Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận QLNN ngạch chuyên viên ngành bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.12 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Chính sách xã hội là một trong những chính sách quan trọng trong quá trình
phát triển của các nước trên thế giới. Ở mỗi quốc gia khác nhau, trong mỗi giai
đoạn khác nhau, có những hình thức và loại chính sách xã hội khác nhau, cũng
như có những quan niệm và định nghĩa khác nhau về chính sách xã hội. Ở nước
ta, chính sách xã hội được hiểu là hệ thống công cụ tác động vào con người, vào
các tổ chức và đoàn thể xã hội nhằm điều hòa các hành vi, lợi ích của các nhóm
xã hội cũng như các thành viên trong xã hội, góp phần thực hiện công bằng, bình
đẳng, tiến bộ xã hội, phát triển toàn diện con người, đảm bảo sự phát triển bền
vững.
Xuất phát từ quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa
là trung tâm của mọi sự quan tâm xã hội, vừa là chủ thể sáng tạo mọi giá trị vật
chất và tinh thần cho xã hội, chính sách xã hội cần phải tác động một cách toàn
diện vào tất cả các mặt của đời sống con người, nhằm phát huy mạnh mẽ nhân tố
con người. Dù biểu hiện dưới nhiều hình thức văn bản, nội dung khác nhau, song
về bản chất, chính sách xã hội luôn hướng vào những hoạt động nhằm điều hòa
các mâu thuẫn, giảm bớt các bất công, căng thẳng xã hội, góp phần cân đối thu
nhập, giải quyết việc làm, phân phối lại lợi ích, tạo ra sự công bằng hợp lý giẵ
cống hiến và hưởng thụ, khuyến khích người có nhiệt tình, tài năng, giúp đỡ
người nghèo khó, không may trong cuộc sống..., bảo đảm an ninh, an toàn xã hội
cũng như quyền tự do công dân và sức khỏe, hạnh phúc cho con người.
Bảo hiểm xã hội là (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai
sản, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng
vào quỹ BHXH. Bảo hiểm xã hội ở nước ta là một trong những chính sách lớn của
Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu thành
lập, chế độ chính sách BHXH đã được ban hành, từng bước được thực hiện đối
với công nhân, viên chức khu vực Nhà nước và dần mở rộng ra ngoài khu vực
quôc doanh. Trong quá trình thực hiện, BHXH không ngừng được bổ sung, sửa

1




đổi cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đât nước nhằm đảm bảo quyền lợi
cho người lao động.
BHXH trước hết là một chính sách xã hội của Nhà nước, vì vậy Nhà nước
có vai trò quan trọng trong các hoạt động của BHXH. Trước đây, Nhà nước Việt
Nam Việt Nam vừa hoạch định chính sách, vừa thực hiện chính sách BHXH.
Trong thời gian gần đây, hoạt động BHXH không ngừng phát triển cả về nội dung
lẫn hình thức tổ chức, thực hiện theo hướng đa dạng hóa và xã hội hóa. Tuy nhiên
không vì thế mà vai trò của Nhà nước bị giảm đi mà ngược lại Nhà nước vẫn luôn
giữ vau trò quan trọng trong BHXH. Thông qua các chức năng lập pháp, hnanhf
pháp và tư pháp, Nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về BHXH và thực hiện
điều tiết, định hướng, quản lý các hoạt động BHXH trong khuôn khổ pháp luật.
Trong những năm qua, chính sách BHXH luôn được đổi mới, phù hợp với
thực tiễn, với đường lối đổi mới về kinh tế - chính trị của Nhà nước, được thể hiện
ở Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 26/5/1997 của Bộ chính trị về tăng cường lãnh đạo
thực hiện các chế độ BHXH và Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 22/11/2012 của
Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảo
hiểm y tế (BHYT); đặc biệt ngày 29/6/2006 Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 9 đã
thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2007.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 19/CP ngày
16/02/1995 của Chính phủ. BHXH Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ có
nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT cho người lao động và
nhân dân trên phạm vi cả nước, gồm các chế độ: Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao
động – bệnh nghề nghiệp, Hưu trí, Tử tuất, Khám, chữa bệnh BHYT, Bảo hiểm
thất nghiệp (BHTN) đối với người lao động trên phạm vi toàn quốc.
Trong việc thực hiện chính sách BHXH chung của toàn quốc, BHXH tỉnh
Lạng Sơn đã đóng góp một phần đáng kể vào việc thực hiện các chính sách
BHXH trên địa bàn, theo Quyết định số 56/QĐ-TC, ngày 02/8/1995 của Tổng

Giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH tỉnh Lạng Sơn trên cơ sở
thành lập ban đầu chỉ có 34 cán bộ của Sở Lao động - Thương binh - Xã hội và

2


Liên đoàn lao động tỉnh chuyển sang, trong đó 4 người có trình độ đại học, nay
ngành BHXH tỉnh Lạng Sơn đã có 230 cán bộ, trong đó có 168 người có trình độ
cao đẳng và đại học, số thu BHXH ban đầu từ 16 tỷ đồng/năm 1995, đến nay
(năm 2013) đã thu trên 600 tỷ đồng/năm, quản lý đối tượng từ 60.000 lao động
ban đầu, nay là hơn 200.000 lao động tham gia BHXH, tăng cả về số lượng lao
động và số thu hàng năm, thực hiện chi trả các chế độ BHXH kịp thời cho người
lao động và cán bộ hưu trí..., góp phần đảm bảo an toàn, an sinh xã hội trên địa
bàn tỉnh. Để đạt được các thành tích đó là sự nỗ lực của tập thể cán bộ, lao động
ngành BHXH, đồng thời cũng nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, bên cạnh đó là sự phát triển kinh tế của
toàn tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước, đời sống kinh tế của nhân dân được
nâng lên. Cùng với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh có sự đóng góp không nhỏ
của các thành phần kinh tế: Nhà nước, tư nhân, đầu tư nước ngoài...
Từ việc phát triển kinh tế đã thúc đẩy cho việc khai thác và tham gia
BHXH bắt buộc cho người lao động, tuy nhiên hiện nay đa số các doanh nghiệp
thường vi phạm nhiều quy định về pháp luật lao động như: Việc ký kết hợp đồng
lao động, an toàn vệ sinh lao động, chế độ BHXH cho người lao động... Việc
tham gia BHXH bắt buộc đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hiện
nay vẫn chưa đúng với thực tế và xứng với tiềm năng về lao động trên địa bàn
tỉnh. Theo số liệu của các ngành chức năng, tính đến tháng 12 năm 2013 trên địa
bàn tỉnh có 950 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó: DNNN 24 đơn vị, công
ty cổ phần là 260 đơn vị, công ty TNHH 350 đơn vị, doanh nghiệp tư nhân 90,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 21 đơn vị, cơ sở sản xuất thể thao 6, cơ sở
giáo dục ngoài công lập 9, trên 90 cơ sở y tế tư nhân và gần 100 hợp tác xã đang

hoạt động), có sử dụng trên 30.000 lao động. Trong số đó, hiện nay mới có 360
đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho trên 16.000 người lao động, một số đơn vị
đã tham gia, nhưng chưa tham gia hết cho người lao động, hoặc tham gia BHXH
nhưng tham gia chưa đúng với mức lương thực tế của người lao động được hưởng.
Vấn đề đặt ra ở đây là nguyên nhân nào? yếu tố nào? dẫn đến việc doanh
nghiệp ngoài quốc doanh không tham gia BHXH bắt buộc, hoặc có tham gia

3


nhưng tham gia không hết cho người lao động, chính vì vậy cần phải có các giải
pháp cụ thể để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện theo đúng quy định
của pháp luật về BHXH.
Qua học tập và nghiên cứu tại Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên tại
Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ, với nội dung kiến thức tiếp thu được qua khóa
học và bằng kinh nghiệm trong thực tiễn công tác tại phòng Kiểm tra - Bảo hiểm
xã hội tỉnh, tôi chọn đề tài: “Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã
hội đối với Giám đốc Công ty TNHH Khánh Dương, thành phố Lạng Sơn, tỉnh
Lạng Sơn”, với mong muốn qua việc xử lý tình góp phần nâng cao chất lượng
công việc của bản thân, đóng góp đề xuất những giải pháp để thực hiện giải quyết
tốt hơn chế độ BHXH đối với người tham gia trong thời gian tới.
1. Mô tả tình huống
Trong đợt thanh tra liên ngành vào thời điểm quý IV năm 2013, kiểm tra
việc thực hiện quy định của pháp luật về BHXH, BHTN bắt buộc đối với người
lao động tại một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn,
tôi tham gia đoàn Thanh tra liên ngành do Sở Lao động Thương binh và Xã hội
chủ trì, phối hợp với BHXH tỉnh thanh tra tại Công ty TNHH Khánh Dương.
Doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2010 theo Giấy phép
kinh doanh số 4900223327 do sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp ngày
25/12/2009; có trụ sở đóng tại số 110, Phố Muối, phường Tam Thanh, TP Lạng

Sơn, tỉnh Lạng Sơn; ngành nghề sản xuất kinh doanh: sản xuất, lắp ráp, mua bán
bút viết, bật lửa ga; mua bán thiết bị trường học, văn phòng phẩm; mua bán các
loại nhựa hạt, nhựa phế liệu.
Kết quả kiểm tra việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động tại
doanh nghiệp như sau:
- Đơn vị đang sử dụng 220 lao động đã làm việc từ 1 năm đến 4 năm.
Trong số đó đơn vị mới tham gia BHXH bắt buộc cho 87 lao động.
- Tiền lương thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2014 đạt
3.500.000 đồng/người/tháng. Nhưng trong số lao động được đơn vị tham gia
BHXH cũng mới ở mức tiền lương tối thiểu vùng là 1.800.000đồng/người/tháng.

4


- Đơn vị chưa xây dựng thang lương, bảng lương để làm cơ sở ký kết hợp
đồng lao động và chi trả tiền lương cho người lao động.
- Nội dung ký kết hợp đồng lao động sai (lao động làm việc lâu dài nhưng
ký nhiều lần hợp đồng ngắn hạn dưới ba tháng với người lao động).
- Đơn vị nộp BHXH cho người lao động 6 tháng một lần, trong khi hàng
tháng đơn vị trừ BHXH, BHTN qua tiền lương của người lao động là 8%. Theo
quy định thì đơn vị phải nộp cho cơ quan BHXH theo tháng số tiền đã trừ tiền
lương hàng tháng của người lao động.
- Việc thanh toán các chế độ BHXH ngắn hạn (chế độ ốm đau, thai sản) cho
người lao động chậm từ 5 tháng đến 8 tháng.
- Việc cấp sổ BHXH cho người lao động chưa kịp thời, chậm từ 9 tháng
đến 1 năm do doanh nghiệp lập thủ tục hồ sơ đề nghị cấp sổ BHXH cho người lao
động muộn.
2.Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống.
2.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến một số các sai phạm của Công ty TNHH Khánh

Dương trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ BHXH đối với
người lao động như sau:
* Nguyên nhân khách quan
- Từ khi doanh nghiệp được thành lập nhưng không được các cơ quan chức
năng của tỉnh như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội,
Liên Đoàn lao động, BHXH tỉnh... đến kiểm tra, giám sát và hướng dẫn nghiệp
vụ về thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động.
- Giám đốc doanh nghiệp còn hạn chế trong việc nắm bắt các chế độ, chính
sách quy định về hoạt động của doanh nghiệp đối với người lao động theo quy
định của pháp Luật.
- Do tình hình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, không tạo được
công việc thường xuyên cho người lao động.

5


- Hầu hết người lao động chưa qua đào tạo nghề, trình độ văn hóa thấp,
không nắm bắt được các chế độ chính sách của Nhà nước quy định về chế độ
BHXH, BHTN mà chủ doanh nghiệp phải thực hiện đối với người lao động.
- Người lao động chỉ nghĩ đến thu nhập trước mắt, không muốn bỏ thêm
8% tiền lương hàng tháng để nộp BHXH, BHTN, hoặc có biết về các chế độ,
chính sách của Nhà nước nhưng vì nhu cầu việc làm mà không dám đấu tranh đòi
hỏi quyền lợi hợp pháp của mình...
* Nguyên nhân chủ quan
- Đơn vị không có tổ chức công đoàn để đấu tranh bảo vệ các quyền lợi hợp
pháp, chính đáng cho người lao động.
- Giám đốc không nắm được các quy định của pháp luật về BHXH, BHTN
nên chỉ nghĩ là đơn vị làm ăn có lãi và nộp thuế đầy đủ là hoàn thành nghĩa vụ.
- Giám đốc cho biết nếu đơn vị tham gia hết cho người lao động thì phải
trích thêm 18% chi phí theo tiền lương để trích nộp BHXH, BHTN thì doanh

nghiệp sẽ bị lỗ, vì vậy đơn vị không tham gia BHXH hết cho người lao động,
cũng như không tham gia đóng BHXH theo đúng mức tiền lương thực tế người
lao động hưởng.
- Người lao động không đòi hỏi gì ngoài tiền lương chủ doanh nghiệp đã
trả, cho dù đơn vị không thanh toán kịp thời các chế độ BHXH ngắn hạn cho
người lao động
- Do đơn vị thiếu vốn sản xuất nên tạm thời mượn khoản thu 8% BHXH,
BHTN của người lao động để mua nguyên vật liệu sản xuất, dẫn đến tình trạng nợ
tiền nộp đối với cơ quan BHXH.
- Người lao động chậm được cấp sổ BHXH là do đơn vị không có cán bộ
làm chuyên trách về công tác BHXH, đồng thời theo Giám đốc thì những người
lao động này vẫn còn trẻ chưa cần đến sổ BHXH và đã có danh sách tham gia
BHXH rồi.
2.2. Hậu quả của tình huống
* Đối với xã hội

6


- Có đến 133 người lao động trong doanh nghiệp không được hưởng các
quyền lợi về chế độ BHXH, BHTN, không tạo được sự công bằng giữa người lao
động với người lao động trong cùng một đơn vị sản xuất gây môi trường cạnh
tranh không lành mạnh giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong cùng
một lĩnh vực sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp nào thực hiện đúng chế độ chính
sách của Nhà nước cho người lao động thì chi phí sản phẩm phải tăng cao hơn
đơn vị không thực hiện đúng), đây là một nghịch lý mà các cơ quan quản lý Nhà
nước cần phải thực hiện sự công bằng và bình đẳng cho các doanh nghiệp trên
thương trường.
- Dễ xảy ra tình trạng mất an ninh, trật tự khi người lao động ở các đơn vị
sản xuất này đình công (hiện tượng này đã xảy ra ở một số Khu công nghiệp của

một số tỉnh, thành trong cả nước).
* Đối với Doanh nghiệp
- Do không thực hiện tốt các chế độ về chính sách tiền lương và BHXH nên
nhiều lao động không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, dẫn đến một số lao động
sau khi được doanh nghiệp đào tạo nghề xong thì người lao động bỏ việc tìm việc
làm ở những đơn vị mới có thu nhập cao hơn và thực hiện tốt hơn chế, chính sách
đối với người lao động.
- Bị truy phạt 75.000.000 đồng do không thực hiện đúng các chế độ chính
sách BHXH, BHTN đối với người lao động; sau khi bị phạt vẫn phải thực hiện
truy đóng BHXH, BHTN cho người lao động chưa được tham gia đóng, đồng thời
đơn vị sẽ mất uy tín đối với xã hội địa phương.
- Nếu tiếp tục tái phạm, sẽ bị tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không
thời hạn đối với giấy phép hoạt động của doanh nghiệp (Theo Nghị định số
95/2013/NĐ-CP).
* Đối với người lao động tại doanh nghiệp
- Không được hưởng các quyền lợi về chính sách BHXH, BHTN của Đảng
và Nhà nước.

7


- Không biết rằng ngoài tiền lương hàng tháng mà chủ sử dụng phải trả thì
còn phải trả thêm 21% cho người lao động nếu không được tham gia BHXH,
BHTN bắt buộc.
- Người lao động không được chủ sử dụng lao động tăng lương, chuyển xếp
lương theo quy định của Nhà nước để đóng BHXH, BHTN do đó sẽ ảnh hưởng
đến quyền lợi của người lao động khi giải quyết các chế độ BHXH như: ốm đau,
thai sản, hưu trí...
- Có thể bị chủ sử dụng sa thải khi không cần thiết, hoặc nếu cùng công
việc đó nhưng người khác xin vào làm chấp nhận mức lương thấp hơn thì có thể

chủ doanh nghiệp sẽ thay đổi người lao động...
3. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Kết quả kiểm tra cho thấy, Công ty TNHH Khánh Dương đã vi phạm Nghị
định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động (lập
hợp đồng ghi không đúng nội dung quy định, ký hợp đồng ngắn hạn nhiều lần với
một lao động, không tính trả BHXH, BHTN vào tiền lương cho người lao động,
nhằm mục đích trốn nộp BHXH, BHTN cho người lao động); vi phạm quy định
tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định và
hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động trong các
doanh nghiệp. Đồng thời theo các Điều 2, 7, 43, 45, 111 của Nghị định số
152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số Điều của
Luật BHXH về BHXH bắt buộc, thì doanh nghiệp đã vi phạm các điều cấm của
Luật BHXH như không đóng đủ số người thuộc diện phải tham gia BHXH bắt
buộc là 133 người, đóng không đúng mức quy định (đóng theo mức tiền lương tối
thiểu vùng không theo mức tiền lương thực tế được hưởng của người lao động),
đóng không đúng thời gian quy định (quy định là 1 tháng đóng 1 lần, nhưng đơn
vị đóng 6 tháng 1 lần, trong khi hàng tháng đã trừ 9,5% BHXH, BHYT, BHTN
qua tiền lương của người lao động), không kịp thời lập các thủ tục cấp sổ BHXH
và thanh toán các chế độ BHXH ngắn hạn cho người lao động.

8


4. Xây dựng và lựa chọn phương án xử lý tình huống
4.1 - Xây dựng các phương án xử lý tình huống
Sự việc xảy ra tại công ty TNHH Khánh Dương đã gây hậu quả đối với xã
hội và người lao động đang làm việc tại đơn vị. Vì vậy, để thực hiện nghiêm các
quy định của pháp luật về BHXH, BHTN trên địa bàn tỉnh nói chung và tại Công
ty TNHH Khánh Dương nói riêng, tôi xin đề xuất các phương án giải quyết như

sau:
* Phương án 1
Sau khi kết thúc thanh tra, yêu cầu đơn vị từ 30 đến 40 ngày khẩn trương
hoàn thiện các thủ tục xây dựng thang lương, bảng lương để báo cáo với Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội.
Ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo đúng quy định tại Nghị
định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về hợp đồng lao động.
Lập các thủ tục để truy nộp và tham gia cho 133 người lao động chưa được
tham gia BHXH, BHTN từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2013.
Nộp BHXH, BHTN cho cơ quan BHXH theo tháng, đồng thời lập các thủ
tục cấp sổ BHXH và thanh toán các chế độ BHXH ngắn hạn cho người lao động.
Thành lập tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao
động làm việc tại công ty.
Sau 30 ngày Đoàn thanh tra tổ chức phúc tra lại, nếu đơn vị không thực
hiện các kết luận sau thanh tra thì sẽ đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh tạm thời thu
hồi Giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo Nghị định số
95/2013/NĐ-CP, ngày 22/8/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động ở Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Ưu điểm:
Phương án có tính khả thi cao, vì đã là Thanh tra thì căn cứ vào các chế tài
của Nhà nước để xử lý các hành vi vi phạm của đơn vị.

9


Việc dùng các chế tài xử lý, xử phạt nghiêm để làm gương cho các doanh
nghiệp khác, đồng thời cũng là để đảm bảo các quyền lợi và chế độ BHXH,
BHTN cho 133 lao động của đơn vị là rất cần thiết.

- Nhược điểm:
Trong tình hình kinh tế suy giảm đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động, sản
xuất kinh doanh của đơn vị. Việc bắt buộc đơn vị truy đóng BHXH, BHTN đối
với 133 lao động từ tháng 01/2010 đến hết tháng 12/2013 là một số tiền rất lớn,
đối với đơn vị ở thời điểm hiện tại là vô cùng khó khăn, có thể dẫn đến đơn vị
phải cho một số lượng lớn người lao động nghỉ việc.
* Phương án 2
Giao cơ quan BHXH đến đơn vị tuyên truyền về chính sách BHXH,
BHYT, BHTN và Luật BHXH để vận động chủ doanh nghiệp và người lao động
tham gia (theo như hình thức bảo hiểm thương mại)
Tự để doanh nghiệp khi thấy cần thiết thì tham gia BHXH, BHYT, BHTN
cho người lao động (có tham gia có thụ hưởng, không tham gia không thụ hưởng).
Không cần ép doanh nghiệp bởi nếu doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT,
BHTN cho người lao động sẽ dẫn đến chi phí tăng và kết quả kinh doanh là lỗ (do
phải trích thêm 21% tiền lương để nộp) dẫn đến phá sản hoặc giải thể, người lao
động có thể sẽ mất việc làm và Nhà nước lại mất một khoản thu ngân sách (thuế)
trên địa bàn, vì vậy không cần ép đơn vị.
- Ưu điểm:
Doanh nghiệp không phải thu hẹp sản xuất, hay phải tuân thủ các quy định
của pháp luật về BHXH, BHTN đối với người lao động, vì vậy giá thành sản
phẩm của đơn vị hạ do đó sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường.
Người lao động không bị mất việc làm do đơn vị không phải thực hiện chế
độ BHXH, BHTN; doanh nghiệp tồn tại thì việc thu nộp ngân sách trên địa bàn
tiếp tục được tăng lên.
- Nhược điểm:
Người lao động không được đảm bảo về chế độ BHXH, BHTN khi ốm đau,
khi tai nạn lao động, mất việc làm hoặc khi hết tuổi lao động.

10



Gây lên sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong môi trường sản xuất
kinh doanh và giá thành sản phẩm.
Các quy định quản lý của pháp luật không được thực hiện nghiêm túc, gây
lên sự mất an toàn, trật tự trong xã hội.
4.2- Lựa chọn phương án tối ưu
Qua đánh giá phân tích 2 phương án trên, thấy cả 2 phương án đều có tính
khả thi. Tuy nhiên phương án 1 có tính khả thi cao hơn bởi chính sách về BHXH
là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo đời sống an sinh xã
hội cho người lao động, đồng thời tạo sự kinh doanh bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, ngoài việc tuyên truyền vận động đối
với chủ doanh nghiệp và người lao động về Luật BHXH thì cũng cần có các chế
tài để xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm chế độ BHXH đối với người lao động nói
chung và tại Công ty TNHH Khánh Dương nói riêng. Vì vậy, với việc xử lý tình
huống vi phạm pháp luật về BHXH tại Công ty TNHH Khánh Dương, tôi chọn
phương án 1 để giải quyết.
5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án
5.1. Căn cứ pháp lý để tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Căn cứ tình hình thực tế hoạt động của Doanh nghiệp và quy định của Pháp
luật hiện hành, Đoàn thanh tra căn cứ khoản 1 Điều 5 (vi phạm quy định về giao
kết hợp đồng lao động); khoản 1, 2, 3 Điều 13 (vi phạm quy định về tiền lương);
điểm b khoản 1 Điều 25 (vi phạm những quy định khác trong lĩnh vực lao động),
khoản 2 Điều 26 (vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp), điểm a, khoản 3, Điều 28 (vi phạm các quy định khác về BHXH) của
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ Quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao động ở
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, tổng số tiền phạt đối với Công ty TNHH
Khánh Dương đã vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động, về xây dựng thang


11


bảng lương và chế độ BHXH, BHTN bắt buộc đối với người lao động là
75.000.000đồng.
5.2. Tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Để thực hiện đúng các quy định của pháp luật về BHXH, đồng thời đảm
bảo quyền lợi của người lao động tại Công ty TNHH KHánh Dương, Trưởng
đoàn thanh tra yêu cầu trong vòng 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thanh tra:
- Doanh nghiệp phải xây dựng thang lương, bảng lương và báo cáo với cơ
quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội).
- Lập lại các hợp đồng lao động để ký với người lao động theo đúng quy
định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về hợp đồng lao
động.
- Tham gia BHXH, BHTN và tính truy nộp bổ sung cho 133 người lao
động từ tháng 01/2010 đến hết tháng 12/2013.
- Tham gia đóng BHXH, BHTN cho người lao động theo đúng thang
lương, bảng lương đã đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động.
- Thu nộp BHXH theo tháng, chấm dứt tình trạng chiếm dụng khoản tiền
nộp 9,5% BHXH, BHYT, BHTN của người lao động.
- Lập thủ tục cấp sổ BHXH và thanh toán các chế độ BHXH ngắn hạn cho
người lao động theo đúng quy định.
- Nộp phạt số tiền 75.000.000 đồng vào ngân sách Nhà nước theo đúng
quy định.
* Kết quả đạt được
- Hậu quả được khắc phục nhanh chóng.
- Kịp thời bảo vệ quyền lợi của người lao động.
- Thực hiện chính sách về BHXH trên địa bàn được tốt hơn, đảm bảo an
toàn xã hội và tạo sự công bằng về các quyền lợi về BHXH của người lao động và

bình đẳng về hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp và các thành
phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

12


6. Kết luận và kiến nghị
6.1. Kết luận
Để thực hiện tốt chỉ thị số 15-CT/TW ngày 26/5/1997 của Bộ chính trị về
tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH và Nghị quyết số 21-NQ/TW
ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020. Để thực hiện tốt các quy định của
pháp luật theo Bộ Luật Lao động và Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, ngày
23/10/2008 Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Chỉ thị số 16/2008/CT-UB về
việc thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động trong các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, và cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài công lập. Kết
quả sau 5 năm thực hiện chỉ thị số 16/2008/CT-UB đã khẳng định sự chuyển biến
mới trong nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, cơ sở ngoài công lập về thực hiện chính sách BHXH đối với
người lao động. Đối tượng tham gia BHXH không chỉ được mở rộng ở các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, cơ sở ngoài công lập mà còn mở rộng đến các doanh
nghiệp liên doanh, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể.
Tuy nhiên đến nay theo các ngành chức năng, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
có 950 đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã đang hoạt động, sử
dụng trên 30.000 lao động, trong tổng số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và
hợp tác xã đang hoạt động đến nay mới có 360 đơn vị tham gia BHXH cho trên
16.000 lao động theo quy định của Bộ Luật lao động; Luật BHXH, do đó quyền
lợi về BHXH của 16.000 người lao động tại các đơn vị không tham gia BHXH đã
không được đảm bảo và làm ảnh hưởng đến tính ưu việt của các chính sách
BHXH của Đảng và Nhà nước.

Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động tại các doanh nghiệp
và đơn vị có sử dụng lao động, các cơ quan nhà nước cần tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra và giám sát các hoạt động của doanh nghiệp trong việc thực
hiện các chính sách BHXH đối với người lao động, các đơn vị vi phạm cần phải
xử lý nghiêm theo đúng quy định của Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013
của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động,

13


BHXH và đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng.
6.2. Kiến nghị
Sau 6 năm thực hiện Chỉ thị số 16/CT-UB ngày 23/10/2008 của Chủ tịch
UBND tỉnh về việc thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động trong các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài
công lập cần tổ chức tổng kết đánh giá các kết quả đã đạt được, chưa đạt được để
tìm ra nguyên nhân và triển khai công tác BHXH trong tình hình mới (Nghị quyết
số 21-NQ-TW và Luật BHXH), đồng thời BHXH tỉnh phối hợp với sở Lao độngThương binh và Xã hội tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục ban hành văn bản chỉ
đạo việc đẩy mạnh triển khai thực hiện Luật BHXH cụ thể đến các cơ quan, đơn
vị và người lao động, đồng thời chỉ rõ chức năng của các cơ quan Nhà nước đối
với việc chỉ đạo thực hiện các chính sách BHXH trên địa bàn như:
* Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (cơ quan quản lý Nhà nước về
lao động, việc làm, chính sách thương binh, người có công và BHXH trên địa
bàn tỉnh).
- Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về BHXH, có kế hoạch hướng dẫn
các doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động, xây dựng thang lương, bảng lương
của doanh nghiệp, nắm chắc số lao động của các doanh nghiệp... để tham mưu
cho Uỷ ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn về lĩnh
vực BHXH.

- Chủ động tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ chính sách
BHXH ở các doanh nghiệp và đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh, xử lý
nghiêm đối với đơn vị vi phạm luật BHXH..
* Bảo hiểm xã hội tỉnh:
- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, hướng
dẫn thủ tục thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động, người sử dụng lao
động thuộc đối tượng tham gia BHXH.
- Thực hiện việc thu BHXH theo đúng quy định của pháp luật về BHXH.

14


- Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH, thực hiện chi trả các chế
độ BHXH.
- Cấp sổ BHXH cho từng người lao động khi tham gia BHXH.
- Quản lý, sử dụng quỹ BHXH theo đúng quy định của pháp luật.
- Giảm thủ tục hành chính, đổi mới phương thức chi trả, thanh toán các chế
độ BHXH cho người lao động, nâng cao chất lượng phục vụ.
- Kiểm tra việc đóng BHXH và giải quyết các chế độ BHXH, kiến nghị với
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét xử lý vi phạm pháp luật về BHXH.
* Các cơ quan như Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Lạng Sơn, Tạp
chí Xứ Lạng:
Cần tăng cường công tác tuyên truyền về Luật BHXH, mở các chuyên mục
giới thiệu về Luật BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng.
* Các Sở, Ban, Ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh:
- Tổ chức cho người lao động trong đơn vị nghiên cứu, quán triệt những nội
dung cơ bản về Luật BHXH và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành;
- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc và
các doanh nghiệp thực hiện nghiêm Luật BHXH;
- Người sử dụng lao động ở các cơ quan đơn vị, nhất là ở các doanh nghiệp,

phải thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động./.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Lao động năm 1994; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ
luật Lao động năm 2002; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động
năm 2006.
2. Luật Doanh nghiệp;
3. Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;
4. Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền
lương;
5. Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chinh phủ hướng dẫn
một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc.
6. Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người lao
động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
7. Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao
Động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của
Luật BHXH về BHXH bắt buộc.
8. Chỉ thị số 16/2008/CT-ƯB ngày 23/10/2008 của UBND tỉnh Lạng Sơn
về việc thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động trong các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh và cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài công
lập.

16




×