Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Dự án trồng cây ăn quả ở khu vực miền núi phía Đông Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.24 MB, 84 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

DỰ ÁN
Trồng cây ăn quả trên địa bàn hai xã Bình Trung, Phú Xá thuộc huyện Cao Lộc và hai xã
Đồng Bục, Xuân Mãn thuộc huyện Lộc Bình

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY TNHH HỒNG HÀ
TRƯỞNG BAN QLDA:
ĐƠN VỊ TƯ VẤN:
CHỦ NHIỆM DỰ ÁN:
TỔNG GIÁM ĐỐC

TRẦN VĂN NAM
Lạng Sơn, tháng 01 năm 2015


Dự án trồng cây ăn quả
Chương I: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam; cách thủ đô
Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt; phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía
đông bắc giáp Trung Quốc, phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía nam giáp
tỉnh Bắc Giang, phía tây nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp tỉnh Bắc Cạn.
Theo chiều bắc – nam từ 22°27’- 21°19’ vĩ bắc; chiều đông – tây 106°06 - 107°21’
kinh đông.
Địa hình Lạng Sơn phổ biến là núi thấp và đồi, ít núi trung bình và không có
núi cao. Độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển; Nơi thấp nhất là 20m ở
phía Nam huyện Hữu Lũng, trên thung lũng sông Thương; Nơi cao nhất là đỉnh


Phia Mè (thuộc khối núi Mẫu Sơn) cao 1.541m so với mặt biển. Hướng địa hình
rất đa dạng và phức tạp: Hướng Tây Bắc - Đông Nam thể hiện ở máng trũng Thất
Khê - Lộc Bình, trên đó có thung lũng các sông Bắc Khê, Kỳ Cùng và Tiên Yên
(Quảng Ninh) và dãy hồ Đệ Tam đã được lấp đầy trầm tích Đệ Tam và Đệ Tứ, tạo
thành các đồng bằng giữa núi có giá trị đối với ngành nông nghiệp của tỉnh như
Thất Khê, Na Dương, Bản Ngà; Hướng Đông Bắc – Tây Nam thể hiện ở hướng
núi thuộc các huyện Hữu Lũng, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Quan và phần lớn huyện
Văn Lãng, hướng này cũng thấy ở núi đồi huyện Cao Lộc (các xã Lộc Yên, Thanh
Lòa và Thạch Đạn); Hướng Bắc - Nam thể hiện ở hướng núi thuộc các huyện
Tràng Định, Bình Gia và phần phía tây huyện Văn Lãng; Hướng Tây - Đông thể
hiện ở hướng của quần sơn Mẫu Sơn với khoảng 80 ngọn núi.
Theo thống kê (10/1995), diện tích đất tự nhiên là 818.725 ha, trong đó: đất
nông nghiệp là 64.630,61 ha chiếm 7,59 %; đất lâm nghiệp có rừng (rừng tự nhiên
và rừng trồng) là 172.635,01 ha chiếm 21,08 %; đất chuyên dùng là 10.787 ha,
chiếm 1,33 %; đất ở là 4.611,48 ha, chiếm 0,56 %; đất chưa sử dụng và các loại
đất khác là 565.969, 7 ha chiếm 69,13%. Đất đai Lạng Sơn được chia thành 7 vùng
với 16 tiểu vùng địa lý thổ nhưỡng gồm 43 loại đất khác nhau phù hợp với nhiều
loại cây trồng khác nhau.
Khí hậu Lạng Sơn mang tính điển hình của khí hậu miền Bắc Việt Nam là
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 17 - 22°C, có tháng lạnh nhất có
thể giảm xuống 5° C, có lúc 0° C hoặc dưới 0° C. Nằm ở phần cực bắc của đới vĩ
độ thấp gần giáp chí tuyến bắc, giữa các vĩ độ 21°19’ và 22°27’ vĩ bắc, và giữa
Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 2


Dự án trồng cây ăn quả
106°06’ và 107°21’ kinh đông nên Lạng Sơn có nguồn bức xạ phong phú, cho
phép các loại cây trồng vật nuôi bốn mùa sinh sôi nảy nở; tuy nhiên Lạng Sơn lại

nằm ở cửa ngõ đón gió mùa mùa đông, nơi có gió mùa cực đới đến sớm nhất và
kết thúc muộn nhất ở miền Bắc nước ta nên có mùa đông lạnh.
Độ ẩm trung bình năm của không khí ở Lạng Sơn phổ biến là từ 80 - 85%,
thấp hơn nhiều vùng khác ở nước ta. Ít có sự chênh lệch về độ ẩm tương đối giữa
các vùng và giữa các độ cao trong tỉnh.
Về lượng mưa, Lạng Sơn nằm ở khu vực Đông Bắc, ít mưa của vùng khí
hậu miền Bắc; lượng mưa trung bình năm là 1.200 - 1.600 mm. Nơi duy nhất có
lượng mưa trên 1.600mm là vùng núi cao Mẫu Sơn (2.589mm); tại Lạng Sơn có
Na Sầm (1.118 mm) và Đồng Đăng (1.100mm) là những trung tâm khô hạn của
miền Bắc.
Về sông ngòi, chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm trong
vùng đất dốc thuộc khu miền núi Đông Bắc, Lạng Sơn có mạng lưới sông ngòi khá
phong phú. Mật độ mạng lưới sông ở đây dao động trung bình từ 0,6 đến 1,2
km/km2. So với mật độ sông suối trung bình của cả nước là 0,6 km/km 2 thì mật độ
sông suối của Lạng Sơn thuộc loại từ trung bình đến khá dày. Lạng Sơn có 5 sông
chính độc lập, đó là sông Kỳ Cùng, Sông Thương, Sông Lục Nam, sông Tiên YênBa Chẽ (hay Nậm Luổi - Đồng Quy) và sông Nà Lang.
2. Huyện Cao Lộc
Cao Lộc có địa hình cao nhất trong số các huyện thị của tỉnh Lạng Sơn, độ
cao trung bình của toàn huyện khoảng 260m. Đỉnh cao nhất là đỉnh Mẫu Sơn cao
1.541 m nằm trên núi Mẫu Sơn.
Địa hình đồi núi Cao Lộc có cấu trúc thành hai khối núi: núi Mẫu Sơn ở
phần Đông của huyện và núi đá vôi Đồng Đăng ở Tây - Tây Bắc huyện. Dải
đường biên có hướng dốc về nội địa, độ dốc trung bình là 20 - 30°, dải tiếp giáp
với địa bàn huyện Lộc Bình (núi Mẫu Sơn) có độ dốc lớn, chia cắt mạnh. Khu vực
có địa hình thung lũng là nơi cư trú và sản xuất của hàng nghìn hộ dân cư trong
huyện.
Khí hậu của Cao Lộc chia bốn mùa rõ rệt , nhiệt độ trung bình năm là 21°C,
nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 27°C- 32°C, nhiệt độ trung bình mùa đông là
13°C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 9°C, có nơi, có ngày nhiệt độ xuống
dưới -1° C.

Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 3


Dự án trồng cây ăn quả
Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối thấp, đạt 1.320mm, 70% lượng
mưa từ tháng 5 đến tháng 9, nhiều xã mùa khô thiếu nước như Thuỵ Hùng, Phú
Xá, Hồng Hà, Lộc Yên. Tốc độ gió trung bình năm là 2,0 m/s, mùa đông có gió
mùa Đông Bắc, hiện tượng sương muối xảy ra ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông
nghiệp. Độ ẩm trung bình cả năm là 82%.
Theo thống kê đất đai của huyện năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của
huyện là 63.427,06 ha chiếm 7,66% diện tích toàn tỉnh được phân chia thành 23
đơn vị hành chính. Theo địa giới hiện tại diện tích đất nông, lâm, ngư nghiệp của
huyện chiếm 82,61% tổng diện tích tự nhiên (52.397 ha), trong đó đất sản xuất
nông nghiệp chiếm 13,85 %, đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn bằng 85,99%.
Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 4,9% tổng diện tích tự nhiên (3109,02
ha), trong đó đất chuyên dùng hiện nay là 50,7%, đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng là 28,55% tổng diện tích đất phi nông nghiệp.
Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn, khoảng 12,49% tổng diện tích tự nhiên
của huyện, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 2,41%, đất đồi núi chưa sử dụng có
6702 ha, bằng 84,6% diện tích đất chưa sử dụng. Núi đá không có rừng cây có
1.028,24 ha chiếm 12,98% tổng diện tích đất chưa sử dụng.
Về cơ cấu thổ nhưỡng, đất của các xã phía Nam huyện Cao Lộc là đất feralit
hình thành trên đá cát kết và cát bột kết, phân bố chủ yếu trên dạng địa hình đồi
trung bình và đồi cao. Các xã Mẫu Sơn, Công Sơn, Hải Yến, Cao Lâu, Xuất Lễ có
đất feralit phát triển trên đá cát, phiến thạch sét và cát bột. Các xã Gia Cát, Hoà
Cư, Hợp Thành là đất feralit phát triển trên đất phù sa cổ đệ tam. Trên địa phận xã
Mẫu Sơn và Công Sơn tồn tại hai loại đất có tầng đất mỏng, đất từ chua đến rất
chua:

+ Trên độ cao 700 - 1.000 m là đất feralit có mùn trên núi, đất màu vàng
nhạt, hàm lượng mùn trên 6%.
+ Trên độ cao > 1.000m là loại đất mùn alít với tầng đất mặt màu đen, hàm
lượng mùn thô đạt đến 10%.
Cao Lộc có mật độ sông suối tương đối dày, lớn nhất là con sông Kỳ Cùng
chảy qua 4 xã. Lượng nước sông suối khá lớn vào mùa mưa, nhưng vào mùa khô
lượng nước giảm mạnh không đủ cho nhu cầu dân sinh, mặt khác chênh lệch dòng
chảy trong năm nhiều, hệ số biến đổi dòng chảy năm trên khu vực là 0,35 - 0,36,
đây là điểm bất lợi trong việc lập các phương án sử dụng nguồn nước. Trên địa
Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 4


Dự án trồng cây ăn quả
bàn hiện có 75,1 ha mặt nước được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, 101 công
trình thuỷ lợi lớn nhỏ với năng lực tưới thực tế là 1.120 ha (theo thiết kế là 1.391
ha).
Về nguồn nước ngầm, theo đánh giá của Cục quản lý địa chất và Cục quản
lý nước và công trình thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trữ lượng
và tiềm năng nước ngầm của tỉnh Lạng Sơn nói chung và của huyện Cao Lộc nói
riêng là không lớn và khả năng khai thác rất hạn chế vì địa hình hiểm trở, phân bố
dân cư không tập trung, cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế và điều kiện kinh tế
của người dân trong vùng còn khó khăn nên việc đầu tư xây dựng các công trình
khai thác nước ngầm còn gặp nhiều trở ngại.
Về tài nguyên rừng, huyện Cao Lộc có trữ lượng rừng không lớn, thực vật,
động vật đa dạng, nhiều cây dược liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng, tuy
nhiên nguồn tài nguyên rừng đã bị suy kiệt rất nhiều. Năm 2000, tỷ lệ che phủ
rừng của huyện Cao Lộc chỉ đạt 25%. Trong 10 năm qua, nhân dân huyện Cao Lộc
đã nỗ lực trồng thêm rừng, vườn ươm làm tăng giá trị kinh tế của rừng và góp

phần bảo vệ môi sinh và cải thiện môi trường. Năm 2010 tỷ lệ che phủ là 52%,
trong đó rừng trồng và vườn ươm là 20.763,20 ha, chiếm trên 70% tổng diện tích
rừng của huyện.
Vùng thực hiện dự án thuộc Bình Trung và Phú Xá là hai xã thuộc huyện
Cao Lộc, tiếp giáp nhau, nằm trên tuyến đường 1B đi huyện Văn Quan, tỉnh Lạng
Sơn, có địa hình núi đá vôi xen kẽ thung lũng đất feralit như nhiều xã phía Tây
huyện Cao Lộc. Một số chỗ trũng có thể canh tác ruộng lúa nước, ruộng bậc thang
thấp.
Phú Xá nằm ở tọa độ 21°55′1″B 106°41′29″Đ có diện tích 12,69 km 2; dân
số năm 1999 là 2.243 người, mật độ dân số đạt 177 người/km². Dân số hiện nay là
2.489 người. Xã chia làm 7 thôn, có 614 hộ.
Xã Bình Trung nằm ở tọa độ 21°53′54″B 106°38′54″Đ, có diện tích
15,25 km² ( dân số năm 1999 là 2.107 người mật độ dân số đạt 138 người/km²;
dân số hiện nay là 2.086 người. Xã có 10 thôn 648 hộ.
3. Huyện Lộc Bình
Lộc Bình là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lạng Sơn, cách
thành phố Lạng Sơn 23 km theo quốc lộ 4B từ Lạng Sơn đi Quảng Ninh. Phía
Đông của huyện Lộc Bình giáp Trung Quốc, phía Tây giáp huyện Chi Lăng, phía
Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 5


Dự án trồng cây ăn quả
Bắc giáp huyện Cao Lộc, phía Đông Nam và Nam giáp huyện Đình Lập và hai
huyện Lục Ngạn, Sơn Động của tỉnh Bắc Giang. Huyện Lộc Bình có diện tích
986,52 km2, có hệ thống đường giao thông tương đối tốt và thuận tiện, một trong
số ít huyện có đường sắt đi qua với tuyến đường từ thị trấn Na Dương tới ga Mai
Pha, thành phố Lạng Sơn. Huyện còn có hệ thống sông, suối, hồ, đập không những
đảm bảo nhu cầu về nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất mà còn có giá trị khai thác

du lịch.
Xuân Mãn và Đồng Bục, nơi thực hiện dự án là hai xã thuộc huyện Lộc
Bình, có Quốc lộ 4B chạy qua, một bên là sông Kỳ Cùng.
Xã Đồng Bục có diện tích 9,63 km², dân số năm 1999 là 3153 người, mật độ
dân số đạt 327 người/km².
Xã Xuân Mãn có diện tích 10,36 km², dân số năm 1999 là 1058 người, mật
độ dân số đạt 102 người/km².
Bảng 1.1: MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Chỉ tiêu

Đơn
vị

Diện tích
TN
Đất NLN

km2

Loại đất
Độ cao
max
Độ cao
min
Nhiệt độ
bq
Cao nhất
Thấp nhất
Lượng
mưa năm


ha
m

Tỉnh
Huyện Xã

Huyện
Lạng
Cao
Bình Phú
Lộc
Sơn
Lộc
Trung Xá
Bình
8320.8
644 15.25 12.69 1000.9
5
237265.6 8784.6 1067
888
13639
5
Feralit Feralit Feralit Feralit Feralit
1541
1541
300
290
1541




Đồng Xuân
Bục
Mãn
9.63 10.36
800

850

Feralit Feralit
320
325

m

20

200

260

250

260

275

270


°C

21.3

21.2

21.1

21.1

21.4

21.4

21.4

°C
°C
mm

27.1
13.3
1420

27
13.3
1391.9

27
13.3

1390

27
13.3
1390

27.1
13.8
1448.6

27.1
13.8
1440

27.1
13.8
1440

Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 6


Dự án trồng cây ăn quả

Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 7



Bảng 1.2: (phụ lục)

TRỊ SỐ TRUNG BÌNH NHIỀU NĂM CỦA CÁC NHÂN TỐ KHÍ TƯỢNG

Trạm đo tại Thành phố (TP) và thị trấn Đình Lập (DL)
Huyện Lộc Bình không có trạm đo khí tượng
TT

Nhân tố

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Lạng Sơn
Các tháng trong năm

Trạm
đo

Cả năm

TP

21,2

1
13,3

2
14,3

3
18,2


4
22,1

5
25,5

6
26,9

7
27,0

8
26,6

9
25,2

10
22,2

11
18,3

12
14,8

DL


21,4

13,8

15,1

18,5

22,3

25,6

26,8

27,1

26,1

25,3

22,4

18,7

15,1

TP

7.738


4.855

5.220

6.643

8.067

9.308

9.819

9.855

9.709

9.198

8.103

6.680

5.402

DL

7.811

5.037


5.512

6.753

8.140

9.344

9.782

9.892

9.527

9.235

8.176

6.826

5.512

1

Nhiệt độ không khí
trung bình (0C)

2

Tông tích ôn (0C)


3

Độ ẩm không khí
trung bình (%)

TP

81,6%

78,0%

81,0%

84,0%

83,0%

82,0%

82,0%

84,0%

85,0%

84,0%

80,0%


78,0%

78,0%

DL

82,8%

78,0%

82,0%

85,0%

85,0%

83,0%

86,0%

86,0%

88,0%

85,0%

80,0%

78,0%


77,0%

4

Lượng mưa
mm/tháng

TP

1.391,9

24,0

41,3

53,0

96,3

164,8

199,6

257,9

255,0

164,0

78,7


34,3

23,0

DL

1.448,6

18,8

26,8

38,6

97,5

162,0

227,7

282,2

275,4

177,6

93,7

33,6


14,7

5

Số ngày mưa
ngày /tháng

TP

134,9

7,4

9,7

11,8

11,6

13,3

14,8

16,5

16,8

12,7


8,4

6,2

5,7

DL

131

7,1

7,7

10,8

11,3

12,9

15,1

15,8

18

13,8

8,7


5,4

4,4

6

Lượng bốc hơi
(mm)

TP

809,0

58,9

48,8

51,1

56,2

84,2

78,8

80,0

64,9

70,0


78,6

71,2

66,3

DL

1012,7

82,4

67,5

72,4

79,5

99,5

92,9

84,8

69,1

75,8

97,0


97,6

94,2

7

Hướng gió chính

TP

NDN

B

B

B

NDN

NDN

NDN

NDN

NDN

NDN


NDN

B

B

DL

DN

DB

DB

DB

DN

DN

DN

DN

DN

DN

DB


DB

DB

8

Số giờ nắng / tháng

TP

1.592,8

81,4

57,0

61,2

94,7

187,2

161,8

191,4

167,4

181,4


157,8

135,0

116,5

DL

1.581,8

80,0

52,9

59,6

91,7

177,8

161,6

186,9

156,9

169,3

162,5


151,1

131,5

9

Chỉ số khô hạn 6/4

TP

0,58

2,45

1,18

0,96

0,58

0,51

0,39

0,31

0,25

0,43


1,00

2,08

2,88

DL

0,70

4,38

2,52

1,88

0,82

0,61

0,41

0,30

0,25

0,43

1,04


2,90

6,41

10

Số ngày có sương
muối

TP

2,13

1,20

0,03

0,10

0,80

DL

3,54

1,60

0,04


0,40

1,50

11

Mức độ sương muối

TP

vừa

vừa

nhẹ

nhẹ

nhẹ

DL

vừa

vừa

nhẹ

nhẹ


vừa


II. ĐIỀU KIỆN VỀ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
Theo kết quả tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn năm 2012 của Cục
Thống kê tỉnh, ước tính dân số của tỉnh Lạng Sơn có khoảng 745 nghìn người.
Trong đó nam là 372 nghìn người, chiếm 49,95% tổng dân số cả tỉnh; nữ là 373
nghìn người chiếm 50,05 %. Dân số khu vực thành thị 143,3 nghìn người chiếm
19,22 % tổng dân số; dân số khu vực nông thôn 602,1 nghìn người chiếm 80,7%.
Cơ cấu dân số tỉnh Lạng Sơn trẻ, nguồn lao động khá dồi dào. Lực lượng
lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 490,6 nghìn người tăng 2,38 % so với năm
2011; trong đó lao động nam chiếm 50,16%, nữ chiếm 49,84%. Cơ cấu lao động
trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 78,05%; khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 4,65 %; khu vực dịch vụ chiếm 17,3%.
Các ngành và địa phương đã triển khai nhiều chương trình dạy nghề cho lao
động nông thôn nhằm giải quyết việc làm tại chỗ và cung cấp lao động cho các
khu vực công nghiệp.
Giống như các tỉnh miền núi phía Bắc, Lạng Sơn là tỉnh có các dân tộc ít
người chiếm số đông (84,74 % tổng số dân của tỉnh). Là nơi chung sống của nhiều
dân tộc anh em, trong đó người Nùng chiếm 43,9%, người Tày 35,3%, người Kinh
chiếm 15,3%, tập trung phần lớn ở các thị xã, thị trấn; người Dao chiếm 3,5 %,
dân tộc Hoa, Sán Chay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,4 %.
Cả 4 xã thuộc 2 huyện nơi thực hiện dự án đều thuộc diện xã nghèo; bà con
dân tộc ít người chiếm đến 90% dân số; thu nhập bình quân đầu người khoảng 10
triệu đồng/năm.
Bảng 1.3: MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN DÂN SỐ - LAO ĐỘNG
Chỉ tiêu

Đơn
vị


Số dân

1000
người
%
nt
nt
%
nt
1000
người
nt

- Dân tộc Kinh
- Dân tộc Tày
- Dân tộc Nùng
- Nam
- Nữ
- Thành thị
- Nông thôn

Tỉnh Huyện Xã

Huyện Xã

Lạng Cao
Bình Phú
Lộc
Đồng Xuân
Sơn

Lộc
Trung Xá
Bình Bục
Mãn
745
75
2.2
2.3
80
3.2
1.3
15.3
35.3
43.9
49.95
50.05
143.3

14
30
45

12
30
45

11
30
45


12
32
44

12
33
44

12
32
44

11.25

0.05

0.05

12

0.32

0.13

602.1

63.75

2.15


2.25

68

2.88

1.17


Dự án trồng cây ăn quả
Lực lượng LĐ
- NLN
- CN-XD
- Dịch vụ
- Qua đào tạo
- Chưa qua đt

1000
người
%
nt
nt
%
nt

490.6

49.4

1.447


1.513

52.64

2.11

0.855

78.05
4.65
17.3
15
85

83
4.2
18
12
88

86
2
17
10
90

86
2
17

10
90

84
3
18
11
89

88
3
16
9
91

88
3
16
9
91

III. MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước có rất nhiều chủ trương
chính sách nhằm phát triển nền kinh tế nông lâm nghiệp. Đặc biệt là tại Hội nghị
lần thứ Bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X, Đảng ta đã có riêng một
nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong đó xác định: “Nông
nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để
phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh,
quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh

thái của đất nước”.
Nghị quyết Hội nghị TW7 Khóa X đã đề ra mục tiêu: “Không ngừng nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo
sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo
có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản
lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp
phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có
năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc
an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị
theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí
được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn
dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng
cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã
hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Nghị quyết Hội nghị TW7 Khóa X cũng đề ra một loạt các giải pháp để thực
hiện mục tiêu, như:
Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 10


Dự án trồng cây ăn quả
“Phát triển ngành trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung,
thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năng
suất, chất lượng cao; hoàn thiện hệ thống tưới tiêu; đẩy nhanh cơ giới hoá đồng
bộ các khâu sản xuất; hiện đại hoá công nghiệp bảo quản, chế biến, nâng cao
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giá trị gia tăng của nông sản hàng

hóa”.
“Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong
mọi chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; bảo đảm hài hoà giữa
các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành
thị. Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách đảm bảo việc làm cho nông
dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đẩy mạnh xuất khẩu
lao động từ nông thôn; triển khai kế hoạch hợp tác sản xuất nông nghiệp với một
số quốc gia có nhu cầu.
Tập trung nguồn lực và tăng cường chỉ đạo thực hiện đồng bộ chiến lược về
tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo. Đặc biệt quan tâm tới miền núi phía Bắc,
Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và các huyện, xã có tỉ lệ hộ nghèo trên
50%, các hải đảo, vùng bãi ngang. Nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc thiểu
số”.
Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về
chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông
sản, xây dựng cánh đồng lớn. Trong đó, ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ
đối với doanh nghiệp và nông dân.
Về phía địa phương Lạng Sơn có môi trường chính trị ổn định, dưới sự lãnh
đạo mạnh mẽ của Tỉnh Đảng Bộ, với sự đoàn kết nhất trí trong hệ thống chính trị ở
địa phương. Cấp ủy, chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc phát triển kinh
tế nông nghiệp - nông dân - nông thôn vì tỉnh vẫn là một tỉnh nông nghiệp.
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị
quyết về phát triển nông lâm nghiệp, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, phát triển
vùng chuyên canh cây ăn quả và cây công nghiệp đặc sản như quít, hồng, na, hồi,
v.v..; ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đối với người dân, doanh nghiệp thực hiện
đầu tư trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.
Tháng 11 năm 2007, kỳ họp thứ 10 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV,
đã ban hành Nghị quyết số 99/2007/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ lãi suất vốn
vay trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả giai đoạn 2007 - 2015 trên địa bàn tỉnh
Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015


Page 11


Dự án trồng cây ăn quả
Lạng Sơn. Sau đó, tháng 12/2007, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Quyết định số
39/2007/QĐ-UBND ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn trồng cây lâm
nghiệp và cây ăn quả giai đoạn 2008 - 2015 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Theo đó, khi thực hiện đầu tư dự án này, Công ty sẽ được hưởng nhiều
chính sách ưu đãi của tỉnh, trong đó có việc hỗ trợ 50% lãi suất vay vốn ngân
hàng, từ nguồn ngân sách của Tỉnh.
IV. VỀ CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Công ty TNHH Hồng Hà là một doanh nghiệp chuyên sản xuất đá vật liệu
xây dựng, được thành lập từ năm 1993, đến nay đã trên 20 năm hoạt động kinh
doanh. Hiện nay công ty có vốn điều lệ là 72 tỷ đổng; doanh thu bình quân hàng
năm khoảng 50 tỷ đồng.
Công ty quản lý theo mô hình công ty và chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
Hiện nay Công ty có trụ sở tại Khu Tái định cư Phai Luông - khối Đại Thắng,
phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, chi nhánh mỏ Hồng Hà I - Cao Lộc, chi
nhánh mỏ Hồng Hà IV - Bình Gia.
Do đã hoạt động lâu năm, hiện nay Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý và
cán bộ nghiệp vụ có chuyên môn, nhiều kinh nghiệm; Công ty cũng có đủ năng
lực tài chính để thực hiện thành công dự án đầu tư này.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 4900100338
Email:
Để tiếp tục phát huy hiệu quả trong kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận, đóng
góp nhiều hơn cho ngân sách và xã hội, theo chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, Công ty đang tiếp tục phát triển các dự án đầu tư vào các lĩnh vực mà
Lạng Sơn có thế mạnh như các loại sản phẩm vật liệu xây dựng từ đá vôi; đầu tư
vào lĩnh vực nông lâm nghiệp như cây ăn quả, trồng cây gỗ quý, trồng thảo mộc

dược liệu cung cấp cho ngành chế biến dược phẩm; chăn nuôi thú rừng thuần hóa;
các ngành sử dụng nhiều lao động để góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho bà con dân tộc, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh đó, Công ty đang tiến hành cải tổ, hợp lý hóa mô hình và cách
thức quản lý, phân phối lợi nhuận theo mô hình quản lý hiện đại của thế giới nhằm
củng cố và phát triển Công ty trở thành một doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Lạng
Sơn trong những năm tới.
Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 12


Dự án trồng cây ăn quả

Bảng 1.4: MỘT SỐ DỮ LIỆU CƠ BẢN ĐỂ XEM XÉT ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Chỉ tiêu


Xuân
Bình
Phú Xá
Mãn
Trung
149.64
75.01
46.08
34.1
57.35
41.83
42.34

16.66
0.45
1.00
3.8
6.7
0.5
73.2

Đơn vị Đồng
Bục
Diện tích vùng dự án
ha
56.83
Đất vườn
ha
6.83
Đất lúa
ha
28.4
Đất trồng cây lâu năm
ha
Đất nhà ở
ha
Đất đồi
ha
21.6
- Bạch đàn
ha
6.57
- Thông

ha
10.4
69.5
- Cây khác
ha
4.99
3.7
Độ cao max
m
320
325
300
290
Độ cao min
m
275
270
260
250
Loại đất
Đất bồi tụ ven sông Đất bồi tụ thung
và đất feralit
lũng đá vôi
Số hộ
hộ
781
259
472
606
Số dân

người
3328
1139
2147
2553
Số dân trong độ tuổi lao động người
1398
478
913
1072
Lượng mưa bình quân năm
mm
1391.9
1448.6
Nguồn nước tưới
Ao + hồ Ao
Hồ
Ao

Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 13


Dự án trồng cây ăn quả

Chương II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
I. THỰC TRẠNG CUNG CẦU
Hiện nay trên thị trường Lạng Sơn, các loại hoa quả tươi bản địa mới chỉ
được đáp ứng khoảng 30% nhu cầu của người dân, 70% còn lại được cung cấp từ

miền Nam và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Về hoa quả bản địa, Lạng Sơn nổi tiếng
với quýt Bắc Sơn, Na Đồng Bành, Hồng Bảo Lâm… Tuy nhiên sản lượng không
lớn và theo mùa, nên có những khu vực và trong năm có những khoảng thời gian
trống phải nhập hoa quả từ các tỉnh khác và Trung Quốc để cung cấp cho nhu cầu
của người dân.
Về trái bưởi, Lạng Sơn không phải là địa phương có giống bưởi ngon. Bưởi
trồng rải rác trong vườn cây ăn quả của người dân trên toàn tỉnh, có chất lượng
thấp, sản lượng không đáng kể, chưa hình thành thị trường hàng hóa. Nguồn cung
cấp bưởi cho tiêu dùng ở Lạng Sơn chủ yếu từ miền Nam với các thương hiệu
“bưởi da xanh”, “bưởi năm roi” có quanh năm; khoảng thời gian từ tháng 10 đến
tháng 2 dương lịch có bưởi Đoan Hùng - Phú Thọ với sản lượng không lớn. Giá cả
dao động từ 20.000 đồng/trái đến 100.000 đồng/trái tùy loại. Việc tiêu thụ bưởi ở
Lạng Sơn chủ yếu theo hình thức ăn tươi, ép nước hoa quả, chế biến sinh tố.
Về trái chanh, cũng giống như bưởi, Lạng Sơn cũng không phải là địa
phương có thế mạnh về trồng chanh, chủ yếu là do giống và tập quán canh tác,
trồng trọt của người dân, mặc dù về khí hậu, thổ nhưỡng, đất Lạng Sơn phù hợp
với trồng chanh, bưởi và các cây ăn quả thuộc chi cam chanh. Chanh trồng ở Lạng
Sơn thường là giống chanh ta, thơm nhưng trái nhỏ, nhiều hạt, ít nước, phù hợp
với tiêu dùng tự cung tự cấp. Chanh thường được trồng vài cây trong vườn nhà của
người dân chủ yếu để lấy quả pha nước chấm, vắt lấy nước để chế biến nước giải
khát, lấy lá làm gia vị, ra quả theo mùa, sản lượng không lớn, chưa hình thành thị
trường hàng hóa.
Theo dự kiến của chủ đầu tư, trái chanh trong dự án là chanh bốn mùa (tứ
quý), có sản lượng thu hoạch trên 1 cây lớn hơn từ 5 - 10 lần so với chanh ta, trái
to, mọng nước, kháng sâu bệnh và chất lượng đồng đều hơn so với chanh ta, nhằm
chủ yếu để chế biến nước giải khát (cho dự án Nhà máy rượu và nước giải khát
giai đoạn 2); một phần bán trái tươi ra thị trường để người dân sử dụng làm trái
giải khát và pha nước chấm.
Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015


Page 14


Dự án trồng cây ăn quả
Về trái ổi, Lạng Sơn có nhiều giống ổi khác nhau được trồng để ăn trái, có
cả ổi đào, ổi mỡ, ổi trâu, v.v.., nhưng chưa hình thành thị trường hàng hóa. Đặc
biệt, Lạng Sơn có giống ổi rừng, cây nhỏ, trái nhỏ, khi chín rất thơm nhưng nhiều
hạt. Quãng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch, khi ổi rừng chín rộ, bà con
các dân tộc thường hái ổi rừng ra bán tại thành phố Lạng Sơn và chợ thị trấn các
huyện. Trái ổi thường dùng để ăn tươi, không chế biến được thành món ăn, nước
uống khác. Tại các quán cà phê, giải khát, món sinh tố hoặc nước ép trái ổi chỉ sử
dụng trái ổi miền Nam làm nguyên liệu do trái to, nhiều nước, ít hạt và có quanh
năm.
Lựa chọn của chủ đầu tư về giống ổi để trồng của dự án là ổi sim Đà Lạt
dùng để chế biến rượu ổi. Loại ổi này hiện nay đã được trồng ở nhiều nơi có khí
hậu, thổ nhưỡng tương đồng với Lạng Sơn nhưng chưa có thông tin về việc đã
được trồng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời hiện nay, chưa có loại ổi này bán trên thị
trường Lạng Sơn và nhiều tỉnh miền Bắc. Ở Hà Nội, một số cửa hàng bán trái cây
miền Nam có lúc cũng bán loại trái cây này nhưng số lượng ít, không đều hàng.
Về trái nho, ở Lạng Sơn có một số nguồn cung cấp như:
+ Nho ta, được người dân trồng thành giàn trước sân nhà, làm bóng mát, lấy
quả xanh để nấu canh chua, quả chín để ngâm đường hoặc ngâm với rượu gạo để
làm rượu nho. Những năm từ 70 đến 90, việc trồng giàn nho làm bóng mát, lấy
quả nấu canh rất thịnh hành. Tuy nhiên những năm gần đây, ở Lạng Sơn, người
dân đã không còn trồng giàn nho nữa, một mặt do sự đô thị hóa, mặt khác do tính
kinh tế của nho ta không đáng kế.
+ Nho miền Nam (Ninh Thuận), được bán ở thị trường Lạng Sơn như một
loại trái cây cao cấp, trái to, ngọt, có hai loại màu đỏ và xanh, chùm lớn. Tuy so
với nhiều nơi trên thế giới, giống nho Ninh Thuận (Cardinal) đã thoái hóa và lỗi
thời, nhưng đây vẫn là loại trái cây được miền Bắc ưa chuộng và đánh giá cao hơn

nhiều so với nho Trung Quốc.
+ Nho Trung Quốc: có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập về Việt Nam
bằng nhiều cách. Nho Trung Quốc to, đẹp và ngọt hơn so với Nho Ninh Thuận,
tuy nhiên đang bị người tiêu dùng Việt Nam nghi ngờ về tính an toàn trong sử
dụng.
+ Nho rừng: đây là loại nho dại, mọc hoang trong khắp các cánh rừng trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn, nhiều nhất là ở các huyện Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn
nơi vẫn còn khá nhiều rừng tự nhiên.
Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 15


Dự án trồng cây ăn quả
Nho rừng có trái nhỏ, khi chín màu đỏ, ra trái theo chùm lớn, vị ngọt hơi
chua. Ở Lạng Sơn, mùa nho rừng chín trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 10
dương lịch. Bà con dân tộc đi rừng thu hái nho để ngâm rượu hoặc mang ra chợ
bán quả tươi để người dân mua ngâm rượu. Rượu nho rừng (rượu gạo ngâm nho
rừng) có vị chua ngọt nhẹ nhàng, rất êm và ngon, hỗ trợ tốt cho tiêu hóa. Từ lâu,
nho rừng đã là một loại đặc sản quý của địa phương.
Tuy nhiên, nho rừng được thu hái từ tự nhiên có sản lượng không lớn. Việc
thu hái, bảo quản không cẩn thận thường dẫn đến dập nát ảnh hưởng đến chất
lượng nho. Mùa nho rừng ngắn, sản lượng thu hái và cung cấp trên toàn tỉnh chỉ
khoảng vài tấn/năm là quá nhỏ so với nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng do người
dân đã biết đến vị ngon và tính năng của loại trái cây này.
Nho rừng và rượu ngâm nho rừng cũng được vận chuyển về bán tại Hà Nội
và các tỉnh miền xuôi như một món quà quý của núi rừng Xứ Lạng.
Như vậy, về cung cấp, cả 4 loại trái cây trên có sản lượng không đáng kể,
dự án đánh giá rằng sản lượng sản xuất tại chỗ của chanh và bưởi chỉ đáp ứng
được dưới 30% nhu cầu người dân trên địa bàn toàn tỉnh. Về nho rừng, khả năng

cung cấp càng thấp hơn do đây là trái cây hoang dại, thu hái trong tự nhiên, sản
lượng ngày càng ít do diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Riêng đối với ổi sim, sản
lượng cung cấp tại chỗ là bằng không. Với số dân khoảng 750 nghìn người toàn
tỉnh (120 nghìn ở thành phố Lạng Sơn) và tiếp tục tăng lên trong thời gian tới, nhu
cầu sử dụng trái cây tươi, nước giải khát chế biến từ trái cây tươi, rượu trái cây ở
Lạng Sơn ngày càng tăng, việc đầu tư dự án này sẽ góp phần giải quyết nhu cầu
đó, thay thế một phần cho trái cây mua từ tỉnh ngoài và nhập khẩu từ Trung Quốc,
cho các nhu cầu đó.
Bảng 2.1: Đánh giá thực trạng cung cầu trái cây trên địa bàn Lạng Sơn
STT

1
2
3
4

TÊN SẢN
PHẨM

Cầu
Cung hiện tại (%)
Tỉnh Lạng
Bình
Nhu cầu Tại địa
Từ
Nhập
Sơn (tấn)
quân
cần thiết phương các
khẩu

người
1 người
tỉnh
hiện tại (kg/năm)
ngoài
(kg/năm)
nói
15.000
20 45 - 50
30% 60% 10%

Hoa quả
chung
Bưởi
Chanh
Rượu trái cây

1.500
750
750

2
1
1

4-5
2-3
3-5

Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015


2%
3%
40%

98%
97%
50%

0%
0%
10%
Page 16


Dự án trồng cây ăn quả
II. DỰ BÁO TƯƠNG LAI CUNG CẦU
Như đã nêu trên, về cung, việc phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả
trên cả nước sẽ làm tăng nguồn cung về trái cây tươi, và là nguyên liệu cho chế
biến mứt, nước giải khát và các chế phẩm khác từ trái cây. Nhưng tốc độ phát triển
về cung dường như đang chậm hơn rất nhiều so với tốc độ tăng về cầu, do kinh tế
phát triển, mức sống người dân được nâng lên một cách nhanh chóng, nhu cầu sử
dụng hoa quả làm thực phẩm hàng ngày là rất lớn. Vì vậy, Việt Nam vẫn đang
phải nhập khẩu rất nhiều hoa quả từ Trung Quốc, Thái Lan và các nước khác. Việc
phát triển trồng cây ăn quả, nhất là các loại quả đặc sản, có giá trị kinh tế cao là
một hướng đi đúng đắn hiện nay ở Việt Nam nói chung, ở Lạng Sơn nói riêng.
Việc đầu tư dự án Trồng cây ăn quả với các loại trái cây đặc sản có giá trị
kinh tế cao, canh tác trên diện tích lớn ở địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện nay có thể nói
là một việc làm đúng hướng, phù hợp chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về phương thức hợp tác, liên kết đầu tư, chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh

tế cao, phát triển cánh đồng lớn để góp phần trực tiếp vào phát triển kinh tế - xã
hội, đời sống nông nghiệp - nông dân - nông thôn.
Sản phẩm của dự án sẽ trực tiếp cạnh tranh, bổ sung và thay thế cho các loại
trái cây phải vận chuyển từ miền Nam và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, trung du
Tây Bắc đến bán tại Lạng Sơn đang phải chịu cước vận tải lớn trong giá thành;
đồng thời do quá trình vận chuyển đã giảm độ tươi ngon.
Nay các loại trái cây bưởi, chanh, ổi sim, nho rừng được cung cấp tại vườn
cây của Công ty hoàn toàn tươi, ngon, có giá thành hạ hơn trái cây bên ngoài từ 20
đến 30% sẽ góp phần bổ sung vào thực đơn hàng ngày của người dân tỉnh Lạng
Sơn; đồng thời sẽ góp phần giải quyết nhu cầu trái cây cho một số tỉnh lân cận mà
tại các tỉnh này, nguồn cung chưa đáng kể. Đó là Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái
Nguyên.
Bên cạnh đó, sản phẩm trái cây đặc sản của Công ty sẽ tham gia cung ứng
cho thị trường các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và bổ sung cho thị trường Hà Nội,
nhất là đối với các loại trái cây mang tính tự nhiên như ổi sim, nho rừng.
Tuy vậy, Công ty dự kiến chỉ bán trái tươi đối với hai loại quả bưởi và
chanh. Còn đối với ổi sim và nho rừng sẽ sử dụng làm nguyên liệu đầu vào để chế
biến rượu vang, rượu trái cây.

Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 17


Dự án trồng cây ăn quả
Rượu trái cây hay rượu hoa quả là một thức đồ uống có cồn được tạo ra
bằng cách làm lên men các loại hoa quả. Vì lý do lịch sử và thói quen, rượu
vang và rượu brandy không được xếp vào nhóm rượu hoa quả mặc dù cũng được
tạo ra bằng cách lên men quả nho. Các loại rượu hoa quả thường có hương vị của
loại hoa quả nguyên liệu làm ra chúng. Rượu hoa quả thường được định danh rõ

ràng hơn bởi loại hoa quả nguyên liệu, ví dụ rượu sim, rượu dâu, rượu mơ, rượu
dừa,rượu xoài, rượu chuối, v.v... Tuy nhiên, nhiều loại rượu gắn với tên hoa quả có
thể không phải là rượu hoa quả vì người ta chỉ ngâm hoa quả vào rượu hoặc thêm
chất tạo mùi giống mùi hoa quả vào để tạo thêm mùi vị cho rượu, ví dụ như rượu
chanh, rượu cam, rượu táo mèo, rượu chuối hột. Một số loại rượu mơ, rượu dừa
v.v... thực ra cũng là rượu trắng ngâm mơ hoặc ủ trong quả dừa.
Các loại hoa quả được chọn làm rượu hoa quả thường là loại có vị ngọt vì
chúng dễ lên men. Trong quá trình làm rượu hoa quả, người ta có thể thêm
men, đường,mật để kích thích lên men. Nhìn chung, rượu hoa quả thường ngọt và
nồng độ cồn không cao.
Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển, đời sống của người dân được
nâng lên, việc sử dụng rượu vang, rượu hoa quả trong bữa ăn ngày càng phổ biến,
do tính hữu ích của chúng đối với sức khỏe, đã thay thế dần rượu trắng là loại có
nồng độ cồn cao.
Theo các nghiên cứu y học, trong khi rượu trắng thường là nguyên nhân dẫn
đến các bệnh về tim mạch, mỡ máu, tiểu đường thì ngược lại, rượu nho và các loại
rượu lên men từ hoa quả có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, kích thích ăn uống,
tiêu hóa tốt, phòng chống các bệnh về tim mạch, làm giảm quá trình xơ vữa động
mạch, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, chống béo phì, chống viêm nhiễm, phòng
ngừa ung thư, v.v..
Từ lâu, tại Hà Nội và các thành phố lớn, việc sử dụng rượu vang, rượu hoa
quả đã trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Những năm
gần đây, rượu vang, rượu hoa quả bắt đầu được sử dụng nhiều tại Lạng Sơn, bổ
sung, thay thế dần tập quán uống rượu trắng của người dân.
III. NGHIÊN CỨU CẠNH TRANH
Hiện nay đến 80% lượng trái cây tiêu thụ tại thị trường Lạng Sơn là mang từ
nơi khác đến, gồm các nguồn:

Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015


Page 18


Dự án trồng cây ăn quả
+ Từ miền Nam ra là các loại trái cây như sầu riêng, mít tố nữ, mãng cầu,
măng cụt, dừa xiêm, xoài, vú sữa, chôm chôm,… Các loại trái cây này đều ngon,
lượng cung ổn định, tuy nhiên so với các địa phương khác như Hà Nội và các tỉnh
miền xuôi thì giá bán tại Lạng Sơn là cao hơn do cước phí vận chuyển cao. Các
loại trái cây này vận chuyển ra Lạng Sơn phải qua nhiều chặng, thời gian dài, dù
bảo quản tốt nhưng vẫn phần nào mất đi độ tươi ngon.
+ Trái cây từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền Bắc nói chung bán tại
thị trường Lạng Sơn cũng rất đa dạng như: bưởi Đoan Hùng, nhãn Hưng Yên, vải
Lục Ngạn, cam Canh (quít đường), cam Hà Giang,… mang tính thời vụ; lượng
cung hàng năm không ổn định do việc được mùa hay mất mùa.
+ Nhập khẩu từ Trung Quốc: những năm gần đây, lượng trái cây nhập khẩu
từ Trung Quốc bán tại thị trường Lạng Sơn ngày càng giảm dần. Điều này là do
tâm lý của người dân lo ngại về tính bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Các loại
trái cây nhập từ Trung Quốc chủ yếu là các loại lê, táo, dưa vàng,… ngày càng ít
được sử dụng.
Trái cây bản địa có các loại như quýt Bắc Sơn có từ tháng 11 đến tháng 2
dương lịch; mận Thất Khê có từ tháng 5 đến tháng 7; na Đồng Bành có từ tháng 6
đến tháng 8; hồng Bảo Lâm có từ tháng 8 đến tháng 10; v.v.. Các loại trái cây bản
địa không chỉ được người dân Lạng Sơn yêu thích mà cũng đã được người dân
trong cả nước biết tiếng và ưa chuộng. Tuy diện tích canh tác các loại trái cây này
càng ngày càng được mở rộng, nhưng sản lượng cung cấp vẫn còn hạn chế và có
tính thời vụ, trong năm, nhiều giai đoạn thị trường khan hiếm trái cây. Ước tính,
trái cây bản địa mới chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu tiêu dùng của người
dân địa phương, lượng cung cấp ra tỉnh ngoài còn rất hạn chế.

Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015


Page 19


Dự án trồng cây ăn quả

Chương III: NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT
I. MÔ TẢ SẢN PHẨM SẼ SẢN XUẤT CỦA DỰ ÁN
1. Cây chanh tứ quý
Chanh có tên khoa học là Citrus limonia, là cây ăn quả lâu năm thuộc họ
Cam (Rutaceae). Chanh là loài cây thân gỗ, dạng cây bụi, nhiều gai; lá không tai,
tròn hoặc hình trứng, mọc cách, trên lá có những ống tiết tinh dầu. Hoa trắng điểm
tím; quả xanh lục, vị chua.
Chanh tứ quý không hạt được nhập từ bang California (Mỹ) vào nước ta
trong khoảng 10 năm nay. Cây có thể mọc cao đến 6m, thân cây không có gai, có
tán lá tròn, trái chùm, không có hạt (hoặc chỉ có vài hạt).
Cây giống chanh tứ quý có khả năng sinh trưởng khoẻ, quả ra quanh năm,
to, màu vàng chanh, nhiều nước... Nếu là cây ghép có thể cho quả sớm sau 12
tháng trồng. Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là không thấy bị nhiễm
bệnh vàng lá gân xanh như các loại cây có múi khác.

Hình 3.1: Chanh tứ quý
Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 20


Dự án trồng cây ăn quả
2. Cây bưởi Đoan Hùng
Bưởi (Citrus maxima, hay Citrus grandis L., là một loại quả thuộc chi Cam

chanh, thường có màu xanh lục nhạt cho tới vàng khi chín, có múi dày, tép xốp, có
vị ngọt hoặc chua ngọt tùy loại. Bưởi có nhiều kích thước tùy giống, chẳng
hạn bưởi Đoan Hùng chỉ có đường kính độ 15 cm, trong khi bưởi Năm Roi, bưởi
Tân Triều (Biên Hòa), bưởi da xanh (Bến Tre) và nhiều loại bưởi khác thường gặp
ở Việt Nam, Thái Lan có đường kính khoảng 18–20 cm.
Bưởi là loài cây to, cao trung bình khoảng 3–4 m ở tuổi trưởng thành, vỏ
thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Cây thân
gỗ. Cành có gai dài, nhọn. Lá có gân hình mang,lá hình trứng, dài 11–12 cm, rộng
4,5-5,5 cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to. Hoa thuộc loại hoa kép,
đều, mọc thành chùm 6-10 bông. Quả hình cầu to, vỏ dày, màu sắc tùy theo giống.
Bưởi Đoan Hùng là một giống bưởi nổi tiếng không chỉ ở Phú Thọ, mà còn
được biết đến ở nhiều nơi khác. Giống bưởi này mang tên huyện Đoan Hùng,
huyện cực bắc của tỉnh Phú Thọ.
Bưởi Đoan Hùng có quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi
ráo, tôm mọng nước, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trưng. Giống bưởi
nối tiếng này đã được bảo hộ tên gọi xuất xứ và được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn
tại quyết định số 73/QĐ-SHTT.

Hình 3.2: Bưởi Đoan Hùng - giống Bằng Luân
Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 21


Dự án trồng cây ăn quả

Hình 3.3: Bưởi Sửu Chí Đám - Đoan Hùng
3. Cây bưởi da xanh
Bưởi da xanh có xuất xứ từ tỉnh Bến Tre thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Tỉnh Bến Tre có hơn 36.000 hécta trồng cây ăn quả các loại tập trung chủ yếu ở

các huyện vùng ngọt (Chợ Lách, Châu Thành) và một phần các huyện vùng lợ
(thành phố Bến Tre, huyện Giồng Trôm, Mỏ Cày Nam và Mỏ Cày Bắc) với nhiều
chủng loại trái cây nổi tiếng chất lượng cao. Trong các loại trái cây được xem là
đặc sản, chất lượng cao của Bến Tre thì bưởi da xanh thuộc vào nhóm có tiềm
năng và lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Trái bưởi da xanh có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1,2 - 2.5 kg/trái. Khi
chín, vỏ trái có màu xanh đến xanh hơi vàng, dễ lột và khá mỏng (14-18mm); tép
bưởi màu hồng đỏ, bó chặt và dễ tách khỏi vách múi; nước quả khá, vị ngọt, không
chua; mùi thơm; không hạt đến khá nhiều hạt; tỷ lệ thịt đạt trên 55%.
Ở Bến Tre, bưởi da xanh được trồng khá phổ biến với diện tích 3.284 ha, và
cũng như các loại trái cây đặc sản khác, được phân bố ở khắp các vùng ngọt, lợ,
trong đó 32,26% diện tích bưởi cho trái với năng suất 9-14 tấn/ha.

Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 22


Dự án trồng cây ăn quả

Hình 3.4: Bưởi da xanh
4. Cây ổi dâu Đà Lạt

Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 23


Dự án trồng cây ăn quả
Ổi dâu Đà lạt là một loài thuộc Chi Ổi (Psidium) là tên gọi một chi thực vật

gồm khoảng 100 loài cây bụi và cây nhỡ nhiệt đới thuộc họ Đào kim
nương (Myrtaceae), có nguồn gốc Mexico, Caribe, Trung Mỹ và miền bắc Nam
Mỹ. Lá mọc đối, đơn, hình elíp hoặc hình trứng, dài 5 - 15 cm. Hoa trắng, năm
cánh, nhiều nhị.
Ổi dâu Đà Lạt (có nguồn gốc Peru, Hawai) có tên khoa học là Psidium
cattleianum, tiếng Anh gọi là Strawberry Guava, phân biệt với ổi sim Pineapple
guava.
Ổi dâu là một loài cây bụi, rất sai quả; quả nhỏ hơi tròn, nhiều hạt, khi chín
mọng có màu đỏ rực như dâu tây. Còn ổi sim quả nhỏ dài, khi chín màu tím sẫm
như màu sim chín.
Cây ổi dâu mới được nhập về trồng ở Đà Lạt từ khoảng hơn chục năm trở
lại đây, là một loại trái cây quý, được người dân ưa chuộng.

Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 24


Dự án trồng cây ăn quả

Hình 3.5: Ổi dâu - Strawberry Guava

Hong Ha Co., Ltd - PAN - Update: Wednesday, January 28, 2015

Page 25


×