Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

ứng dụng phương pháp lamap nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa hữu cơ lớp 11 cho học sinh trung cấp nghề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.06 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ VĂN CƯỜNG

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP LAMAP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN HÓA HỮU CƠ
LỚP 11 CHO HỌC SINH TRUNG CẤP NGHỀ

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60140101

S K C0 0 4 5 7 8

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ VĂN CƯỜNG

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP LAMAP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN HÓA HỮU CƠ
LỚP 11 CHO HỌC SINH TRUNG CẤP NGHỀ

NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 60140101


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2015


i

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: LÊ VĂN CƯỜNG

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 07/02/1988

Nơi sinh: Bến Tre

Quê quán: Bến Tre

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: số 22, đường Lê Quí Đôn, Phường Bình
Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM
Điện thoại cơ quan : Điện thoại nhà riêng: 01686.830.491
Fax:

E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Trung học chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo: Thời gian đào tạo từ ……/…… đến ……/ ……
Nơi học (trường, thành phố):

Ngành học:
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính Quy

Thời gian đào tạo từ …09…/…2007… đến

…09…/ …2011…
Nơi học (trường, thành phố): Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Ngành học: Kỹ Thuật In
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Nghiên cứu về máy pha mực in Flexo
tại công ty Pemara tỉnh Bình Dương.
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: 22/7/2011, tại ĐH Sư Phạm
Kỹ Thuật TP.HCM
Người hướng dẫn:Ths.Chế Quốc Long


ii
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian
10 – 12/2011
1/2012 – 3/2015

Nơi công tác
Công ty in Nam Việt

Công việc đảm nhiệm
Quản lý kỹ thuật, QC
Dạy luyện thi tại học tại nhà
riêng



iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20… tháng 03… năm 2015…
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


iv

LỜI CÁM ƠN !
Tôi xin bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc đến Thầy TS. Phan Gia Anh Vũ, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành
cảm ơn các thầy cô trong Viện Sư Phạm Kỹ Thuật,Trường Đại Học Sư Phạm
Kỹ Thuật TP.HCM trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô tổ chuyên môn Hóa,
Trường Cao đẳng Nghề GTVT TW3, Quận Tân Phú,TP.HCM, đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn.
Cảm ơn tất cả các bạn cao học Khóa 13A ngành Giáo dục học và ngành Lý luận
cùng các bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.

TP.Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 03 năm 2015
Người thực hiện đề tài
Lê Văn Cường



v

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu về phương pháp Lamap và ứng dụng vào chương trình phổ
thông dành cho trung cấp nghề đã thu được các kết quả tích cực. Trong hoạt động
học của học sinh theo phương pháp BTNB, học sinh khám phá các sự vật, hiện
tượng trong thế giới tự nhiên theo con đường mô phỏng gần giống với quá trình tìm
ra kiến thức mới của các nhà khoa học. Học sinh đưa ra dự đoán, thực hiện thí
nghiệm, thảo luận với nhau và đưa ra kết luận như công việc của các nhà khoa học
thực thụ để xây dựng kiến thức.
Giáo viên ngoài việc hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức, cũng nên giới
thiệu thêm sách, tài liệu hay thông tin trên internet mà học sinh có thể có điều kiện
tiếp cận được để giúp các em hiểu sâu hơn các kiến thức được học, không bằng lòng
và dừng lại với những hiểu biết yêu cầu trong chương trình. Điều này rất cần thiết
đối với các học sinh khá, giỏi, học sinh ham thích tìm hiểu.
Mục đích của phương pháp BTNB là tạo môi trường để học sinh có cơ hội thể
hiện mình như bày tỏ quan điểm , trình bày các ý tưởng, phát triển óc sáng tạo, trí
tưởng tượng, tư duy, kỹ năng kỹ xảo thực hành, rèn luyện kỹ năng nói, viết và lập
luận khoa học và có khả năng trình bày kiến thức của mình trước giáo viên và tập
thể lớp.
Phương pháp BTNB có những đặc trưng nổi bật sau.:


Rèn tư duy và phương pháp làm việc của nhà khoa học.



Rèn luyện cho HS từng bước làm chủ ngôn ngữ nói và viết.




Tạo thuận lợi cho HS bộc lộ và thay đổi quan điểm ban đầu.



Rèn luyện cho học sinh biết sử dụng vở thí nghiệm.

Lứa tuổi HS THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Cảm
giác và tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Quá trình quan sát gắn liền với
tư duy và ngôn ngữ. Vì vậy trong quá trình dạy môn Hóa học theo phương pháp
BTNB phù hợp với sự phát triển của HS THPT.


vi
Qua thực nghiệm đa số các HS đều hoàn thành được nhiệm vụ được giao, điều
đó chứng tỏ, HS rất tích cực, tự tin khi chiếm lĩnh kiến thức mới và áp dụng kiến
thức mới để giải quyết các nhiệm vụ HS. Mặt khác, điều đó cũng chứng tỏ tính khả
thi của các biện pháp đề thi đưa ra.
Việc tổ chức dạy học theo phương pháp BTNB đã đề xuất thông qua giáo án “
Hidro cacbon”, thuộc chương trình hóa học lớp 11 được GV và HS ủng hộ bới tính
hiệu quả và khả thi của đề tài.
Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tính khả thi và giá trị của việc dạy học theo
hướng tích cực hóa người học, góp phần nâng cao kết quả học tập, giúp học sinh
phát triển năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp và năng lực xã hội.


vii

ABTRACT

Topical research methods and applications in Lamap education curriculum for
vocational training has obtained positive results. In active learning methods of
students in Lamap, students discover things, phenomena in the natural world the
way simulation is similar to the process of finding new knowledge of the scientist.
Students make predictions, perform experiments, discuss with each other and draw
conclusions as the work of scientists to build real knowledge.
Teachers guide students in addition to the formation of knowledge, should also
introduce more books, documents or information on the internet that students can
have access to help them better understand the knowledge learned , dissatisfaction
and stop with the knowledge required in the program. This is necessary for the
students rather, well, students are keen to learn.
The purpose of Lamap method is to create an environment for students to have
the opportunity to express themselves as to express their views, present ideas,
develop creativity, imagination, thinking skills, skills practice and training in
speaking, writing, and science reasoning and the ability to present their knowledge
and collective teacher before class.
Lamap method has the following salient features :
• Train thinking and working methods of scientists.
• Train students to gradually master the spoken and written language.
• Facilitate students express the views and change the original.
• Train the students know how to use laboratory notebooks
High school student age is an important stage in the development of wisdom.
Sensation and perception is intended to have reached a very high level. The process
of observation associated with thinking and language. So in the process of teaching
Chemistry Lamap manner consistent with the development of third-level students.
Through empirical majority of students complete their assigned tasks, it proved,
students are very positive, confident dominate the new knowledge and apply new


viii

knowledge to solve the tasks students. On the other hand, it also demonstrates the
feasibility of the implementation of the measures introduced.
The organization of the teaching method proposed by Lamap lesson "hydrogencarbon" program of grade 11 chemistry teachers and students are supported by the
effectiveness and feasibility of the project.
Research results have confirmed the feasibility and value of teaching in a
positive direction of the school, contribute to improving learning outcomes, help
students develop professional competence, capacity and energy method social
forces.


ix

MỤC LỤC
Trang
LÝ LỊCH KHOA HỌC ................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... iii
LỜI CÁM ƠN ! ......................................................................................... iv
TÓM TẮT .................................................................................................. v
ABTRACT ............................................................................................... vii
MỤC LỤC ................................................................................................. ix
MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... xiii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................... xiv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................... xv
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4
4. Giới hạn nghiên cứu ............................................................................... 4
5. Khách thể nghiên cứu ............................................................................. 4
6. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 5

7. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 5
8. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 5
Phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................................. 5
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .............................................................. 5
9. Phương pháp thống kê toán học .............................................................. 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PHƯƠNG
PHÁP LAMAP VÀO DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 11 .......................... 6
1.1.Lịch sử phát triển của phương pháp Lamap ........................................... 6
1.1.1. Khái quát về phương pháp Lamap ..................................................... 6
1.1.2. Phương pháp bàn tay nặn bột ở Việt Nam ....................................... 11


x
1.2. Khái niệm và bản chất của phương pháp bàn tay nặn bột .................. 13
1.2.1. Khái niệm về bàn tay nặn bột .......................................................... 13
1.1.2. Bản chất về bàn tay nặn bột ............................................................ 13
1.3. Đặc điểm và nguyên tắc phương pháp bàn tay nặn bột ....................... 14
1.3.1. Đặc điểm phương pháp bàn tay nặn bột .......................................... 14
1.3.2. Nguyên tắc phương pháp bàn tay nặn bột ........................................ 14
1.4. Vận dụng các yếu tố tích cực trong tiếp thu kiến thức ........................ 15
1.4.1. Các bước tiếp cận tìm tòi khám phá trong môn Hóa học 11 ............ 15
1.4.2. Tri thức là quá trình xây dựng ......................................................... 19
1.4.3. Ảnh hưởng của môi trường học tập ................................................. 22
1.4.4. Các giai đoạn phát triển trí tuệ của người học ................................. 23
1.5. Vận dụng phương pháp Lamap vào dạy học môn hóa học lớp 11 ....... 23
1.5.1.Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học phổ thông .............................. 24
1.5.1.1. Đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông ............................. 24
1.5.1.2. Hoạt động học tập và trí tuệ tuổi học sinh trung học phổ thông .... 25
1.5.2. Tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp Lamap ..................... 28
1.5.2.1. Một số tiêu chí để áp dụng phương pháp Lamap vào giảng dạy .... 30

1.5.2.2. Cơ sở sư phạm của tiến trình hoạt động dạy học .......................... 32
1.5.2.3. Đề xuất quy trình tổ chức dạy học hóa học theo bàn tay nặn bột .. 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................... 42
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP
11 TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRUNG ƯƠNG III ................................................................................. 44
2.1. Giới thiệu về trường cao đẳng nghề GTVT trung ương III ................. 44
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ....................................... 44
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ................................................................................ 45
2.1.3. Cơ sở vật chất ................................................................................. 45
2.1.4.Đội ngũ giáo viên ............................................................................. 46
2.1.5. Qui mô đào tạo ............................................................................... 47
2.1.5.1. Chỉ tiêu nghề trường đào tạo ........................................................ 47


xi
2.1.5.2. Nhiệm vụ chuyên môn của trường................................................ 48
2.2. Thực trạng dạy học môn Hóa học lớp 11 tại trường Cao đẳng nghề
GTVT trung ương III. ............................................................................... 48
2.2.1.Nội dung môn Hóa học 11 chương Hidrocacbon .............................. 48
2.2.2. Vị trí, nhiệm vụ và mục tiêu môn Hóa học 11 chương Hidrocacbon 49
2.2.3. Nội dung của môn Hóa học 11 chương Hidrocacbon ...................... 50
2.2.4.Mục đích khảo sát môn Hóa học 11 chương Hidrocacbon ................ 51
2.2.5. Phạm vi khảo sát ............................................................................. 52
2.2.6.Đối tượng khảo sát ........................................................................... 52
2.2.7.Nội dung khảo sát ............................................................................ 52
2.2.8. Phương pháp khảo sát ..................................................................... 52
2.2.9.Thiết kế mẫu khảo sát ...................................................................... 53
2.3. Kết quả khảo sát ................................................................................ 54
2.3.1. Kết quả khảo sát Giáo viên ............................................................. 54

2.3.2.Kết quả khảo sát Học sinh ................................................................ 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ......................................................................... 61
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP LAMAP VÀO DẠY
HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 11 CHƯƠNG HIDROCACBON THEO
PHƯƠNG PHÁP LAMAP ..................................................................... 63
3.1. Giáo án .............................................................................................. 63
3.1.1. Giáo án bài thực hành số 4, Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐ TBXH63
3.1.2. Giáo án bài thực hành số 10, Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐ
TBXH ....................................................................................................... 67
3.2. Lựa chọn nội dung phù hợp với phương pháp BTNB ......................... 70
3.3. Thiết kế tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB kiến thức
chương “Hidro cacbon no” Hóa học lớp 11 THPT .................................... 71
3.3.1. Chủ đề 1 ......................................................................................... 71
3.3.2. Chủ đề 2 ......................................................................................... 76
3.4. Thực nghiệm sư phạm........................................................................ 81
3.4.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................... 81
3.4.2. Nội dung thực nghiệm..................................................................... 81


xii
3.4.3. Phương pháp thực nghiệm .............................................................. 81
3.5. Tổ chức thực nghiệm ......................................................................... 83
3.5.1. Xác định thời gian thực nghiệm ...................................................... 83
3.5.2. Chọn mẫu thực nghiệm ................................................................... 83
3.5.3. Chuẩn bị giáo án , bài kiểm tra, phiếu thực hành ............................. 83
3.5.4. Tiêu chí kiểm tra đánh giá thực nghiệm .......................................... 83
3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................................ 85
3.6.1.Đánh giá định tính hoạt động theo tiến trình giữa lớp đối chứng và
lớp thực nghiệm ........................................................................................ 85
3.6.2. Đánh giá, phân tích bài kiểm tra bằng phương pháp thống kê ......... 86

3.6.2.1. Bài kiểm tra 15 phút ..................................................................... 86
3.6.2.2. Điều chế Axetilen ........................................................................ 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................... 95
KẾT LUẬN .............................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 101
PHỤ LỤC ............................................................................................... 103


xiii

MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1.

PPDH

Phương pháp dạy học

2.

PP DHTDA

Phương pháp dạy học theo dự án

3.


GV, HS

Giáo viên, học sinh

4.

BTNB

Bàn tay nặn bột

5.

DH

Dạy học

6.

SDTD

Sơ đồ tư duy

7.

HSSV

Học sinh, sinh viên

8.


SĐTD

Sơ đồ tư duy

9.

CNTT

Công nghệ thông tin

10.

SGK

Sách giáo khoa

11.

THPT,THCS

Trung học phổ thông, trung học cơ sở

12.

TW

Trung ương

13.


GTVT

Giao thông vận tải

14.

TN

Thực nghiệm

15.

ĐC

Đối chứng


xiv

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Tổng hợp trình độ chuyên môn của GV trực tiếp giảng dạy …. 45
Bảng 2.2. Thống kê chỉ tiêu tuyển sinh hệ cao đẳng nghề ......................... 46
Bảng 2.3. Thống kê chỉ tiêu tuyển sinh hệ trung cấp nghề ........................ 47
Bảng 2.4. Cấu trúc phân bài giảng SGK, Bộ Giáo Dục ............................. 50

Bảng 2.5. Việc cần thiết nâng cao nghiệp vụ sư phạm .............................. 56
Bảng 2.6. Học sinh nhận xét về cách thức giảng dạy của giáo viên ........... 58
Bảng 3.1. Bố trí các lớp thực nghiệm và đối chứng. .................................. 84
Bảng 3.2. Phân phối tần số các điểm số (Xi) của bài kiểm tra 15 phút ...... 87
Bảng 3.3. Bảng phân phối theo loại học lực của HS .................................. 87
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất bài kiểm tra 15 phút ............................ 88
Bảng 3.5. Bảng phân phối tần suất tích lũy ............................................... 89
Bảng 3.6. Các tham số thống kê của bài kiểm tra sau thực nghiệm ........... 89
Bảng 3.7. Phân phối tần số các điểm số (Xi) của bài kiểm tra 45 phút ...... 91
Bảng 3.8. Bảng phân phối theo loại học lực của HS .................................. 91
Bảng 3.9. Bảng phân phối tần suất bài kiểm tra 45 phút ............................ 92
Bảng 3.10. Bảng phân phối tần suất tích lũy ............................................. 93
Bảng 3.11. Các tham số thống kê của bài kiểm tra sau thực nghiệm ......... 94


xv

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 1.1. Bản đồ các nước trên thế giới sử dụng Lamap năm 2007 ............. 9
Hình 1.2. Sơ đồ tiếp cận hệ thống với tiến trình giải quyết vấn đề............. 21
Hình 1.3. Tiến trình sư phạm của Lamap .................................................. 29
Hình 2.1. Ảnh của trường ......................................................................... 45
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của trường........................................................... 46
Hình 2.3. Biểu đồ kết quả khảo sát GV ..................................................... 54
Hình 2.4. Việc cần thiết nâng cao nghiệp vụ sư phạm ............................... 57
Hình 2.5. Biểu đồ kết quả khảo sát HS ...................................................... 58

Hình 2.6. Học sinh nhận xét về cách thức giảng dạy của giáo viên ........... 59
Hình 3.1. Đồ thị phân phối học lực ........................................................... 88
Hình 3.2.Đồ thị phân phối tần suất............................................................ 88
Hình 3.3.Đồ thị phân phối tần suất tích lũy ............................................... 89
Hình 3.4. Đồ thị phân phối học lực ........................................................... 92
Hình 3.5. Đồ thị phân phối tần suất ........................................................... 92
Hình 3.6. Đồ thị phân phối tần suất tích lũy .............................................. 93


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
một dân tộc cũng như toàn thể nhân loại. Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội,
đến các bộ phận, đồng thời giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế
xã hội. Vì thế từ trước đến nay Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến
công tác giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển
đất nước.
Nước ta đang bước vào thời kì đổi mới với quyết tâm công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ văn minh”. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi mỗi chúng
ta phải có một nguồn lực, vừa có tài, vừa có đức, vừa có tri thức cuộc sống. Nơi
tạo ra những nền móng vững chắc cho quá trình học tập của mỗi con người
chính là trường phổ thông. Muốn vậy đòi hỏi nhà trường phải không ngừng
nâng cao chất lượng và học.
Chiến lược phát triển giáo 2001 – 2010, mục 5.2 ghi rõ: “ Đổi mới và hiện
đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ truyền thụ tri thức thụ động, thầy
giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp
cận tri thức dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một

cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp phát triển năng lực mỗi cá
nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá
trình học tập”.
Đây là phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp
dụng cho việc giảng dạy các môn tự nhiên như Hóa, Lý, Sinh. Phương pháp
Lamap ( phiên âm tiếng Việt) hay“Bàn tay nặn bột” (tiếng Pháp: La main à la
pâte, tiếng Anh: Hands on) được Bộ GD đưa vào thí điểm tại các trường của 8
tỉnh trên cả nước trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015. Luật Giáo dục tại khoản
2 điều 28 năm 2005 ghi rõ : “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm


2
tâm lý của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú cho học sinh”.
Chính phủ cùng Bộ giáo dục và đào tạo cũng có nhiều cuộc thi và chương
trình nhằm phát huy tính sáng tạo khoa học của học sinh về nhiều lĩnh vực,
công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; cơ khí tự động hoá, xây dựng, giao
thông vận tải; vật liệu, hoá chất, năng lượng; nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên
và môi trường; y dược; giáo dục và đào tạo.Thực hiện Quyết định số
165/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật với mục đích tổ chức nhằm thúc đẩy phong
trào lao động sáng tạo của toàn dân trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thúc
đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Việc học tập với đặc điểm là gắn liền với kỹ thuật và lao động sản xuất. Nó
có nhiều khả năng giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh cả về lý thuyết lẫn
thực hành. Những kiến thức các em thu được trong chương trình đều mang tính

ứng dụng cao trong thực tiễn. Khi các em hiểu biết và giải thích được các hiện
tượng thiên nhiên, các quá trình sản xuất thì sẽ hình thành hứng thú tìm tòi, ham
thích học tập, khao khát khám phá. Các em sẽ chủ động trong việc học tập của
mình và có ý thức tự tìm lấy kiến thức bằng cách đọc sách báo tham khảo, chú
ý quan sát hiện tượng xung quanh mình. Từ đó sẽ nâng cao được kiến thức, rèn
luyện tác phong tự học đồng thời phát triển tư duy khoa học biện chứng [1, tr
6].
Quá trình dạy học ở bậc THPT có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững hệ
thống các kiến thức hóa học cơ bản, phổ thông, hiện đại cho phù hợp trình độ
phát triển của học sinh THPT.
Kiến thức phổ thông là những kiến thức cần thiết cho mọi người trong cuộc
sống lâu dài, cho mọi thanh thiếu niên trong lứa tuổi học đường.


3
Kiến thức cơ bản là những kiến thức phản ánh bản chất và quy luật của các
sự vật, hiện tượng, quá trình trong thực tại khách quan, giúp con người làm chủ
thực tại và hành động hợp lý.
Trong trường phổ thông các kiến thức này đã được các nhà sư phạm từ các
ngành khoa học nghiên cứu và trình bày thành các môn học khác nhau, phù hợp
với sự phát triển của khoa học hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Trong chương trình THCS, kiến thức cơ bản nhất là hệ thống các kiến thức
các khái niệm, các quy luật được phát triển theo một trình tự logic chặt chẽ.
Các kiến thức này đặt nền móng cho việc tiếp tục học lên THPT hoặc vào các
trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đến khi các em ra đời, hoà nhập với
cộng đồng, tham gia lao động sản xuất và các công việc trong các ngành nghề
khác.
Khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, lượng thông tin ngày một tăng lên
nhanh. Vì vậy, những kiến thức phổ thông cũng cần phải cập nhật, đổi mới.
Ngoài việc cải cách thay SGK theo chu kì từng giai đoạn, thì người giáo viên

cũng cần phải thường xuyên cập nhật tri thức, tìm kiếm, tích luỹ thông tin khoa
học hóa học.
Qua quá trình dạy học, học sinh phải hiểu, nhớ và vận dụng được theo
nguyên lý giáo dục đi đôi với thực hành, lý luận kết hợp với thực tiễn, giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất, việc giảng dạy môn Hóa học phải quán triệt tinh
thần giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Thông qua đó giúp học sinh nắm vững cơ sở
khoa học của những công cụ kỹ thuật, quy trình sản xuất cơ bản, có liên quan
đến các đối tượng sống hoặc các sản phẩm hóa học.
Nguồn tri thức cung cấp cho học sinh thông qua con đường giáo dục là
nguồn tri thức có mục đích, đã được chọn lọc, sắp xếp có hệ thống, quy định
trong chương trình, SGK và được giáo viên thể hiện trong quá trình hướng dẫn
học sinh học tập theo kế hoạch hợp lý. Một số giáo viên thường bỏ qua phần
dẫn dắt vào bài có thể có cũng được, không có cũng được, luôn lấy kiến thức,
hiểu biết của mình làm thước đo đánh giá học sinh vì vậy việc chấm điểm, đánh


4
giá, công nhận khả năng của các em chưa được chính xác, khách quan, chưa
động viên kịp thời. Kết quả dẫn tới những đòi hỏi cứng nhắc.
Xuất phát từ các lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài ” Ứng dụng
phương pháp Lamap nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa hữu
cơ lớp 11 cho học sinh trung cấp nghề”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Ứng dụng phương pháp Lamap nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nội
dung kiến thức chương “Hidro Cacbon”, Hóa học 11 THPT tại Trường cao
đẳng nghề GTVT trung ương III.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ:
 Hệ thống hóa về cơ sở lý luận dạy và học môn hóa hữu cơ theo
phương pháp Lamap.

 Đánh giá thực trạng dạy và học tại Trường cao đẳng nghề GTVT
trung ương III.
 Ứng dụng phương pháp Lamap vào giảng dạy chương “Hidro
Cacbon” , Hóa học 11 THPT tại Trường cao đẳng nghề GTVT trung
ương III.
4. Giới hạn nghiên cứu
Xây dựng tiến trình bài giảng phần thực hành chương “Hidro Cacbon” Hóa
học 11 THPT theo phương pháp Lamap.
Nghiên cứu về bản chất, đặc điểm, nguyên lý của phương pháp Lamap từ
đó đề xuất cấu trúc bài giảng phần thực hành chương “Hidro Cacbon” , Hóa học
11 THPT phù hợp với phương pháp Lamap.
5. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học chương “Hidro Cacbon” Hóa học 11 THPT theo
phương pháp Lamap.


5
6. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp Lamap vào chương trình học chưong trình “Hidro Cacbon”
Hóa học 11 THPT.
7. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc dạy và học môn Hóa học lớp 11 tại Trường cao đẳng nghề
GTVT trung ương III đang gặp khó khăn do học sinh chưa quan tâm đến tầm
quan trọng của môn Hóa học và việc chuyển đổi kiến thức trong bố trí chương
trình từ hóa vô cơ sang hóa hữu cơ gây cho các em sự bỡ ngỡ. Nếu áp dụng
thành công phương pháp Lamap sẽ tạo cho các em cảm giác hứng thú, tự giác
tìm tòi, khám phá mối liên hệ giữa lí thuyết được học với thế giới bên ngoài, từ
đó sẽ nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học lớp 11 tại trường.
8. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận



Người nghiên cứu về các chương trình, chiến lược đổi mới của nhà

nước vào ngành giáo dục về dạy học và đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
ở trường THPT và trường trung cấp nghề.


Nghiên cứu các tài liệu phương pháp Lamap, tiến trình tổ chức lớp

học theo phương pháp này và các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan
đến đề tài .


Nghiên cứu nội dung chương “Hidro Cacbon” Hóa học 11 THPT.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn


Phương pháp dạy thực nghiệm.



Phương pháp điều tra (thiết kế mẫu thu thập ý kiến, kiểm tra).



Phương pháp quan sát, kiểm tra số liệu thu được từ phiếu điều tra và

kết quả thực nghiệm sư phạm.

9. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm
sư phạm kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập
của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm.


6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG PHƯƠNG
PHÁP LAMAP VÀO DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC 11
1.1.Lịch sử phát triển của phương pháp Lamap

1.1.1. Khái quát về phương pháp Lamap
Năm 1995, giáo sư Georges Charpak dẫn một đoàn gồm các nhà khoa học
và các đại diện của Bộ Giáo dục quốc gia Pháp đến một khu phố nghèo ở
Chicago, Mỹ nơi có một phương pháp dạy học khoa học dựa trên việc thực
hành, thí nghiệm đang được thử nghiệm.
Sau đó một nhóm nghiên cứu thuộc Ban trường học - Bộ Giáo dục quốc gia
Pháp được thành lập.Viện nghiên cứu sư phạm quốc gia Pháp được đề nghị làm
báo cáo về các hoạt động khoa học vùng Bắc Mỹ và sự tương thích của các hoạt
động này với điều kiện ở Pháp (Báo cáo thực hiện vào tháng 12 năm 1995).
Trong năm học 1995-1996, Ban Trường học đã vận động khoảng 30 trường
thuộc 3 tỉnh tình nguyện thực hiện.
Tháng 4/1996: Một hội thảo nghiên cứu được tổ chức tại Poitiers (miền
Trung nước Pháp), tại đây kế hoạch hành động đã được giới thiệu và triển khai.
Ngày 09/7/1996: Viện Hàn lâm khoa học đã thông qua quyết định thực hiện
chương trình.
Tháng 9/1996: Cuộc thử nghiệm đầu tiên được tiến hành bởi Bộ Giáo dục
quốc gia Pháp với cuộc thi giữa 5 tỉnh. Cuộc thi này thu hút 350 lớp. Nhiều
trường đại học, viện nghiên cứu tham gia giúp đỡ các giáo viên thực hiện các
tiết dạy.

Tính từ đây, phương pháp BTNB được ra đời nhưng đó là một sự kế thừa
của các thử nghiệm trước đó. Lịch sử ra đời của nó là cả một quá trình lâu dài.
Tóm lại: BTNB được sự hỗ trợ của Viện hàn lâm khoa học Pháp với một
nhóm chuyên nghiên cứu về phương pháp này, các trung tâm vệ tinh được
thành lập, trang web, kinh nghiệm thực tế của các giáo viên, giảng viên.
Chương trình này được thực hiện đồng thời với nhiều hoạt động.


Thành lập một website với hàng nghìn trang tài liệu


7


Thành lập một mạng lưới các trung tâm vệ tinh hỗ trợ giáo viên và các

trang web tại các địa phương.


Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho các nhà khoa học và các chuyên gia

về BTNB trên trang web về những vấn đề liên quan.


Thành lập một mạng lưới quốc tế nghiên cứu về phương pháp.



Hình thành các giải thưởng dành cho các trường thực hiện BTNB.


Hình thành trường mùa đông « Hạt giống khoa học» dành cho GV, chuyên
gia làm việc chung với nhau trên một chủ đề khoa học.
Tất cả các chương trình hành động trên đều nhằm mục đích hỗ trợ, giúp đỡ
giáo viên để có thể thực hiện tốt phương pháp BTNB trong nhà trường.
Georges Charpak là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, đoạt giải Nobel
về Vật lý năm 1992.Georges Charpak sinh ngày 01/08/1924 tại Dabrovica,
Phần Lan. Ông học kỹ sư ở trường Mỏ Paris (1948), đây là một trường danh
tiếng và uy tín trong hệ thống trường lớn “Grandes écoles” của nước Pháp. G.
Charpak bảo vệ luận án Tiến sỹ năm 1955, trở thành nghiên cứu viên của Trung
tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) tại phòng thí nghiệm Vật lý
hạt nhân của Collègue de France (một trường danh tiếng và uy tín tại Paris).
Năm 1959, ông là nghiên cứu viên chính của Trung tâm nghiên cứu khoa học
quốc gia Pháp (CNRS), sau đó làm việc tại Trung tâm nghiên cứu hạt nhân
Châu Âu từ 1963 đến 1989. Năm 1984, ông làm việc tại phòng thí nghiệm
Chaire Joliot-Curie của Trường cấp cao Vật lý và Hóa học công nghiệp Paris
(ESPCI).
Các công trình của Georges Charpak tập trung chủ yếu về Vật lý hạt nhân,
Vật lý hạt năng lượng cao.
Năm 1995, Georges Charpak kết hợp với Pierre Léna và Yves Quéré đưa ra
chương trình BTNB nhằm đổi mới việc giảng dạy khoa học ở trường Tiểu học
tại Pháp và các nước Châu Âu. Nhiều hợp tác quốc tế đã được ký kết nhằm mở
rộng chương trình này ra nhiều quốc gia trên thế giới.


8
Ngay từ khi mới ra đời, BTNB đã được tiếp nhận và truyền bá rộng rãi.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã hợp tác với Viện Hàn lâm khoa học Pháp trong
việc phát triển phương pháp này như Brazil, Afghanistan, Bỉ, Campuchia, Chili,
Trung Quốc, Thái Lan, Colombia, Hy Lạp, Malaysia, Marốc, Serbi, Thụy sỹ,
Đức, trong đó có Việt Nam thông qua Hội Gặp gỡ Việt Nam. Tính đến năm

2009, có khoảng hơn 30 nước tham gia trực tiếp vào chương trình BTNB.
Nhờ sự bảo trợ của Vụ Công nghệ-Bộ Giáo dục quốc gia Pháp, trang web
quốc tế dành cho 9 quốc gia được thành lập năm 2003 nhằm đăng tải tài liệu
cung cấp bởi các giáo viên, giảng viên theo ngôn ngữ của mỗi nước thành viên
tham gia.[7, tr16]
Hệ thống các trang web tương đồng (site miroir) với trang web BTNB của
Pháp được nhiều nước thực hiện, biên dịch theo ngôn ngữ bản địa của các quốc
gia như Trung Quốc, Hy Lạp, Đức, Serbia, Colombia.
Tháng 7 năm 2004, trường hè quốc tế về BTNB với chủ đề "Bàn tay nặn
bột trên thế giới : trao đổi, chia sẽ, đào tạo" đã được tổ chức ở Erice-Ý dành cho
các chuyên gia Pháp và các nước.
Hội đồng khoa học quốc tế (International Council for Science-ICSU) và
Hội các viện hàn lâm quốc tế (Inter Academy Panel-IAP) phối hợp tài trợ để
thành lập cổng thông tin điện tử về giáo dục khoa học, trong đó nội dung BTNB
được đưa vào. Cổng thông tin đa ngôn ngữ này được thành lập vào tháng
4/2004.
Nhiều dự án theo vùng lãnh thổ, châu lục được hình thành để giúp đỡ, hỗ
trợ cho việc phát triển BTNB tại các quốc gia có thể kể đến dự án Pollen (Hạt
phấn) của Châu Âu, dự án phát triển BTNB trong hệ thống các lớp song ngữ tại
Đông Nam Á của VALOFRASE (Phát triển các giá trị Pháp tại Đông Nam Á),
dự án giảng dạy khoa học cho các nước nói tiếng Ả rập.
Bản đồ một số vùng, quốc gia tham gia phát triển phương pháp BTNB trên
thế giới (theo LAMAP France).


×