Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Xây dựng Bài tập Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học nhằm phát triển năng lực Tư Duy cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.15 KB, 25 trang )

Xây dựng Bài tập Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học nhằm phát triển năng lực
Tư Duy cho học sinh
PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Lí do chọn đề tài:
“Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
” đã khẳng định nhiệm vụ của ngành giáo dục là nâng cao dân trí, phổ cập giáo dục
phổ thông cho toàn dân, song song nhiệm vụ đó cần phải bồi dưỡng nhân tài, phát
hiện các học sinh có năng khiếu ở trường phổ thông và có kế hoạch đào tạo riêng
để họ thành những cán bộ khoa học kĩ thuật nồng cốt.
“Bồi dưỡng nhân tài” nói chung và bồi dưỡng HSG Hóa học nói riêng là nhiệm vụ
tất yếu trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Đặc biệt là bồi dưỡng học sinh
giỏi Hóa học nhằm phát triển năng lực học sinh theo định hướng đổi mới của Bộ
giáo Dục và Đào
.

MỤC TIÊU GIÁO DỤC LÀ PHÁT LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ ?
TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN DIỆN
Vì vậy “ Xây dựng Bài tập Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học nhằm phát triển
năng lực Tư Duy cho học sinh ” vừa là mục đích vừa là nội dung lại vừa là
phương pháp dạy học hiệu nghiệm. Bài tập hóa học cung cấp cho học sinh cả kiến
thức, con đường giành lấy kiến thức và cả niềm vui sướng của sự phát hiện- tìm ra
1


đáp số- một trạng thái hưng phấn - hứng thú nhận thức-một yếu tố tâm lí góp phần rất
quan trọng trong việc nâng cao tính hiệu quả của hoạt động thực tiễn của con người,
điều này đặc biệt được chú trọng nhà trường của các nước phát triển.Trong khi tài liệu
bồi dưỡng HSG không có một hệ thống chính quy, kiến thức vừa nhiều vừa rộng,


Các thầy cô giáo bồi dướng HSG phải tự xây dựng cho mình một phương pháp
riêng để giúp học sinh vừa giỏi, vừa phát triển được năng lực.
Nhằm mục đích này cùng với mong muốn xây dựng cho mình tư liệu dạy học,
BDHSG và làm tài liệu tham khảo cho học sinh, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài
“Xây dựng Bài tập Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học nhằm phát triển năng
lực Tư Duy cho học sinh ”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài.
- Bài tập nhằm phát hiện năng lực, năng khiếu và luyện kĩ năng hóa học
- Xây dựng Các bài tập Hóa Học Bồi dưỡng Học sinh giỏi nhằm phát triển năng lực
tư duy học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu : Luyện học sinh giỏi Hóa THPT tham dự kì thi học sinh
giỏi các cấp Tỉnh, Quốc gia…
-Phạm vi nghiên cứu:Học sinh thi HSG Cấp Tỉnh,Quốc gia Trường THPT Mai Anh Tuấn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của lí thuyết .
- Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, sách tham khảo,
các đề thi học sinh giỏi Hóa các cấp các năm .
- Thực nghiệm.
+Tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
+ Thực nghiệm sư phạm :Bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa THPT.
+ Phương pháp thống kê toán học và xử lí kết quả thực nghiệm.
5. Điểm mới của đề tài:
-Xây dựng bài tập bồi dưỡng HSG Hóa học THPT theo định hướng phát triển năng
lực tư duy học sinh.

2



-Được sự góp ý của các thầy cô giáo GS-TS Lâm Ngọc Thiềm, Tiến sĩ Vũ Anh
Tuấn, PGS-TS Đặng Thị Oanh và nhiều thầy cô giáo khác cùng với thực nghiệm
của bản thân rút ra.
-Là tư liệu bồi dướng HSG hóa học và tài liệu tham khảo cho giáo viên ,học sinh...

PHẦN II

NỘI DUNG

I.CƠ SỞ LÍ LUẬN.
1.Khái niệm nhận thức và năng lực tư duy.
1.1. Khái niệm nhận thức :
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý của con người. Nó là
tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chúng và với các hiện
tượng tâm lý khác
Những phẩm chất của tư duy bao gồm:
Tính định hướng, bề rộng, độ sâu, tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính độc lập và tính
khái quát . Để đạt được những phẩm chất tư duy trên, trong quá trình dạy học,
chúng ta cần chú ý rèn cho học sinh bằng cách nào ?
1.2. Rèn luyện các thao tác tư duy trong dạy học môn hoá học ở trường trung
học phổ thông.
Trong logic học, người ta thường biết có ba phương pháp hình thành những phán
đoán mới: Quy nạp, suy diễn và loại suy.Ba phương pháp này có quan hệ chặt chẽ
với những thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng ,khái quát hoá .
1.2.1. Phân tích :
"Là quá trình tách các bộ phận của sự vật hoặc hiện tượng tự nhiên của hiện thực với
các dấu hiệu và thuộc tính của chúng theo một hướng xác định". Như vậy, từ một số
yếu tố, một vài bộ phận của sự vật hiện tượng tiến đến nhận thức trọn vẹn các sự vật
hiện tượng. Vì lẽ đó, môn khoa học nào trong trường phổ thông cũng thông qua phân
tích của cả giáo viên cũng như học sinh để bảo đảm truyền thụ và lĩnh hội.

1.2.2. Tổng hợp :
"Là hoạt động nhận thức phản ánh của tư duy biểu hiện trong việc xác lập tính chất
thống nhất của các yếu tố trong một sự vật nguyên vẹn có thể có được trong việc xác
định phương hướng thống nhất và xác định các mối liên hệ, các mối quan hệ giữa các

3


yếu tố của sự vật nguyên vẹn đó, liên kết giữa chúng được một sự vật và hiện tượng
nguyên vẹn mới" Phân tích và tổng hợp là hai quá trình có liên hệ biện chứng.
1.2.3. So sánh :
"Là xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng của hiện
thực". Trong hoạt động tư duy của học sinh thì so sánh giữ vai trò tích cực quan trọng
1.2.4. Khái quát hoá :
Khái quát hoá là hoạt động tư duy tách những thuộc tính chung và các mối liên
hệ chung, bản chất của sự vật và hiện tượng tạo nên nhận thức mới dưới hình thức
khái niệm, định luật, quy tắc.
1.3. Những hình thức cơ bản của tư duy
Bao gồm: Khái niệm, Phán đoán, Suy lý
1.4. Đánh giá trình độ phát triển của tư duy học sinh
* Đánh giá khả năng nắm vững những cơ sở khoa học một cách tự giác, tự lực, tích
cực và sáng tạo của học sinh (nắm vững là hiểu, nhớ và vận dụng thành thạo)
* Đánh giá trình độ phát triển năng lực nhận thức và năng lực thực hành trên cơ sở
của quá trình nắm vững hiểu biết.
CÁC CHỈ SỐ NĂNG LỰC TƯ DUY
IQ (Intelligence Quotient) – Chỉ số thông minh
EQ (Emotional Quotient ) – Chỉ số xúc cảm
AQ (Adversity Quotient) Chỉ số vượt khó – Xoay chuyển trở ngại thành cơ hội
PQ (Passion Quotient) – Chỉ số say mê
SQ (Social Quotient) – Chỉ số thông minh xã hội - Social Intelligence

CQ (Creative Quotient) – Chỉ số thông minh sáng tạo – Creative Intelligenc
2. Bài tập hóa học.
2.1. Khái niệm bài tập hoá học.
Theo từ điển tiếng việt, bài tập là yêu cầu của chương trình cho học sinh làm để vận dụng
những điều đã học và cần giải quyết vấn đề bằng phương pháp khoa học. Một số tài liệu
lý luận dạy học “thường dùng bài toán hoá học” để chỉ những bài tập định lượng-đó là
những bài tập có tính toán-khi học sinh cần thực hiện những phép tính nhất định.
2.2. Tác dụng của bài tập hoá học.

4


− Bài tập hoá học là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất dể dạy học
sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiên cứu
khoa học, biến nhưng kiến thức đã thu được qua bài giảng thành kiến thức của chính
mình.
− Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. chỉ có vận
dụng kiến thức vào giải bài tập học sinh mới nắm vũng kiến thức một cách sâu sắc.
− Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức một cách tốt nhất.
− Rèn luyện kỹ năng hoá học cho học sinh
− Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh cho học sinh .
− Được sử dụng như một phương tiện nghiên cứu tài liệu mới
− Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh và hình thành phương pháp học tập hợp lý.
−Là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh một cách chính xác.
− Tác dụng giáo dục đạo đức, rèn tính kiên nhẫn, chính xác khoa học và sáng tạo...
2.3.Mối quan hệ giữa việc giải bài tập hoá học và phát triển tư duy của học sinh.
Phát triển tư duy hóa học cho học sinh cần hiểu trước hết là giúp học sinh thông
hiểu kiến thức một cách sâu sắc, không máy móc, biết cách vận dụng để giải các
bài tập hóa học, giải thích các hiện tượng quan sát được trong thực hành.Qua đó
kiến thức các em nhận được sẽ trở nên vững chăc và sinh động..Tư duy cáng phát

triển khả năng lính hội tri thức càng nhanh, vận dụng tri thức càng linh hoạt và hiệu
quả càng cao.Tư duy hóa học của học sinh phát triển qua 5 dấu hiệu sau đây:
-Có khả năng tự lực chuyển tải tri thức và kĩ năng hóa học vào một tình huống mới.
-Tái hiện nhanh chóng kiến thức và các mối quan hệ cần thiết để giải một bài toán hóa học.
-Thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ bản chất giữa các sự vật và hiện tượng hóa học.
-Có khả năng phát hiện cái chung của các hiện tượng hóa hóa học khác nhau cúng
như sự khác nhau giữa những hiện tượng tương tự.
-Có năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống.
Để có thể giải quyết tốt bài tập đòi hòi học sinh phải có định hướng tốt,biết phân
tích suy đoán,vận dụng các thao tác tư duy nhằm tìm cách áp dụng thích hợp,cuối
cùng là là tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án giải bài toán đó.
3.Thực trạng việc bồi dưỡng HSG ở nước ta hiện nay:
5


-“Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia” vì vậy công việc bồi dưỡng HSG nói
chung, bồi dưỡng HSG Hóa học THPT nói riêng đang được các cấp quan tâm và
coi trọng, khuyến khích và tôn vinh những học sinh đạt thành tích xuất sắc trong
các kì thi HSG Tỉnh, Quốc gia ,quốc tế... cũng như thủ khoa của các trường Đại
học. Đặc biệt phương pháp bồi dưỡng HSG theo định hướng phát triển năng lực
học sinh đang được Đảng, nhà nước chú trọng đổi mới để tiếp cận với thế giới.
-Trong thực tế ở các trường THPT không chuyên thì còn tồn tại nhiều bắt cặp như:
+ Giáo viên chưa tiếp cận nhanh với yêu cầu của sự đổi mới .
+Phương tiện dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình.
+Tài liệu chính thống để bồi dưỡng HSG không có, kiến thức vừa sâu ,vừa rộng
Trong khi điểm xuất phát của học sinh lại có hạn,không được như ở các trường
chuyên.Mỗi giáo viên phải tự lần mò, tìm kiếm cho mình phương pháp bồi dưỡng
riêng để mong mang lại kết quả tốt nhất. Để đáp ứng yêu cầu trên đang là trăn trở
của mỗi giáo viên.
II.XÂY DỰNG BÀI TẬP HÓA HỌC BỒI DƯỠNG HSG NHẰM PHÁT

TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY.
1.Nguyên tắc xây dựng:
- Bài tập phải đảm bảo tính vừa sức ,từ cơ bản đến phát triển tư duy.
- Từ đặc điểm riêng lẻ đến khái quát,lặp đi lặp lại những kiến thức khó và trừu tượng.
- Đa dạng, đủ loại hình nhằm tăng thêm kiến thức và giúp học sinh cọ sát.
- Cập nhật những thông tin mới.
- Hệ thống bài tập phải đảm bảo tính chính xác,khoa học
2.Quy trình xây dựng hệ thống bài tập:
-Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống bài tập.
-Bước 2:Xác định nội dug hệ thống bài tập.
-Bước 3:Xác định loại bài tập,kiểu bài tập.
-Bước 4:Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập.
- Bước 5:Tiến hành xây dựng hệ thống bài tập.
- Bước 6: Tham khảo ,trao đổi ý kiến với đồng nghiệp và các chuyên gia.
- Bước 7:Thực nghiệm ,chỉnh sửa bổ sung.
3.Xây dựng bài tập phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kỹ năng hóa học :
6


3.1. Bài tập rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
Ví dụ. (Đề thi HSG 12 tỉnh Nghệ An 2009 -2010):
Cho 20,80 gam hỗn hợp Fe, FeS, FeS2, S tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư
thu được V lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch A. Cho A
tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 91,30 gam kết tủa. Tính V.
HDG:

Fe + 6HNO3→ Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
FeS + 12HNO3 → Fe(NO3)3 + 9NO2 + H2SO4 + 5H2O

FeS2 + 18HNO3 → Fe(NO3)3 + 15NO2 + 2H2SO4 + 7H2O

S + 6HNO3 →H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
Dung dịch A: Fe(NO3)3 , H2SO4, HNO3 tác dụng với Ba(OH)2
2HNO3+ Ba(OH)2 →Ba(NO3)2 +2H2O
H2SO4+ Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2H2O
2Fe(NO3)3 + 3Ba(OH)2

→ 3Ba(NO3)2 + 2Fe(OH)3↓

Gọi a,b,c,d lần lượt là số mol của Fe, FeS, FeS2, S.
56a +88b +120c+32d = 20,8 => 233(b +2c + d) + 107(a + b + c) = 91,3
V = 22,4(3a + 9b + 15c + 6d) = ?? → Bế tắc
* Phát hiện vấn đề: Do sản phẩm cuối cùng khi cho hỗn hợp tác dụng với HNO3
đặc nóng có Fe3+,SO42- nên có thể coi hỗn hợp ban đầu là Fe và S. Gọi x, y là số
mol của Fe và S trong hỗn hợp.
* Giải quyết vấn đề: Áp dụng bảo toàn (e) ta có:
Ta có hệ phương trình 56x + 32 y = 20,8 (1) 107x + 233y = 91,3 (2)
3x + 6y = a = 3.0,2 + 6.0,3 = 2,4 => V = 2,4.22,4 = 53,76
(lít).
3.2. Bài tập rèn luyện năng lực tư duy, trí thông minh.
VD. (Vòng 2 Chuyên KHTN –HN 2012)
Chất rắn A tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HNO3 0,294M thu được 470,4 ml
khí NO (đktc) (không chứa khí khác) và dung dịch X chỉ chứa một muối duy nhất.
1.A có thể là chất nào trong số các chất cho sau đây:
Cu, Cu2O, Cu(OH)2, Fe, FeCO3, Fe2O3, NaOH, Fe(OH)2
7


2.Xác định A nếu khối lượng muối sinh ra trong dd X là 11,844 gam.
HDG:
nNO = 0,021 (mol), nHNO3 = 0,147 (mol).

Vì A + HNO3 là phản ứng oxi hoá - khử nên loại: NaOH, Fe2O3, Cu(OH)2.
Vì NO là khí duy nhất sinh ra nên loại FeCO3 →A chỉ có thể là một trong số
các chất sau: Cu, Cu2O, Fe, Fe(OH)2.
Hướng suy luận 1: HS có thể xét lần lượt từng trường hợp ứng với phần 1 xem
trường hợp nào thoả mãn giả thiết rồi kết luận HS sẽ phải xét 4 trường hợp.
Cách làm này dài và không hay.
Hướng suy luận 2: Nhanh và thông minh hơn
A + HNO 3 → M(NO3)n + NO  + H2O (M là kim loại trong A)bảo toàn khối
lượng đối với N: nN(m) = nN(ax) – nN(NO) = 0,126 (mol)
suy ra nm =0,126/n x 11,844/(M+62)

=>  M = 32n => n = 2; M = 64 (Cu).

Đến đây, nếu HS kết luận A là Cu hay Cu2O đều không thuyết phục. Vì thực tế
mới chỉ biết A chứa Cu và chưa biết số oxh của Cu trong A là bao nhiêu. Gọi +x
là số oxh của Cu trong
Cu+x → Cu+2 + (2 – x)e
N+5+
3e → N+2
Mol:
0,063
(2 – x).0,063
3.0,021 0,021
=> (2 – x).0,063 = 3.0,021 →  x = +1. Vậy A là Cu2O.
3.3. Bài tập rèn luyện khả năng suy luận, kỹ năng diễn đạt logic, chính xác.
VD: (HSG Thanh hóa 2013)
Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 30 ml dung dịch 20% (d = 1,2 g/ml) của
một hiđroxit kim loại kiềm M. Sau khi kết thúc phản ứng, được dung dịch đem cô
cạn cho chất rắn A và 3,2 gam ancol B. Đốt cháy hoàn toàn chất rắn A được 9,54
gam muối cacbonat; 8,26 gam hỗn hợp gồm CO 2 và hơi nước. Biết rằng, khi nung

A trong NaOH đặc có CaO thu được hiđrocacbon Z, đem đốt cháy Z cho số mol
nước lớn hơn số mol CO2.
a. Xác định kim loại M, tìm công thức cấu tạo của X.

8


b. Cho hỗn hợp M gồm 0,02 mol este X và 0,01 mol este Y (C 4H6O2) tác dụng vừa
đủ với dung dịch KOH. Sau phản ứng thu được dung dịch trong đó chứa 3,38 gam
muối và 0,64 gam ancol B duy nhất. Xác định công thức cấu tạo của Y.
HDG: - Gọi công thức của este là RCOOR’
(1)
Suy luận: Đốt cháy Z cho số mol nước lớn hơn số mol CO2
=> Z là akan =>X có công thức: CnH2n+1COOR’
- Đốt cháy A : 2CnH2n+1COOM + (3n+1)O2 → (2n+1)CO2 + (2n+1)H2O + M2CO3 (2)
Nếu dư MOH thì có thêm phản ứng : 2MOH + CO2 → M2CO3 + H2O (3)
Ta có: m MOH = 30.1,2.20% = 7,2 gam
Logic-chính xác : Dù có phản ứng (3) hay không thì toàn bộ MOH đã chuyển hóa
thành 9,54 gam M2CO3 theo sơ đồ :
7,2

9,54

2MOH → M2CO3 => 2( M + 17) =
→ M = 23 . Vậy M là: Na
2 M + 60
3,2

R’ + 17 = 0,1 = 32 → R’ = 15 => R’ là CH3. Vậy ancol B là CH3OH
=> n NaOH




= 0,18 mol => n NaOH (3) = 0,08 mol => nCO2 (3) = nH 2O (3) = 0,04

Vậy sự cháy của 0,1 mol RCOONa trong 0,08 mol NaOH và O2 đã tạo ra một lượng
CO2 và hơi H2O là: [0,1.

(2n + 1)
(2n + 1)
- 0,04].44 + [0,1.
+ 0,04].18 = 8,26
2
2

=> n = 1.Vậy CTCT của X là CH3COOCH3
CH3COOCH3 + KOH → CH3COOK + CH3OH
0,02
0,02
0,02
0,02
mol
=> mancol B = 0,02. 32 = 0,64 gam
mmuối tạo ra từ Y = 3,38 - mmuối tạo ra từ X = 3,38 – 1,96 = 1,42 gam (*)
meste Y + mKOH pứ với Y = 0,01.86 + 56.0,01 = 1,42 gam (**)
Từ (*) và (**) suy ra este Y khi tác dụng với KOH chỉ tạo ra một sản phẩm duy
nhất hay Y là este vòng dạng : Công thức cấu tạo của Y là :
CH3 CH

CH2


C

O

O

9


3.4 Bài tập rèn luyện năng lực thực hành.
VD1.(Chọn HSG Quốc gia 2013)
Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Sục từ từ khí clo (đến dư) vào dung dịch NaBr.
b) Cho một ít bột MnO2 vào dung dịch H2O2.
c) Cho dung dịch SnCl2 vào dung dịch FeCl3, sau đó cho thêm K3[Fe(CN)6].
d) Cho dung dịch KI vào dung dịch FeCl3.
HDG: a) Cho từ từ Cl2 vào dung dịch NaBr:

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Hiện tượng: dung dịch từ không màu chuyển thành màu vàng nâu.
5Cl2 + Br2 + 6H2O → 10HCl + 2HBrO3
Khi Cl2 dư:
Hiện tượng: khi Cl2 dư, dung dịch mất màu vàng nâu.
b) Cho một ít bột MnO2 vào dung dịch H2O2;
2H 2O2 MnO
→xt 2H 2O + O2
2


Hiện tượng khí O2 thoát ra mạnh.
c) Cho dung dịch SnCl2 vào dung dịch FeCl3, sau đó cho thêm
K3[Fe (CN)6]: SnCl2 + 2FeCl3 → SnCl4 + 2FeCl2
FeCl2 + K3[Fe(CN)6] → KFe[Fe(CN)6]↓ xanh + 2KCl
Hiện tượng: có kết tủa màu xanh (xanh Tuabin).
d) Cho KI vào dung dịch FeCl3: 2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + I2 + 2KCl
I2 + KI → KI3
Hiện tượng: dung dịch có màu vàng nâu (màu của dung dịch KI3).
VD2 : (Chọn đội tuyển Vĩnh Phúc 2012)
Cho
(1) sơ đồ thí nghiệm điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm (Hình 1) từ
các chất ban đầu là MnOCl
2 2và dung dịch HCl đậm đặc.

(2)

(6)

10
Hình 1

(3)

(4)

(5)


Hỏi: 1.Phễu (1), bình cầu (2) phải chứa những chất nào?
2.Trong sản phẩm khí thu được thường lẫn những tạp chấp nào (trừ không khí)?

3.Bình (3), (4) là các bình chứa các dung dịch để hấp thụ tạp chất, những chất chứa
trong các bình (3), (4) thường là những chất nào?
4.Nhúm bông (6) bịt trên miệng bình tam giác (5) thường được tẩm dung dịch gì?
5.Nếu hệ thống không được kín, một lượng nhỏ khí clo thoát ra và làm ô nhiễm
phòng thí nghiệm. Chọn một hóa chất của phòng thí nghiệm để làm sạch khí clo?
Viết phương trình phản ứng hóa học minh họa?
6.Trong thực tế, ta có thể thu hồi MnO 2 từ vật liệu phế thải nào? Hãy trình bày cách
thu hồi MnO2 từ vật liệu phế thải đó?
HDG :
1. Phễu 1: Dd HCl Bình cầu: MnO2.
2.Tạp chất HCl và hơi nước.
3.Các chất lần lượt: dd NaCl , H2SO4 đặc
4.Tẩm dd NaOH
5.Khí NH3 8NH3 dư + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl
3.5. Bài tập rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn
Ví dụ: Vấn đề: “Chết ngạt vì sưởi ấm bằng bếp than”
Bài báo được đăng trên trang tin điện tử VnExpress vào Thứ sáu, 14/2/2014 | 13:24

11


HÌnh 2.6. Bài báo trên VnExpress
Hình 2.7. Căn nhà nơi xảy ra thảm họa
Giữa buổi sáng ngày 14/2/2014, người dân xóm Xuân Nguyên (xã Nguyên
Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) bàng hoàng nghe nhiều tiếng kêu la thất thanh
từ phía căn nhà nhỏ của gia đình anh Lê Văn Hùng. Khi bà con chạy đến nơi thì
phát hiện nhiều xác chết nằm bất động trên giường và cả dưới nền đất. Bên cạnh là
nồi than sưởi ấm chỉ còn đám tro tàn. Ba người được xác định đã tắt thở là bà
Nguyễn Thị Lự (51 tuổi) và hai đứa cháu nội Lê Văn Dũng (4 tuổi), Lê Văn Tâm (3
tuổi). Hai vợ chồng anh Lê Văn Hùng (36 tuổi) và chị Nguyễn Thị Thái (26 tuổi,

mẹ đẻ các cháu Dũng, Tâm) toàn thân tím tái nhưng còn thoi thóp nên được người
thân đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Căn nhà nơi xảy ra vụ việc thương tâm được xây theo kiểu nhà ống, có thiết kế
nhiều cửa kính nhưng đêm qua đều được đóng kín vì thời tiết lạnh.
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Cường, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Thanh Hóa) cho biết, vợ chồng anh Hùng nhập viện trưa nay trong tình
trạng hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, suy hô hấp nặng, toàn thân tím tái.
(Trích bài báo từ trang tin điện tử VnExpress: và />------------------------------------------------------------------------------------------------Hãy đọc đoạn thông tin trên và trả lời các câu hỏi sau:

12


Câu hỏi 1: Theo em, loại khí nào đã gây ra cái chết của ba bà cháu và tình trạng
ngộ độc của vợ chồng anh Hùng? Loại khí này được tạo ra từ quá trình nào?
Câu hỏi 2: Sau khi đọc bài báo, một độc giả có tên Bien Nguyen có đưa ra ý kiến
và thắc mắc: Đốt than từ củi sẽ không bị ngộ độc như đốt than tổ ong. Nhưng tại
sao bà L đã dùng than từ củi, và cho thêm củi vào sưởi mà vẫn bị ngộ độc khí?

Hãy giải thích lí do cho độc giả Bien Nguyen.
Câu hỏi 3: Ngoài nguyên nhân gây ra thảm họa trên, còn có các nguyên nhân nào
có thể có nguy cơ gây ngộ độc khí trên trong đời sống? Em hãy đưa ra những
khuyến cáo để mọi người phòng tránh được nguy cơ này.
Câu hỏi 4: Những biểu hiện (triệu chứng) của người bị ngạt khí trong bài báo nói
trên được mô tả như thế nào? Theo em cần xử lí thế nào đối với hiện tượng này?
HDG : Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1: Khí gây ra tình trạng ngộ độc trên gồm
- CO: loại khí độc, làm giảm quá trình chuyển oxi đến các tế bào của máu (CO kết
hợp với hemoglobin Hb trong máu tạo HbCO gây thiếu máu dữ dội).
- CO2 không duy trì sự sống.
- CO và CO2 được tạo ra do quá trình đốt cháy than thiếu O2.
C + O2 → CO2 ;


C + CO2 → 2CO

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 2: Với ý kiến của độc giả Bien Nguyen:
- Dùng than tổ ong hay than củi để sưởi trong phòng kín đều gây ngộ độc CO, CO 2
và có thể gây chết người. Quá trình đốt các loại than này đều tạo ra CO và CO 2 làm
tiêu tốn nhiều oxi trong phòng kín. Với than tổ ong gây ngộ độc hơn vì ngoài CO và
CO2 còn có một số khí độc khác do các thành phần trộn thêm vào than khi chế biến.
- Nếu sưởi bằng than gỗ trong phòng thoáng khí, mở cửa sổ thì không gây ngộ độc khí
CO. Bà L sưởi bằng than trong nhà ống, cửa kính đóng kín nên gây ra thảm họa trên.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi 3:
Các trường hợp có thể gây ra tình trạng ngộ độc khí CO trong phòng kín:
13


-Đốt than sưởi trong phòng kín, thiếu khí sinh ra khí độc CO là nguyên nhân gây ngộ độc.
- Các loại máy nổ như xe máy, xe ô tô, máy phát điện… khi hoạt động sẽ thải ra
khí khí CO2 và khí CO sinh ra từ khí thải động cơ. Đã có rất nhiều trường hợp tử
vong do nổ máy phát điện trong nhà …
- Hoa, cây xanh trong phòng kín về đêm sẽ hấp thu O 2 và thải CO2. Chất đầy hoa
trong phòng ngủ có thể khiến bạn tử vong vì thiếu dưỡng khí.

Hình 2.8. Các nguồn sinh ra khí CO trong cuộc sống
Nguồn: />
Khuyến cáo: Cách phòng chống ngạt khí CO
- Không để xe hơi hoặc xe máy nổ máy trong gara, trong nhà ngay cả khi mở cửa.
- Không đặt máy phát điện trong nhà, hay ở gầm sàn nhà. Nên nhớ rằng dù mở các
cửa chính và cửa sổ hoặc dùng quạt vẫn không ngăn ngừa khí CO tích tụ trong nhà.
Máy phát điện phải để cách xa cửa sổ và cửa chính đang mở.
- Không đốt than,củi, không ủ bếp than trong nhà, trong lều, trong xe đóng kín cửa.

- Không dùng khí đốt, lò nướng hoặc máy sấy để sưởi ấm.
- Không sử dụng thiết bị đốt khí gas không có thông hơi trong phòng kín hoặc
trong phòng ngủ.
- Định kỳ kiểm tra thiết bị an toàn của bếp gas, lò sưởi.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi 4:
Các biểu hiện của việc ngạt khí CO nêu trong bài báo nói trên: hôn mê sâu, rối loạn
nhịp thở, suy hô hấp nặng, toàn thân tím tái.
Cách xử lí khi thấy có người bị ngạt khí, cần cấp cứu:

14


- Mở hết các cửa để không khí tràn vào và đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi có khí
độc, nhanh chóng đưa tới bệnh viện (gọi 115) để cấp cứu, hạn chế di chứng, cần
phải lưu ý đảm bảo an toàn cho cả người cấp cứu (đeo khẩu trang phòng độc).
- Người đến cấp cứu nạn nhân cũng cần nhanh chóng gọi thêm người hỗ trợ.
4.Một số biện pháp xây dựng bài tập bồi dưỡng HSG:
4.1.Xây dựng bài tập có nhiều cách giải khác nhau:
Sử dụng bài tập Hóa học có nhiều cách giải là cách tốt nhất để rèn năng lực tư duy
sáng tạo cho học sinh. Học sinh tổng hợp được mọi kiến thức cũng như rèn luyện
được các kĩ năng cần phát triển.
Ví dụ 1: (Chọn đội tuyển Vĩnh Phúc 2013)
Ở 500C và dưới áp suất 0,344 atm độ phân ly α của N2O4 (k) thành NO2(k) bằng
63%. Xác định Kp; Kc; Kx.
HDG:

Tính Kp → Kc; Kx

Cách 1.


N2O4 (k)

⇌ 2 NO2(k)

1-α

[ ]
Phần mol

1−α
1+ α



∑n

1 + α (α là độ phân ly)


1+ α

2

2
NO2

P

Kp = P
N O


2 4

 2α 


= 1 + α  . 0,344
1−α
1+ α

thay α = 0,63 tính được Kp = 0,9

Từ Kc = Kp.(RT)−∆n với ∆n = 1 và Kx = Kp. P −∆n => Kc = 0,034 và Kx = 2,63
Cách 2.

Tính Kx → Kp ; Kc

Coi lúc đầu 1 mol N2O4 thì có 0,63 mol bị phân ly tạo ra 1,26 mol NO2 . Tổng số
mol lúc cân bằng = 1 + 0,63 = 1,63 . Ta có :
2

 1,26 
 1,63 ÷
 = 2,63 Từ đó suy ra Kp và Kc theo biểu thức đã nêu.
Kx = 
 0,37 
 1,63 ÷


VD 2: (Luyện đội tuyển Quốc gia 2012)Hợp chất nitro hữu cơ (RNO2) bị khử điện

phân bằng dung dịch đệm axetat trong nước có nồng độ axetat chung (HOAc +
15


OAc−) là 0,500 và pH = 5,0. Khử hoàn toàn 300 ml dung dịch đệm có chứa RNO2
0,01 M. Hằng số phân ly của axit axetic bằng 1,75. 10−5 tại 25oC. Phản ứng khử :
RNO2 + 4 H+ + 4e → RNHOH + H2O
Hãy tính độ pH của dung dịch sau khi khử RNO2 xong.
HDG.

Cách 1:


→ H+ + OAc−
HOAc ¬



 H +  OAc- 
[ HOAc]
Ka =
⇒ pKa = pH + lg OAc- 
[ HOAc]



[ HOAc]

[ HOAc]


⇒ 4,76 = 5,0 + lg OAc-  ⇒ OAc-  = 0,5715




[HOAc] + [OAc − ] = 0,500 ⇒ [OAc − ] = 0,3182 và [HOAc] = 0,1818
Số mmol axetat (OAc−) trong 300 ml ban đầu = 0,3182 × 300 = 95,45
Số mmol axit axetic (HOAc) trong 300 ml ban đầu = 0,1818 × 300 = 54,55
RNO2 + 4H+ + 4e → RNHOH + H2O
3
12
Sau khi khử, số mmol HOAc còn = 54,55 – 12 = 42,55
số mol OAc − có = 95,45+12 = 107,45 Vậy: 4,76 = pH + lg

42,55
107,45

⇒ pH = 5,16

Cách 2:
Theo phương trình nồng độ H+ (từ sự phân ly của HOAc) phản ứng = 0,04 M.
Khi đó nồng độ HOAc giảm 0,04 M và nồng độ OAc− tăng 0,04 M.
Theo biểu thức tính pH của dung dịch đệm axit : pH = pKa + lg

[ HOAc]


 A 
[ HA]


ta có :

[ HOAc ] − 0,04

pKa = pH1 + lg OAc-  = pH2 + lg OAc −  + 0,04 (*)





Với pKa = 4,76; pH1 = 0,5 và [HOAc] + [OAc ] = 0,5 thay vào phương trình
(*) tính được pH của dung dịch sau khi khử RNO2 = pH2 = 5,16
4.2. Xây dựng bài tập theo hướng phát triển :
Ví dụ 1. Một khoáng chất có chứa 20,93% nhôm; 21,7% silic và còn lại là oxi và
hiđro (về khối lượng). Hãy xác định công thức của khoáng chất này.
HDG. Đặt % lượng Oxi = a thì % lượng Hidro = 57,37 – a
16


Ta có: tỷ lệ số nguyên tử Al : Si : O : H =

20,93 21, 7 a
:
: : (57,37 − a)
27
28 16

Mặt khác: phân tử khoáng chất trung hòa điện nên



20,93
21, 7
a
+ 4×
− 2 × + (57,37 − a) = 0 ⇒ a = 55,82
27
28
16

Al : Si : O : H =

20,93 21, 7 55,82
:
:
:1,55 = 2 : 2 : 9 : 4
27
28
16

Vậy công thức khoáng chất: Al2Si2O9H4 hay Al2O3.2SiO2.2H2O (Cao lanh)
Phát triển thành
1a. Một khoáng chất có chứa 20,93% nguyên tố X chưa biết; 21,7% silic; 55,82% oxi
và còn lại là hiđro (về khối lượng). Hãy xác định công thức của khoáng chất này.
1b. Một loại khoáng có chứa 13,77%Na; 7,18%Mg; 57,48%O; 2,39%H và còn lại
là nguyên tố X về khối lượng. Hãy xác định công thức phân tử của khoáng đó.
HDG. Hàm lượng %X = 100 – 13,77 – 7,18 – 57,48 – 2,39 = 19,18%
Cân bằng số oxh :

13,77
7,18

57, 48
2,39
19,18
×1 +
×2−
×2 +
×1 +
× y = 0 ⇒ X = 5,33y
23
24
16
1
X

Lập bảng xét:
Y
1
2
3
4
5
6 7 8
X
5,33 10,66... ... ...
32
thấy chỉ có y = 6 là thỏa mãn X = 32 ⇒ S (lưu huỳnh)
Na : Mg : O : H : S =

13,77 7,18 57, 48 2,39 19,18
:

:
:
:
= 2 : 1 : 12 : 8 : 2
23
24
16
1
32

Công thức khoáng: Na2MgO12H8S2 hay Na2SO4.MgSO4.4H2O
Ví dụ 2: Sáu đồng phân của C4H8 có các tính chất sau : A, B, C và D làm nhạt màu
brom nhanh chóng (ngay cả trong bóng tối), trong khi E và F không làm nhạt màu
brom. Các sản phẩm từ phản ứng của B và C với Br2 là đồng phân lập thể của nhau.
A, B, và C đều cho sản phẩm giống hệt
CH 2 = C CH 3 nhau khi phản ứng với
|
CH 3
H2 (xúc tác Pd). E có điểm sôi cao hơn F,
C có điểm sôi cao hơn
B. Hãy xác định cấu trúc của sáu chất trên’’
HDG. A, B , C, D là
CH2=CH–CH2–CH3 (A);
(D)
Sản phẩm từ phản ứng của B và C với Br2 là đồng phân lập thể của nhau.
trans - CH3–CH=CH–CH3 (B) và cis - CH3–CH=CH–CH3 (C)
Đồng phân trans- đối xứng hơn nên to sôi thấp hơn cis17


* E, F là hợp chất xiclo, E có điểm sôi cao hơn F nên

H2C

H2C

CH2

CH CH3

CH2
E là metylxiclopropan H2C
; F là Xiclobutan H2C
Phát triển bài:
Có tám chất hữu cơ A, B, C, D, E, F, G, H đều có khối lượng phân tử bằng 56.
Các thí nghiệm phân tích cho thấy:
- A, B, C, D, G và H làm nhạt màu brom nhanh chóng (ngay cả trong bóng tối),
trong khi E và F không làm nhạt màu brom. G làm mất màu brom nhanh hơn H,
G và H là các hợp chất không vòng.
- Các sản phẩm từ phản ứng của B và C với Br2 là đồng phân lập thể của nhau.
- A, B, và C đều cho sản phẩm giống hệt nhau khi phản ứng với H2(xúc tác Pd).
- E có điểm sôi cao hơn F , C có điểm sôi cao hơn B, H có điểm sôi cao hơn G.
Hãy xác định cấu trúc của tám chất trên (gọi tên IUPAC) và giải thích.

HDG.

Thêm H là CH≡ C− CH2OH và

G là CH2=CH− CH=O

4.3.Thay đổi nội dung yêu cầu của bài tập.(Lược bớt, chia nhỏ ,thay thế dữ kiện bài tập)
Ví dụ: (Bài số 4 trong Kỳ thi olympic hóa học quốc tế năm 2000 tại Đan Mạch )

“Một hợp chất A có trong tự nhiên, chỉ chứa C, H, O và có thành phần % lượng
các nguyên tố: C = 63,2%; H = 5,3%;
O = 31,5%
a) Xác định công thức thực nghiệm của hợp chất A.
b) Phổ khối của chất A nêu trong hình 1, công thức phân tử của A thế nào?
c) Lắc một dung dịch của A trong ete với dung dịch NaOH trong nước. Sau khi lắc,
không còn A trong pha ete. Lắc một dung dịch khác của A trong ete với
dung dịch NaHCO3 trong nước. Vẫn còn A trong pha ete. A thuộc loại hợp chất nào?
d)Hợp chất A tạo được gương bạc với thuốc thử tollens.Nhóm chức nào có trongA?
e) Phổ 1H-NMR của chất A ghi tại 300 MHz được nêu trong hình 2a và 2b (dung
môi CDCl3 (7,27ppm), chất chuẩn tetrametylsilan).Các vạch tại 3,9; 6,3 và 9,8ppm
là vạch đơn, hình 2b phóng đại vùng 6,9 – 7,6ppm. (Độ dời hóa học cho sẵn). Vạch
6,3 ppm biến mất khi thêm một giọt D2O. Cùng một vạch dời về phía có trị số ppm
bé hơn khi pha loãng với CDCl3. Hai hiện tượng trên cho biết điều gì?
18


f) Viết 4 công thức cấu tạo có thể có của chất A.
g) Hãy cho biết cấu tạo của mảnh bị mất ứng với các mũi tại 137 và 123 đơn vị khối
lượng trong phổ khối.
h) Hai trong số các đồng phân của A có trị số pKa thấp hơn các chất còn lại.Viết
công thức cấu tạo của hai chất này”.
Ta có thể thay các dữ kiện về phổ đã cho trong bài như sau:
1. Một hợp chất A có trong tự nhiên, chỉ chứa C, H, O và có thành phần nguyên
tố cấu tạo gồm: 63,2%C; 5,3% H; 31,5% O.
a) Xác định công thức nguyên và công thức phân tử A, biết MA=152
b) A tác dụng được với dung dịch NaOH trong nước, nhưng không tác dụng được với
dung dịch NaHCO3 trong nước. A có thể tạo được gương bạc với dung dịch Ag(NH3)
+
2


. Khi đun nóng A với axit HI, chất hơi bốc ra được dẫn vào dung dịch AgNO3

trong ancol thấy tạo thành kết tủa AgI. Hãy viết bốn công thức cấu tạo có thể có
của hợp chất A. Gọi tên mỗi chất theo danh pháp hệ thống.
c) Khi thêm vào A một giọt D2O hoặc khi pha loãng A với CDCl3 thì nhiệt độ sôi
của A thay đổi thế nào? Giải thích.
d) Hai trong số các đồng phân của A có trị số pKa thấp hơn các chất còn lại. Viết
công thức cấu tạo của hai chất này.
HDG:
Công thức nguyên và phân tử: C8H8O3.
Bốn cấu tạo đồng phân:
O

O
O

OH

O

O

(C)

(B)

CH3 (A)

OH

O
H3C

O

O

CH3

CH3

OH

HO

(D)

* Thêm D2O tạo ra liên kết hidro liên phân tử với A → nhiệt độ sôi tăng; còn khi pha
loãng A với CDCl3 làm giảm liên kết hidro liên phân tử → nhiệt độ sôi giảm.
* Hai cấu tạo (A) và (C) có pKa thấp hơn các chất còn lại
4.4.Đảo chiều bài tập:
Ví dụ: (Trích đề Luyện thi Đội Tuyển Quốc gia 2013)
19


Tính Sức điện động của pin cho sau đây ở 25oC :
H2 , Pt  H3O+  CH3COOH 0,01 M  Pt , H2 .
Hằng số điện ly của axit axetic = 1,76. 10−5 .

PH2 = 1 atm ; [H3O+] = 1M.


HDG. Môi trường axit nên coi sự điện ly của nước là không đáng kể so với CH3COOH

CH3COOH → H+ + CH3COO .
0,01 − x

[ ]
Ka =

+

2
 H  . CH 3COO  = x
=
0,01 − x
[ CH 3COOH ]

x

x



1,76. 10 5→ x = 4,1. 10 4. = [H3O+]

E(H3O+/H2) = 0,00 + 0,059lg[H3O+] = − 0,1998 V
Sức điện động E = E0(H3O+/H2) − E(H3O+/H2) = 0 − (− 0,1998) = 0,1998 V
Đây là sức điện động của pin: Pt, H2  CH3COOH 0,01 M  H3O+  H2 , Pt
nên Sức điện động của pin theo sơ đồ đã cho = − 0,1998 V
Để đảo chiều ta có thể soạn lại bài như sau:

H2 , Pt  H3O+  CH3COOH 0,01 M  Pt , H2 .

“ Cho pin với sơ đồ sau:

PH2 = 1 atm ; [H3O+] = 1M. Sức điện động của pin = − 0,1998 V (ở 25oC)
Hãy tính hằng số điện ly của axit axetic”.
CH3

CH3
H3C C

CH

CH3

+ H+

CH3 OH
H3C
H3C C
CH3

+
CH

CH3

chuyÓn vÞ
- H+


CH CH3
+
CH3 OH2

H3C C

- H2O

C
H3C

H3C C

+
CH

CH3

CH3
CH3

H3C

CH3

C

(D)

CH3


4.5.Thay đổi hình thức của bài tập :
Ví dụ: Cho Xiclopropan → Propen có ∆H1 = - 32,9 kJ/mol
Nhiệt đốt cháy than chì = − 394,1 kJ/mol

(∆H2)

Nhiệt đốt cháy Hiđro = − 286,3 kJ/mol

(∆H3)

Nhiệt đốt cháy Xiclopropan = − 2094,4 kJ/mol. (∆H4) . Hãy tính:
Nhiệt đốt cháy Propen, Nhiệt tạo thành Xiclopropan và nhiệt tạo thành Propen?
20


Có thể thay đổi hình thức như sau: (mang tính chất trắc nghiệm)
Đối với quá trình đồng phân hoá Xiclopropan thành Propen có
∆H = − 32,9 kJ/mol

Hãy bổ sung vào bảng sau:

Nhiệt cháy ∆Ho298 (cháy)

Chất

Nhiệt sinh ∆Ho298 (kJ/mol)

(kJ/mol)
− 394,1

− 286,3
− 2094,4

C (than chì)
H2
Xiclopropan
Propen

HDG. Có thể thiết lập chu trình Born-Haber để tính toán, hoặc dùng phương pháp tổ
hợp các cân bằng : * Ta có: Phương trình cần tính là
CH2=CH-CH3 + 4,5O2 → 3CO2 + 3H2O

∆H5 = ?

phương trình này được tổ hợp từ các quá trình sau:
CH2=CH-CH3



C3H6 xiclo + 4,5O2 →

C3H6 xiclo

(-∆H1)

3CO2 + 3H2O

∆H4

Cộng 2 phương trình này ta được phương trình cần tính ∆H5 = ∆H4- ∆H1

Vậy, nhiệt đốt cháy propen = − 2094,4 − (− 32,9) = − 2061,5 kJ/mol


CO2

∆H2 )

1
O2 →
2

H2O

∆H3 )

* Tương tự: 3 ( C + O2
3 ( H2 +

3CO2 + 3H2O →
Tổ hợp được 3C + 3H2 →

C3H6 (xiclo) + 4,5 O2
C3H6 xiclo

(-∆H4 )

∆H6 = 3∆H2 + 3∆H3 - ∆H4

∆H6 = 3( − 394,1) + 3( − 286,3) − ( − 2094,4) = 53,2 kJ/mol
* Tương tự nhiệt tạo thành propen là: ∆ H7 = 3∆ H2 + 3∆ H3 - ∆ H5 = 20,3 kJ/mol

4.6. Soạn các bài tập tương tự
Ví dụ 1:
Hoà tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch
KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch
KOH 2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là bao nhiêu?
HDG. số mol OH− = 0,22 và 0,28 vậy OH− không tạo kết tủa = 0,06 mol
21


2−

Zn2+ + 2OH− → Zn(OH)2 ↓ và

Zn2+ + 4OH− → Zn(OH) 4

0,11

0,015

0,22

0,11

0,06

Tổng số mol Zn2+ = 0,11 + 0,015 = 0,125 hay 0,125×161 = 20,125 gam
Bài tương tự là:
Hoà tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 110
ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho
140 ml dung dịch KOH 2M vào X thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là

HDG. Vì một chất nên có thể coi kết tủa Zn(OH)2 tạo ra là 3a mol và 2a mol
ZnSO4 + 2KOH → Zn(OH)2↓ + K2SO4
(1)
ZnSO4 + 4KOH → K2ZnO2 + K2SO4 + 2H2O (2)
TN1: ta có 6a + 4b = 0,22



3a + 2b = 0,11

(I)

TN2: ZnSO4 chỉ phản ứng 2a mol với 4a mol KOH để tạo 2a mol kết tủa
nên theo (2): (a + b) mol ZnSO4 phản ứng với 4(a + b) mol KOH
4a + 4(a + b) = 0,28 hay 8a + 4b = 0,28 ⇒ 4a + 2b = 0,14

(II)

Kết hợp (I) và (II) cho a = 0,03; b = 0,01
m = 161 (3a + b) = 161(0,03×3 + 0,01) = 16,10 gam
5. Thực nghiệm sư phạm
5.1.Mục đích
-Khẳng định mục đích nghiên cứu của đề tài là thực tế, thiết thực và đảm bảo yêu cầu
rèn luyện tư duy học sinh ở trường THPT.
- Xác nhận sự đúng đắn và hiệu quả của việc sử dụng bài tập Hóa học có nhiều cách
giải để rèn luyện tư duy cho học sinh ở trường THPT.
- So sánh kết quả của nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng. Từ đó khẳng định tính
thực tiễn của đề tài.
5.2. Phương pháp
+ Xây dựng nội dung và kế hoạch thực nghiệm.

+ Tiến hành thực nghiệm theo nội dung và kế hoạch đã định.
+ Thu thập thông tin, xử lý số liệu thực nghiệm.
5.3.Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Học sinh THPT bồi dưỡng thi HSG Tỉnh ,Quốc gia trường THPT Mai Anh Tuấn
5.4. Tiến hành thực nghiệm
22


-Thực hiện giảng dạy:Giáo viên Mai Thị Thao
- Thực hiện kiểm tra đánh giá :Quan sát các hoạt động học tập, tư tưởng, hứng thú và
sự say mê học tập của học sinh.
-Kiểm chứng kết quả thi HSG các cấp của đội tuyển giữa nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng qua các mốc thời gian.
5.5. Kết quả.
-Kết quả cho thấy, việc sử dụng bài tập có nhiều cách giải trong tiết dạy và các hoạt
động khác làm cho học sinh học tập tích cực hơn, không khí lớp học sôi nổi, kết
quả các bài kiểm tra đạt chất lượng cao hơn.Các học sinh điểm cao nhiều hơn và
các em muốn học muốn phấn đấu để vào được đội tuyển nhiều hơn.
Bồi dưỡng Phương pháp
Kết quả quan sát
HSG
thực nghiệm
2010-2011 Dạy bình thường, Học sinh có sự chăm học,
không áp dụng
song chưa tha thiết tự học,
kiến thức chủ yếu do giáo
viên cung cấp . Phần lớn
HS phải học vì giáo viên
quá nhiệt tình
2011-2012 Không có lớp

Các em hứng thú học, thích
12,tôi bắt đầu áp được bồi dưỡng để thi
dụng thử nghiệm HSG,Tự tìm tòi khám phá
lần đầu tiên với
kiến thức,say mê học Hóa
HS lớp 11
học.
2012-2013 Tôi tiếp tục sử
Các em đam mê và hứng
dụng giải pháp
thú học tập cao.Khả năng
của đề tài này và tự học,tự tìm kiến thức mới
rút kinh nghiệm và năng lực tư duy phát
năm trước.
triển tốt.
2013-2014 Tôi tiếp tục áp
Học sinh đam mê học tập
dụng giải pháp và tích cực,Năng lực tư duy
rút kinh nghiệm 2 của các em phát triển tốt và
lần trước
toán diện.

Kết quả đội tuyển
thi HSG
Có 1 giải ba và 4
giải KK cấp Tỉnh

Kết quả 2 HS lớp 11
được tham dự HSG
cấp Tỉnh lớp 12 đạt

2 giải khuyến khích
-Có 1 giải nhất,1 KK
Hóa Casio cấp Tỉnh.
-Có 1 giải nhất ,1
nhì,1 ba và 1 KK
Hóa Học cấp Tỉnh.
-Có 1 giải nhì Hóa
Casio Cấp Quốc gia.
-Có 2 giải nhì,1 ba
và 1 KK cấp Tỉnh.
23


PHẦN 3 KẾT LUẬN
Đề tài đã làm nổi bật được các nhiệm vụ cơ bản sau:
1.Tìm hiểu được cơ sở lí luận của đề tài: Phát triển năng lực tư duy, bài tập hóa học
trong bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học.
2.Xây dựng được bài tập rèn luyện 5 năng lực cho sự phát triển năng lực tư duy.
3.Kĩ thuật xây dựng bài tập mới để bồi dưỡng ,rèn luyện sự phát triển năng lực tư
duy cho học sinh.
* Nhận xét: Từ kết quả thực nghiệm sư phạm và qua thực tế giảng dạy có thể rút ra
một số nhận xét sau đây :
Sử dụng bài tập hóa học bồi dưỡng HSG là một cách làm có hiệu quả cao
Phát triển được năng lực tư duy của học sinh, khả năng làm việc độc lập và tự
lực, năng lực vận dụng linh hoạt và sáng tạo kiến thức đã học vào những bài toán
là những tình huống mới, biết nhận ra cái sai của bài toán và bước đầu xây dựng
những bài toán nhỏ góp phần rèn luyện tư duy, óc tìm tòi sáng tạo cho học sinh, gây
được không khí hào hứng trong quá trình nhận thức.
Đề tài có tính thực tiễn rất cao, có thể được áp dụng ở tất cả các hoạt động dạy học
của giáo viên, các tiết học luyện tập, ôn tập, dạy học theo chủ đề tự chọn,đặc biệt

trong bồi dưỡng HSG Hóa học theo định hướng phát triển năng lực tư duy học sinh.
“Bản thân một bài tập hoá học chưa có tác dụng gì cả: Không phải một bài tập
hoá học “hay” thì luôn có tác dụng tích cực! Vấn đề phụ thuộc chủ yếu là “
người sử dụng nó”. Làm thế nào phải biết trao đúng đối tượng, phải biết cách
khai thác triệt để mọi khía cạnh của bài toán, để học sinh tự mình tìm ra cách
giải, lúc đó bài tập hoá học thật sự có ý nghiã”
Kết quả trên chưa thực sự lớn lao so với các thế hệ nhà giáo đi trước, nhưng qua
những kết quả trên tôi nhận thay phuong pháp này có tác dụng tích cực trong phát
triển năng lực tư duy cho học sinh.Vì vậy tôi mạnh dạn nêu ra kinh nghiệm “ Xây
dựng Bài tập Bồi dưỡng Học sinh giỏi Hóa học nhằm phát triển năng lực Tư
Duy cho học sinh ”Phương pháp trên không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong các

24


thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp bổ sung góp ý để phương pháp ngày
càng tốt hơn.Tôi chân thành cảm ơn !

25


×