Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển năng lực học tập suốt đời cho sinh viên trường đh hoa sen tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỒ ĐIỆP THỤY VŨ

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC TẬP SUỐT ĐỜI CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐH HOA SEN TP.HCM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60140101

S K C0 0 4 4 9 4

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: HỒ ĐIỆP THỤY VŨ

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC TẬP SUỐT ĐỜI CHO SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐH HOA SEN Tp.HCM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học:


PGS.TS NGUYỄN VĂN TUẤN

(dòng 25)

Tp. Hồ Chí Minh, tháng …/… (chữ thường, cỡ 13; ghi tháng năm bảo vệ)


i

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: Hồ Điệp Thụy Vũ

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh:

Nơi sinh:

Nguyên quán: Thừa Thiên Huế

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc:
Điện thoại cơ quan:

Điện thoại nhà riêng:

Fax:


E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ tháng 9/2002 đến tháng 9/2006
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố
Hồ Chí Minh.
Ngành học: Thiết kế thời trang
Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ tháng 4/2009 đến tháng 12/2011
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học thành
phố Hồ Chí Minh
Ngành học: Quản trị kinh doanh
III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN KỂ TỪ KHI TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian
2009 – nay

Nơi công tác
Trường Đại học Hoa Sen

Công việc đảm nhiệm
Giảng viên


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 2 năm 2015

Hồ Điệp Thụy Vũ


iii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn, người nghiên cứu xin cảm ơn
Thầy hướng dẫn khoa học đã hướng dẫn tận tình, đưa ra những định hướng trong
q trình nghiên cứu.
Bên cạnh đó, người nghiên cứu xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo
tham gia giảng dạy các mơn học trong chương trình đào tạo thạc sĩ Giáo dục học
đã cung cấp những kiến thức nền tảng cho luận văn. Xin cảm ơn sự đóng góp ý
kiến nhiệt tình của các chun gia, BGH, các anh chị giảng viên và nhân viên
trường Đại Học Hoa Sen đã giúp đỡ và nhận xét đánh giá cho đề tài.
Đồng thời, xin gởi lời cảm ơn đến các tác giả của các tài liệu người nghiên
cứu đã tham khảo.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình vì đã động viên, hỗ trợ tạo động
lực cho người nghiên cứu trong quá trình tham gia chương trình học.
Trân trọng,
Hồ Điệp Thụy Vũ


iv

TĨM TẮT

Trong bối cảnh tồn cầu hóa và quốc tế hóa, người SV ngay khi cịn học tập
tại trường ĐH đã phải trang bị cho mình những năng lực tối thiểu để có thể sống,
học tập, và làm việc đạt hiệu quả cao ngay khi ra trường. Trường ĐHHS với sứ
mệnh và tầm nhìn của mình hướng đến đào tạo ra những SV chất lượng tốt nhất.
Người nghiên cứu với đề tài Đề xuất giải pháp phát triển năng lực học tập suốt đời
(NL HTSĐ) cho SV trường ĐHHS nhằm đạt các mục tiêu: một là, đánh giá thực
trạng phát triển NL HTSĐ của GV cho SV, và hai là, đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển NL HTSĐ cho SV trường ĐHHS đạt hiệu quả hơn. Để đạt được mục tiêu
nêu trên, người nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, phương
pháp nghiên cứu thực tiễn, và phương pháp nghiên cứu thống kê để làm rõ cơ sở lý
luận, phân tích thực trạng triển khai NL HTSĐ của GV cho SV và đánh giá mức độ
đạt NL HTSĐ của SV. Giải pháp đề xuất được kiểm nghiệm bởi các chuyên gia có
nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý tại trường ĐHHS. Nhìn chung, kết
quả ban đầu cho thấy các giải pháp mà tác giả đề xuất thể hiện tính khả thi cao.
Nội dung đề tài này được chia làm ba phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Thực trạng phát triển năng lực học tập suốt đời cho SV trường
ĐHHS.
Chương III: Đề xuất giải pháp phát triển năng lực học tập suốt đời cho SV
trường ĐHHS.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị


v

ABSTRACT
In the context of globalization and internationalization, the students while
still studying at the university had to equip themselves with the minimum capacity

to be able to live, study, and work effectively. Hoa Sen University with the mission
and the vision of their training towards the students the best quality. The research
topics proposed solution to develop lifelong learning competencies (LLLC) for Hoa
Sen University students to achieve the following objectives: first of all, to assess the
current status of development LLLC of teachers for students, secondly is proposing
solutions for developing LLLC for Hoa Sen University’s students effectively. To
achieve the above objectives, the research methods used in theoretical research,
empirical research methods, and methods of statistical analysis to clarify the
rationale, implementation situation analysis LLLC to assess students' attainment of
LLLC. The solution proposed is tested by professionals with extensive experience
in teaching and management at Hoa Sen University. In general, initial results show
that the solution proposed by the authors expressed feasible.
The content of this topic is divided into three parts:
Part 1: Introduction
Part 2: Contents
Chapter I: Rationale
Chapter II: Status of lifelong learning compettency development for Hoa Sen
University’s students.
Chapter III: Proposed solutions to develop lifelong learning competency for
Hoa Sen University’s students.
Part 3: Conclusions and Recommendations


vi

MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC .............................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv

ABSTRACT ............................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... x
DANH SÁCH CÁC HÌNH....................................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................xii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 2
4. Đối tượng – Khách thể nghiên cứu ............................................................................. 3
5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 3
7. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................... 4
NỘI DUNG ................................................................................................................. 5
Chương 1: .................................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................... 5
1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 5
1.1.1 Trên thế giới ..................................................................................................... 5
1.1.2 Tại Việt Nam .................................................................................................... 7
1.1.3 Kết luận ............................................................................................................ 7
1.2 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NĂNG LỰC ................................................................. 7
1.2.1 Năng lực ........................................................................................................... 7


vii

1.2.2 Cấu trúc của năng lực....................................................................................... 9
1.2.3 Quan hệ giữa năng lực và kỹ năng, kỹ xảo ................................................... 10
1.2.4 Phân loại năng lực ......................................................................................... 10
1.2.5 Các mức độ phát triển của năng lực .............................................................. 11
1.2.6 Bốn giai đoạn của năng lực ........................................................................... 11

1.3 SỰ HỌC TẬP.......................................................................................................... 12
1.4 HỌC TẬP SUỐT ĐỜI ............................................................................................ 13
1.4.1 Khái niệm học tập suốt đời (Lifelong learning)............................................. 13
1.4.2 Học tập suốt đời và giáo dục người lớn (Lifelong learning – Adult
Education) .................................................................................................... 14
1.4.3 Học tập suốt đời với hình thức giáo dục từ xa (Distance learning)Error! Bookmark not
1.4.4 Nguyên lý của giáo dục suốt đời .................................................................... 15
1.4.5 Đặc điểm người học tập suốt đời ................................................................... 16
1.5 NĂNG LỰC HỌC TẬP SUỐT ĐỜI...................................................................... 17
1.5.1 Các quan điểm về năng lực học tập suốt đời ................................................. 17
1.5.2 Các năng lực học tập suốt đời theo hướng đề xuất của người nghiên cứu .... 18
1.5.3 Nội dung năng lực học tập suốt đời ............................................................... 19
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 26
Chương 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN ................................................ 27
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN .............................. 27
2.1.1 Lịch sử hình thành.......................................................................................... 27
2.1.2 Cơ sở vật chất và quy mô đào tạo .................................................................. 29
2.1.3 Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi, Chiến lược Dạy và Học giai đoạn 2010 – 2020 của
trường Đại học Hoa Sen. .............................................................................. 30

2.2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT CỦA NĂNG LỰC HỌC TẬP SUỐT ĐỜIError! Book
2.2.1 Đối tượng điều tra .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Phương pháp thực hiện .................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Đánh giá mức độ cần thiết của NL HTSĐ. .... Error! Bookmark not defined.


viii

2.2.4 Nhận xét thực trạng đánh giá mức độ cần thiết của NL HTSĐError! Bookmark not def

2.3 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC TẬP SUỐT ĐỜI CỦA SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HOA SEN........................................................................................................... 32
2.3.1 Đối tượng điều tra .......................................................................................... 32
2.3.2 Phương pháp thực hiện .................................................................................. 33
2.3.3 Thực trạng phát triển NL HTSĐ thông qua môn học. ................................... 33
2.3.4 Mức độ đạt được NL HTSĐ của SV trường ĐH Hoa Sen ............................ 43
2.3.5 Nhận xét thực trạng phát triển NL HTSĐ ...................................................... 48
2.4 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 54
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 55
Chương 3:ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC TẬP SUỐT
ĐỜI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN........................................ 56
3.1 CƠ SỞ VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỌC TẬP SUỐT ĐỜI ....................................................................................... 56
3.1.1 Cơ sở pháp lý ........................................................................................................ 56
3.1.2 Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 58
3.1.3 Nguyên tắc đề xuất giải pháp ............................................................................... 58
3.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC TẬP SUỐT ĐỜI..... 59
3.2.1 Giải pháp 1: Tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của Toán học của GV. 59
3.2.2 Giải pháp 2: Ràng buộc số tín chỉ tối thiểu và tăng số tín chỉ đối với mơn Tốn
cho các ngành đang được đào tạo tại ĐHHS. ................................................... 61
3.2.3 Giải pháp 3: Thay đổi hình thức đánh giá mơn học. ........................................... 64
3.3 KIỂM NGHIỆM TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT.............. 68
3.3.1 Mục đích ............................................................................................................... 68
3.3.2 Nội dung ............................................................................................................... 68
3.3.3 Phương pháp ......................................................................................................... 69
3.3.4 Cách tiến hành ...................................................................................................... 69
3.3.5 Kết quả .................................................................................................................. 69
Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 77



ix

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 78
1. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 78
1.1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI ........................................................................................... 78
1.2 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI............................................................................... 79
1.3 HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 80
2. KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 82
PHỤ LỤC


x

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Chương 2

Trang

Bảng 2. 1 Cơ sở vật chất trường ĐHHS năm học 2014-2015 ..................................29
Bảng 2. 2 Đội ngũ GV trường ĐHHS năm học 2014-2015 .....................................30
Bảng 2.3. Tỷ lệ phần trăm đánh giá mức độ triển khai NL Nhận biết và diễn đạt văn
hóa của GV cho SV ..................................................................................................37
Bảng 2.4. Thống kê câu trả lời về việc GV u cầu SV sử dụng cơng thức tốn học
để giải quyết những vấn đề trong học tập .................................................................43

Chương 3

Trang


Bảng 3.1. Bảng theo dõi thái độ học tập của cá nhân/nhóm SV cho q trình học tập
mơn học hoặc theo từng bài tập. ..............................................................................66
Bảng 3.2. Bảng theo dõi năng lực thực hiện chủ đề mơn học của cá nhân từng nhóm
của môn học. ........................................................................................................... 68
Bảng 3.3.Kết quả về mức độ đánh giá về tính cần thiết, tính đúng đắn và tính khả
thi của chuyên gia về giải pháp đề xuất ...................................................................72


xi

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Chương 2

Trang

Hình 2.1. Trường Đại học Hoa Sen TPHCM .............................................................27
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức ...........................................................................................28
Hình 2.3. Đánh giá của GV và SV về mức độ triển khai NL HTSĐ của GV cho SV
thông qua môn học ......................................................................................................35
Hình 2.4. Đánh giá của GV và SV về mức độ triển khai NL Nhận biết và diễn đạt
văn hóa của GV cho SV thơng qua mơn học. ............................................................37
Hình 2.5. Kết quả khảo sát đối với GV về mức độ triển khai NL HTSĐ của GV cho
SV thông qua môn học ................................................................................................39
Hình 2.6. Kết quả khảo sát đối với SV về mức độ triển khai NL HTSĐ của GV cho
SV thơng qua mơn học ...............................................................................................39
Hình 2.7. Đánh giá của GV về một số NL HTSĐ GV đã triển khai cho SV ở mức độ
cao tương đối ..............................................................................................................41
Hình 2.8. Đánh giá của SV về một số NL HTSĐ SV đã được GV triển khai ở mức độ
cao tương đối ..............................................................................................................41
Hình 2.9. Đánh giá của GV và SV về mức độ triển khai của GV về NL Toán học và

những kỹ năng cơ bản về KH-CN cho SV .................................................................43
Hình 2.10. ĐTB thể hiện kết quả khảo sát trên GV, SV, CSV, DN về mức độ đạt NL
HTSĐ của SV. ............................................................................................................45
Hình 2.11. Đánh giá của GV, SV, CSC, DN về mức độ đạt NL HTSĐ của một số NL
HTSĐ SV đạt với giá trị ĐTB cao ..............................................................................49
Chương 3

Trang

Hình 3.1. Kết quả về tính khả thi của giải pháp đề xuất ............................................73
Hình 3.2. Kết quả về tính đúng đắn của giải pháp đề xuất. ........................................74
Hình 3.3. Kết quả về tính cần thiết của giải pháp đề xuất .........................................75
Hình 3.4. Kết quả về tính cần thiết, tính đúng đắn, tính khả thi của ba giải pháp đề
xuất. .............................................................................................................................77


xii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Nội dung viết tắt
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Cao cấp
Cao đẳng
Chương trình
Chương trình đào tạo
Cơng nghệ thơng tin
Cựu sinh viên
Đại học
Đào tạo chuyên nghiệp
Điểm trung bình
Doanh nghiệp
Giáo dục và đào tạo
Giảng viên

Giáo dục tổng quát
Hoa Sen
Học tập suốt đời
Khoa học công nghệ
Kinh tế thương mại
Kỹ thuật số
Năng lực
Ngôn ngữ văn hóa học
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization for Economic Co- operation and
Development)
Sinh viên
Tín chỉ
Ủy ban nhân dân
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của
Liên hiệp quốc (United Nations Educational
Scientific and Cultural Organization)
Xác xuất thống kê

Ký hiệu
chữ viết
tắt
CC

CT
CTĐT
CNTT
CSV
ĐH
ĐTCN

ĐTB
DN
GD&ĐT
GV
GDTQ
HS
HTSĐ
KHCN
KTTM
KTS
NL
NNVHH
OECD
SV
TC
UBND
UNESCO
XSTK


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Học tập suốt đời tại nhiều quốc gia trên thế giới đã được quan tâm, chú ý
và phát triển từ những thập niên nửa sau của thế kỷ 20. Tại các nước phát triển,
nhiều bài viết và cơng trình nghiên cứu thể hiện HTSĐ ngày càng giữ vai trò quan
trọng trong cuộc sống của con người. Tại vương quốc Anh, bộ giáo dục và việc làm
xem việc thúc đẩy học tập suốt đời là chìa khóa tiến tới một nền kinh tế vững mạnh
và một xã hội hiện đại. Tại cộng đồng Châu Âu, các chiến lược và biện pháp nhằm

thúc đẩy học tập suốt đời xây dựng các xã hội ở Châu Âu thành xã hội tri thức đầy
cạnh tranh và năng động. Trước những tác động mạnh mẽ của những thay đổi kinh
tế xã hội hiện nay cũng như sự phát triển nhanh chóng các nền kinh tế tri thức, tỷ lệ
gia tăng dân số lớn tuổi ngày càng cao, Châu Âu khẳng định cần có chiến lược giáo
dục và đào tạo mới trên nền tảng giáo dục suốt đời. Tại các nước thuộc khối OECD
đều có những thay đổi về chính sách giáo dục quốc gia do sự ứng dụng khái niệm
giáo dục suốt đời của UNESCO khi họ chuẩn bị bước vào nền kinh tế tri thức toàn
cầu của thế kỷ 21. Riêng tại Việt Nam, vào 20 tháng 3 năm 2013, tại diễn đàn về
“Học tập suốt đời: chính sách và triển vọng” trong khn khổ hội nghị đồng bộ
trưởng các nước Đông Nam Á lần thứ 47 diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Việt Nam Phạm Vũ Luận khẳng định vấn đề học tập suốt đời là một xu thế phát
triển tất yếu cho các quốc gia trên thế giới và Bộ trưởng nhấn mạnh tính quan trọng
cũng như nhu cầu cấp thiết của việc học tập suốt đời đối với mỗi người để sống và
làm việc. Trong bối cảnh và sự cấp thiết của thực tiển, trung tâm học tập suốt đời –
là bộ phận của trung tâm SEAMEO RETRAC đã ra đời tại số 33 Lê Thánh Tôn,
Q1, TPHCM nhằm phát động, phát triển học tập suốt đời tại TPHCM, Việt Nam nói
riêng và khu vực Đơng Nam Á nói chung. Có thể nói, học tập suốt đời đã và đang là
nhu cầu và nguyện vọng của mọi người trên thế giới.
2. Trường đại học Hoa Sen là cơ sở GD&ĐT đại học ngồi cơng lập trực
thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh chịu sự quản lý nhà nước của bộ GD&ĐT. Trường
đại học Hoa Sen là trường đào tạo đa ngành nghề, đa cấp bậc với nhiều loại hình


2

đào tạo. Mục đích của trường đại học Hoa Sen thể hiện thơng qua tầm nhìn, sứ
mệnh và các giá trị cơ bản. Đánh giá được mức độ phát triển nhanh chóng của nền
kinh tế, xã hội cùng những thách thức từ tồn cầu hóa, đại học Hoa Sen thấy được
học tập suốt đời là một trong những sứ mệnh cần đi tới để đáp ứng được sự thay đổi
mỗi ngày của nền kinh tế và giáo dục [19]. Chính vì thấy được vai trị của học tập

suốt đời, nhà trường đã xây dựng các chiến lược phát triển để đảm bảo hoàn thiện
một sứ mệnh trong các sứ mệnh mình đang trọng trách. Ngồi việc phân cấp bậc
đào tạo từ các bậc trung cấp, cao đẳng, đại học và sắp tới đây là cao học, nhà trường
đồng thời xây dựng chương trình đào tạo để vấn đề học tập suốt đời được đảm bảo
cho người học ngay từ trên ghế nhà trường và sau khi tốt nghiệp.
Người nghiên cứu hiện đang là giảng viên thuộc khoa Đào tạo Chuyên nghiệp,
trường đại học Hoa Sen. Nắm bắt được nhu cầu học tập suốt đời của xã hội, hiểu
được sứ mệnh của trường đại học Hoa Sen tại cùng khía cạnh này, người nghiên
cứu chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC HỌC TẬP SUỐT ĐỜI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA
SEN TPHCM” để nghiên cứu, góp phần mang lại hiệu quả trong cơng tác đào tạo
sinh viên nhằm tạo ra những sinh viên tốt nghiệp có được năng lực học tập suốt đời,
đáp ứng được yêu cầu của các công ty tuyển dụng và đáp ứng nhu cầu học tập suốt
đời của xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng phát triển NL HTSĐ của GV trường ĐHHS.
- Đề xuất giải pháp phát triển NL HTSĐ cho GV trường ĐHHS.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài thực hiện nhiệm vụ cơ bản
sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực học tập suốt đời.
 Nghiên cứu lịch sử vấn đề nghiên cứu.
 Nghiên cứu khái niệm về năng lực, học tập, học tập suốt đời.
 Nghiên cứu các quan điểm về NL HTSĐ từ đó đề xuất các NL HTSĐ.


3

- Đánh giá thực trạng phát triển năng lực học tập suốt đời cho sinh viên tại trường

đại học Hoa Sen.
 Đánh giá mức độ triển khai NL HTSĐ của GV.
 Đánh giá mức độ đạt NL HTSĐ của SV.
- Đề xuất giải pháp phát triển năng lực học tập suốt đời cho sinh viên tại trường
đại học Hoa Sen.
 Đề xuất giải pháp phát triển NL HTSĐ.
 Đánh giá của chuyên gia về giải pháp phát triển NL HTSĐ.
4. Đối tượng – Khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Năng lực học tập suốt đời.
Khách thể nghiên cứu
- Các GV, SV đang tham gia giảng dạy và học tập tại trường ĐHHS.
- Các CSV vừa tốt nghiệp và DN nhận SV tốt nghiệp trường ĐHHS đến làm việc.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Việc phát triển NL HTSĐ của GV trường ĐHHS chưa cao, khi áp dụng các
giải pháp người nghiên cứu đưa ra, việc phát triển NL HTSĐ cho SV trường sẽ
được nâng lên.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, người nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:


Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:

- Qua các nguồn tài liệu để phân tích, chọn lọc và vận dụng vào đề tài.
- Tham khảo các tạp chí, báo cáo khoa học, tài liệu lưu trữ, sách giáo khoa, các
trang web về nghiên cứu giáo dục, học tập suốt đời và năng lực học tập suốt đời
ở Việt nam và trên thế giới.
 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp khảo sát điều tra: dùng phiếu khảo sát khảo sát phát triển năng

lực/kỹ năng. (Xem phụ lục 1,2,3,4)


4

- Phương pháp chuyên gia: sử dụng phương pháp chuyên gia để phân tích và đánh
giá khả năng áp dụng các giải pháp vào việc phát triển năng lực học tập suốt đời
cho sinh viên tại trường đại học Hoa Sen.
 Nhóm phương pháp thống kê tốn học:
Xử lý, thống kê, mô tả và đánh giá kết quả nghiên cứu.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
 Chương I: Cơ sở lý luận về năng lực học tập suốt đời
 Chương II: Thực trạng phát triển năng lực học tập suốt đời cho sinh viên
trường Đại học Hoa Sen.
 Chương III: Đề xuất giải pháp phát triển năng lực học tập suốt đời cho sinh
viên trường đại học Hoa Sen.


5

NỘI DUNG
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Từ năm 1972, Liên hiệp quốc đã đưa ra bản báo cáo trong đó trình bày cơ sở lý luận về
quan niệm giáo dục suốt đời. Đến nay, quan niệm về học tâp suốt đời đã thấm sâu vào mỗi quốc
gia và ngày càng phát triển sâu sắc. Các chuyên gia giáo dục của UNESCO đã xác định
các đặc tính của khái niệm học tập suốt đời như cách hiểu đúng nhất về quá trình
học tập và phát triển của một cá nhân trong suốt vòng đời, từ tuổi ấu thơ đến nghỉ
hưu. Đây là khái niệm bao trùm tất cả khía cạnh của giáo dục khơng chỉ trong hệ

thống giáo dục chính quy, ngồi chính quy tại các trường học, các trường đại học,
trong các viện giáo dục dành cho người lớn mà còn bao gồm trong cả hình thức học
tập thường xuyên (học khơng chính quy/học tập theo nhu cầu, theo sở thích).[7]
Giáo dục suốt đời và việc học tập suốt đời là phương hướng chung cho giáo
dục của tương lai với ý nghĩa đưa việc giáo dục vào cả đời người và xem việc học là
một q trình khơng ngừng nâng cao trí tuệ, năng lực và khả năng thực hành nhằm
đáp ứng nhu cầu và tiến trình của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa một quốc gia, dân
tộc.
Muốn đạt được các mục tiêu về phát triển xã hội và con người cũng như đáp
ứng mọi mặt, mọi lĩnh vực đời sống gia đình địi hỏi con người phải tham gia vào
đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để mỗi người là một nhân tố văn hóa quan trọng của
mối quan hệ kinh tế - xã hội.
Có thể nói, học tập suốt đời đã và đang là nhu cầu và nguyện vọng của mọi
người trên thế giới.
1.1 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Trên thế giới
Học tập suốt đời (HTSĐ) và năng lực học tập suốt đời (NL HTSĐ) được nhiều
nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm nghiên cứu:


6

-

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 2005 trong nghiên cứu

về các năng lực chủ đạo đã tổng hợp các kỹ năng và NL HTSĐ thể hiện qua: Các kỹ
năng xử lý thông tin (Năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng truyền thông và thông tin;
khả năng tính tốn, …) và Các kỹ năng chung sử dụng trong công việc (Năng lực tự
tổ chức công việc, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết các xung

đột; kỹ năng học;Năng lực tự chủ…).[16]
-

Tổ chức Liên minh Châu Âu (EU) trong khuôn khổ hội nghị Hội đồng và Ủy

ban các nước thành viên Châu Âu vào 18/12/2006 đưa ra những năng lực chủ đạo
cho học tập suốt đời trong đó nêu những năng lực quan trọng cho việc học tập suốt
đời là một sự kết hợp của kiến thức, kỹ năng, thái độ để phù hợp với bối cảnh. Các
năng lực này bao gồm: Giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, Giao tiếp bằng tiếng nước
ngồi, Tốn học và năng lực cơ bản trong khoa học và công nghệ, Năng lực kỹ
thuật số, Học để biết cách học những điều liên quan đến việc học tập, Năng lực xã
hội và công dân, Năng lực chủ động và tinh thần sáng tạo, Nhận biết và diễn đạt
văn hóa. [10]
-

Jannette Collins (2009), trong bài nghiên cứu về “học tập suốt đời trong thế

kỷ 21 - Lifelong Learning in the 21st Century and Beyond”, thể hiện quan điểm rằng
năng lực học tập suốt đời là năng lực quan trọng mà mọi người đều tự thơng qua đó
để điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh và hoàn cảnh của mình.
-

Frederic T. Evvers, James C. Rush và Iris Berdrow (1998), tác giả của cuốn

sách “The Bases of Competence: Skills for Lifelong learning and EmployabilityCác năng lực cơ bản: Kỹ năng cho việc học tập suốt đời và làm việc” nhấn mạnh
tầm quan trọng của các năng lực được hình thành trong trường học tạo ra mối quan
hệ mật thiết đối với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế tồn cầu. Nhóm tác giả
đồng thời chỉ ra các năng lực mà các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp nhận thấy
sinh viên tốt nghiệp còn thiếu là: năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực
quản lý con người và quản lý nhiệm vụ và cuối cùng là năng lực thích ứng với

những thay đổi và đổi mới không ngừng của kỹ thuật – công nghệ. [12]


7

1.1.2 Tại Việt Nam
Trong cuốn sách với chủ đề Xã hội học tập, Học tập suốt đời và các kỹ năng
tự học, tác giả Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Thị Hải Yến (2012) chỉ ra các năng lực quan
trọng cho việc học tập suốt đời và xây dựng một xã hội học tập, các năng lực này
thể hiện qua: Năng lực tư duy năng động và sáng tạo, Khả năng liên kết và giải
quyết vấn đề, Kỹ năng giao tiếp trong môi trường đa quốc gia, Kỹ năng sử dụng
thành thạo máy vi tính, Năng lực về ngoại ngữ, Năng lực tự học. [5]
Trong tất cả các kỹ năng trên, tác giả cho rằng việc phát triển năng lực tự học
sẽ là yếu tố đi đầu và quan trọng nhất và sẽ là yếu tố thúc đẩy sự thành công của các
năng lực cịn lại.
1.1.3 Kết luận
Trong q trình đọc tài liệu từ các nguồn tài liệu thư viện của các trường đại
học tại TPHCM, các nguồn tài liệu trên mạng, trên các trang thư viện điện tử từ các
nguồn khác nhau trên thế giới…, người nghiên cứu nhận xét vấn đề học tập suốt đời
được rất nhiều quốc gia nghiên cứu. Đối với vấn đề về năng lực học tập suốt đời có
rất nhiều tổ chức nghiên cứu như tổ chức các nước Châu Âu, các nước theo khối
OECD, các trường đại học, các tổ chức giáo dục… Riêng đối với vấn đề về việc
phát triển năng lực học tập suốt đời cho sinh viên đại học, người nghiên cứu nhận
thấy một số nghiên cứu gần giống như nghiên cứu về năng lực giải quyết vấn đề
cho người học suốt đời, nghiên cứu về năng lực của giáo viên trẻ trong đào tạo nhân
lực của châu Âu trong khía cạnh liên quan học tập suốt đời,..vv..; tuy nhiên, một
nghiên cứu cụ thể về việc nghiên cứu phát triển các năng lực học tập suốt đời cho
sinh viên đại học thì chưa có nghiên cứu nào được cơng bố. Có thể nói, chủ đề mà
người nghiên cứu đang hướng đến là một vấn đề mới.
1.2 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NĂNG LỰC

1.2.1 Năng lực
Trong tâm lý học, Đinh Phương Duy (2012) định nghĩa:“Năng lực là một hệ
thống các đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của mọi hoạt
động nhất định, đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả.” [3, tr.133]. Còn theo Nguyễn


8

Thị Huệ và Lê Minh Nguyệt (2010) thì “Năng lực là những thuộc tính tâm lý độc
đáo của cá nhân đáp ứng yêu cầu đặc trưng của hoạt động và đảm bảo cho hoạt
động ấy đạt kết quả cao”[4,tr.93]. Tác giả Đinh Phương Duy cho biết khi nghiên
cứu bản chất của năng lực cần chú ý đến các yếu tố cơ bản nhất. Các yếu tố như:
năng lực là những sự khác biệt về tâm lý cá nhân làm cho người này khác người
kia, năng lực không phải là bất kỳ những sự khác nhau cá biệt chung chung mà chỉ
là những sự khác biệt có liên quan hiệu quả của việc thực hiện hoạt động nào đó.
Tổ chức OECD đưa ra những định nghĩa và những năng lực cần thiết trong
bối cảnh kinh tế - xã hội và giáo dục. Trong tài liệu gửi đến các thành viên của tổ
chức năm 2005, OECD khẳng định năng lực là đối tượng cần được hình thành, phát
triển tại trường học và ni dưỡng trong suốt q trình cuộc sống. Vì vậy, các năng
lực cung cấp một khung chuẩn tham chiếu cho việc đánh giá tại các trường học và
đánh giá năng lực người lớn. [16]
Nina Poloski Vokic, Milka Rimac trong bài nghiên cứu về các năng lực quản
lý cần thiết cho tương lai theo quan điểm của học viên cao học - Mannagerial
Competencies for Sustainable Future – Perceptions of Graduate Students, tác giả
tổng hợp các định nghĩa về năng lực của các tác giả khác như sau [15]:
McLagan (1980): Năng lực là kiến thức và kỹ năng mà qua đó một người sử
dụng để hồn thành một cơng việc hiệu quả.
Spencer (1993) và Abraham (2001): Năng lực là một đặc tính của một cá
nhân mà thường liên hệ tới việc cá nhân dùng nó như là tiêu chí tham khảo cho các
tình huống quản lý và hồn thành cơng việc hiệu quả.

Woodruffe (1993): Một năng lực là một tập hợp các hành vi mà một cá nhân
cần phải mang đến cho một công việc để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của
nó sao cho đạt yêu cầu.
Thompson, Stuart và Lindsay (1996): Năng lực là một tập hợp các hành vi có
sự tương tác lẫn nhau và cùng nhắm vào việc làm sao đạt được mục tiêu thành
công.


9

Bratton (1998) và Abraham (2001): Cốt lõi của một cá nhân/năng lực được
định nghĩa là bất kỳ kiến thức, kỹ năng, đặc điểm, động cơ, thái độ, giá trị, hay
tham khảo đặc tính của một cá nhân khác cần thiết của cá nhân/năng lực đó để thực
hiện một cơng việc.
Karns và Mena (1998): Năng lực là kiến thức, kỹ năng và khả năng của một
cá nhân cần có để cá nhân đó tiến tới thành cơng và lan tỏa sự thành cơng của cá
nhân đó cho mọi người trong tổ chức.
Pickett (1998): Năng lực là tổng thể các kinh nghiệm, các kiến thức, kỹ năng,
giá trị và thái độ chúng ta có được trong suốt cuộc đời và được sử dụng tại nơi làm
việc để thực hiện một loạt các hành vi và các hoạt động nhằm tạo ra kết quả đầu ra
là các sản phẩm và dịch vụ mà chúng ta cung cấp cho người khác.
Green (1999) và Martinis-Miletić (2011): Năng lực là một thước đo định
hướng cho các thói quen của cơng việc và kỹ năng của một người sử dụng để đạt
mục tiêu của cơng việc đó.
Kurz và Bratram (2002): Năng lực là tập hợp của các hành vi được sử dụng
như là công cụ trong việc tạo ra một cách đa dạng các kết quả được mong muốn.
Dragoni (2009): Năng lực là tập hợp các kỹ năng và khả năng cần thiết tương
tác với nhau nhằm mang lại một hiệu quả nhất định.
Dựa trên các khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực từ các khái niệm
nêu trên, người nghiên cứu đưa ra khái niệm về năng lực như sau:

Năng lực là tổng hợp của các kinh nghiệm, các kiến thức, kỹ năng, và thái độ
của một người trong một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đạt
hiệu quả. Năng lực là đối tượng cần được hình thành, phát triển tại trường học và
ni dưỡng trong suốt q trình cuộc sống.
1.2.2 Cấu trúc của năng lực
Theo Đinh Phương Duy (2012), năng lực của con người được hình thành
trong quá trình sống và trong khả năng thích ứng của một cá nhân. Năng lực được
hình thành từ các yếu tố: [3]


10

(1) Tri thức: là một hệ thống kiến thức được cá nhân lĩnh hội và biến thành của
riêng mình.
(2) Kỹ năng: là một hệ thống các thao tác được phối hợp nhuần nhuyễn của một
cá nhân để thực hiện công việc có hiệu quả.
(3) Kinh nghiệm: là những giá trị được cá nhân tích lũy thơng qua hoạt động
thực tiễn và q trình lao động..
Năng lực khơng phải là trình độ, không phải là kinh nghiệm dày dạn mà con
người có được, trình độ và kinh nghiệm là điều kiện cho năng lực phát triển.
1.2.3 Quan hệ giữa năng lực và kỹ năng, kỹ xảo
Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là điều kiện của năng lực nhưng không đồng nhất
với năng lực. Một người có năng lực thì chắc chắn có tri thức, kỹ năng và kỹ xảo
của cùng lĩnh vực nhưng một người có tri thức, kỹ năng và kỹ xảo về một lĩnh vực
thì chưa chắc có năng lực về lĩnh vực đó [4,tr.95]. Năng lực là yếu tố giúp cho một
cá nhân tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với một lĩnh vực hoạt động
được dễ dàng, nhanh chóng. Năng lực và kỹ năng, kỹ xảo, tri thức có mối quan hệ
gắn kết và có sự tác động qua lại với nhau.
1.2.4 Phân loại năng lực
Năng lực được chia thành nhiều loại tùy theo cách thức mà người sử dụng

xem xét, nhìn chung, có thể chia năng lực làm hai loại cơ bản:[3,tr.134]
(1)

Năng lực chung: là những năng lực cần thiết cho tất cả các loại hình hoạt

động khác nhau. Ví dụ: hoạt động mang tính chất khoa học kỹ thuật, hoạt động
mang tính chất nghệ thuật, hoạt động lao động tay chân. Năng lực chung cũng là
điều kiện để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động hiệu quả.
(2)

Năng lực riêng hay năng lực chuyên môn: là năng lực thể hiện các đặc điểm

riêng một cách độc đáo để phù hợp với những yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động
chuyên biệt nhất định nhằm mang lại kết quả cao. Ví dụ: năng lực hội họa, năng lực
sư phạm, năng lực thể thao, năng lực quản lý….


11

1.2.5 Các mức độ phát triển của năng lực
Lê Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Huệ cho rằng, năng lực có ba mức độ phát
triển [4,tr.93]:
- Năng lực là khái niệm chung chỉ một mức độ nhất định, biểu thị sự hoàn thành có
kết quả một hoạt động nào đó. Đây là mức độ nhiều người có thể đạt được.
- Tài năng là mức độ năng lực cao hơn đặc trưng ở khả năng đạt được kết quả cao
trong một loại hình hoạt động, ít người có thể sánh kịp. Đặc điểm của tài năng là
trình độ sáng tạo cao khi thực hiện một hoạt động nào đó.
- Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực biểu thị sự hoàn thành một cách hoàn
chỉnh nhất, cao nhất, kiệt xuất nhất, có một khơng hai trong một lĩnh vực hoạt
động nào đó, tạo ra một thời đại mới trong lĩnh vực hoạt động của mình.

1.2.6 Bốn giai đoạn của năng lực
Trong tâm lý học, người ta chia năng lực thành bốn giai đoạn. Bốn giai đoạn
của năng lực mô tả quá trình hình thành năng lực của một cá nhân. Các giai đoạn
gồm:
(1) Thiếu năng lực ở vô thức: việc thiếu năng lực ở vô thức của một cá nhân thể
hiện qua việc cá nhân đó khơng hiểu hoặc khơng biết làm thế nào để thực hiện một
cơng việc nào đó và cá nhân đó khơng nhận biết được sự thiếu năng lực của mình
và tự mình xem như là mình khơng có khả năng để làm việc đó một cách tự nhiên.
Lúc này, cá nhân đó có thể từ chối sự hữu dụng của kỹ năng mang lại cho họ. Muốn
cá nhân này chuyển qua giai đoạn hai, bắt buộc cá nhân đó phải nhận ra việc khơng
có khả năng của mình về việc gì đó và phải thấy được giá trị của các kỹ năng mới sẽ
mang lại cho mình. Thời gian để chuyển từ giai đoạn một sang giai đoạn hai phụ
thuộc vào sức mạnh của các kích thích hướng tới việc học tập kỹ năng của cá nhân
đó mạnh nhiều hay ít.
(2) Thiếu năng lực có ý thức: Trong giai đoạn hai, mặc dù cá nhân không hiểu
hoặc khơng biết làm thế nào để làm điều gì đó, cá nhân này bắt đầu có ý thức (nhận
ra) những thiếu hụt kỹ năng này ở mình và thấy được các giá trị của kỹ năng mới


×