Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

LUẬN văn tốt NGHIỆP ĐẢNG LÃNH đạo CÔNG tác tôn GIÁO GIAI đoạn đẩy MẠNH CỘNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.89 KB, 73 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - lịch sử phức tạp, xuất hiện từ rất sớm
trong đời sống nhân loại. Vấn đề tôn giáo là vấn đề lớn, rất phức tạp, liên quan
trực tiếp đến việc ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, củng cố an ninh,
quốc phòng của mỗi quốc gia dân tộc.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, cũng như trong bối cảnh thế giới
đang phải đối mặt trước nhiều vấn đề phức tạp như: xung đột dân tộc, sắc tộc,
tôn giáo … thì việc giải quyết đúng đắn, hợp lý vấn đề tôn giáo ở mỗi quốc gia,
mỗi khu vực và trên thế giới càng trở nên hết sức cấp thiết. Việc giải quyết vấn
đề này đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi khu vực trên toàn cầu phải có những chính
sách, những luật lệ phù hợp để vừa bảo đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo vừa
chống lại những mưu đồ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm mất ổn định an ninh,
chính trị.
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, chỉ tính 6 tôn giáo lớn đã có
khoảng trên 20.000.000 tín đồ, chiếm khoảng 25% dân số. Đại bộ phận tín đồ là
nhân dân lao động, cư trú tập trung ở các địa bàn quan trọng về chính trị, kinh tế,
quốc phòng - an ninh , có một bộ phận tín đồ là đồng bào các dân tộc thiểu số cư
trú ở các địa bàn chiến lược: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ… Đồng bào
các tôn giáo đều là con Lạc cháu Hồng hoà đồng trong lòng dân tộc, sống “tốt
đời, đẹp đạo”, có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta
thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường
đúng pháp luật; đồng thời coi tôn giáo là vấn đề chiến lược quan trọng trong sự
nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Mặt khác, xuất phát từ quan điểm coi tín


ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Đảng, Nhà
nước luôn coi đoàn kết đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn


kết toàn dân tộc phấn đấu vì mục tiêu độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã có nhều chủ trương, chính sách
đối với tôn giáo nhằn tạo điều kiện để đồng bào các tôn giáo đóng góp ngày càng
nhiều công sức cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nghiêm cấm mọi sự
lợi dụng tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, kích động chia rẽ nhân dân, gây rối
và xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá cách mạng.
Thực tiễn lịch sử tồn tại của tôn giáo Việt Nam cũng như lịch sử đấu
tranh cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cho thấy, các thế
lực thù địch trong nước và quốc tế chưa bao giờ từ bỏ âm mưu, thủ đoạn lợi
dụng vấn đề tôn giáo để chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước, phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân
dân ta. Trong những năm đổi mới, tôn giáo ở nước ta trở nên đa dạng và
phức tạp. Bên cạnh những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo giữ đúng đường
hướng hành đạo, tuân thủ pháp luật của Nhà nước, xuất hiện ngày càng nhiều
những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật, tiềm ẩn nhân tố gây mất
ổn định chính trị - xã hội ở cơ sở. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới đòi hỏi chúng ta phải ra sức củng cố và phát huy cao độ
sức mạnh đoàn kết giữa đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn
giáo, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm thất bại mọi âm mưu
lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng của các thế lực thù địch. Tình
hình đó đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta về công tác tôn giáo trong tình hình mới.
Nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác tôn
giáo trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước từ năm 1996 đến năm 2006 là


việc làm cấp thiết để góp phần nghiên cứu, khẳng định giá trị khoa học, thực tiễn
đường lối, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Đánh giá
đúng đắn kết quả thực hiện đường lối lãnh đạo công tác tôn giáo của Đảng, từ đó

rút ra những kinh nghiệm bước đầu làm cơ sở bổ sung, phát triển, hoàn thiện
đường lối công tác tôn giáo của Đảng những năm tiếp theo, đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ ngày càng cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân về công tác tôn giáo
trong giai đoạn cách mạng mới.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo công tác tôn giáo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước từ năm 1996 đến năm 2006” làm luận văn cử nhân Lịch sử,
chuyên ngành Lịnh sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Đã có nhiều công trình khoa học được công bố đề cập đến vấn đề tôn
giáo, công tác tôn giáo, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở nhiều khía
cạnh khác nhau.
Một số công trình nghiên cứu đã được công bố như: “Chính sách
tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” của Lê Quang Vinh, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng,
số 03 năm 2001. “Lành mạnh hoá các hoạt động tín ngưỡng và tâm linh
hướng vào các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ” của Đặng Hữu,
Tạp chí Công tác khoa giáo số 05 năm 2001. “Thực hiện tốt công tác tôn
giáo của Đảng, nhằm củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân ”
của Nguyễn Văn Ngọc, Tạp chí Quốc phòng toàn dân số 09 năm 2001.
“Vấn đề tôn giáo theo quan điểm của Đảng trong văn kiện Đại Hội IX ”
của Nguyễn Đức Lữ, Tạp chí Thông tin lý luận chính trị số 02 năm 2002.
“Tình hình an ninh quốc phòng, tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số, và niền
núi trong thời kỳ đổi mới: thực trạng và giải pháp” của Hà Quế, Tạp chí


Thông tin những vấn đề lý luận số 05 năm 2002. “Phát huy giá trị tốt đẹp
về đạo đức của tôn giáo” của Nguyễn Thị Nga và Hoàng Thị Lan, Tạp chí
Lý luận chính trị số 12 năm 2002. “Làm tròn trách nhiệm công dân, sống
tốt đời đẹp đạo” của Phan Văn Khải, Báo Nhân Dân ngày 03/01/2003.

“Đặc điểm tín ngưỡng và tôn giáo ở Nam Bộ theo cách tiếp cận dân tộc
học- tôn giáo” của Mạc Đường, Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số 04 năm
2004. “Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo bước phát triển mới trong chính
sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta” của Lê Văn Lợi, Tạp chí Lịch sử
Đảng số 04 năm 2005. “Tính nhất quán và sự phát triển nhận thức của
Đảng về tôn giáo trong thời kỳ mới” của Lê Văn Lợi, Tạp chí Lịch sử
Đảng số 12 năm 2005. “Vấn đề tôn giáo trong văn kiện Đại Hội lần thứ X
của Đảng cái đã có và cái cần có” của Đỗ Quang Hưng, Tạp chí Nghiên
cứu tôn giáo số 05 năm 2006. “Về tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam hiện
nay” của Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên), Nxb KHXH, Hà Nội, 1996.
“Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo ở
Việt Nam - chính sách của Đảng và Nhà nước” Đề tài cấp Nhà nước do
Đặng Nghiêm Vạn làm chủ nhiệm đề tài năm 1999. “Lý luận về tôn giáo
và tình hình tôn giáo Việt Nam” của Đặng Nghiêm Vạn, Nxb CTQG, Hà
Nội, 2001.
Những công trình trên đã đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau về
công tác tôn giáo và công tác vận động giáo dân xây dựng đoàn kết tôn
giáo, đoàn kết lương giáo… song nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối
với công tác tôn giáo từ năm 1996 đến năm 2006 dưới góc độ khoa học
Lịch sử Đảng thì chưa có công trình nào đề cập một cách hệ thống, đầy
đủ, sâu sắc. Các công trình nghiên cứu trên là các tài liệu giúp tác giả có
thể kế thừa, phát triển trong quá trình thực hiện luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


* Mục đích
Khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng lãnh đạo, chỉ đạo đối với công
tác tôn giáo từ năm 1996 đến năm 2006, từ đó làm rõ vị trí, vai trò công tác tôn
giáo trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, rút ra những kinh nghiệm bước đầu
làm cơ sở cho Đảng lãnh đạo, chỉ đạo công tác tôn giáo trong thời kỳ tiếp theo.

* Nhiệm vụ
- Làm rõ tính tất yếu khách quan Đảng lãnh đạo đối với công tác tôn
giáo trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước từ năm 1996 đến năm 2006.
- Làm rõ quá trình hình thành tư duy mới của Đảng về công tác tôn giáo
và chủ trương lãnh đạo công tác tôn giáo của Đảng từ năm 1996 đến năm 2006.
- Làm rõ sự chỉ đạo thực hiện đường lối tôn giáo của Đảng, những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân.
- Bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo công
tác tôn giáo từ năm 1996 đến năm 2006, vận dụng vào giai đoạn mới để không
ngường nâng cao chất lượng lãnh đạo công tác tôn giáo của Đảng.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tôn giáo của Đảng thời kỳ
đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, từ năm 1996 đến năm 2006.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận, luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam về tôn giáo và công tác tôn giáo.
* Phương pháp nghiên cứu, vận dụng chủ yếu các phương pháp nghiên
cứu chuyên ngành Lịch sử Đảng đó là: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgích
và kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lô gích. Ngoài ra còn sử dụng
các phương pháp: phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn, điều tra, thống kê, so
sách… để hoàn thiện luận văn.


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn góp phần nghiên cứu, tổng kết hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện cơng tác tơn giáo của Đảng từ năm 1996 đến năm 2006.
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần khẳng định tính đúng đắn
sáng tạo trong đường lối và sự chỉ đạo của Đảng về cơng tác tơn giáo.
Tổng kết đúc rút những kinh nghiệm từ q trình lãnh đạo cơng tác tơn

giáo trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, từ năm 1996 đến năm 2006
vận dụng vào giai đoạn cách mạng mới, là cở sở để tăng cường khối đại đồn kết
tồn dân tộc, đấu tranh ngăn ngừa và làm thất bại mọi âm mưu lợi dụng vấn đề
tơn giáo để chia rẽ khối đại đồn kết tồn dân tộc của các thế lực thù địch, góp
phần củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ
XHCN.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho nghiên cứu,
giảng dạy Lịch sử Đảng ở các học viện, nhà trường
7. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
Chương 1:
U CẦU KHÁCH QUAN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG LÃNH ĐẠO
CƠNG TÁC TƠN GIÁO TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CƠNG NGHIỆP
HĨA, HIỆN ĐẠI HỐ ĐẤT NƯỚC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2006

1.1. u cầu khách quan Đảng lãnh đạo cơng tác tơn giáo trong tình
hình mới
1.1.1. Tình hình tơn giáo Việt Nam trước năm 1996
Nửụực ta laứ nụi giao lửu vaờn hoựa ẹõng – Tãy nẽn coự sửù du
nhaọp cuỷa nhiều tõn giaựo, cuứng vụựi tõn giaựo nguyẽn thuỷy noọi sinh.
Nhỡn chung ủa soỏ nhãn dãn coự tớn ngửụừng tõn giaựo. Cho ủeỏn nay chổ
tớnh 6 tõn giaựo lụựn ủaừ coự khoaỷng trẽn 20.000.000 tớn ủồ chửa keồ vaứi


trúc trieọu ngửụứi khaực vn giửừ nhửừng tớn ngửụừng dãn gian, truyền
thoỏng hoaởc nhửừng hỡnh thửực tớn ngửụừng nguyẽn thuỷy. Caực tõn giaựo
ủửụùc hỡnh thaứnh vaứ phaựt trieồn ủa dáng, ủồng thụứi coự nhửừng neựt
ủaởc thuứ riẽng.
Sửù phãn boỏ tõn giaựo ụỷ nửụực ta cuừng khaực nhau: coự nhửừng

nụi tớn ủồ soỏng thaứnh coọng ủồng tửụng ủoỏi taọp chung vụựi quy mõ
nhoỷ, cuừng coự vuứng tớn ủồ caực tõn giaựo soỏng xen keừ vụựi nhau hoaởc
soỏng xen keừ vụựi quần chuựng khõng theo tõn giaựo.
Caực tõn giaựo coự nguồn goỏc xuaỏt hieọn cuừng khaực nhau: Cõng
giaựo, Phaọt giaựo, Tin laứnh, Hồi giaựo ủửụùc du nhaọp tửứ bẽn ngoaứi
vaứo qua caực thụứi kyứ lũch sửỷ vụựi nhửừng phửụng thửực khaực nhau, trong
khi ủoự Cao ủaứi vaứ Phaọt giaựo Hoứa Haỷo mang tớnh baỷn ủũa noọi sinh.
Vụựi mửực ủoọ khaực nhau, caực tõn giaựo ủều coự moỏi quan heọ
với các tơn giáo và tổ chức tơn giáo trên thế giới đồng, thời chịu sự ảnh hưởng
của những moỏi quan heọ ủoự.
Khi nửụực ta bửụực vaứo ủoồi mụựi, nhất laứ tửứ sau khi coự Nghũ
quyeỏt 24/NQ-TW cuỷa Boọ Chớnh trũ khoaự VI ngaứy 16 thaựng 10 naờm
1990 về “Taờng cửụứng cõng taực tõn giaựo trong tỡnh hỡnh mụựi” hoát
ủoọng tõn giaựo ụỷ nửụực ta noồi lẽn moọt soỏ ủaởc ủieồm sau:
Moọt laứ, taỏt caỷ caực tõn giaựo ủều ủaồy mánh hoát ủoọng nhaốm
phaựt trieồn toồ chửực, phaựt huy aỷnh hửụỷng trong ủụứi soỏng tinh thần xaừ
hoọi.
Caực giaựo hoọi ụỷ Vieọt Nam ủều taờng cửụứng hoát ủoọng nhaốn
mụỷ roọng aỷnh hửụỷng, quy tú, thu huựt caực tớn ủồ trong caỷ nửụực.
Nhiều toồ chửực tõn giaựo xuaỏt hieọn nhaốm thu huựt caực tớn ủồ. Mụỷ
roọng caực hỡnh thửực sinh hoát theo hửụựng theỏ túc sõi noồi, roọng raừi
nhử: l baựi, cầu kinh, tu sửỷa, mụỷ mang, xãy caỏt nụi thụứ phúng, phaựt


trieồn tớn ủồ, ủaứo táo giaựo sú, in aỏn kinh saựch,... Caực toồ chửực tõn
giaựo trong nửụực quan heọ roọng raừi vaứ chaởt cheừ hụn vụựi caực toồ chửực
tõn giaựo theỏ giụựi vaứ nửụực ngoaứi. Hoát ủoọng tõn giaựo vaứ chớnh
saựch cuỷa Giaựo hoọi ủoỏi vụựi tớn ủồ coự nhiều ủoồi mụựi theo hửụựng
cụỷi mụỷ, dãn chuỷ. Do sửù taực ủoọng tiẽu cửùc tửứ maởt traựi cuỷa cụ cheỏ
thũ trửụứng laứm gia taờng caực hoát ủoọng mẽ tớn, dũ ủoan, phúc hồi huỷ

túc, buõn thần, baựn thaựnh xuaỏt hieọn ụỷ nhiều coọng ủồng cử dãn
laứm phửực táp ủụứi soỏng tinh thần xaừ hoọi.
Hai là, hoạt động tơn giáo ở Việt Nam chịu sự tác động nhất định của các
tổ chức tơn giáo quốc tế, khu vực.
Các tơn giáo ở Việt Nam đều muốn mở rộng quan hệ với các tổ chức tơn
giáo thế giới, khu vực, giáo hội các quốc gia cũng đều muốn tăng cường quan hệ
với các tơn giáo Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau. Có những giáo hội
thiết lập quan hệ với tơn giáo Việt Nam với những động cơ tốt đẹp vì hồ bình,
nhân đạo, cùng nhau hợp tác để phát triển việc đạo, cải thiện việc đời. Nhưng
cũng có tổ chức, chức sắc tơn giáo lợi dụng quan hệ tơn giáo nhằm thực hiện âm
mưu đen tối, phá hoại khối đại đồn kết dân tộc gây mất ổn định chính trị. Chúng
ta hoan nghênh những quan hệ hợp tác tích cực làm sáng đạo, đẹp đời, nhưng
cũng khơng tán thành và kiên quyết khơng chấp nhận những việc làm ảnh hưởng
tới lợi ích dân tộc, đến sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngồi, đã hình thành các tổ chức tơn giáo Việt Nam hải ngoại
(đơng đảo và chặt chẽ hơn là Cơng giáo). Các tổ chức tơn giáo Việt Nam hải
ngoại vừa quan hệ rộng rãi với tơn giáo quốc tế, vừa liên hệ với các tổ chức tơn
giáo trong nước. Như vậy, hoạt động tơn giáo ở Việt Nam đã mở rộng hơn trước.
Ba là, các thế lực thù địch phản động trong và ngồi nước vẫn tiếp tục
âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tơn giáo để chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội.


Điều này được thể hiện ở việc gắn vấn đề “dân chủ” “nhân quyền” với
cái gọi là “tự do tôn giáo” tách tổ chức giáo hội ra khỏi khối đại đoàn kết dân
tộc, tài trợ cho các tổ chức tôn giáo, các chức sắc truyền đạo trái phép, hoạt động
tôn giáo trái pháp luật, lợi dụng tôn giáo như một công cụ để lừa mị, răn đe
những người cả tin yếu đuối thậm chí kích động tín đồ gây ra các điểm nóng
chính trị – xã hội. Nếu chúng ta không tỉnh táo, cảnh giác với những âm mưu thủ
đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch thì sẽ dẫn đến hậu quả khó

lường.
Bốn là, xuất hiện những hiện tượng “tôn giáo mới” làm nhiễu loạn thêm
xã hội, gây ra những hoài nghi, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội.
Ở nước ta hiện nay, theo thống kê chưa đầy đủ những hiện tượng “tôn
giáo mới” nay có khoảng năm, sáu chục và đã gây ra những hậu quả nhất định.
Những hiện tượng này thường được một người coi là hoá thân của một vị thần
hay tự xưng là có kiến thức thánh, thần đứng ra lập đạo bằng cách lựa chọn một
yếu tố trong một tôn giáo hay tập hợp các yếu tố của nhiều tôn giáo rồi lắp ráp
lại thành lập “đạo riêng” của mình. Có loại pha chút “khoa học” thần bí: ngoại
cảm, nhân điện, phát tín từ xa được giải thích một cách trực giác, qua niềm tin vô
hình, bằng phương pháp “xiêu lý”… loại này đang là một xu hướng phát triển ở
các nước công nghiệp mới, ảnh hưởng tới nước ta, hấp dẫn những người cả tin
làm hoài nghi những người có học nửa vời. Những hiện tượng “tôn giáo mới” ở
nước ta nảy sinh chưa được bao lâu, nhưng có thể thấy lành ít dữ nhiều (Vàng
Chứ – Mông; Thìn Hùng – Giao;…)
Đồng bào theo tôn giáo ở Việt Nam đoàn kết gắn bó với dân tộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Đảng ta chỉ
rõ:


“Đồng bào các tôn giáo đã có đóng góp tích cực vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhìn chung các tổ chức tôn giáo đã xây dựng
đường hướng hành đạo, hoạt động theo pháp luật; các tôn giáo được Nhà
nước công nhận đã hành đạo gắn bó với dân tộc, tập hợp đông đảo tín đồ
trong khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo,
góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước” [15, 46]
Nhận định: đồng bào theo tôn giáo ở Việt Nam đoàn kết, gắn bó với dân
tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì:
Một là, đồng bào theo các tôn giáo ở Việt Nam có lòng yêu nước nồng

nàn.
Tinh thần yêu nước Việt Nam được hình thành và phát triển trong quá
trình dựng nước và giữ nước suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử. Đó là giá trị
cơ bản trong bảng thang giá trị của dân tộc Việt Nam, là động lực chủ yếu phát
triển của dân tộc ta. Mọi người Việt Nam dù có tín ngưỡng, tôn giáo hay không
có tín ngưỡng, tôn giáo đều là con Lạc cháu Hồng, cùng một cội nguồn, cùng
một tổ tiên, đều có lòng yêu nước nồng nàn, đều có tình thương yêu giống nòi.
Đồng bào theo tôn giáo trước hết là người Việt Nam sau đó mới là tín đồ của tôn
giáo, là người Việt Nam theo tôn giáo chứ không phải người theo tôn giáo nhập
quốc tịch Việt Nam. Vì vây, ở đồng bào có tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự
hào và ý thức dân tộc rất sâu sắc như mọi người Việt Nam khác. Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng đây là cơ sở tập hợp lực lượng, xây dựng khối đoàn kết lương
giáo, đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc “Đồng bào ta không
chia lương giáo, ai cũng tương ái, tương thân đoàn kết chặt chẽ thành một khối”
[32, 224].
Thực tiễn quá trình cách mạng Việt Nam, đồng bào ngày càng nhận thức
sâu sắc lợi ích của bản thân và của tôn giáo mình gắn bó với lợi ích của đất nước,
dân tộc và với lợi ích của cách mạng; ngày càng nhận thức rõ tự do tôn giáo phải


gắn liền và phụ thuộc vào độc lập tự do của Tổ quốc, Tổ quốc có độc lập thống
nhất, tôn giáo mới có tự do “Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự
do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” [32, 56]. Đồng bào các tôn giáo một
lòng, một dạ theo Đảng làm cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng
chiến chống xâm lược, xây dựng cuộc sống mới. Đồng bào các tôn giáo tham gia
kháng chiến, tham gia cách mạng trước hết và trực tiếp là vì lợi ích dân tộc, lợi
ích đất nước, trong đó có lợi ích của bản thân và gia đình của họ, tuy có thể lúc
đầu đồng bào chưa thực sự giác ngộ cách mạng. Vì thế, không có gì quá khó
hiểu khi một số vị chức sắc trong Phật giáo, Công giáo, … ủng hộ tham gia cách
mạng và trở thành chiến sỹ cách mạng. Khi thấm đượm tình yêu quê hương, đất

nước nồng nàn thì việc hy sinh phấn đấu cho dân tộc, cho nhân dân, cho quê
hương, đất nước sẽ trở thành lẽ sống hiển nhiên của đồng bào các tôn giáo.
Hai là, tín đồ các tôn giáo đại bộ phận là nhân dân lao động.
Đa số tín đồ các tôn giáo là nông dân và nhân dân lao động, đồng bào
mong muốn xoá bỏ mọi áp bức, bóc lột, thoát khỏi mọi sự nô dịch, gông xiềng
của đế quốc, thực dân, phong kiến; mong muốn có một cuộc sống tự do, ấm no,
hạnh phúc. Sự mong muốn và khát khao đó của đồng bào hoà nhịp với mục tiêu,
lý tưởng cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự nghiệp cách mạng đánh
đổ đế quốc, thực dân, địa chủ phong kiến giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp
dưới sự lãnh đạo của Đảng là sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động, là sự
nghiệp của dân, do dân và vì dân. Do đó, đã động viên, tập hợp được quảng đại
quần chúng nhân dân, cả đồng bào không theo tôn giáo và đồng bào theo tôn
giáo trong phong trào cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đúng
như lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ
người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt
Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” [32, 480]. Trong
quá trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào các tôn giáo đã có


nhiều đóng góp xứng đáng, không chỉ về của cải vật chất, mà còn cả về sức
người, nhiều tín đồ, chức sắc tôn giáo đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do
của Tổ quốc.
Ba là, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đồng bào tôn giáo ở Việt Nam, cùng một cội nguồn, có lòng yêu nước
nồng nàn, đại đa số là người lao động, là một bộ phận trong đại gia đình dân tộc
Việt Nam, là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, đồng bào các tôn giáo đoàn kết với nhau và gắn bó với dân tộc trong
sự nghiệp cách mạng, các tổ chức tôn giáo là thành viên trong Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc.

Tinh thần yêu nước của đồng bào theo tôn giáo cũng như đồng bào
không theo tôn giáo là một chất keo kết dính, là nền tảng cho khối đại đoàn kết
toàn dân tộc. Mỗi tôn giáo có hệ thống giáo lý riêng, có con đường hành đạo
riêng, có đấng tối cao riêng để tôn thờ. Tinh thần yêu nước là điểm tương đồng
để đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết vì sự nghiệp chung của dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Chúng ta càng phải ghi nhớ lời dạy của Đức
chúa… Chúng ta làm theo lòng đại từ, đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng
chiến để đưa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ” [33, 197]. Người còn kêu gọi
các vị chức sắc tôn giáo, các vị hoà thượng, giám mục, các nhà sư… động viên
các tín đồ tham gia kháng chiến, tham gia cách mạng để tranh lại thống nhất, độc
lập cho Tổ quốc. Sự tương đồng đó đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết
khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết lương giáo, tạo nên động lực trực tiếp cho cách
mạng. Không thể có khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc nếu không đoàn
kết được đồng bào các tôn giáo, nếu không tập hợp, đoàn kết được các tôn giáo
trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ngày nay:


“Đồng bào tôn giáo ngày càng nhận thức rõ lợi ích của quốc gia dân tộc,
của công cuộc đổi mới gắn bó mật thiết với lợi ích của bản thân và lợi ích
của tôn giáo mình. Ý thức dân tộc và trách nhiệm xã hội của đồng bào
được nâng lên; đồng thời ý thức và tình cảm tôn giáo trong số đông ngày
càng phát triển. Nói chung, đồng bào theo các tôn giáo khác nhau và
đồng bào không theo tôn giáo cùng nhau đoàn kết trong khối đại đoàn kết
toàn dân tộc ngày càng mở rộng và có thêm chất lượng mới” [5, 96-96].
Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo phải nhằm tăng cường đoàn kết
đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh
tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH đất nước,
xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
1.1.2. Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi
hỏi sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tôn giáo

Ngày nay đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới. Sự nghiệp
đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước đặt ra những đòi hỏi lớn đối với toàn dân tộc,
trong đó đồng bào các tôn giáo là một bộ phận không thể tách rời. Tuy nhiên vấn
đề tôn giáo hiện nay đang chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau:
Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến vấn đề tôn giáo
Kinh tế thị trường với mặt trái của nó là xu hướng chạy theo đồng tiền,
sự phân hoá giàu nghèo, sa sút đạo đức làm nảy sinh tâm lý tín ngưỡng, tôn giáo
và cả mê tín dị đoan phát sinh phát, triển mạnh.
Kinh tế thị trường là một trong những biến thiên xã hội quan trọng nhất,
mạnh mẽ nhất, nó dẫn tới những biến đổi to lớn của nhiều phương diện từ kết
cấu xã hội, kết cấu nhân khẩu, đô thị, môi trường, giáo dục cho đến khuynh
hướng giá trị và phương thức sinh hoạt của con người. Chính những biến động
đó đã tạo ra mảnh đất rộng rãi, rộng lớn cho tôn giáo tồn tại và phát triển. Bởi vì:


Kinh tế thị trường đã tạo ra không gian tồn tại cho tôn giáo. xã hội trong
kinh tế thị trường chứa đựng nhiều nhóm văn hoá có đặc thù khác nhau, mặc dù
không phải là văn hoá chủ lưu, nhưng nó tồn tại song song với văn hoá chủ lưu,
đây chính là điều kiện cho tôn giáo tồn tại và phát triển. Sự lưu động nhân khẩu
với tốc độ cao của kinh tế thị trường cũng là mảnh đất tốt để tôn giáo tồn tại và
phát triển.
Kết quả của sự nghiệp phát triển giáo dục làm cho trình độ văn hoá xã
hội nâng cao. Mọi người hiểu biết và ủng hộ tự do tín ngưỡng, ai theo tín ngưỡng
nào được xem là việc riêng của mỗi người, người khác không can thiệp. Mặt
khác của cải vật chất dồi dào người ta không phải lo lắng nhiều về đời sống vật
chất, người ta quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần, sức khoẻ... của chính
bản thân họ, do đó tôn giáo có nhiều cơ hội hơn để tồn tại và phát triển.
Kinh tế thị trường cung cấp nội dung mới cho tôn giáo truyền bá. Những
mâu thuẫn do sự phát triển mạnh mẽ của xã hội trong kinh tế thị trường gây ra
như: phân hoá giàu nghèo, mất cân bằng sinh thái, bùng nổ dân số, ô nhiễm môi

trường và cả những cảm giác “xa lạ”, “bị bỏ rơi”, “ không có chỗ dung thân”…
của con người đã tạo ra một bầu không khí bất an về tinh thần và tâm lý. Bởi
vậy, tuyệt đại đa số tôn giáo đều tập trung xoáy vào những mặt trái của xã hội để
tuyên truyền và phát triển.
Kinh tế thị trường tạo ra một đội quân hùng hậu cho tôn giáo. Sự biến
đổi to lớn do kinh tế thị trường mang lại ngoài cái làm cho người ta cảm thấy
mới lạ, hiếu kỳ, còn gây lên cái gọi là: thương cảm, hoài cổ, tâm lý mất thăng
bằng, luôn cảm thấy trống rỗng, xa lạ, luôn âu lo sầu muộn,… đằng sau cái phồn
vinh vật chất của xã hội là vô vàn những mâu thuẫn tâm lý hoang mang, đau khổ,
… Trước thực tế này người mất lòng tin rất dễ dàng chạy đến với tôn giáo để bù
đắp vào chỗ trống vắng nội tâm, để có cơ hội giao lưu với người khác và thổ lộ
tâm tình để được an ủi về tinh thần và yên tĩnh về tâm linh, với hy vọng đoàn thể


tôn giáo giúp họ chịu đựng vượt qua những điều không vui trong cuộc sống, làm
cho đời sống tình cảm của họ được thoải mái hơn.
Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng chịu ảnh hưởng của kinh tế thị trường và
trở nên nhộn nhịp nhất là mùa lễ hội. Tình trạng quá cả tin, lãng phí nhiều thời
gian, tiền của vào các nghi thức, lễ cúng phô trương, ít tính thiêng liêng xuất
hiện trong các cuộc hành hương, rước lễ. Sách, báo, băng hình về tôn giáo, mê
tín xuất hiện nhiều, tán phát tràn lan ở cả nông thôn lẫn thành thị. Ở vài nơi, nhất
là trong các tôn giáo mới xuất hiện tình trạng dùng nơi thiêng liêng làm điều thế
tục, chạy theo danh lợi, lợi dụng lòng tin của các tín đồ bày ra chuyện quyên góp
dưới nhiều hình thức, lấy tiền công đức mua sắm cho cá nhân và gia đình, thậm
chí nhận tiền trái phép của các tổ chức nước ngoài.
Hội nhập kinh tế quốc tế và ảnh hưởng của nó tới công tác tôn giáo
Trong bối cảnh đất nước mở cửa hội nhập kinh tế thế giới tham gia vào
quá trình toàn cầu hoá, các tôn giáo ở nước ta phải chịu nhiều tác động lớn hơn,
nhiều hơn của toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá là một thách thức, một thanh gươm
hai lưỡi gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực hơn là tích cực đối với tôn giáo.

Về mặt tích cực, ảnh hưởng rõ nét nhất của toàn cầu hoá đối với tôn giáo
gắn liền với sự phát triển của KHKT đặc biệt là thông tin. Có thể nói chưa bao
giờ các tôn giáo có được những phương tiện thuận lợi như hiện tại để phổ biến,
truyền giảng các tín lý, đức tin và các thông điệp của mình tới các tín đồ ở khắp
mọi nơi.
Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa duy lý, khoa học và sự phổ biến tư tưởng
đa tôn giáo trong điều kiện toàn cầu hoá cũng đem tới một sức ép, một cách nhìn
mới buộc các tôn giáo phải không ngừng canh tân giảm bớt những yếu tố lạc
hậu, lỗi thời. Chẳng hạn thái độ khắt khe, coi thường đối với phụ nữ của một số
nhóm Hồi giáo hoặc sự sơ cứng từng có của Công giáo đối với vấn đề kế hoạch
hoá gia đình.


Sự đa dạng tôn giáo trong điều kiện toàn cầu hoá mang lại một sự bình
đẳng, cơ hội ngang nhau cho các tôn giáo bất kể lớn nhỏ, mới cũ trong các hoạt
động đạo cũng như đời. Nó cũng cho phép tấn công trực diện vào các quan niệm
về tôn giáo và tự do tôn giáo mang màu sắc Tây phương, làm lộ rõ sự ngạo mạn
phi lý của những đòi hỏi về sự phổ cập của những giá trị Tây phương trên phạm
vi toàn cầu.
Sự đa dạng tôn giáo không chỉ tác động đến mối quan hệ giữa các tôn
giáo mà còn ảnh hưởng đến quan hệ nội tại của các tôn giáo. Tất các các tôn giáo
đều phải chấp nhận và lưu tâm đến vấn đề hội nhập văn hoá trong tiến trình toàn
cầu hoá.
Về mặt tiêu cực, sự quảng bá tư tưởng đa tôn giáo trong điều kiện toàn
cầu hoá bên cạnh những giá trị tích cực trong việc góp phần xây dựng một nền
hoà bình chung, cũng đưa tới những biểu hiện thái quá, xung đột vũ trang hoặc
những hành động khủng bố của các nhóm tôn giáo cực đoan. Thực tế này có thể
nhận ra một vấn đề là trong nhiều trường hợp tôn giáo đã bị các thế lực đế quốc,
thực dân lợi dụng để thực hiện ý đồ chính trị, tạo tấm bình phong bên cạnh các
thủ đoạn quân sự nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của ta, tiến tới thực hiện

mục tiêu bá quyền về kinh tế, chính trị. Sự quảng bá chủ nghĩa đa nguyên tôn
giáo trong điều kiện toàn cầu hoá với việc suy giảm đức tin của các tín đồ vào
các tôn giáo truyền thống – một chất keo gắn kết các thành viên trong gia đình
cũng làm tổn hại đến sự ổn định của xã hội.
Cùng với sự gia tăng của tính thế tục trong đức tin và đời sống, con
người hiện đại ít còn bị hấp dẫn bởi các viễn cảnh tương lai về thế giới bên kia
của các tôn giáo và không còn sùng bái các giáo chức, tu sỹ như những người
dẫn dắt bất khả ngộ về tinh thần. Nhiều người tiếp tục duy trì các sinh hoạt tôn
giáo của tổ tiên họ song chỉ như một tập tục, một nếp sống văn hoá hơn là một


sinh hoạt đức tin, một số khác xem tôn giáo như một thứ hàng hoá tinh thần và
chỉ tìm đến, mua bán mỗi khi thấy cần thiết.
Âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch để chống phá cách
mạng Việt Nam.
Các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam gồm chủ nghĩa đế quốc,
bọn phản động quốc tế (bao gồm cả bọn phản động trong nước và bọn phản động
là người Việt Nam định cư ở nước ngoài) cấu kết với nhau phá hoại công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Mục tiêu cụ thể của chúng là:
Phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước và dân tộc.
Làm mất hiệu lực và tính hiệu quả trong hoạt động quản lý của Nhà nước
đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Làm chệch hướng XHCN đối với chế độ xã hội mà Đảng và nhân dân ta
đã lựa chọn cho tương lai của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam, tiến hành các hoạt động
chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an
ninh. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, là một
trong những vấn đề hết sức nhạy cảm (đặc bịêt là vấn đề tôn giáo ở vùng đồng

bào dân tộc thiểu số). Vì vậy, lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng được
các thế lực thù địch coi là một trong những lĩnh vực trọng điểm. Nghị quyết lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã chỉ rõ: “Ở một số nơi, nhất là
vùng dân tộc thiểu số, một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến
hành những hoạt động chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn
kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị” [18,47]. Phương thức tiến hành chủ yếu
của hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng của các thế lực thù địch
là: lợi dụng đức tin tôn giáo của quần chúng nhân dân là tín đồ thuộc các tôn


giáo, chúng xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình và chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước đối với dư luận trong và ngoài nước, hòng lôi kéo quần chúng
có đạo chống lại đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt
Nam, phục vụ mưu đồ chính trị của chúng.
Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
tự do tín ngưỡng, tôn giáo là rõ ràng, công khai và phù hợp với truyền thống văn
hoá, thuần phong, mỹ tục Việt Nam được đông đảo các tầng lớp nhân dân có đạo
cũng như không có đạo trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam tán thành và
nghiêm chỉnh thực hiện.
Tuy nhiên vẫn có một số người do cố tình đi ngược lại chủ trương chính
sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, câu kết với bọn phản
động lưu vong ở nước ngoài đội nốt hoặc mượn danh tôn giáo, lợi dụng những
quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để có những hoạt động chống phá
cách mạng, hoặc lợi dụng những sơ hở của một bộ phận cán bộ, nhân dân trong
thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng. Biểu
hiện ở những vấn đề lớn sau:
Một là, các thế lực từ bên ngoài tăng cường tài trợ vật chất và chỉ đạo
đường hướng tập hợp lực lượng của bọn phản động trong các tổ chức tôn giáo
trong nước lợi dụng vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo kích động các phần tử cực
đoan trong tôn giáo, tăng cường hoạt động thực hiện âm mưu “Diễn biến hoà

bình” nhằm xoá bỏ chế độ XHCN ở nước ta.
Hai là, bọn phản động và các phần tử cực đoan trong các tôn giáo trong
nước lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để viết, tán phát, truyền bá các tài liệu
xuyên tạc chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, với
danh nghĩa các: Kỷ yếu hội nghị tôn giáo, Thông điệp, Lời chứng… các tín đồ
trong nước hoặc các tổ chức tôn giáo lưu vong ở nước ngoài vu cáo Việt Nam


đàn áp tôn giáo, kích động tín đồ chống lại chính sách đại đoàn kết dân tộc của
Đảng và Nhà nước.
Ba là, lợi dụng chính sách đổi mới đất nước và chính sách tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của Đảng, một số tổ chức tôn giáo tiến hành các hoạt động
củng cố đức tin, phục hồi tổ chức và đòi được công nhận để hoạt động (như đòi
phục hồi tổ chức giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Ấn quang có từ thời
Mỹ ngụy), đòi lại đất đai, cơ sở tôn giáo, tăng cường hoạt động từ thiện để lôi
kéo quần chúng, phát triển đạo, tạo thế và lực từng bước tách ra khỏi sự quản lý
của Nhà nước.
Bốn là, lợi dụng tôn giáo để tiến hành các hoạt động chính trị như hoạt
động của Ksor Kok (một tên phản động FULRO cũ lưu vong ở Mỹ, được Mỹ hỗ
trợ) móc lối với bọn phản động trong nước đấu tranh đòi thành lập cái gọi là
“Tin lành Đềga” nhưng thực chất là một bước đi mưu toan đòi thành lập “Nhà
nước Đềga tự trị” ở Tây nguyên.
Năm là, tiến hành các hoạt động truyền đạo trái phép, điển hình như việc
truyền đạo Tin lành ở nhiều vùng, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại
Tây Bắc, Tây Nguyên và một số nơi khác.
Sáu là, tiến hành các hoạt động ngầm, các phần tử cực đoan trong các tôn
giáo móc lối với nhau dự định cho ra đời tổ chức liên tôn giáo để hợp sức chống
phá cách mạng. Vừa qua, Nguyễn Văn Lý (Công giáo) Thích Quảng Độ (Phật
giáo), Lê Quang Liêm (Phật giáo Hoà Hảo) đã có những hoạt động như vậy để
chống phá cách mạng.

1.2. Chủ trương của Đảng về công tác tôn giáo trong thời kỳ mới
1.2.1. Những quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trong quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới đất nước,
Đảng ta luôn quan tâm tới vấn đề tôn giáo, coi đó là “vấn đề chiến lược có ý


nghĩa rất quan trọng”. Do đó cùng với quá trình đổi mới toàn diện mọi mặt của
đời sống xã hội, Đảng không ngừng hoàn thiện chính sách tôn giáo. Chính sách
tôn giáo của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước thể hiện sự nhất quán về thái
độ ứng xử và phản ánh sự phát triển nhận thức của Đảng về tôn giáo.
Tính nhất quán trong quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng về tôn
giáo thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo không phải mới xuất hiện trong thời kỳ đổi mới mà đã được khẳng định
từ rất sớm trong văn kiện của Đảng. Trong Chỉ thị về việc thành lập Hội phản đế
đồng minh, ngày 18-11-1930, Đảng ta đã nêu rõ “...phải lãnh đạo từng tập thể
sinh hoạt hay tập đoàn của nhân dân gia nhập một tổ chức cách mạng, để dần
dần cách mạng hoá quần chúng và lại bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của
quần chúng” [44, 24]. Nghị quyết Trung ương bảy (tháng 11- 1940) đã xác định,
cùng với các quyền tự do dân chủ khác, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một
mục tiêu của cách mạng. Nghị quyết nhấn mạnh “Cuộc cách mạng tư sản dân
quyền Đông Dương thực hiện những khẩu hiệu như sau đây:... Ban bố hiến pháp
dân chủ, ban bố những quyền tự do dân chủ cho nhân dân: tự do ngôn luận, tự
do tư tưởng, tự do tín ngưỡng...” [45, 68-69]. Trong chương trình hoạt động của
Mặt trận Việt Minh (1941), tự do tín ngưỡng, tôn giáo một lần nữa được thừa
nhận là quyền tự do, dân chủ của nhân dân và được xác định là một nội dung cần
thực hiện khi cách mạng thành công. Chương trình Việt Minh ghi rõ “Chính trị:
1. Thi hành phổ thông đầu phiếu: 2. Ban hành các quyền tự do dân chủ như: tự
do xuất bản, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng,…” [45, 150].

Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, Nhà nước dân chủ đầu
tiên ở Đông Nam Á ra đời, đã tuyên bố “tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”
và thực hiện ngay những biện pháp cần thiết để bảo đảm quyền tự do dân chủ, tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân. Tiếp đó, quyền tự do tín


ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận trong Hiến pháp đầu tiên của nước ta. Hiến pháp
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946 ghi nhận “Công dân Việt Nam có
quyền: Tự do ngôn luận; Tự do xuất bản; Tự do tổ chức và hội họp; Tự do tín
ngưỡng; Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” [19, 10]. Trong tất cả
các bản Hiến pháp của nước ta sau này đều khẳng định tôn trọng và bảo vệ
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Như vậy, trước Cách mạng tháng Tám năm
1945, Đảng ta đã xác định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một mục tiêu đấu
tranh cách mạng. Sau khi nước ta được độc lập, chính quyền về tay nhân dân,
Đảng ta đã có bước phát triển mới trong chính sách tôn giáo khi khẳng địng rằng,
bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng nhân dân là một nội
dung của công cuộc xây dựng xã hội mới.
Tính nhất quán trong chính sách tôn giáo của Đảng còn thể hiện ở chỗ
Đảng luôn giữ nguyên tắc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó
đồng bào tôn giáo là một bộ phận của dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ đấu tranh
giành độc lập dân tộc, Đảng luôn chủ trương đoàn kết đồng bào các tôn giáo
trong lực lượng cách mạng. Chính sách đoàn kết lương giáo cũng là một trong
những chính sách được công bố và thực hiện đầu tiên sau khi Nhà nước Việt
Nam được thành lập. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nói “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng
bào Giáo và đồng bào Lương để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố:
TÍN NGƯỠNG TỰ DO và Lương Giáo đoàn kết” [32, 9]. Chính sách tín ngưỡng
tự do và Lương Giáo đoàn kết đã tập hợp được đông đảo đồng bào các tôn giáo
trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần tạo nên động lực cách mạng to
lớn trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đúng như Nghị quyết Trung

ương bảy Khoá IX về công tác tôn giáo đã khẳng định: “Trong cách mạng dân
tộc dân chủ, chính sách “tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết” do Chủ tịch Hồ


Chí Minh đề ra đã góp phần to lớn vào sự nghiệp đoàn kết toàn dân kháng chiến
thắng lợi, giành độc lập thống nhất hoàn toàn cho đất nước” [15, 45]
Bước vào thời kỳ đổi mới, trong chính sách tôn giáo, cùng với việc giữ
vững nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân
dân, đoàn kết đồng bào theo đạo và không theo đạo, đoàn kết giữa đồng bào theo
các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng đã
có những quan điểm đổi mới về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo.
Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước theo tinh thần Đại hội VI, Đảng và
Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết và chỉ thị về công tác tôn giáo. Ngày 16
tháng 10 năm 1990, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 24-NQ/TW “Về tăng cường
công tác tôn giáo trong tình hình mới”. Nghị quyết đã đề ra những quan điểm lớn
như: Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu
tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp
với công cuộc xây dựng xã hội mới.
Quán triệt quan điểm trên Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ
VII (1991) nêu rõ:
“Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, Đảng và
Nhà nước ta cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng
của nhân dân. Thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các tôn
giáo. Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi, thành kiến phân biệt đối xử với đồng
bào có đạo, chống những hành vi vi phạm tự do tín ngưỡng, đồng thời
nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại độc
lập và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội và ngăn cản tín đồ
làm nghĩa vụ công dân” [12, 78].
Trong Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
Điều 70 có ghi:



“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, theo hoặc không theo
một tôn giáo nào, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi
thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, không ai được
xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” [18, 40]
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, để phát huy sức mạnh
toàn dân phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 37/BCT ngày 2 tháng 7 năm 1998, về công
tác tôn giáo trong tình hình mới, yêu cầu các cấp uỷ đảng và chính quyền động
viên đồng bào các tôn giáo pháy huy truyền thống yêu nước, hăng hái tham gia
công cuộc đổi mới, làm tốt việc đạo, làm tròn nghĩa vụ công dân, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, đồng thời tiếp tục thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà
nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định tín
ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà
nước thực hiện nhất quán chính sách: Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo bất kỳ tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình
thường theo đúng pháp luật. Chính sách tôn giáo của Đảng nhằm: đoàn kết đồng
bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo
tôn giáo, chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá, nâng cao đời sống của đồng bào.
Chủ trương của Đảng tại Đại hội IX là vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng nước ta trong điều kiện mới. Chủ trương
đòi hỏi: đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách
nhiệm công dân với Tổ quốc, sống tốt đời đẹp đạo, phát huy những giá trị tốt đẹp
về văn hoá, đạo đức của các tôn giáo, từng bước hoàn thiện pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo.



Đặc biệt, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá
IX ra Nghị quyết chuyên đề về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Nghị quyết
xác định phương hướng, quan điểm, chính sách đối với tôn giáo trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước.
Về quan điểm, Nghị quyết khẳng định:
Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở
nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình
thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật,
bình đẳng trước pháp luật.
Hai là, Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân
tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ
pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào
theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị
tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ
quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín
ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt
động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích
động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.
Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần
chúng.
Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là
điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi


công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu
cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc qua việc
thực hiện tốt các chính sách kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi
ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo.
Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Nước ta hiện nay có hàng chục triệu tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của các
tôn giáo, phân bố ở mọi vùng, miền, địa phương trong cả nước. Vì vậy, công tác
tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhiều cấp, nhiều
ngành.
Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do
Đảng lãnh đạo; trong đó đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo là
lực lượng tham mưu nòng cốt, tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo cần được
củng cố, kiện toàn, nhất là ở những địa bàn trọng điểm có đông đồng bào tôn
giáo. Công tác tôn giáo thực chất là công tác vận động quần chúng. Công tác
quản lý Nhà nước đối với các tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo
để chống đối chế độ chỉ thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng.
Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo.
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp
pháp theo quy định của pháp luật.
Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều
phải tuân thủ pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo truyền bá tà đạo, hoạt
động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo.
Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người truyền đạo và các cách thức
truyền đạo trái phép, không đúng các quy định của Hiến pháp và pháp luật.


×