Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tự học cho học viên cao học trường đại học sư phạm kỹ thuật tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÁI THỊ TUYẾT MƠ

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC VIÊN CAO HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60140101

S K C0 0 4 5 1 9

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÁI THỊ TUYẾT MƠ

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC VIÊN
CAO HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60140101



Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015


i

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Thái Thị Tuyết Mơ

Giới tính: Nữ

Ngày tháng năm sinh: 19/07/1990

Nơi sinh: Tiền Giang

Địa chỉ liên lạc: 89 Tân Lập 2, phường Hiệp Phú, quận 9, TP. HCM
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Đại học
Hệ đào tạo: Chính quy
Nơi học: Trường Đại học Cần Thơ
Ngành học: Sư phạm Vật lý – Công nghệ
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm


08/2012 – 07/ 2013

Trường THPT Đông Đô, quận

Giáo viên

Bình Thạnh, TPHCM


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 03 năm 2015
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Thái Thị Tuyết Mơ


iii

LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, người nghiên cứu xin trân trọng gửi lời cám ơn chân thành đến
TS. Võ Thị Ngọc Lan đã tận tình hướng dẫn và có nhiều góp ý quý báu giúp
người nghiên cứu hoàn thành thành luận văn này.
Người nghiên cứu trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu phòng Đào tạo sau
đại học và Viện Sư phạm Kỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiên cứu hoàn thành

khóa học.
Người nghiên cứu cũng xin cảm ơn các anh chị học viên lớp cao học
ngành Giáo dục học các khóa 2013 – 2015 và 2014 – 2016 Viện Sư phạm
Kỹ thuật Trường ĐH SPKT TP. HCM đã nhiệt tình giúp đỡ và hợp tác với
người nghiên cứu trong quá trình khảo sát.
Bên cạnh đó người nghiên cứu xin cảm ơn gia đình và bạn bè luôn động
viên, giúp đỡ người nghiên cứu thực hiện đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 03 năm 2015
Người nghiên cứu

Thái Thị Tuyết Mơ


iv

TÓM TẮT
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công
nghệ, cùng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội, việc hình thành và xây
dựng một nền kinh tế tri thức là điều tất yếu. Vì vậy, yêu cầu về chất lượng
nguồn nhân lực trình độ cao để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước
là rất cần thiết, nguồn nhân lực trình độ cao được đào tạo ở nhiều trình độ
nhưng chủ yếu là đào tạo ở bậc sau đại học. Với phương thức đào tạo theo
hệ thống tín chỉ như hiện nay, học viên ở bậc học cao học cần có năng lực
tự học để có những phương pháp và kỹ năng tự học hiệu quả.
Do đó, thực hiện đề tài “Khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp nâng
cao năng lực tự học cho học viên cao học Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Tp. Hồ Chí Minh” nhằm tìm hiểu thực trạng về năng lực tự học của
học viên cao học, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tự học cho

học viên góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng đào tạo cao học.
Cấu trúc luận văn gồm 3 phần:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tự học
- Tổng quan về tình hình nghiên cứu hoạt động tự học trên thế giới
và ở Việt Nam.
- Khái quát về hoạt động tự học: các khái niệm về hoạt động học
tập, hoạt động tự học, năng lực tự học; bản chất hoạt động tự học của sinh


v

viên; vai trò và ý nghĩa hoạt động tự học; các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt
động tự học của sinh viên.
Chương 2: Thực trạng về năng lực tự học của học viên cao học Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
- Khảo sát về thực trạng năng lực tự học của học viên cao học ngành
Giáo dục học, bao gồm khảo sát nhận thức về vai trò và ý nghĩa của hoạt
động tự học của học viên cao học, thái độ tự học, phương pháp và kỹ năng
tự học của học viên, những khó khăn gặp phải trong quá trình tự học.
- Nguyên nhân chính của thực trạng:
+ Học viên chưa có thái độ tích cực, sự say mê và hứng thú trong
tự học.
+ Học viên chưa tìm tòi và áp dụng các phương pháp tự học hiệu
quả.
+ Học viên chưa thường xuyên rèn luyện các kỹ năng tự học.
+ Bản thân học viên có tâm lý chưa tự khắc phục khó khăn trong
tự học.
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tự học cho học viên

cao học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
- Giải pháp 1: Tự tạo động cơ, thái độ học tập - tự học đúng đắn ở học
viên cao học.
- Giải pháp 2: Tự bồi dưỡng phương pháp tự học ở học viên cao học.
- Giải pháp 3: Tự nâng cao kỹ năng tự học ở học viên cao học.
- Giải pháp 4: Tự khắc phục những khó khăn về tâm lý trong quá
trình tự học ở học viên cao học.
Đánh giá tính thực tiễn và tính khả thi của các giải pháp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


vi

ABSTRACT
Nowadays, the continuous development of science and technology,
along with the social requirements. Forming and building a knowledge
economy is necessary. So, request about highly qualified human resources
to serve for the constructionof the country is needful, highly qualified
human resources mainly postgraduate training. With the method of
training credit system as currently, master students should have
competence to self-learning methods and study skills effectively.
So, the thesis subject "Survey situation and suggest solutions to
improve self-learning competence for master students University of
Technical Education Ho Chi Minh City" to find out about the situation of
self-learning competence of master students, to put forward solution to
improves master student’s self-learning competence, to enhance their
study results.
The research paper includes 3 parts:
INTRODUCTION
CONTENTS

Chapter 1: Rationale of self-learning activities
- Overview about researching of self-learning activities in the world
and VietNam.
- General about self-learning activities: the concept of learning
activities, self-learning activities, self-learning competence; nature
self-learning activities of students; role and significance of selflearning activities; factors affecting self-learning activities of
students.


vii

Chapter 2: The situation of the self-learning competence of master
students at the University of Technical Education Ho Chi Minh City
- Survey about situation of the self-learning competence of master
students. Including survey about awareness of role and significance of
self-learning activities of master students, self-learning attitude,
methods and self-learning skills of master students, difficulties
encountered during the self-learning of master students.
- The main cause:
+ Master students do not have a positive attitude in self-learning.
+ Master students do not yet explore and apply effective selflearning methods.
+ self-learning skills of master students are still limited.
+ Master students not overcome the problems encountered during
the self-learning.
Chapter 3: Suggest solutions to improve self-learning competence for
master students at the University of Technical Education Ho Chi
Minh City
- Solution 1: Self motives creating, attitudes learning and self-learning
properly in master students.
- Solution 2: self-learning training methods in master students

- Solution 3: Self improving self-learning skills in master students.
- Solution 4: Self overcoming the difficulties encountered in the course
of self-learning in master students.
Assess the practicality and feasibility of the solution.
PART CONLUTION AND RECOMMENDATIO


1

MỤC LỤC
Trang

LÝ LỊCH KHOA HỌC ................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... ii
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................. iii
TÓM TẮT.................................................................................................... iv
ABSTRACT ................................................................................................. vi
MỤC LỤC .................................................................................................... 1
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 4
DANH SÁCH BẢNG.................................................................................... 5
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 6
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 8
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 9
5. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 9
6. Khách thể nghiên cứu ................................................................................. 9
7. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 9
8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC .................... 11
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước ............................ 11
1.1.1 Kết quả nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................ 11
1.1.2 Kết quả nghiên cứu ở trong nước ......................................................... 15
1.2 Các khái niệm ......................................................................................... 21
1.3. Bản chất hoạt động tự học của sinh viên ................................................ 28
1.4. Tự học và nghiên cứu khoa học trong hoạt động học tập ....................... 29


2

1.5. Vai trò và ý nghĩa hoạt động tự học của sinh viên ................................. 31
1.5.1. Vai trò của tự học nói chung ............................................................... 31
1.5.2. Vai trò và ý nghĩa hoạt động tự học của sinh viên .............................. 33
1.6. Nguyên tắc đảm bảo tự học có hiệu quả ................................................ 34
1.7. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự học của sinh viên ................ 35
1.7.1. Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới hoạt động tự học của sinh viên 35
1.7.2. Những yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động tự học của sinh
viên .............................................................................................................. 50
1.8 Đặc điểm tâm lí của học viên cao học ..................................................... 53
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC VIÊN
CAO HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH........................................................................................... 59
2.1. Khái quát về Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh ....... 59
2.2. Giới thiệu về Viện Sư phạm Kỹ thuật Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................ 60
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển....................................................... 60
2.2.2. Cơ sở vật chất ..................................................................................... 60
2.2.3. Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Giáo dục học ............................... 61
2.2.4. Đội ngũ giảng viên ............................................................................. 61

2.3. Khảo sát thực trạng năng lực tự học của học viên cao học Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh............................................................. 62
2.3.1. Mục đích khảo sát............................................................................... 62
2.3.2. Nội dung khảo sát ............................................................................... 62
2.3.3. Công cụ khảo sát ................................................................................ 62
2.3.4. Tiến hành khảo sát .............................................................................. 62
2.3.5. Kết quả khảo sát ................................................................................. 63


3

2.3.5.1. Nhận thức về ý nghĩa và vai trò của hoạt động tự học của học viên
cao học Trường ĐH SPKT TPHCM ............................................................. 63
2.3.5.2 Thái độ tự học của học viên cao họcTrường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Tp. Hồ Chí Minh ................................................................................. 65
2.3.5.3 Phương pháp tự học của HV cao học Trường ĐH SPKT TPHCM .... 70
2.3.5.4 Kỹ năng tự học của học viên cao học Trường ĐH SPKT TPHCM.... 73
2.3.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự học của học viên cao học .... 82
2.3.6. Kết luận về thực trạng........................................................................ 86
2.3 Nguyên nhân ảnh hưởng tới năng lực tự học của học viên cao học Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh ............................................... 87
Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC
CHO HỌC VIÊN CAO HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ
THUẬT HỒ CHÍ MINH ............................................................................ 92
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .......................................................................... 92
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực tự học cho học viên cao học Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh .................................................. 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 109
1. Kết luận .................................................................................................. 109
2. Hướng phát triển của đề tài..................................................................... 110

3. Kiến nghị ................................................................................................ 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 112
PHỤ LỤC...................................................................................................... 1


4

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu chữ viết tắt
1 Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ
Chí Minh
2 Học viên
3 Sinh viên
4 Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
5 Giải pháp

Nội dung viết tắt
ĐH SPKT TPHCM
HV
SV
CNH – HĐH
GP


5

DANH SÁCH BẢNG
Bảng


Trang

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp ý kiến của học viên về nhận thức ý nghĩa và vai trò
của hoạt động tự học .................................................................................... 64
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp ý kiến về thái độ tự học của học viên cao học ...... 67
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp ý kiến về phương pháp tự học của học viên cao học
..................................................................................................................... 71
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp ý kiến về tiêu chí đánh giá kỹ năng lập kế hoạch tự
học của học viên ........................................................................................... 73
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp ý kiến về tiêu chí đánh giá kỹ năng đọc sách,
nghiên cứu tài liệu của học viên ................................................................... 76
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp ý kiến về kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động
tự học của HV cao học ................................................................................. 79
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp ý kiến về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự học
của HV cao học ............................................................................................ 84
Bảng 3.1: Thống kê ý kiến đánh giá của chuyên gia về tính thực tiễn của các
giải pháp đề xuất ........................................................................................ 104
Bảng 3.2: Thống kê ý kiến đánh giá của chuyên gia về tính khả thi của các
giải pháp đề xuất ........................................................................................ 106


6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sang thế kỉ XXI khái niệm về nền kinh tế tri thức ngày càng rõ ràng và
được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước. Để tạo nên một nền kinh tế tri thức thì
đòi hỏi phải có nhiều điều kiện, nhưng quan trọng hơn hết đó là nguồn nhân
lực trình độ cao, có thể nắm bắt và tiếp thu tri thức mới nhất trong thời đại.
Nhân lực trình độ cao là những người được đào tạo ở nhiều trình độ khác

nhau nhưng chủ yếu là đào tạo sau đại học. Nước ta đang trong thời kì công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc hình thành và xây dựng một nền
kinh tế tri thức là điều tất yếu. [33, tr. 35]
Muốn có được nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ cho công cuộc xây
dựng đất nước thì mỗi người học phải cần có năng lực tự học, tự nghiên cứu
để có thể học tập suốt đời nhằm tự hoàn thiện mình, tự bổ sung những kĩ năng
cần thiết, tự chiếm lĩnh tri thức khoa học hiện đại, cập nhật để đáp ứng nhu
cầu đòi hỏi sự phát triển của đất nước. Đặc điểm nổi bật trong nền kinh tế tri
thức là học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xã hội học tập [8, tr.
29]. Như vậy, học tập, tự học là con đường tốt nhất để làm phong phú thêm tri
thức của mình, góp phần xây dựng nền kinh tế tri thức và tìm thấy giá trị đích
thực của cuộc sống. Nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng về năng lực tự học
đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, thể hiện ở Điều 5, mục 2, Luật giáo dục
2005 khẳng định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say
mê học tập và ý chí tiến thủ vươn lên”. [20] Đồng thời, trong Chiến lược phát
triển giáo dục 2011 – 2020 (Quyết định số 711/QĐ – TTg ngày 13 tháng 6
năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ) xác định: “Đến năm 2020, nền giáo dục
nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại


7

hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được
nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực
sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu
nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã
hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước
hình thànhxã hội học tập.” [25]

Để phục vụ cho công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục
nước nhà, từ việc “giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng
lực thực hành,…” đến “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao” thì đòi hỏi
mỗi người học phải học tập, tự học suốt đời để có thể theo kịp với sự phát
triển của khoa học công nghệ. Mọi người phải luôn luôn học tập tri thức, hấp
thụ tri thức mới để biến tri thức chung thành cái của mình. Không ngừng trau
dồi kỹ năng, phát triển trí sáng tạo, mọi người đều phải học tập, học tập
thường xuyên, học suốt đời, học ở nhà trường, học trên mạng, cả xã hội học
tập [8, tr. 29]. Tự học là “một việc tiếp tục suốt đời… còn sống thì còn phải
học…”, vì “Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo.
Mình mà không học thì lạc hậu mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải
mình”. [1, tr. 6]
Chúng ta không phủ nhận rằng ngày nay phần lớn học viên cao học đều
có ý thức trong học tập, tự học để hoàn thiện mình, tự học để nâng cao trình
độ, tự làm giàu thêm vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của mình. Thêm vào
đó, với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ như hiện nay, bên cạnh các
kỹ năng học tập truyền thống như nghe giảng và ghi chép,… học viên ở bậc
cao học cần có các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và dành nhiều thời gian cho
hoạt động tự học. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ các học viên cao học
vẫn chưa ý thức được vai trò của hoạt động học tập, tự học, chưa có thái độ và


8

động cơ học tập đúng đắn nên họ thường thụ động trong việc học tập, tự học
và thiếu sự say mê, nghiên cứu, tìm tòi học hỏi, chưa có phương pháp nghiên
cứu và tự học thích hợp. Thậm chí không ít học viên cao học lấy điểm số học
tập làm đích phấn đấu mong nhận được học vị thạc sĩ. Điều đó làm nảy sinh
những hiện tượng tiêu cực và còn ảnh hưởng không nhỏ tới sự hoàn thiện
nhân cách của người học.

Xuất pháp từ những lí do trên thực hiện đề tài “Khảo sát thực trạng và
đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tự học cho học viên cao học Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh” là thiết thực. Hoàn thành đề tài này
là tìm ra được các giải pháp nâng cao năng lực tự học cho học viên cao học sẽ
góp phần không nhỏ nâng cao kết quả học tập. Đồng thời tạo động cơ và thái
độ học tập đúng đắn, góp phần tạo thương hiệu Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Thành Phố Hồ Chí Minh trong công tác đào tạo cao học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tự học cho HV cao học Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, người nghiên cứu tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống cơ sở lí luận về hoạt động tự học.
- Khảo sát thực trạng năng lực tự học của HV cao học tại Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
- Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tự học cho HV cao học Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
- Đánh giá tính thực tiễn và tính khả thi của các giải pháp từ chuyên gia.


9

4. Giả thuyết nghiên cứu
Thực trạng năng lực tự học của học viên cao học còn nhiều hạn chế.
Những hạn chế này là do yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, trong đó yếu
tố chủ quan đóng vai trò quyết định tới năng lực tự học.
5. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực tự học của HV cao học ngành Giáo dục học tại Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Khách thể nghiên cứu

Học viên cao học ngành Giáo dục học Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trên nhóm học viên cao học ngành Giáo
dục học khóa 2013 – 2015 (lớp A và B) và khóa 2014 – 2016 (lớp A và B) ở
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
-

Đề tài chỉ nghiên cứu năng lực tự học trong học tập ở nhà trường của

học viên cao học, còn việc nghiên cứu về năng lực tự học, tự nghiên cứu trong
khi làm việc thì trong khuôn khổ luận văn này chưa đề cập đến.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Người nghiên cứu đã tiến hành
phân tích, phân loại, hệ thống hóa lý thuyết thông qua các tài liệu, sách báo,
luận văn, các công trình nghiên cứu về hoạt động tự học. Từ đó, tổng hợp làm
cơ sở lí luận về hoạt động tự học cho đề tài.
- Phương pháp điều tra: Thu thập thông tin và xác định thực trạng năng
lực tự học của HV cao học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí
Minh bằng cách phát phiếu khảo sát và trao đổi ý kiến với các học viên cao
học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.


10

- Phương pháp toán học thống kê: Ứng dụng toán học thống kê nhằm
xử lí số liệu đã thu thập được thông qua việc tiến hành khảo sát thực trạng.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn
sâu học viên cao học để thu thập thông tin và xác định thực trạng năng lực tự
học của học viên cao học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí

Minh.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến đánh giá của chuyên gia về
các giải pháp nâng cao năng lực tự học cho học viên cao học mà đề tài đã đề
xuất nhằm xác định tính thực tiễn và tính khả thi của giải pháp.


11

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước
1.1.1 Kết quả nghiên cứu ở nước ngoài
Hoạt động học là phương thức để con người tiếp thu tri thức, hành vi trong
cuộc sống. Việc học giúp cá nhân lĩnh hội những tri thức đã được tích lũy
trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng. Việc lĩnh hội tri
thức của mỗi người chỉ đạt kết quả cao khi họ biết tự học. Do vậy nghiên cứu
về tự học có giá trị nhất định trong việc thúc đẩy con người tích lũy kinh
nghiệm, tri thức khoa học để nâng cao năng lực nhận thức thế giới khách
quan. Vấn đề tự học đã được nhiều tác giả nghiên cứu.
- Ngay từ thời Cổ đại, tuy chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề tự học nhưng
người ta đã nhấn mạnh đến vai trò tự học. Tự học là quá trình tự tìm tòi, tự
học hỏi, tự khám phá, tự trang bị tri thức cho bản thân. Thời Trung Hoa cổ
đại – Khổng Tử (551 – 479 TCN) có ý tưởng: coi trọng việc tự tìm hiểu, tự
phát hiện của học trò để phát triển tư duy và trí tuệ của họ. Ông nói: “Không
tức giận vì không muốn biết thì gợi mở cho, không bực tức vì không rõ thì
không bày vẽ cho. Vật có 4 góc, bảo cho biết một góc mà không suy được ba
góc kia thì không dạy nữa”. Điều này chứng tỏ ông yêu cầu học trò phải thực
sự nổ lực, phải phát huy năng lực bản thân trong quá trình tự học. [23, tr. 23]
- Xôcơrát (469 – 339 TCN) trong dạy học ông đã quan tâm đến việc phát
huy tính tự giác, tích cực, tự lập của người học, ông đã đưa ra quan niệm rất

nổi tiếng: Giáo dục phải giúp con người tự khẳng định chính mình. Vận dụng
quan điểm đó vào dạy học, ông cho rằng cần phải để cho người học tự suy
nghĩ, tự tìm tòi, cần giúp người học tự phát hiện thấy sai lầm của mình và tự
khắc phục những sai lầm đó. [23, tr. 35]


12

-

Đến thế kỉ XVII nhà giáo dục người Tiệp Khắc J.A. Cômenxki (1592 –

1670) đã tìm ra phương pháp cho phép giáo viên, giảng viên giảng ít hơn,
học sinh học nhiều hơn. Ông đề ra một số nguyên tắc dạy học mà cho đến
nay vẫn còn nguyên tác dụng nhằm phát huy tính tích cực học tập của học
sinh: Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong dạy học, nguyên tắc đi từ cái
chung đến cái riêng, nguyên tắc tôn trọng đặc điểm đối tượng. [22, tr. 141]
- Thế kỷ thứ XVIII, phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm
đã ảnh hưởng lớn đến phương pháp giảng dạy hiện đại và thay thế cho
phương pháp giảng dạy trực tiếp hay phương pháp giảng dạy lấy giáo viên
làm trung tâm. Phương pháp mới này khuyến khích học sinh tự học hỏi, tự
phát huy sáng kiến, giáo viên đóng vai trò hướng dẫn. Phương pháp giảng
dạy lấy học sinh làm trung tâm đã phát nguồn với nhà giáo dục, triết gia Pháp
nổi tiếng Jean Jacques Rousseau. Tiếp đến là sự đóng góp của các nhà giáo
dục Pestalozzi, Francis, Parker, Ovide Decroly và Maria Montessori. Quan
điểm giảng dạy này đặt trên căn bản học tập cá nhân, học tập nhóm, học tập
nghiên cứu, học tập tương hỗ, học tập các giá trị nhân bản và học tập qua tài
liệu, tiện nghi kỹ thuật. [22, tr. 325 – 326]
-


Đến thế kỉ XIX Usinxki (1824 – 1870) đã nghiên cứu về tính tích cực,

tính độc lập của học sinh. Theo ông tính tích cực, tính độc lập là cơ sở duy
nhất để cho sự học có hiệu quả. Ông cho rằng cần giáo dục cho học sinh biết
định hướng trong môi trường xung quanh, biết hành động một cách sáng tạo,
biết tự mình nâng cao vốn học vấn và tự phát triển bản thân. Trong dạy học
không nên dồn tất cả tính tích cực vào công tác dạy của người giáo viên, còn
học sinh thì lại thụ động mà cần phải làm sao cho học sinh tích cực ở mức độ
cao nhất.
- N. A. Rubakin (1862 – 1946) trong tác phẩm “Tự học như thế nào?”
đã nhấn mạnh vai trò và thái độ tích cực tự học của học sinh trong việc chiếm


13

lĩnh tri thức. N. A. Rubakin đã thấy rõ vai trò của yếu tố động cơ trong tự
học của học sinh. Muốn người học học tập có kết quả thì trong dạy học phải
giáo dục con người có động cơ đúng đắn trong tự học. Ông khẳng định:
“Việc giáo dục động cơ đúng đắn là điều kiện cơ bản để học sinh tích cực,
chủ động trong tự học”. Rubakin kết luận rằng: Hãy mạnh dạn tự mình đặt ra
câu hỏi rồi tự mình tìm lấy câu trả lời – đó chính là phương pháp tự học. Tuy
nhiên, chỉ có động cơ thôi vẫn chưa đủ mà người học cần phải có kỹ năng tự
học thì mới tự học có hiệu quả. [27]
-

Đầu thế kỉ XX những thành tựu về lý luận dạy học của nhà nước Xô

Viết ra đời gắn liền với tên tuổi của một số nhà giáo dục học nổi tiếng như:
L.V. Zankov, L. La. Lecne, Lu. K. Babanski, R. A. Nhizamov,... Khi nghiên
cứu về lý luận dạy học ở đại học, các tác giả đã vạch rõ sự khác biệt giữa dạy

học ở đại học với dạy học ở phổ thông: Các tác giả cho rằng dạy học ở đại
học không phải chỉ trả lời câu hỏi dạy như thế nào? Mà còn phải trả lời câu
hỏi: sinh viên độc lập học tập như thế nào? độc lập nghiên cứu khoa học ra
sao? tìm tòi sáng tạo như thế nào?... Có thể nói ngay từ đầu thế kỉ XX, vấn
đề tự học ở đại học đã được rất nhiều các tác giả quan tâm dưới góc độ
phương pháp dạy và phương pháp học.
-

Nhật Bản trở thành một nước hùng mạnh (từ sự đổ nát do hậu quả

của chiến tranh) là nhờ vào truyền thống tự học của người dân, dựa vào ý chí
tự vươn lên của cả một dân tộc. Một số nhà sư phạm nổi tiếng đã quan tâm
chú ý tới hoạt động tự học của người học. Từ những năm 30 - 40 của thế kỷ
XX, nhà sư phạm nổi tiếng Nhật Bản Tsunesaburo Makiguchi trong tác phẩm
“Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo” [19, tr.19] nhấn mạnh: “Quá trình hướng
dẫn tự học của người học”. Động lực của giáo dục là kích thích người học
sáng tạo ra giá trị để đạt tới hạnh phúc của bản thân và của cộng đồng.


14

-

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, I. F. Kharlamop khẳng định rằng:

tự học đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tính tích cực nhận thức
và hiệu quả cho hoạt động trí tuệ của SV. Hoạt động tự học diễn ra theo cách
tăng cường nghiên cứu, làm việc với tài liệu học tập, dạy học nêu và giải
quyết vấn đề, cải tiến công tác tự học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh
giá,…[12]. Năm 1994, Raja Roy Singh – nhà giáo dục người Ấn Độ, trong

cuốn sách “Giáo dục thế kỷ XX: Những triển vọng của châu Á Thái Bình
Dương” đã nghiên cứu vai trò tự học của người học và đề cao vai trò chuyên
gia cố vấn của thầy trong học tập thường xuyên và học tập suốt đời, trong
việc hình thành và phát huy năng lực tự học của người học [26].
-

Năm 1996, Ủy ban quốc tế về Giáo dục cho Thế kỷ XXI do Jacque

Delor làm chủ tịch đưa ra một báo cáo khẳng định vai trò quan trọng của
giáo dục đối với sự phát triển tương lai của cá nhân, dân tộc và nhân loại.
Báo cáo này nhấn mạnh giáo dục là “kho báu tiềm ẩn” và đã đưa ra một tầm
nhìn về giáo dục cho thế kỷ XXI dựa trên bốn trụ cột (học để biết, học để
làm, học để khẳng định mình, học để cùng chung sống) cũng đã khẳng định
tầm quan trọng của tự học trong xã hội đầy tính cạnh tranh và trong thời đại
bùng nổ của tri thức khoa học, công nghệ như hiện nay.
Nhìn chung các quan điểm trên tuy có những điểm khác nhau nhưng
đều khẳng định: trong học tập, năng lực thực tiễn của người học dưới hình
thức tự học, tự phát triển sẽ đưa đến sự biến đổi bản thân để phù hợp với
cuộc sống.
Như vậy, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã nêu đều đi đến
khẳng định vai trò của tự học trong hoạt động học tập của người học, chỉ ra
một số kỹ năng tự học cơ bản và lưu ý vai trò của người dạy trong việc tổ
chức quá trình dạy học để phát huy được tính độc lập, tự giác, sáng tạo của
người học,…


15

1.1.2 Kết quả nghiên cứu ở trong nước
Việc tự học của người học cũng được các nhà khoa học Việt Nam

nghiên cứu ở các mức độ khác nhau.
Từ thời phong kiến do ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Quốc, việc
học của người học được hiểu và thực hiện một cách máy móc. Trong tự học
kỹ năng chủ yếu nhất là ghi nhớ bài học theo kiểu “Thầy bảo thế”.
Sau năm 1954, việc học của người học đã được nghiên cứu. Một số nhà
giáo dục như Nguyễn Hiếu Lê [14], Nguyễn Duy Cần [5],… đã nêu vai trò
của tự học và đưa ra lời khuyên tự học cho mọi người. Tuy vậy các tác giả
chỉ mới nêu lên một số kinh nghiệm tự học của bản thân để mọi người tham
khảo chứ chưa nêu được cơ sở lý luận, phương pháp luận và nghiên cứu quy
trình khoa học về tự học của người học.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, vấn đề tự học đã được quan tâm
nghiên cứu, tuy chưa nhiều. Tư tưởng về tự học được một số tác giả trình bày
trực tiếp hay gián tiếp trong các công trình Tâm lí học, Giáo dục học hoặc
phương pháp giảng dạy bộ môn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Phải tự nguyện, tự giác xem công việc
tự học là nhiệm vụ của người cách mạng, phải cố gắng hoàn thành cho được,
do đó phải tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học tập” [17]. Người còn
chỉ rõ: “Về việc học phải lấy tự học làm cốt”. Trong việc học tập, theo quan
điểm của Người điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích, nhiệm vụ
học tập và xây dựng động cơ học tập đúng đắn. Bác viết: “Phải biết tự động
học tập”, “Tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần
chịu khó, cố gắng không lùi bước trước bất kì khó khăn nào trong việc học
tập”,…[1, tr. 86] Tư tưởng này đã chỉ ra rằng: Tự học có vai trò quan trọng,
là động lực thúc đẩy quá trình học tập, phát triển nhân cách và là nền tảng
quyết định chất lượng của quá trình dạy học.


16

Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh được Đảng ta vận dụng trong

đường lối Giáo dục - Đào tạo, trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp
hành Trung ương Đảng Khóa VIII, đã nhấn mạnh “Nâng cao khả năng tự
học, tự nghiên cứu của người học” [39, tr. 101]. Quan điểm này được tiếp tục
khẳng định ở văn kiện Đại Hội toàn Quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ
IX. Thấm nhuần tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh, quán triệt đường lối của
Đảng về Giáo dục - Đào tạo trong gần hai thập kỷ qua đã có nhiều nhà
nghiên cứu trên bình diện Tâm lý học, Giáo dục học nhằm làm rõ vai trò của
tự học, các điều kiện tác động nâng cao kết quả tự học. Mối quan hệ giữa
người dạy và người học, giữa cách dạy và cách học được tập trung làm rõ:
người học phải biết tự chiếm lĩnh tri thức thông qua hoạt động học tập tự
giác, tích cực,… Thầy giáo khi đó chỉ là người đóng vai trò khơi dậy sự chú
ý, kích thích, thúc đẩy cho học sinh hoạt động học tập [13, tr. 11] và như vậy
thầy giáo trở thành người trọng tài, đạo diễn, thiết kế, tổ chức việc làm, giúp
đỡ học sinh biết cách làm, biết cách học.
Tháng 8 năm 2000, Hội nghị các Trường sư phạm đón đầu đổi mới nội
dung chương trình giáo dục mầm non, phổ thông tại Nha Trang đã định
hướng giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới nội dung, chương
trình, sách giáo khoa phổ thông, phát huy tự học, tự nghiên cứu của học sinh
cũng là vấn đề được đề cập trong kết luận hội nghị.
Nguyễn Cảnh Toàn [29], [30] trong cuốn “Quá trình dạy – tự học” (1997)
và “Học và dạy cách học” (2002) đã dày công nghiên cứu về tự học, ông
định nghĩa: “Tự học là tự mình động não, tự mình sử dụng các năng lực trí
tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp v.v…) và có khi cả cơ bắp (khi
phải sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm,
nhân sinh quan, thế giới quan (như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ,
không ngại khó…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân


×