương pháp đùn thổi
-

Ưu điểm
Sử dụng được cho hầu hết các loại nhựa dẻo và nhựa nhiệt rắn
Chi phí đầu tạo hình thấp so với phương pháp ép phun
Nhựa hóa hiệu quả.
Trên nguyên tắc phôi đùn có thể có chiều dài không hạn chế.
Thời gian làm ra sản phẩm nhanh
Khuyết điểm

-

Chi phí hoàn tất cao
Chi phí máy đùn cao
Phế liệu cho khâu hoàn tất nhiều
Đầu tạo hình có lập trình thay đổi thiết diện chảy phức tạp, do đó giới hạn đối

-

với phun đùn có tiết diện thay đổi.
Phải tạo phôi trước khi thổi, phôi phải đồng đều, đúng khối lượng.
Chỉ tạo ra được những chi tiết đơn giản

2. So sánh phương pháp đùn thổi và phương pháp ép phun


Phương pháp đùn thổi
- Sản phẩm tạo ra đơn giản, dạng rỗng và
chỉ tạo ra được hình dáng bên ngoài sản
phẩm.
- Độ chính xác về kích thước và chiều
dày thấp.
- Cần sử dụng khuôn để tạo hình sản
5

Phương pháp ép phun
- Sản phẩm tạo ra có hình dạng phức
tạp, thành mỏng.
- Chất lượng sản phẩm tốt, độ chính xác
về kích thước và chiều dày sản phẩm
cao
- Có khả năng tự động hóa cao.


phẩm, khuôn đơn giản dạng khuôn mở.
- Quá trình sản xuát diễn ra liên tục
- Chi phí đầu tư thấp
- Cần áp lực nhỏ hơn, nhiệt độ nóng chảy
thấp và có thể sử dụng vật liệu có độ
nhớt thấp.
- Sản phẩm sau khi hoàn tất phải qua
quá trình kiểm tra và gọt bỏ bavia.

- Quá trình sản xuất diễn ra có thể được
gián đoạn.

- Có thể tạo nhiều sản phẩm khác nhau
trên 1 khuôn
- Sản phẩm sau khi phun ép không cần
các nguyên công hoàn tất.

3. Nguyên liệu và phụ gia sử dụng trong công nghệ phun thổi
2.2 Một số khái niệm cơ bản
2.2.1 Polymer
Polymer là hợp chất cao phân tử trong đó phân tử của nó gồm những
nhóm nguyên tử được nối với nhau bằng các liên kết hóa học và có sự lập lại
tuần hoàn.
2.2.2 Nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn
Nhựa nhiệt dẻo
Là polymer có khả năng lập lại nhiều lần quá trình chảy mềm dưới tác
dụng của nhiệt và trở nên cứng (định hình) khi được làm nguội.
Trong quá trình tác dụng nhiệt, nhựa nhiệt dẻo chỉ thay đổi tính chất
vật lý, không xảy ra phản ứng hóa học.
Có khả năng tái sinh nhiều lần.
Nhựa nhiệt rắn
Là loại vật liệu polymer khi chịu tác dụng của nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác hay
chất đóng rắn sẽ xảy ra phản ứng hóa học chuyển thành cấu tríc không gian 3 chiều,
không còn có khả năng nóng chảy khi gia nhiệt nữa.
Không có khả năng tái sinh các loại phế phẩm, phế liệu hoặc các sản phẩm đã
qua sử dụng.
2.2.3

Polyme kết tinh, polymer vô định hình

Polymer kết tinh
6



Là vật liệu polimer có các chuỗi mạch sắp xếp gần khít nhau theo một trật tự
nhất định.
Thường ở trạng thái đục mờ
Polymer vô định hình
Là loại vật liệu polumer có các chuỗi mạch không sắp xếp theo một trật tự nào.
Có độ trong suốt cao
2.3 Một số tính chất vật lý của nhựa
-

Tỷ trọng nhựa:
Vật liệu nhựa tương đối nhẹ, tỷ trọng dao động từ 0,9 – 2
Tỷ trọng nhựa phụ thuộc vào độ kết tinh: độ kết tinh cao thì tỷ trọng cao.
Chỉ số nóng chảy (MI): Là trị số thể hiện tính lưu động khi gia công của vật
liệu nhựa. Chỉ số nóng chảy càng lớn thể hiện tính lưu động của nhựa càng cao và dễ
dàng gia công.
Độ hút ẩm:

-

Độ hút ẩm được xác định bằng mức hút nước của nhựa.
Nhựa có nhóm phân cực: độ hấp thụ nước cao.
Nhựa không phân cực: độ hấp thụ nước thấp.
Độ hút ẩm thấp thì tốt vì nước hấp thụ làm giảm một số tính chất cơ lý và ảnh hưởng
đến độ ổn định kích thước sản phẩm.
2.4 Một số loại nhựa thường dùng
2.4.1



PE (Polyethlene)

Đặc tính

− Tỷ trọng: 0,941 ÷ 0,965 g/cm3
− Các điểm nhiệt độ:
• tnc = 1210C
• tmin = − 460C
• thàn = 1400C

− Trong suốt, hơi có ánh mờ, có bề mặt bóng loáng, mềm dẻo.
− Có tính cơ lý thấp hơn PP
7








Bị chiếu xạ thì trở nên vàng, trong suốt, cứng tròn hơn.
Bền với acid, kiềm, muối vô cơ.
Bị hư hỏng trong dung môi hữu cơ.
Khả năng in ấn kém.
Chống thấm nước và hơi nước tốt, chống thấm khí O 2, CO2, N2 và dầu mỡ

kém.
− Bị căng phồng khi tiếp xúc với tinh dầu thơm hoặc các chất tẩy như alcohol,
aceton, H2O2...

− Có thể cho hương, khí thẩm thấu xuyên qua nên PE có thể hấp thu và giữ
mùi của thực phẩm được chứa đựng, gây mất giá trị cảm quan của thực
phẩm trong một thời gian nhất định

-

Ứng dụng

Làm thùng (can) có thể tích từ 1-20 lít với độ dày khác nhau
Sản xuất nắp chai, do nắp dễ bị hấp thu mùi nên chai đựng thực phẩm đậy
bằng nắp PE phải được bảo quản trong một môi trường không có chất gây
mùi
2.4.2 PP (Polypropylen)


-

Tính chất

Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm
dẻo như PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt
khả năng bị xé rách dễ dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.

-

Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.

-

Chịu được nhiệt độ cao hơn 100 o C. Tuy nhiên nhiệt độ hàn dán mí (thân)

bao bì PP (1400C) - cao so với PE - có thể gây chảy hư hỏng màng ghép cấu
trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.

-

Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.


Ứng dụng
8


-

Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm , không yêu cầu
chống oxy hóa một cách nghiêm nhặt.

-

Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.

-

PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để
tăng tính chống thắm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để
mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.
2.4.3


-


PET (Polyethylene terephthalate)
Đặc tính

Một trong những đặc tính quan trọng của PET là độ nhớt.
Độ nhớt của chất được decilit/gram (dl/g) phụ thuộc vào độ dài mạch
polymer. Độ dài mạch của polymer càng dài, độ rắn càng cao, nên độ nhớt
càng cao. Độ dài của một polymer có thể được đều chỉnh thông qua quá

-

trình polymer hóa.
Độ nhớt của một vài dạng:
0.6 dl/g: dạng sợi;
0.65 dl/g: dạng màng mỏng;
0.76-0.84 dl/g: chai lọ;
0.85 dl/g: dạng dây thừng.
PET có khả năng hút ẩm. Khi bị ẩm, trong quá trình gia công PET, sự thủy
phân sẽ diễn ra tại bề mặt tiếp xúc giữa nước và PET, nguyên nhân này làm
giảm phân tử lượng của PET (hay độ nhớt) và những đặc tính cơ lý của nó.
Vì thế trước khi nhựa được gia công, độ ẩm phải được loại bỏ khỏi nhựa. Có
thể thực hiện được bằng cách sử dụng chất hút ẩm hoặc sấy trước khi đưa

-

vào gia công.
Khi đươc gia nhiệt đến 200oC hoặc làm lạnh ở 90oC, cấu trúc hóa học của
mạch PET vẫn được giữ nguyên, tính chống thấm khí hơi vẫn không thay đổi

-


khi nhiệt độ khoảng 100oC.
Trong suốt, có độ bền cơ học cao (khả năng chịu đựng lực xé và lực va
chạm), chịu đựng sự mài mòn cao, có độ cứng vững cao.
9


-

Trơ với môi trường thực phẩm(tính chống dầu mỡ rất tốt, bền hóa học với

muối, acid, kiềm, muối vô cơ)
- Một số thông số khác của PET:
− Tỷ trọng: 1,38 ÷ 1,41
− Các điểm nhiệt độ:
− tmin = − 700C, tmax = 1500C
− tco = 600C
− thàn = 135 1760C.
• Ứng dụng
− Do tính chống thấm rất cao nên PET được dùng làm chai, bình đựng nước
tinh khiết, nước giải khát có gas, các loại nước uống không thanh trùng,
không tiệt trùng như nước tinh khiết, nước khoáng.
− Vì vậy, PET là vật liệu thông dụng để sủ dụng trong quá trình sản xuất chai
bằng phương pháp đùn thổi.

Hình 2. Chai nhựa PET
2.5 Phụ gia
2.5.1 Chất tạo màu

Chất tạo màu chia làm 2 loại: thuốc nhuộm (dye), chất màu(pigment)

Thuốc nhuộm: là loại chất hữu cơ, tan trong nhựa, không chịu nhiệt.
Chất màu: là loại chất vô cơ, không tan trong nhựa, kháng nhiệt cao hơn
thuốc nhuộm.
Các loại màu thông dụng dùng trong nhựa:
- Trắng: TiO2
- Vàng: có thể là màu của Cr
- Xanh: màu của oyt đồng
2.5.2 Chất độn

Chất độn là chất có thể tăng lực kéo đứt và cải thiện một số tính chất của
nhựa như tăng độ cứng.
10


Chất độn được thêm vào trong chất dẻo để cải thiện độ bền, độ chịu
đựng và giảm giá thành.
Có 2 loại chất độn: chất độn vô cơ và hữu cơ như: Carbonate Lcium và
Caoloin, bột Talc được sử dụng nhiều.

4. Quy trình sản xuất
4.1 sơ đồ khối
Phụ gia

Hạt nhựa mới

Kiểm tra
Thổi
Đùn
Phối trộn
Gọt bavia

Thành phẩm

Hình 3. Sơ đồ khối quy trình sản xuất chai nhựa
bằng phương pháp đùn thổi

4.2 Sơ đồ thiết bị
11


 Thuyết minh quy trình

Phối trộn
Các sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất được đưa vào máy cắt để
cắt nhỏ lại ( đối với các chế phẩm có kích thước lớn ) sau đó được đưa vào máy
nghiền. Sản phẩm sau nghiên được đưa qua máy tạo hạt, ở đây hạt nhựa được
nung nóng chảy, qua hệ thống giải nhiệt, hệ thống dao căt, kết quả là tạo ra
hạt nhựa có kích thước gần băng nhau.
Hệ thống sấy của máy tạo hạt chỉ được hoạt động khi phế phẩm làm từ
hạt nhựa có tính hút ẩm cao.
Đùn
Nhiệt được cung cấp từ các vòng băng điện trở bọc ngoài xilanh sẽ nấu
chảy hạt nhựa, hệ thống thủy lực đẩy trục trôn ốc tịnh tiến về phía trước, nhựa
nóng chảy được nạp theo lượng nhất định vào hốc khuôn, kế đến là đi qua bộ
phận đùn.
Thiết bị đùn sử dụng áp suất cao để đùn phần nhựa nhão ra ngoài. Nhựa
nhão sau khi ra khỏi đầu khuôn có dạng hình ống(ống parison).

12



Hình 4. Thiết bị đùn
Thổi
Ống parison sau khi được đùn ra sẽ được bộ phận điều khiển đóng mở sẽ
đóng kín khuôn lại, ép lại và cắt phần ống parison để đưa tiếp tục vào bên
trong khuôn thổi, kế đến cùng lúc đó khí thổi được đưa vào để thổi với áp suất
lớn khiến cho ống nhựa phình to ra, áp suất vào trong của khuôn.
Sau khi được làm nguội bộ phận điều khiển đóng mở khuôn sẽ mở khuôn
tháo sản phẩm ra ngoài, ta thu được vật thể rỗng.

Hình 5. Thiết bị thổi chai

Cắt bavia
13


Sản phẩm sau khi đưa ra ngoài sẽ đi qua bộ phận cắt bavia nhằm loại bỏ
phần nhựa thừa ở phần đầu và đáy chai.

5. Thiết bị

Hình 6. Thiết bị đùn thổi
Nhiệm vụ chính của thiết bị đùn là tạo nên áp suất đủ lớn để đẩy vật
liệu qua khuôn.
Áp suất này phụ thuộc: cấu trúc hình học của khuôn, tính chất dòng
chảy của vật liệu và tốc độ chảy.

6. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Các bước kiểm tra như sau:
1. Công nhân cắt bavia sẽ phát hiện và loại những sản phẩm bị lỗi: bị cháy
nhựa, bị thủng, lệch…

2. Cân sản phẩm xem nó có đạt yêu cầu đơn đặt hàng không?
3. Cắt ngang sản phẩm để kiểm tra độ dày của thành chai có đều hay không.
4. Đổ nước vào, đóng nắp để một thời gian để kiểm tra xem sản phẩm có bị rò
rỉ hay không?
5. Kiểm tra các kích thước hình học như chiều cao, rộng…bằng các dụng cụ
như thước kẹp, panme…

Kết luận
Theo xu hướng đi lên của xã hội, con người ngày càng có nhu cầu cao hơn
về giá trị cảm quan và đòi hỏi về tính thẩm mĩ. Do đó, mẫu mã bao bì cũng dần trở thành
14


yếu tố quan trọng trong cạnh tranh. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó bao bì ra đời
không chỉ với chức năng đơn thuần là bao gói và bảo vệ sản phẩm mà đã trở thành
công cụ chiến lược trong quảng bá sản phẩm và gây dựng thương hiệu.
Trong nhiều thế kỉ, bao bì nhựa đã được sử dụng phổ biến để chứa đựng
thực phẩm; đúc thành các chai, lọ, hộp nhựa đựng thực phẩm như: nước ép hoa quả
tươi, bánh kẹo, sữa chua…; tạo sơị dệt bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có khối
lượng lớn; các loại túi xốp, túi đựng thực phẩm đã hoặc chưa qua chế biến…
Khách hàng thích các sản phẩm nhựa vì họ luôn tin tưởng rằng đó là chất liệu bao
bì tốt, tiện sử dụng, có khả năng chống thấm nước, hơi, chống oxi hóa hiệu quả; có
thể sử dụng cho những sản phẩm thủy sản lạnh đông v.v… Bao bì nhựa còn được
sử dụng để tạo hình dạng các ly, chén, lọ, bình chứa các loại vật phẩm cần thanh
trùng.
Tuy với những hạn chế đã phân tích về :khả năng chịu nhiệt kém, bị kéo
giãn và dễ đứt dưới tác dụng của lực, chống thấm dầu mỡ kém, dễ bị ảnh hưởng đến
chất lượng thực phẩm khi chứa đựng những sản phẩm nóng v.v… nhưng bao bì
nhựa vẫn được sử dụng nhiều nhất để chứa đựng thực phẩm.


15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> />
ii



×