Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

nghiên cứu xây dựng quy trình bón phân cho một số giống bông lai phù hợp với vùng trồng bông đất dốc tại khu vực miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.89 KB, 123 trang )




















































Bé c«ng th−¬ng
C«ng ty cæ phÇn b«ng miÒn b¾c




BÁO CÁO TỔNG KẾT


Đề tài:


“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO MỘT
SỐ GIỐNG BÔNG LAI PHÙ HỢP VỚI VÙNG TRỒNG BÔNG
ĐẤT DỐC TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC”

Thực hiện theo hợp đồng số 31.11 RD/HĐ-KHCN ký ngày 10 tháng 03 năm 2011 giữa
Bộ Công thương và Công ty Cổ phần Bông miền Bắc
(Đã sửa theo Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ ngày 19 tháng 01 năm 2013)



Cơ quan chủ trì: Công ty Cổ phần Bông miền Bắc
Chủ nhiệm đề tài: KS. Vũ Văn Bộ




9651



Hà Nội, tháng 12 năm 2012
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

TT Chữ viết tắt Ý nghĩa
1 CT Công thức
2 CTTN Công thức thực nghiệm
3 TGST Thời gian sinh trưởng
4 KL Khối lượng
5 NSLT Năng suất lý thuyết
6 NSTT Năng suất thực thu

7 QT Quy trình
8 NSG Ngày sau gieo
9 TLB Tỷ lệ bệnh
10 CSB Chỉ số bệnh
11 THSH Tổng hợp sinh học
12 HC Hữu cơ
13 Đ/C Đối chứng
14 CRBD Randomized Complete Block Design (khối đầy đủ ngẫu nhiên)
15 LT Lãi thuần
16 LR Lãi ròng
17 LS Lãi suất
18 TT Tổng thu
19 TC Tổng chi
20 TN Thu nhập
21 CP Chi phí

MỤC LỤC

Nội dung Trang
Mở đầu …………………………………….……………………………………………………………………………………………… 1
1. Tính cấp thiết của đề tài
………………….……………………………………………………………………………………. 1
2. Mục tiêu của đề tài
……………………………………………………………………………………………………… ……. 2
2.1. Mục tiêu khoa học – công nghệ
……….……………………………………………….……………………………… 2
2.2. Mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường
….…….……………………………………………… ……………………… 2
Chương 1. Tổng quan tài liệu
……………. ……………… ………………………………………… …………………… 3

1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
………………. …………………………………………………………………… 3
1.1.1. Cơ sở lý luận xây dựng quy trình bón phân cho cây
… …………………………………………….… 3
1.1.2. Những nghiên cứu về đất và dinh dưỡng đất
……………………….………………………… ………… 6
1.1.2.1. Dinh dưỡng đất theo sự phân bố độ cao
………………………… ………………………………………… 6
1.1.2.2. Độ dốc và sự xói mòn của đất
…………………………………….………………………………………………. 7
1.1.2.3. Yêu cầu về đất trồng bông
……………………………………….……………………………………… ………… 8
1.1.3. Những nghiên cứu về sinh lý dinh dưỡng cây bông
…………….…………………………….………… 9
1.1.4. Những nghiên cứu về phân bón cho bông
………………………….…………………………….……………. 12
1.1.5. Một số quy trình bón phân đã được áp dụng cho vùng trồng bông trọng điểm
…………… 17
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
……………… ……………………………………………… ……………… 20
1.2.1. Một số nghiên cứu về sinh lý dinh dưỡng cây bông
………………….……………………………….… 20
1.2.2. Những nghiên cứu về đất trồng bông
………………………….………………………………………….……… 21
1.2.3. Những nghiên cứu về phân bón cho bông
………………………………………………….……… ………… 22
Chương 2. Thực nghiệm
…………………… …………………………………………………………………….……………. 23
2.1. Thời gian nghiên cứu
………………………… ……………………………………………….……………….………… 23

2.2. Vật liệu thí nghiệm
………… ……………………………………………………………………… ………….……………. 23
2.3. Nội dung nghiên cứu
23
2.3.1. Nội dung nghiên cứu năm 2011
23
2.3.2. Nội dung nghiên cứu năm 2012
24
2.4. Phương pháp nghiên cứu, chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
……………………………………………. 25
2.4.1. Đánh giá chất lượng đất trồng bông vùng nghiên cứu
…………………………………………………… 26
2.4.2.
Đánh giá hiệu quả của một số quy trình bón phân cho cây bông trồng trên đất có độ
dốc từ 10 – 30
0
sinh trưởng phát triển đúng thời vụ …………………………………………………………… ….

27
2.4.3. Đánh giá khả năng rửa trôi trong điều kiện đất dốc khi xuống phân cho bông
………………………… … 27
2.4.4. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp xuống phân đáp ứng độ đồng đều, ít bị rửa trôi
cho giống bông lai VN01-2 và VN15 trồng trên đất có độ dốc trung bình 15 - 20
0
…… …

29
2.4.5. Hiệu chỉnh quy trình bón phân và biện pháp bón phân cho vùng thử nghiệm
…… 30
2.4.6. Nghiên cứu mức độ rửa trôi tầng đất mặt và lượng đất bị rửa trôi trên đất trồng bông 31

2.4.7. Nghiên cứu sử dụng phân hữa cơ sinh học Sông Gianh cho 2 giống bông lai VN015,
VN01-2 trên đất có độ dốc <15
0
, 15 – 20
0
và >20
0
…………………………………………………………………

31
2.4.8. Phương pháp tính toán và xử lý thống kê số liệu
………………………………………………………………………. 33
Chương 3. Kết quả và thảo luận
35
A. Kết quả năm 2011
35
3.1. Đánh giá chất lượng đất trồng bông của vùng nghiên cứu
……………………………………………… 35
3.1.1. Một số chỉ tiêu về độ phì của đất trồng bông tại vùng nghiên cứu
35
3.1.2. Một số chỉ tiêu hóa tính của đất trồng bông tại vùng nghiên cứu
36
3.2. Hiệu quả của một số quy trình bón phân cho cây bông trồng trên đất có độ dốc từ 10 –
30
0


37
3.2.1. Một số đặc điểm nông sinh học và kinh tế của cây bông trong các quy trình bón phân
tại Sơn La năm 2011 38

3.2.2. Hiệu quả kinh tế của các quy trình bón phân cho bông
41
3.3. Nghiên cứu khả năng rửa trôi trong điều kiện đất dốc khi xuống phân cho bông
42
3.3.1. Đánh giá khả năng rửa trôi khi bón cho bông trên đất có độ dốc <15, 15 - 20
0
và >20 - 30
0

thông qua một số chỉ tiêu nông sinh học và kinh tế của cây bông

42
3.3.2. Đánh giá thông qua tốc độ rửa trôi của các nguyên tố dinh dưỡng
43
3.4. Nghiên cứu và đề xuất biện pháp xuống phân đáp ứng độ đồng đều, ít bị rửa trôi cho 2
giống bông lai VN15 và VN01-2


46
3.4.1. Kết quả đối với giống bông VN15
…………………………………………………………………………………. 46
3.4.1.1. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến thời gian sinh trưởng, các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của cây bông giống VN15 tại Sơn La
…………………………………… …………

46
3.4.1.2. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại
chính trên cây bông giống VN15 tại Sơn La
…………………………………………………………………….……


47
3.4.1.3. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp bón phân cho giống bông VN15 trồng trên đất dốc tại Sơn la
… 48
3.4.2. Kết quả đối với giống bông VN01-2
……………………………………………………………………… ……. 49
3.4.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến thời gian sinh trưởng, các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của cây bông giống VN01-2 tại Sơn La
………………………………………………

49
3.4.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại
chính trên cây bông giống VN01-2 tại Sơn La
………………………………………………………………………

50
3.4.2.3. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp bón phân cho giống bông VN01-2 trồng trên đất
dốc tại Sơn La
……………………………………………………………………………………………………………………… …

50
3.5. So sánh hiệu quả của các biện pháp bón phân đã thực hiện
…………………………………….……… 51
B. Kết quả năm 2012
53
3.6. Hiệu chỉnh quy trình bón phân và biện pháp bón phân cho vùng thử nghiệm
…… …….……. 53
3.6.1. Kết quả hiệu chỉnh quy trình bón phân cho bông tại vùng thử nghiệm
…………………………. 53
3.6.1.1. Một số đặc điểm nông sinh học và kinh tế của cây bông trong các quy trình bón phân
tại Sơn La năm 2012



53
3.6.1.2. Hiệu quả kinh tế của các quy trình bón phân cho bông tại Sơn La năm 2012
… 57
3.6.2. Kết quả hiệu chỉnh biện pháp bón phân cho bông tại vùng thử nghiệm
……………….……… 57
3.6.2.1. Kết quả trên giống bông VN15
…………………………………………………………………………………… 58
3.6.2.1.1. Đặc điểm nông sinh học và kinh tế của cây bông ở các công thức biện pháp bón
phân tham gia nghiên cứu tại Sơn La năm 2012
…………………………….………………………………… ……

58
3.6.2.1.2. Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên cây bông giống VN15 trong các
công thức biện pháp bón phân tại Sơn La năm 2012
……………………………………………………… ………

59
3.6.2.1.3. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp bón phân cho giống bông VN15 trồng trên đất dốc tại Sơn La
năm 2012
……………………………………………………………………………………………………………………………………

60
3.6.2.2. Kết quả đối với giống bông VN01-2
………………………………………………………………………… 62
3.6.2.2.1. Đặc điểm nông sinh học và kinh tế của cây bông ở các công thức biện pháp bón
phân tham gia nghiên cứu tại Sơn La năm 2012
……………………………………………………………………


62
3.6.2.2.2. Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính của cây bông giống VN01-2 trong
các công thức biện pháp bón phân tại Sơn La năm 2012
…………………………………………………………

63
3.6.2.2.3. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp bón phân cho giống bông VN01-2 trồng trên
đất dốc tại Sơn La năm 2012
………………………………………………………………………………………………….…

64
3.7. Nghiên cứu mức độ rửa trôi tầng đất mặt và lượng đất rửa trôi trên đất trồng bông ở độ
dốc <15
0
, 15 – 20
0
và >20
0
………………………………………………………………………………………………………. 65
3.8. Nghiên cứu sử dụng phân hữa cơ sinh học Sông Gianh cho 2 giống bông lai VN15,
VN01-2 trên đất có độ dốc <15
0
, 15 – 20
0
và >20
0
…………………………………………………………………
66
3.8.1. Kết quả nghiên cứu sử dụng phân hữa cơ sinh học Sông Gianh cho 2 giống bông lai
VN15, VN01-2 trên đất có độ dốc <15

0
……………………………………………………………………………… ….
67
3.8.1.1. Ảnh hưởng của mức phân bón, thời điểm bón phân đến đặc điểm nông sinh học, các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 2 giống bông VN15, VN01-2 tại Sơn La năm 2012


67
3.8.1.2. Ảnh hưởng của mức phân bón, thời điểm bón phân đến mức độ nhiễm một số sâu bệnh
hại chính trên 2 giống bông VN15, VN01-2 tại Sơn La năm 2012
………………………………………….…

72
3.8.1.3. Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón, thời điểm bón phân trên 2 giống bông VN15,
VN01-2 tại Sơn La năm 2012
……………………………………………………………………………………………………….

75
3.8.2. Kết quả nghiên cứu sử dụng phân hữa cơ sinh học Sông Gianh cho 2 giống bông lai
VN15, VN01-2 trên đất có độ dốc 15 - 20
0
……………………………………………………………………………….


78
3.8.2.1. Ảnh hưởng của mức phân bón, thời điểm bón phân đến đặc điểm nông sinh học, các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 2 giống bông VN15, VN01-2 tại Sơn La năm 2012


78

3.8.2.2. Ảnh hưởng của mức phân bón, thời điểm bón phân đến mức độ nhiễm một số sâu bệnh
hại chính trên 2 giống bông VN15, VN01-2 tại Sơn La năm 2012
………………………………………….…

83
3.8.2.3. Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón, thời điểm bón phân trên 2 giống bông VN15,
VN01-2 tại Sơn La năm 2012
……………………………………………………………………………………………………….

86
3.8.3. Kết quả nghiên cứu sử dụng phân hữa cơ sinh học Sông Gianh cho 2 giống bông lai
VN15, VN01-2 trên đất có độ dốc > 20
0
………………………………………………………………………… ……….


88
3.8.3.1. Ảnh hưởng của mức phân bón, thời điểm bón phân đến đặc điểm nông sinh học, các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 2 giống bông VN15, VN01-2 tại Sơn La năm 2012


88
3.8.3.2. Ảnh hưởng của mức phân bón, thời điểm bón phân đến mức độ nhiễm một số sâu bệnh
hại chính trên 2 giống bông VN15, VN01-2 tại Sơn La năm 2012
………………………………………….…

94
3.8.3.3. Hiệu quả kinh tế của các mức phân bón, thời điểm bón phân trên 2 giống bông VN15,
VN01-2 tại Sơn La năm 2012
……………………………………………………………………………………………………….


97
3.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế của vùng bông áp dụng quy trình nghiên cứu
……………………… 99
3.10. Xây dựng tài liệu hướng dẫn và chuyển giao cho nông dân trồng bông áp dụng quy
trình bón phân phù hợp với điều kiện canh tác của vùng sản xuất
…………………………………………
101
3.10.1. Hướng dẫn sử dụng phân bón cho một số giống bông lai trồng trên đất dốc tại khu
vực miền núi phía Bắc
………………………………………………………………………………………………………… …

102
3.10.1.1. Một số lưu ý khi bón phân cho cây bông
…………………………………………………………………… 102
3.10.1.2. Hướng dẫn bón phân cho bông
………………………………………………………………………………… 103
3.10.2. Đề xuất quy trình bón phân cho giống bông lai VN15 và VN01-2 trồng trên đất dốc 104
3.11. Kết luận và đề nghị
107
3.11.1. Kết luận
107
3.11.2. Đề nghị
108
Tài liệu tham khảo
………….………………………………………………………………………….………………………… 109
Tài liệu tiếng Việt
…………………………………………………………………………………………………………………… 109
Tài liệu tiếng nước ngoài
…………………………………………………………………………………………………………. 110



1
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH BÓN PHÂN
CHO MỘT SỐ GIỐNG BÔNG LAI PHÙ HỢP VỚI VÙNG TRỒNG BÔNG ĐẤT
DỐC TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Chủ nhiệm đề tài: KS. Vũ Văn Bộ
Các cán bộ tham gia thực hiện: KS. Nguyễn Ngọc Dương
KTV. Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Ngọc Hùng, Trần Văn Thực

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây bông vải đưa vào trồng ở khu vực miền núi phía Bắc được hơn mười
năm nay và chủ yếu sử dụng các giống bông lai trong nước như VN20, VN15,
VN01-2. cùng với quy trình kỹ thuật canh tác kết hợp áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới về cây bông đã mang lại nhiều thành công cho sản xuất
bông ở đây. Với đ
iều kiện đất đai và khí hậu thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất
nên cây bông vải đã và đang tìm được vị thế của mình trong cơ cấu cây trồng của
một số tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Điện Biên và Bắc Giang. Trong đó,
Sơn La là một trong những vùng luôn đứng đầu về quy mô diện tích và sản lượng
bông nhiều năm qua.
Do địa hình đồi núi nên phần lớ
n diện tích đất canh tác ở các vùng này là
dốc từ 5 – 30
0
, thậm chí có nơi nông dân còn đưa cây bông vải trồng vào đất có độ
dốc trên 30
0

.
Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về phân bón và xây dựng quy trình kỹ
thuật canh tác cho cây bông. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật và cây bông đã được
công nhận và đưa ra áp dụng rộng rãi ngoài sản xuất. Đối với từng giống bông mới.
Viện nghiên cứu Bông và phát triển Nông nghiệp Nha Hố cũng đã nghiên cứu và đề
xuất được quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp kèm theo để khuyến cáo cho từng
vùng sản xuất. Tuy nhiên, trồng bông trên
đất dốc và phụ thuộc nước trời thường
xuyên bị ảnh hưởng của hiện tượng xói mòn và rửa trôi do nước mưa. Hoạt động
sản xuất không những thúc đẩy quá trình xói mòn rửa trôi mà còn làm cho đất
“chai” đi, nhất là việc sử dụng phân bón không đúng, quá thiếu thì làm cho đất kiệt

2
quệ, các dinh dưỡng trong đất quá ít không đủ cho nhu cầu dinh dưỡng của cây.
quá thừa thì sẽ làm cho lý hóa tính của đất thay đổi, giảm độ tơi xốp, khả năng giữ
nước và dinh dưỡng kém, hệ vi sinh vật trong đất thay đổi làm nảy sinh nhiều dịch
hại. Thêm vào đó là tập quán canh tác của nông dân còn hạn chế, gây nhiều trở
ngại cho việc chuyển giao các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng và hi
ệu quả kinh tế của cây bông, đặc biệt là vấn đề sử dụng phân bón (nông
dân rất ngại bón các loại phân đơn, không thích bón nhiều lần do phải vận chuyển
khó khăn, ). Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho năng suất bông
tại vùng núi phía Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng ít được cải thiện.
Vì những lí do trên, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng
quy trình bón phân cho một số giống bông lai phù hợp với vùng trồng bông đất dốc
tại khu vực miền núi phía Bắc”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu khoa học – công nghệ
- Đánh giá một số chỉ tiêu lý hoá tính của đất trồng bông ở 3 độ dốc khác
nhau (10, 20 và 30

O
).
- Xác định mức độ ảnh hưởng của biện pháp bón phân đến đất trồng bông và
năng suất của 2 giống bông VN15, VN01-2.
- Xác định biện pháp bón phân cho bông trồng trên đất dốc ít bị rửa trôi và
đạt hiệu quả.
- Xây dựng và hoàn thiện quy trình bón phân cho một số giống bông lai phù
hợp với vùng trồng bông đất dốc tại khu vực miền núi phía Bắc.
2.2. Mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường
- Tăng hiệu quả kinh tế cho cây bông bằ
ng việc tiết kiệm chi phí đầu tư phân
bón. nâng cao năng suất bông hạt, qua đó khuyến khích nông dân mạnh dạn mở rộng
diện tích trồng bông, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông thôn vùng miền
núi phía Bắc.
- Ổn định vùng sản xuất khi cây bông được cải thiện giá trị kinh tế, góp phần
cung cấp nguyên liệu bông cho công nghiệp dệt trong nước.
- Làm cơ sở để đưa ra giải pháp canh tác bền vững trên đất dốc, hạ
n chế rửa
trôi, chống xói mòn và ô nhiễm đất canh tác.

3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY
a. Định nghĩa
Quá trình bón phân cho cây là toàn bộ các quy định về loại phân, dạng phân,
lượng phân, thời kỳ bón phân và phương pháp bón cho một cây trồng cụ thể.
Trong trường hợp xây dựng quy trình bón phân cho cây ngắn ngày phải xem
xét từng điều kiện cụ thể. Cùng một cây đặt trong các chu kỳ luân canh khác nhau
phải có quy trình bón phân khác nhau, vì chế độ dinh dưỡng của cây trồng sau chịu


nh hưởng của cây trồng trước nó.
Quy trình bón phân còn chịu ảnh hưởng của hệ thống nông nghiệp trong
vùng. Một hệ thống nông nghiệp hướng ngoại, không chăn nuôi không sử dụng tàn
dư thực vật đồi hỏi phải bù đắp mang từ ngoài vào nhiều hơn.
Do vậy muốn giải quyết tốt chế độ phân bón cho cây phải dựa vào đất đai,
căn cứ vào yêu cầu của cây, xem xét điều kiệ
n thời tiết khí hậu. Ngoài ra còn phải
xét đến hệ thống luân canh, chế độ canh tác hệ thống nông nghiệp và ngay cả loại
phân đem bón (Cục khuyến nông và khuyến lâm, 1999) [8].
b. Nhìn cây bón phân
Nhìn cây bón phân là căn cứ vào đặc tính sinh vật học của cây, yêu cầu dinh
dưỡng của cây và phản ứng của cây với môi trường ngoài mà xây dựng chế độ
phân bón.
* Đặc tính của rễ cây trồng
Phân bón được đưa vào tầng đất có tập chung nhiều rễ nh
ất, nhất là rễ tơ và
lông hút.
Sự phân bố của bộ rễ có biến động theo độ ẩm trong đất. do vậy độ sâu vùi
phân giữa mùa khô và mùa mưa khác nhau. Mùa khô cần vùi sâu hơn và mùa mưa
có thể bón phân nông hơn. Bón phân muốn có hiệu lực cần bón vào tầng đất có độ
ẩm ổn định.
- Rễ cây chia làm 2 loại rễ chùm và rễ cọc:
Nếu giai đoạn đầu rễ cọc ra mạnh thì bón phân trực tiếp ngay dướ
i hạt là tốt
nhất. Nếu giai đoạn đầu rễ chùm ra mạnh thì bón phân quang gốc lại tốt hơn.

4
Hệ rễ của cùng một loại cây thì không đan xen ngang, không lẫn vào nhau vì
thế nếu trồng dày thì rễ sẽ ăn sâu hơn trồng thưa, vì vậy khi bón phân ta cần bón

sâu hơn.
* Yêu cầu dinh dưỡng của cây
- Lượng chất dinh dưỡng cây hút thể hiện yêu cầu dinh dưỡng của cây. cây
yêu cầu chất dinh dưỡng theo một tỷ lệ cân đối nhất định.
Lượng chất dinh dưỡng do cây hút thay đổi theo: loại cây trồng, năng suấ
t
thu hoạch và yêu cầu của người trồng trọt.
Lượng chất dinh dưỡng lấy theo sản phẩm thu hoạch: là lượng chất dinh
dưỡng nằm trong phần sản phẩm lấy khỏi đồng ruộng.
- Phản ứng của cây với các môi trường ngoài: phân biệt tính chịu mặn, khả
năng đồng hóa phân lân khó tan và phản ứng của cây với từng loại phân riêng biệt.
Phản ứng của cây với nồ
ng độ muối tan hay tính chịu mặn của.
Phản ứng của cây đối với độ pH.
Phản ứng của với phân lân khó tan.
Phản ứng của cây đối với dạng phân bón.
c. Nhìn trời bón phân
Dựa vào tình hình thời tiết khí hậu mà xây dựng chế độ bón phân. Trong các yếu
tố khí hậu thời tiết thì lượng mưa và nhiệt độ có ý nghĩa lớn đối với chế độ bón phân.
Ở vùng khô hạn không có tướ
i biện pháp bón phân phải phối hợp với các
biện pháp kỹ thuật canh tác khác làm cho bộ rễ phát triển tốt nhất, phát triển từ lớp
đất mặt tương đối khô đến lớp đất dưới nhiều màu và đủ ẩm. Những vùng hạn cây
cần được bón nhiều lân và kali.
Ở vùng mưa nhiều, tỷ lệ nước trong đất khá cao, phải bón phân thế nào để
phân khỏi bị kéo xuống sâu. Chế độ bón phân cho vùng mưa nhi
ều có những đặc
điểm sau:
- Bón phân nông.
- Bón lót ít mà phải tăng cường việc bốn thúc. Lượng bón mỗi lần ít và phải

bón làm nhiều lần, nhất là ở những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ.
- Bón các loại phân ít di động.

5
- Bón phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học để ít bị rửa trôi.
d. Nhìn đất bón phân
Bón phân cho cây trồng nhưng bón vào đất và thông qua đất. vì vậy khi
xây dựng quy trình bón phân phải căn cứ vào tính chất đất, các đặc tính lý hóa
học của đất.
Vì sự can thiệp của đất mà lượng phân cần bón trong nhiều trường hợp lớn
hơn rất nhiều lượng chất dinh dưỡng do cây hút hay lượng phân lấy theo sản phẩm
thu hoạch.
* Độ thuần thục của đất
Độ thuần thục của đất là kết quả của tổng hợp các biện pháp kỹ thuận canh
tác (luân canh, bón phân,làm đất, ). Đất có độ thuần thục cao là đất có tầng canh
tác dày, mùn và vi sinh vật nhiều, kết cấu tốt, hàm lượng các chất dễ tiêu cao, dung
tích hấp thu lớn, độ bão hòa bazơ cao, Al
3+
, Fe
3+
, Mn
2+
di động thấp,
Đất có độ thuần thục cao dễ sử dụng phân hóa học và cho hiệu suất phân hóa
học cao. Khi chọn loại phân bón và khi giải quyết kỹ thuật bón phải chú ý đến độ
thành thục của đất.
* Độ màu mỡ của đất thể hiện qua các chất dinh dưỡng
Phân bón làm tăng năng suất ít hay nhiều phụ thuộc vào hàm lượng các chất
dinh dưỡng có trong đất. đất có độ phì nhiêu cao, cây phản ứ
ng với phân bón thấp

hay nói cách khác hiệu suất của việc bón phân thấp.
Để đầu tư phân bón hợp lý người ta thường sử dụng bản đồ nông hóa và
mạng lưới thí nghiệm phân bón.
* Tỷ lệ mùn trong đất
Mùn quyết định phần lớn các đưặc tính cơ bản của đất: tính giữ nước, tính
đệm, dự trữ dinh dưỡng trong đất, Đất giàu mùn tạo điều kiện thuận lợi cho việc
s
ử dụng phân bón và việc bón phân cho hiệu suất cao.
* Thành phần cơ giới và khả năng hấp thu của đất
Thành phần cơ giới có ý nghĩa quan trọng đối với việc bón phân, vì việc di
chuyển và cố định dinh dưỡng trong đất do thành phần cơ giới quyết định.
Dựa vào thành phần cơ giới mà có chế độ bón phân khác nhau.
i) Bón phân cho đất có thành phần cơ giới nhẹ.

6
Các đặc tính của đất có thành phần cơ giới nhẹ:
- Chất dinh dưỡng ít bị giữ chặt, do đó di chuyển dễ ràng, dễ làm tăng nồng độ
của dung dịch đất đồng thời cũng dễ bị rửa trôi cho nên đất thường nghèo dinh dưỡng.
- Hàm lượng mùn thấp do đó tốc độ phân giải nhanh.
Các yêu cầu khi bón phân cho đất có thành phần cơ giới nhẹ:
- Không nên sử dụng lượng lớn phân dùng
để bón lót. Cần phải bón thúc
nhiều lần và mỗi lần một ít.
- Chọn các loại phân ít bị rửa trôi.
- Bón phân hữu cơ để tăng tính đệm, tính trữ nước và dung tích hấp thu của đất.
ii) Bón phân cho đất có thành phần cơ giới nặng
- Người ta sử dụng lượng phân lớn không cần chia ra làm nhiều đợt.
- Bón được các loại phân vô cơ dễ tan ít bị hấp phụ còn phân hữu cơ thì sử
dụng phân hữu c
ơ hoai mục.

e. Đặc điểm phân đem bón và xây dựng quy trình bón phân
Khi nghiên cứu đặc điểm của phân đem bón để xây dựng quy trình phải chú ý:
- Phản ứng của phân: Phân chua hay phân kiềm.
- Độ hòa tan, tính di động và hiệu lực tồn tại của phân.
- Các thành phần phụ, các ion thừa trong phân đem bón.
- Sự chuyển hóa của phân trong đất.
1.1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ ĐẤT VÀ DINH DƯỠNG ĐẤT
Đất là một thành ph
ần quan trọng của hệ sinh thái nông nghiệp, là một trong
những yếu tố hình thành cơ cấu cây trồng và đặc trưng của mỗi hệ sinh thái nông
nghiệp. Đất có quá trình phát sinh và phát triển phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong
đó có khí hậu, đá mẹ, thực vật, tuổi địa chất và hoạt động của con người. Hiểu
được quá trình hình thành đất, độ phì đất, sự thoái hoá đất do tác động, ảnh hưởng
của ho
ạt động con người và biệt sử dụng bền vững, bảo vệ độ phì đất là rất cần
thiết và có ý nghĩa lớn trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với quá
trình bổ sung các thành phần dinh dưỡng trả lại cho đất.
1.1.2.1. Dinh dưỡng đất theo sự phân bố độ cao
Theo “Cẩm nang ngành Nông Lâm nghiệp Việt Nam”, diện tích đất đai phân

7
bố theo độ cao ở nước ta như sau (Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình,2000) [11]:
- Diện tích đất đai phân bố ở độ cao 2.000 – 3.142m có diện tích
280.174ha, thuộc loại đất mùn alít núi cao.
- Diện tích đất đai phân bố ở độ cao 800 – 2.000m có diện tích hơn
3.503.024ha, thuộc loại đất mùn đỏ vàng trên núi.
- Diện tích đất đai phân bố ở độ cao từ 100 – 800m ở miền Nam lên đến
độ cao 1.000m có diện tích 20.452.000ha, thuộc loại đất nhiệt
đới Feralit đỏ vàng.
Tóm lại ở Việt Nam, khi càng lên cao thì tầng thảm mục càng dày (tầng A

o
),
hàm lượng mùn ở tầng đất mặt càng cao, và tỷ lệ C/N càng lớn, đồng thời cường
độ phong hoá đá hình thành đất, đặc biệt là phong hoá hoá học cũng giảm dần theo
độ cao ngày càng tăng.
1.1.2.2. Độ dốc và sự xói mòn của đất
Các kết quả nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình (Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam – 2000) [11], Đất Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp,
2000 [13]) đất ở vùng đồi núi n
ước ta có các cấp độ dốc khác nhau như sau:
- Đất dốc nhẹ: có độ dốc <15
0
, có diện tích 2.867.900 ha (chiếm
14,23% diện tích tự nhiên).
- Đất có độ dốc trung bình và hơi mạnh: 15 – 25
0
, có diện tích
2.604.960 ha (chiếm 12,92% diện tích tự nhiên).
- Đất có độ dốc mạnh: 25 – 35
0
, có diện tích 5.182.280 ha (chiếm
25,71% diện tích tự nhiên).
- Đất có độ dốc rất mạnh: >35
0
, có diện tích 9.499.640 ha (bao gồm cả
núi đá vôi có độ dốc gần như dựng đứng, chiếm 47,13% diện tích tự nhiên).
Các kết quả nghiên cứu về xói mòn đất ở nước ta đã chứng tỏ rằng, nếu lượng
mưa trong một lần mưa đạt trên 10mm, với cường độ mưa trung bình 0,275mm/phút,
thì ngay cả những vùng đất có độ dốc nhẹ 8 – 10
0

, với chiều dài của sườn dốc ngắn, đều
luôn xuất hiện dòng chảy trên mặt đất, gây ra hiện tượng xói mòn đất, một hiện tượng
quan trọng làm giảm độ phì và độ dày của đất (Đỗ Ánh, 2005) [9], (Nguyễn Ngọc
Bình, Phạm Đức Tuấn, 2005) [20], (Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, 1999) [21].
Các nghiên cứu của Bùi Ngạnh (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,
1963 – 1965) [3] đã cho thấy trên đất Feralit đỏ vàng trên đá biến hình, có độ d
ốc

8
22
0
, với lượng mưa trung bình hàng năm là 1.980mm/năm, ở nơi có rừng tự nhiên
lá rộng nhiệt đới thường xanh, có kết cấu nhiều tầng cây, với độ tàn che 0,7 – 0,8
thì lượng dòng chảy trên mặt đất là 802m
3
/ha/năm và lượng đất bị xói mòn 1
tấn/ha/năm (ở mức có thể chấp nhận không gây nguy hại). Tuy nhiên, khi rừng tự
nhiên bị tàn phá, mặt đất bị phơi trống thì lượng dòng chảy trên mặt đất đã tăng lên
gần 6 lần (58%) với lượng dòng chảy lên tới 4.680m
3
/ha/năm và lượng đất bị xói
mòn là 124 tấn/ha/năm (tăng lên 124 lần) với lớp đất mặt bị bào mòn 1,5cm.
Các kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Toản (1962 – 1964) [10] trên đất
Feralit vàng đỏ trên phiến thạch sét ở tỉnh Sơn La, với độ dốc 24 – 26
0
và lượng
mưa hàng năm là 1.300mm/năm (không cao) cho thấy: sau 3 năm canh tác lúa
nương, không áp dụng các biện pháp chống xói mòn thì tổng lượng đất mặt đã bị
xói mòn là 366,7tấn/ha, với lớp đất bề mặt bị lấp đi 2,44cm; hàm lượng mùn ở lớp
đất mặt lúc đầu là 4,61%, sau 3 năm chỉ còn 2,42%; lượng N% tổng số lúc đầu là

0,21%, sau 3 năm chỉ còn 0,13%. Khi độ dốc càng mạnh thì dòng chảy trên mặt đất
càng tăng và lượng đấ
t bị xói mòn càng lớn hơn.
Bên cạnh quá trình xói mòn đất, một tác nhân nguy hiểm nhất, thường xuyên
uy hiếp ở vùng độ dốc, làm thoái hoá nhanh chóng nguồn tài nguyên đất đai đó là
quá trình rửa trôi trong đất với nhiều mức độ khác nhau.
1.1.2.3. Yêu cầu về đất trồng bông
Cây bông có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, bông vải
sinh trưởng tốt trên những đất có nhiều màu, có cấu tượng viên bền vững, thoát nước
tốt, tầng canh tác dày vì có bộ
rễ khá phát triển. Mặt khác cây bông lại rất sợ úng do
đó đất trồng bông phải có địa thế cao ráo và có mực nước ngầm trong đất 1,0 – 1,5m
là thích hợp (Hoàng Đức Phương, 1983) [12]. Phần lớn đất trồng bông ở các tỉnh
miền núi phía Bắc đáp ứng được yêu cầu này.
Theo G.S Vũ Công Hậu [27], những đất thoái hoá, tầng đá ong dày, lại ở gần
mặt đất không thích hợp cho bông. Tốt nhất là những đất có tầng canh tác dày,
không có kết von, tỷ lệ cát thô (>0,2mm) và mịn (0,02 – 0,2mm) khoảng 40 – 50%,
tỷ lệ sét (<0,002mm) và limon (0,02 – 0,002mm) khoảng 50 – 60% trong đó limon
nhiều hơn sét.
Tỷ trọng đất để rễ bông phát triển tốt phải dưới 1,38. Rễ bông mọc xấu khi tỷ
trọng đất là 1,65. Tỷ trọng đất > 1,80 rễ bông không mọc nổi (G.S Tôn Thất Trình) [22].

9
Các kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Bông và phát triển Nông nghiệp
Nha Hố [24]đã cho thấy: đất trồng bông chết là những đất có hàm lượng nhôm di
động cao > 4mg/100 g đất và có độ chua cao (pH
KC
L <4,5). Đất chua nặng có pH
KCL


xấp xỉ 4,5 và hàm lượng nhôm di động 1 – 4 mg thì cây bông có thể sống nhưng sinh
trưởng còi cọc suốt vụ và ít có khả năng cho năng suất hoặc là chết dần vào giai đoạn
khoảng 30 – 40 ngày sau khi mọc. Trên những đất chua vừa có pH
KCL
>4,5 và hàm
lượng nhôm di động < 1 mg/100 g đất, cho thấy cây bông sinh trưởng, phát triển bình
thường và có khả năng cho năng suất khá (Lê Xuân Đính, 1991) [18].
Theo các nghiên cứu trước đây của Công ty Phát triển sợi của Pháp (CFDT)
[24] ở Việt Nam cho thấy nếu đất có pH <5,2 không trồng được bông; pH từ 5,2 – 5,8
trồng được bông nhưng năng suất thấp; pH > 5,8 thì bông sinh trưởng tốt.
Do vậy, việc lựa chọn và đánh giá chất lượng đất để trồng bông là rất quan
trọ
ng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của sản xuất bông tại
mỗi vùng.
1.1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ SINH LÝ DINH DƯỠNG CÂY BÔNG
Cây bông cũng như các cây trồng khác cần rất nhiều nguyên tố dinh dưỡng,
trong đó các nguyên tố đa lượng như N, P và K chiếm hàm lượng lớn. Chúng có
nhiều trong hạt và lá, thứ đến là trong thân và quả, rất ít trong xơ.
Các nghiên cứu trong nước đã tổng hợp về nhu cầu dinh dưỡng c
ủa cây bông
như sau (Lê Công Nông, 1996) [14], (Lê Công Nông, Lê Xuân Đính, Nguyễn Hữu
Bình và ctv., 1996) [15], (Trung tâm NCCB Nha Hố, 1997) [24], (Viện nghiên cứu
Bông và phát triển Nông nghiệp Nha Hố, 2007) [25].
* Về tác dụng của các loại phân và nguyên tố dinh dưỡng:
Tác dụng của phân đạm (N)
:
Cung ứng đạm đầy đủ có thể tăng diện tích lá, hàm lượng protein trong thịt lá
tăng, sự tổng hợp diệp lục tố cũng tăng, tác dụng quang hợp và các hoạt động sinh
lý khác mạnh lên - rễ, thân, lá cây bông sinh trưởng tốt, phát dục nhanh, thời kỳ
đậu quả hữu hiệu kéo dài, ra quả nhiều, đậu quả sai, trọng lượng quả lớn, rụng đài

ít, sản lượng cao, ngoài ra còn làm cho chiều dài xơ tăng, hàm l
ượng protein và
hàm lượng dầu trong hạt cao.
Thiếu đạm cây bông sinh trưởng chậm, cây mọc thấp, bé, phiến lá nhỏ, màu
nhạt, số cành quả và tổng số đốt cành quả ít, rụng đài nhiều, tàn lụi sớm, quả bé và

10
nhẹ, sản lượng thấp.
Cung ứng đạm quá nhiều, sinh trưởng dinh dưỡng quá mạnh, phiến lá to mà
mỏng, lóng dài, cành đực nhiều, cây bông cao lớn, ruộng bông rợp, thiếu sáng, nụ ít
lại bé, rụng đài trầm trọng, rất dễ thâm xanh, chín muộn, quả nhỏ và nhẹ, quả thối
nhiều, sản lượng thấp, chất lượng xơ kém. Ngoài ra nước trong cây nhiều, lá rậm,
sâu bệnh phát sinh nghiêm trọng. Quá nhiều đạm trong hạt, nh
ững kháng thể giảm
do đó sức kháng sâu càng thấp.
Tác dụng của phân lân (P):
Ở thời kỳ sinh trưởng ban đầu của cây bông, lân có thể xúc tiến phát dục của
bộ rễ. tại thời kỳ giữa có thể đẩy nhanh sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng
sinh thực, làm cho cây bông sớm ra nụ, ra hoa. Ở thời kỳ sau lân có thể xúc tiến hạt
bông mau chín, nở xơ, tăng cao hàm lượng dầu trong hạt và tăng trọng lượng quả.
Ngoài ra lân có thể tăng cường sức chống bệnh của cây bông, chống rét, ch
ống
phèn, mặn. Khi thiếu lân trong đất, cây bông sinh trưởng chậm chạp, bộ rễ kém phát
triển, lá màu lục tối, cây nhỏ, thấp, ra hoa quả khó khăn, đậu quả muộn, chín muộn,
quả nhẹ, hạt nhỏ, nhiều hạt lép, độ chín xơ bông thấp, cả sản lượng và chất lượng
đều hạ thấp. Trong đất khi có quá nhiều lân, do những photphat dễ hòa tan hợp với
sắt, nhôm thành những chất khó tan trong nước, giảm thấ
p hàm lượng Fe, Mg hữu
hiệu, dẫn tới thiếu Fe và Mg.
Tác dụng của phân kali (K)

:
Đất thiếu K, cây bông ở thời kỳ cây con và khi ra nụ lá trên thân chính đầu tiên
xuất hiện sự mất màu xanh lục, sau đó chuyển sang vàng, rồi ngọn lá và rìa lá khô
đi, quăn xuống phía dưới, sau cùng toàn bộ phiến lá chuyển sang màu đỏ nâu. Nặng
thì lá khô và rụng, có người gọi là bệnh “lá đỏ thân khô”. Những ruộng bông có tình
trạng này thường thấy cây bông tàn lụi sớm, quả nhỏ, nở khó, độ chín của xơ thấp,
sản lượng bông thấp.
Tác dụ
ng của các nguyên tố dinh dưỡng khác:
- Lưu huỳnh (S) là thành phần của acid sulfuric có mặt trong các protein, là một
thành phần trọng yếu của chất nguyên sinh (protoplasma) có tác dụng rất quan trọng
đối với các quá trình oxy hóa - hoàn nguyên trong cây bông.
- Canxi (Ca) là thành phần cấu tạo trọng yếu của màng tế bào, rất cần cho quá
trình nhân lên của tế bào, có thể tăng khả năng hấp thu đạm, lân của cây bông, lại có

11
thể giảm được độc hại do các ion Mn, B, Na, gây ra.
- Magiê (Mg) là một thành phần của lục diệp tố, là chất hoạt hóa của nhiều loại men.
- Sắt (Fe) là thành phần của nhiều men oxy hóa, rất cần cho sự hợp thành của diệp
lục tố.
- Kẽm (Zn) là chất hoạt hóa của nhiều loại men tham gia sự hợp thành của một số
kích thích tố. Thiếu Zn thì lá cây bông nhỏ, giữa các gân lá không còn màu lục, cơ thể
tớ
i mức tổ chức chết khô, nơi trước đây thiếu xanh biến thành màu đồng nhạt.
- Bo (B) có thể xúc tiến sự vận chuyển các hydrat cacbon và sự phát dục của các
khí quản sinh thực (nụ hoa). Đất thiếu B thì điểm sinh trưởng ngọn của cây bông hay
bị thối, cây sinh trưởng thấp bé, ra nhiều cành, nếu nghiêm trọng cây bông không ra
hoa được hoặc có nụ mà không hoa, có hoa không quả.
- Molipden (Mo) là thành phần hoàn nguyên của một số acid hữu cơ.
- Đồng (Cu) là thành ph

ần của một số men oxy hóa.
- Clo (Cl) cũng là một nguyên tố vi lượng cần cho cây bông, Cl có thể làm cho màu sắc
xơ bông trắng hơn - nhưng thực ra còn chưa rõ cơ năng sinh lý của chất này.
- Thiếu Mn phiến lá cong lên hình chiếc chén, khoảng giữa các lá mất màu xanh,
khi nắng lóng ngắn lại, cây lùn xuống.
Trừ NPK ra, khi thiếu các nguyên tố vi lượng trong dinh dưỡng biểu hiện ra
ngoài không rõ lắm, do đó có bón phân chứa các chất hay không chủ yếu phải dựa
vào hàm lượng c
ủa chúng trong đất mà quyết định.
* Đặc điểm dinh dưỡng của cây bông:
Về thời gian, cây bông yêu cầu dinh dưỡng từ khi còn nhỏ cần ngay đạm, lân,
kali và manhê, nhưng lượng cần nhiều nhất là khi cây bông ra hoa và đậu quả. Trong
thời gian này cây bông hấp thụ tới 1/2 lượng dinh dưỡng nó hút trong suốt thời gian
sinh trưởng.
Để cho cây bông có đủ chất dinh dưỡng có thể hấp thu dưới dạng dễ tiêu khi cần
tới, thường người ta tập trung bón vào th
ời gian đầu khi cây bông còn nhỏ.
Hàm lượng kali ở các khí quan của cây bông và qua các giai đoạn, từ đầu chí
cuối vẫn cao. Trước thời kỳ khai hoa, kali ở thân nhiều hơn ở lá, chỉ sau khi kết quả
càng ngày càng được vận chuyển nhiều đến hoa quả cho nên thấp hơn ở lá. Giữa các
khí quan thì hàm lượng kali ở khí quan dinh dưỡng nhiều hơn ở khí quan sinh thực,

12
trừ vỏ quả vẫn nhiều kali.
1.1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN BÓN CHO BÔNG
Viện nghiên cứu Bông và phát triển Nông nghiệp Nha Hố đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về phân bón cho bông và cũng đã xây dựng được các quy trình bón
phân phù hợp cho từng vùng sản xuất. Tổng hợp kết quả nghiên cứu của các tác giả
trong nước về vấn đề này như sau:
Để có năng suất bông cao cần phải bón cân đối giữa các loại N, P và K. Các

thí nghiệm đều cho thấy nếu chỉ bón phân N thôi thì năng suất bông giảm, nhưng kết
hợp với bón P và K thì năng suất bông tăng rõ rệt.Việc bón phân còn tùy thuộc vào
đất tốt hay xấu.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện có tưới, với năng suất bông
hạt 40,0 tạ/ha thì cây bông vải đã hấp thụ đến 200 - 250 kg N nguyên chất/ha tương
đương với 400 - 500 kg Urea/ha. Như vậy, nếu tỷ lệ đạ
m được hấp thu cao (50-60%)
thì phải bón đến 300 - 400 kg N/ha tương đương với 600 - 800 kg Urea/ha (Viện
nghiên cứu Bông và phát triển Nông nghiệp Nha Hố, 2007) [25].
Trong điều kiện trồng nhờ nước trời, tỷ đạm được hấp thu kém hơn, do đó để
có năng suất tối ưu chỉ cần bón 120 - 150 kg N, vì bón nhiều N mà không nước để
hấp thu thì tốn tiền vô ích (Lê Kim Hỷ và ctv., )[16].
Việc bón N tùy thuộc vào loại đất, chế độ nước, giống ng
ắn ngày hay dài
ngày. Trong điều kiện có tưới, đối với các giống bông được trồng phổ biến như hiện
nay (có thời gian sinh trưởng 140 - 150 ngày) sự hấp thu N ở mỗi giai đoạn theo các
tỷ lệ sau:
0 - 20 ngày: 4%
20 - 50 ngày: 13%
50 - 90 ngày: 43%
90 - 130 ngày: 40%
Sự hấp thu N chỉ tăng nhiều bắt đầu từ 50 ngày sau khi gieo, do đó nếu bón N
nhiều vào giai đoạn đầu sẽ không đủ N cho bông vải ở các giai đoạn cuối nữa, đặc
biệt trên các loại đất nhiều cát, ít sét hoặc ở các loại đất dễ bị rửa trôi. Như vậy, trên
các loại đất nhiều cát nên bón N chậm hơn và nhiều lần hơn. Trong điều kiện trồng
nước trời cũng nên chia N ra nhiều lần để bón, lần bón cuối cùng có thể vào lúc 80

13
ngày sau gieo nhưng không nên muộn hơn vì lúc đó lượng mưa cuối vụ thấp ảnh
hưởng đến sự hấp thu N của cây. Trong điều kiện có tưới có thể kết thúc bón N

chậm hơn khoảng 90 ngày sau khi gieo. Tuy nhiên vào giai đoạn 80-90 ngày sau
gieo cây bông đã giao tán nên rất khó bón phân, do đó nên phun phân bổ sung là tốt
nhất. Có thể phun KNO
3
liều lượng 3-4 kg/ha vừa cung cấp đạm vừa cung cấp kali
cho cây vào cuối vụ.
Nhìn chung, bón N có thể chia ra các lần như sau:
- Bón lót: 25% (ở dạng SA)
- Bón thúc 1: 30% vào lúc 20 - 25 ngày sau gieo
- Bón thúc 2: 30% vào lúc 40 - 45 ngày sau gieo
- Bón thúc 3: 15% vào lúc 60 - 65 ngày sau gieo
Trong điều kiện nhờ nước trời với năng suất bình quân 15,0 tạ bông hạt/ha,
cây bông vải đã lấy đi trong đất khoảng 45 kg P
2
O
5
(lân nguyên chất)/ha. Trong
điều kiện có tưới với những ruộng có năng suất khoảng 40,0 tạ bông hạt/ha, cây
bông đã lấy đi trong đất đến 80 kg P
2
O
5
(lân nguyên chất)/ha (Nguyễn Khắc Trung,
1962) [19].
Tuy cây bông cần có đủ lân trong đất để mọc rễ nhiều và mau nhưng khi còn
nhỏ thì số lượng lân được cây hấp thụ rất ít, chỉ sau khi bông vải đã có nụ hoa rồi
thì số lượng lân hấp thu mới lớn và tăng dần cho đến khi trái chín (nở quả).
Vào khoảng 50 ngày sau khi gieo số lượng P do cây hấp thụ ít. Cũng vì vậy
ít khi có triệu chứng thiếu lân trừ phi đất quá nghèo lân. Vào khoảng 55 trở
đi cho

đến trái chín thì lân mới được hấp thụ nhiều, đặc biệt vào lúc gần nở quả thì cây
cần nhiều lân và đất thường không đủ lân khi ruộng bông vải đạt năng suất cao.
Tuy nhiên bón vào giai đoạn này thì quá muộn và vô ích. Do phân lân phân giải
chậm nên cần bón lót toàn bộ lân khi gieo thì đến giai đoạn sau mới đủ lân cho cây
hấp thụ và hiệu quả phân lân mới cao.
Kết quả nghiên cứu nhiều năm của Viện nghiên cứu Cây bông và Cây có sợ
i
trên các vùng trồng bông cho thấy bón đủ lượng và cân đối giữa N, P và K đều cho
năng suất bông cao. Thường bón theo tỷ lệ N : P : K = 2 : 1 : 1. Đối với các vùng
đất tốt như ở Đắc Lắc chỉ cần bón 45 kg P
2
O
5
(lân nguyên chất)/ha tương đương
khoảng 300 kg phân lân nung chảy hoặc supper lân là đủ, trong điều kiện thâm

14
canh có thể bón 60 kg P
2
O
5
(lân nguyên chất)/ha tương đương khoảng 400 kg phân
lân nung chảy hoặc supper lân. Đối với vùng Duyên hải Miền Trung, Nam Bộ nên
bón 60 kg P
2
O
5
(lân nguyên chất)/ha, trong điều kiện thâm canh có thể bón 75 kg
P
2

O
5
(lân nguyên chất)/ha (Công ty Bông Việt Nam, 1998) [6], (Công ty Bông Việt
Nam – Trung tâm nghiên cứu cây Bông, 2000) [7].
Dấu hiệu thiếu Kali thường xuất hiện khi lá già nghĩa là gần cuối vụ, do đó gần
cuối vụ nên bổ sung Kali cho bông băng cách phun lên lá. Nên sử dụng loại phân
KNO
3
với liều lượng 3-4 kg/ha vì vừa cung cấp kali vừa cung cấp đạm cho cây.
Nhu cầu Kali cho bông vải phụ thuộc vào loại đất. Loại đất xám, đất phù sa
cổ thường nghèo kali nên bón nhiều Kali sẽ làm tăng năng suất rõ rệt. Vùng đất
Ninh Thuận và một số vùng có hàm lượng Kali từ trung bình đến giàu bón Kali ít
có hiệu quả. Những loại đất giàu Kali nếu bón nhiều sẽ sinh ra sự đối kháng giữa
Kali và Magiê làm cây bị thiếu Magiê và triệu chứng thiế
u Magiê làm đỏ lá hiện ra
rất rõ rệt.
Kali là loại phân dễ tan và dễ bị rửa trôi, trực di nhất trên các loại đất nhiều cát,
do đó cần bón Kali làm nhiều lần cùng với bón phân đạm sẽ cho hiệu quả cao.
Ở vùng Tây Nguyên bón khoảng 45 kg K
2
O/ha tương đương 80-90 kg phân
kali/ha, trong điều kiện thâm canh nên bón khoảng 60 kg K
2
O/ha tương đương
100-120 kg phân kali/ha. Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Bộ bình thường
bón khoảng 60 kg K
2
O/ha tương đương 100-120 kg phân kali/ha, nếu thâm canh
nên bón 75 kg K
2

O/ha tương đương 120-150 kg phân kali/ha.
Bón phân cân đối là bón theo tỷ lệ thích hợp các loại phân N, P và K tuỳ
theo đất và nhu cầu của từng loại cây trồng. Đối với bông, thường bón theo tỷ lệ N
: P : K = 2 : 1 : 1 hoặc 3 : 1 : 1.
Tại Đắc Lắc, bình thường nên bón 90 kg N + 45 P
2
O
5
+ 45 kg K
2
O/ha tương
đương 200 kg Urê + 300 kg supper lân + 80 kg Clorua kali/ha, trong điều kiện
thâm canh nên bón 120 kg N + 60 P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O/ha tương đương 260 kg Urê +
400 kg supper lân + 100 kg Clorua kali/ha. Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ,
Nam Bộ bình thường bón khoảng 120 kg N + 60 P
2
O
5
+ 60 kg K
2
O/ha tương
đương 260 kg Urê + 400 kg supper lân + 100 kg Clorua kali/ha, nếu thâm canh nên
bón 150 kg N +75 P
2

O
5
+ 75 kg K
2
O/ha tương đương 330 kg Urê + 500 kg supper
lân + 125 kg Clorua kali/ha.

15
Nên chia ra làm các lần bón như sau:
- Bón lót: 100% lân + 25% đạm (dạng SA) + 30% Kali
- Bón thúc1: 30% đạm (Urê) + 35% Kali 20-25 ngày sau gieo
- Bón thúc 2: 30% đạm (Urê) + 35% Kali 40-45 ngày sau gieo
- Bón thúc 3: 15% đạm (Urê) còn lại 60-65 ngày sau gieo
Chú ý là phải lấp kín phân sau khi bón để tránh mưa bị rửa trôi hoặc bị bay
hơi khi gặp nắng.
Trên thị trường có rất nhiều loại phân bón qua lá và các chế phẩm kích thích
sinh trưởng, tuy nhiên không phải loại nào cũng phù hợp cho cây bông. Có một số
loại chế phẩm hỗn hợp phân bón lá và kích thích sinh trưởng khi sử dụng cho bông
có thể làm lá và ngọn bông bị kéo dài, xoă
n và sần sùi giống như bị nhiễm thuốc
trừ cỏ 2,4 D. Các loại phân bón lá thường được sử dụng trên bông hiện nay là VCC
(do Viện NC Cây bông và Cây có sợi sản xuất) và KNO
3
. Các loại phân bón lá được
phun vào giữa và cuối vụ bông nhằm bổ sung dinh dưỡng và duy trì bộ lá cuối vụ để
tăng tỷ lệ đậu quả ở các tầng ngọn. Đặc biệt, KNO
3
phun vào cuối vụ có tác dụng
làm lá xanh dày lên, tăng khả năng chống chịu rầy, chịu hạn vào cuối vụ bông.
Đối với VCC nên phun vào giai đoạn hoa (khoảng 55-60 ngày sau gieo), 7-

10 ngày phun 1 lần và phun 2 lần/vụ. Liều lượng 2,5 kg/ha (1 gói 250 gr phun cho
1000 m
2
).
Đối với KNO
3
nên phun vào giai đoạn 70-75 ngày sau gieo, 7-10 ngày phun
1 lần và phun 2-3 lần/vụ. Liều lượng sử dụng 4 kg/ha.
Các loại phân như phân chuồng, phân bắc, phân rác, phân xanh, than bùn khi
được ủ và lên men đều được gọi là phân hữu cơ. Tuỳ theo cách ủ và phối trộn mà có
các loại phân hữu cơ như phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ tổng hợp sinh học
Phân hữu cơ nói chung thường có hàm lượng dinh dưỡng thấp nhưng có tác
dụng rất lớn trong sản xuất nông nghiệ
p. Ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng
như N, P và K dễ tiêu cho cây trồng nó còn cung cấp thêm một số nguyên tố vi
lượng giúp cây trồng phát triển cân đối, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất
lợi của môi trường, góp phần tạo ra nông sản sạch. Phân hữu cơ còn có tác dụng
tích cực mà phân hoá học không thể thay thế được đó là cải tạo lý hoá tính đất,
tăng độ phì của đấ
t, đặc biệt trên các loại đất nhiều cát, đất đồi dốc thường bị xói

16
mòn và rửa trôi mạnh. Do đó, phân hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường. Sử dụng phân hữu cơ là
xu thế tất yếu và là nhu cầu cấp thiết cho sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Tuy nhiên, phân hữu cơ có hiệu quả chậm, phải bón số lượng lớn do đó nếu
chỉ bón phân hữu cơ thì chi phí cho phân bón sẽ rất cao. Vì vậy, bón phân hữ
u cơ
cần phải kết hợp bổ sung các loại phân hoá học một cách cân đối và hợp lý thì hiệu
quả sẽ rất cao.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phân hữu cơ do nhiều công ty sản
xuất, tuỳ theo điều kiện kinh doanh mà có thể một hay nhiều loại phân có ở địa
phương này nhưng lại không có ở địa phương khác. Trên cây bông, qua quá trình
nghiên cứu và thử nghiệm cho thấy có một s
ố loại phân hữu cơ có tác dụng tốt, được
sử dụng như sau (Lê Kim Hỷ, Lê Công Nông, Trần Anh Hào và ctv., 1997) [17].
i) Phân sinh hóa hữu cơ KOMIX (8-5-4): Đây là loại phân hữu cơ do Công ty
Thiên Sinh sản xuất, có hàm lượng N-P-K tương ứng 8-5-4. Bón 1000-1200 kg/ha,
chia ra làm 3 lần bón: bón lót 300-400 kg/ha, bón thúc lần 1: 350-400 kg/ha, bón thúc
lần 2: 350-400 kg/ha. Lần thúc 3 chỉ cần bón thêm 50 kg Urê + 20 kg Kali/ha.
ii) Phân lân hữu cơ vi sinh KOMIX (1-4-1): Đây cũng là loại phân lân hữu
cơ do Công ty Thiên Sinh sản xuất, có hàm lượng N-P-K tương ứng 1-4-1 và có
thêm hàm lượng lớn các vi sinh vật có ích phân giải chấ
t hữu cơ trong đất. Bón lót
1000 kg/ha + 120 kg SA/ha. Các lần bón thúc chỉ cần bón thêm 140 kg Urê và 70
kg Kali/ha.
iii) Phân hữu cơ THSH Quốc Việt (4-3-3): Đây là phân hữu cơ tổng hợp
sinh học do Công ty phân bón Quốc Việt sản xuất, có hàm lượng N-P-K tương ứng
4-3-3 và có thêm tập đoàn vi sinh vật có ích để phân giải chất hữu cơ trong đất.
Bón 1000-1200 kg/ha kết hợp với 150 kg lân nung chảy,100 kg SA, 150 kg Urê và
50 kg Kali/ha. Chia ra các lần bón sau: bón lót 500-600 kg phân THSH/ha + 100
kg SA/ha, bón thúc 1: 500-600 kg THSH/ha + 50 kg Urê + 25 kg Kali/ha. Lượng
phân hoá học còn lại được chia cho 2 lần bón thúc cuối.
iv) Phân hữu c
ơ An Phước (3-2-4): Do Công ty phân bón An Phước sản xuất,
có hàm lượng N-P-K tương ứng 3-2-4. Bón 2000-2400 kg/ha kết hợp với 100 kg lân
nung chảy,100 kg SA, 100 kg Urê /ha. Chia ra các lần bón sau: bón lót 800 kg phân
HC An Phước/ha + 100 kg lân nung chảy + 100 kg SA/ha, bón thúc 1: 600-800 kg

17

HC An Phước/ha + 30 kg Urê/ha, bón thúc 2: 600-800 kg HC An Phước/ha + 30 kg
Urê/ha. Lượng phân Urê còn lại được bón cho lần bón thúc cuối.
Ở phía Bắc qua thực tiễn sản xuất kết hợp với một số kết quả đề tài nghiên
cứu ứng dụng cũng đã khuyến cáo một số mức phân bón như sau :
i) Bón phân với lượng 200 kg urê + 300 kg NPK/ha kết hợp bấm ngọn sớm
khi cây bông có 6 cành quả trên giống VN35-KS cho hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi
đạt 5,446 triệu đồng/ha).
iii) Bón phân với lượng 250 kg urê + 400 kg NPK/ha kết hợp bấm ngọn sớm
khi cây bông có 8 cành quả trên giống KN06-8 cho hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi
đạt 4,879 triệu đồng/ha).
1.1.5. MỘT SỐ QUY TRÌNH BÓN PHÂN ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO
VÙNG TRỒNG BÔNG TRỌNG ĐIỂM TRONG NƯỚC
i) Quy trình sử dụng phân bón cho vùng bông Tây Nguyên
Bón phân lót
:
- Thời điểm bón: Sau khi gieo hạt, tiến hành bón phân lót ngay.
- Lượng phân: Mỗi sào (1000 m
2
) bón lót từ 15 đến 25 kg phân NPK 16:16:8.
- Cách bón: Bón vào khoảng trống giữa hai hốc (tuyệt đối không được bón lên
trên hạt bông hoặc gieo hạt bông lên trên phân bón lót) và lấp đất ngay (không nên
lấp đất quá dày vì hạt sẽ không đội lên được).
Bón phân thúc
:
- Tổng lượng phân bón (kể cả phân bón lót và phân bón thúc):
+ Trường hợp đất rất tốt: 60 kg N, 45 kg P
2
O
5
, 45 kg K

2
O /ha/vụ.
+ Trường hợp đất tốt trung bình: 90 kg N, 45 kg P
2
O
5
, 45 kg K
2
O /ha/vụ.
+ Trường hợp đất xấu: 120 kg N, 60 kg P
2
O
5
, 60 kg K
2
O /ha/vụ.
- Liều lượng phân dùng để bón cho 1 sào (1000 m
2
):
Lần bón Mức bón 60:45:45 Mức bón 90:45:45 Mức bón 120:60:60
NPK SA Urê Kali NPK SA Urê Kali NPK SA Urê Kali

18
Lót 15 - - - 20 - - - 25 - - -
Thúc lần 1 15 - - - 20 - - - 25 - - -
Thúc lần 2 - 6 - 3,5 - 6 - 2.5 - 6 3 3,5
Thúc lần 3 - - - - - - 3 - - - 3 -
Tổng 30 6 0 3,5 40 6 2,5 50 6 6 3,5
Ghi chú: + Lượng phân bón các loại và thời kỳ bón thúc có thể được thay đổi tùy
theo tình hình thực tế trên đồng ruộng.

+ Trường hợp bông gieo ở thời vụ muộn thì lượng phân bón ở lần 3 được
chia đều cho lần 1 và lần 2. Trường hợp đất tốt, cây bông sinh trưởng rậm rạp thì
không bón phân lần 3.
Thời kỳ bón:

+ Bón thúc lần 1: Bón vào giai đoạn 20 - 25 ngày sau gieo.
+ Bón thúc lần 2: Bón vào giai đoạn 40 - 45 ngày sau gieo.
+ Bón thúc lần 3: Bón vào giai đoạn 60 - 65 ngày sau gieo.
Cách bón:
Xạc cỏ trước khi bón phân, bón phân xa gốc bông và lấp đất ngay sau
khi bón, không nên bón phân trên bề mặt mà không lấp đất.
Phun phân bón lá: Để cung cấp thêm phân đa lượng, bán đa lượng và vi lượng
cho cây cũng như để duy trì bộ lá cuối vụ được tốt, nên phun phân bón lá VCC cho
cây bông từ 3-4 lần/ vụ với lượng 2-2,5 kg/ ha /1 lần. Phun định kỳ 7 - 10 ngày
/lần; lần phun đầu tiên vào giai đoạn 65 ngày tuổi.
ii) Quy trình sử dụng phân bón cho vùng bông duyên hải Nam Trung Bộ
Phân bón
:
- Tổng lượng phân bón: 120 kg N + 60 kg P
2
0
5
+ 60 kg K
2
0/ ha.
Thời kỳ bón:

+ Bón lót: Bón lót ngay khi gieo hạt, bón vào khoảng giữa hai hốc, tuyệt đối
không được bón lên trên hạt bông hoặc gieo hạt bông lên trên phân bón lót.
+ Bón thúc: Lần 1 bón vào giai đoạn 20 - 25 ngày sau gieo; lần 2 bón vào giai

đoạn 40 - 45 ngày sau gieo; lần 3 bón vào giai đoạn 60 - 65 ngày sau gieo.

19
- Loại phân và lượng phân bón cho mỗi lần:
Lần bón Lượng phân thương phẩm (kg /ha)
(ngày sau gieo) Lân NB Đạm SA Urê Kali
Bón lót (trước gieo) 400 143 0 35
Bón thúc lần 1 (20-25 ngày sau gieo) 0 0 69 35
Bón thúc lần 2 (45-50 ngày sau gieo) 0 0 68 30
Bón thúc lần 3 (70-75 ngày sau gieo) 0 0 59 0
Tổng cộng (kg /ha) 400 143 196 100
Ghi chú: Lượng phân bón các loại và thời kỳ bón thúc có thể được thay đổi tùy
theo tình hình thực tế trên đồng ruộng.
Cách bón:

+ Xạc cỏ trước khi bón phân, bón phân xa gốc bông và lấp đất ngay sau khi
bón, không nên bón phân trên bề mặt mà không có lấp đất.
+ Những ruộng bông không bón lót được kịp thời thì toàn bộ lượng phân
dùng cho bón lót phải được bón thúc sớm ngay sau khi bông mọc đều 2-3 ngày.
Phun phân qua lá
: Phun phân bón lá VCC cho cây bông từ 3 – 4 lần /vụ với
lượng 2 – 2,5 kg /hecta /1 lần. Phun định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần, lần phun đầu tiên
vào giai đoạn 65-75 ngày tuổi.
iii) Quy trình sử dụng phân bón cho vùng bông Đông Nam Bộ
Phân bón
:
- Tổng lượng phân bón: 120 kg N + 60 kg P
2
0
5

+ 60 kg K
2
0/ ha.
- Loại phân và lượng phân bón cho mỗi lần: Tính cho trường hợp sử dụng
phân đơn (Lân Ninh Bình, Sulfat amôn, Urê và kali clorua):

Lần bón Lượng phân thương phẩm (kg /ha)
(ngày sau gieo) Lân NB Đạm SA Urê Kali
Bón lót (trước gieo) 400 143 0 35

20
Bón thúc lần 1 (20-25 ngày sau gieo) 0 0 69 35
Bón thúc lần 2 (45-50 ngày sau gieo) 0 0 68 30
Bón thúc lần 3 (70-75 ngày sau gieo) 0 0 59 0
Tổng cộng (kg /ha) 400 143 196 100
Ghi chú: Lượng phân bón các loại và thời kỳ bón thúc có thể được thay đổi tùy
theo tình hình thực tế trên đồng ruộng.
Thời kỳ bón:

+ Bón lót: Bón lót ngay khi gieo hạt, bón vào khoảng giữa hai hốc, tuyệt đối
không được bón lên trên hạt bông hoặc gieo hạt bông lên trên phân bón lót.
+ Bón thúc lần 1: Bón vào giai đoạn 20 - 25 ngày sau gieo.
+ Bón thúc lần 2: Bón vào giai đoạn 45 - 50 ngày sau gieo.
+ Bón thúc lần 3: Bón vào giai đoạn 70 - 75 ngày sau gieo.
Cách bón
:
+ Xạc cỏ trước khi bón phân, bón phân xa gốc bông và lấp đất ngay sau khi
bón, không nên bón phân trên bề mặt mà không có lấp đất.
+ Những ruộng bông không bón lót được kịp thời thì toàn bộ lượng phân
dùng cho bón lót phải được bón thúc sớm ngay sau khi bông mọc đều 2-3 ngày.

Phun phân qua lá
: Phun phân bón lá VCC cho cây bông từ 3 – 4 lần /vụ với
lượng 2 – 2,5 kg /hecta /1 lần. Phun định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần, lần phun đầu tiên
vào giai đoạn 75 ngày tuổi.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
1.2.1. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SINH LÝ DINH DƯỠNG CÂY BÔNG
Theo Berger (1969), để đạt năng suất 2,5 kiện/ha (1 kiện = 220 kg) cây bông
lấy đi từ đất 40 kg N, 16 kg P
2
O
5
, 17 kg K
2
O, 7 kg MgO và 4 kg CaO. Khi năng
suất là 7,5 kiện/ha thì lượng dinh dưỡng lấy đi đạt 125 kg N, 50 kg P
2
O
5
, 52 kg
K
2
O, 22 kg MgO và 13 kg CaO/ha. Trong sản xuất người ta chỉ cung cấp N, P, K
cho cây bông dưới dạng phân bón [28].
Kết quả nghiên cứu của J. G. De Geus (1983), trên đất thịt pha cát ở Georgia
cho thấy:
+ Từ khi gieo đến hình thành cây con: 4,4% tổng lượng N

×