Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bài giảng đất nước phần 2 thầy phạm hữu cường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.93 KB, 9 trang )

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường)

Đất Nước – N.K Điềm

ĐẤT NƯỚC (PHẦN 2)
Giáo viên: PHẠM HỮU CƯỜNG
TÀI LIỆU BÀI GIẢNG
Đây là tài liệu đi kèm với bài giảng Đất Nước (Phần 2) thuộc khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN-C: Môn Ngữ văn
(Thầy Phạm Hữu Cường) tại website Hocmai.vn.

PHẦN 2:
NHỮNG ĐỊNH NGHĨA ĐỘC ĐÁO VỀ ĐẤT NƯỚC
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC
I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC VÀ PHẠM VI RA ĐỀ:
1. Tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại".
2. Hình tượng đất nước, những khám phá mới mẻ về đất nước và tình cảm của nhà thơ đối với đất
nước. (Chú ý so sánh với Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên
ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Bên kia sông Đuống Hoàng Cầm...)
3. Những khám phá mới mẻ về nhân dân và tình cảm nhà thơ đối với nhân dân. (Chú ý so sánh với
Việt Bắc của Tố Hữu, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên…)
4. Nghệ thuật sử dụng và giá trị ý nghĩa của các chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ.
5. Phân tích, cảm nhận được các đoạn tiêu biểu:
- 9 dòng đầu.
- "Trong anh và em hôm nay…Làm nên Đất Nước muôn đời"
- Những người vợ nhớ chồng…Những cuộc đời đã hoá núi sông ta"
- "Em ơi em/Hãy nhìn rất xa…….Đất Nước của ca dao thần thoại"
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Đoạn thơ: “Đất là nơi anh đến trường... Làm nên Đất Nước muôn đời”
Đoạn thơ bình giảng dưới đây Nguyễn Khoa Điềm đã tách riêng 2 yếu tố đất nước và trình bày theo lối
đ/n giải thích để khẳng định đất nước chính là sự hoà hợp của 2 yếu tố đất, nước. Nó gắn bó mật thết với đời


sống người dân.
“Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
……………
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
Cũng như cả chương V của trường ca mặt đường khát vọng đoạn thơ này được thể hiện bằng một
hình thức thơ trữ tình – chính luận. Nguyễn Khoa Điềm mượn hình thức trò chuyện, thủ thỉ với nhân vật
“em” từ đó nói lên suy nghĩ sâu sắc, những tình cảm chân thành của mình về đất nước. Đất nước vừa thiêng
liêng, lại vừa gần gũi. Vì vậy những câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ trong bài “ đất nước” đều đêm đến cho
người đọc sự cảm nhận khá tinh tế phong phú về hình ảnh đất nước hôm qua hôm nay và mai sau. Đất nước

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường)

Đất Nước – N.K Điềm

của núi sông, của lịch sử, của truyền thống, nguồn cội, của những cái lớn lao, trang trọng nhưng cũng là của
anh, của em từ lúc thơ cho đến khi trưởng thành:
“ Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất Nước là nơi con chim phương hoàng bay về hòn núi bạc
Nước là nơi “ con cá ngư ông nóng nước biển khơi”

Những câu thơ trên được viết bằng tư duy, vừa mang tính trữ tình lại vừa giàu sức triết luận. Nhà thơ
tách 2 yếu tố đất nước Đất tương ứng với anh, nước tương ứng với em. Khi Nguyễn Khoa Điềm nói riêng về
anh và em với những kỷ niệm tuổi thơ mỗi người thì nhà thơ tách riêng 2 chữ “đất, nước, còn đến khi anh
em hò hẹn gắn kết thành “ta” thì 2 chữ đất nước lại được đứng sát cạnh nhau và ở đầu dòng thơ. Qua đây
NKđ muốn thể hiện: đất nước chính là sự hoà hợp của 2 yếu tố đất và nước. Đất nước không phải là cái gì
cao siêu xa vời mà nó là không gian sinh tồn hết sức gần gũi thân quen với mỗi người, đó là nơi anh đến
trường – nơi ghi dần những kỷ niệm đầu đời, khi lần đầu tiên bước chân đi học để làm người có ích mai sau.
Nơi ấy còn là chốn hẹn hò của tình yêu lứa đôi. Câu thơ “ Nước là nơi em tắm” gợi người đọc liên tưởng
đến những giếng nước, ao làng trong vắt, ngọt lành của quê hương. Có thể nói câu thơ:
“ Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”
Là câu thơ viết rất hay và sâu sắc, thầm đẫm chất liệu văn hoá dân gian gợi cho người đọc nhớ tới ca dao!
“Khăn thương nhớ ai!
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai”
Hình ảnh khăn trong bài ca dao là sự hoá thân cho của người con gái trong tình yêu lứa đôi thật đẹp, thật
nồng thắm, da diết. Nguyễn Khoa Điềm tiếp nối mạch cảm xúc ấy để khẳng định đất nước có trong tình cảm
của đôi lứa yêu nhau, hay nối cách khác nhau, tình yêu lứa đối đã hoà hợp làm 1 với tình yêu đất nước. Đây
là 1 từ thơ đẹp đã được nhiều nhà thơ nói đến.
“ Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngàn”
( Nguyễn Đình Thi)
Đất nước không chỉ hoà hợp trong tình yêu lứa đôi, gắn bó mật thiết với con người với mỗi chàng trai, cô
gái mà thể hiện ở vẻ đẹp tự nhiên, làm đẹp thêm cuộc sống con người.
“ Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
Nước là nơi “ con cá ngư ông mang nước biển khơi”
Từ những câu ca dao miền Trung đẹp huyền thoại đã được nhà thư đưa vào 2 câu thơ trên gợi ra 1 đất
nước giàu đẹp với muôn trùng núi bạc bát ngát biển khơi.
Những câu thơ tiếp vẫn theo lời triết luận, suy tưởng với giọng thơ trầm lắng để tác giả thực hiện cảm
nhận của mình về đất nước trên bề rộng lớn không gian và thời gian đằng đẵng:

“ Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mênh
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường)

Đất Nước – N.K Điềm

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
Như vậy đất nước được nhà thơ cảm nhận qua độ dài vô tận của thời gian “ đằng đẵng” lẫn chiều rộng
của không mênh mông. Cái sâu sác của từ thơ là khi nhắc đến lịch sử dân tộc Nguyễn Khoa Điềm không
nhắc đến các triều đại như Nguyễn Trãi đã từng làm:
“ Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nên độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Nhà thơ cũng không nhắc đến những anh hùng lưu danh như CLV vẫn viết:
“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn
Khi Nguyễn Huệ cười voi vào cửa Bắc.
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sông Bạch Đằng.
Nguyễn Khoa Điềm làm theo cách cảm nhận của riêng ông. Nhà tho nhác đến những hiện tưọng huyền
thoại trong các truyền thuyết văn hoá, dân gian chìm về, rồng ở, Lạc Long Quân và Âu cơ, sự tích trăm
trứng, Hùng vương dựng nước. Như vậy thời gian được nhà thơ cảm nhận trong chiều sâu quá khứ lịch sử
hình thànhvà phát triển đất nước. Chính cách cảm nhận thời gian này đã tạo ra được hiệu qua nghệ thuật rõ

rệt, gợi 1 vẻ đẹp đất nước vàư chân thực, vừa phảng phất chất huyền thoại. Đồng thời đánh thức tình cảm tổ
tiên, tình cảm cội nguồn trong đầy tâm linh người Việt. Dù là sống ở miền ngược, miền xuôi trên rừng hay
dưới bể, trong Nam hay ngoài Bắc đều là con cháu một nhà của tổ tiên Lạc Long Quân, Âu cơ gắn bó ruột
thịt bao đời chung sức, chung lòng tạo dựng được quê hương ngày càng tươi đẹp, hùng mạnh. Đất nước ấy,
dân tộc ấy tồn tại và phát triển do các thế hệ con người Việt Nam lớp lớp nối tiếp:
“Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trò để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết nhớ ngày giỗ Tổ”.
Những câu thơ thật tự nhiên mà vô cùng xao động lòng người đem đến những nhận thức về mối liên hệ
vô cùng chặt chẽ, giữa các thế hệ người Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Mỗi liên hệ ấy thật tự nhiên
và mật thiết như máu chảy về tim. Thế hệ sau tiếp tục sống, bảo vệ, giữ gìn dựng xây những thành quả mới,
làm tiếp những công việc mà người đi trước kể lại giọng thơ trong những câu thơ này thật trữ tình, bình dị
mà sâu sắc vô cùng làm cho mỗi con người Việt Nam đang sống của ngày hôm nay không những đối với thế
hệ tương lai. Nhưng đặc sắc nhất vẫn là 2 câu thơ này:
“Hàng năm ăn đâu là đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
Nâng tầm vóc dân tộc, tầm vóc đất nước lên tầm cao mới, chúng ta thấy ở đây vẻ đẹp của cảm xúc, của
tầm hồn, của hình thức và trách nhiệm đều nổi bật. Hai chữ “cúi đầu” thực hiện sự thành kính, ngưỡng vọng
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 3 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường)


Đất Nước – N.K Điềm

thiêng liêng, chạm đúng và tình cảm nguồn cội, tự hào và khơi dậy trong tâm hồn người Việt Nam truyền
thống Hùng Vương dựng nước nhờ đến ngày giỗ Tổ. Tổ là cội nguồn là ông bà.
Nói đến một câu thơ tả cảnh tài hoa, ta nói đến biện pháp tả cảnh, ngôn ngữ tả cảnh phù hợp với phong
cách nhà thơ với trạng tháI tâm hồn trong nghệ thuật tả cảnh được tạo ra từ chính sự thống nhất ấy.
Nếu như ở đoạn thơ trước đó trong bài thơ, tác giả nhìn nhận đất nước từ bề dày văn hoá dân tộc hàng nghìn
năm qua, thì ở đây lại là những suy nghĩ về đất nước từ cuộc sống hiện tại trong các mối quan hệ riêng –
chung, cá nhân – cộng đồng, sự tiếp nối giữa các thế hệ.
Khổ thơ mở đầu bằng một lời khẳng định:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, đất nước, quê hương, tổ quốc, dân tộc... luôn là những khái niệm
trừu tượng. Với nhà thơ trẻ đang đôi mặt với cuộc chiến tranh khốc liệt một mất một còn, đất nước gần gũi,
thân thiết. Điều này chưa hẳn đã mới, trong ca dao, dân ca có không ít những câu hát như thế:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Quê hương là tất cả những gì gắn bó ruột rà với con người. Đó là nơi ta yêu tha thiết. Đó là buổi sáng làm
đồng. Đó là từng miếng ăn quê kiểng mỗi ngày...
Song, cái mới ở khổ thơ của Nguyễn Khoa Điềm là Đất Nước ở trong mỗi một con người, Đất Nước ở trong
ta: Trong anh và em ... Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm... Đất Nước là máu xương của mình. Đó
là nhận thức mới về đất nước. Nhận thức ấy được nêu ra để dẫn dắt đến một ý tứ khác của những dòng thơ ở
cuối khổ này (từng cá nhân phải làm gì cho đất nước)
Bốn dòng thơ kế tiếp mở rộng ý ban đầu:
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Hai câu thơ (bốn dòng) được cấu trúc giống nhau theo kiểu cấu trúc của câu có điều kiện trong văn xuôi hay
lời nói thông thường: Khi... Đất Nước. Hai câu thơ cũng là những lời khẳng định (kết quả của sự nhận thức)
về một chân lý. Cả bốn dòng chỉ có một hình ảnh, lại là hình ảnh mang tính tượng trưng: cầm tay diễn tả sự
thân thiết, tin cậy, yêu thương lẫn nhau. Hình ảnh ấy đi liền với những tính từ chỉ mức độ (hài hoà, nồng
thắm, vẹn tròn, to lớn). Bởi vậy, dù ý tứ tuy không phải là quá mới mẻ, song, những câu thơ ấy lại có sức
nặng của tình cảm chân thành. Những câu thơ này còn có một tầng nghĩa thứ hai, tác giả không trực tiếp nói
ra. Đó là đất nước không phải là một khái niệm trừu tượng, càng không phải một giá trị bất biến, có sẵn. Đất
nước là một thực thể sống và sự sống ấy ra sao ở về phía tất cả những con người trong đất nước đó. Nói rõ
ràng ra, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa mỗi một con người với đất nước.
Từ câu chuyện hiện tại, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc và suy nghĩ về đất nước ở tương lai:
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 4 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường)

Đất Nước – N.K Điềm

Đến những tháng ngày mơ mộng…
Đất nước không chỉ có ngày hôm qua và hôm nay. Đất nước của ngày mai. Từng thế hệ kế tiếp sẽ làm cho
đất nước trường tồn mãi mãi nhờ bàn tay, khối óc và sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân.
Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến khốc liệt thời bấy giờ, phải thấy ở những câu thơ trên còn là một khát
vọng: Đất nước sẽ hoà bình, đất nước sẽ tươi đẹp và còn nhiều hơn thế nữa.
Những khổ thơ cuối, nhà thơ nêu lên trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
Cấu trúc của câu thơ cũng theo kiểu suy luận: Đất nước là ... nêu lên một tiền đề. Từ tiền đề ấy, phải biết.../
phải biết... để làm nên ... Câu thơ giàu chất duy lý nhưng không lên gân mà trở thành lời nhắn nhủ tha thiết.
Ở đây có những từ tượng trưng rất đáng chú ý: máu xương, gắn bó, san sẻ, hoá thân, dáng hình, muôn đời.
Sau rất nhiều suy nghĩ cụ thể về đất nước, đến đây nhà thơ khẳng định Đất nước là máu xương của mình.
Máu xương là sự sống. Rất ít trường hợp người ta ví một điều gì đó với máu xương, bởi nó có ý nghĩa biểu
trưng cho sự thiêng liêng. Đất nước là máu xương có nghĩa là đất nước tồn tại như một sự sống và để có sự
sống ấy hẳn phải có rất nhiều hi sinh. Quả đúng như vậy, biết bao con người, bao thế hệ đã ngã xuống cho
sự sống còn của đất nước. Vì thế, mỗi một con người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, quan
hệ mật thiết với nhau. Từ sự gắn bó ấy mới có thể san sẻ. San sẻ trách nhiệm, san sẻ niềm vui, niềm hạnh
phúc cho nhau. Đất nước vĩ đại nhưng đất nước là một thực thể sống. Thực thể ấy không phải là sự tập hợp
của những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng. Hoá thân cũng có nghĩa là dâng hiến. Thời bình, người ta
dâng hiến sức lực, mồ hôi cho tổ quốc. Thời chiến, người ta dâng hiến cả sự sống của mình. Sự dâng hiến
ấy, theo suy ngẫm của nhà thơ, là cuộc hoá thân. Bóng dáng mỗi người đã làm nên bóng dáng quê hương xứ
sở, đất nước. Không có sự hoá thân kia làm sao đất nước trường tồn, làm sao có được đất nước muôn đời!
Những câu thơ in đậm chất duy lý (khá chặt chẽ, logic) cất lên như tiếng gọi của trái tim, vì thế nó thiết tha,
thúc giục lòng người.
Đoạn thơ trên là một đoạn thơ hay trong bài Đất Nước. Nhà thơ đã thể hiện những suy nghĩ mới mẻ của
mình về đất nước bằng một giọng trữ tình, ngọt ngào. Câu chuyện về đất nước đối với mỗi người luôn là câu
chuyện của trái tim, vừa thiêng liêng, cao cả, cũng vừa gắn bó, thân thiết. Từ suy nghĩ và tình cảm ấy, khi
đối diện với kẻ thù của dân tộc, hẳn người ta phải biết làm gì cho Tổ quốc, giang sơn. Ngày nay, đất nước
đã sạch bóng quân thù. Nhưng trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước vẫn rất cần đặt ra thường
xuyên, bởi đó là câu chuyện không bao giờ cũ.
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
A. TÍNH CHÍNH LUẬN - TRỮ TÌNH TRONG “ĐẤT NƯỚC” CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM (Bài đã
in trên báo Văn nghệ Trẻ năm 5/2005)
Đất Nước trích từ chương V - trường ca Mặt đường khát vọng. Tác giả chia đoạn thơ thành 5 khổ, mỗi khổ
ứng với một luận điểm nhằm làm sáng tỏ tư tưởng: Đất nước này là Đất Nước Nhân dân. Nguyễn Khoa
Điềm trình bày rất nghệ thuật nhiều cảm nhận, lý giải mới về đất nước. Từ đó, ta hiểu thêm tính chính luận trữ tình của thơ ông nói riêng và thơ chống Mỹ nói chung.


Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 5 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường)

Đất Nước – N.K Điềm

Mặt đường khát vọng có tính luận đề (chính luận). Qua cảm nhận mới về đất nước, với những tri thức lịch
sử, địa lý, văn hoá, nhà thơ nhằm thức tỉnh tinh thần yêu nước trong thế hệ trẻ, thúc giục họ đứng về phía
nhân dân, tham gia đấu tranh cách mạng. Về phương diện nghệ thuật, cả bốn khổ đều viết theo lối quy nạp,
ghi lại những luận điểm làm sáng tỏ chủ đề. Tính chính luận còn thể hiện qua giọng thơ hào hùng, kêu gọi
thiết tha, hàm súc, cô đọng như những lời tục ngữ.
Tính luận đề dễ làm thơ khô khan. Nguyễn Khoa Điềm vượt qua khó khăn ấy khi đặt giữa chính luận và trữ
tình một dấu gạch nối. Chất trữ tình bộc lộ ở cảm xúc nồng nàn, say đắm, trân trọng và tha thiết đối với đất
nước. Qua giọng tâm sự lứa đôi, khi thì như độc thoại, lúc lại như đang trò truyện với bạn tình, Nguyễn
Khoa Điềm đã kết hợp hài hoà giữa chính luận hùng hồn và trữ tình thiết tha. Phong cách ấy thấm vào từng
câu chữ của bốn khổ thơ.
Khổ thơ thứ nhất (9 câu đầu): Sau khi điểm qua hai quá trình “bắt đầu” và “lớn lên” của đất nước, tác giả
khẳng định :“Đất Nước có từ ngày đó...” - từ rất xa xưa. Những cái xa xưa thường hay xa lạ, nhưng đất nước
thì không - đất nước gần gũi với mọi người.
Mở đầu là những lời bình dị nhưng hàm súc: “Khi ta lớn lên, Đất Nước đã có rồi”. Đất nước thành bậc tiền
nhân. Mọi người đều được nuôi dưỡng từ đất nước... Nhắc lại điệp khúc “ngày xửa ngày xưa...”, tác giả
muốn chứng tỏ đất nước hình thành từ rất lâu, đất nước có trong từng lời mẹ kể.
Gắn liền với sinh hoạt gia đình: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. Tứ thơ này làm sống lại
nhiều câu tục ngữ, ca dao và truyện Trầu cau bi thương, tình nghĩa. Qua hình ảnh “miếng trầu”, Nguyễn
Khoa Điềm “nhân dân hóa” thơ mình và có thêm một bằng chứng về đất nước hình thành từ xa xưa. Tuy

vậy, đất nước chỉ lớn lên với truyền thống: “dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” và quá trình hình thành
nhiều phong tục, tập quán:
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Nguyễn Khoa Điềm thật sự xúc động khi nói đến:“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Đó lời
ngợi ca tình nghĩa, thuỷ chung trong gian khó. Chữ “thương” giúp thơ ông gần văn học bình dân. “Khi ta
lớn lên Đất Nước đã có rồi”- điều ấy, hiển nhiên như khi ta lớn lên đã có ông bà, cha mẹ... Đất nước gắn bó,
thân thiết như người ruột thịt và bao công việc lao động khác:
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sang
Đó là lúc con người khép lại thời “dã man” bước vào giai đoạn văn minh. Tứ thơ “cái kèo, cái cột thành tên”
còn gợi tập tục đặt tên mộc mạc để mong sự bình yên. Đất nước ta gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước:
“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”. Làm nên hạt gạo trắng thơm phải trải qua nhiều
công đoạn, phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt. Quá trình hình thành đất nước cũng đau đớn như chuyện nhân loại
hoài thai, sinh nở.
Từ những lời phân tích trên đây, có thể thấy Nguyễn Khoa Điềm đã khai thác một cách triệt để vốn văn hoá
dân gian. Hàng loạt câu tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, cổ tích, phong tục, tập quán đã được tái tạo, sáng tạo
lại. Không chỉ hay ở phương diện câu chữ, cấu trúc và lời kết đoạn đã gây được ấn tượng. “Khi ta lớn lên
đất nước đã có rồi”, đất nước bắt đầu, đất nước lớn lên... chặng đường nào cũng song hành với cuộc sống
nhân dân. Tác giả nêu nhiều chứng cứ để làm sáng tỏ kết luận: “Đất Nước có từ ngày đó...” - từ “ngày xửa
ngày xưa mẹ thường hay kể”. Trong suốt quá trình ấy, đất nước gắn bó với mọi gia đình và từng cá nhân.

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 6 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường)

Đất Nước – N.K Điềm


Đó là cơ sở vững chắc để tác giả tiếp tục triển khai tư tưởng Đất Nước này là đất Nước Nhân dân ở 3 khổ
thơ sau.
Khổ thơ thứ hai (33 dòng): Một định nghĩa mới, quan niệm mới về đất nước. Đất nước gắn liền với tình yêu
lứa đôi. Trong “anh” và “em”, cũng như trong mọi người đều có một phần đất nước, cho nên :
“Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở/Làm nên Đất Nước muôn đời”
Tác giả tách hai âm tiết “Đất Nước” (viết hoa) để thể hiện tình, ý mới. Chỉ trong tiếng Việt và một số tiếng
phương Đông, từ này mới gồm hai yếu tố mang nghĩa (ngôn ngữ phương Tây không thể làm như thế). Cách
triết tự thông minh đem lại cảm nhận thú vị :
Đất là nơi anh đến trường/Nước là nơi em tắm/Đất nước là nơi ta hò hẹn
Có 3 lần từ “Đất Nước” được tách riêng ra rồi kết hợp lại theo quy luật trên để tạo nên ba điệp khúc với âm
điệu khác nhau:
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc/Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển
khơi/Thời gian đằng đẵng/Không gian mênh mông/Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ...
Song song với quá trình tách - hợp nói trên, là sự hài hòa trong mối quan hệ: “anh” - “em” thành “ta” và
“Chim về”, “Rồng ở” tạo nên mối tình Lạc Long Quân - Âu Cơ. Qua các câu thơ, tác giả cho ta thấy: đất
nước “bắt đầu” hình thành, “lớn lên” như những mối tình thân thiết, yêu thương.
Trình tự “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”, tưởng như tình cờ mà không sao đảo ngược. Thay đổi dưới
dạng : Đất là nơi em đến trường, Nước là nơi anh tắm, cảm hứng thơ sẽ tan biến. Dòng viết trên thành một
câu văn xuôi bình thường.
Đất nước không phải chỉ là núi sông, rừng bể, không chỉ nâng đỡ tình yêu của anh và em, đất nước còn là
nơi dân mình đoàn tụ với mối tình vĩ đại: Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Từ
đó, đất nước thành không gian cộng đồng sinh tồn. Qua khổ thơ thứ hai, đất nước được cảm nhận như sự
thống nhất hài hòa giữa cái hàng ngày và vĩnh hằng, trong mỗi cá nhân và toàn dân tộc, trong quá khứ, hôm
nay và mai sau. Từ suy ngẫm trên, Nguyễn Khoa Điềm kết luận:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Đất nước không xa xôi mà tồn tại trong mỗi con người. Cá nhân không tách rời đất nước; vì thế, ai cũng
phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ. Đoạn thơ kết lại với lời nhắn nhủ chân thành, thiết tha:
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình/Phải biết gắn bó và san sẻ/Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ

sở/Làm nên Đất Nước muôn đời...
Khổ thơ thứ 3: Tư tưởng “đất nước nhân dân” còn được thể hiện qua cách cảm nhận sâu sắc, độc đáo về
phương diện địa lý. Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái... chỉ thành thắng cảnh khi gắn liền với đời sống văn hóa
dân tộc, được cảm thụ qua tâm hồn quần chúng và lịch sử đất nước. Vẫn dùng lối quy nạp, từ hàng loạt hiện
tượng cụ thể, nhà thơ đi đến nhận xét phổ quát:
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy/Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...
Trong không gian địa lý, trên khắp ruộng đồng gò bãi, Nguyễn Khoa Điềm đều thấy dấu tích nhân dân để
lại... Cái nhìn hai chiều trên đây thể hiện mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân và đất nước.
Khổ 4: Tác giả cùng “em” nhìn đất nước theo một phương diện khác - phương diện lịch sử:
Em ơi em hãy nhìn rất xa/Vào bốn nghìn năm Đất Nước

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 7 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam
Đất Nước – N.K Điềm

Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - C: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường)

Nếu ở khổ 2 và 3 là cái nhìn gần, thời hiện tại thì ở đây là cái nhìn xa, nhìn về quá khứ. Suy ngẫm về lịch
sử, Nguyễn Khoa Điềm không điểm lại các triều đại “... Đinh Lý, Trần bao đời gây nền Độc lập”, hoặc các
anh hùng nổi tiếng với chiến công hiển hách. Ông nhấn mạnh vai trò của những người trẻ tuổi vô danh.
Chính họ đã giữ gìn, truyền lại cho con cháu mọi giá trị tinh thần, vật chất. Không chỉ bảo tồn hạt lúa, ngọn
lửa, tiếng nói, tên xã tên làng qua các cuộc đi xa mà họ còn quyết tâm: Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm.
Có nội thù thì vùng lên đánh bại.
Đỉnh cao của tính chính luận và cảm xúc trữ tình hội tụ trong câu: “Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân
dân”. Chân lý ấy thể hiện đầy đủ trong ca dao. Bởi vậy, ngoài việc nhấn mạnh qua từ “để”, tác giả còn láy
lại điệp khúc “Đất Nước của ca dao thần thoại”. Hai câu thơ - hai vế song song, đồng đẳng là một cách định

nghĩa mới về đất nước. Tác giả chọn ba tứ ca dao để nói về truyền thống dân tộc: Say đắm trong tình yêu
(Yêu em từ thuở trong nôi...); coi trọng tình nghĩa (Quý công cầm vàng ...); thật quyết liệt trong chiến đấu
(Đi trả thù mà không sợ dài lâu)
Qua đoạn thơ, ta thấy sự vận dụng sáng tạo văn học dân gian của Nguyễn Khoa Điềm. Ông ít lặp lại nguyên
văn mà thường sử dụng từng ý, từng hình ảnh thơ của người xưa. Giọng chính luận - trữ tình phù hợp với
nội dung tác phẩm. Thực ra, tư tưởng đất nước nhân dân đã hình thành từ lâu. Nguyễn Khoa Điềm chỉ nâng
cao tầm tư tưởng ấy và diễn đạt nó bằng ngôn từ, giọng điệu mới, độc đáo. Ông tạo được một đoạn thơ hiện
đại đậm đà bản sắc dân gian. Bởi vậy, thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa quen vừa lạ và có sức thuyết phục cao.

Giáo viên: Phạm Hữu Cường
Nguồn

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

:

Hocmai.vn

- Trang | 8 -


Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam

5 LỢI ÍCH CỦA HỌC TRỰC TUYẾN







Ngồi học tại nhà với giáo viên nổi tiếng.
Chủ động lựa chọn chương trình học phù hợp với mục tiêu và năng lực.
Học mọi lúc, mọi nơi.
Tiết kiệm thời gian đi lại.
Chi phí chỉ bằng 20% so với học trực tiếp tại các trung tâm.

4 LÍ DO NÊN HỌC TẠI HOCMAI.VN





Chương trình học được xây dựng bởi các chuyên gia giáo dục uy tín nhất.
Đội ngũ giáo viên hàng đầu Việt Nam.
Thành tích ấn tượng nhất: đã có hơn 300 thủ khoa, á khoa và hơn 10.000 tân sinh viên.
Cam kết tư vấn học tập trong suốt quá trình học.

CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC CÓ THỂ HỮU ÍCH CHO BẠN

Là các khoá học trang bị toàn
bộ kiến thức cơ bản theo
chương trình sách giáo khoa
(lớp 10, 11, 12). Tập trung
vào một số kiến thức trọng
tâm của kì thi THPT quốc gia.

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Là các khóa học trang bị toàn
diện kiến thức theo cấu trúc của

kì thi THPT quốc gia. Phù hợp
với học sinh cần ôn luyện bài
bản.

Là các khóa học tập trung vào
rèn phương pháp, luyện kỹ
năng trước kì thi THPT quốc
gia cho các học sinh đã trải
qua quá trình ôn luyện tổng
thể.

Là nhóm các khóa học tổng
ôn nhằm tối ưu điểm số dựa
trên học lực tại thời điểm
trước kì thi THPT quốc gia
1, 2 tháng.

-



×