Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Các tội xâm phạm sở hữu theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.75 KB, 164 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN THANH

CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 62 38 01 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. VÕ KHÁNH VINH

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về tất cả
những số liệu, kết quả nghiên cứu đó. Luận án này chưa được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả Luận án

NGUYỄN VĂN THANH


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

8
16

1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

24

Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CÁC TỘI XÂM
PHẠM SỞ HỮU THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
2.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm sở hữu theo pháp luật
hình sự Việt Nam
2.2. Khái quát về lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam đối với các tội xâm phạm sở hữu
2.3. Pháp luật hình sự một số quốc gia trên thế giới về các tội xâm phạm sở hữu

8

28
28
50
65


Chƣơng 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
3.1. Tổng quan tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 2011 đến năm 2015
3.2. Thực tiễn định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu theo pháp luật hình
sự Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
3.3. Thực tiễn quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu theo pháp luật
hình sự Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
4.1. Một số giải pháp hạn chế việc xác định sai tội danh đối với các tội xâm phạm
sở hữu theo pháp luật hình sự Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm
sở hữu theo pháp luật hình sự Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

72
72
79
101

122
122

KẾT LUẬN

134
143


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
PHỤ LỤC

145
153
154


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với nhận thức khởi điểm cho rằng, tài sản là giá trị cơ bản của toàn xã hội.
Trong mọi thời đại, tài sản là giá trị không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Kể từ khi xã hội loài người đến giai đoạn xuất hiện sự tư hữu, tài sản luôn luôn là
đối tượng để con người phấn đấu đạt tới, bởi nó là phương tiện để thỏa mãn các nhu
cầu về vật chất và tinh thần của con người. Trong tất cả các cách thức để có được tài
sản của con người, có những cách thức mà xã hội không chấp nhận. Mức độ không
chấp nhận của con người đối với các hành vi tìm kiếm tài sản phụ thuộc vào tính
nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó. Chính vì vậy, Nhà nước đã dùng pháp luật để
điều chỉnh các hành vi này. Tùy vào tính nguy hiểm của hành vi mà các ngành luật
khác nhau với tính nghiêm khắc khác nhau điều chỉnh. Những hành vi tìm kiếm tài
sản thể hiện tính nguy hiểm cao được coi là tội phạm và được Luật hình sự điều
chỉnh. BLHS (BLHS) Việt Nam thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước trong việc đấu
tranh đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản nhằm mục đích bảo vệ
những giá trị to lớn của đời sống xã hội, quyền lợi của Nhà nước, của mỗi công dân
bằng việc quy định các tội xâm phạm sở hữu tại chương XIV (từ Điều 133 đến Điều
145) BLHS năm 1999 (hiện nay quy định tại chương XVI (từ Điều 168 đến Điều
180) BLHS năm 2015), tạo cơ sở pháp lý cho việc phát hiện, điều tra, xử lý nhanh
chóng, kịp thời, hiệu quả đối với nhóm tội phạm này trong thực tiễn.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở khu vực Đông Nam Bộ và trong vùng tứ

giác kinh tế trọng điểm phía Nam, với nhiều đầu mối giao thông lớn như: Sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn, bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây. Thành
phố Hồ Chí Minh là khu vực giao thoa kinh tế, xã hội giữa các tỉnh miền Tây Nam
Bộ, miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Nam Bộ. Những điều kiện thuận lợi đó đã
thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển nhanh chóng và ổn định. Tuy nhiên, bên
cạnh những tác động tích cực thì với mật độ dân số cao, dân số trẻ, số người trong
độ tuổi lao động nhiều, trong số đó không ít người không có việc làm hoặc có việc
làm nhưng không ổn định đây chính là những đối tượng có nguy cơ phạm tội cao,
là nguồn “bổ sung” cho tội phạm nói chung trong đó có các tội phạm xâm phạm
sở hữu.

1


Theo số liệu thống kê, từ năm 2011 đến năm 2015, trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh xảy ra 30344 vụ án xâm phạm sở hữu. Cụ thể, năm 2011 xảy ra 6057
vụ, năm 2012 xảy ra 6098 vụ, năm 2013 xảy ra 6138 vụ, năm 2014 xảy ra 6301 vụ,
năm 2015 xảy ra 5750 vụ. Như vậy, số vụ án xâm phạm sở hữu qua các năm tăng
giảm không theo quy luật mà chủ yếu là tăng lên, chỉ cá biệt trong năm 2015 số vụ
án xâm phạm sở hữu giảm đáng kể so với năm 2014 (giảm 551 vụ). Trong đó, cướp
tài sản xảy ra 1883 vụ (chiếm tỷ lệ 6,04%), bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản xảy ra
22 vụ (chiếm tỷ lệ 0,072%), cưỡng đoạt tài sản xảy ra 188 vụ (chiếm tỷ lệ 0,62%),
cướp giật tài sản xảy ra 7901 vụ (chiếm tỷ lệ 26,04%), công nhiên chiếm đoạt tài
sản xảy ra 122 vụ (chiếm tỷ lệ 0,4%), trộm cắp tài sản xảy ra 18891 vụ (chiếm tỷ lệ
62,26%), lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra 1004 vụ (chiếm tỷ lệ 3,31%), lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra 246 vụ (chiếm tỷ lệ 0,81%), chiếm giữ trái phép
tài sản xảy ra 17 vụ (chiếm tỷ lệ 0,056%), sử dụng trái phép tài sản xảy ra 16 vụ
(chiếm tỷ lệ 0,053%), hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xảy ra 95 vụ (chiếm
tỷ lệ 0,31%), thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước
xảy ra 03 vụ và vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xảy ra 06 vụ. Có thể

nhận thấy, trong tổng số các vụ án xâm phạm sở hữu, các vụ án trộm cắp xảy ra
nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 62,26%), tiếp đến là các vụ án cướp tài sản, cướp giật tài sản
(chiếm tỷ lệ 32,08%), lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản (chiếm tỷ lệ 4,12%). Thực tế này phần nào đã phản ánh tính chất manh động, thủ
đoạn tinh vi, xảo quyệt của người phạm tội và cả những yếu tố thuộc về người bị hại
như sự nhẹ dạ cả tin, sự lơi lỏng, sơ hở trong quá trình quản lý, chiếm giữ và sử dụng
tài sản đã tạo điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội xâm
phạm quyền sở hữu tài sản. Mặc dù trong thời gian qua, đã có rất nhiều hoạt động
phòng ngừa, đấu tranh được triển khai trong thực tế của các cơ quan bảo vệ pháp luật,
nhưng tội phạm xâm phạm sở hữu vẫn đang hiện hữu và là mối lo ngại lớn của toàn
xã hội, đòi hỏi sự quan tâm của các ngành, các cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Phòng ngừa hạn chế đến mức thấp nhất tội phạm xâm phạm sở hữu xảy ra là
một mục tiêu chiến lược trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung.
Muốn thực hiện được mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ cần thiết là phải
thường xuyên đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp giữa các cơ
quan bảo vệ pháp luật trong việc tổ chức các hoạt động phòng ngừa, đồng thời phải

2


có những giải pháp hiệu quả nhằm vận dụng pháp luật hình sự vào thực tiễn mà
mục tiêu trước mắt là cần nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự quy
định về các tội xâm phạm sở hữu nhằm tạo dựng cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt
động áp dụng pháp luật của các cơ quan chức năng. Có thể khẳng định, trong thời
gian vừa qua hoạt động áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm
phạm sở hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh còn tồn tại những hạn chế và bất cập nhất
định (nhận thức pháp luật và trình độ chuyên môn của cán bộ các cơ quan bảo vệ
pháp luật chưa đồng đều; quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở
hữu bộc lộ nhiều thiếu sót chưa đáp ứng kịp thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội
phạm trong tình hình mới; công tác tổng kết rút kinh nghiệm về thực tiễn điều tra,

truy tố, xét xử các vụ án xâm phạm sở hữu chưa được chú trọng…) ảnh hưởng đến
hiệu quả và chất lượng chung của công tác điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội
xâm phạm sở hữu.
Ngoài ra, dưới góc độ khoa học Luật hình sự, thời gian qua đã có nhiều bài
viết, nhiều công trình nghiên cứu về các chế định tài sản và quyền sở hữu cũng như
những vấn đề pháp lý và thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm sở hữu
với mục tiêu làm sáng tỏ các quy định của pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về
mặt lý luận cũng như năng lực thực tiễn của các chủ thể trong việc áp dụng pháp
luật hình sự đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, cho đến nay, quy định về các tội
xâm phạm sở hữu trong BLHS chưa mang tính toàn diện, nhiều vấn đề nảy sinh
trong điều kiện tình hình mới đã gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong
việc áp dụng pháp luật hình sự đòi hỏi chúng ta phải có những nhận thức mới, tư
duy mới đối với các tội phạm này. Mặt khác, trong phạm vi các tư liệu mà tác giả đã
nghiên cứu thì chưa thấy có một công trình nghiên cứu khoa học nào của nước ta đề
cập một cách toàn diện đến các tội xâm phạm sở hữu trong pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. Cho nên tác giả quyết định lựa chọn đề
tài: “Các tội xâm phạm sở hữu theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành
phố Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình
sự, mã số 62 38 01 04.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích của luận án: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và quy định của
pháp luật hình sự cũng như thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các

3


tội xâm phạm sở hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đề xuất những
phương hướng và giải pháp cụ thể cho việc nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của
pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh trong
thời gian tới.

- Nhiệm vụ của luận án: Để đạt được mục đích nêu trên, luận án đặt ra và
phải giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
+ Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến các tội xâm
phạm sở hữu;
+ Kiến giải làm rõ những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm sở hữu theo
pháp luật hình sự Việt Nam như khái niệm và dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội
phạm cụ thể thuộc chương các tội xâm phạm sở hữu, tiến hành phân biệt các tội
phạm cụ thể thuộc chương này. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam đối với
các tội xâm phạm sở hữu. Đồng thời, nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự
một số nước trên thế giới về các tội xâm phạm sở hữu nhằm so sánh, đối chiếu với
quy định của pháp luật hình sự Việt Nam ở khía cạnh hình thức pháp lý, kỹ thuật
lập pháp, cơ sở và nội dung của từng quy phạm pháp luật;
+ Đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ thực trạng áp dụng quy định của
pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá
kết quả đạt được, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án: Là những vấn đề lý luận và quy định
của pháp luật hình sự cũng như thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự về
các tội xâm phạm sở hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án:
+ Phạm vi nội dung: Trong phạm vi nội dung nghiên cứu luận án, tác giả tập
trung làm rõ những vấn đề lý luận và pháp lý về các tội xâm phạm sở hữu theo pháp
luật hình sự Việt Nam. Đồng thời, tiến hành đánh giá một cách khách quan, toàn
diện, đầy đủ thực trạng áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm
sở hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh, phát hiện những vấn đề đặt ra và từ đó đề xuất
những phương hướng và giải pháp cụ thể cho việc nâng cao hiệu quả áp dụng quy
định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu trong thực tiễn công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm.

4



+ Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và
quy định của pháp luật hình sự cũng như thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình
sự về các tội xâm phạm sở hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phạm vi thời gian: Các số liệu thống kê sử dụng trong luận án được tiến
hành thu thập từ năm 2011 đến năm 2015.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận án
- Phương pháp luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp
luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, tinh thần cải cách tư pháp,
chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoạt động đấu tranh phòng,
chống tội phạm. Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng phương pháp nghiên
cứu của chuyên ngành Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Tội phạm học, Tâm lý học,
Xã hội học, Khoa học điều tra hình sự với các phương pháp nghiên cứu cụ thể để làm
sáng tỏ bản chất của vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu luận án tác giả sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
+ Phương pháp phân tích tài liệu, sử dụng để hệ thống hóa những vấn đề lý
luận và pháp lý về các tội xâm phạm sở hữu theo pháp luật hình sự Việt Nam; đánh
giá thực áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu tại
Thành phố Hồ Chí Minh (chủ yếu là thực tiễn định tội danh và quyết định hình
phạt) qua hệ thống 500 bản án hình sự được thu thập tại Tòa án nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết của Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công
an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an), Báo cáo chuyên
đề, Báo cáo tổng kết hàng năm của Tổng cục Cảnh sát, của Văn phòng Cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh, của Tổng cục thi hành án hình
sự và hỗ trợ tư pháp (Bộ Công an).
+ Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh số liệu thống kê, sử dụng để

điều tra, khảo sát thực tế và thống kê tình hình các tội xâm phạm sở hữu tại Thành
phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua nhằm làm căn cứ cho việc xây dựng các giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tội
xâm phạm sở hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

5


+ Phương pháp tổng kết thực tiễn, sử dụng để nghiên cứu tổng kết đánh giá
những kết quả, tài liệu thu thập được từ thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật
hình sự về các tội xâm phạm sở hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp này được sử dụng để nghiên
cứu lý luận và thực tiễn về các tội xâm phạm sở hữu thông qua các quy định cụ thể
của pháp luật hình sự của nước ngoài, đối chiếu so sánh với các quy định của Việt
Nam, để tìm được phương án, đề xuất hợp lý cho việc hoàn thiện pháp luật hình sự
Việt Nam.
+ Phương pháp chuyên gia, sử dụng để tham khảo ý kiến của các cán bộ thực
tiễn, các chuyên gia nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến thực tiễn áp dụng
quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu tại Thành phố Hồ Chí
Minh trong thời gian qua.
+ Phương pháp điều tra điển hình, sử dụng để thu thập thông tin một số vụ
án điển hình và kết quả áp dụng quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm
phạm sở hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh (chủ yếu là hoạt động định tội danh và
quyết định hình phạt của Tòa án nhân dân các cấp).
5. Những đóng góp mới của luận án
Có thể khẳng định, luận án là một trong những công trình nghiên cứu chuyên
khảo dưới góc độ Luật hình sự và tố tụng hình sự, có sự tiếp thu tri thức của các
công trình khoa học đã được công bố trước đây về các tội xâm phạm sở hữu, đi sâu
phân tích, luận giải một cách có hệ thống và khoa học về những khía cạnh khác
nhau có liên quan đến lý luận và thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự

về các tội xâm phạm sở hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì thế những đóng góp
mới của luận án được thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến các tội
xâm phạm sở hữu;
Thứ hai, kiến giải làm rõ những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm sở hữu
theo pháp luật hình sự Việt Nam như khái niệm và dấu hiệu pháp lý đặc trưng của
các tội phạm cụ thể thuộc chương các tội xâm phạm sở hữu, tiến hành phân biệt các
tội phạm cụ thể thuộc chương này. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam đối
với các tội xâm phạm sở hữu. Đồng thời, nghiên cứu quy định của pháp luật hình sự
một số nước trên thế giới về các tội xâm phạm sở hữu nhằm so sánh, đối chiếu với

6


quy định của pháp luật hình sự Việt Nam ở khía cạnh hình thức pháp lý, kỹ thuật
lập pháp, cơ sở và nội dung của từng quy phạm pháp luật;
Thứ ba, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ thực trạng áp dụng quy định
của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh,
đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót.
Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật
hình sự về các tội xâm phạm sở hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Về mặt lý luận, luận án cung cấp cơ sở lý luận và thực
tiễn cho hoạt động lập pháp, hành pháp và đặc biệt trong lĩnh vực định tội danh và
quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh
của Tòa án nhân dân các cấp.
Về mặt thực tiễn, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ
nghiên cứu về xây dựng pháp luật, cán bộ hoạt động thực tiễn, tổ chức thực hiện và

áp dụng pháp luật. Đồng thời, đây còn là tài liệu bổ ích cho việc nghiên cứu giảng
dạy môn học Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự, Tội phạm
học, Khoa học Điều tra hình sự trong các học viện, trường đại học đào tạo về Luật.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
luận án gồm 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến các tội xâm phạm
sở hữu
Chƣơng 2: Những vấn đề lý luận và pháp lý về các tội xâm phạm sở hữu
theo pháp luật hình sự Việt Nam
Chƣơng 3: Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình Việt Nam về các
tội xâm phạm sở hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao hiệu áp dụng quy định của pháp luật hình
Việt Nam về các tội xâm phạm sở hữu tại Thành phố Hồ Chí Minh

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên
quan đến các tội xâm phạm sở hữu tác giả nhận thấy đây là nhóm tội phạm xảy ra
phổ biến ở hầu hết các quốc gia, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các vụ phạm pháp
hình sự, đồng thời pháp luật hình sự các nước đều có những quy định cụ thể về tội
phạm và hình phạt đối với các hành vi xâm phạm sở hữu làm cơ sở pháp lý trực tiếp
cho thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ngoài ra, trong các tài liệu
đã thu thập được có rất nhiều nghiên cứu chuyên khảo, bài viết phân tích, đánh giá
dưới những khía cạnh khác nhau về nhóm tội phạm này. Liên quan đến nội dung

của luận án và cũng nhằm tham khảo thêm về cách tiếp cận vấn đề, tác giả lựa chọn,
tóm lược trình bày dưới đây một số lý thuyết cũng như những công trình khoa học
của các nhà nghiên cứu nước ngoài về các tội xâm phạm sở hữu.
Theo Báo cáo của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ phát hành tháng 9/2011,
thì tội phạm xâm phạm sở hữu được các nước gọi là “Property crime” tức các tội
phạm xâm phạm tài sản. Theo định nghĩa của FBI thì “Tội phạm xâm phạm sở hữu
bao gồm các cấp độ. Ở cấp độ 1 là các tội phạm về đột nhập trộm cắp, trộm cắp,
trộm ô tô, phóng hỏa; cấp độ 2 là các tội bao gồm: hối lộ, làm hàng giả, giả mạo
giấy tờ, tống tiền, tham ô, phá hoại tài sản công và lừa đảo. Mục tiêu của các tội
phạm trộm cắp này là lấy đi tài sản hoặc tiền bạc nhưng không sử dụng vũ lực hoặc
đe dọa dùng vũ lực đối với nạn nhân”. Các nhóm tội này bao gồm cả phóng hỏa đốt
nhà bởi vì tội phạm liên quan tới việc phá hủy tài sản tuy nhiên nạn nhân của tội
phạm này có thể bị sử dụng vũ lực; Hoặc, theo Viện nghiên cứu Tội phạm học quốc
gia của Australia định nghĩa: “Tội phạm xâm phạm tài sản là một trong những tội
phạm phổ biến nhất tại Australia, liên quan tới việc phá hoại hoặc làm hư hỏng nhà
cửa, công xưởng và đất đai cũng như các tội về đánh cắp ô tô và trộm cắp đột nhập
nhà”. Như vậy, những khái niệm nêu trên đã cố gắng chỉ rõ nội hàm và những bộ
phận hợp thành của hành vi xâm phạm sở hữu, có thể tìm thấy những nét tương
đồng cơ bản trong cách tiếp cận, khái quát vấn đề của những quan điểm đã đề cập.

8


Chuyên khảo “Criminology – The Core”, của Tác giả Larry Siegel, Nhà xuất
bản Cengage Learning, năm 2014. Tác giả Larry Siegel đã công bố những luận
điểm về tội phạm, tập trung xoay quanh mối quan hệ giữa nạn nhân với tội phạm,
giữa nạn nhân với nạn nhân, bao hàm trên các lĩnh vực nghiên cứu về phạm vi, bản
chất, đặc điểm người phạm tội và những nguy cơ từ những người này, và phương
pháp khống chế đối với những nguy cơ đó. Tác giả đã đưa ra những nghiên cứu một
cách tổng thể về lý thuyết cơ cấu xã hội, xung đột xã hội Critical tội phạm và công

lý, các lý thuyết phát triển về thiên hướng và quỹ đạo tội phạm... theo đó, Larry
Siegel đã làm rõ được khái niệm và lý thuyết tội phạm, làm nổi bật được những tính
chất liên ngành của lĩnh vực này. Điểm đáng chú ý là tác giả đã phân tích, giải
quyết được nhiều điểm giao nhau giữa tính hợp pháp chính trị, pháp luật, bạo lực
chính trị và hoạt động tội phạm. Nhìn chung, đây là một công trình nghiên cứu toàn
diện về tội phạm, đặc biệt là kết quả của những nghiên cứu về mối quan hệ giữa nạn
nhân và tội phạm, nạn nhân với nạn nhân, dự báo về các nguy cơ tái phạm đối với
một số loại tội phạm như: giết người, cướp, cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích...
hướng xử lý đối với nguy cơ đó. Đây là công trình có ý nghĩa lớn đối với các cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa tội phạm, và ngăn chặn các nguy cơ tái
phạm đối với tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm sở hữu nói riêng.
“An introduction to Crime and Criminology”, tạm dịch: “Giới thiệu về tội
phạm và tội phạm học”, sách chuyên khảo của Tác giả Hennessy Hayes và Tim
Prenzler, xuất bản tại Pearson Australia, năm 2014. Tài liệu được tổng hợp và
nghiên cứu của hai chuyên gia tội phạm học người Australia Hennessy Hayes và
Tim Prenzler, công trình là sự đúc kết từ thực tiễn nghiên cứu. Bằng việc phân tích
và tổng hợp những quan điểm khác nhau của các cá nhân, cơ quan có uy tín của
Australia trong lĩnh vực nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, về tình hình tội
phạm. Tác giả chỉ ra rằng, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm chịu ảnh hưởng
rất lớn bởi các yếu tố tiêu cực như từ phía người bị hại, từ môi trường cộng đồng xã
hội, từ chính sách pháp luật của quốc gia, từ môi trường giáo dục... điều đáng chú ý
khác là trong tác phẩm này, tác giả cũng đã đưa ra rất nhiều các chiến lược, phương
pháp phòng ngừa, quy trình đấu tranh với một số loại tội phạm cụ thể, đưa ra những
khuyến nghị hữu ích cho công tác giáo dục, đào tạo, các cơ quan, tổ chức trong
tuyên truyền giáo dục và phòng ngừa tội phạm.

9


Chuyên khảo “Tội phạm xâm phạm tài sản” của Tác giả Jacques Parry, nhà

xuất bản Waterlow, London 1989. Qua việc đưa ra các số liệu và các vụ án đã xảy
ra, tác giả Jacques Parry đã phân tích một số tội phạm liên quan đến sở hữu và tài
sản theo Luật hình sự Vương quốc Anh, trong đó các tài sản này có thể thuộc phạm
vi quản lý hoặc không thuộc phạm vi quản lý của người phạm tội và tài sản bị xâm
phạm sở hữu dưới các hình thức sử dụng các mánh khóe để lừa gạt hoặc đe dọa
trong các giao dịch. Trong số các tội danh được nêu ra tác giả cũng phân tích các
hành vi không liên quan đến việc sử dụng giao dịch như tội cưỡng đoạt tài sản, trộm
cắp vặt, phá hủy tài sản… Tác giả cũng phân tích một số tội danh không phải là tội
phạm xâm phạm sở hữu mặc dù người phạm tội có liên hệ với việc sử dụng tài sản
và sử dụng hình thức dối trá, lừa gạt để chiếm đoạt tài sản hoặc những hành vi
không trung thực mà không liên quan trực tiếp đến tài sản người khác như làm hàng
giả, tham ô, tham nhũng…Các hành vi xâm phạm sở hữu được phân tích trong
chuyên khảo được phân bố tại các chương khác nhau. Chuyên khảo đã dành một
chương để nói về các hành vi trộm cắp tài sản bao gồm các tội danh: trộm cắp, trộm
cắp mức độ nghiêm trọng, âm mưu trộm cắp. Hai chương giải quyết vấn đề tội
phạm xâm phạm tài sản sử dụng thủ đoạn lừa gạt và đe dọa, trong đó nhấn mạnh
các hành vi cưỡng đoạt tài sản, đưa ra lời đe dọa cưỡng đoạt tài sản, ép buộc mua
hàng hóa hay tài sản không mong muốn, đe dọa con nợ. Một chương dành để bàn về
vấn đề hàng hóa có được do trộm cắp, lừa gạt hoặc tống tiền bao gồm vấn đề về
việc nắm giữ các tài sản trên và trách nhiệm bồi thường. Các chương còn lại phân
tích các vấn đề liên quan đến hành vi xâm phạm tài sản không qua trộm cắp tài sản
như chuyển nhượng, không trả tiền thanh toán, phá họa tài sản công và đột nhập chỗ
ở nhưng không trộm cắp.
Kenneth L. Avio, C. Scott Clark, Property crime in Canada - an econometric
study, Canada 1976 (Kenneth L. Avio, C. Scott Clark, Nghiên cứu dưới góc độ kinh
tế về tội phạm xâm phạm sở hữu tại Canada, Canada, 1976). Công trình nghiên cứu
nhằm hệ thống hóa những kết quả đạt được của chương trình áp dụng mô hình kinh
tế của tội phạm để giải thích về tỷ lệ tội phạm xâm phạm sở hữu tại Canada. Mô
hình trên được áp dụng từ ý tưởng về mô hình kinh tế của hành vi tội phạm được đề
xuất bởi các nhà tội phạm học như Becker (1968) và sau đó được đánh giá qua các

hình thức khác nhau, đáng chú ý là của các học giả Ehrlich (1973), Sjoquyst (1973)

10


và Swimmer (1974) áp dụng đối với Hoa Kỳ và Carr-hill &Stern (1973) cho Vương
quốc Anh và xứ Wales. Mô hình được nghiên cứu bao gồm các thuật toán kinh tế
trong đó có đồ thị về các tội phạm sỡ hữu và đồ thị về hiệu quả công tác đấu tranh
của lực lượng cảnh sát cho mỗi loại tội phạm, cũng như mức chi tiêu của chính phủ
vào công tác phòng ngừa. Kết quả phân tích được trình bày dựa trên 4 loại tội phạm
xâm phạm sở hữu phổ biến tại Canada. Nhìn chung đây là một công trình nghiên
cứu về tội phạm xâm phạm sở hữu dưới góc độ mô hình kinh tế.
Gunnar J. Weimann, Islamic Law and Muslim Governance in Northern
Nigeria: Crimes against Life, Limb and Property in ShariahJudicial Practice,
Islamic Law and Society 17, pp 375-419, 2010 (Gunnar J. Weimann, Luật Hồi giáo
và Quản lý nhà nước theo Hồi giáo tại Bắc Nigeria: Tội phạm xâm phạm tính mạng,
sức khỏe và sở hữu theo quy định của Luật Shariah, Tạp chí Luật Hồi giáo và Xã
hội số 17, trang 375-419, 2010). Đầu những năm 2000, 12 Bang miền bắc của
Nigeria đã áp dụng một số quy định của luật Hồi giáo Sharia vào hệ thống Luật hình
sự. Chính quyền các bang này đã dành cho sự thay đổi này sự ủng hộ một cách
miễn cưỡng vì theo yêu cầu của đại đa số những người theo tôn giáo của quốc gia
này đã ủng hộ việc thi hành bộ luật Hồi giáo trong Hiến pháp Nigeria. Trong phạm
vi bài viết này, tác giả đã phân tích cơ chế thực hiện việc xét xử tại tòa với các tội
phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe và xâm phạm sở hữu được cho là mối quan
tâm hàng đầu của những người Hồi giáo Nigeria từ xưa đến này. Tác giả đã kết luận
rằng việc áp dụng các quy định của luật Sharia đã gây khó khăn cho chính quyền
trong việc tìm ra một giải pháp mang tính lâu dài trong vấn đề hòa hợp hai hệ thống
pháp lý vào cùng một hệ thống luật do luật Hồi giáo có nhiều điểm khác biệt so với
luật hiện đại.
Stijn Van Daele, Organised property crimes in Belgium: the case of the

“itinerant crime groups”, Global Crime, Vol. 9, No. 3, 241–247, Ghent University,
Belgium, August 2008 (Stijn Van Daele, Tội phạm xâm phạm sở hữu có tổ chức tại
Bỉ: trường hợp “Các băng nhóm tội phạm hoạt động lưu động”, Tạp chí Tội phạm
toàn cầu, Tập 9, Số 3, trang 241–247, Đại học Ghent, Bỉ, tháng 8/2008). Bài viết
phân tích về hiện tượng băng nhóm tội phạm hoạt động lưu động đang được các cơ
quan thực thi pháp luật tại Bỉ và các nước Tây Âu chú ý trong thời gian gần đây.
Mối quan tâm này bắt nguồn từ sự nhận thức nhiều hơn từ tình trạng tội phạm xâm

11


phạm sỡ hữu gia tăng trong xã hội và dẫn đến nhiều quan điểm nghiên cứu trên các
phương diện: đối tượng phạm tội, chính sách phòng chống. Trong phạm vi bài
nghiên cứu này hiện tượng tội phạm xâm phạm sở hữu có tổ chức và các đặc điểm
của nó được phân tích. Kết quả đã chỉ ra rằng các đặc điểm về sự cơ động và quốc
tịch được cho là yếu tố hữu ích để nghiên cứu về tội phạm có tổ chức. Bài viết cũng
chỉ ra rằng các chính sách của chính phủ không đóng vai trò đặc biệt đối với tình
trạng tội phạm mà chỉ là chất xúc tác cho tình trạng trên.
Chuyên khảo “Property offenders in interior Alaska: Their perception on the
etiology of property crime”, tạm dịch: “Người phạm tội xâm phạm sở hữu ở
Alaska: Nhận thức của họ về nguyên nhân của tội phạm này” của Tác giả: Joe Lee
Anderson, năm xuất bản: 1985, nơi xuất bản: Microfilm International University,
Hoa Kỳ. Trong chuyên khảo này, tác giả tìm kiếm nguyên nhân làm nảy sinh tội
phạm xâm phạm sở hữu tại bang Alaska, Hoa Kỳ đồng thời đề ra các giải pháp để
loại trừ tội phạm này. Nghiên cứu của tác giả nhằm tìm ra nguyên nhân thuộc về
nhận thức của người phạm tội tại Alaska. Câu hỏi đặt ra là liệu rằng có phải xã hội
đã tạo ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng phạm tội hay là nguyên nhân nằm bên
trong con người phạm tội. Đề tài đã kết luận rằng: Việc phạm tội xâm phạm sỡ hữu
là một phong cách sống của người phạm tội này. Họ thích cảm giác hồi hộp và cảm
giác mạnh liên quan tới tội phạm này. Đôi khi nó còn là cảm giác vui sướng vì họ

cảm thấy mình thông minh hơn cảnh sát. Không có sự khác nhau nào giữa người
phạm tội là nam hay nữ vì xu hướng phạm tội đều như nhau. Người phạm tội xâm
phạm sở hữu thường là những người được giáo dục tốt, có kỹ năng làm việc, có
trạng thái thần kinh và tình cảm bình thường, tài chính ổn định. Những người phạm
tội này không phải được tạo ra bởi xã hội tư bản, việc phạm tội tạo ra cho họ một
phong cách sống mà họ mong muốn.
Nhìn chung, đề tài này đi sâu vào phân tích góc độ tâm lý, cá nhân của người phạm
tội xâm phạm sở hữu hơn là phân tích các nguyên nhân khách quan bên ngoài khác
làm nảy sinh tội phạm.
Chuyên khảo “Property crime in townhouse developments: An assessment of
physical design and crime rate”, tạm dịch: “Tội phạm xâm phạm sở hữu trong phát
triển nhà ở đô thị: Đánh giá về thiết kế tự nhiên và tỷ lệ tội phạm” của Tác giả:
Sandro Basanese, Xuất bản: Đại học Guelph, Canada, 1999. Nội dung chuyên khảo

12


đã tiến hành đánh giá mối quan hệ giữa các thiết kế tự nhiên của các khu nhà ở đô
thị với tình hình tội phạm liên quan đến xâm phạm tài sản tại khu vực nghiên cứu là
thành phố Waterloo (Canada). Theo đó, giả thuyết về sự tác động của không gian đô
thị được xây dựng tác động đến hành vi con người được phân tích để tìm ra giải pháp
làm giảm cơ hội thực hiện tội phạm. Các thiết kế nhà ở rất đa dạng đối với các khu
nhà đô thị và được đánh giá theo thang điểm về “Mức độ thiết kế tự nhiên”. Tác giả
đã kết luận rằng khu vực nghiên cứu có Mức độ thiết kế tự nhiên thấp hơn thì có nguy
cơ bị các loại tài sản bị xâm hại sở hữu hơn những khu vực lân cận có chỉ số cao hơn.
Nhìn chung, đây là một đề tài đề cập nhiều đến các loại tội phạm liên quan việc
chiếm đoạt tài sản như trộm cắp, đột nhập nhà ở, tuy có xâm phạm sở hữu của công
dân nhưng không liên quan nhiều đến nghiệp vụ phòng chống tội phạm kinh tế.
The Handbook of Loss Prevention and Crime Prevention, tạm dịch: “Sổ tay
về phòng tránh thiệt hại và phòng ngừa tội phạm” của Tác giả: Lawrence J.

Fennelly, Xuất bản: NXB Elsevier, Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ. Nội dung:
Quyển sách cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn diện về những phương pháp bảo
đảm anh ninh và phòng ngừa tội phạm, các công cụ và phương tiện kỹ thuật để đưa
những phương pháp này vào trong thực tiễn và các thông tin về những lĩnh vực
chuyên biệt của việc bảo đảm an ninh. Những phương pháp này bao gồm đảm bảo
an ninh trong trường học, an toàn hàng hóa, kiểm soát lối vào, bảo đảm môi trường
an ninh, phòng chống khủng bố và giảm nhẹ các tác động của thiên tai.
Identity theft handbook: detection, prevention and security, tạm dịch: “Sổ tay
về tội phạm đánh cắp thông tin cá nhân: phát hiện, phòng ngừa và bảo mật” của Tác
giả: Martin T. Biegelman, nhà xuất bản: Wiley, New Jersy, Hoa Kỳ - 2009. Nội
dung của quyển sách nói về chủ đề tội phạm đánh cắp thông tin cá nhân trong lĩnh
vực thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, tội phạm lừa đảo thông qua việc đánh cắp các
thông tin cá nhân và lừa đảo qua mạng internet. Tại Hoa Kỳ, các vụ lừa đảo thông
qua việc đánh cắp thông tin cá nhân là một mối quan ngại rất lớn chỉ đứng sau vụ
khủng bố 11/9. Tác giả phân chia các tội phạm này làm 2 loại: đánh cắp thông tin cá
nhân và lừa đảo qua các thông tin cá nhân giả (các vụ lừa đảo bằng hình thức
chuyển tiền, rửa tiền của các đối tượng người Châu Phi). Quyển sách đề cập nhiều
khía cạnh của loại tội phạm này: yếu tố người phạm tội, yếu tố nạn nhân, hệ thống
luật pháp và sự phát triển của loại tội phạm này trong tương lai.

13


Emilie

Andersen

Allan

and


Darrell

J.

Steffensmeier,

Youth,

Underemployment, and Property Crime: Differential Effects of Job Availability and
Job Quality on Juvenile and Young Adult Arrest Rates, American Sociological
Review, Vol. 54, No. 1, pp. 107-123, Feb., 1989 (Emilie Andersen Allan and Darrell
J. Steffensmeier, Thanh thiếu niên, tình trạng thất nghiệp và tội phạm xâm phạm sở
hữu: Các tác động khác nhau của số lượng việc làm và chất lượng công việc trên tỷ
lệ người bị bắt là thành niên và vị thành niên, Tạp chí Xã hội học Hoa Kỳ, Tập54, số
1, trang 107-123, tháng 2/1989). Bài viết đánh giá mối quan hệ giữa tình trạng thất
nghiệp với tỷ lệ người phạm tội bị bắt về tội xâm phạm sở hữu ở độ tuổi vị thành
niên và tuổi thành niên từ năm 1977 đến năm 1980 với số liệu phân tích từ một số
độ tuổi đặc trưng cộng với dữ liệu về người bị bắt từ Báo cáo của FBI và Cục kiểm
kê dân số quốc gia. Sự phân tích được tổng hợp theo độ tuổi và sử dụng các góc độ
của tình trạng thất nghiệp để đưa ra cái nhìn cận cảnh về tình trạng thị trường lao
động bao gồm cách thức tạo ra việc làm cho xã hội và nâng cao chất lượng lao động
(giờ làm việc và mức lương). Việc kiểm soát tình trạng trên bao gồm vấn đề kiểm
soát các cơ hội, điều kiện thực hiện tội phạm và những vấn đề liên quan đến tội
phạm, thị trường lao động. Thị trường lao động được xác định là có tác động lớn
đến tỷ lệ người phạm tội bị bắt giữ, và tỷ lệ này khác nhau ở các độ tuổi thành niên
và vị thành niên. Khả năng tạo ra số lượng việc làm có tác động mạnh mẽ đến tỷ lệ
người phạm tội vị thành niên bị bắt trong đó người làm việc toàn thời gian có tỷ lệ
bị bắt giữ thấp hơn so với tỷ lệ khá cao người thất nghiệp bị bắt giữ. Chất lượng việc
làm thấp (như lương thấp, giờ lao động không đủ) gắn với tỷ lệ người bị bắt cao đối

với độ tuổi người thanh niên còn trẻ. Nhìn chung, bài viết nghiên cứu tội phạm xâm
phạm sở hữu dưới góc độ gắn với tình trạng giải quyết việc làm trong xã hội, chưa
bàn nhiều đến khía cạnh pháp luật và các yếu tố khác của tội phạm trên.
Chuyên

khảo

“Investigation

and

prevention

of

financialcrime:

Knowledgemanagement, intelligencestrategy anh executiveleadership”, tạm dịch:
“Phòng ngừa và điều tra tội phạm tài chính (kinh tế), kiến thức quản lý, chiến lược
thu thập tin tức và lãnh đạo chỉ huy” của Tác giả: Peter Gottschalk,
Nhà xuất bản: Ashgate Publishing Ltd, Hoa Kỳ - 2010. Nội dung chuyên khảo tập
trung vào các loại tội phạm kinh tế: lừa đảo, trộm cắp (dùng thủ đoạn thuộc về kinh
tế), thao túng thị trường và tham nhũng. Tác giả Petter Gottschalk đã giới thiệu các

14


chủ đề quan trọng bao gồm tội phạm có tổ chức, rửa tiền, tội phạm máy tính, tham
nhũng và đưa ra những giải pháp về việc sử dụng thông tin tình báo để chống lại tội
phạm kinh tế cũng như công tác quản lý, điều hành trong suốt quá trình điều tra.

Các phương pháp chiến thuật chủ yếu xoay quanh việc thực thi trách nhiệm của
từng cá nhân trong việc những nhiệm vụ được phân công, phối hợp với nhau để
điều tra và phòng ngừa tội phạm. Chuyên khảo là tài liệu hướng dẫn cho các đối
tượng như cảnh sát, nhân viên thực thi pháp luật, luật sư, an ninh, điều tra viên,
nhân viên quản lý rủi ro trong ngân hàng và các định chế tài chính.
Chuyên khảo “Phân loại tội phạm tài chính (kinh tế)” của Tác giả: Petter
Gottschalk, nhà xuất bản: Tạp chí Tội phạm kinh tế, số 4 – Tập 17, 2010 (trang 441
– 458). Tác giả đã định nghĩa: Tội phạm kinh tế là tội phạm xâm phạm tài sản liên
quan đến việc chuyển dịch tài sản từ người này sang người khác một cách trái pháp
luật. Tội phạm kinh tế là loại tội phạm hướng đến mục đích lợi nhuận để đạt được
cách chiếm giữ tài sản thuộc về người khác. Trong đó, Petter Gottschalk phân loại
tội phạm kinh tế thành 4 loại: Tham nhũng: Lót tay (chi hoa hồng, lại quả), hối lộ,
tham ô, tống tiền; Trộm cắp: tiền mặt, sở hữu trí tuệ, trộm cắp liên quan lừa đảo;
Lừa đảo: lừa đảo lấy cắp thông tin cá nhân, lừa đảo thế chấp tài sản, lừa đảo thuộc
phạm vi nghề nghiệp của từng đối tượng (dùng vị trí công việc của mình để sử dụng
sai mục đích các loại tài sản của công ty, doanh nghiệp); Thao túng: rửa tiền, tội
phạm mạng, đấu thầu, giao dịch nội gián. Nhìn chung, cách phân loại trên còn
chung chung, có giá trị tham khảo đối với pháp luật các nước phương Tây, không
phù hợp với cách phân loại tội phạm kinh tế của Việt Nam.
Như vậy, điểm qua một số công trình khoa học nước ngoài về những vấn đề
có liên quan đến nội dung luận án, tác giả đi đến một số kết luận bước đầu như sau:
Một là, tội phạm xâm phạm sở hữu là loại tội phạm phổ biến trong thực tiễn
đấu tranh phòng, chống tội phạm các nước trên thế giới. Chính vì vậy, những công
trình khoa học đề cập đến lĩnh vực điều tra, truy tố, xét xử, phòng ngừa tội phạm
xâm phạm sở hữu là khá phong phú. Tuy nhiên, các công trình này hầu như chỉ
dừng lại ở việc phân tích, đánh giá thực trạng các tội xâm phạm sở hữu, đưa ra các
giải pháp phòng ngừa cụ thể gắn liền với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi
quốc gia và mỗi địa phương, vùng lãnh thổ nhất định mà chưa tập trung phân tích,
kiến giải làm sáng tỏ những nội dung cụ thể của các quy định pháp luật hình sự có


15


liên quan, thực tiễn định tội danh cũng như các loại hình phạt áp dụng đối với chủ
thể phạm tội;
Hai là, các công trình khoa học nêu trên cũng đã tiếp cận làm rõ những vấn
đề liên quan đến đặc điểm, phương thức, thủ đoạn phạm tội cũng như các giải pháp
phòng ngừa, ngăn chặn. Mặc dù vậy, vì phần lớn các công trình chủ yếu tiếp cận
dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm cho nên ít nhiều chỉ có ý nghĩa
tham khảo về mặt phương pháp luận và hướng triển khai vấn đề nghiên cứu cũng
như một số đặc điểm tội phạm học của các tội xâm phạm sở hữu chứ chưa gắn sát
với đối tượng nghiên cứu của luận án này;
Ba là, các công trình khoa học nêu trên đã chứa đựng những hàm ý khoa
học cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội
xâm phạm sở hữu cũng như đề xuất giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm
trong thực tiễn ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng . Tuy
nhiên, điều quan trọng là phải biết chắt lọc, tiếp thu một cách phù hợp trong bối
cảnh cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như cần phải
dựa trên các giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc Việt Nam, đồng thời phải
đảm bảo sự phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung của
pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hình sự.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong thời gian qua, tác giả nhận thấy liên quan đến đề tài luận án đã có một
số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả đề cập đến dưới những
khía cạnh và góc độ khác nhau, chẳng hạn:
- Nhóm các giáo trình, sách chuyên khảo
Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của GS. TS. Võ Khánh Vinh, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội (Phần các tội phạm), Hà Nội năm 2014 hay Giáo trình Luật
hình sự Việt Nam (Tập 2) của GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Nhà xuất bản Công an
nhân dân, Hà Nội năm 2009 hoặc chuyên khảo Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội

phạm) của TS. Phạm Văn Beo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2010.
Điểm chung của các công trình nêu trên là đều tiếp cận làm sáng tỏ những vấn đề
cơ bản dưới góc độ khoa học Luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu như: khái
niệm, đặc điểm pháp lý, những yếu tố định tội, định khung hình phạt. Do đó, bước
đầu cung cấp những cơ sở lý luận vững chắc cho việc nghiên cứu những vấn đề

16


thuộc về lý luận của đề tài luận án. Tuy nhiên, xuất phát từ mục tiêu cụ thể cần đạt
được khi trình bày từng nội dung nhất định mà các công trình này chưa đi sâu kiến
giải, phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như các kiến nghị góp phần
hoàn thiện quy định của BLHS liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu, đây là nhiệm
vụ đặt ra mà đề tài luận án cần tập trung giải quyết.
Bình luận khoa học BLHS phần các tội phạm (Tập 2: Các tội xâm phạm sở
hữu) của ThS. Đinh Văn Quế, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,
năm 2006 hay Bình luận khoa học BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
của TS. Nguyễn Đức Mai, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2010 đã
tiến hành phân tích khái niệm, dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội phạm cụ thể
thuộc chương các tội xâm phạm sở hữu, trên cơ sở kết hợp chứng minh bằng những
vụ án thực tiễn sinh động, nêu ra những quan điểm khoa học và những điểm bất cập
từ quy định tại chương các tội xâm phạm sở hữu. Tuy vậy, các công trình này chưa
đưa ra được những đề xuất, kiến nghị cụ thể cho việc hoàn thiện quy định của
BLHS đối với các tội xâm phạm sở hữu.
Sách chuyên khảo: “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm tài sản
xã hội chủ nghĩa, tài sản riêng của công dân” của tác giả Vũ Thiện Kim, Phòng
xuất bản Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội năm 1980 đã trình bày một số vấn đề lý
luận đối với các tội xâm phạm sở hữu quy định ở hai Pháp lệnh (Pháp lệnh trừng trị
các tội xâm phạm sở hữu tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh trừng trị các tội xâm
phạm sở hữu riêng của công dân) do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày

21 tháng 10 năm 1970, phân tích cơ sở trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản riêng của công
dân cũng như các hình thức trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu.
Tuy nhiên, chuyên khảo chủ yếu đề cập đến nội dung của hai pháp lệnh theo hướng
tổng kết và hướng dẫn thực tiễn, hàm lượng lý luận đề cập trong chuyên khảo này
còn khá hạn chế.
Sách chuyên khảo: “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu”
của tác giả Nguyễn Duy Thuần, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 1991
đã tiếp cận, luận giải vấn đề trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu ở
các khía cạnh như khái niệm, đặc điểm cũng như các yếu tố cấu thành tội phạm của
các tội xâm phạm sở hữu. Mặc dù vậy, trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm

17


phạm sở hữu là một lĩnh vực rộng nên tác giả không đề cập một cách sâu sắc, toàn
diện và đầy đủ hệ thống các tội phạm cụ thể xâm phạm sở hữu với các hướng tiếp
cận nêu trên, đồng thời, chuyên khảo này được thực hiện nghiên cứu vào những
năm 90 của thế kỷ XX nên về mặt khoa học thì ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn
đối với sự phát triển xã hội hiện nay không còn nguyên giá trị vốn có của nó.
Sách chuyên khảo: “Các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS năm 1999 (được
sửa đổi, bổ sung năm 2009)” của ThS. Nguyễn Mai Bộ, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội năm 2010 đã tiếp cận làm rõ những vấn đề chung về quyền sở hữu
tài sản và các tội xâm phạm sở hữu như: khái niệm và các yếu tố cấu thành tội
phạm; phân tích dấu hiệu pháp lý của các tội phạm cụ thể. Đặc biệt, trên cơ sở phân
tích nội dung một số vụ án đã xảy ra trong thực tiễn, tác giả lập luận đưa ra quan
điểm của mình và tiến hành phân biệt một số tội xâm phạm sở hữu. Tuy nhiên, việc
phân biệt này cũng chỉ dừng lại ở một số tội danh cơ bản như cướp tài sản, cưỡng
đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chưa được tiến hành một cách đầy đủ,
toàn diện.

Sách chuyên khảo: “Các tội xâm phạm sở hữu” của tác giả Nguyễn Ngọc
Hòa, Hà Nội năm 1991 đã đề cập giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối
với các tội xâm phạm sở hữu như: Làm rõ khái niệm, dấu hiệu pháp lý của hành vi
chiếm đoạt tài sản và phân biệt nó với hành vi đặc trưng của các tội xâm phạm sở
hữu khác. Trong chuyên khảo này, tác giả đã phân tích các tội xâm phạm sở hữu
dựa trên quy định của BLHS năm 1985. Đây là cơ sở lý luận cần thiết cho tác giả
vận dụng khi nghiên cứu, giải quyết các nội dung của luận án. Tuy nhiên, đời sống
xã hội trong đó có đời sống pháp luật, đặc biệt là tình hình tội phạm luôn luôn biến
động nên những nghiên cứu của tác giả trong chuyên khảo này cần được cập nhật
trong sự thay đổi của hệ thống pháp luật và nhận thức pháp lý mới hiện nay.
Giáo trình Sau đại học: “Lý luận chung về định tội danh” của GS. TS. Võ
Khánh Vinh, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2013. Đây là công trình
nghiên cứu rất có ý nghĩa về mặt lý luận lẫn thực tiễn pháp lý, tác giả đã tiến hành
phân tích sâu sắc các khía cạnh khác nhau của hoạt động định tội danh, một trong
những hoạt động quan trọng bậc nhất trong tiến trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án
hình sự, làm sáng tỏ định nghĩa định tội danh, các loại định tội danh, ý nghĩa xã hội
và pháp luật của định tội danh, cơ sở pháp lý của định tội danh, cơ sở phương pháp

18


luận của định tội danh, các giai đoạn của quá trình định tội danh. Ngoài ra, công
trình này còn đề cập đến các trường hợp định tội danh như: định tội danh theo các
yếu tố của cấu thành tội phạm, định tội danh hành vi phạm tội chưa hoàn thành,
định tội trong trường hợp đồng phạm, định tội danh trong trường hợp có nhiều tội
phạm. Đặc biệt, tác giả đã đề cập đến những vấn đề lý luận mới trong khoa học
Luật hình sự đó là lý luận về cạnh tranh quy phạm pháp luật hình sự và thay đổi tội
danh. Việc nghiên cứu công trình này sẽ tạo ra cơ sở khoa học cơ bản cho việc
nghiên cứu, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS đối
với các tội xâm phạm sở hữu trong thực tiễn.

Sách chuyên khảo: “Nghiên cứu, so sánh pháp luật hình sự của một số nước
Asean” của TS. Phạm Văn Lợi, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội năm 2010 đã tập
trung phân tích pháp luật của 5 quốc gia tiêu biểu là Thái Lan, Malaysia, Philipines,
Indonesia và Singapore. Trên cơ sở nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội các quốc gia
Asean, tác giả đã có những kiến giải chung về pháp luật hình sự của các quốc gia
này, tiến hành nghiên cứu so sánh những điểm tương đồng cũng như sự khác biệt
về nội dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp liên quan đến các quy định tại phần
chung và phần các tội phạm cụ thể của các BLHS. Thông qua đó, tác giả đưa ra
những nhận xét và kiến nghị liên quan đến nguồn của pháp luật hình sự, về chế định
tội phạm và trách nhiệm hình sự, về hệ thống hình phạt, về một số tội phạm cụ thể.
Tác giả nhận thấy trong điều kiện hiện nay, việc nghiên cứu pháp luật hình sự của
các quốc gia Asean đã cung cấp thêm các dữ kiện, kinh nghiệm quý báu để giải
quyết những vấn đề về hoàn thiện pháp luật hình sự của nước ta. Trong phần phân
tích luật của mỗi nước cũng như trong phần nhận xét, khi phân tích những điểm độc
đáo trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia, tác giả đã lưu ý những nội dung Việt
Nam có thể tham khảo để xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự, đặc biệt liên
quan đến hai vấn đề còn nhiều tranh luận trong quá trình hoàn thiện pháp luật hình
sự đó là việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân và nên hay không nên
cho phép đạo luật chuyên ngành quy định về tội phạm và hình phạt. Đây chính là
vấn đề đòi hỏi đề tài luận án đề cập giải quyết bằng những quan điểm với những
kiến nghị kịp thời.

19


- Nhóm các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, bài báo khoa học
Luận án tiến sĩ: “Các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa trong Luật hình
sự Việt Nam” của tác giả Trịnh Hồng Dương, Hà Nội năm 1980. Luận án đã đề cập
một số vấn đề về lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về các tội xâm
phạm sở hữu. Luận án được tác giả thực hiện trên cơ sở bình luận Pháp lệnh trừng

trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa (năm 1970) và thực tiễn áp dụng các
quy định đó; đồng thời tác giả có những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp
luật và hướng dẫn áp dụng Pháp lệnh trên thực tiễn. Mặc dù một số vấn đề, nhất là
lý luận được giải quyết trong luận án còn có ý nghĩa cho đến hôm nay, nhưng do
luận án được thực hiện đã lâu nên nhiều vấn đề cũng đã trở nên bất cập.
Luận án tiến sĩ: “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu” của
tác giả Nguyễn Ngọc Chí, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội năm
2000 đã nghiên cứu khía cạnh tội phạm học của các tội xâm phạm sở hữu gồm: đặc
điểm tình hình các tội xâm phạm sở hữu (thông số về lượng và thông số về chất),
thiệt hại do hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu gây ra, nguyên nhân và điều kiện
của các tội xâm phạm sở hữu, đồng thời, tác giả đưa ra những dự báo về tình hình
các tội xâm phạm sở hữu. Làm sánh tỏ chính sách hình sự và cơ sở trách nhiệm
hình sự của các tội xâm phạm sở hữu, các hình thức trách nhiệm hình sự đối với các
tội xâm phạm sở hữu. Mặc dù trong luận án tác giả đã tiến hành phân tích quy định
pháp luật, chứng minh bằng những vụ án thực tiễn, rút ra những điểm hạn chế từ
quy định của BLHS. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đưa ra được những kiến
nghị, giải pháp cụ thể cho việc xây dựng và hoàn thiện quy định về các tội xâm
phạm sở hữu của BLHS và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm.
Luận văn thạc sĩ: “Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt trên địa bàn tỉnh Sơn La” của tác giả Điêu Thị Kim Liên, Trường Đại học
Luật Hà Nội năm 2011; Luận văn thạc sĩ: “Tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh
Bình Dương – Thực trạng và giải pháp đấu tranh của lực lượng Cảnh sát điều tra
tội phạm về trật tự xã hội”, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội năm 2004; Luận
văn thạc sĩ: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh”, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội năm 2006; Luận văn thạc
sĩ: “Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội

20



cấp huyện với lực lượng Công an cơ sở trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội năm 2008…
Những công trình này tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu đã từng bước làm rõ thực
trạng các tội xâm phạm sở hữu về cơ cấu, diễn biến, tính chất, mức độ, hậu quả trên
từng địa bàn khác nhau, phân tích nguyên nhân của các tội xâm phạm sở hữu, đưa
ra những dự báo có liên quan đến các tội xâm phạm sở hữu, trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống. Tuy nhiên,
do đây là các công trình khoa học nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và phòng
ngừa tội phạm nên chưa tập trung phân tích, kiến giải và đưa ra mô hình pháp lý
cho việc hoàn thiện các quy định của BLHS đối với các tội xâm phạm sở hữu.
Luận văn thạc sĩ: “Quy định về định lượng giá trị tài sản đối với các tội xâm
phạm sở hữu trong BLHS năm 1999” của tác giả Phạm Thế Anh, Trường Đại học
Luật Hà Nội năm 2011 đã trình bày một số vấn đề pháp lý về định lượng, làm rõ ý
nghĩa quy định về định lượng giá trị tài sản đối với các tội xâm phạm sở hữu trong
BLHS năm 1999 nhằm phân biệt tội phạm với hành vi vi phạm pháp luật khác, với
mục đích định khung hình phạt trong các tội xâm phạm sở hữu. Tác giả đã đánh giá
thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về định lượng giá trị tài sản đối với các tội xâm
phạm sở hữu trong BLHS năm 1999, từ đó nêu lên những đề xuất và kiến nghị.
Mặc dù vậy, nhiều vấn đề luận văn chỉ mới đề cập mà chưa tập trung nghiên cứu
giải quyết thỏa đáng như: căn cứ nào để quy định định lượng giá trị tài sản đối với
các tội xâm phạm sở hữu; định lượng giá trị tài sản đối với các tội xâm phạm sở
hữu dựa trên nguyên tắc nào; đối tượng và tiêu chí định lượng là gì; cách thức xác
định định lượng giá trị tài sản đối với các tội xâm phạm sở hữu. Vì thế, có thể
khẳng định, công trình này còn tồn tại nhiều khoảng trống về mặt khoa học Luật hình
sự cần phải được giải quyết thỏa đáng.
Luận văn thạc sĩ: “Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt trong
Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Đặng Quang Dũng, Viện Nhà nước và Pháp
luật, Hà Nội năm 2010 đã tiếp cận làm rõ khái niệm về xâm phạm sở hữu, khái
niệm sở hữu và sở hữu tài sản, khái niệm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt,

dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.
Đề cập đến lịch sử lập pháp đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm
đoạt trong pháp luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay. Phân tích tình hình các tội

21


xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, nguyên nhân và điều kiện, dự báo tình
hình tội phạm trong những năm tới. Đặc biệt, tại chương 3 tác giả đã đưa ra những
kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt. Đây là những kiến nghị giá trị để tác giả tham khảo, tiếp tục
bổ sung và giải quyết trong đề tài luận án.
“Các tội xâm phạm sở hữu trong BLHS năm 1999” của TS. Trương Quang
Vinh, Tạp chí Luật học số 4/2000 đã phân tích lịch sử lập pháp hình sự đối với các tội
xâm phạm sở hữu, những điểm mới về nội dung và kỹ thuật lập pháp thể hiện trong
BLHS năm 1999 so với BLHS năm 1985. Tác giả cũng đã kiến giải những quy định có
liên quan đến vấn đề tội phạm hóa, phi tội phạm hóa, hình sự hóa, phi hình sự hóa, một
trong những nội dung cơ bản của chính sách về tội phạm và hình phạt.
“Xác định hành vi chiếm đoạt của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt” của tác giả Đỗ Ngọc Lợi, Tạp chí Kiểm sát số 04 (2/2013), tác giả đã
đưa ra quan điểm về hành vi chiếm đoạt, phân tích những điểm điểm pháp lý của
hành vi chiếm đoạt, đồng thời, làm sáng tỏ dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm
sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Có thể nhận thấy, tìm hiểu khái niệm, đặc điểm và
nội dung của hành vi chiếm đoạt tài sản của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt có ý nghĩa rất quan trong về mặt lý luận để xác định hành vi đó có cấu
thành tội phạm hay không, hành vi đó cấu thành tội phạm gì, là cơ sở để phân biệt
giữa các tội phạm trong phần các tội phạm của BLHS và trong quá trình định tội
danh của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, đảm bảo xác định
đúng tội danh, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa.

“Trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi xâm phạm sở hữu có
giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu” của tác giả Nguyễn Văn Trượng,
Tạp chí Tòa án nhân dân số 01 (1/2005) đã tiến hành làm rõ mức giá trị tài sản tối
thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự quy định trong cấu thành cơ bản của một số
tội xâm phạm sở hữu, thể hiện rõ chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta,
đồng thời là căn cứ để phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính, vi phạm kỷ luật.
Tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành
vi xâm phạm sở hữu có giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu theo quy định
của BLHS. Đặc biệt, ở công trình này tác giả đã minh chứng bằng thực tiễn xét xử

22


×