Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Chuong 4 PHAN UNG HOA HOC hoa 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.23 KB, 6 trang )

Chương 4. PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Câu 1. Trong phản ứng 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. NO2 đóng vai trò
A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
C. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
D. không phải chất oxi hóa, cũng không phải chất khử.
Câu 2. Tìm định nghĩa sai.
A. Chất bị oxi hóa là chất nhận electron.
B. Chất khử là chất bị oxi hóa.
C. Chất khử là chất cho electron.
D. Quá trình oxi hóa là quá trình cho electron.
Câu 3. Cho phản ứng sau aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O. Trong đó a, b, c, d, e là các hệ số tối
giản của phương trình. Tổng a + b bằng
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 4. Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng không phải là phản ứng oxi hóa – khử là
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
B. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.
C. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
D. 6FeCl2 + KClO3 + 6HCl → 6FeCl3 + KCl + 3H2O.
Câu 5. Trong hóa học vô cơ, phản ứng có số oxi hóa của các chất luôn luôn không đổi là phản ứng
A. hóa hợp
B. trao đổi
C. phân hủy
D. thế
Câu 6. Cho 0,1 mol Zn và 0,2 mol Ag tác dụng hoàn toàn với HNO3 tạo ra Zn(NO3)2, AgNO3, H2O và V lít
khí NO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48 lít.
B. 2,24 lít.


C. 8,96 lít.
D. 17,92 lít.
Câu 7. Cho sơ đồ phản ứng FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Hệ số cân
bằng tối giản của FeSO4 là
A. 10
B. 8
C. 6
D. 2
Câu 8. Phương trình Cu → Cu2+ + 2e biểu thị quá trình nào sau đây?
A. oxi hóa.
B. nhận electron.
C. phân hủy.
D. hòa tan.
Câu 9. Cho phản ứng aHCl + bMnO2 → cMnCl2 + dCl2 + eH2O. Hệ số cân bằng a và b lần lượt là
A. 2 và 1.
B. 4 và 2.
C. 4 và 1.
D. 1 và 2.
Câu 10. Cho phản ứng sau Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O; hệ số cân bằng của các chất lần lượt là
A. 3, 4, 3, 2 và 2.
B. 3, 8, 3, 2 và 4.
C. 3, 2, 3, 2 và 1.
D. 3, 2, 2, 3 và 1.
Câu 11. Theo quan niệm mới, sự khử là
A. sự thu electron.
B. sự cho eletron.
C. lấy oxi.
D. mất oxi.
Câu 12. Phương trình Fe3+ + 1e → Fe2+ biểu thị quá trình nào sau đây?
A. oxi hóa.

B. hòa tan.
C. khử.
D. phân hủy.
Câu 13. Cho m gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được Cu(NO3)2, H2O và 3,36 lít khí
NO (đktc) là chất khử duy nhất. Giá trị của m là
A. 14,4 g.
B. 6,4 g.
C. 9,6 g.
D. 16,0 g.
Câu 14. Trong hóa học vô cơ, loại phản ứng hóa học nào có thể là phản ứng oxi hóa – khử hoặc không phải
là phản ứng oxi hóa – khử?
A. phân hủy và trao đổi.
B. trao đổi và thế.
C. thế và hóa hợp.
D. phân hủy và hóa hợp.
Câu 15. Phản ứng hóa học nào sau đây cho thấy NO2 chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa
A. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.
B. NO2 + SO2 → NO + SO3.
C. 2NO2 → N2O4.
D. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3.
Câu 16. Định nghĩa đúng về phản ứng oxi hóa – khử
A. phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó tất cả các nguyên tử tham gia phản ứng đều thay đổi
số oxi hóa.
B. phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng không kèm theo sự thay đổi số oxi hóa các nguyên tố.
C. phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự cho nhận electron giữa các chất.


D. phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó quá trình oxi hóa và quá trình khử diễn ra không
đồng thời.
Câu 17. Phản ứng mà SO2 không đóng vai trò chất oxi hóa và không đóng vai trò chất khử là

A. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O.
B. SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
C. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.
D. SO2 + 2Mg → S + 2MgO
Câu 18. Hòa tan 5,6 gam kim loại Fe vào dung dịch HNO3 1M loãng dư, sau phản ứng thu được Fe(NO3)3,
NO và H2O. Tính thể tích tối thiểu của dung dịch HNO3 đã dùng.
A. 500 ml.
B. 200 ml.
C. 300 ml.
D. 400 ml.
Câu 19. Trong phản ứng FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O thì H2SO4 đóng
vai trò là
A. chất tạo môi trường
B. chất khử
C. chất oxi hóa
D. vừa là chất oxi hóa, vừa là môi trường.
Câu 20. Cho các phương trình hóa học sau
2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + 2NaCl.
to
2Al(OH)3 
→ Al2O3 + 3H2O.
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑.
to
C + H2O 
→ CO + H2.
Số phản ứng oxi hóa khử là
A. 1
B. 2
C. 3

D. 4
Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng khi định nghĩa về phản ứng oxi hóa – khử
A. Là phản ứng trong đó nguyên tử hay ion này nhận electron của nguyên tử hay ion khác.
B. Là phản ứng trong đó có kèm theo sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
C. Là phản ứng trong đó tất cả các nguyên tử tham gia đều phải thay đổi số oxi hóa.
D. Là phản ứng trong đó nguyên tử hay ion này nhường electron cho nguyên tử hay ion khác.
Câu 22. Cho phản ứng sau H2SO3 + Br2 + H2O → H2SO4 + (A), chất (A) là
A. HBr.
B. HBrO3.
C. HBrO4.
D. HBrO.
Câu 23. Cho phản ứng hóa học sau: FeS2 + HNO3 → Fe2(SO4)3 + H2SO4 + NO + H2O. Hệ số cân bằng của
HNO3 dưới dạng số nguyên tối giản của phản ứng trên là
A. 10
B. 4
C. 5
D. 16
Câu 24. Trong các phản ứng sau phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa khử?
A. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
B. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
C. 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2.
D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Câu 25. Cho phản ứng HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Tổng các hệ số nguyên dương tối giản trong
phương trình của phản ứng đó là
A. 12
B. 22
C. 20
D. 16
Câu 26. Cho phản ứng 2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2↑ + 8H2O. Hệ số tỉ lệ ứng với
chất oxi hóa và chất khử lần lượt là

A. 5 và 3.
B. 2 và 5.
C. 3 và 5.
D. 5 và 2.
Câu 27. Dấu hiệu để nhận biết phản ứng oxi hóa khử là
A. tạo thành hợp chất chứa oxi.
B. không tạo ra đơn chất.
C. có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố
D. có sự thay đổi màu sắc của các chất
Câu 28. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào có NH3 là chất oxi hóa?
A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
B. 2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2.
C. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4.
D. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.
Câu 29. Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Hệ số cân bằng dưới dạng số
nguyên dương tối giản các chất theo thứ tự lần lượt là
A. 3, 28, 9, 1, 14.
B. 3, 26, 9, 2, 13.
C. 3, 14, 9, 1, 7.
D. 2, 28, 6, 1, 14.
Câu 30. Trong phản ứng nào HCl đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3.
B. Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.


C. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑.
D. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O.
+
Câu 31. Cho dãy các chất và ion: Cl2, F2, SO2, Na , Ca2+, Fe2+, Al3+, Mn2+, S2–, Cl–. Số chất và ion trong dãy
đều có tính oxi hóa và tính khử là

A. 3
B. 4
C. 6
D. 5
Câu 32. Phản ứng nào dưới đây không xảy ra?
A. KMnO4 + SO2 + H2O →
B. Cu + HCl + NaNO3 →
C. Ag + HCl + Na2SO4 →
D. FeCl2 + Br2 →
Câu 33. Trong phản ứng: KMnO4 + C2H4 + H2O → X + HO–C2H4–OH + KOH. Chất X là
A. K2MnO4.
B. MnO2.
C. MnO.
D. MnO3.
Câu 34. (A 07) Cho dãy các chất gồm: FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4,
Fe2(SO4)3, FeCO3, Fe lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hóa – khử là
A. 8.
B. 5.
C. 7.
D. 6.
Câu 35. (A 07) Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu
với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 10.
B. 11.
C. 8.
D. 9.
Câu 36. (A 07) Hòa tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X
phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của V là
A. 80.
B. 40.

C. 20.
D. 60.
Câu 37. (B 07) Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra các sản phẩm là CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử
CuFeS2 sẽ
A. nhận 13 electron.
B. nhận 12 electron.
C. nhường 13 electron.
D. nhường 12 electron.
Câu 38. (B 07) Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm
khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được
A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.
B. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.
C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4.
D. 0,12 mol FeSO4.
Câu 39. (B 07) Cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản
ứng đó là
A. chất xúc tác.
B. chất oxi hóa.
C. chất môi trường. D. chất khử.
Câu 40. (A 08) Cho các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O.
2HCl + Fe → FeCl2 + H2↑.
14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2↑ + 7H2O.
6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2↑.
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.

Câu 42. (B 08) Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được 0,896 lít khí NO ở đktc và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X

A. 8,88 g.
B. 13,92 g.
C. 6,52 g.
D. 13,32 g.
Câu 43. (B 08) Cho các phản ứng:
Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O
2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
to
2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
4KClO3 
→ KCl + 3KClO4.
O3 → O2 + O.
Số phản ứng oxi hóa khử là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 44. (A 09) Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí
NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là
A. NO; Mg.
B. NO2; Al.
C. N2O; Al.
D. N2O; Fe.
Câu 45. (A 09) Cho phương trình hóa học: Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O. Sau khi cân bằng với
hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì hệ số của HNO3 là
A. 13x – 9y
B. 46x – 18y

C. 45x – 18y
D. 23x – 9y


Câu 46. (A 10) Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
(III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước.
(IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng.
(V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF.
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa khử xảy ra là
A. 4.
B. 3.
C. 6.
D. 5.
Câu 47. (A 10) Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ x : y = 2 : 5), thu được
một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường
khi bị hòa tan là
A. 2x
B. 3x
C. y
D. 2y
Câu 48. (A 10) Trong phản ứng: K 2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O. Số phân tử HCl đóng vai trò
chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị k là
A. 4 / 7.
B. 3 / 7.
C. 3 / 14.
D. 1 / 7.
Câu 49. (B 10) Cho dung dịch X chứa KMnO 4 và H2SO4 (loãng) lần lượt vào các dung dịch: FeCl 2, FeSO4,

CuSO4, MgSO4, H2S, HCl (đặc). Số trường hợp có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 5.
B. 4.
C. 6.
D. 3.
Câu 50. (B 11) Cho phản ứng hóa học: C 6H5–CH=CH2 + KMnO4 → C6H5–COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH
+ H2O. Tổng hệ số (nguyên, tối giản) tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng trên là
A. 24
B. 34
C. 27
D. 31
Câu 51. (B 12) Cho các chất riêng biệt: FeSO 4, AgNO3, Na2SO3, H2S, HI, Fe3O4, Fe2O3 lần lượt tác dụng với
dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa khử là
A. 5.
B. 3.
C. 6.
D. 4.
Câu 52. (A 13) Tiến hành các thí nghiệm
(a) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng.
(b) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.
(c) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4.
(d) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
(e) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 5.
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 53. (A 13) Cho phương trình phản ứng aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 3.

B. 2 : 3.
C. 2 : 5.
D. 1 : 4.
Câu 54. (A 13) Cho phản ứng hóa học: aFeSO 4 + bK2Cr2O7 + cH2SO4 → dFe2(SO4)3 + eK2SO4 + fCr2(SO4)3
+ gH2O. Tỷ lệ a : b là
A. 3 : 2.
B. 2 : 3.
C. 1 : 6.
D. 6 : 1.
Câu 55. (B 13) Cho phản ứng: FeO + HNO 3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình phản ứng trên,
khi hệ số của FeO bằng 3 thì hệ số của HNO3 là
A. 6.
B. 10.
C. 8.
D. 4.
Câu 56. (A 14) Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng oxi hóa khử?
A. NaOH + HCl → NaCl + H2O.
B. CaO + CO2 → CaCO3
C. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.
D. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.
Câu 57. (B 14) Cho phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. Trong phương trình hóa
học trên khi hệ số của KMnO4 là 2 thì hệ số của SO2 là
A. 5
B. 6
C. 4
D. 7
Tự Luận
Bài 1. Cân bằng các phản ứng
(1)
P + KClO3 → P2O5 + KCl.

(2)
P + H2SO4 (đặc, nóng) → H3PO4 + SO2 + H2O.
to
(3)
S + HNO3 
→ H2SO4 + NO.
(4)
H2S + HClO3 → HCl + H2SO4.
Bài 2. Cân bằng các phản ứng
(1)
Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O.


o

t
(2)
Fe + H2SO4 (đặc) 
→ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.
(3)
Mg + H2SO4 (đặc) → MgSO4 + S + H2O.
(4)
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O.
(5)
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O.
(6)
FeO + H2SO4 + KMnO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O.
(7)
KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2↑ + H2O.
(8)

K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + Cl2↑ + H2O.
Bài 3. Cân bằng các phản ứng
(1)
Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O
(2)
NO2 + NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O.
xt,t o
(3)
KClO3 
→ KCl + O2.
o

t
KMnO4 
→ K2MnO4 + MnO2 + O2.
to
(5)
FeS2 + O2 
→ Fe2O3 + SO2.
(6)
FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O.
(7)
Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO + H2O
Bài 4. Cho 1,3g Zn tác dụng với 20 gam dung dịch H2SO4 98% thu được khí X là sản phẩm khử duy nhất
chứa lưu huỳnh, và dung dịch A. Trung hòa dung dịch A cần dùng 280 ml dung dịch NaOH 1M, thu được
dung dịch B. Xác định khí X. Tính khối lượng các chất tan trong dung dịch B.
Bài 5. Hòa tan hoàn toàn 3,39 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng một lượng vừa đủ H2SO4 loãng thấy
thoát 3,136 lít H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối. Tính giá trị của m.
Bài 6. Hòa tan hết 2,19 gam hỗn hợp gồm Mg và Al cần vừa đủ 200 ml dung dịch gồm HCl 0,5M và H2SO4
0,3M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì được bao nhiêu gam muối khan?

Bài 7. Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được
2,24 lít khí H2 (ở đktc). Tính khối lượng mỗi muối trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Bài 8. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B thuộc phân nhóm chính nhóm II, thuộc hai chu kỳ liên tiếp. Cho
1,76 gam X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Xác định hai kim loại đó.
Bài 9. Cho m gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại A, B tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu
được 4,928 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 22,78 gam muối khan. Tính giá
trị của m.
Bài 10. Hòa tan hết một lượng hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 bằng HNO3 đặc, nóng thu được 4,256 lít khí NO2
(đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 49,2 gam muối khan. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn
hợp đầu.
Bài 11. Hòa tan hết 5,6 gam Fe bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 4,48 lít hỗn hợp
khí NO và NO2 (đktc) và dung dịch một muối duy nhất.
a. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan.
b. Tính thể tích mỗi khí thu được.
Bài 12. Cho 150 gam dung dịch FeI2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 1M thu được 8,67 gam hỗn
hợp chất rắn không tan gồm Ag và AgI. Biết dung dịch sau phản ứng chỉ chứa hai muối, trong đó có muối
sắt (III) nitrat. Viết phương trình phản ứng và tính nồng độ phần trăm dung dịch FeI 2.
Bài 13. Cho 5,8 gam muối FeCO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp khí chứa CO2,
NO và dung dịch X. Tính thể tích mỗi khí ở đktc và khối lượng muối thu được.
Bài 14. Hỗn hợp X gồm hai kim loại Al và Mg. Chia m gam X thành hai phần bằng nhau. Phần 1: hòa tan
hoàn toàn trong dung dịch chứa axit HCl và H2SO4 loãng tạo ra 3,36 lít khí H2. Phần 2: tác dụng hoàn toàn
với dung dịch HNO3 thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các thể tích khí đo ở đktc. Tính thể tích
khí NO.
Bài 15. Một hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Chia m gam X ra làm phần bằng nhau. Phần I tác dụng với dung dịch
HCl dư cho ra 1,792 lít H2 (đktc). Phần II tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,688 lít (đktc)
khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A. Tính giá trị của m.
Bài 16. Cho 2,16 gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,672 lít khí A (sản phẩm khử duy
nhất ở đktc). Hãy xác định khí A.
Bài 17. Nung 184 gam quặng đôlômit (CaCO3.MgCO3) một thời gian, thấy còn lại 113,6 gam chất rắn gồm
hai oxit và V lít khí CO2. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân và tính giá trị của V.


(4)


Bài 18. Đốt một kim loại X có hóa trị 3 trong bình kín đựng khí Cl2 thu được 32,5 gam muối clorua và nhận
thấy thể tích khí Cl2 giảm 6,72 lít ở đktc. Hãy xác định tên kim loại X.
Bài 19. Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp Zn và Al bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 7,616 lít
SO2 (đktc), 0,64 gam S và dung dịch X. Tính khối lượng muối khan có trong X.
Bài 20. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng dung dịch HNO3 loãng dư. Kết thúc thí nghiệm
không có khí thoát ra, dung dịch thu được có chứa 8 gam NH4NO3 và 113,4 gam Zn(NO3)2. Tính khối lượng
hỗn hợp ban đầu.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×