Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Xây Dựng Những Mối Quan Hệ Tích Cực với Gia Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.19 KB, 11 trang )

Xây Dựng Những Mối Quan Hệ Tích Cực với Gia Đình
Mary Butler, M.Ed.

[Giới thiệu]
Xin chào, tôi tên là Eva. Trong khóa học này chúng ta sẽ chỉ ra tầm quan trọng của việc xây
dựng các mối quan hệ liên lạc bền vững với gia đình của trẻ trong cơ sở chăm sóc của bạn. Trong
khóa học này, chúng tôi sẽ yêu cầu bạn đánh giá các biện pháp hiện tại của bạn để tăng cường sự
tham gia của cha mẹ và cung cấp cho bạn những đề nghị để hình thành quan hệ hợp tác với các
gia đình của trẻ trong cơ sở chăm sóc của bạn. Sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng bởi các trải
nghiệm của các em ở nhà cũng như trong môi trường chăm sóc trẻ. Sự hợp tác giữa gia đình và
người chăm sóc là một bước rất quan trọng trong việc tạo ra những hoàn cảnh tối ưu cho sự phát
triển.
Các Mục Tiêu Học Tập:
Trước khi bắt đầu, chúng ta hãy xem các mục tiêu học tập của khóa học này. Sau khi hoàn tất
khóa học này, bạn sẽ có thể:







Nêu lên tầm quan trọng của sự tham gia của gia đình trong lớp học,
Nhận biết những thành kiến có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với các gia đình,
Tạo ra một bầu không khí chào đón khuyến khích sự tham gia của các gia đình,
Tăng cường sự tham gia của cha mẹ và người giám hộ trong môi trường chăm sóc trẻ,
Thực hiện các kỹ năng giao tiếp hiệu quả chẳng hạn như lắng nghe tích cực, và
Hiểu được tầm quan trọng của việc làm mẫu hành động thích hợp vào mọi lúc.

[Những Lợi Ích của Sự Tham Gia Của Gia Đình]
“Từ gia đình, trẻ nhỏ có được cảm giác gắn bó, ý niệm về cá nhân, lịch sử, niềm


vui về ý nghĩa chung và sự an toàn khi biết được họ là ai và họ từ đâu đến. Ở
cộng đồng lớn hơn, những người lớn quan trọng mang lại cho trẻ thông điệp vừa
cởi mở vừa tế nhị giúp hình thành quan niệm của các em về bản thân và gia
đình.” (Sanchez, 2010)
Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, và họ vẫn là một nguồn học hỏi chính ngay cả khi
trẻ chuyển sang cơ sở chăm sóc và các môi trường giáo dục khác.
Nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ nào có cha mẹ và người chăm sóc hợp tác với nhau, có
những kỳ vọng chung đối với trẻ, và sử dụng những cách kỷ luật được nhất trí trong các môi
1


trường, có thể có các kỹ năng xã hội và ngôn ngữ bền vững hơn, và có thể ít gặp các vấn đề về
hành vi hơn. (Wise & Sanson, 2003) Vì những lợi ích có thể có của sự hợp tác giữa người chăm
sóc và phụ huynh, sự tham gia của gia đình là một phần quan trọng trong chăm sóc trẻ nhỏ. Có
nhiều lợi ích khác đối với trẻ, gia đình, và người chăm sóc khi người chăm sóc và gia đình thiết
lập được mối quan hệ tích cực.
1. Các mối quan hệ tích cực giữa người chăm sóc và gia đình mang lại cơ hội cho trẻ có
được những kinh nghiệm học tập có ý nghĩa. Trẻ sẽ có được nhiều kinh nghiệm học tập
trong khi được gia đình chăm sóc. Gia đình có thể là nguồn cung cấp thông tin quý giá về
những trải nghiệm có ý nghĩa mà trẻ có ngoài lớp học, người chăm sóc có thể sử dụng
những thông tin này để điều chỉnh chương trình học, các hoạt động, và không khí lớp học
để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng trẻ. Các mối quan hệ lành mạnh với gia đình giúp
người chăm sóc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với trẻ.
2. Các mối quan hệ tích cực giữa người chăm sóc và gia đình cho phép người chăm sóc hiểu
hơn về nhu cầu cá nhân của trẻ. Gia đình cung cấp thông tin quan trọng về con mình. Họ
nắm rất rõ về con mình và cung cấp những thông tin về sở thích, cách học, sức khỏe, ưu
điểm của con mình, và những thông tin khác. Gia đình là nguồn thông tin quan trọng nhất
giúp chúng ta nắm rõ từng trẻ.
3. Các mối quan hệ tích cực giữa người chăm sóc và gia đình cho phép người chăm sóc thực
hiện chương trình học phù hợp về mặt phát triển và văn hóa. Sự tham gia của gia đình tạo

ra những mối liên kết giữa gia đình và môi trường học đường. Việc hiểu được những kỳ
vọng, mong muốn, và khát vọng về mặt văn hóa và cá nhân của gia đình đối với con
mình cho phép người chăm sóc tạo ra được tính liên tục giữa những gì trẻ trải nghiệm ở
nhà và ở môi trường chăm sóc trẻ. Điều này cho phép trẻ chuyển tiếp thoải mái hơn giữa
các môi trường vì các em luôn biết được chuyện gì sẽ xảy ra. Việc kết hợp các yếu tố của
gia đình và lối sống văn hóa của trẻ vào lớp học cũng mang lại cho trẻ thông điệp ngụ ý
rằng các em được tôn trọng và yêu thương.
4. Các mối quan hệ tích cực giữa người chăm sóc và gia đình cung cấp một nền tảng vững
chắc cho sự phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết của trẻ. Việc quan trọng là người
chăm sóc phải hiểu rằng các gia đình có ảnh hưởng mạnh đến thái độ của trẻ đối với ngôn
ngữ và kỹ năng đọc viết. Bằng cách hợp tác với các gia đình để cung cấp những trải
nghiệm phong phú về ngôn ngữ cho trẻ nhỏ, bạn có thể gây ảnh hưởng suốt đời đối với
các kỹ năng đọc viết của trẻ. Người chăm sóc và cha mẹ của trẻ chập chững biết đi có thể
xây dựng một nền tảng vững chắc cho tương lai học tập của trẻ.
[Tầm Quan Trọng của Tính Nhất Quán trong Các Môi Trường]
Trẻ nhỏ cần có sự nhất quán giữa gia đình và nhà trường. Khi những yêu cầu dành cho trẻ ở nhà
khác nhiều với yêu cầu của người chăm sóc dành cho trẻ ở trường, trẻ có thể bị nhầm lẫn và có
thể có các hành vi có vấn đề. Có nhiều người chăm sóc nhận thấy rằng trẻ phải mất thời gian
thích nghi với lớp học vào các sáng thứ Hai sau khi nghỉ cuối tuần ở nhà. Sự chuyển tiếp giữa
các môi trường có thể là một quá trình khó khăn đối với trẻ khi những yêu cầu ở hai môi trường
có nhiều điểm khác nhau. Tính nhất quán trong các yêu cầu không chỉ giúp trẻ thích nghi với
2


môi trường chăm sóc trẻ, mà nó còn có khả năng giảm bớt căng thẳng cho cha mẹ, khi trẻ thể
hiện hành vi có vấn đề ít hơn trong môi trường ở nhà.
Tính nhất quán về ngôn ngữ và văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tối ưu
của trẻ. Ngôn ngữ và văn hóa ở nhà của trẻ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
nhận thức và ngôn ngữ của trẻ. Sẽ có ích khi tìm hiểu về văn hóa và ngôn ngữ của trẻ thông qua
gia đình để mang lại tính nhất quán giữa gia đình và nhà trường. Nếu người chăm sóc không thể

cung cấp sự nhất quán về ngôn ngữ bằng cách sử dụng ngôn ngữ ở nhà của trẻ trong lớp học, họ
vẫn có thể đưa các yếu tố văn hóa của trẻ vào môi trường chăm sóc trẻ và chương trình học.
Người chăm sóc trẻ cũng có thể khuyến khích các gia đình tham gia những hoạt động tương tác
giữa trẻ sơ sinh và gia đình bằng ngôn ngữ ở nhà của trẻ, và, khi thích hợp, người chăm sóc có
thể giới thiệu gia đình đến các nguồn trợ giúp bên ngoài để được hỗ trợ về ngôn ngữ và văn hóa.
[Thái Độ Của Cha Mẹ về Giáo Dục]
Cha mẹ có ảnh hưởng suốt đời đối với con mình. Một yếu tố quan trọng của sự ảnh hưởng này là
thái độ thấm nhuần về giáo dục ở con cái của họ. Cha mẹ bước vào cơ sở chăm sóc trẻ của bạn
với nhiều ý kiến khác nhau về việc giáo dục do các giá trị văn hóa và trải nghiệm riêng của họ
đối với giáo dục. Vì bạn làm việc với trẻ sơ sinh hoặc trẻ chập chững biết đi, bạn có thể là người
liên hệ đầu tiên mà gia đình có với chương trình giáo dục ngoài trải nghiệm riêng của họ. Nếu
trải nghiệm của họ khi tương tác với chương trình chăm sóc trẻ của bạn là tích cực, họ có khả
năng phát triển cảm nhận tích cực về hoạt động giáo dục, việc này có thể dẫn đến việc con họ có
thái độ tích cực hơn về giáo dục sau này trong đời.
[Hiểu Rõ Bản Thân]
Mỗi người có nền tảng khác biệt và có những trải nghiệm trong đời khác biệt. Thông thường
những kinh nghiệm trong quá khứ của chúng ta hình thành nên thái độ và quan niệm của chúng
ta về người khác. Trước khi có bất kỳ mối quan hệ nào, nghề nghiệp hoặc cá nhân, việc quan
trọng là phải nhận ra bạn có thể có được thái độ gì từ kinh nghiệm cá nhân của mình.
Thành kiến của người chăm sóc có thể ảnh hưởng đến các hoạt động tương tác của họ với cha
mẹ và giả định của họ về kiến thức của cha mẹ đối với các mục tiêu của chương trình hay khả
năng giao tiếp. Người chăm sóc có trách nhiệm cung cấp sự chăm sóc tốt nhất có thể cho mọi
đứa trẻ, bất kể đặc điểm cá nhân hay đặc điểm gia đình của một trẻ cụ thể. Sử dụng hoạt động
sau đây để cân nhắc thái độ của bạn về những người không giống bạn. Nhận thức được thành
kiến của bạn sẽ giúp bạn tập trung có ý thức vào sự tôn trọng tất cả các em và tất cả các gia đình.
[Tạo Ra một Không Khí Chào Đón]
Hầu hết các vị cha mẹ đều, ở chừng mực nào đó, lo lắng về việc phải để con lại cho người khác
chăm sóc. Việc tạo ra không khí chào đón có tác động lớn trong việc khuyến khích cha mẹ xem
bạn là một đối tác trong sự lớn lên và phát triển của con mình. Chúng ta hãy thảo luận về một số
cách bạn có thể tạo ra một không khí lớp học thân thiện với cha mẹ một cách có chủ đích.


3




Trước tiên, để bắt đầu một mối quan hệ tốt, hãy chào hỏi cha mẹ trẻ một cách thân thiện
và ấm áp ngay lần đầu bạn gặp họ, và mỗi khi bạn gặp họ sau đó.



Kế đến, bất kỳ khi nào có thể, hãy hỏi cha mẹ về cá tính, sở thích, nhu cầu, và sức khỏe
của con họ. Tập tài liệu "Đặt Ra Các Câu Hỏi Cho Cha Mẹ" cung cấp một số câu hỏi gợi
ý. Việc hỏi xác nhận rằng trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của trẻ được cha mẹ và người
chăm sóc chia sẻ. (Gillespie, 2006)



Ngoài ra, hãy cho cha mẹ của trẻ biết là họ lúc nào cũng có thể đến thăm lớp học của bạn.
Mời cha mẹ ở lại một lúc để quan sát. Việc này đặc biệt có ích khi trẻ vào cơ sở chăm sóc
trẻ lần đầu, khi cha mẹ thường lo lắng về việc con mình sẽ thích nghi như thế nào. Nếu có
thể, đặt một chiếc ghế cho người lớn trong lớp học của bạn để tạo ra một không gian để
tất cả cha mẹ cảm thấy thoải mái.



Cuối cùng, hợp tác với cha mẹ của trẻ để lập kế hoạch đưa đón cho từng trẻ. Lập kế
hoạch cùng với cha mẹ của trẻ về những gì sẽ có tác dụng tốt nhất cho con họ khi đưa
con đến cơ sở lần đầu tiên. Điều này có thể gồm có việc định ra khoảng thời gian cha mẹ
trẻ có thể ở lại hoặc giúp họ nghĩ ra cách đặt biệt nào đó để tạm biệt trẻ.


Ngoài những kỹ thuật này, cũng nên lưu ý rằng ấn tượng ban đầu có những ảnh hưởng lâu dài.
Việc tạo ra không khí chào đón sẽ giúp đảm bảo rằng các gia đình có ấn tượng ban đầu tích cực
về chương trình chăm sóc trẻ của bạn. Bạn nên bắt đầu xây dựng mối quan hệ với các gia đình
ngay từ ngày đầu tiên họ đến trung tâm của bạn. Việc đảm bảo rằng cha mẹ của trẻ nhận thức
được ngay từ đầu rằng họ được chào đón trong lớp học của bạn và là một đối tác trong việc chăm
sóc cho con họ ngay lập tức sẽ mở ra cánh cửa giao tiếp.
[Những Chiến Lược để Tăng Cường Sự Tham Gia Của Gia Đình]
Sự tham gia của gia đình là một quá trình, không phải là một sự kiện. (Parklakian, Osborn, IM,
2007) Quá trình này bắt đầu từ lúc bạn gặp gỡ một gia đình lần đầu tiên và tiếp tục trong suốt
thời gian con họ ở trong cơ sở chăm sóc của bạn. Có nhiều cách để tiếp tục duy trì sự tham gia
của cha mẹ trong lớp học của bạn. Kế đến, chúng ta sẽ giải đáp năm chiến lược chính để tăng
cường sự tham gia của cha mẹ, và sẽ cung cấp cho bạn một số cách thức cụ thể để thực hiện từng
chiến lược trong lớp.
[Cập Nhật Thông Tin Cho Cha Mẹ và Người Giám Hộ]
Chiến lược đầu tiên để khuyến khích sự tham gia của cha mẹ trong lớp học và cung cấp thông tin
cập nhật cho gia đình về tiến bộ của con họ, cũng như những hoạt động đang diễn ra trong lớp
học nói chung. Để thực hiện việc này, bạn cần phải tạo ra những cơ hội liên lạc liên tục với gia
đình. Một số đề nghị để mở ra những tuyến liên lạc gồm có việc tổ chức các buổi trao đổi hàng
ngày với cha mẹ và người giám hộ, lập bản tin lớp học, và xếp lịch tổ chức các buổi họp với cha
mẹ và người giám hộ. Chúng ta hãy dành một chút thời gian thảo luận chi tiết hơn về từng đề
nghị này.

4


A. Trao đổi hàng ngày. Tạo ra những cơ hội tham gia thảo luận hàng ngày với cha mẹ hoặc
người giám hộ của trẻ có chủ ý. Trao đổi trong lúc đưa đón tạo ra một sự đối thoại liên
tục. Điều này không chỉ cho các gia đình thấy rằng sự tham gia của họ được tôn trọng,
mà còn cho trẻ thấy rằng người chăm sóc và cha mẹ hay người giám hộ của trẻ đang hợp

tác với nhau để chăm sóc cho trẻ.
B. Bản tin trong lớp. Một hình thức liên lạc liên tục khác với cha mẹ và người giám hộ là
bản tin trong lớp. Có nhiều cha mẹ và người giám hộ rất vội trong lúc đưa đón con. Họ có
thể không có cơ hội sử dụng những dịp này để tìm hiểu các hoạt động trong lớp học. Việc
gửi thư thông báo trao đổi về chương trình học, những ngày quan trọng, sinh nhật, và các
cách để hỗ trợ việc học ở nhà có thể mang lại cho cha mẹ và người giám hộ bận rộn cơ
hội được cảm thấy gắn bó. Tập tài liệu "Hình Thức Thư Thông Báo Mẫu" cung cấp cho
bạn một bản mẫu để bạn có thể sử dụng cho thư thông báo của riêng mình.
C. Họp. Hợp tác với các gia đình để xếp lịch các buổi họp trao đổi về tiến bộ của con họ.
Trường hợp thường xảy ra là, thời gian duy nhất mà người chăm sóc có thể ngồi lại đối
diện với cha mẹ và người giám hộ là khi trẻ có hành vi có vấn đề. Mặc dù việc hợp tác
với nhau để giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọng, việc chào mừng thành công của
từng trẻ cũng không kém phần quan trọng. Các buổi họp cũng là thời điểm rất tốt để hợp
tác đặt ra mục tiêu tiến bộ cho trẻ và thảo luận về những phát triển mới ở các kỹ năng của
từng trẻ.
[Mời Cha Mẹ và Người Giám Hộ Dẫn Dắt Các Hoạt Động Trong Lớp]
Chiến lược kế tiếp, và là một trong trong những cách đơn giản nhất để các thành viên gia đình
tham gia hoạt động trong lớp học, là mời cha mẹ và người giám hộ dẫn dắt các hoạt động nằm
trong hoạt động bình thường hàng ngày hoặc dưới dạng một trải nghiệm tăng cường đặc biệt.
Một số hoạt động mà cha mẹ hoặc người giám hộ có thể dẫn dắt bao gồm đọc sách hoặc kể
chuyện cho trẻ nghe trong lớp, mang thức ăn đặc biệt vào cho lớp, tạo ra một thứ gì đó cùng với
trẻ, hoặc mang âm nhạc vào lớp học. Chúng ta hãy tìm hiểu xem từng hoạt động do cha mẹ hay
người giám hộ dẫn dắt này có thể trông như thế nào trong chương trình học của bạn.
A. Đọc sách hoặc kể chuyện. Điều này có thể có nghĩa là nhờ đích thân cha hoặc mẹ đọc
sách cho từng trẻ sơ sinh, hoặc đọc cho tất cả trẻ chập chững biết đi trong lớp trong thời
gian luân phiên. Đọc sách với trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi giúp xây dựng kiến
thức của các em về ngôn ngữ và chuẩn bị cho các em kỹ năng đọc sách. Kể chuyện có thể
là một lựa chọn tốt hơn dành cho cha mẹ hoặc người giám hộ nào không thích đọc lớn.
Kể chuyện có thể là hoạt động đơn giản, hoặc phức tạp hơn, có thể sử dụng đồ dùng sân
khấu, các con rối, hoặc các bảng nỉ.

B. Mang theo thức ăn nhẹ. Đây có thể là một cách đơn giản để mời cha mẹ và người giám
hộ tham gia, là những người muốn dành nhiều thời gian hơn trong lớp, nhưng không biết
phải góp phần bằng cách nào. Đây cũng là cơ hội để kết hợp các yếu tố văn hóa của trẻ
vào chương trình học. Với các lớp dành cho trẻ chập chững biết đi, cha mẹ và người giám
hộ có thể mang theo thành phần nấu ăn để chỉ dẫn hoạt động nấu ăn. Hãy nhớ kiểm tra để

5


biết không có trẻ nào trong cơ sở chăm sóc của bạn bị dị ứng với thức ăn, và tất cả các
loại thức ăn nhẹ đều đáp ứng các quy định về dinh dưỡng của trung tâm của bạn.
C. Sáng tạo thứ gì đó. Mỗi cha mẹ hay người giám hộ của trẻ trong cơ sở chăm sóc của bạn
có năng khiếu riêng. Một số cha mẹ có thể chỉ đạo những hoạt động sáng tạo trong lớp.
Ví dụ như, cha mẹ nào là họa sĩ có thể chỉ dẫn các em vẽ một bức bích họa trong lớp.
Một người giám hộ quan tâm đến hoạt động làm vườn có thể chỉ dẫn các em trồng và
chăm sóc một khu vườn. Nếu bạn cho cha mẹ và người giám hộ biết rằng bạn muốn mời
họ dẫn dắt các hoạt động nhóm, họ có thể nảy ra những ý tưởng tuyệt vời để làm giàu
chương trình học của bạn.
D. Cung cấp hoạt động âm nhạc. Cha mẹ hoặc người giám hộ có thể được mời chỉ đạo các
hoạt động trong lớp liên quan đến âm nhạc chẳng hạn như hát, khiêu vũ, hoặc chơi nhạc
cụ. Một số cha mẹ hoặc người giám hộ có thể muốn mang nhạc cụ hoặc băng đĩa nhạc
thể hiện văn hóa hoặc ngôn ngữ ở nhà của trẻ.
[Mời Cha Mẹ và Người Giám Hộ Tham Gia Các Sự Kiện Đặc Biệt]
Một chiến lược khác để tăng cường sự tham gia của gia đình là mời cha mẹ và người giám hộ
tham gia các sự kiện đặc biệt. Việc chia các sự kiện đặc biệt trong năm, và thông báo thật sớm
cho các gia đình biết ngày giờ và lịch tổ chức, có thể mang lại cho cha mẹ và người giám hộ
thường bận rộn cơ hội tham gia hoạt động trong lớp mà không tốn nhiều thời gian. Các sự kiện
như tiệc sinh nhật hoặc ngày lễ, các buổi trình diễn lấy trẻ làm trung tâm, và những ngày tri ân
cha mẹ và người giám hộ cũng là những cách vui vẻ để khuyến khích sự tham gia của cha mẹ và
người giám hộ nào trước đây có thể không có những trải nghiệm hoàn toàn tích cực đối với hoạt

động giáo dục. Chúng ta hãy cân nhắc cách bạn có thể mời cha mẹ tham gia những sự kiện đặc
biệt này như thế nào.
A. Tiệc sinh nhật và ngày lễ. Trong năm có nhiều cơ hội để tổ chức tiệc trong lớp học. Sinh
nhật và ngày lễ là những dịp rất tốt để mời cha mẹ và người giám hộ tham gia hoạt động
đặc biệt hay bữa ăn trong lớp. Hãy luôn tuân thủ các quy định của trung tâm, gồm cả các
chính sách về dinh dưỡng, khi tổ chức tiệc và tiệc mừng. Vì những khác biệt về văn hóa,
một số trẻ có thể không mừng ngày lễ hay sinh nhật, trong khi một số khác có thể mừng
những ngày lễ theo văn hóa hoặc tôn giáo của các em. Hãy đảm bảo rằng tiệc mừng của
bạn được tiến hành một cách tôn trọng tất cả những nền văn hóa có đại diện trong lớp của
bạn.
B. Những chương trình biểu diễn lấy trẻ làm trung tâm. Những chương trình biểu diễn lấy
trẻ làm trung âm là những sự kiện thường được tổ chức ngoài thời gian biểu chăm sóc
bình thường của trẻ, trong đó các hoạt động trong thời gian ở cơ sở của trẻ được trình
diễn cho cha mẹ và người giám hộ xem. Ví dụ như, tổ chức một buổi Art Night dành cho
cha mẹ và trẻ bằng cách thành lập nhiều điểm nghệ thuật khác nhau trong lớp học. Sau
đó, mời cha mẹ và người giám hộ tham gia hoạt động cùng với con mình. Cha mẹ và
người giám hộ của trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi có thể không biết con mình có thể
thực hiện bao nhiêu hoạt động nghệ thuật khác nhau. Các chương trình biểu diễn có thể

6


đưa gia đình đến với lớp học, và có thể mang lại cho cha mẹ và người giám hộ các ý
tưởng mới cho các hoạt động ở nhà.
C. Những ngày tri ân cha mẹ và người giám hộ. Mọi người đều thích được tri ân. Việc nhìn
nhận công khai rằng cha mẹ được chào đón và được trân trọng có thể khuyến khích sự
tham gia liên tục của họ. Tổ chức một buổi sáng hoặc bữa ăn nhẹ vào giờ đưa đón, cùng
với các biển hiệu hay băng rôn cho biết sự tri ân của bạn.
[Để Các Gia Đình Đáp Ứng Nhu Cầu của Trung Tâm và Của Trẻ]
Chiến lược thứ tư để tăng cường sự tham gia của cha mẹ và người giám hộ là yêu cầu các gia

đình góp phần đáp ứng nhu cầu cụ thể của trung tâm hoặc của trẻ. Thông qua các ngày làm việc,
danh mục các điều mong muốn, và áp phích dành cho gia đình, cha mẹ và người giám hộ có thể
đóng góp thời gian, vật chất, hoặc công sức sáng tạo để giúp trung tâm chăm sóc trẻ trở thành
một môi trường tốt hơn nữa cho trẻ được chăm sóc. Chúng ta hãy thảo luận chi tiết hơn về từng
đề nghị đó.
A. Những ngày làm việc. Hầu hết các trung tâm có nhiều việc phải làm hơn khả năng của
mình trong giờ làm việc bình thường. Hoạt động bảo trì thường xuyên, tổng vệ sinh định
kỳ, và các dự án tăng cường là một phần rất quan trọng của việc đảm bảo cho môi trường
chăm sóc trẻ được an toàn, lành mạnh, và thu hút dành cho trẻ và gia đình. Khi cha mẹ và
người giám hộ tình nguyện tham gia các ngày làm việc, họ sẽ cảm thấy gắn bó hơn với
trung tâm, người chăm sóc được chia sẻ công việc, và những cải thiện về môi trường
mang lại lợi ích cho trẻ. Ví dụ về các dự án có thể được thực hiện trong những khoảng
thời gian này là trồng vườn, tổng vệ sinh lớp học, sơn trong nhà hoặc ngoài nhà, hoặc xây
dựng gác xép và các công trình sân chơi.
B. Danh mục các điều mong muốn. Có nhiều cha mẹ và người giám hộ muốn tham gia hoạt
động trong lớp của con mình như không có thời gian. Danh mục các điều mong muốn
trong lớp, yêu cầu đóng góp vật chất cho lớp học, mang lại cho cha mẹ một cách khác để
liên kết. Cha mẹ và người giám hộ có thể đóng góp những đồ dùng cho các hoạt động
nghệ thuật, chơi có sử dụng giác quan, hoặc chơi đồ hàng. Những thứ này có thể là vòng
rèm cửa, vải, ống chỉ, khay sắp xếp, gương, hộp đựng phim, nắp hộp, gỗ lẻ, bọt xốp,
thùng xô, phễu, ống PVC, ống, vỏ sò, hoặc bất kỳ vật gì khác. Những đồ vật có bề mặt,
mùi, và hình dạng đặc biệt sẽ có ích cho việc kích thích sự khám phá trong lớp học dành
cho trẻ sơ sinh và trẻ chập chững biết đi. Tất cả vật liệu trong phòng học dành cho trẻ sơ
sinh và trẻ chập chững biết đi phải đủ lớn để tránh gây nghẹt thở và dễ vệ sinh phòng khi
chúng bị trẻ ngậm.
C. Áp phích dành cho gia đình. Biện pháp tốt nhất quy định rằng phòng học của trẻ sơ sinh
và trẻ chập chững biết đi phải có hình ảnh gia đình của từng trẻ. Hình ảnh gia đình có thể
giúp tạo nên mối liên kết giữa gia đình và nhà trường cho trẻ rất nhỏ, và làm dịu nỗi lo
lắng khi phải xa gia đình. Hãy yêu cầu gia đình của từng trẻ mang theo một tấm hình gia
đình, hoặc yêu cầu cha mẹ và người giám hộ tạo trò cắt dán hình thể hiện gia đình mình.

Trò cắt dán hình có thể gồm có những người quan trọng khác đối với trẻ, chẳng hạn như
cô dì, chú bác, những người khác sống trong nhà của trẻ, hoặc vật nuôi. Đặt hình hoặc trò
7


xếp hình trong lớp học ở tầm mắt của trẻ, và sử dụng chúng làm điểm nói chuyện trong
ngày.
[Xác Định và Đáp Ứng Nhu Cầu Của Các Gia Đình]
Chiến lược cuối cùng để khuyến khích sự tham gia của các gia đình trong hoạt động chăm sóc trẻ
là một sự khác biệt nhỏ. Trong khi chúng ta thường cho rằng sự tham gia của cha mẹ là việc tìm
ra các cách để cha mẹ và người giám hộ đáp ứng chu cầu của chương trình chăm sóc trẻ, việc
quan trọng là phải nhớ rằng các gia đình cũng có nhu cầu, ước muốn, và sở thích. Dành thời gian
xác định và giải quyết các quan ngại của cha mẹ và người giám hộ cho thấy sự quan tâm thực sự
đối với sức khỏe của gia đình của trẻ trong cơ sở chăm sóc, và rất có tác dụng tạo điều kiện liên
lạc giữa cơ sở chăm sóc trẻ và gia đình. Các công cụ chẳng hạn như khảo sát và hoạt động giáo
dục chung dành cho cha mẹ và người chăm sóc giúp cha mẹ và người giám hộ cung cấp ý kiến
phản hồi về chương trình và yêu cầu thông tin bổ sung. Sau đây là một số thông tin về cách sử
dụng khảo sát và các chương trình huấn luyện dành cho cha mẹ/người chăm sóc trong cơ sở của
bạn.
D. Khảo sát. Cha mẹ và người giám hộ thường cảm thấy như ý kiến của mình không được
lắng nghe trong chương trình chăm sóc trẻ của con mình. Một cách để làm giảm bớt vấn
đề này là cung cấp khảo sát ý kiến cha mẹ, cho phép cha mẹ và người giám hộ cho biết ý
kiến phản hồi về chương trình. Khảo sát có thể thu thập ý kiến của cha mẹ về thức ăn
được phục vụ, giờ hoạt động, chương trình học, hoặc bất kỳ khía cạnh nào khác của
chương trình chăm sóc trẻ.
E. Giáo dục dành cho cha mẹ/người chăm sóc. Hầu hết các trung tâm tập trung vào việc
đảm bảo rằng người chăm sóc được đào tạo phù hợp. Hãy để những người chăm sóc quan
trọng trong đời của trẻ hợp tác với nhau, đôi khi nên tổ chức các chương trình huấn luyện
chung cho cha mẹ, người giám hộ, và người chăm sóc. Đây là một cách để mở ra sự đối
thoại xung quanh các vấn đề mà cha mẹ và người chăm sóc giải quyết hàng ngày. Việc

này cũng có thể tạo điều kiện cho sự thông cảm với nhau về lý do phía sau phương pháp
của người cung cấp và lựa chọn của gia đình để đảm bảo sức khỏe của trẻ ở nhà.
Tập tài liệu "Các Chiến Lược Khuyến Khích Sự Tham Gia Của Cha Mẹ" liệt kê tất cả các chiến
lược chúng ta đã thảo luận, và có thể giúp bạn ghi nhớ những gì đã học và động não về những
cách thức mới để khuyến khích sự tham gia trong trung tâm của bạn.
[Sự liên lạc]
Liên lạc đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng các mối quan hệ. Việc quan trọng là người
chăm sóc trẻ phải thiết lập những tuyến liên lạc mở với cha mẹ hoặc người giám hộ của từng trẻ
trong môi trường chăm sóc trước khi vấn đề phát sinh. Sự liên lạc cởi mở tạo nên sự tín nhiệm và
đóng vai trò nhắc nhở thường xuyên về việc người chăm sóc và cha mẹ là một nhóm. Nếu đã có
một mối quan hệ vững chắc thì việc trao đổi những vấn đề khó khăn với gia đình sẽ dễ dàng hơn
nhiều. Sự liên lạc hiệu quả đòi hỏi cả kỹ năng lắng nghe chủ động và kỹ năng nói.

8


[Lắng Nghe Chủ Động]
Phần đầu tiên của sự liên lạc hiệu quả là lắng nghe chủ động. Lắng nghe chủ động đòi hỏi phải
thu thập thông tin từ hiểu biết, tình cảm, và phản ứng thể chất đến thu thập thông tin về một hoạt
động tương tác. Lắng nghe chủ động có bốn bước. Đó là:
A. Dừng lại - Dừng hoạt động bạn đang làm và chú ý hoàn toàn đến cha mẹ hoặc người
giám hộ. Điều này cho họ thấy rằng những gì họ nói là quan trọng.
B. Nhìn – Giao tiếp bằng mắt. Điều này thể hiện sự tôn trọng những gì cha mẹ hoặc
người giám hộ đang nói. Nó cũng mang lại cho người nghe cơ hội quan sát nét mặt
của người nói, giúp dễ dàng phản ứng phù hợp hơn với tính nghiêm trọng của tình
huống.
C. Lắng nghe – Chú ý kỹ lời nói và giọng điệu của cha mẹ hoặc người giám hộ. Cố gắng
hiểu được thông tin người nói muốn chuyển tải.
D. Phản ứng – Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và các tín hiệu tế nhị để cho thấy sự quan tâm
đến chủ đề đó. Cho biết rằng mình hiểu bằng cách gật đầu, thỉnh thoảng nhận xét,

hoặc lặp lại hay nói lại các phần trong nội dung nối chuyện. Việc xác nhận cảm giác
của cha mẹ hoặc người giám hộ cũng quan trọng. Những phát biểu như "Tôi biết
ông/bà thất vọng" chuyển tải sự cảm thông, và giúp chạ mẹ và người giám hộ cảm
thấy được chấp nhận.
Video sau đây minh họa buổi thảo luận giữa người chăm sóc và cha mẹ. Để ý cách người chăm
sóc sử dụng kỹ thuật lắng nghe chủ động mà chúng ta đã thảo luận: dừng lại, nhìn, lắng nghe, và
phản ứng.
[Nói]
Phần thứ hai của sự liên lạc hiệu quả là nói. Khi nói chuyện với cha mẹ và người giám hộ, đặc
biệt là về những vấn đề khó khăn, việc quan trọng là phải luôn chuyển tải giọng tôn trọng và hợp
tác với nhau. Suy nghĩ trước khi nói sẽ rất có ích trong việc loại bỏ những phát biểu bồng bột có
thể làm hỏng mối quan hệ giữa cha mẹ và người chăm sóc. Hãy luôn nhớ rằng bạn là một chuyên
viên, và bạn có trách nhiệm thể hiện sự tôn trọng các gia đình, ngược lại ngay cả khi họ không
tôn trọng bạn.
Trong mọi cuộc nói chuyện với cha mẹ hoặc người giám hộ về con họ, ngay cả khi chức năng
chính của cuộc nói chuyện là để giải quyết một vấn đề, hãy đưa ra điểm bắt đầu và kết thúc bằng
cách nhận xét tích cực về sự phát triển của đứa trẻ. Điều này có thể giúp cho cha mẹ và người
giám hộ cảm thấy thoải mái hơn, nhắc họ nhớ rằng người chăm sóc luôn quan tâm đến lợi ích tốt
nhất của con họ, và giúp mọi người trong hoàn cảnh đó nhớ rằng trẻ nào cũng có ưu điểm.
Đừng ngại đặt ra câu hỏi. Việc quan trọng là phải hiểu được càng đầy đủ càng tốt về thông tin
mà cha mẹ và người giám hộ có. Đặc biệt là trong các tình huống tình cảm căng thẳng, một
khoảng trống thông tin nhỏ cũng có thể dẫn đến sự hiểu lầm lớn. Hãy đặt ra câu hỏi, và khuyến
khích cha mẹ hoặc người giám hộ cũng làm như thế cho đến khi mọi người đều hiểu nhau.

9


Việc thừa nhận rằng bạn không biết câu trả lời là việc chấp nhận được. Đôi khi, cha mẹ hoặc
người giám hộ có thể đặt ra những câu hỏi mà người chăm sóc không đủ khả năng giải đáp. Thay
vì cung cấp thông tin không chính xác, hãy đề nghị tìm thông tin chính xác, hoặc giới thiệu cha

mẹ hay người giám hộ đến giám đốc trung tâm chăm sóc trẻ hoặc một chuyên viên có hiểu biết
khác. Gia đình sẽ trân trọng sự trung thực của bạn, và sự chăm sóc của cha mẹ và người giám hộ
có đủ thông tin sẽ mang lại lợi ích cho trẻ.
Bây giờ, hãy trở lại với đoạn video của chúng ta. Lần này, hãy chú ý đến cách người chăm sóc
giải quyết quan ngại của cha mẹ bằng các chiến lược chúng ta vừa thảo luận.
[Làm Mẫu Các Biện Pháp Tốt Nhất]
Cha mẹ và người chăm sóc cảm nhận rằng người chăm sóc của trẻ là nhà chuyên môn có hiểu
biết, và tin tưởng rằng người chăm sóc biết cách đúng đắn để tăng cường sự phát triển tối ưu của
trẻ. Do đó, cha mẹ và người giám hộ trông đợi người chăm sóc cung cấp ví dụ về biện pháp thích
hợp về mặt phát triển. Mọi thứ trong môi trường chăm sóc trẻ đều gửi một thông điệp cho gia
đình về những gì là tốt nhất cho con họ, từ môi trường vật lý và tài liệu trong lớp, đến ngôn ngữ
mà người chăm sóc sử dụng trong khi giải quyết mâu thuẫn và các loại thức ăn được phục vụ
trong giờ ăn nhẹ và ăn chính. Vì cha mẹ và người giám hộ luôn tìm kiếm thêm thông tin, người
chăm sóc phải thận trọng, sử dụng có chủ đích các biện pháp tốt nhất vào mọi lúc.
Cha mẹ có khả năng sẽ sử dụng thông tin họ có được từ những quan sát này để tạo ra các môi
trường và hoạt động thường nhật cho con mình ở nhà. Bằng cách làm mẫu các hành vi và giải
đáp thắc mắc về các biện pháp tốt nhất, người chăm sóc trẻ có thể giúp xây dựng sự nhất quán
trong chăm sóc giữa gia đình và lớp học.
[Kết Hợp Tất Cả]
Trong khóa học này, chúng ta đã trao đổi về tầm quan trọng của các mối quan hệ tích cực giữa
người chăm sóc và gia đình của trẻ trong cơ sở chăm sóc. Người chăm sóc cần phải tìm kiếm có
chủ đích các cơ hội khuyến khích sự tham gia của gia đình trong môi trường chăm sóc trẻ và sử
dụng kiến thức riêng có của gia đình về nhu cầu cá nhân của con họ.
Đây là những thông điệp quan trọng chúng tôi muốn bạn "mang về nhà".





Sự tham gia của cha mẹ và người giám hộ đóng vai trò quan trọng vì trẻ nào có cha mẹ

tham gia hoạt động trong lớp có xu hướng có các kỹ năng nhận thức, ngôn ngữ, và tình
cảm văn hóa tốt hơn, và thể hiện các hành vi có vấn đề ít hơn,
Mọi gia đình xứng đáng được tôn trọng, và bạn có trách nhiệm đảm bảo rằng thành kiến
của bạn không khiến cho bạn không tôn trọng bất kỳ gia đình nào vì văn hóa, tôn giáo,
thành phần gia đình, tuổi tác, hoặc bất kỳ nhân tố nào khác,
Việc quan trọng là cha mẹ và người giám hộ phải luôn cảm thấy được chào đón trong lớp
học của bạn,
Có năm chiến lược chính để tăng cường sự tham gia của cha mẹ và người giám hộ: Cung
cấp thông tin cập nhật cho các gia đình, mời cha mẹ và người giám hộ dẫn dắt các hoạt
động trong lớp, khuyến khích sự tham gia của cha mẹ và người giám hộ trong các sự kiện
10





đặc biệt, để gia đình đáp ứng các nhu cầu của trung tâm, và xác định và đáp ứng nhu cầu
của gia đình,
Mọi cuộc nói chuyện với gia đình của trẻ phải gồm có thông tin tích cực và chuyển tải
một thái độ tôn trọng và hợp tác, và
Làm mẫu các biện pháp tốt nhất vào mọi lúc, để cha mẹ có thể trông cậy vào bạn như
một kiểu mẫu về cách đáp ứng nhu cầu của con họ.

Xin cám ơn bạn đã tham gia khóa học này, và cám ơn mong muốn của bạn được chăm sóc yêu
thương cho những em nhỏ nhất trong cơ sở chăm sóc của bạn.
References
Bernhard, Judith K.; Lefebvre, Marie Louise; Kilbride, Kenise Murphy; Chud, Gyda; and Lange,
Rika, "Troubled Relationships in Early Childhood Education: Parent-Teacher Interactions in
Ethnoculturally Diverse Child Care Settings" (1988). Early Childhood Education Publications
and Research. Paper 15.

/>Gillespie, L. G. (2006). Cultivating Good Relationships with Families Can Make Hard Times
Easier! Beyond the Journal: Young Children on the Web. Retrieved June 26, 2010 from
/>Parklakian, R.,Osborn, C., & Im, J. (2007). Families as Partners in Supporting Early Language
and Literacy. In Cradling Literacy: Building Caregivers’ Skills to Nurture Early Language and
Literacy From Birth to Five. Washington, DC: Zero to Three
Rivera, J. G. (2010, July 10). Poems by Jesse Girl Rivera. Message posted to Poem Hunter.com,
archived at />Sanchez, Sylvia Y. (2010, July 16). English Language Learning in Children under Three.
Webinar presented to Workforce Solutions – Childcare Services, Austin, TX.
Wise, S., & Sanson, A. (2003) Cultural transitions in early childhood: The developmental
consequences of discontinuity between home and childcare. Retrieved June 26, 2010 from
/>
Khóa học này được thiết kế và cung cấp bởi Texas AgriLife Extension Service of the Texas
A&M University System với sự hợp tác của Sở Dịch Vụ Gia Đình và Bảo Vệ Texas (Texas
Department of Family and Protective Services), Ban Cấp Phép Chăm Sóc Trẻ (Child Care
Licensing Division), và sử dụng các nguồn tài trợ được cung cấp theo Đạo Luật Phục Hồi
và Tái Đầu Tư Hoa Kỳ (American Recovery and Reinvestment Act) năm 2009.

11



×